1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN nghiên cứu tái sinh tự nhiên của hệ thực vật bậc cao có mạch ở vùng đệm vườn quốc gia bến en tỉnh thanh hoá

110 132 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 15,03 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU Các nguồn tài nguyên mà trái đất cung cấp có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người, đặc biệt là nguồn tài nguyên rừng. Rừng đã đem lại cho con người những nguồn lợi vô giá: cung cấp gỗ, vật liệu xây dựng, dược liệu, năng lượng, động thực vật hoang dại. Rừng có tác dụng phòng hộ đảm bảo nguồn nước, hạn chế lũ lụt, giảm cường độ xói mòn, điều hoà khí hậu, giữ vững sự cân bằng sinh thái và sự phát triển của sự sống trên trái đất 24, 36. Tuy vậy diện tích rừng ngày càng giảm sút một cách nhanh chóng, chỉ tính trong giai đoạn 1990 1995 ở các nước đang phát triển đã có hơn 65 triệu ha rừng bị mất đi, đến năm 1995 diện tích rừng trên toàn thế giới chỉ còn 3,454 triệu ha (FAO 1997), tỷ lệ che phủ còn khoảng 35%. Hiện nay mỗi tuần trên thế giới có khoảng 500.000 ha rừng tự nhiên bị mất hoặc bị thoái hoá. Ở Việt Nam, trước đây rừng và đất rừng chiếm 34 diện tích lãnh thổ. Tài nguyên rừng với thành phần động, thực vật đa dạng, phong phú. Đến năm 1943, diện tích rừng nước ta còn 14,3 triệu ha, tỷ lệ che phủ là 43%, đến năm 1993 chỉ còn 26% 25, 45. Năm 1999 con số này đã tăng lên 33,2% 6 nhưng vẫn chưa đảm bảo mức an toàn sinh thái cho sự phát triển bền vững của đất nước. Mặc dù, hàng năm chúng ta vẫn bổ sung thêm một diện tích rừng trồng mới, song hơn nửa thế kỷ qua rừng nước ta đã giảm đi 5 triệu ha. Những nguyên nhân làm cho rừng nước ta bị giảm sút nhanh cả về số lượng cũng như chất lượng, đó là một phần do chiến tranh kéo dài, mặt khác do dân số nước ta gia tăng nhanh, nhu cầu sử dụng gỗ, củi tăng, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán canh tác còn lạc hậu, đồng bào dân tộc miền núi vẫn duy trì cuộc sống du canh, du cư đốt nương làm rẫy, vấn đề sử dụng đất đai chưa hợp lý, hình thức quản lý, bảo vệ rừng còn hạn chế chưa phù hợp với tình hình mới. Chính vì vậy mất rừng dẫn đến thiên tai (hạn hán, lũ lụt ...) xảy ra liên tiếp, nạn ô nhiễm môi trường gia tăng, nguồn gen quý hiếm dang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Trước tình hình đó Chính phủ đã có nhiều chương trình trồng rừng và đặc biệt ngày 2971998 Chính phủ có quyết định về “Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng” trong đó diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng là 1 triệu ha 5, điều đó chứng tỏ khả năng tái sinh tự phục hồi của rừng tự nhiên nhiệt đới nước ta là vô cùng to lớn. Vườn QG Bến En là một trong 104 khu vực bảo tồn thiên nhiên trong cả nước, được thành lập ngày 2711992 theo quyết định số 33CP của Thủ tướng Chính phủ thuộc địa phận hai huyện Như Thanh và Như Xuân tỉnh Thanh Hoá với tổng diện tích khoảng 29000 ha trong đó có 16.634 ha thuộc khu bảo vệ nghiêm ngặt, 12000 ha vùng đệm 11. Trong vùng đệm có dân tộc Kinh, Thái, Mường, Thổ sinh sống chủ yếu dựa vào các hoạt động canh tác nông lâm nghiệp. Các hoạt động canh tác này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo vệ và phát triển khu bảo tồn. Chính vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu tái sinh tự nhiên của hệ thực vật bậc cao có mạch ở vùng đệm Vườn Quốc gia Bến En tỉnh Thanh Hoá”. Mục tiêu của đề tài: Đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật bậc cao tại địa điểm nghiên cứu. Nhiệm vụ đặt ra: Điều tra thành phần loài, lập danh lục thực vật. Đánh giá tính đa dạng về phổ dạng sống của hệ thực vật. Đánh giá tính đa dạng về giá trị sử dụng cũng như mức độ quý hiếm của các loài thực vật. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA THẢM THỰC VẬT 1.1. Trên thế giới Diễn thế tái sinh các loài thực vật là một quy luật tự nhiên gắn liền với điều kiện ngoại cảnh sinh trưởng và phát triển của chúng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi thì chúng tái sinh rất nhanh, còn ngược lại nếu điều kiện tự nhiên không thuận lợi chúng sinh trưởng và phát triển chậm nhưng không phải là không có quá trình tái sinh. Hình thức tái sinh tự nhiên là hình thức đạt kết quả cao nhất, tái sinh nhân tạo không thể thay thế quá trình này, vì vậy nghiên cứu tái sinh tự nhiên sau nương rẫy là việc làm rất có ý nghĩa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì thế mà trên thế giới việc nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên đã trải qua hàng trăm năm với hàng loạt các công trình diễn thế ở miền ôn đới. Có một số công trình gần đây như: Stickney (1984) 39 đã nghiên cứu sau một vụ cháy rừng ở Bắc Ihado ( USA) 39 đã phát hiện rằng trên những khu trước đây có rừng thứ sinh phát triển tốt, chủ yếu là các loài cây tiên phong chiếm ưu thế, trong khi những khu trước đó rừng thứ sinh chưa khép tán ưu thế lại thuộc về các loài sống sót. Theo Buschel và Huss (1997) 39 nhấn mạnh rằng diễn thế không phải bao giờ cũng đi theo quy luật mà thường do những yếu tố ngẫu nhiên của điều kiện ban đầu quyết định, còn riêng đối với rừng nhiệt đới vấn đề này chỉ mới được đề cập đến từ những năm 30 của thế lỷ XX trở lại đây. Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của Richard P.W (1964) 42 đã tổng kết các kết quả nghiên cứu về cây tái sinh, trong các ô dạng bản cây tái sinh tự nhiên có dạng phân bố cụm, một số khác có phân bố Poisson. Cũng theo Richard P.W. thế hệ cây tái sinh có tổ thành giống hoặc khác biệt với lớp cây mẹ. Bava (1954) và Catinot (1956) 8 khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới Châu Á cho thấy dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ số lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế. Theo Vanstennit (1956) 28 tái sinh phổ biến, dễ thấy và dễ hiểu của rừng mưa nhiệt đới phổ biến là tái sinh vệt. Lamprecht H. (1989) 66 căn cứ vào nhu cầu sử dụng ánh sáng của các loài cây trong đời sống, ông đã phân chia cây rừng nhiệt đới thành các nhóm cây ưa sáng, nhóm nửa chịu bóng và nhóm cây chịu bóng.

Ngày đăng: 23/04/2018, 00:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w