Biện pháp quản lý phối hợp đào tạo giữa trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)Biện pháp quản lý phối hợp đào tạo giữa trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)Biện pháp quản lý phối hợp đào tạo giữa trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)Biện pháp quản lý phối hợp đào tạo giữa trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)Biện pháp quản lý phối hợp đào tạo giữa trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)Biện pháp quản lý phối hợp đào tạo giữa trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)Biện pháp quản lý phối hợp đào tạo giữa trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Phối hợp đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp là phương thức thực hiện đào tạo gắn với sử dụng, góp phần cung ứng nguồn nhân lực kỹ thuật phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới hiện nay, đào tạo nghề bộc lộ những hạn chế nhất định: Cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất trong bối cảnh hội nhập, tình trạng bất cập giữa đào tạo và sử dụng gây
thất nghiệp gia tăng, gây lãng phí cho xã hội Để khắc phục tình trạng đó, cần
có cơ chế và chính sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo
Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Thành phố Hà Nội là một cơ sở giáo dục nghề nghiệp cung ứng nguồn nhân lực lao động kỹ thuật cho các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và các vùng lân cận; Tuy nhiên cơ chế phối hợp với doanh nghiệp trong tổ chực đào tạo vẫn còn lỏng lẻo, mô hình phối hợp chưa đa dạng Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển mạnh của công nghệ, xu hướng tự động hoá, vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo, rôbot làm việc thay thế con người,… đòi hỏi nhà trường phải đổi mới quản lý đào tạo để có thể cung cấp nguồn nhân lực có năng lực làm việc trong bối cảnh mới đó Cải thiện mối quan hệ phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề cần được nghiên cứu thêm và gắn với từng địa bàn cụ thể
Với những lý do trên đây, tá`c giả mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp quản lý phối hợp đào tạo giữa trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội ” làm đề tài luận
văn tốt nghiệp
2 Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài để đề xuất biện pháp quản
lý phối hợp đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà nội đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực kỹ thuật cho các doanh nghiệp trong bối cảnh
đổi mới
3 Nhiệm vụ nghiên cứu (1)- Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý phối
hợp đào tạo nghề giữa trường Cao đẳng nghề và DN (2)- Đánh giá thực trạng
về quản lý phối hợp đào tạo nghề giữa Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội với doanh nghiệp (3)- Đề xuất các biện pháp quản lý phối hợp đào tạo nghề giữa Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội với các doanh nghiệp
Trang 24 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu: Phối hợp đào tạo công nhân kỹ thuật giữa
Trường Cao đẳng nghề với các doanh nghiệp
4.2 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý phối hợp đào tạo
giữa Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà nội với các doanh nghiệp trên
địa bàn thành phố Hà nội
5 Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu và đề xuất
các biện pháp quản lý phối hợp đào tạo công nhân kỹ thuật giữa Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội với một số DN trên địa bàn thành phố Hà Nội của chủ thể quản lý cấp trường Công tác điều tra, khảo sát được tiến hành ở Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao HN và một số doanh nghiệp
sản xuất ở Hà Nội và tập đoàn Vinh Quang Group
6 Giả thuyết khoa học Trong những năm vừa qua, công tác quản lý
phối hợp giữa Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao HN với các DN đã góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo nghề của nhà trường Tuy nhiên, trên thực
tế còn nảy sinh nhiều vấn đề bất cập trong cơ chế phối hợp, vận hành giữa nhà trường và DN Theo đó, nếu áp dụng một cách đồng bộ những biện pháp quản lý tác động đến các thành tố cấu trúc của quá trình phối hợp đào tạo nghề giữa Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao HN với các DN trên địa bàn
TP HN sẽ nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho công nhân kỹ thuật ở
Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao HN
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, hệ thống
hóa và khái quát hóa các văn bản, tài liệu khoa học về quản lý phối hợp đào tạo giữa CSDN với CSSX trong và ngoài nước để hình thành cơ sở lý luận
của đề tài và định hướng cho đề xuất biện pháp quản lý
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp phỏng vấn,
đàm thoại, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động, phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi để tìm hiểu thực trạng đào tạo nghề và thực trạng về phối hợp đào tạo nghề giữa Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao với DN, khảo nghiệm tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất
7.3 Phương pháp thống kê toán học: Xử lý, phân tích định lượng các kết quả nghiên cứu, để đưa ra các nhận định khoa học
8 Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị,
danh mục TLTK và các phụ lục, nội dung chính luận văn gồm 3 chương
Trang 3Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ PHỐI HỢP ĐÀO TẠO GIỮA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về phối hợp đào tạo nghề giữa nhà trường và doanh nghiệp,
đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu, như: tác giả Phạm Khắc Vũ; Trần Khắc Hoàn, Hoàng Ngọc Trí, nhóm nghiên cứu ĐT cấp cơ sở trường Trung cấp kỹ thuật xây dựng Hà Nội; … Các nghiên cứu này đều đề cập đến mối quan hệ giữa trường nghề và đơn vị sản xuất, tuy nhiên, chưa đề cập tới các
cơ sở khoa học của quản lý phối hợp đào tạo nghề mà tập trung giải quyết mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp Ngoài ra, một số bài báo khoa học đăng trên các tạp chí của các nhà nghiên cứu giáo dục điển hình như GS TSKH Nguyễn Minh Đường, PGS Nguyễn Viết Sự, PGS TS Nguyễn Tiến Đạt, PGS TS Trần Khánh Đức, PGS TS Phan Văn Kha và các nhà quản lý giáo dục khác đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau của vấn đề quản lý liên kết đào tạo nghề giữa cơ sở đào tạo nghề và cơ sở sản xuất… Đây là các nghiên cứu mà tác giả có thể kế thừa để nghiên cứu sâu hơn về quản lý phối hợp đào tạo giữa trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà nội với các doanh nghiệp
1.2 Một số khái niệm Trong phần này tác giả tập trung làm rõ một số
khái niệm công cụ như: quản lý, đào tạo nghề, trường cao đẳng nghề, doanh nghiệp, phối hợp đào tạo và quản lý phối hợp đào tạo nghề giữa nhà trường
và doanh nghiệp; Trong đó, Quản lý phối hợp đào tạo nghề giữa nhà trường
với doanh nghiệp được hiểu là quá trình tác động có chủ đích, có kế hoạch
của chủ thể quản lý thông qua thực hiện các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra để triển khai các hoạt động đào tạo trong sự phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục, cung cấp
nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp
1.3 Trường cao đẳng nghề với nhiệm vụ đào tạo công nhân kỹ thuật
và việc làm trong cơ chế thị trường
Tác giả đã phân tích để thấy rõ các vấn đề:
1.3.1 Xác định nhu cầu về nhân lực - xuất phát điểm của đào tạo CNKT trong cơ chế thị trường
1.3.2 Các phương pháp xác định nhu cầu đào tạo
1.3.2.1 Phương pháp điều tra, phỏng vấn các cơ sở sản xuất đối tác
Trang 41.3.2.2 Phương pháp điều tra theo dấu vết học sinh, sinh viên tốt nghiệp
ở các DN, cơ sở sản xuất
1.3.3 Đào tạo CNKT phải tuân thủ các quy luật của thị trường
như: Quy luật cung - cầu, Quy luật giá trị, Quy luật cạnh tranh
1.4 Phối hợp đào tạo giữa trường cao đẳng nghề và doanh nghiệp
1.4.1 Mối liên kết giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp là
phương thức thực hiện nguyên lý GD "Học đi đôi với hành'', gắn đào tạo với
sử dụng, thể hiện rõ mối quan hệ cung - cầu và quan hệ nhân - quả
1.4.2 Một số mô hình về sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất: Mô hình đào tạo song hành (dual system); Mô hình đào tạo luân
phiên; Mô hình đào tạo tuần tự;
1.5 Các loại hình tổ chức phối hợp đào tạo giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp/ cơ sở sản xuất
1.5.1 Tổ chức cơ sở đào tạo nằm trong cơ sở sản xuất
1.5.2 Tổ chức đơn vị sản xuất nằm trong cơ sở đào tạo
1.5.3 Cơ sở đào tạo nghề và các cơ sở sản xuất là những đơn vị độc lập
1.6 Nội dung quản lý phối hợp đào tạo nghề giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp Sử dụng tiếp cận quản lý các nội dung phối hợp,
quản lý phối hợp đào tạo nghề giữa trường cao đẳng nghề với DN gồm:
1.6.1 Quản lý phối hợp trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo
Quản lý việc phối hợp giữa cơ sở đào tạo và các DN thông qua việc cơ
sở giáo dục nghề nghiệp chủ động huy động sự hỗ trợ nguồn lực từ DN để đảm bảo GV, CSVC, kiểm tra đánh giá chất lượng trong thực hiện hoạt động đào tạo
1.6.2 Quản lý phát triển chương trình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp Đảm bảo có sự tham gia của đại diện các DN trong xây dựng
mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo theo hướng gắn với các
ngành nghề mà DN cần lao động
1.6.3 Tổ chức hoạt động phối hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp trong khảo sát, xác định sát thực cụ thể nhu cầu về nhân lực của các doanh nghiệp trên địa bàn Chỉ đạo bộ phận phụ trách đào tạo xây dựng công
cụ để khảo sát nhu cầu nhân lực của các DN; thực hiện các điều tra khảo sát, phỏng vấn CBQL các doanh nghiệp, tìm hiểu chiến lược phát triển của các
DN liên quan đến ngành nghề nhà trường đào tạo để xác định nhu cầu đào tạo Có thể cử cán bộ đến DN tìm hiểu hoặc tổ chức các hội nghị việc làm, hội thảo có sự tham gia của DN
Trang 51.6.4 Mở rộng liên kết đào tạo và đa dạng hóa loại hình đào tạo
CBQL các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần căn cứ các văn bản qui định về điều kiện liên kết đào tạo để triển khai các thủ tục, ký kết các hợp đồng liên kết đào tạo nghề nghiệp với các DN theo đúng qui định
1.6.5 Chỉ đạo thực hiện phối hợp với các doanh nghiệp trong việc đổi mới đánh giá kết quả học tập Đánh giá thực hành, thực tập cần có sự ham
gia của cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề ở DN; Trong Hội đồng chấm
thi tốt nghiệp cần có một số thành viên là đại diện của các DN
1.6.6 Quản lý phối hợp với doanh nghiệp trong công tác tư vấn giới thiệu việc làm cho học sinh sau đào tạo Chỉ đạo bộ các khoa, trung tâm hỗ
trợ sinh viên liên hệ mời các DN tham gia vào công tác hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho học sinh thông qua các hình thức đa dạng
1.6.7 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường với các DN trong phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề: Mời giáo viên là các công nhân, thợ
lành nghề của các DN tham gia giảng dạy, hướng dẫn kèm cặp cho giáo viên tại cơ sở về thực hành nghề hoặc gửi giáo viên đến DN để học tập về công nghệ mới, qui trình sản xuất mới tương ứng với ngành nghề nhà trường đào tạo để giúp giáo viên cập nhật tri thức, kỹ năng mới đáp ứng yêu cầu giảng
mô hình phối hợp được lựa chọn đạt hiệu quả cao
Trang 6Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHỐI HỢP ĐÀO TẠO GIỮA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ CAO HÀ NỘI
VỚI DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1.Tổ chức hoạt động khảo sát
- Nghiên cứu hồ sơ quản lý của nhà trường trong các năm học từ
2010-2011 đến 2015-2016; - Thiết kế phiếu hỏi (theo các mẫu 1, 2, 3- phần phụ lục) để hỏi các CBQL Khoa, phòng, lãnh đạo trường, lãnh đạo doanh nghiệp, cựu học sinh về mức độ phối hợp, hình thức phối hợp, chất lượng đào tạo của nhà trường…; Xử lý kết quả khảo sát theo tỷ lệ % và điểm trung bình, trình bày trong các bảng; Các kết quả từ nghiên cứu hồ sơ quản lý được tổng hợp ở các bảng có nêu nguồn dẫn; Một số thực trạng chính việc phối hợp và quản lý phối hợp đào tạo giữa trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội với các doanh nghiệp được phản ánh trong các nội dung sau đây
2.2.Khái quát về trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội và hoạt động đào tạo
2.2.1.Quá trình thành lập và cơ cấu tổ chức
2.2.2.Cơ cấu ngành nghề đào tạo NT đào tạo 3 cấp trình độ: CĐN,
TCN, Sơ cấp nghề với 16 nghề
2.2.3.Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề Tính đến tháng 12
năm 2016, Nhà trường có số lượng giáo viên như sau:
Bảng 2.2 Số lượng và trình độ đào tạo giáo viên cơ hữu
Giáo viên cơ hữu Trình độ đào tạo Nam Nữ Tổng số
Cao đẳng Trung cấp Công nhân bậc 5/7 trở lên
Trình độ khác
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
Trang 7Với đội ngũ này cơ bản đáp ứng việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo Tuy nhiên trong giảng dạy hay hướng dẫn thực hành vẫn cần huy động giáo viên
là cán bộ kỹ thuật hay công nhân lành nghề thuộc các doanh nghiệp
2.2.4.Một số kết quả tuyển sinh và đào tạo
Bảng 2.3 : Quy mô học sinh nhập học từ năm học 2015 – 2016
Năm học Số
đăng ký
Số trúng tuyển
Số nhập học
(Nguồn: Phòng Đào tạo)
Ngay từ những khóa học đầu tiên, SV khóa 1 của nhà Trường đã được các doanh nghiệp tại Khu Công nghiệp Việt Nam – Nhật Bản, Hàn Quốc nhận vào làm việc thực tập tai công ty Các GS, PGS, TS đầu ngành của các Trường như ĐH Bách Khoa Hà Nội, Học viện Kỹ thuật quân sự, Đại Học Công nghiệp Hà Nội,Viện nghiên cứu cơ khí, Viện nghiên cứu tự động hóa, Viện Công nghệ thông tin – Viện KH&CN Việt Nam, Học viện Bưu chính viễn thông… đã được nhà Trường mời tham quan và có các buổi hội thảo với các giáo viên của Trường và có các cam kết về việc hợp tác lâu dài trên các lĩnh vực như cung cấp các chuyên gia, giáo viên, đào tạo nâng cao trình độ giáo viên, liên kết để thực hiện các Đề tài, Dự án nghiên cứu KH&CN
2.2.5 Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo nghề Trường đã xây dựng hệ
thống gồm 60 phòng học lý thuyết và giảng đường, 80 phòng thực hành công nghệ với máy móc hiện đại đạt trình độ công nghệ tiên tiến trên thế giới về các ngành nghề Cơ khí, CNTT, Điện, Điện tử, Kế toán, Quản trị doanh nghiệp Hệ thống mạng toàn Trường với 750 máy tính được kết nối internet.Trung tâm thông tin thư viện rộng 3000 m2 Ký túc xá hiện đại khép kín đủ chỗ cho hơn 1000 HS – SV, có khu thể thao, vui chơi Hệ thống nhà
ăn ó khả năng phục vụ khoảng 2.000 người Nhà trường đã trang bị được khoảng 25.000 đầu sách phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập cho cán bộ, giáo viên, HS, SV
Trang 82.2.6 Đánh giá chung hoạt động đào tạo nghề của Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội
2.2.6.1.Những mặt tích cực Đội ngũ GV, CBQL trẻ, năng động, có năng
lực, sự tâm huyết với công tác đào tạo nghề; Nhà trường đã đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại với hệ thống máy móc, trang thiết bị, công nghệ mới, tạo điều kiện để SV được học tập trong môi trường khá lý tưởng
Số lượng HS nhập học không ngừng tăng lên kể từ khi thành lập, môi trường
học tập tích cực, năng động,c hất lượng đào tạo được nâng lên Ngoài ra, việc
NT chủ động xây dựng các mối quan hệ với các DN, Viện, Trường ĐH trong
và ngoài nước đã tạo nên nhiều cơ hội việc làm và học tập cho SV
2.2.6.2.Một số tồn tại, hạn chế
Một bộ phận SV còn bỡ ngỡ, thiếu tự tin khi bước vào cuộc sống Hiện tượng SV ra trường thất nghiệp vẫn chiếm số lượng lớn do nhu cầu lao động giảm sút vì kinh tế khủng hoảng Tuy công tác tuyển sinh học nghề hàng năm đều đạt chỉ tiêu về số lượng tuyển sinh nhưng chưa đạt cơ cấu ngành nghề đào tạo theo kế hoạch Giữa nhà trường và các DN chưa có mỗi liên hệ
trong đào tạo và sự dụng hoặc chỉ diễn ra với mức độ thấp
Ngoài ra, hoạt động trang bị máy móc thiết bị dù đã được chú trọng nhưng chưa bắt kịp được so với thực tiễn sản xuất từ các DN, việc biên soạn tài liệu giáo trình chưa mang tính cập nhật dẫn tới quá trình đào tạo thường đi sau so với công nghệ
2.3 Thực trạng quản lý phối hợp đào tạo giữa Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao HN với doanh nghiệp trên địa bàn
2.3.1 Thực trạng nhận thức của CBQL về tầm quan trọng và ý nghĩa của phối hợp đào tạo giữa Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao HN với doanh nghiệp Qua khảo sát bằng phiếu, kết quả thu được thể hiện ở Bảng
2.5 Đa số ý kiến cho rằng sự phối hợp đào tạo giữa Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao HN với doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực tới các yếu tố
trong bảng với tỷ lệ khá cao
2.3.2 Thực trạng quản lý phối hợp trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo lao động Hàng năm, để giám sát chất lượng đào tạo, CBQL của trường đã
chỉ đạo phòng đào tạo, các khoa phối hợp với các doanh nghiệp đánh giá chất lượng đào tạo thông qua việc khảo sát lấy ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp có sử dụng học sinh của trường đào tạo Các phiếu điều tra theo mẫu phiếu 1, 2, 3 (phụ lục 01) Năm 2017, trường đã tiến hành khảo sát ở 04 doanh nghiệp, xí nghiệp điển hình trên địa bàn có sử dụng lao động đã tốt nghiệp ở Trường Cao đẳng nghề công nghệ Cao Hà Nội để tiến hành điều tra
Trang 9thu thập số liệu là: Công ty Cổ phần Xây dựng số 2, Công ty VINACONEX, Tổng Công ty Hoà Bình Minh, Kết quả điều tra được phản ánh ở bảng 2.6, bảng 2.7 và bảng 2.8 Kết quả điều tra cho thấy: Đánh giá chủ quan của CBQL các cấp Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao HN và đánh giá khách quan của người sử dụng lao động là tương đối thống nhất Các tiêu chí đều đạt từ mức trung bình trở lên (từ 3.03 đến 4.06) Tuy nhiên, cũng còn một số
ý kiến cho rằng chất lượng đào tạo còn ở mức thấp (3 - 7% ý kiến của người
sử dụng và 4 - 9% ý kiến cán bộ quản lý các cơ sở đào tạo cho rằng chất lượng đạt ở mức rất thấp (1 điểm), có gần 21% ý kiến người sử dụng lao động cho rằng chất lượng đào tạo ở mức thấp (2 điểm) Còn đánh giá của chính người được đào tạo thì cao hơn (từ 3.42 đến 4.25 điểm) Nhưng cũng còn khoảng 3% ý kiến chất lượng đào tạo là thấp (1 điểm) và 3 - 7% ý kiến cho rằng chất lượng đào tạo còn thấp (2 điểm) Nhà trường sử dụng kết quả đánh giá này để chỉ đạo điều chỉnh việc dạy học
2.3.3 Quản lý phối hợp với doanh nghiệp trong phát triển chương trình đào tạo
Trường đã hoàn thành công tác xây dựng được chương trình đào tạo và tuyển sinh trong năm 2010 là 09 nghề, năm 2011 là 16 nghề Hiện nay, đang
tổ chức biên soạn trên 50 giáo trình phục vụ cho giảng dạy Nội dung chương trình đào tạo nghề của trường được đánh giá là khá phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động (đánh giá của CBQL, GV, HS nhà trường điểm trung bình là 3.48 và 3.64) Còn các DN sử dụng lao động thì đánh giá kiến thức và
kỹ năng thực hành/tay nghề của công nhân thấp hơn cán bộ quản lý các cấp, giáo viên của nhà trường, còn các tiêu chí khác thì lại được đánh giá cao hơn Tuy nhiên nhà trường chưa mời DN, CSSX tham gia cùng nhà trường vào quá trình xây dựng chương trình đào tạo, đánh giá học sinh trong các kỳ thi tốt nghiệp, trong vấn đề hướng nghiệp, tư vấn và giới thiệu việc làm cho học sinh của nhà trường;
2.3.4 Thực trạng tổ chức phối hợp đào tạo giữa Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao HN với doanh nghiệp trên địa bàn HN
CBQL nhà trường đã chỉ đạo đa dạng hoá hình thức phối hợp trong đào tạo, theo cơ chế là hai đơn vị độc lập, không lệ thuộc nhau.Trong đó, hình thức hợp tác: giữa Trường Cao đẳng nghề HN với doanh nghiệp trong đào tạo chủ yếu tiến hành theo hình thức tuần tự (85.65%) Điều này cho thấy sự phối hợp giữa nhà trường với các doanh nghiệp còn ở mức thấp Về mức độ phối hợp đào tạo giữa Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao HN với doanh nghiệp trên địa bàn HN thể hiện ở bảng 2.14 và 2.15
Trang 10Kết quả điều tra cho thấy: Mối quan hệ giữa Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao HN với doanh nghiệp còn rất lỏng lẻo, sự phối hợp giữa nhà trường với DN vẫn mang tính hình thức và ở mức độ thấp
2.3.5 Về quản lý quy mô phối hợp đào tạo nghề
Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao HN và các DN trên địa bàn đã có
sự phối hợp đào tạo nghề Nhà trường đã tìm nguồn đào tạo theo địa chỉ cho các DN trên địa bàn TP HN Trong quá trình đào tạo nhà trường phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn để gửi học sinh đi thực tập, đánh giá nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, nhất là mở các lớp đào tạo nghề trực tiếp cho các doanh nghiệp theo khả năng của mình và nhu cầu của khách hàng Nhà trường đã đào tạo 04 lớp nghề Xây dựng dân dụng và Công nghiệp cho Công ty CP Xây dựng số 2, 01 lớp Cắt gọt kim loại cho Công ty TNHH cơ khí Hồng Hà, hàng chục lớp vận hành lưới điện nông thôn cho Liên ngành Liên minh HTX và Công ty Điện lực HN Ngoài ra, hàng năm nhà trường còn tổ chức bồi dưỡng thường xuyên (nâng bậc) cho lao động ở các doanh nghiệp trên địa bàn khoảng trên 1500 học viên (năm
về gia công tại trường Nhà trường có Trung tâm Thực hành sản xuất và Hợp tác đào tạo để phối hợp đào tạo, giới thiệu việc làm, liên hệ với các DN để tuyển sinh đào tạo và tìm việc làm cho các em Tỷ lệ học sinh nhà trường tốt nghiệp tìm được việc làm đạt khoảng 80 - 90%
2.3.6 Về những tồn tại, hạn chế trong quản lý phối hợp đào tạo giữa Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội với doanh nghiệp
Cụ thể những hạn chế trong quản lý phối hợp là:
- Nhà trường và các CSSX hàng năm chưa "ngồi lại" với nhau để trao đổi thông tin về nhu cầu đào tạo các ngành nghề và trình độ CNKT
- Mức độ phối hợp còn giới hạn trong phạm vi các DN tạo điều kiện cho học sinh đến thực tập, tham quan thực tế
- Chưa mời các DN tham gia cùng nhà trường xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, cử chuyên gia giảng dạy, đánh giá học sinh trong
Trang 11các kỳ thi tốt nghiệp, trong vấn đề hướng nghiệp, tư vấn và giới thiệu việc làm cho học sinh nhà trường
- Sự phối hợp đào tạo nghề giữa nhà trường và DN chưa có hệ thống, chưa có quy định cụ thể mang tính pháp lý quy định trách nhiệm ràng buộc giữa hai bên trong tổ chức các nội dung phối hợp đào tạo
2.3.7 Nguyên nhân những tồn tại trong quản lý phối hợp đào tạo giữa Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội với doanh nghiệp
+ Nguyên nhân từ phía nhà trường: Sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu đôi
khi vẫn còn mang tính hình thức, chưa thật sự quan tâm, sâu sát và kiểm
tra thường xuyên Các Phòng, Khoa, Tổ bộ môn làm công tác tham mưu cho
Ban Giám hiệu về đào tạo nghề đôi lúc còn chưa kịp thời, còn mang tính chất thời vụ, chưa có những kế hoạch mang tính dài hơi và có tầm nhìn chiến lược
10 năm, 20 năm… Thiếu đội ngũ giáo viên có bề dày kinh nghiệm, đặc
biệt là giáo viên có tay nghề thực hành cao.-
+ Nguyên nhân do cơ chế quản lý - Hệ thống cơ chế, chính sách quản lý
chưa đồng bộ, chưa thiết lập được sự phối hợp giữa đào tạo và sử dụng, giữa
cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp.- Phân công phân cấp quản lý chỉ đạo còn chồng chéo giữa các cơ quan tổ chức, sở, ban, ngành Trình độ, năng lực quản lý đào tạo nghề chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn.- Thiếu thông tin dự báo nhu cầu nhân lực của thị trường lao động…
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trong nhà trường, nhận thức của Hiệu trưởng và CBQL đào tạo nghề
về tầm quan trọng và ảnh hưởng của phối hợp đào tạo nghề giữa nhà trường với doanh nghiệp đến chất lượng đào tạo là khá tốt Tuy nhiên, các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo còn bất cập, hình thức tổ chức đào tạo chủ yếu khép kín trong nhà trường Mối quan hệ phối hợp đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp còn lỏng lẻo, chưa có hệ thống chính sách, pháp luật, các quy định cụ thể để ràng buộc các cơ sở đào tạo và DN trong
tổ chức phối hợp đào tạo
Trang 12Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHỐI HỢP ĐÀO TẠO GIỮA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ CAO HÀ NỘI
VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.1 Quán triệt chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp
3.2.1.1 Mục tiêu của biện pháp: Phấn đấu để nhà trường đạt Chuẩn
kiểm định chất lượng trường cao đẳng nghề theo quy định của Bộ LĐ -
TB&XH; Nâng cao và phát huy các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo 3.2.1.2 Nội dung của biện pháp
- Thường xuyên cập nhật, đổi mới chương trình đào tạo; Hoàn thiện và công bố chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạo của nhà trường
- Tổ chức quản lý chặt chẽ quá trình đào tạo, siết chặt quy chế thi, kiểm tra và đánh giá
- Rà soát cơ cấu ngành nghề đào tạo, thực hiện điều tra nhu cầu xã hội về ngành nghề đào tạo, quy mô đào tạo theo địa phương, vùng, lĩnh vực, làm căn cứ đề xuất mở ngành và giao chỉ tiêu đào tạo
- Tích cực xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường ký kết với các DN trong việc mời giáo viên thỉnh giảng với những môn học, nội dung giảng dạy chưa có đủ giáo viên hay giáo viên tại trường chưa đáp ứng yêu cầu giảng dạy thực hành Tăng cường phối hợp với doanh nghiệp trong bồi dưỡng đội ngũ giảng viên về kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp; Nhà trường phối hợp với các trường sư phạm trong tăng cường năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên đến từ doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng giảng dạy
- Nâng cao hiệu quả công tác tham mưu và quản lý nguồn lực tài chính, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu - học liệu cho đào tạo