1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại trường Cao đẳng Y tế Hà Đông Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Luận văn thạc sĩ)

132 338 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 1,76 MB

Nội dung

Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại trường Cao đẳng Y tế Hà Đông Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại trường Cao đẳng Y tế Hà Đông Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại trường Cao đẳng Y tế Hà Đông Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại trường Cao đẳng Y tế Hà Đông Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại trường Cao đẳng Y tế Hà Đông Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại trường Cao đẳng Y tế Hà Đông Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại trường Cao đẳng Y tế Hà Đông Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Luận văn thạc sĩ)

Trang 1

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Hà Nội - 2017

Trang 2

-– &

& -ĐỖ THỊ TUYẾT

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Quốc Bảo

Hà Nội - 2017

Trang 3

Luận văn thạc sĩ về đề tài “Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại trường Cao đẳng Y tế Hà Đông - Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” đã được thực hiện tại trường Học viện Quản Lý Giáo dục.

Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy

cô giáo trường Học viện Quản Lý Giáo dục đã trang bị vốn kiến thức lý luận vềkhoa học quản lý, giúp cho em nghiên cứu và hoàn thiện đề tài

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đặng Quốc Bảo

người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ cũng như tạo cho

em sự tự tin để hoàn thành luận văn này

Tác giả luận văn cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các đồng chícán bộ quản lý, cán bộ, giảng viên, nhân viên đang công tác trường Cao đẳng Y

tế Hà Đông – Hà Nội đã tạo điều kiện giúp tác giả nghiên cứu, khảo sát và cungcấp thông tin, tư liệu cho luận văn Xin được bày tỏ lòng biết ơn tới nhữngngười thân trong gia đình đã luôn động viên, chia sẻ để tôi có thể hoàn thànhluận văn

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu song luận văn cũngkhông tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý quý báu

của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2017

TÁC GIẢ

Đỗ Thị Tuyết

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại trường Cao đẳng Y tế Hà Đông - Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” là công trình tổng hợp và nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện nghiêm túc dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đặng Quốc Bảo.

Các tư liệu, số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và cónguồn gốc rõ ràng Nếu có điều gì sai sót tôi xin chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2017

TÁC GIẢ

Đỗ Thị Tuyết

Trang 5

CBQL Cán bộ quản lý

CB, GV, NV Cán bộ, giảng viên và nhân viên

GADHTCĐT Giáo án dạy học tích cực điện tử

Trang 6

Lời cảm ơn: i

Lời cam đoan: ii

Cụm từ viết tắt dùng trong luận văn iii

Mục lục: iv

Danh mục bảng: xiii

Danh mục sơ đồ, biểu đồ: ix

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

5 Giả thuyết khoa học 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4

9 Cấu trúc luận văn: 4

CHƯƠNG 1 5

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ 5

1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.1 Tổng quan về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường Cao đẳng, đại học y tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 7

1.2 Một số khái niệm cơ bản 10

1.2.1 Quản lý 10

1.2.2 Chức năng quản lý 11

1.2.3 Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường 13

1.2.4 Quản lý hoạt động dạy học 15

Trang 7

1.2.6 Đổi mới phương pháp dạy học 20

1.2.7 Công nghệ, công nghệ thông tin 20

1.2.8 Biện pháp quản lý 22

1.3 Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 22

1.3.1 Môi trường học tập đa phương tiện 22

1.3.2 Phần mềm dạy học 26

1.3.3 Giáo án dạy học tích cực có ứng dụng công nghệ thông tin và giáo án dạy học tích cực điện tử 28

1.4 Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các Trường Cao đẳng Y tế ở Việt Nam 31

1.4.1 Quản lý việc xây dựng và sử dụng phòng học 31

1.4.2 Quản lý việc sử dụng các phần mềm dạy học 33

1.4.3 Quản lý việc thiết kế có ứng dụng công nghệ thông tin 34

Tiểu kết chương 1 38

CHƯƠNG 2 39

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI 39

2.1 Khái quát về Trường cao đẳng Y tế Hà Đông - Hà Nội 39

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 39

2.1.2 Nhiệm vụ của nhà trường 43

2.1.3 Đội ngũ cán bộ và giảng viên trong nhà trường 45

2.1.4 Về tình hình cơ sở vật chất của trường 52

2.1.5 Thực trạng dạy học ở nhà trường 54

2.2 Thực trạng hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các khoa, bộ môn trong trường Cao đẳng y Tế Hà Đông – Hà Nội 57

Trang 8

Đảng, Nhà nước và những điều kiện để phát triển hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường Cao đẳng Y tế Hà Đông - Hà Nội 57

2.2.3 Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 60

2.3 Thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 64

2.3.1 Quản lý việc xây dựng và sử dụng phòng học đa phương tiện 64

2.3.2 Quản lý việc sử dụng phần mềm dạy học 65

2.3.3 Quản lý việc thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng công nghệ thông tin 66

2.4 Phân tích thực trạng ứng dụng và quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại trường Cao đẳng y tế Hà Đông – Hà Nội 69

2.4.1 Mặt mạnh 69

2.4.2 Mặt yếu 69

2.4.3 Phân tích nguyên nhân tồn tại 70

Tiểu kết chương 2 72

CHƯƠNG 3 73

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 73

3.1 Định hướng phát triển trường cao đẳng y Tế Hà Đông – Hà Nội theo đổi mới giáo dục hiện nay 73

3.1.1 Các văn kiện của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục và đào tạo về ứng dụng công nghệ thông tin 73

3.1.2 Định hướng phát triển trường cao đẳng y Tế Hà Đông – Hà Nội theo đổi mới giáo dục 74

3.2 Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp 75

3.2.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ 75

3.2.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 76

Trang 9

3.3 Các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy

học tại trường Cao đẳng Y tế Hà Đông - Hà Nội trong giai đoạn hiện nay 77

3.3.1 Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho giảng viên về tầm quan trọng của việc hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học .77

3.3.2 Biện pháp 2: Tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học hiện đại, xây dựng phòng học đa phương tiện để ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học 81

3.3.3 Biện pháp 3: Chỉ đạo bồi dưỡng cho giảng viên của các khoa, phòng, bộ môn về kiến thức, kỹ năng tin học cơ bản và nâng cao kỹ năng sử dụng một số phần mềm dạy học 86

3.3.4 Biện pháp 4: Thiết kế giáo án dạy học tích cực có ứng dụng công nghệ thông tin 88

3.3.5 Biện pháp 5: Xây dựng quy trình sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng công nghệ thông tin 93

3.3.6 Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giảng viên 95

3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp 98

3.5 Khảo nghiệm tính cầp thiết và tính khả thi của các biện pháp 100

Tiểu kết chương 3 106

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 107

1 Kết luận 107

2 Khuyến nghị 109

2.1 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo 109

2.2 Đối với UBND Thành Phố Hà Nội 109

2.3 Đối với sở giáo dục và đào tạo Hà Nội 110

2.4 Đối với Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông Hà Nội 110

TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

Trang 10

Phụ lục 2: PHIẾU KHẢO NGHIỆM 119

Trang 11

Bảng 2.1 Thống kê số lượng cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên theo khoa,

phòng, tổ bộ môn, trung tâm từ 2010 – 2016 46

Bảng 2.2 Thống kê giảng viên (Năm học 2016) 48

Bảng 2.3 Thống kê trình độ sư phạm của giảng viên đến năm học 2016 49

Bảng 2.4 Thống kê trình độ tin học của giảng viên từ 2010 – 2016 51

Bảng 2.5 Thống kê thiết bị giáo dục của trường (Tại thời điểm 12/ 2016) 53

Bảng 2.6 Thống kê mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của cán bộ quản lý, cán bộ giảng viên trong nhà trường 57

Bảng 3.1 Đánh giá mức độ cầp thiết của các biện pháp quản lý đề xuất 101

Bảng 3.2 Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất 102

Bảng 3.3.Tương quan giữa mức độ cầp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp 104

Trang 12

Sơ đồ 1 Dạy học bằng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT 29

Sơ đồ 2 Dạy học bằng Giáo án dạy học tích cực điện tử 31

TỔ CHỨC BỘ MÁY TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ ĐÔNG 42

Mô hình 3.1 Mô hình ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học 89

Sơ đồ 3.2: Các bước thiết kế giáo án dạy học tích cực 90

Biểu đồ 3.1: Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 105

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, đào tạo được Đảng và Nhànước rất coi trọng, coi yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học có sự hỗ trợ của cácphương tiện kỹ thuật hiện đại là điều hết sức cần thiết Hội nghị lần thứ 2 Ban

chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Giáo dục – Đào tạo là quốc sách hàng đầu”, Đặc biệt trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X tiếp tục nêu rõ: “Về giáo dục và đào tạo, chúng ta phấn đấu để lĩnh vực này cùng với khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, thông qua việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam” Chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2020 của Chính phủ nêu : “Để đi tắt, đón đầu từ một nước kém phát triển thì vai trò của giáo dục và khoa học - công nghệ lại càng có tính chất quyết định Giáo dục phải

đi trước một bước, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài để thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ”.

Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là hết sức cầnthiết Trong những năm qua ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại cáctrường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong bối cảnh hiện nay đãđược quan tâm nhưng chưa được đầu tư thỏa đáng Tính đến năm học 2010 cácnhà trường đã được trang bị các phòng máy vi tính cho sinh viên và được trang

bị máy chiếu đa năng cho giảng viên sử dụng trong giảng dạy Nhưng hiệu quảcủa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn rất thấp và nhiều hạnchế Nguyên nhân do giảng viên chưa nhận thức được hết vai trò và ý nghĩa củaviệc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, chưa đủ kiến thức, kỹ năng tin

Trang 14

học cơ bản; Một số cán bộ quản lý hạn chế về trình độ tin học, chưa có khả năngđịnh hướng cho giảng viên nhận thức đúng về bản chất của giáo án dạy học tíchcực có ứng dụng công nghệ thông tin và giáo án dạy học tích cực điện tử Phòngmáy tính của các nhà trường mới sử dụng để dạy tin học, còn mạng máy tính,các phần mềm dạy học để tạo môi trường dạy học đa phương tiện thì vẫn chưađược quan tâm đúng mức

Mô hình đào tạo ngành Y khoa có tính chất đặc thù, đòi hỏi cơ sở vật chấtđặc biệt nhiều hơn ngành học khác nên phải có hệ thống phòng thực hành thínghiệm Y khoa để sinh viên thực tập giải phẫu, tiền lâm sàng, phòng thí nghiệmhoá dược, phòng xét nghiệm vi sinh - ký sinh trùng, mô hình Nhà thuốc tândược - đông y để thực hành các chuyên khoa khác nhau

Điều quan trọng nhất trong đào tạo Y Dược là yếu tố con người, đó chính

là đội ngũ các Bác sĩ, Dược sĩ làm giảng viên sư phạm không chỉ giàu kinhnghiệm, mà còn phải nhiệt huyết giảng dạy, đặc biệt đối tượng trực tiếp về conngười Ngoài ra, người được tuyển chọn vào học Trường Y khoa phải là nhữngngười có đủ trí tuệ và tình yêu thương đồng loại, phải có đủ sức khỏe để vượt quađược nhiều áp lực của học ngành y vất vả, sáng học lý thuyết trên giảng đường,chiều thực tập, thực tế tại Bệnh viện Nếu làm tốt được quy trình đào tạo ngành ynhư vậy thì sản phẩm đào tạo của Trường Y khoa sau này mới có thể trở thànhcán bộ y tế giỏi Y thuật, giàu Y đức để chăm sóc sức khỏe con người được

Với lý do trên tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại trường Cao đẳng Y tế Hà Đông -

Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu khoa học.

2 Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu lý luận, quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học

- Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy họctại trường Cao đẳng Y tế Hà Đông - Hà Nội

Trang 15

- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạyhọc tại Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông - Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại cáctrường Cao đẳng Y tế

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại trườngCao đẳng Y tế Hà Đông - Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

Do điều kiện về thời gian và khả năng có hạn, tác giả chỉ tập trung nghiêncứu đánh giá thực trạng quản lý hoạt động việc ứng dụng CNTT trong dạy học(Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, quản lý hoạt động ứng dụng CNTTtrong quá trình dạy học, soạn giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT, kiểmtra đánh giá kết quả học tập của sinh viên ) Đề xuất một số biện pháp quản lýhoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học tại trường Cao đẳng Y tế Hà Đông -

Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

5 Giả thuyết khoa học

Hiện nay việc quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học tạitrường Cao đẳng Y tế Hà Đông - Hà Nội còn nhiều bất cập

Nếu chọn lựa, đề xuất và áp dụng được một số biện pháp quản lý hoạtđộng ứng dụng CNTT trong dạy học phù hợp với thực tiễn thì sẽ nâng cao đượcchất lượng và hiệu quả đào tạo tại trường Cao đẳng Y tế Hà Đông - Hà Nộitrong giai đoạn hiện nay

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trongdạy học tại các Trường cao đẳng y tế

Trang 16

- Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học và quản

lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học tại trường Cao đẳng Y tế Hà Đông

-Hà Nội

- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy

học tại trường Cao đẳng Y tế Hà Đông - Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu luật giáo dục, luật dạy nghề các văn kiện của Đảng và Nhànước về định hướng phát triển giáo dục & đào tạo và định hướng phát triển việcquản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học

- Nghiên cứu các văn bản của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Lao độngThương binh & Xã hội, Tổng cục dạy nghề có liên quan đến thiết bị dạy học,quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học

- Nghiên cứu các tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Thông qua các phiếu trưng cầu ýkiến, tìm hiểu nhận thức, nguyện vọng của cán bộ quản lý, giảng viên để thuthập thông tin về thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy họctại nhà Trường

- Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vựcquản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học

- Phương pháp bổ trợ: Trực tiếp đi dự một số giờ dạy có ứng dụng CNTT;Tiến hành phỏng vấn cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên; Rút ra được nhữngnhận xét về công tác quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học

8 Những đóng góp mới của đề tài

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạyhọc tại các Trường cao đẳng y tế

Trang 17

- Khảo sát và phân tích thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học

và quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học tại trường Cao đẳng Y tế

Hà Đông - Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

- Chọn lựa, đề xuất và áp dụng một số biện pháp quản lý hoạt động ứng dụngCNTT trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại trường Cao đẳng Y

tế Hà Đông - Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

9 Cấu trúc luận văn:

Ngoài phần mở đầu; kết luận và khuyến nghị; tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông

tin trong dạy học tại các trường Cao đẳng Y tế

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin

trong dạy học tại trường Cao đẳng Y tế Hà Đông - Hà Nội

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin

trong dạy học tại trường Cao đẳng Y tế Hà Đông - Hà Nội trong giai đoạnhiện nay

Trang 18

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề.

1.1.1 Tổng quan về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại một số nước (nước ngoài).

Ở một số nước phát triển như Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,Singapore…đều sớm chú trọng đến việc quản lý hoạt động ứng dụng công nghệthông tin trong mọi lĩnh vực của cuộc sống Các nước này đã xây dựng rất nhiềuchương trình quốc gia về tin học hóa Họ coi đây là vấn đề then chốt của cuộcCách mạng khoa học kĩ thuật, là chìa khóa để xây dựng và phát triển côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng trưởng nền kinh tế để xây dựng và pháttriển nền kinh tế tri thức, hội nhập với các nước trong khu vực trên toàn thế giới.Đặc biệt, họ đã sớm nhận ra tầm quan trọng của CNTT đối với giáo dục: “Máytính đang thay đổi cách chúng ta làm việc và cách chúng ta sống…Chúng ta sẽdùng CNTT để khuyến khích học sinh, sinh viên học một cách độc lập hơn, tích

cực hơn.” (Thủ tướng Singapore Ngô Tác Đống, (1996).

Với quan điểm như trên, các nước đã đề ra những chính sách, kế hoạch đểquản lý hoạt động việc ứng dụng CNTT hết sức cụ thể Chẳng hạn:

Cộng hòa Pháp: Chính sách quốc gia đầu tiên mang tên Plan de Cancul

đề xuất vào giữa những năm 60 của thế kỷ XX, dưới thời Tổng thống DeGaulles

Nhật Bản: Đề ra “Kế hoạch về một xã hội thông tin - mục tiêu quốc gia

tới năm 2000” đã được công bố vào năm 1972.

Đài Loan: Từ những năm 1980, “Kế hoạch 10 năm phát triển CNTT ở

Đài Loan” đã chỉ rõ những vấn đề then chốt mà chính phủ làm để phát triển

CNTT, tạo khả năng cạnh tranh thành công trên thị trường thế giới

Singapore: Ngày 28/4/1997, Bộ Giáo dục Singapore đã khởi động kế

Trang 19

hoạch tổng thể về Công nghệ thông tin trong giáo dục (Master Plan for IT inEducation) Đây được coi là một bản kế hoạch chi tiết nhằm tích hợp CNTT vào

hệ thống giáo dục nằm đáp ứng những thách thức của thế kỉ XXI

Hàn Quốc xác định rõ: Mục tiêu chiến lược của chính sách đẩy mạnh tin

học hóa ở Hàn Quốc là xây dựng một xã hội thông tin phát triển vào năm 2000

Để thực hiện mục tiêu này, chính phủ Hàn Quốc thành lập “Quỹ thúc đẩy CNTT” do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý Tương ứng, có hai cơ quan

chỉ đạo và điều phối: Ban thúc đẩy tin học hóa và Ban đặc biệt về chính phủ

điện tử thuộc ban đổi mới chính phủ của Tổng Thống (Theo tin “Chính phủ điện tử Hàn Quốc” trên tạp chí PCWorldVN cập nhật ngày 01/4/2008)

Chính nhờ những bước đầu tư đó các nước đã phát triển CNTT một cách

có hiệu quả, họ đã thu được những thành tựu rất đáng kể trên các lĩnh vực như:

Y tế, Giáo dục, Điện tử, các công nghệ về sinh học, tự động hóa

1.1.2 Tổng quan về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại Việt Nam.

Năm 1994 chủ trương của Bộ GD&ĐT là đưa công nghệ thông tin vàocác nhà trường với mục đích dạy học Tin học và làm phương tiện dạy học các

môn học khác Cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật (KHKT) tiếp tục phát triển

mạnh mẽ cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức Sự bùng nổ củaInternet, của các sản phẩm phần mềm Tin học ứng dụng kéo theo sự phát triểncủa đời sống xã hội, làm thay đổi nhận thức của con người, đi vào mọi lĩnh vực,ngành nghề và trong đó có giáo dục và đào tạo Được các cấp, ngành từ phía Bộchủ quản, các cơ quan hỗ trợ phát triển, nhu cầu trao đổi thông tin, học tập,quản lý ngày một đa dạng và là một xu thế của thế kỷ XXI

Ứng dụng CNTT trong các nhà trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo đãrất quan tâm, năm học 2008 – 2009 được chọn là năm học với chủ đề: “Nămhọc ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới quản lý tài chính” Những nămhọc tiếp theo Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn tiếp tục chỉ đạo: “Đẩy mạnh ứng

Trang 20

dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, thống nhất quản lý nhà nước

về ứng dụng CNTT trong Giáo dục - Đào tạo ”

Những năm gần đây đã có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu đề tàiứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học Nhiều hội nghị, hội thảo khoa họcnghiên cứu về CNTT đã được tổ chức, qua các cuộc hội nghị, hội thảo khôngchỉ vấn đề ứng dụng CNTT được nói đến mà vấn đề quản lý ứng dụng CNTTtrong giáo dục và khả năng áp dụng vào môi trường Giáo dục và Đào tạo ở ViệtNam cũng đã được đề cập như:

Trong giai đoạn 2008 - 2012 Chỉ thị 55/2008/CT- BGD&ĐT của Bộtrưởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTTtrong giáo dục và chọn năm học 2008-2009 là "Năm học đẩy mạnh ứng dụng

CNTT", tạo bước đột phá về ứng dụng CNTT trong giáo dục và tạo tiền đề ứng

dụng và phát triển CNTT trong những năm tiếp theo

- Hội thảo “Nâng cao chất lượng đào tạo” tại ĐHQG Hà Nội năm 2000

- Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về “Nghiên cứu phát triển và ứngdụng CNTT” tháng 2/2003

- Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-Learning” do Viện Côngnghệ Thông tin (ĐHQG Hà Nội) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Báchkhoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về ứngdụng trong hệ thống giáo dục đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam

- Hội thảo khoa học toàn quốc về CNTT “Các giải pháp công nghệ và quản

lý trong ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học” Trường Đại học sưphạm Hà Nội phối hợp với dự án giáo dục đại học tổ chức từ 9-10/12/2006 tạiTrường Đại học sư Phạm Hà Nội Những cuộc hội thảo này đều tập trung bàn vềvai trò của CNTT đối với giáo dục và các giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh việcứng dụng CNTT vào dạy học Nội dung cụ thể bao gồm:

+ Ứng dụng hoạt động công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp

dạy học ở các cấp học từ tiểu học đến đại học

Trang 21

+ Các giải pháp, quản lý hoạt động phát triển ứng dụng công nghệ thôngtin trong đổi mới phương pháp dạy học: chiến lược phát triển, kinh nghiệm quản

lý, mô hình tổ chức trường học điện tử, mô hình dạy học điện tử,

+ Các kết quả ứng dụng hoạt động công nghệ thông tin trong dạy học: xâydựng và sử dụng phần mềm dạy học, kho tư liệu điện tử

- Hội thảo “Ứng dụng CNTT trong giảng dạy” ngày 12 tháng 01 năm

2011 dành cho cán bộ quản lý của các trường Trung cấp chuyên nghiệp doTrường Trung cấp Âu Việt tổ chức

- Hội thảo “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục vàphương pháp dạy học” trong 2 ngày 13 và 14 tháng 4 năm 2011 tại Đông Triều

do Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh tổ chức

Các cuộc hội thảo trên đều tập trung bàn về vai trò của CNTT trong giáodục và các giải pháp đẩy nhanh việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học

Có một số luận văn thạc sỹ khoa học nghiên cứu về quản lý việc ứng dụngCNTT trong hoạt động dạy học như:

Tác giả Đào Thị Ninh với đề tài: “Một số biện pháp quản lý ứng dụngCNTT trong giảng dạy ở các trường THPT quận Cầu Giấy - Hà Nội” Tác giả đãlưu ý thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong giảng dạy ở các trường THPTtrên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt được một số kết quả song còn có bất cập.Qua đó đề ra một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong giảng dạy ở cáctrường THPT quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tác giả Phạm Trường Lưu, với đề tài: “Một số biện pháp quản lý hoạt độngdạy học có sử dụng đa phương tiện ở trường THCS” Tác giả nhấn mạnh môitrường đa phương tiện là môi trường học tập chủ yếu hiện nay giảng viên cầnứng dụng CNTT hiệu quả thông qua môi trường dạy học đa phương tiện; Đề ramột số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học và góp phầnđổi mới Phương pháp dạy học ở trường THCS

Trang 22

Tác giả Trần Thị Đản với đề tài: “Một số biện pháp tổ chức triển khai việcứng dụng CNTT vào giảng dạy của Hiệu trưởng trường THCS Văn Lan Thành phốViệt trì, tỉnh Phú Thọ” Những biện pháp mà tác giả đề ra là cần thiết và có khảnăng thực hiện trong điều kiện của trường THCS Văn Lang thành phố Việt Trì

Qua tổng quan nghiên cứu vấn đề thấy rằng các hội thảo, các đề tài vềứng dụng CNTT từ trước đến nay, đều khẳng định vai trò của ứng dụng hoạtđộng CNTT trong dạy học và vai trò quan trọng của các biện pháp quản lý ứngdụng CNTT trong dạy học Thực tế việc đưa CNTT vào dạy học còn tồn tạinhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu giải quyết Trình độ tin học cơ bảncủa đội ngũ giảng viên còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn khi thiết kế giáo ándạy học tích cực có ứng dụng CNTT Cho đến nay, ở các trường Cao đẳng, Đạihọc nói chung và Trường Cao Đẳng Y tế nói riêng đã áp dụng rất nhiều biệnpháp quản lý hoạt động dạy học nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đềcập đến vấn đề quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học Việc nghiêncứu đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học đểnâng cao chất lượng đào tạo tại các Trường Cao đẳng Y tế đang là cần thiết

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý

Quản lý được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau dựa trên cơ sở nhữngcách tiếp cận khác nhau, vừa là khoa học vừa là nghệ thuật đang là vấn đề thuhút nhiều sự quan tâm Sau đây là một số định nghĩa về Quản lý:

Tác giả Đặng Quốc Bảo: Bản chất của hoạt động quản lý là nhằm làm cho

hệ thống vận hành theo mục tiêu đặt ra và tiến đến các trạng thái có tính chấtlượng mới

Theo Hà Thế Ngữ: “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình cómục tiêu, quản lý là một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạtđược mục tiêu nhất định”

Trang 23

Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động chủ thể quản lý trongviệc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn nhânlực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (Chủ yếu là nội lực) mộtcách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất và quản lý một

hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể người – thành viên của hệnhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt mục đích dự kiến” [13, tr37]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có

kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung làkhách thể quản lý) nhằm thực hiện dược những mục tiêu dự kiến” [15,43]

Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là hoạtđộng có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến kháchthể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành

và đạt được mục đích của tổ chức”

Những quan niệm về quản lý trên đây tuy có cách tiếp cận khác nhau nhưngtôi nhận thấy chúng đều bao hàm một nghĩa chung đó là: “Quản lý là hoạt động tấtyếu của những hệ thống có tổ chức, có kế hoạch, có định hướng, có mục đích phùhợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưahoạt động của toàn hệ thống đạt tới mục tiêu đã định”

1.2.2 Chức năng quản lý

Chức năng quản lý là những hình thức thực hiện những tác động của chủthể đến đối tượng quản lý thông qua những nhiệm vụ mà chủ thể cần được thựchiện trong quá trình quản lý Nhìn chung các tác giả khác nhau đều thống nhấtnêu lên các chức năng quản lý như sau:

Chức năng kế hoạch hóa là xác định mục tiêu cho bộ máy, xác định cácbước đi để đạt được mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức

và các con đường, các biện pháp cách thức để đạt tới mục tiêu Để vạch ra đượcmục tiêu và xác định được các bước đi cần có khả năng dự báo, tức là đòi hỏi

Trang 24

nhà quản lý phải có khả năng lường trước sự phát triển của các sự vật (của bộmáy) Những nội dung chủ yếu của kế hoạch là:

- Xác định, hình thành mục tiêu (phương hướng) đối với tổ chức

- Xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, có tính cam kết) về các nguồn lựccủa tổ chức để đạt được mục tiêu

Quyết định xem những hoạt động nào cần thiết để đạt được mục tiêu đó

Như vậy, có thể hiểu, chức năng kế hoạch hoá là việc đưa toàn bộ hoạtđộng quản lý vào công tác kế hoạch, trong đó chỉ rõ các bước đi, biện pháp thựchiện và bảo đảm các nguồn lực để đạt tới mục tiêu của tổ chức

Khi người quản lý đã lập xong kế hoạch, họ cần phải chuyển hóa những ýtưởng ấy thành những hoạt động hiện thực Tổ chức là quá trình hình thành nêncấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chứcnhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổngthể của tổ chức Người quản lý phải phối hợp, điều phối tốt các nguồn nhân lựccủa tổ chức

Sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu bộ máy đã hình thành, nhân sự đãđược tuyển dụng thì phải có người đứng ra lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức Đó là quátrình liên kết, liên hệ với người khác, hướng dẫn và động viên họ hoàn thànhnhững nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức Tất nhiên việc lãnhđạo không chỉ bắt đầu sau khi việc lập kế hoạch và thiết kế bộ máy đã hoàn tất,

mà nó xuyên suốt trong hoạt động quản lý

Chức năng kiểm tra diễn ra ở giai đoạn cuối cuối cùng của chu trình quản

lý, là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt động đạt tớicác mục tiêu của tổ chức, chức năng kiểm tra bao gồm những nhiệm vụ chínhsau đây:

+ Người quản lý đặt ra các chuẩn mực thành đạt của hoạt động

+ Đánh giá, đối chiếu, đo lường kết quả, sự thành đạt so với chuẩn mực

đã đặt ra

Trang 25

+ Điều chỉnh những sai lệch

+ Hiệu chỉnh, sửa lại chuẩn mực nếu cần

Trong những chức năng trên, mỗi chức năng đảm nhận vị trí, vai trò nhấtđịnh, song các chức năng này có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau

Như vậy, chức năng quản lý là những vấn đế hết sức cơ bản của lý luận

về quản lý, nó giữ một vai trò quan trọng trong thực tiễn quản lý Chức năngquản lý và chu trình quản lý thể hiện đầy đủ nội dung hoạt động của chủ thểquản lý đối với khách thể quản lý Vì vậy, việc thực hiện đầy đủ các giai đoạnquản lý trong một chu trình là cơ sở đảm bảo cho hiệu quả của toàn bộ hệ thốngđược quản lý Việc thực hiện chu trình quản lý có hiệu quả hay không là nhờ cóthông tin Thông tin vừa là điều kiện, vừa là phương tiện tổng hợp các chứcnăng trên

Nhìn về hình thức, quá trình quản lý được diễn ra tuần tự từ chức năng kếhoạch đến các chức năng tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra Song, trong thực tế cácchức năng đan xen, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện Sự liên kết giữachức năng cơ bản này là thông tin quản lý và các quyết định quản lý

1.2.3 Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường

1.2.3.1 Quản lý giáo dục

Giáo dục là một chức năng của xã hội loài người và quản lý giáo dục là một loại hình của quản lý xã hội Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lýgiáo dục:

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục nói chung là thực hiệnđường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưanhà trường vận hành tiến tới mục tiêu đào tạo theo nguyên lý giáo dục”

Trong quan điểm giáo dục hiện đại của các tác giả Nguyễn Quốc Chí –Nguyễn Thị Mỹ Lộc, chỉ rõ: “QLGD là những tác động có hệ thống, có kếhoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở mọi cấp khác nhau đến tất

cả các mắt xích của toàn bộ hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành

Trang 26

nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật của xãhội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục về sự phát triển thể lực, trí lực

và tâm lý của con người Chất lượng của giáo dục chủ yếu do nhà trường tạo

nên, bởi vậy khi nói đến quản lý giáo dục phải nói đến quản lý nhà trường cùngvới hệ thống quản lý giáo dục”[4, tr.71]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động

có mục đích, có kế hoạch hợp qui luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ vậnhành theo đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhàtrường tại Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ,đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”[43]

Theo tác giả Nguyễn Trọng Hậu “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan

là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tácđào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội Ngày nay, với sứ mệnh pháttriển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ

mà là cho mọi người; tuy nhiên trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ cho nênquản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, cáctrường trong hệ thống giáo dục quốc dân”

Như vậy, quản lý giáo dục về thực chất là quản lý nhà trường và quản lýcác hoạt động diễn ra trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác

Từ những định nghĩa trên cho thấy: QLGD là hệ thống những tác động cómục đích, có kế hoạch, có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý màchủ yếu nhất là quá trình dạy học và giáo dục ở các cơ sở giáo dục

Trang 27

giáo dục, đó chính là quản lý giáo dục ở cấp độ vi mô, cấp độ một đơn vị cấutrúc cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân.

Quản lý nhà trường là hoạt động của các cơ quan quản lí nhằm tập hợp và

tổ chức các hoạt động của giảng viên, học sinh và các lực lượng giáo dục kháchuy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạotrong nhà trường

Điều 48 luật giáo dục 2005 “Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dânthuộc mọi loại hình được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nướcnhằm phát triển sự nghiệp giáo dục”

Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lý trường học là hoạt động của các

cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giảng viên, học sinh

và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáodục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường” [19, tr.369]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường là tập hợp nhữngtác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể giảng viên, học sinh và cán bộkhác, nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hộiđóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có Hướng vào việc đẩy mạnh mọihoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ" [15,tr.43]

Vậy bản chất của hoạt động quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạyhọc để đưa hoạt động này phát triển đi lên theo xu thế tất yếu của thời đại và đạttới mục tiêu giáo dục đào tạo trong mỗi nhà trường

Tóm lại: Quản lý nhà trường là QLGD được thực hiện trong phạm vi xácđịnh của một đơn vị giáo dục trong các nhà trường, nhằm thực hiện nhiệm vụgiáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội

1.2.4 Quản lý hoạt động dạy học

1.2.4.1 Hoạt động dạy học

Trang 28

Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009) phân tích: Theo cách hiểu truyềnthống, quản lí lãnh đạo quá trình dạy học là việc người hiệu trưởng sử dụng cácchức năng quản lí, huy động nguồn lực để phục vụ quá trình dạy học diễn ratrong nhà trường phát triển tối đa năng lực của người học Nó bao gồm các hoạtđộng quản lí mục đích, mục tiêu giáo dục, việc thực hiện nội dung chương trình,quá trình dạy học, các điều kiện dạy học - giáo dục và kết quả của quá trình này.Mục đích, mục tiêu đào tạo và giáo dục công dân thay đổi qua các thời kì pháttriển lịch sử Do vậy nội dung chương trình cũng thay đổi theo Các phươngpháp dạy học hoàn toàn tùy thuộc vào mục đích đào tạo người học

Dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể là con đường đểthực hiện mục đích giáo dục Quá trình dạy học được tổ chức trong nhà trườngbằng phương pháp sư phạm đặc biệt nhằm trang bị cho học sinh, sinh viên xâydựng lên được nhiều các kiến thức khoa học và kỹ năng vận dụng vào thực tiễn.Dạy học bao hàm trong đó sự học và sự dạy gắn bó với nhau, dạy không chỉ là sựtruyền thụ, giảng dạy kiến thức kỹ năng cho học sinh mà còn là sự tổ chức, chỉ đạo

và điều khiển hoạt động học (nghĩa hẹp) Dạy học là con đường giáo dục tích cực,chủ động ngắn nhất và có hiệu quả nhất giúp thế hệ trẻ tránh được những mò mẫm,vấp váp trong cuộc đời

Quá trình dạy học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa giảng viên

và học sinh trong đó dưới tác động chủ đạo (tổ chức, điều khiển) của giảng viênhọc sinh tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhằm thực hiện tốtcác nhiệm vụ dạy học đã đặt ra

Hoạt động dạy có chức năng tổ chức các dạng hoạt động học cho học sinhtham gia, qua tham gia các dạng hoạt động học khác nhau, người học tiếp cậnvới đối tượng học và lĩnh hội được nội dung học tập theo mục tiêu đặt ra Hoạtđộng dạy có chức năng thực hiện cơ chế di sản xã hội ở người Chức năng nàythể hiện vai trò quan trọng của hoạt động dạy đối với sự tồn tại và phát triển của

Trang 29

xã hội loài người vì cơ chế di truyền và cơ chế di sản xã hội là hai giá đỡ đảmbảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

Hoạt động học có chức năng tái tạo các giá trị của xã hội loài người trongmỗi cá nhân Nó thực hiện chức năng di sản xã hội ở người Trong khi hoạtđộng, người học tiếp thu những kinh nghiệm xã hội - lịch sử của loài người, tạo

ra năng lực hoạt động để có thể tiếp tục duy trì sự tồn tại và phát triển Chính vìvậy, để hoạt động học có hiệu quả, người học phải tích cực tham gia các phươngthức hoạt động (như nhận thức, xã hội, văn hoá, liên nhân cách), tiếp cận đốitượng học (nội dung tài liệu học) và chuyển hoá chúng từ cái khách quan thànhcác giá trị chủ quan trong bản thân người học Người học không học được gì hết,nếu không phải trải qua sự chiếm lĩnh bằng hoạt động Không có hoạt động thìtrí tuệ không thể phát triển tốt được Trí tuệ có bản chất hoạt động Trí tuệ đượchình thành dần trong mỗi hoạt động của cá nhân

Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm trong bất cứ loại hình nhàtrường nào, dưới góc độ của giáo dục học Dạy học là một quá trình toàn vẹn có

sự thống nhất giữa hai mặt của các chức năng hoạt động dạy và hoạt động học

Hoạt động dạy và hoạt động học luôn gắn bó, không tách rời nhau thốngnhất và biện chứng cho nhau tạo thành hoạt động chung Dạy điều khiển học,học tuân thủ dạy Tuy nhiên, việc học phải chủ động, cách học phải thông minh,

có phương pháp sáng tạo

1.2.4.2.Quản lý hoạt động dạy học

Quản lý hoạt động dạy học, chính là quản lý cách thức làm việc của thầy

và trò trong việc chuyển tải nội dung dạy học.Việc quản lý ở đây không chỉ làquản lý việc sử dụng hợp lý các phương pháp giảng dạy – học tập, để nâng caohiệu quả quá trình đào tạo mà phải thường xuyên tổng kết, đánh giá và cập nhậtcác cách thức làm việc giữa thầy và trò sao cho tối ưu nhất, thỏa mãn những yêucầu của khách hàng và nhà cung cấp Bằng việc cập nhật các cách thức làm việcmới, hiệu quả, người thầy đóng vai trò là người tổ chức, thiết kế, kiến tạo, trò là

Trang 30

người chủ động tiếp nhận, tìm tòi và thử nghiệm để rút ra kết luận và kết quảnghiên cứu.

Quản lý quá trình dạy học thực chất là những tác động của chủ thể quản lýđối với các hoạt động dạy học nhằm đạt mục tiêu quản lý

Tóm lại: Quản lý hoạt động dạy học là sự tác động có kế hoạch, có mụcđích của chủ thể quản lý (hiệu trưởng nhà trường) đến khách thể quản lý (họcsinh, đội ngũ giảng viên công nhân viên nhà trường và các lực lượng giáo dụckhác) nhằm huy động tối đa các nguồn lực giáo dục trong và ngoài nhà trường

để xây dựng và phát triển nhân cách của người học

1.2.4.3.Quản lý hoạt động học

Dạy học và học tập là hoạt động nhận thức chỉ khi có nhu cầu nhận thức,nhu cầu hiểu biết mới tích cực tập trung học tập Nhu cầu hiểu biết đó chính làđộng cơ nhận thức của học sinh trong học tập, học sinh vừa là đối tượng vừa làchủ thể trong hoạt động dạy học Vì vậy quản lý hoạt động học chính là quản lý tổchức, điều khiển cách tiếp cận những tri thức mới, những hoạt động chiếm lĩnhkhoa học của học sinh

Quản lý hoạt động học của học sinh đặt ra với người quản lý không phảichỉ trên khoa học giáo dục mà còn ý nghĩa tinh thần trách nhiệm của nhà quản lýgiáo dục đối với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ Thể hiện qua một số việc sau:

- Tổ chức xây dựng và thực hiện những nội quy trong học tập

- Phát động phong trào thi đua học tập theo hướng đối mới giáo dục

- Phối hợp giữa các nhà giáo sư phạm với các lực lượng giáo dục khác

Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh, sinh viên bảođảm tính khoa học, khách quan, thường xuyên, có hệ thống đảm bảo tính pháttriển của học sinh đáp ứng được mục tiêu giáo dục

Như vậy quản lý hoạt động học là sự tác động có mục đích, có kế hoạchcủa chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (sinh viên)

Trang 31

1.2.5 Phương pháp dạy học

Những phương pháp dạy học là một thành tố hết sức quan trọng của quátrình dạy học vì nó quyết định trực tiếp đến chất lượng cũng như hiệu quả củaquá trình này Cùng một nội dung dạy học trong những hoàn cảnh, điều kiệntương tự nhau nhưng sự hứng thú học tập, tính tự giác, tích cực của học sinh cóthể không giống nhau vì còn phụ thuộc vào Phương pháp dạy học

Theo tác giả Trần Khánh Đức: “Phương pháp dạy học là cách thức tiêuchuẩn các hoạt động của người dạy (thầy giáo) người học (trò) nhằm hình thành

và phát triển ở trường học các kiến thức kỹ năng nghề nghiệp và phát triển nhâncách nghề nghiệp trong quá trình đào tạo”

Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Phương pháp dạy học là tổng hợp cáccách thức hoạt động phối hợp của giảng viên và sinh viên, trong đó phươngpháp dạy chỉ đạo phương pháp học, nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh hệ thốngkiến thức khoa học và hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo thực hành sáng tạo”[19, tr.179]

Theo tác giả Thái Duy Tuyên các định nghĩa về Phương pháp dạy học có thể tóm tắt dưới ba dạng sau đây:

- Theo quan điểm điều khiển học, Phương pháp dạy học là cách thức tổchức hoạt động nhận thức của học sinh và điều khiển hoạt động này

- Theo quan điểm lôgíc, Phương pháp dạy học là những thủ thuật lôgícđược sử dụng để giúp học sinh nắm kiến thức kỹ năng, kỹ xảo một cách tự giác

- Theo bản chất của nội dung, Phương pháp dạy học là sự vận động của nội dung dạy học

Từ những định nghĩa trên ta có thể hiểu Phương pháp dạy học là tổ hợpcác cách thức hoạt động của người dạy và người học trong những điều kiện nhấtđịnh nhằm đạt được mục đích dạy học

Trang 32

1.2.6 Đổi mới phương pháp dạy học

Theo quan điểm chung, đổi mới Phương pháp dạy học là đưa các Phươngpháp dạy học mới vào trong nhà trường để phát huy tính sáng tạo, tích cực và tựgiác học tập của học sinh, giúp học sinh nâng cao khả năng tự học và biết cáchvận dụng những tri thức đã lĩnh hội được vào trong thực tiễn cuộc sống Đổi mớiPhương pháp dạy học không phải là thay đổi hoàn toàn Phương pháp dạy học cũbởi những Phương pháp dạy học mới mà đó là sự thay đổi trên cơ sở có chọnlọc, kế thừa và phát huy các ưu điểm của Phương pháp dạy học trước đây

Mục đích cuối cùng của việc đổi mới phương pháp dạy học đó là hướngtới hoạt động chủ động, chống lại thói quen dạy học thụ động của giảng viên.Tăng cường dạy cách tự học, tự tìm tòi sáng tạo cho sinh viên

Như chúng ta đã biết, quá trình dạy học là một chỉnh thể thống nhất baogồm nhiều nhân tố, các nhân tố của quá trình dạy học quy định, chế ước lẫnnhau Chẳng hạn: mục đích dạy học quy định nội dung dạy học, nội dung dạyhọc quy định Phương pháp dạy học, đến lượt mình Phương pháp dạy học lại quyđịnh các hình thức tổ chức và các phương tiện dạy học… Vì vậy khi tiến hànhđổi mới Phương pháp dạy học cần phải đặt trong mối quan hệ biện chứng vớicác nhân tố của quá trình dạy học

1.2.7 Công nghệ, công nghệ thông tin

1.2.7.1 Khái niệm công nghệ

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội 1995 Khái niệm công nghệđược hiểu: “Là môn khoa học ứng dụng nhằm vận dụng các quy luật tự nhiên vàcác nguyên lý khoa học, đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần con người”hoặc “là tập hợp các cách thức, các phương pháp dựa trên cơ sở khoa học vàđược sử dụng vào sản xuất trong các ngành sản xuất khác nhau để tạo ra các sảnphẩm dịch vụ”

Theo điều 2 luật Khoa học - Công nghệ năm 2000: “Là tập hợp cácphương pháp, quy trình kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến

Trang 33

đổi các nguồn lực thành sản phẩm”

Theo quan điểm truyền thống: “Công nghệ là tập hợp các phương pháp,quy trình, kỹ năng, kỹ thuật, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồnlực thành sản phẩm”

Theo quan điểm hiện đại: Công nghệ là tổ hợp của bốn thành phần có tácđộng qua lại với nhau, cùng thực hiện bất kỳ quá trình sản xuất và dịch vụ nào:

- Phần trang thiết bị, bao gồm: các thiết bị, máy móc, nhà xưởng, đây là

“phần cứng” của công nghệ Thiếu thiết bị kỹ thuật thì không có công nghệ,nhưng cũng rất lầm lẫn khi đồng nhất công nghệ với thiết bị kỹ thuật

- Phần con người: bao gồm đội ngũ nhân lực để vận hành, điều khiển vàquản lý dây chuyền thiết bị Phần này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ họcvấn chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo và tay nghề của từng người hoặc của từngnhóm người

- Phần thông tin: Bao gồm tư liệu, dữ kiện, bản thuyết minh, mô tả sángchế, các bí quyết, các quá trình, các phương pháp, các dữ liệu, các bản thiết kế

- Phần quản lý - tổ chức: Bao gồm các hoạt động, các liên hệ phân bốnguồn lực, tạo lập mạng lưới sản xuất, tuyển dụng, trả lương, chính sách khích

lệ bố trí, tiếp thị Với phần này công nghệ được hiện thân trong thể chế và khoahọc quản lý đã trở thành nguồn lực

1.2.7.2 Khái niệm công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin: là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và côngnghệ liên quan đến thông tin và quá trình xử lý thông tin Như vậy, “CNTT là một

hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồmchủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổchức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các thông tin trongmọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa,… của con người”

Theo luật CNTT số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006 điều 4 giải thích:CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật

Trang 34

hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.

Theo các tác giả Phó Đức Hòa và Ngô Quang Sơn: “CNTT là tập hợp cácphương pháp khoa học, các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm tổ chức khaithác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin phong phú và tiềm năngtrong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội ”

Việc sử dụng máy vi tính, phương tiện truyền thông và Internet… tronggiáo dục hiện nay đã phát triển nhanh chóng góp phần tạo ra nhiều hình thức dạyhọc hết sức đa dạng và phong phú công nghệ thông tin đã giúp con người cóthêm khả năng trong hoạt động trí tuệ chứ không phải thay thế con người tronghoạt động trí tuệ

Trong nền giáo dục hiện đại, không chỉ đòi hỏi người học biết thêm nhiềutri thức, mà còn phải có năng lực tìm kiếm tri thức và tạo ra tri thức mới cho bảnthân Vì vậy, để công nghệ thông tin được ứng dụng hiệu quả vào dạy học trongđiều kiện của xã hội tri thức, khi mà khối lượng tri thức tăng lên nhanh chóng,

mà thời gian học tập trong trường có hạn thì giảng viên là người hướng dẫn chohọc sinh những phương pháp tư duy, khám phá, khai thác, tiếp cận tìm kiếm vàphát hiện tri thức chứ không nhất thiết là tri thức và kỹ năng cụ thể của mình

1.2.8 Biện pháp quản lý

Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành một vấn đề cụ thể nào đó.Biện pháp quản lý là tổ hợp nhiều cách thức tiến hành cụ thể của chủ thể (nhàquản lý) sử dụng để tác động đến đối tượng quản lý nhằm chiếm lĩnh hoặc biếnđổi đối tượng theo mục đích của nhà quản lý Người quản lý sử dụng các chứcnăng quản lý, công cụ quản lý một cách linh hoạt đem lại hiệu quả cao nhấttrong quá trình quản lý vận hành đạt được mục tiêu mà chủ thể đã đề ra

1.3 Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

1.3.1 Môi trường học tập đa phương tiện

Trang 35

Môi trường học tập đa phương tiện là môi trường học tập được trang bị,

lắp đặt các phương tiện truyền thông và các điều kiện đảm bảo cho các phươngtiện đó hoạt động tốt Ở đó diễn ra sự tương tác đa chiều:

- Tương tác hai chiều giữa giảng viên với sinh viên

- Tương tác hai chiều giữa phương tiện với sinh viên

- Tương tác hai chiều giữa giảng viên với phương tiện

Chiều thứ ba bao gồm: những tác động qua lại giữa giảng viên và mốiquan hệ sinh viên - phương tiện, giữa sinh viên và mối quan hệ giảng viên -phương tiện, giữa phương tiện với mối quan hệ giảng viên - sinh viên

Theo các chuyên gia thiết bị giáo dục của Việt Nam: thiết bị giáo dục làthuật ngữ chỉ một vật thể hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người dạy sửdụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của người học.Còn đối với người học thì thiết bị giáo dục là nguồn tri thức, là các phương tiệngiúp họ lĩnh hội các khái niệm, định luật, lý thuyết khoa học hình thành ở họcác kỹ năng, kỹ xảo đảm bảo phục vụ mục đích dạy học

Thiết bị giáo dục bao gồm thiết bị giáo dục dùng chung (Phương tiện kỹthuật dạy học) và thiết bị giáo dục bộ môn

Thiết bị giáo dục = thiết bị giáo dục dùng chung + thiết bị giáo dục bộmôn trong đó:

Thiết bị dạy học dùng chung gồm:

1 Máy tính

2 Máy chiếu qua đầu

3 Máy chiếu đa năng

4 Bảng thông minh / Bảng kỹ thuật số

5 Máy đa vật thể

Thiết bị dạy học bộ môn gồm:

1 Tranh ảnh giáo khoa

Trang 36

2 Bản đồ, biểu đồ, biểu bảng giáo khoa, sơ đồ tư duy thiết kế bằng tay

3 Mô hình, mẫu vật, vật thật

4 Dụng cụ, hóa chất, đồ dùng dạy học bộ môn

5 Phim đèn chiếu

6 Bản trong dùng cho máy chiếu qua đầu

7 Băng, đĩa ghi âm

8 Băng, đĩa ghi hình

13 Mô hình dạy học điện tử

14 Thư viện điện tử/ Thư viện ảo

15 Sơ đồ tư duy thiết kế bằng phần mềm tin học

16 Bản đồ giáo khoa điện tử

Trong những loại hình thiết bị giáo dục ở trên thì nhiều loại hình thiết bịgiáo dục được gọi là thiết bị giáo dục truyền thống với các đặc điểm khác sau: + Thiết bị giáo dục truyền thống đã được giảng viên đã sử dụng từ rất lâungay từ khi giáo dục chưa được phát triển mạnh như những năm gần đây

+ Những sản phẩm, giá thành các thiết bị giáo dục truyền thống không đắtnên có thể trang bị nhiều cho các nhà trường hiện nay

+ Giảng viên và nhà quản lý dễ sử dụng và dễ bảo quản

Các loại hình thiết bị giáo dục 5 đến 16 là các thiết bị mang thông tin cóđặc điểm chung và khác biệt là muốn khai thác lượng thông tin chứa đựng trongtừng thiết bị đơn lẻ phải sử dụng cùng với các máy móc chuyên dùng tương ứng,những thiết bị mang thông tin và những thiết bị chuyển tải thông tin tương ứng

Trang 37

tạo thành hệ thống thiết bị giáo dục đa phương tiện, so với thiết bị giáo dụctruyền thống thì thiết bị giáo dục hiện đại có một số điểm khác:

+ Mỗi thiết bị giáo dục hiện đại bao gồm 2 khối: Khối mang thông tin vàkhối chuyển tải thông tin tương ứng

Khối mang thông tin Khối chuyển tải thông tin tương ứng

Phim Slide, phim chiếu bóng Máy chiếu Slide, máy chiếu phim

Băng, đĩa ghi âm Radio Cassette, đầu đĩa CD

Băng, đĩa ghi hình Đầu Video, đầu đĩa hình

Phần mềm dạy học Máy tính, máy chiếu đa năng, màn

chiếu, bảng kỹ thuật số/ Bảng thông minhGiáo án dạy học tích cực có

Mô hình dạy học điện tử Máy tính

Thư viện ảo/ Thư viện điện tử Máy tính

+ Để sử dụng được các phương tiện truyền thông phải có điện lưới hoặcmáy phát công suất cao

+ Đắt tiền hơn rất nhiều so với các thiết bị giáo dục truyền thống

+ Phải có trình độ tin học tốt thì mới sử dụng và bảo quản tốt

+ Phải có phòng chuyên biệt để lắp đặt, sử dụng và bảo quản

Nếu xét về chức năng thì thiết bị giáo dục truyền thống hay thiết bị giáodục hiện đại đều được sử dụng nhằm tích cực hóa quá trình nhận thức của ngườihọc Tuy nhiên thiết bị giáo dục hiện đại với nhiều chức năng quan trọng màthiết bị giáo dục truyền thống không thể có được chẳng hạn như: đem đến chongười học nhiều thông tin, kiến thức phong phú, vượt qua giới hạn thời gian vàkhông gian

Trang 38

Việc tiếp thu kiến thức sẽ trở nên có hiệu quả hơn khi sinh viên nhận đượcthông tin từ nhiều nguồn tri thức khác nhau và trong hoạt động riêng của mình,tổng hợp và chọn lọc những nguồn tin đó Tác dụng của mỗi giác quan ở sinhviên cũng có sự khác nhau

Từ những nhận định trên cho thấy thiết bị giáo dục hiện đại đóng vai trò hếtsức quan trọng trong việc tổ chức hoạt động dạy học ở các cơ sở giáo dục và đàotạo, nó là công cụ hỗ trợ cho giảng viên giảng dạy một cách có hiểu quả, khi cácthiết bị giáo dục hiện đại được tích hợp vào trong các phòng học để tạo ra môitrường học tập đa phương tiện cho sinh viên việc nâng cao chất lượng giảng dạycủa các trường Cao đẳng Y tế sẽ khả thi hơn

Theo các tác giả Phó Đức Hòa và tác giả Ngô Quang Sơn: “Sử dụng đaphương tiện trong dạy học mang lại cho đối tượng người học nguồn thông tinphong phú và sinh động, mỗi giờ dạy sẽ trở nên trực quan hơn, giảm bớt tínhtrừu tượng của các nội dung kiến thức, thu hút sự tập trung, niềm say mê, hứngthú của người học, làm cho người học hiểu bài hơn và nhớ lâu hơn” đa phươngtiện giúp người dạy có thể cung cấp nội dung kiến thức cho người học bằngnhiều con đường khác nhau Việc tiếp thu kiến thức sẽ trở nên có hiệu quả hơnkhi người học nhận được lượng thông tin từ nhiều nguồn tri giác khác nhau

Quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong môi trường dạy học đa phươngtiện đã trở thành một yếu tố quan trọng, là một công cụ hữu hiệu để đổi mớiPhương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học Nó làm tăng tính tíchcực, chủ động của người học trong quá trình tư duy lĩnh hội tri thức mới

1.3.2 Phần mềm dạy học

Phần mềm được cài đặt trong hệ thống máy tính là toàn bộ các chươngtrình dùng để vận hành một máy vi tính Muốn khai thác các tính năng của phầncứng máy tính thì buộc phải có phần mềm ứng dụng tương ứng Khi khoa họccông nghệ về máy tính càng phát triển thì các phần mềm, đặc biệt là các phầnmềm ứng dụng xuất hiện ngày càng nhiều, giúp cho máy vi tính trở nên vô cùng

Trang 39

hữu dụng Cho đến nay, có thể nói các tính năng của máy vi tính đã được ứngdụng trong mọi mặt của đời sống xã hội Khi CNTT bùng nổ, lượng tri thức củanhân loại tăng lên nhanh chóng làm cho các Phương pháp dạy học truyền thốngtrước đây đã không còn phù hợp, đòi hỏi các nhà quản lý cũng như các nhà giáodục phải nghiên cứu tìm ra các Phương pháp dạy học phù hợp với xu hướngphát triển của thời đại đó là các Phương pháp dạy học tích cực, đặc trưng củacác Phương pháp dạy học tích cực là tích cực hóa hoạt động nhận thức củangười học, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học Đểxây dựng được Phương pháp dạy học thỏa mãn các đặc trưng trên thì việc sửdụng các phần mềm ứng dụng vào trong quá trình dạy học là hết sức cần thiết.Hiện nay đã có rất nhiều phần mềm được xây dựng với mục đích là hỗ trợ quátrình dạy học Các phần mềm được cài đặt trong máy tính có thể hỗ trợ chogiảng viên soạn giáo án, thiết kế các đoạn phim, các bức ảnh tĩnh, bức ảnh động,tạo ra các hình ảnh 3D, mô phỏng thí nghiệm, tạo ra phòng thí nghiệm ảo …Các phần mềm có những chức năng kể trên được gọi chung là phần mềm dạyhọc Trong số những phần mềm dạy học có những phần mềm được ứng dụngvào trong dạy học cho hầu hết các môn học như phần mềm Office, phần mềmMacromedia Flash (dùng để soạn thảo văn bản và trình chiếu văn bản); phầnmềm Total Video Converter dùng để thiết kế các đoạn Video; Phần mềmProshow Gold 8.0 dùng để thiết kế và trình chiếu các bức ảnh, các Video Clip…Cũng có một số phần mềm ứng dụng được xây dựng để ứng dụng cho từng mônhọc riêng biệt, như phần mềm Cabri, Mapble, Geometer’s Sketchpad… đượcứng dụng trong dạy học môn Toán; Phần mềm Study English 1.0 được ứng dụngtrong dạy học môn Tiếng Anh; phần mềm Macromedia Flash

Trong sự phát triển về công nghệ thông tin chính là những mục tiêu củaviệc ứng dụng CNTT trong dạy học để cho mỗi giờ dạy của giảng viên trở nênsinh động, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của của sinh viên Đểthực hiện được mục tiêu này, thì việc sử dụng những tính năng của các phần

Trang 40

mềm dạy học là hết sức cần thiết Với đặc tính của mình, các phần mềm dạy học

có thể tạo ra những nguồn thông tin phong phú và đặc biệt là rất trực quan, sốngđộng So với các bức ảnh tĩnh có trong sách giáo khoa thì những bức ảnh động,những Video Clip sẽ giúp sinh viên tiếp nhận kiến thức của bài học một cáchchân thực hơn, giúp sinh viên hiểu bài sâu sắc hơn Thậm chí còn có một sốphần mềm dạy học cho phép sinh viên tương tác với máy tính Để sinh viênkhông chỉ được nghe thấy, được nhìn thấy mà còn có thể được trực tiếp thao táctrên máy vi tính, tự mình khám phá tìm ra nguồn tri thức mới cho bản thân

Hơn nữa khi sử dụng một cách hợp lý những tính năng các phần mềm dạyhọc còn giúp giảng viên tránh được tình trạng lạm dụng CNTT trong dạy học doquá chú trọng đến việc chạy chữ trên màn hình, nặng về trình chiếu, làm phântán nội dung chính của bài học…

Vậy quản lý việc sử dụng các phần mềm dạy học vào quá trình tổ chứchoạt động dạy học của giảng viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng củacán bộ quản lý nhà trường và từ đó đúc kết được trong việc quản lý hoạt độngứng dụng CNTT trong dạy học là một công cụ hiệu quả tốt

1.3.3 Giáo án dạy học tích cực có ứng dụng công nghệ thông tin và giáo án dạy học tích cực điện tử

1.3.3.1 Giáo án dạy học tích cực có ứng dụng công nghệ thông tin

Trong thực tế, nhiều giảng viên đã có quan niệm sai là coi bản trình chiếuđược được thiết kế trên phần mềm trình diễn MS PowerPoint chính là giáo ánđiện tử, họ thiết kế giáo án dạy học trên các phần mềm trình diễn có sẵn màkhông chú ý đến việc tích hợp được các phương pháp, biện pháp sư phạm vàotrong giáo án Sử dụng cả tiết học để trình chiếu nội dung dạy học thông qua hệthống dạy học đa phương tiện (Máy tính – Máy chiếu đa năng – Màn chiếu, máy

đa vật thể), không có sự linh hoạt trong việc sử dụng các bảng tĩnh (bảng truyềnthống, bảng phụ), bảng động…Với hình thức dạy học như trên, không nhữngkhông đem lại hiệu quả mà thậm chí còn làm giảm chất lượng của các giờ dạy

Ngày đăng: 21/04/2018, 21:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Đặng Quốc Bảo. Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường, Nxb Chính trị quốc gia, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường
Nhà XB: NxbChính trị quốc gia
5. Đặng Quốc Bảo-Nguyễn Đắc Hưng. Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam hướng tới tương laivấn đề và giải pháp
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội
6. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương khoa học quản lý, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương khoa học quản lý
Nhà XB: NxbĐại học Quốc Gia Hà Nội
7. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Bài giảng những quan điểm giáo dục hiện đại, Tài liệu cho lớp cao học quản lý giáo dục Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng những quan điểm giáodục hiện đại
9. Trần Khánh Đức. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI 10. Nguyễn Văn Đạo. Đổi mới giáo dục đại học và hoạt động khoa học công nghệ , Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI"10. Nguyễn Văn Đạo. "Đổi mới giáo dục đại học và hoạt động khoa học công nghệ
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
11. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo dục, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
12. Tô Xuân Giáp. Phương tiện dạy học, Nxb Giáo dục, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương tiện dạy học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
14. Phó Đức Hòa - Ngô Quang Sơn. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực, Nxb Giáo dục, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy họctích cực
Nhà XB: Nxb Giáo dục
15. Đặng Vũ Hoạt- Hà Thế Ngữ. Giáo dục học tập 2, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học tập 2
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
16.Trần Kiểm. Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
17. Trần Kiểm - Bùi Minh Hiền. Giáo trình quản lý và lãnh đạo nhà trường 18. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Tâm lý học quản lý theo cách tiếp cận hành vi tổ chức, tài liệu cho các lớp cao học Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý và lãnh đạo nhà trường"18. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. "Tâm lý học quản lý theo cách tiếp cận hành vi tổchức
19. Hà Thế Ngữ . Tuyển tập giáo dục học – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn . Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập giáo dục học – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
21. Nguyễn Ngọc Quang. Những khái niệm cơ bản về lý luận QLGD,1989 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm cơ bản về lý luận QLGD
22. Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam. Luật Giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục
Nhà XB: Nxb Chính trịQuốc gia
24. Ngô Quang Sơn. Thiết kế và sử dụng hiệu quả giáo án điện tử trong môi trường học tập đa phương tiện, Tài liệu bài giảng cao học QLGD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế và sử dụng hiệu quả giáo án điện tử trong môitrường học tập đa phương tiện
25. Thái Duy Tuyên. Giáo dục hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 26.Từ điển bách khoa Việt Nam (Quyển 2), Nxb Từ điển Bách Khoa HN, 2002 27. Phạm Viết Vượng. Giáo dục học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục hiện đại", Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 200126.Từ điển bách khoa Việt Nam (Quyển 2), Nxb Từ điển Bách Khoa HN, 200227. Phạm Viết Vượng. "Giáo dục học
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
28. Phạm Viết Vượng. Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Nhà XB: Nxb Đại học Sưphạm Hà Nội
2. Luật số 67/2006/QH11 của Quốc hội : Luật Công nghệ thông tin Khác
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005 Khác
8. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w