Đồ án phân tích dự án đầu tư xây dựng công trình MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1 ĐOẠN KM2118+600KM2127+320,75 VÀ XÂY DỰNG TUYẾN TRÁNH THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT.............................................
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU 3
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 5
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ 5
1.1.1 Khái quát chung về đầu tư 5
1.1.2 Các hình thức đầu tư 12
1.1.3 Trình tự đầu tư và xây dựng 13
1.1.4 Khái quát về vốn đầu tư 15
1.2 DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 19
1.2.1 Một số lý luận chung về dự án đầu tư 19
1.2.2 Nội dung các giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình 21
1.2.3 Trình tự lập dự án đầu tư 25
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 27
2.1 PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 27
2.1.1 Các phương pháp phân tích đánh giá các phương án địa điểm xây dựng của dự án đầu tư 27
2.1.2 Các phương pháp phân tích và đánh giá giải pháp xây dựng của dự án đầu tư 27
2.1.3 Các phương án phân tích và đánh giá tài chính dự án đầu tư 28
2.1.4 Các phương pháp đánh giá dự án đầu tư về mặt kinh tế - xã hội 29
2.2 CÁC QUY ĐỊNH CHUNG KHI TÍNH TOÁN ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ.29 2.2.1 Xác định thời kỳ tính toán để so sánh phương án đầu tư 29
2.2.2 Một số nguyên tắc chủ yếu của phương pháp phân tích đánh giá các phương án đầu tư 30
2.3 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ RIÊNG LẺ VỀ MẶT TÀI CHÍNH 32 2.3.1 Khái niệm, mục đích của phân tích tài chính 32
2.3.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư 33
2.3.3 Phương pháp đánh giá độ an toàn về tài chính của dự án đầu tư 47
2.4 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỀ MẶT KINH TẾ - XÃ HỘI 51
2.4.1 Những khái niệm và vấn đề chung 51
2.4.2 Một số phương pháp phân tích kinh tế - xã hội 53
2.4.3 Một số lợi ích kinh tế - xã hội của dự án xây dựng công trình 56
Trang 2CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1 ĐOẠN KM2118+600-KM2127+320,75 VÀ XÂY DỰNG TUYẾN TRÁNH THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG THEO HÌNH THỨC
HỢP ĐỒNG BOT 59
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1 ĐOẠN KM2118+600-KM2127+320,75 VÀ XÂY DỰNG TUYẾN TRÁNH THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT 59
3.1.1 Cơ sở pháp lý, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 59
3.1.2 Hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu 60
3.1.3 Quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án 71
3.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 71
3.2.1 Tổng mức đầu tư, nguồn vốn và hình thức huy động vốn 71
3.2.2 Tiến độ giải ngân của dự án 73
3.2.3 Các tham số tính toán 74
3.2.4 Nguồn thu chi của dự án 74
3.2.5 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả 91
3.2.6 Độ nhạy của dự án 98
3.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 102
3.3.1 Cơ sở pháp lý 102
3.3.2 Dự báo đánh giá tác động môi trường và biện pháp giảm thiểu 103
3.3.3 Kết luận và kiến nghị 107
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 107
DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Tổng mức đầu tư 72
Bảng 3.2.Bảng tiến độ giải ngân 74
Bảng 3.3: Giá vé lượt khởi điểm 77
Bảng 3.4: Biểu giá phí chi tiết từng năm 78
Bảng 3.5: Lưu lượng vận tải thu phí 79
Bảng 3.6: Doanh thu 82
Bảng 3.7: Chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng 85
Bảng 3.8: Chi phí lãi vay trong thời gian khai thác 88
Bảng 3.9: Phân tích chi phí 90
Bảng 3.10 : Chỉ tiêu NPV, B/C 93
Bảng 3.11 :Chỉ tiêu IRR 95
Trang 3Bảng 3.12 :Độ nhạy trong trường hợp chi phí tăng 10% 99 Bảng 3.13 :Độ nhạy trong trường hợp doanh thu giảm 10% 101 Bảng 3.14 : Độ nhạy trong trường hợp doanh thu giảm 10%, chi phí tăng 10% 103
Trang 4Do đó, việc phân tích đánh giá xác định hiệu quả của dự án đầu tư là một vấn
đề vô cùng quan trọng
Thông qua đề tài “Phân tích dự án đầu tư xây dựng một công trình giaothông” Trước hết gợi mở cho em đi sâu, tìm tòi nghiên cứu quá trình lập và thựchiện dự án đầu tư, đánh giá, xác định hiệu quả của dự án đầu tư Đồng thời biết ápdụng để phân tích một công trình cụ thể một cách linh hoạt nhằm lựa chọn đượcphương án đầu tư đạt hiệu quả cao nhất về các mặt: Kinh tế - Xã hội, tài chính, kỹthuật, môi trường
Bố cục của đồ án gồm 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về dự án đầu tư và dự án đầu tư xây dựng
công trình
Chương 2: Phương pháp phân tích dự án đầu tư xây dựng công trình.
Chương 3: Phân tích dự án đầu tư mở rộng công trình Quốc lộ 1 đoạn
Km2118+600- Km2127+320,75 và xây dựng tuyến tránh thành phố Sóc Trăng theohình thức hợp đồng BOT
Em xin chân thành cám ơn thầy Lê Khánh Chi đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
em trong suốt quá trình thực hiện đồ án Mặc dù đã có nhiều cố gắng, xong do thờigian và khả năng có hạn chắc chắn trong đồ án còn nhiều thiếu sót Em rất mongnhận được sự hướng dẫn, tận tình chỉ bảo của các thầy cô, đóng góp ý kiến của cácbạn sinh viên để đồ án được hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cám ơn! SVTH: Lê Thị Nga
Trang 5CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.
1.1 Cơ sở lý luận chung về đầu tư.
1.1.1 Khái quát chung về đầu tư.
1.1.1.1 Khái niệm về đầu tư.
Đầu tư theo nghĩa rộng nhất của nó có thể hiểu như quá trình bỏ vốn (bao gồmtiền, nguồn lực, công nghệ) để đạt được mục đích hay tập hợp các mục đích nhấtđịnh nào đó Mục tiêu cần đạt được của đầu tư có thể là mục tiêu chính trị, văn hóa– kinh tế, xã hội hay cũng có thể chỉ là mục tiêu nhân đạo… hiện nay có rất nhiềukhái niệm về đầu tư và mỗi quan điểm khác nhau, ở các lĩnh vực khác nhau lại cócách nhìn nhận không giống nhau về đầu tư
Sau đây là một số khái niệm cụ thể của vấn đề đầu tư:
Theo quan điểm kinh tế: Đầu tư là việc bỏ vốn để tạo nên các tiềm lực và
dự trữ cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt Các tài sản cố định được tạo nên trongquá trình đầu tư này tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kế tiếp nhau, có khả năngtạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của một đối tượng nào đó
Theo quan điểm tài chính: Đầu tư là một chuỗi hành động chi tiền của chủđầu tư và ngược lại chủ đầu tư sẽ nhận được một chuỗi thu tiền để đảm bảo hoànvốn, đủ trang trải các chi phí và đảm bảo có lãi
Theo góc độ quản lý: Đầu tư là quá trình quản lý tổng hợp kinh doanh, cơ
cấu tài sản nhằm mục đích sinh lời
Tóm lại đầu tư là quá trình bỏ vốn vào hoạt động trông các lĩnh vực kinh tế xãhội… để thu được các lợi ích dưới các hình thức khác nhau
Hoạt động đầu tư thực hiện bằng cách tiến hành xây dựng các tài sản cố định
là đầu tư hoạt động xây dựng cơ bản Ở đây xây dựng được coi như là một phươngtiện để đạt được mục đích đầu tư Quá trình đầu tư cơ bản là toàn bộ các hoạt độngcủa chủ đầu tư từ khi bỏ vốn đến khi thu được kết quả thông qua việc tạo ra và đưa
và hoạt động các taì sản cố định, hay nói cách khác đi là toàn bộ các hoạt động đểchuyển vốn đầu tư dưới dạng tiền tệ sang tài sản phục vụ mục đích đầu tư
1.1.1.2 Vai trò của chủ đầu tư.
Trong quá trình phát triển của xã hội đòi hỏi phải mở rộng quy mô của sản xuấtnhằm thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về vật chất và tinh thần Để đáp ứng
Trang 6được nhu cầu đó thì cơ sở vật chất kỹ thuật của các nghành kinh tế luôn cần sự bùđắp và hoàn thiện để mở rộng thông qua hoạt động đầu tư cơ bản.
Hoạt động đầu tư cơ bản có vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến quy
mô xây dựng và tốc độ phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật của toàn bộ nền kinh tếquốc dân và từng nghành kinh tế
1.1.1.3 Phân loại các hoạt động đầu tư.
Phân loại theo đối tượng đầu tư.
Đầu tư cho các đối tượng vật chất (nhà, xưởng, thiết bị, máy móc, dự trữ vậttư…) Đầu tư loại này có thể phục vụ cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cho cáclĩnh vực hoạt động khác
Đầu tư tài chính như mua cổ phiếu, trái phiếu, cho vay lấy lãi, gửi tiếtkiệm…
Phân loại theo chủ đầu tư.
Chủ đầu tư là Nhà nước (đầu tư cho các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế và
Chủ đầu tư là các cá nhân riêng lẻ và vốn đầu tư ở đây được lấy từ các ngânsách của các hộ gia đình
Các lọai chủ đầu tư khác (các đoàn thể chính trị, xã hội, các cơ quan đại sứquán nước ngoài, chủ đầu tư liên quốc gia)
Phân loại theo nguồn vốn.
Vốn huy động từ các doanh nghiệp Nhà nước
Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài của các doanh nghiệp Nhà nước
Vốn đóng góp của nhân dân vào các công trình phúc lợi công cộng
Vốn của các tổ chức ngoài quốc doanh và của dân
Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI)
Các nguốn vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiềuloại vốn
Phân loại theo cơ cấu đầu tư.
Đầu tư theo các nghành kinh tế
Trang 7 Đầu tư theo các vùng lãnh thổ.
Đầu tư theo các thành phần kinh tế quốc dân
Đầu tư cho các công trình hạ tầng cơ sở và phi hạ tầng
Đầu tư theo cơ cấu hợp tác quốc tế (cơ cấu giữa nội lực và ngoại lực)
Phân loại theo góc độ tái sản xuất tài sản cố định.
Đầu tư mới (xây dựng, mua sắm tài sản cố định loại mới)
Đầu tư lại (thay thế, cải tạo tài sản cố định hiện có)
Đầu tư kết hợp hai loại trên
Phân loại theo góc độ trình độ kỹ thuật.
Đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu
Đầu tư theo trình độ cơ giới hóa, tin học hóa, tự động hóa…
Đầu tư theo tỷ trọng vốn đầu tư cho các thành phẩm mua sắm thiết bị, xâylắp và chi phí đầu tư khác
Phân loại theo thời hạn kỹ thuật.
Đầu tư dài hạn ( thường cho các công trình chiến lược để đáp ứng các lợi íchdài hạn và đón đầu tình thế chiến lược)
Đầu tư trung hạn ( thường cho các công trình để đáp ứng các lợi ích trunghạn)
Đầu tư ngắn hạn ( thường đáp ứng cho các lợi ích trước mắt)
Phân loại theo tính chất và quy mô của dự án: nhóm dự án quan trọng quốc gia
và các nhóm A,B,C.
STT LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Các dự án đầu tư xây dựng công trình:
thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh, quốc
phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý
nghĩa chính trị - xã hội quan trọng
Trang 8Các dự án đầu tư xây dựng công trình:
công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá
chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng,
luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản,
các dự án giao thông (cầu, cảng biển,
cảng sông, sân bay, đường sắt, đường
quốc lộ), xây dựng khu nhà ở
Trên 1.500 tỷ đồng
4
Các dự án đầu tư xây dựng công trình:
thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm I - 3),
cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ
thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị
thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết
bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất
vật liệu, bưu chính, viễn thông
Trên 1.000 tỷ đồng
5
Các dự án đầu tư xây dựng công trình:
công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in,
vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,
sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng
thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản
Trên 700 tỷ đồng
6
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y
tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền
hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây
Các dự án đầu tư xây dựng công trình:
công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá
chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng,
luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản,
các dự án giao thông (cầu, cảng biển,
cảng sông, sân bay, đường sắt, đường
quốc lộ), xây dựng khu nhà ở
Từ 75 đến 1.500 tỷ đồng
Trang 9Các dự án đầu tư xây dựng công trình:
thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II - 1),
cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ
thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị
thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết
bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất
vật liệu, bưu chính, viễn thông
Từ 50 đến 1.000 tỷ đồng
3
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: hạ
tầng kỹ thuật khu đô thị mới, công nghiệp
nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia,
khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông,
lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến
nông, lâm, thuỷ sản
Từ 40 đến 700 tỷ đồng
4
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y
tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền
hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây
Các dự án đầu tư xây dựng công trình:
công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá
chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng,
luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản,
các dự án giao thông (cầu, cảng biển,
cảng sông, sân bay, đường sắt, đường
quốc lộ) Các trường phổ thông nằm
trong quy hoạch (không kể mức vốn), xây
dựng khu nhà ở
Dưới 75 tỷ đồng
2
Các dự án đầu tư xây dựng công trình:
thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm III - 1),
cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ
thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị
thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết
bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất
vật liệu, bưu chính, viễn thông
Dưới 50 tỷ đồng
Trang 10Các dự án đầu tư xây dựng công trình:
công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in,
vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,
sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng
thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản
Dưới 40 tỷ đồng
4
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y
tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền
hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây
dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể
dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các
dự án khác
Dưới 30 tỷ đồng
1.1.1.4 Mục tiêu của đầu tư.
Mục tiêu đầu tư của Nhà nước.
Những dự án đầu tư của Nhà nước thường nhằm vào các mục tiêu sau:
– Đảm bảo cho phúc lợi công cộng dài hạn, như đầu tư cho các cơ sở nghiêncứu khoa học – công nghệ, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ pháttriển kinh tế đất nước hoặc khu vực, đầu tư các công trình thuộc các lĩnh vực vănhóa, giáo dục và đào tạo, y tế, thể thao, nghệ thuật…
– Đảm bảo sự phát triển kỹ thuật, kinh tế chung dài hạn của đất nước: đầu tưcho các công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ có tính chất chiến lược, cáccông trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật và kinh tế quan trọng, các công trình công nghiệptrọng điểm có tác dụng đòn bẩy đối với nền kinh tế quốc dân…
– Đảm bảo yêu cầu về quốc phòng và an ninh cho Tổ quốc
– Đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên cho đất nước.– Đảm bảo vị trí kinh tế của đất nước trên trường quốc tế
– Đầu tư vào các lĩnh vực mà các doanh nghiệp Nhà nước riêng lẻ, các doanhnghiệp tư nhân không thể đầu tư do nhiều nguyên nhân khác nhau: vốn lớn, độ rủi
ro, mạo hiểm cao mà mà các lĩnh vực này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triểnkinh tế đất nước và đời sống của nhân dân
Nhìn chung, theo góc độ quốc gia, đầu tư từ ngân sách nhằm vào hai mục tiêu chính là:
– Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước nhằm tăng thu nhập quốc dân
Trang 11– Cải thiện việc phân phối thu nhập quốc dân nhằm đạt được mục tiêu côngbằng xã hội.
Mục tiêu đầu tư của doanh nghiệp.
Các dự án đầu tư của doanh nghiệp nhằm vào mục tiêu chính sau đây:
Cực đại lợi nhuận hoặc cực tiểu chi phí: Có thể nói mục tiêu cực đại lợinhuận được coi là mục tiêu quan trọng và phổ biến nhất đối với doanh nghiệp Tuynhiên khi sử dụng mục tiêu này đòi hỏi phải đảm bảo tính chắc chắn của các chỉ tiêulợi nhuận thu được theo dự kiến của dự án đầu tư qua các năm Yêu cầu này trongthực tế gặp nhiều khó khăn khi thực hiện, vì tình hình của thị trường luôn luôn biếnđộng và việc dự báo chính xác về lợi nhuận cho hàng chục năm sau là rất khó khăn
Cực đại khối lượng hàng hóa sản xuất và bán ra trên thị trường của doanhnghiệp: Mục tiêu này thường được dùng khi các yếu tố tính toán theo mục tiêu lợinhuận không được đảm bảo chắc chắn Tuy nhiên mục tiêu này cũng phải có mụcđích cuối cùng là thu được lợi nhuận tối đa theo con đường cực đại hóa khối lượnghàng hóa bán ra trên thị trường, vì mức lợi nhuận tính cho một sản phẩm có thểthấp, nhưng do khối lượng sản phẩm bán ra trên thị trường lớn, nên tổng lợi nhuậnthu được cũng sẽ lớn Vấn đề còn lại ở đây là doanh nghiệp phải đảm bảo mứcdoanh lợi của đồng vốn phải đạt mức yêu cầu tối thiểu
Cực đại giá trị tài sản của các cổ đông tham gia vào dự án đầu tư đượctính theo giá thị trường: Trong kinh doanh có hai vấn đề cơ bản được các nhà kinhdoanh luôn luôn quan tâm đó là lợi nhuận dài hạn và sự ổn định của kinh doanh, ởđây sự ổn định luôn luôn gắn liền với mức độ rủi ro Hai mục tiêu này trong thực tếthường mâu thuẫn với nhau, vì muốn thu được lợi nhuận càng lớn thì càng phảichấp nhận mức rủi ro càng cao, tức là mức ổn định càng thấp
Để giải quyết mâu thuẫn này các nhà kinh doanh đã áp dụng mục tiêu kinh doanh
“Cực đại giá trị tài sản của các cổ đông tính theo giá trên thị trường” hay là cực đạigiá trị trên thị trường của các cổ phiếu hiện có, vì giá trị của một cổ phiếu ở mộtcông ty nào đó trên thị trường phản ánh không những mức độ lợi nhuận mà cònmức độ rủi ro hay ổn định của các hoạt động kinh doanh của các công ty Vì vậythông qua giá trị cổ phiếu trên thị trường có thể phối hợp hai mục tiêu lợi nhuận vàrủi ro thành một đại lượng để phân tích phương án kinh doanh, trong đó có cả dự ánđầu tư
Đạt được mức thỏa mãn nào đó về hiệu quả tài chính của dự án.
Duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp trong tình hình cạnh tranh hay phục hồidoanh nghiệp để doanh nghiệp thoát ra khỏi nguy cơ suy thoái
Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận cực đại trong thực tế còn tồn tại một mục tiêu thứ haikhông kém phần quan trọng, đó là duy trì sự tồn tại lâu dài và an toàn cho doanhnghiệp hay dự án đầu tư Trong trường hợp này các nhà kinh doanh chủ trương đạt
Trang 12được một mức độ thỏa mãn nào đó của doanh nghiệp về lợi nhuận, nhưng đảm bảođược sự tồn tại lâu dài và an toàn cho doanh nghiệp còn hơn là chạy theo lợi nhuậncực đại nhưng có nhiều nguy cơ rủi ro và phá sản Quan điểm này có thể được ápdụng để phân tích và quyết định một dự án đầu tư.
Đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín phục vụ đối với kháchhàng và khả năng cạnh tranh để mở rộng thị trường tiêu thụ, chiếm lĩnh thị trườngnhiều hơn, nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
Đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩmhoặc mở rộng thị trường tiêu thụ, đón đầu nhu cầu mới sẽ xuất hiện trên thị trường,tăng thêm độc quyền doanh nghiệp
Đầu tư để liên doanh với nước ngoài nhằm tranh thủ công nghệ mới và mởrộng thị trường xuất khẩu
Đầu tư để cải thiện điều kiện lao động của doanh nghiệp, bảo đảm yêu cầubảo vệ môi trường theo yêu cầu của pháp luật
1.1.2 Các hình thức đầu tư.
Đầu tư gián tiếp:
Là hình thức bỏ vốn vào hoạt động kinh tế nhằm đem lại hiệu quả cao cho bảnthân người có vốn cũng như cho xã hội Những người bỏ vốn không trực tiếp thamgia quản lý hoạt động đầu tư hay họ không biết đến mục tiêu của hoạt động đầu tư.Trong đầu tư gián tiếp người đầu tư không biết vốn của mình được sử dụng ở đâu,như thế nào Hoạt động đầu tư gián tiếp thường được biểu hiện dưới nhiều hình thứckhác nhau như mua cổ phiếu (nhưng không tới mức để tham gia quản lý doanhnghiệp), tín phiếu, tín dụng…
Đầu tư gián tiếp là một hình thức khá phổ biến hiện nay do chủ đầu tư không
có điều kiện và khả năng tham gia đầu tư trực tiếp nên họ chọn hình thức này Mặtkhác hình thức này đầu tư ít rủi ro
Đầu tư trực tiếp:
Là hình thức đầu tư mà người có vốn tham gia trực tiếp vào hoạt động và quản
lý hoạt động đầu tư Họ biết được mục tiêu cũng như phương thức hoạt động kinh tếcủa vốn họ bỏ ra Hình thức đầu tư trực tiếp thường được biểu hiện dưới các hìnhthức sau: liên doanh, các công ty cổ phần…
Đầu tư trực tiếp gồm có hai nhóm: đầu tư chuyển dịch và đầu tư phát triển
Đầu tư chuyển dịch: Có nghĩa sự chuyển dịch vốn đầu tư từ nơi này sang nơi
khác theo cơ chế thị trường của tài sản được chuyển dịch Hay chính là việc mua lại
cổ phần trong một doanh nghiệp, xí nghiệp, công ty nào đó Việc chuyển dịch nàykhông làm ảnh hưởng đến vốn của doanh nghiệp, nhưng có khả năng tạo ra nănglực quản lý, sản xuất mới Việc tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp ở nước tahiện nay là một hình thức đầu tư chuyển dịch
Trang 13Đầu tư phát triển: Là hình thức đầu tư quan trọng và chủ yếu, người có vốn
(cá nhân, tập thể, Nhà nước) gắn liền với kinh tế của hoạt động đầu tư Hoạt độngđầu tư theo hình thức này nhằm nâng cao năng lực của các cơ sở sản xuất hiện cótheo hướng số lượng và chất lượng tạo ra năng lực sản xuất mới Đây chính là hìnhthức tái sản xuất mở rộng và cũng là hình thức đầu tư quan trọng tạo ra việc làmmới, sản phẩm mới và thúc đẩy sản xuất phát triển
1.1.3 Trình tự đầu tư và xây dựng.
Theo Nghị định của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư vàxây dựng Trình tự đầu tư xây dựng gồm 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Giai đoạn thực hiện đầu tư
Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng
1.1.3.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Giai đoạn này tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại của các giaiđoạn sau Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư vấn đề chất lượng, sự chính xác của cáckết quả nghiên cứu, việc tính toán và lập dự toán là quan trọng nhất Tổng chi phícho giai đoạn chuẩn bị đầu tư chiếm 0,5% đến 15% vốn đầu tư Thực hiện tốt côngtác chuẩn bị đầu tư sẽ tạo tiến đề cho các giai đoạn tiếp theo đạt hiệu quả kinh tế(đúng tiến độ, tránh phá đi làm lại, tránh chi phí không cần thiết), tạo điều kiện choquá trình hoạt động của dự án được thuận lợi, nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư và cólãi Tất cả các công trình chuẩn bị đầu tư đều phải trải qua giai đoạn chuẩn bị đầu tư
và chuẩn bị chu đáo các công tác sau đây:
1 Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô xây dựng công trình
2 Tiến hành tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước hoặc ngoài nước để tìmnguồn cung ứng vầt tư, thiết bị tiêu thụ sản phẩm, khả năng có thể huy động cácnguồn vốn để đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư
3 Điều tra khảo sát địa điểm xây dựng
1.1.3.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư.
Dự án được thực hiện phải đảm bảo hiệu quả đầu tư sao cho trong thời gian làngắn nhất, chi phí là nhỏ nhất Trong giai đoạn này chi phí phải bỏ ra từ 85% đến99% vốn đầu tư và ứ đọng trong suốt những năm thực hiện đầu tư Do đó để rút
Trang 14ngắn thời gian là vấn đề quan trọng và cần thiết nhằm hạn chế các thiệt hại như ứđọng vốn, hư hỏng vật liệu do thời tiết hoặc thi công dở dang…Thời gian thực hiệnđầu tư phụ thuộc rất nhiều vào công tác chuẩn bị đầu tư, vào việc quản lý thực hiệnđầu tư và quản lý thực hiện các hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến kết quảcủa quá trình thực hiện đầu tư Giai đoạn thực hiện đầu tư giữ vai trò quyết địnhtrong việc thực hiện quá trình đầu tư nhằm vật chất hóa vốn đầu tư thành tài sản cốđịnh cho nền kinh tế quốc dân.
1 Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước
2 Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên
3 Thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện kế hoạch tái định cư
và phục hồi, chuẩn bị mặt bằng xây dựng (nếu có)
4 Mua sắm thiết bị và công nghệ
5 Thực hiện việc khảo sát, thiết kế xây dựng
6 Thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán và dự toán côngtrình
7 Tiến hành thi công xây lắp công trình
8 Kiểm tra và thực hiện các hơp đồng
9 Quản lý kỹ thuật, chất lượng thiết bị và chất lượng công trình
10 Vận hành thử, nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư, bàn giao và thực hiệnbảo hành sản phẩm
1.1.3.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Giai đoạn vận hành các kết quả của giai đoạn thực hiện đầu tư nhằm đạt đượcmục tiêu của dự án Nếu các kết quả của giai đoạn thực hiện đầu tư tạo thành đảmbảo tính đồng bộ, chất lượng tốt, dừng tiến độ, tại địa điểm thích hợp với quy mô tối
ưu thì hiệu quả hoạt động của các kết quả này và mục tiêu của dự án chỉ còn phụthuộc trực tiếp vào việc tổ chức quản lý hoạt động các kết cấu đầu tư Thực hiện tốtgiai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quátrình tổ chức quản lý, khai thác Nội dung công việc của giai đoạn kết thúc xâydựng đưa công trình vào khai thác sử dụng bao gồm:
1 Nghiệm thu bàn giao công trình
2 Thực hiện việc kết thúc xây dựng
3 Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình
4 Bảo hành công trình
5 Quyết toán vốn đầu tư
6 Phê duyệt dự toán
Công trình chỉ được bàn giao toàn bộ cho người sử dụng khi đã xây lắp hoàn chỉnhtheo thiết kế được duyệt và nghiệm thu đạt chất lượng Hồ sơ bàn giao phải đầy đủtheo quy định và phải nộp lưu trữ theo các quy định pháp luật về lưu trữ Nhà nước
Trang 15Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng xây dựng chỉ được chấm rứt hoàn toàn khi hếtthời hạn bảo hành công trình.
Sau khi nhận bàn giao công trình chủ đầu tư có trách nhiệm khai thác , sửdụng đầy đủ năng lực công trình, hoàn thiện tổ chức và phương pháp quản lý nhằmphát huy đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đã đề ra trong phương án
1.1.4 Khái quát về vốn đầu tư.
1.1.4.1 Nguồn hình thành vốn đầu tư
Vốn đầu tư là số tiền tích lũy được trong các họat động sản xuất kinh doanhcủa các cá nhân, tổ chức, nhà nứơc, tiền tích lũy của xã hội, tiền tích lũy của nhândân và các nguồn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quátrình tái sản xuất nhằm duy trì nguồn lực sẵn có hay tạo ra năng lực sản xuất mới.Vốn đầu tư này bao gồm vốn tự có và vốn đi vay (kể cả trong nước và ngoài nước)
1.1.4.2 Vai trò của vốn đầu tư.
Trong điều kiện nền sản xuất hàng hóa, mọi hoạt động sản xuất kinh doanhmuốn hoạt động đựợc phải có vốn đầu tư Trong nền kinh tế thị trường vốn đầu tưluôn là vấn đề quan tâm của mọi loại hình doanh nghiệp
Đối với họat động của các doanh nghiệp mới thành lập, vốn đầu tư đựợc dùng
để tạo lập cơ sở vật chất kĩ thuật ban đầu như: nhà xưởng, mua sắm thiết bị, nguyênvật liệu, trả lương cho công nhân… trong thời kỳ sản xuất kinh doanh
Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, vốn đầu tư được dùng để trang bịthêm máy móc thiết bị, xây dựng thêm nhà xưởng, tăng thêm nguồn vốn lưu độngnhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hiện có, sữa chữa hoặc mua sắm tài sản
cố định, thay thế các tài sản cố định đã hỏng hao mòn bằng các tài sản cố định mới
1.1.4.3 Thành phần vốn đầu tư.
Xét theo góc độ vốn cố định, vôn lưu đông
Hai thành phần chính của vốn đầu tư thuộc dự án đầu tư là:
Vốn cố định: là biểu hiền bằng tiền của tài sản cốn cố định Hay vốn cố định là một
bộ phận của vốn đầu tư của doanh nghiệp ứng ra để mua sắm máy móc thiết bị, xâydựng công trình
Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động.hay vốn lưu động là một
bộ phận của vốn đầu tư được doanh nghiệp ứng ra để mua sắm tài sản lưu động phục
vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.Theo hình thái biểu hiện, vốn lưu động được chia làm hai loại: vốn hiện vật, vốn bằngtiền
Xét theo góc độ thành phần của tổng mức đầu tư hay dự toán.
Trang 16Tổng vốn đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồithường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phi quan lí dự án; chi phi tư vấn; chiphi khác và chi phí dự ph̀òng
V = GXD + GTB + GGPMB+ GQLDA + GTV +GK + GDP
Trong đó:
V: Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình Tổng mức đầu tư
là chi phí dự tính để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, được tính toán vàxác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nội dung
dự án và thiết kế cơ sở; đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, tổngmức đầu tư đồng thời là dự toán xây dựng công trình được xác định phù hợp với nộidung báo cáo kinh tế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công
GXD : Chi phí xây dựng của dự án bao gồm: Chi phí phá và tháo dỡ các côngtrình xây dựng; chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng các công trình,hạng mục công trình chính, công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chiphí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công
GTB : Chi phí thiết bị của dự án bao gồm: Chi phí mua sắm thiết bị côngnghệ (kể cả thiết bị công nghệ cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyểngiao công nghệ; chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị; chi phí vậnchuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế, phí và các chi phí có liên quan khác
GGPMB : chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm: Chi phí bồithường nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất và các chi phí bồi thường khác; cáckhoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đếnbồi thường giải phóng mặt bằng của dự án; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng; chi phí chi trả cho phần hạtầng kỹ thuật đã đầu tư
GQLDA : chi phí quản lý dự án là các chi phí cần thiết cho chủ đầu tư để tổchức quản lý việc thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự
án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vàokhai thác sử dụng
GTV: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: Chi phí lập nhiệm vụ khảo sátxây dựng; Chi phí khảo sát xây dựng; Chi phí lập báo cáo đầu tư, lập dự án hoặc lậpbáo cáo kinh tế - kỹ thuật; Chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án;Chi phí thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc; Chi phí thiết kế xây dựng côngtrình; Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chi phí thẩm tratổng mức đầu tư, dự toán công trình; Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển,
hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ
dự thầu để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; Chi phí giám sát khảo sátxây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị; Chi phí lập báo cáođánh giá tác động môi trường; Chi phí lập định mức xây dựng, đơn giá xây dựng
Trang 17công trình; Chi phí kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình; Chi phí quản lýchi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán công trình, định mức xây dựng,đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng trong hoạt động xây dựng,… Chi phí tư vấnquản lý dự án (trường hợp thuê tư vấn); Chi phí thí nghiệm chuyên ngành; Chi phíkiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủđầu tư; Chi phí kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực vàchứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình; Chi phí giám sát, đánh giá dự ánđầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn); Chi phí quy đổi chi phí đầu tưxây dựng công trình về thời điểm bàn giao, đưa vào khai thác sử dụng; Chi phí thựchiện các công việc tư vấn khác.
GK : chi phí khác là những chi phí không thuộc các nội dung quy định tạiđiểm nêu trên nhưng cần thiết để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, baogồm: Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; Chi phí bảo hiểm công trình; Chi phí dichuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường; Chi phí đăng kiểmchất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình; Chi phí đảm bảo an toàn giaothông phục vụ thi công các công trình; Chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật bị ảnhhưởng khi thi công công trình; Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toánvốn đầu tư; Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưuđộng ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vaytrong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quytrình công nghệ trước khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm thu hồi được; Các khoản phí
và lệ phí theo quy định; Một số khoản mục chi phí khác
GDP : chi phí dự phòng: Là khoản chi phí để dự trù cho các khối lượng phátsinh các yếu tố trượt giá và những công việc chưa lường trước được trong quá trìnhthực hiện dự án
1.1.4.4 Phân loại vốn đầu tư.
Vốn ngân sách Nhà nước: Nguồn vốn ngân sách được hình thành từ thu nhập
quốc dân, vốn Chính phủ vay nước ngoài để đầu tư, vốn viện trợ Vốn ngân sáchNhà nước được đầu tư cho những công trình sản xuất then chốt của nền kinh tế,những công trình kết cấu hạ tầng, một số công trình và sự nghiệp văn hóa – xã hội,khoa học – kỹ thuật quan trọng, công trình an ninh quốc phòng và quản lý Nhànước
Vốn tín dụng đầu tư: bao gồm vốn tín dụng đầu tư Nhà nước và vốn tín dụng đầu
tư Ngân hàng những công trình thuộc các mục tiêu trọng điểm của Nhà nước thìđược ưu tiên vay tín dụng đầu tư với lãi suất khuyến khích
Vốn vay nước ngoài: là vốn được hình thành từ vốn do Chính phủ vay theo hợp
đồng ký kết với nước ngoài; vốn do các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ trực tiếpvay của các tổ chức, cá nhân nước ngoài; vốn do ngân hàng đầu tư phát triển đi vay
Trang 18Vốn vay nước ngoài của các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ do đơn vị tự đi vay,
tự đi trả nợ và lãi vay cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài
Vốn viện trợ: là vốn của Chính phủ, các tổ chức và các cá nhân nước ngoài tài trợ
dưới hình thức cho không để thực hiện các dự án xây dưng cơ bản Vốn này đượcghi vào ngân sách Nhà nước để quản lý, sử dụng theo mục đích, đối tượng quy chếquản lý đầu tư của Nhà nước
Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài: là số vốn của các tổ chức, cá nhân nước
ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam bằng ngoại tệ hoặc bất kỳ tài sản nào được Chínhphủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lậpcác doanh nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy địnhcủa Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Vốn huy động của nhân dân và các thành phần kinh tế khác: vốn huy động có thể
là tiền, nguyên vật liệu hoặc công lao động được sử dụng vào các công trình, lĩnhvực đem lại lợi ích thiết thực cho bản thân người góp vốn
1.1.4.5 Hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư.
Hiệu quả vốn đầu tư là kết quả của việc so sánh giữa kết quả đầu ra và chiphí đầu vào của quá trình đầu tư Hay nói cách khác là kết quả so sánh giữa lợi íchthu được và chi phí đầu tư bỏ ra
Hiệu quả vốn đầu tư được thể hiện ở nhiều mặt: Về mặt chính trị, về mặtkinh tế, về mặt xã hội, về mặt môi trường… trong các mặt này có cái có thể đolường được bằng số lượng cụ thể nhưng cũng có những mặt không thể đo lườngđược Vì vậy nói đến hiệu quả của vốn đầu tư phải xét đến mọi yếu tố của nền kinh
tế quốc dân, đánh giá toàn diện mọi mặt phát triển của xã hội
1.2 Dự án đầu tư xây dựng công trình.
1.2.1 Một số lý luận chung về dự án đầu tư
1.2.1.1 Sự cần thiết phải đầu tư theo dự án
Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn vào một lĩnh vực sản xuất, kinh doanhdịch vụ nhằm thu được lợi nhuận Các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụnày chịu sự tác động của nhiều yếu tố từ môi trường bên ngoài: môi trường chínhtrị, kinh tế -xã hội … hay còn được gọi là môi trường đầu tư Mặt khác các hoạtđộng đầu tư là các hoạt động cho tương lai, do đó nó chứa đựng bên trong rất nhiềuyếu tố bất định Đó chính là các yếu tố làm cho dự án có khả năng bất bại, làm xuấthiện các yếu tố rủi ro, không chắc chắn và đồng thời nó cũng là nguyên nhân làmcho các nhà đầu tư có vốn lựa chọn hình thức đầu tư gián tiếp thong qua các cơquan kinh doanh tiền tệ, mặc dù họ biết lãi suất được từ hình thức đầu tư gián tiếpthấp hơn so với hình thức đầu tư trực tiếp
Trang 19Vì vậy trong hoạt động đầu tư việc phân tích và đánh giá đầy đủ trên nhiềukhía cạnh khác nhau là việc làm hết sức quan trọng Việc phân tích phải được thựchiện một cách đầy đủ, thu nhận các thông tin về hoạt động kinh tế sẽ được tiến hànhđầu tư, kể cả thông tin quá khứ, thông tin hiện tại và các dự kiến cho tương lai Sựthành công hay thất bại của một dự án đầu tư được quyết định từ việc phân tích cóchính xác hay không Thực chất của việc phân tích này là lập dự án đầu tư Có thểnói dự án đầu tư được soạn thảo tốt là cơ sở vững chắc cho việc thực hiện các côngcuộc đầu tư đạt hiệu quả kinh tế - xã hội mong muốn hầu hết các ước trên thế giớiđều tiến hành hoạt động đầu tư dưới hình thức các dự án đầu tư.
1.2.1.2 Khái niệm dự án đầu tư
Khái niệm dự án đầu tư xây dựng công trình (theo luật xây dựng):
Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏvốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mụcđích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụtrong một thời hạn nhất định
Theo một quan điểm khác thì dự án đầu tư là tổng thể các giải pháp nhằm sử dụngcác nguồn tài nguyên hữu hạn sẵn có để tạo ra những lợi ích thiết thực cho nhà đầu
tư và cho xã hội
Dự án đầu tư có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau:
Xét trên tổng thể chung của quá trình đầu tư: Dự án đầu tư có thể được hiểunhư là kế hoạch chi tiết triển khai các hoạt động đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đã
đề ra trong một khoảng thời gian nhất định, hay đó là một công trình cụ thể thựchiện các hoạt động đầu tư
Xét về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một
cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt đượcnhững kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai
Xét trên góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ hoạch định việc sửdụng vốn, vật tư, lao động nhằm tạo ra những sản phẩm mới cho xã hội
Xét trên góc độ kế hoạch hoá: Dự án đầu tư là kế hoạch chi tiết để thực hiệnchương trình đầu tư xây dựng nhằm phát triển kinh tế xã hội làm căn cứ cho việc raquyết định đầu tư và sử dụng vốn đầu tư
Xét trên góc độ phân công lao động xã hội: Dự án đầu tư thể hiện sự phâncông, bố trí lực lượng lao động xã hội nhằm giải quyết mối quan hệ giữa các chủ thểkinh tế khác nhau với xã hội trên cơ sở khai thác các yếu tố tự nhiên
Xét về mặt nội dung: Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động cụ thể, cómối quan hệ biện chứng, nhân quả với nhau để đạt được mục đích nhất định trongtương lai
1.2.1.3 Vai trò của dự án đầu tư
Dự án đầu tư có vai trò quan trọng như sau:
Trang 20Là phương tiện để tìm đối tác trong và ngoài nước liên doanh bỏ vốn đầu tư
Là phương tiện thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ trong và ngoài nướctài trợ cho vay vốn
Là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư, theo dõi đôn đốc quá trìnhthực hiện và kiểm tra quá trình thực hiện dự án
Là văn kiện cơ bản để các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, phê duyệt, cấpgiấy phép đầu tư
Là căn cứ quan trọng để theo dõi đánh giá và điều chỉnh kịp thời những tồnđọng và vướng mắc trong quá trình thực hiện và khai thác công trình
Báo cáo nghiên cứu khả thi có tác dụng tích cực để giải quyết những vấn đềnảy sinh trong quan hệ giữa các bên có liên quan đến thực hiện dự án
Báo cáo nghiên cứu khả thi là căn cứ quan trọng để xem xét, xử lý hài hòamối quan hệ về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia liên doanh, giữa liên doanh
và Nhà nước Việt nam Và đây cũng là cơ sở pháp lý để xét xử khi có tranh chấpgiữa các bên tham gia liên doanh
Báo cáo nghiên cứu khả thi c̀n là căn cứ quan trọng để xây dựng hợp đồngliên doanh, soạn thảo điều luật của doanh nghiệp liên doanh
Với những vai trò quan trọng như vậy không thể coi việc xây dựng một dự án đầu
tư là việc chiếu lệ để đi tìm đối tác, xin cấp vốn, vay vốn, xin giấy phép mà phải coiđây là một công việc nghiên cứu bởi nó xác định rõ ràng quyền lợi, nghĩa vụ củachính bản thân đơn vị lập dự án trước Nhà nước và nhân dân
1.2.1.4 Yêu cầu đối với dự án đầu tư
Một dự án đầu tư để đảm bảo tính khả thi cần đáp ứng được yêu cầu sau:
Tính khoa học và hệ thống: Đ̀i hỏi những người soạn thảo dự án phải có quátrình nghiên cứu thật tỉ mỉ và kỹ càng, tính toán cẩn thận chính xác từng nội dung
cụ thể của dự án Đặc biệt có những nội dung rất phức tạp như phân tích tài chính,phân tích kỹ thuật…đồng thời rất cần sự tư vấn của các cơ quan chuyên môn vềdịch vụ đầu tư giúp đỡ
Tính pháp lý: Các dự án đầu tư cần có cơ sở pháp lý vững chắc tức là phảiphù hợp với chính sách và pháp luật Nhà nước Do đó, trong quá trình soạn thảo dự
án phải nghiên cứu kỹ chủ trương đường lối chính sách của Nhà nước và các vănbản quy chế liên quan đến hoạt động đầu tư
Tính đồng nhất: Đảm bảo tính đồng nhất của các dự án đầu tư thì các dự ánđầu tư phải tuân thủ các quy định chung của các cơ quan chức năng về hoạt độngđầu tư kể cả các quy định về thủ tục đầu tư Đối với các dự án quốc tế còn phải tuânthủ những quy định chung mang tính quốc tế
Tính hiện thực (tính thực tiễn): Để đảm bảo tính thực tiễn các dự án phảiđược nghiên cứu và xác đinh trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện,hoàn cảnh cụ thể có liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới hoạt động đầu tư Việc
Trang 21chuẩn bị kỹ càng có khoa học sẽ giúp thực hiện dự án có hiệu quả cao nhất và giảmtới mức tối thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình đầu tư
1.2.2 Nội dung các giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình
1.2.2.1 Báo cáo đầu tư xây dựng công trình
Nghiên cứu lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình đối với các dự án đặc biệtquan trọng, có ý nghĩa quốc gia về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng Các dự ánthuộc nhóm này do Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ
ra quyết định đầu tư
Nội dung Báo cáo đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi và khókhăn, chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có
Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng, các hạng mục côngtrình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác, dự kiến vềđịa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất
Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật, các điều kiện cung cấp vật
tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật, phương án giải phóngmặt bằng, tái định cư nếu có, các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái,phòng chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng
Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiện dự án,phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân
kỳ đầu tư nếu có Mục đích, nhiệm vụ, phương pháp thực hiện
Nhiệm vụ của giai đoạn lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình là thu thậpcác tài liệu về kinh tế, về các điều kiện tự nhiên (địa hình, địa chất, thủy văn, vậtliệu xây dựng… ), và về môi trường của khu vực dự kiến cho công trình giao thông
Mục đích là nghiên cứu, tính toán, sơ bộ đánh gía về:
+ Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng (hoặc cải tạo, nâng cấp) công trìnhgiao thông
+ Các thuận lợi khó khăn có thể gặp
+ Sơ bộ xác định vị trí tuyến, quy mô công trình
+ Ước tính tổng mức đầu tư, tìm kiếm nguồn vốn.về mặt kinh tế - xã hộicủa dự án
Phương pháp thực hiện về cơ bản ở giai đoạn lập báo cáo đầu tư xây dựngcông trình chủ yếu chỉ dựa vào bản đồ tỷ lệ có sẵn và các tài liệu thu thập được ởtrong phòng, kết hợp với việc thị sát trên thực địa để tính toán, nghiên cứu, thiết kếcác nội dung theo yêu cầu
1.2.2.2 Nội dung lập dự án đầu tư xây dựng công trình
Nghiên cứu lập dự án đầu tư đối với các dự án thuộc nhóm A, B, C
Trang 22Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm 3 phần là thuyết minh dự án , thiết kế cơ
sở và tài liệu tổng mức đầu tư
Nội dung của thuyết minh dự án:
Sự cần thiết và mục tiêu của đầu tư, đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụsản phẩm đối với dự án sản xuất, kinh doanh hình thức đầu tư xây dựng công trình,địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất, điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu
và các yếu tố đầu vào khác
Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trìnhbao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác; phân tích lựachọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất
Các giải pháp thực hiện bao gồm: Phương án giải phóng mặt bằng, tái định
cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có; các phương án thiết kếkiến trúc đối với công trình đô thị và các công trình có yêu cầu kiến trúc; phương ánkhai thác dự án và sử dụng lao động; phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện vàhình thức quản lý dự án
Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng, chống cháy, nổ và cácyêu cầu về an ninh, quốc phòng
Nội dung của thiết kế cơ sở của dự án:
Nội dung phần thiết kế cơ sở của dự án phải thể hiện được giải pháp thiết kếchủ yếu, bảo đảm đủ điều kiện để xác định tổng mức đầu tư và triển khai các bướcthiết kế tiếp theo, bao gồm thuyết minh và các bản vẽ
Thuyết minh thuyết kế cơ sở được trình bày riêng hoặc trình bày trên các bản vẽ để diễn giải thiết kế với các nội dung sau:
Tóm tắt nhiệm vụ thiết kế; giới thiệu tóm tắt mối liên hệ của công trình vớiquy hoạch xây dựng tại khu vực; các số liệu về điều kiện tự nhiên, tải trọng và tácđộng danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng
Thuyết minh công nghệ: Giới thiệu tóm tắt phương án công nghệ và sơ đồcông nghệ; danh mục thiết bị công nghệ với các thông số kỹ thuật chủ yếu liênquan đến thiết kế xây dựng
Thuyết minh xây dựng:
+ Khái quát về tổng mặt bằng: Giới thiệu tóm tắt đặc điểm tổng mặt bằng,cao độ và toạ độ xây dựng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, diện tích sử dụng đất, diệntích xây dựng, diện tích cây xanh, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, cao độ sannền và các nội dung cần thiết khác
+ Đối với công trình xây dựng theo tuyến: Giới thiệu tóm tắt đặc điểmtuyến công trình, cao độ và toạ độ xây dựng, phương án xử lý các chướngngại vật chính trên tuyến, hành lang bảo vệ tuyến và các đặc điển khác củacông trình nếu có
Trang 23+ Đối với công trình có yêu cầu kiến trúc: Giới thiệu tóm tắt mối liên
hệ của công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực và các công trình lâncận, ý tưởng của phương án thiết kế kiến trúc, màu sắc của công trình, các giảipháp thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường, văn hoá, xã hội tạikhu vực xây dựng
+ Phần kỹ thuật: Giới thiệu tóm tắt đặc điểm địa chất công trình,phương án gia cố nền, móng, các kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹ thuật và
hạ tầng kỹ thuật của công trình, san nền đào đắp đất; giới thiệu tóm tắtphương án ph̀òng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường; dự tính khối lượng cáccông tác xây dựng, thiết bị để lập tổng mức đầu tư và thời gian xây dựng côngtrình
Các bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:
Bản vẽ công nghệ thể hiện sơ đồ dây chuyền công nghệ với các thông số
kỹ thụât chủ yếu
Bản vẽ xây dựng thể hiện các giải pháp về tổng mặt bằng, kiến trúc, kết cấu,
hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật công trình với các kích thước và khối lượngchủ yếu, các mốc giới, toạ độ và cao độ xây dựng
Bản vẽ sơ đồ hệ thống phòng chống cháy, nổ
Tổng mức đầu tư của dự án.
Khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo chế độ
Phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn
Các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội
Hiệu quả xã hội của dự án
Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình có mục đích sản xuất kinh doanh thìtuỳ theo tính chất, nội dung của dự án có thể giảm bớt một số nội dung thiết kế cơ
sở nhưng phải bảo đảm yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, xác định được tổng mứcđầu tư và tính toán được hiệu quả đầu tư củả dự án
Mục đích, nhiệm vụ, phương pháp thực hiện:
Nhiệm vụ của giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông làthu thập tài liệu, tính toán, nghiên cứu nhằm mục đích:
+ Xác định sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình
+ Lựa chọn hình thức đầu tư
+ Xác định cụ thể phạm vi bố trí công trình
+ Xác định quy mô công trình, lựa chọn phương án tuyến và công trình tối
ưu
+ Đề xuất các giải pháp thiết kế thích hợp
+ Tính tổng mức đầu tư và đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng công trình
Trang 24 Phương pháp thực hiện: ngoài việc dựa vào bản đồ và các tài liệu thu thậptrong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình còn phải tiến hành các côngtác khảo sát, thăm dò, điều tra thực địa… để lấy tài liệu nghiên cứu, lập dự án
1.2.2.3 Báo cáo kinh - tế kỹ thuật xây dựng công trình.
Đối với các dự án đầu tư có quy mô nhỏ, yêu cầu kỹ thuật đơn giản thì chỉ lậpbáo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình
Nội dung của báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình bao gồm:
Sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng công trình
Địa điểm xây dựng
Quy mô, công suất, cấp công trình
Nguồn kinh phí xây dựng công trình
Thời hạn xây dựng
Hiệu quả công trình
Phòng, chống cháy, nổ
Bản vẽ thiết kế thi công và dự toán công trình
Hồ sơ báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình
Đơn của chủ đầu tư
Bản báo cáo đầu tư
Một số căn cứ pháp lý cần thiết tối thiểu
Các ý kiến của các cơ quan và các tổ chức có liên quan nếu cần thiết
1.2.3 Trình tự lập dự án đầu tư
1.2.3.1 Cử chủ nhiệm dự án đầu tư
Khi chủ đầu tư sử dụng bộ máy của mình để lập dự án thì chỉ cần chỉ định chủnhiệm dự án Nếu chủ đầu tư thuê cơ quan tư vấn đầu tư lập dự án thì cơ quan này
cử chủ nhiệm dự án và cần thống nhất với chủ đầu tư
Chủ nhiệm dự án là người chịu trách nhiệm chính về chất lượng dự án, tiến độlập dự án và là người điều hành toàn bộ quá trình lập dự án
Chủ nhiệm dự án có thể thay mặt chủ đầu tư, thay mặt cơ quan tư vấn đầu tư
để trình bày, bảo vệ dự án trước các cơ quan thẩm định nếu được uỷ nhiệm
Chủ nhiệm dự án phải là người có trình độ tổng hợp, có kinh nghiệm lập dự án
và là người có uy tín trong ngành chuyên môn liên quan đến dự án
Chủ nhiệm dự án cần phải được lựa chọn cẩn thận ngay từ đầu và không nênthay đổi nửa chừng vì kinh nghiệm cho thấy mỗi lần thay đổi chủ nhiệm dự án sẽgây ra rất nhiều khó khăn, đảo lộn
Cần chú ý rằng chủ nhiệm dự án không phải là một chức danh đại diện mà làmột chức danh vừa mang tính chất lãnh đạo, điều hành, đồng thời là người trực tiếpsoạn thảo những phần quan trọng của dự án và là người trực tiếp đúc kết, viết tổngthuyết minh cũng như bản tóm tắt dự án
Trang 251.2.3.2 Lập nhóm soạn thảo
Chủ nhiệm dự án kiến nghị một danh sách các thành viên và lập một nhómsoạn thảo dự án Tuỳ theo tính chất và quy mô của dự án mà quyết định số lượngcác thành viên, ít nhất cũng phải có các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật, pháp lý Cácchuyên gia được mời có thể cùng cơ quan nhưng cũng có thể từ nhiều cơ quan khácnhau Nhóm soạn thảo do chủ nhiệm dự án đứng đầu
Đối với các dự án lớn trong nhóm soạn thảo có thể cử ra các chủ nhiệm bộmôn
Danh sách nhóm soạn thảo nếu được chủ đầu tư hoặc thủ trưởng cơ quan tưvấn chấp thuận thì càng thuận lợi nhưng tốt hơn hết các thủ trưởng nên dành quyềnrộng rãi cho chủ nhiệm dự án trong việc lựa chọn các dự án
1.2.3.3 Chuẩn bị đề cương
Có hai loại đề cương phải chuẩn bị: Đề cương tổng quát và đề cương chi tiết
Đề cương tổng quát: Bao gồm mục đích, yêu cầu, nội dung cơ bản, thời hạn,
phương thức, các giải pháp chính của dự án, phân công trong nhóm, lịch trình tiếnhành, lịch trình thông qua sơ bộ, thông qua chính thức, hoàn chỉnh hồ sơ Đề cươngtổng quát do chủ nhiệm soạn thảo sau khi đã trao đổi với các chủ nhiệm bộ mônhoặc các chuyên gia chính
Đề cương chi tiết: Do các chủ nhiệm bộ môn hoặc các chuyên gia chính soạn thảo
trên cơ sở đề cương tổng quát bao gồm nội dung, phương pháp thu thập tài liệu, sốliệu, xử lý thông tin, lựa chọn các giải pháp, các phương án, phương pháp tính toán,
so sánh và lịch trình thực hiện
Các đề cương chi tiết phải được chủ nhiệm dự án chấp thuận mới thực hiện
Đối với các dự án lớn có rất nhiều loại đề cương chi tiết khá phức tạp Phải
có các chuyên gia mới soạn thảo được
Để có thể viết được đề cương tổng quát và các đề cương chi tiết trước hếtnhóm soạn thảo cần phải nhận dạng được dự án: Xác định sơ bộ mục đích, quy mô
và các vấn đề kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của dự án, đồng thời phải xác định được vịtrí của dự án, thứ tự ưu tiên của dự án trong chiến lược phát triển kinh tế của Nhànước Qua đó định hướng được công việc nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và từ đómới viết được đề cương
1.2.3.4 Triển khai soạn thảo dự án
Căn cứ vào đề cương chi tiết để thu thập thông tin Trường hợp cần thiết phải
tự điều tra bằng các phương pháp phỏng vấn, lấy mẫu…
Phân tích, xử lý thông tin, dự báo: Việc phân tích xử lý thông tin cũng như dựbáo phải được tiến hành bằng phương pháp khoa học của toán thống kê đồng thờiphải dựa vào các kinh nghiệm của các chuyên gia
Trang 26Lập các phương án, so sánh phương án: Dự án phải đạt được các giải pháp tốtnhất Vì vậy quá trình lập các dự án có thể xem là quá trình lập các phương án và sosánh lựa chọn phương án Mỗi giải pháp nên có tối thiểu hai phương án, qua tínhtoán so sánh chọn lấy một phương án Việc so sánh các phương án với nhau phảidựa vào các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, đảm bảo tính khách quan và tính khả thi.Đúc kết viết tổng kết thuyết minh.
Hoàn chỉnh, lập hồ sơ trình duyệt
Trang 27CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH.
2.1 Phân loại các phương pháp phân tích đánh giá dự án đầu tư.
2.1.1 Các phương pháp phân tích đánh giá các phương án địa điểm xây dựng của dự án đầu tư.
Phương pháp dùng một vài chỉ tiêu tài chính kinh tế tổng hợp kết hợp với một hệ chỉ tiêu bổ sung.
Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp ở đây thường là chi phí (bao gốm chi phí đầu tư bỏ ra mộtlần để xây dựng và khai thác vận hành) chho cả 3 khâu: khâu sản xuất, khâu cungcấp các nhân tố đầu vào và khâu tiêu thụ sản phẩm đầu tính cho một đơn vị côngsuất sản xuất (hay dịch vụ) bé nhất
Các chỉ tiêu bổ sung là các chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển kinh
tế xã hội, điều kiện về bảo vệ môi trường của nơi đặt địa điểm xây dựng
Phương pháp toán quy hoạch tối ưu.
Phương pháp này thường được dùng để chọn địa điểm cho một mạng lưới cơ sở sảnxuất và tiêu thụ, mạng lưới kho tàng và dịch vụ có tính đến phương pháp vậnchuyển hợp lý
Phương pháp dùng chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo để xếp hạng phương án và phương pháp giá trị - giá trị sử dụng.
Phương pháp này được dùng để lựa chọn địa điểm xây dựng cho các dự án đầu tưphục vụ lợi ích công cộng và lấy chất lượng phục vụ là mục tiêu quan trọng
Trong trường hơp các phương án có chất lượng phục vụ khác nhau và có các mứcchi phí khác nhau, người ta thường dùng phương pháp giá trị - giá trị sử dụng để lựachọn địa điểm, ở đây phương án nào cho chỉ tiêu chi phí để đạt được một đơn vị giátrị sử dụng bé nhất là tốt nhất
2.1.2 Các phương pháp phân tích và đánh giá giải pháp xây dựng của dự án đầu tư.
Phương pháp dung một vài chỉ tiêu kinh tế tổng hợp kết hợp với một hhệ chỉ tiêu bổ sung.
Chỉ tiêu tổng hợp ở đây thường là tổng chi phí xây dựng và chi phí sử dụng tính cho
cả đời công trình là bé nhất kèm theo các hiệu quả kinh tế do rút ngắn thời gian xâydựng Các chỉ tiêu phụ ở đây là các chỉ tiêu đánh giá các giải pháp xây dựng, các chỉtiêu về trình độ kỹ thuật, độ bền chắc, các chỉ tiêu về chất lượng sử dụng của giảipháp kết cấu và kiến trúc, về tính công nghệ và giải pháp xây dựng…
Phương pháp giá trị - giá trị sử dụng.
Trang 28Phương pháp này được dùng để lựa chọn các giải pháp vật liệu và kết cấu cũng nhưkiến trúc riêng rẽ khi chúng có giá trị sử dụng khác nhau.
Phương pháp toán quy hoạch tối ưu.
Phương pháp này được dùng để lựa chọn các giải pháp tối ưu về kết cấu xây dựng,
về quy hoạch mặt bằng của công trình, các biện pháp công nghệ cũng như tổ chứcxây dựng
2.1.3 Các phương án phân tích và đánh giá tài chính dự án đầu tư.
Các phương pháp được dùng để phân tích tài chính của dự án đầu tư là cácphương pháp dùng một chỉ tiêu hiệu quả tài chính tổng hợp kết hợp với một vài chỉtiêu hiệu quả tài chính bổ sung do chủ đầu tư quan niệm và lựa chọn
2.1.3.1 Phương pháp đánh giá các dự án đầu tư riêng lẻ với một xác suất kết quả nhất định nào đó.
a Phương pháp tĩnh.
Phương pháp tĩnh không chú ý đến sự biến đổi của các chỉ tiêu tính toán theothời gian của dự án, bao gồm các phương pháp:
Phương pháp so sánh theo chỉ tiêu chi phí
Phương pháp so sánh theo chỉ tiêu lợi nhuận
Phương pháp so sánh theo chỉ tiêu mức doanh lợi của đồng vốn đầu tư
Phương pháp so sánh theo chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn
b Phương pháp động.
Phương pháp động có chú ý đến sự biến động của các chỉ tiêu theo thời giancủa cả đời dự án, còn gọi là phương pháp tài chính toán học, bao gồm các chỉ tiêusau để so sánh:
Trường hợp thị trường vốn hoàn hảo.
Phương pháp dùng chỉ tiêu hiệu số thu chi, còn gọi là giá trị thu lợi thực, giátrị thu nhập dòng, bao gồm:
Hiện giá của hiệu số thu chi
Giá trị tương lai của hiệu số thu chi
Giá trị san đều hàng năm của hiệu số thu chi
Phương pháp dùng chỉ tiêu suất thu lợi nộ tại
Phương pháp dùng chỉ tiêu tỷ số thu chi hay tỷ số lợi ích và chi phí
Trang 292.1.3.2 Phương pháp đánh giá các chương trình đầu tư với một xác suất kết quả nhất định nào đó.
Ở trường hợp này các phương án đầu tư được xem xét bao gồm nhiều dự ánđầu tư gắn liền với chương trình sản xuất cũng như chương trình tài chính, bao gồmcác trường hợp chính sau:
Phương pháp đánh giá lựa chọn tập dự án đầu tư
Phương pháp đánh giá chương trình đầu tư kết hợp với chương trình tài chính.Phương pháp đánh giá chương trình đầu tư kết hợp với chương trình sản xuất
2.1.3.3 Phương pháp đánh giá các dự án đầu tư riêng lẻ và chương trình đầu tư trong điều kiện bất định.
Trong trường hợp này các phương án có thể so sánh không thể biết trước đầy
đủ và các kết quả lựa chọn trong phương án không thể xác định kèm theo các xácsuất xuất hiện khách quan hoặc chỉ dựa trên cac xác suất kết quả dự kiến chủ quan
2.1.4 Các phương pháp đánh giá dự án đầu tư về mặt kinh tế - xã hội.
2.1.4.1 Các phương pháp dùng một chỉ tiêu kinh tế - xã hội tổng hợp kết hợp với một hệ chỉ tiêu hiệu quả bổ sung.
Tính toán các chỉ tiêu động tương tự như khi phân tích tài chính nhưng khôngdùng giá tài chính mà dùng giá kinh tế (giá tham khảo, gia ẩn).Ở đây thường dùngcác chỉ tiêu như: suất thu lợi xã hội, tỷ số lợi ích – chi phí xã hội
Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội theo kiểu thông thường như giátrị sản phẩm gia tăng, mức đóng góp cho ngân sách nhà nước, việc làm và thu nhậpcho nhiều người lao động, tác động đến môi trường …
2.1.4.2 Phương pháp dùng chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo để xếp hạng
phương án và phương pháp “chi phí – hiệu quả kinh tế, xã hội tổng hợp”.
Phương pháp này được dùng để so sánh phương án đầu tư theo nhiều chỉ tiêuhiệu quả kinh tế - xã hội, mà các chỉ tiêu này đều quan trọng và khó chọn được mộtchỉ tiêu riêng lẻ nào đó có thể phản ánh tổng hợp mọi mặt của hiệu quả
2.2 Các quy định chung khi tính toán đánh giá các phương án đầu tư.
2.2.1 Xác định thời kỳ tính toán để so sánh phương án đầu tư.
Thời kỳ tính toán (còn gọi là vòng đời, tuổi thọ, thời kỳ tồn tại) của một dự ánriêng lẻ là khoảng thời gian bị giới hạn bằng thời điểm khởi đầu và thời điểm kếtthúc của dòng tiền tệ của toàn bộ dự án Thời điểm khởi đầu thường được đặc trưngbằng một khoản chi đầu tư ban đầu và thời điểm kết thúc được đặc trưng bằng mộtkhoản thu từ giá trị thu hồi do thanh lý tài sản cố định và các khoản thu hồi vốn lưu
Trang 30động đã bỏ ra ban đầu cần phân biệt thời kỳ tính toán khi xem xét một dự án đầu tưriêng lẻ và thời kỳ tính toán chung để so sánh vài phương án với nhau.
Các nhân tố ảnh hưởng đến thời kỳ tính toán của dự án là:
Ý đồ chiến lược kinh doanh của chủ đầu tư xuất phát từ hiệu quả tài chínhđược tính ra của dự án
Thời hạn khấu hao tài sản cố định do cơ quan tài chính quy định
Nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ( đối với cáccông trình do Nhà nước bỏ vốn)
Tuổi thọ của các giải pháp kỹ thuật (nhà xưởng máy móc) của dự án đầu tưđịnh áp dụng và tốc đọ phát triển của khoa học và công nghệ
Trữ lượng của tài nguyên mà dự án định khai thác
Quy định của pháp lý do luật đầu tư quy định
2.2.2 Một số nguyên tắc chủ yếu của phương pháp phân tích đánh giá các phương án đầu tư.
2.2.2.1 Kết hợp phân tích định tính với phân tích định lượng.
Phân tích định tính dựa trên phân tích và sử dụng các lý luận và kinh nghịệm
đã đúc kết, chưa đi sâu vào các tính toán định lượn Phương pháp này có ưu điểm:
Ngay từ đầu chưa có các tính toán tốn kém đã có thể xác định được tính chất
và định hướng của dự án
Không phải tất cả mọi vấn đề kinh tế - xã hội đều có thể tính toán thành sốlượng cụ thể được và các tính toán định lương thường là rất tốn kém, cho nên phảidựa vào phân tích định tính
Tuy nhiên chỉ dừng lại ở bước phân tích định tính thì các cơ sở khoa học của quyếtđịnh chưa toàn vẹn và chưa được bảo đảm
Phân tích định lượng dựa trên các phép tính về số lượng cụ thể hoặc các công cụtính toán hiệ đại phương pháp này có các ưu điểm:
Trong nhiều trường hợp, với tổng nguồn lực như nhau, nhờ các phươngpháp tính toán định lượng ta sẽ tìm được các phương án có hiệu quả lớn nhất
Các kết quả tính toán định lượng có khi làm thay đổi hẳn chủ trương đầu tưban đầu, ví dụ tính toán định lượng đã phát hiện ra rằng với chủ trương ban đầu làquá tốn kém, vượt quá thực lực của chủ đầu tư
Tuy nhiên việc phân tích định lượng đòi hỏi phải có các số liệu gố bảo đảm chínhxác để tính toán ban đầu Nếu không đảm bảo yêu cầu này thì phương pháp tínhtoán dù chính xác đến mấy vẫn không có ý nghĩa, thậm chí còn có thể gây nên cáctác động nguy hiểm
Trang 312.2.2.2 Kết hợp các chỉ tiêu hiệu quả tính theo số tuyệt đối với các chỉ tiêu hiệu quả tính theo số tương đối.
Các chỉ tiêu hiệu quả tính theo số tuyệt đối như các chỉ tiêu: Tổng lợi nhuậnhàng năm, hiện giá của hiệu số thu chi, các chỉ tiêu hiệu quả tính theo số tương đốinhư các chỉ tiêu: Tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất thu lợi nội tại
Nếu chỉ tiêu tổng lợi nhuận rất lớn, nhưng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận tính chotrường hợp sau khi đã nộp thuế lại bé hơn ngưỡng hiệu quả cho phép, ví dụ lãi suấttrung bình của thị trường vốn, thì phương án vẫn không hiệu quả, vì lẽ không đủtiền lợi nhuận để trả kãi vốn vay, hoặc đem vốn đầu tư tài chính sẽ lợi hơn đầu tưcho dự án sản xuất
Nếu chỉ tiêu tỷ số lợi nhuận rất lớn nhưng tổng số lợi nhuận lại rất bé, thì hiệuquả kinh doanh kém ý nghĩa, vì chỉ tiêu tổng lợi nhuận có đủ lớn thì mới tái sảnxuất và mở rộng kinh doanh được
Cho nên để kết hợp hai loại chỉ tiêu hiệu quả tính theo số tuyệt đối và số tươngđối, có thể rút ra phương án tổng quát để lựa chọn phương án cuối cùng là: Phải ưutiên chọn phương án có chỉ tiêu hiệu quả tính theo số tuyệt đối (như chỉ tiêu tổng lợinhuận, hiện giá của hiệu số thu chi NPV) là lớn nhất, còn chỉ tiêu hiệu quả tính theo
số tương đối (như chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận, suất thu lợi nội tại IRR) chỉ cần đạtngưỡng hiệu quả quy định (nếu các chỉ tiêu hiệu quả tính theo số tương đối nàycũng lớn nhất thì càng tốt) Không bao giờ được phép sử dụng một trong hai chỉ tiêu
kể trên một cách riêng rẽ để lựa chọn phương án
2.2.2.3 Kết hợp các chỉ tiêu về lợi nhuận với các chỉ tiêu về an toàn.
Các chỉ tiêu về lợi nhuận như: Tổng lợi nhuận thu được hàng năm, tỷ suất lợinhuận, hiện gia của hiệu số thu chi (NPW), suất thu lợi nội tại (IRR)
Các chỉ tiêu về an toàn như: Thời hạn thu hồi vốn đầu tư, điểm hòa vốn, khảnăn trả nợ…
Không được sử dụng một trong hai loại chỉ tiêu kể trên một cách riêng rẽ đểlựa chọn phương án, vì chỉ kết hợp hai chỉ tiêu: Lợi nhuận và an toàn mới đảm bảođược tính phát triển bền vững của kinh doanh
2.2.2.4 Phải tôn trọng nguyên tắc so sánh hai bước.
Ở bước thứ nhất phải xét sự đáng giá của các phương án, tức là hiệu quả củacác phương án phải đảm bảo một ngưỡng hiệu quả cho phép
Ở bước thứ hai, phải chọn lấy trong các phương án đáng giá một phương án cóhiệu quả lớn nhất
Như vậy phương án được chọn không phải chỉ là phương án có hiệu quả lớnnhất mà có phải là phương án có hiệu quả đạt mức yêu cầu
Trang 322.2.2.5 Phải đảm bảo tính có thể so sánh được của các phương án.
Các điều kiện có thể đảm bảo cho tính có thể so sánh được của phương án:
Phương pháp tính toán của các phương án phải thốn nhất về các mặt: Hìnhthành số liệu gốc, phương pháp so sánh các chỉ tiêu định mức hiệu quả
Khi muốn so sánh một chỉ tiêu thì chỉ có chỉ tiêu đó thay đổi, còn các chỉtiêu khác phải giữ nguyên và giống nhau, cụ thể là:
+ Khi so ánh về mặt giá trị (chi phí) thì mặt giá trị sử dụng (chất lượng sảnphẩm, công suất, tuổi thọ, độ bền chắc…) của phương án phải giống nhau Nếu ởđây giá trị sử dụng của các phương án khác nhau (một trường hợp phổ biến xảy ratrong thực tế) thì phải đưa các phương án về cùng một mặt bằng giá trị sử dụng nhờmột phương pháp nhất định (trong đó có phương pháp giá trị - giá trị sử dụng)
+ Khi tuổi thọ của các phương án khác nhau thì phải quy về bằng các cáchnhư: Theo luật đầu tư quy định hoặc điều chỉnh thông qua giá trị thu hồi khi đàothải tài sản hoặc tính san đều hàng năm
+ Khi vốn đầu tư của các phương án khác nhau thì phải quy về điều kiện cóthể so sánh được bằng cách so sánh theo hiệu quả của gia cố đầu tư, hoặc cóphương án phụ thêm
2.3 Phương pháp đánh giá các dự án đầu tư riêng lẻ về mặt tài chính.
2.3.1 Khái niệm, mục đích của phân tích tài chính.
2.3.1.1 Khái niệm.
Phân tích tài chính một dự án đầu tư là một quá trình chọn lọc, tìm hiểu vềtương quan của các chỉ tiêu tài chính và đánh giá tình hình tài chính về dụ án đầu tưnhằm giúp các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư có hiệu quả
2.3.1.2 Mục đích của phân tích tài chính.
Các nhà đầu tư luôn mong muốn dự án thành công, phân tích tài chính sẽ giúp
họ nhìn thấy những bước tiến triển của dự án để họ đưa ra các biện pháp thích hợpbằng cách dự tính trước các phương án khác nhau và lựa chọn được phương án cụthể cho dự án của mình
Phân tích tài chính sẽ giúp các nhà đầu tư thấy được hiệu quả của dự án thôngqua việc so sánh giữa mọi nguồn thu của dự án với tổng chi phí hợp lý của dự án.Phân tích tài chính luôn diễn ra từ nghiên cứu tiền khả thi cho đến khi đưacông trình vào vận hành, nên phân tích tài chính sẽ giúp các nhà đầu tư tính đượctương lai khi có sự thay đổi về thu nhập và chi phí để kịp thời điểu chỉnh và rút kinhnghiệm
Trang 33Phân tích tài chính là kế hoạch để trả nợ, bởi nó đưa ra các tiêu chuẩn về hoạtđộng và những cam kết về những hoạt động của mình Người tài trợ căn cứ vào kếtquả phân tích tài chính để đưa ra các quyết định tài trợ tiền (đầu tư vốn) tiếp nữahay không.
2.3.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.
2.3.2.1 Phương pháo dùng nhóm chỉ tiêu tĩnh.
Các chỉ tiêu tĩnh là các chỉ tiêu tính cho một năm của dự án và do đó không kểđến sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian của cả đời dự án cũng như khôngtính đến giá trị của tiền tệ theo thời gian
Các chỉ tiêu này thường được dùng để tính toán giai đoạn nghiên cứu tiền khảthi hoặc cho các dự án bé Sau đay là một số chỉ tiêu hiệu quả chủ yếu:
a Phương pháp so sánh theo chỉ tiêu chi phí.
Theo phương án này phương án tốt nhất là phương án có chi phí tính cho một đơn
vị sản phẩm (Cđ) là bé nhất:
C đ = N1(K.V c R c +V l R l +C n ) min (2.1)
Trong đó:
N: Năng suất năm của phương án
Vc: Vốn đầu tư cho tài sản cố định của phương án
Vl: Vốn lưu động trung bình hàng năm của dự án
Rc: lãi suất vay vốn lưu động ( nếu là vốn tự có thì nó sẽ là lãi suất đểtính thiệt hại do ứ đọng vốn)
Cn: Chi phí sản xuất hàng năm, bao gồm các chi phí bất biến và chiphí khả biến, nhưng không gồm chi phí trả lãi vốn vay cho tài sản cố định vàvốn lưu động
K: Hệ số chỉ mức vốn vay cho tài sản cố định trung bình phải chịu lãihàng năm ( hay nói chung cho một thời đoạn nào đó như tháng, quý, khi đó lãisuất Rc phải thay đổi cho phù hợp với tháng hay quý) Ở đây, nếu giả dự là ápdụng phương pháp khấu hao đều đặn, các khoản khấu hao thu được khi bánhàng (và chưa đem trả nợ) được đưa vào vòng quay kinh doanh ngay với lãisuất cũng bằng Rc thì K bằng giá trị khác Nếu số tiền khấu hao thu được chỉđợi đến cuối năm sẽ đem trả nợ thì:
k
12
n n
với n là thời hạn khấu hao
Ưu điểm của phương pháp so sánh theo chỉ tiêu chi phí:
Tính toán đơn giản hơn so với các phương pháp khác
Ít chịu ảnh hưởng bằng các quy luật cung cầu của thị trườngđầu ra của sản phẩm, vì trong tính toán không phản ánh trực tiếp chỉ tiêu lợi nhuận,
Trang 34do đó kết quả so sánh có thể phản ánh đúng bản chất ưu việt của phương án kỹ thuật
về mặt kinh tế hơn
Thích hợp với so sánh các phương án nhỏ và khi chúng chỉkhác nhau về chi phí
Nhược điểm của phương án so sánh theo chỉ tiêu chi phí là:
Chỉ tính toán cho một năm nên không phản ánh được tình hìnhbiến động của các chỉ tiêu theo dòng thời gian
Không phản ánh được kết quả đầy đủ của cả đời dự án
Không phản ánh được hiện tượng trượt giá theo thời gian
Không phản ánh giá trị sản lượng của dự án và kết quả tính rakhông được so sánh với một ngưỡng hiệu quả tối thiểu cho phép, không phản ánhchỉ tiêu lợi nhuận, một chỉ tiêu cơ bản của hiệu quả tài chính
Chỉ cho kết quả so sánh trùng với khi dùng phương pháp sosánh theo chỉ tiêu lợi nhuận khi giá cả sản phẩm của các phương án bằng nhau
b Phương pháp so sánh theo chỉ tiêu lợi nhuận.
Như đã trình bày ở trên, phương pháp so sánh theo chỉ tiêu chi phí chỉ phù hợpkkhi giá cả sản phẩm của các phương án giống nhau, trong khi đó thực tế giá cả sảnphẩm của phương án thường khác nhau do chất lượng sản phẩm và quan hệ cungcầu khác nhau Do đó nảy sinh phương pháp so sánh theo chỉ tiêu lợi nhuận, theo đóphương án tốt nhất đạt được khi nó thỏa mãn điều kiện sau:
Ld = Gd – Cd max (2.2)Trong đó:
Ld: Lợi nhuận của một sản phẩm
Gd: Giá bán một sản phẩm
Cd: Giá thành một sản phẩm
Những ưu điểm của phương pháp so sánh phương án theo chỉ tiêu lợi nhuận là:
Tính toán tương đối đơn giản so với các phương pháp khác
Có thể tính đến nhân tố giá trị sản lượng và do đó phù hợp vớimột trường hợp thường xảy ra trong thực tế là giá trị sản phẩm của các phương án
có thể khác nhau hay quan hệ cung cầu khác
Phản ánh được nhân tố lợi nhuận, một chỉ tiêu hiệu quả thườngđược các nhà kinh doanh quan tâm nhất
Nhược điểm của phhương pháp này là:
Chỉ tính toán cho một năm, do đó không phản ánh được sựbiến động của các chỉ tiêu theo thời gian
Không phản ánh được kết quả của cả đời dự án
Không phản ánh được tình hình trượt giá qua các năm
Không được so sánh với một ngưỡng hiệu quả tối thiểu chấpnhận được
Trang 35 Chịu sự tác động của quan hệ cung cầu, do đó phương án cócùng một giải pháp kỹ thuật lại có thể có khoản thu lợi khác nhau do quan hệ cungcầu tác động ở các địa phương khác nhau hay thời gian khác nhau Do đó bản chất
ưu việt về mặt kinh tế của phương án kỹ thuật bị bóp méo
Phuơng pháp này chỉ phù hợp khi các phuơng án có số vốn đầu
tư ban đầu bằng nhau hay xấp xỉ nhau, vì nó chưa xem xét vấn đề trong mối quan hệgiữa lợi nhuận và vốn đầu tư bỏ ra ban đầu
c Phương pháp so sánh theo chỉ tiêu mức doanh lợi của đồng vốn đầu tư.
Theo phương pháp này phương án đang xét được coi như có hiệu quả khi điều kiệnsau đây được đảm bảo
D = 0 m
L
V k V r (2.3)
Trong đó:
D: Mức doanh lợi của đồng vốn đầu tư
L: Lợi nhuận ròng hàng năm cộng với tiền trả lãi hàng năm cho vốnvay để đầu tư được trích từ lợi nhuận, với giả định là doanh nghiệp phải đi vayvốn để đầu tư Trị số L có thể tính cho một năm đại điện hay ước tính trungbình cho cả đời dự án
Vo: Vốn đầu tư của một dự án cho loại tài sản không hao mòn (như đấtđai và phần vốn lưu động nằm trong thành phần vốn đầu tư)
Vm: Vốn đầu tư của dự án cho loại tài sản cố định trung bình phải chịulãi hàng năm
Trị số Vo và Vm có thể bị trừ đi giá trị thu hồi khi thánh lý tài sản ởcuối đời của chúng
Trong trường hợp đầu tư tiếp vào phương án hiện có thì các chỉ tiêu L
Vo, Vm ở công thức trên được tính theo dạng gia số với phương án cũ
Trong trường hợp đầu tư cho biện pháp hợp lý hóa sản xuất hiện cóchỉ tiêu L còn được thay bằng chỉ tiêu tiết kiệm chi phí (hạ giá thành) giữa haiphương án
Ưu điểm của phương pháp này là:
Tính toán tương đối đơn giản
Gắn liền chỉ tiêu lợi nhuận với chỉ tiêu vốn đầu tư ra ban đầu,hiệu quả được thể hiện ở dạng tương đối nên mức hiệu quả được biểu diễn chínhxác hơn
Phản ánh được chỉ tiêu hiệu quả mà các nhà kinh doanh thườngquan tâm
Trang 36 Hiệu quả được tính ra có thể so với một ngưỡng hiệu quả chophép.
Những nhược điểm của phương án:
Chỉ tính toán một năm không phản ánh được sự biến động củacác chỉ tiêu theo thời gian
Không phản ánh đầy dủ kết quả của cà đời dự án
Không phản ánh được tình hình trượt giá theo thời gian
Vì phải dùng chỉ tiêu lợi nhuận để tính toán nên chịu ảnhhưởng của quy luật cung cầu
Một phương án có chỉ tiêu doanh lợi của đồng vốn D lớn nhấtnhưng lại có chỉ tiêu lợi nhuận tính theo số tuyệt đối bé hơn thì chưa chắc đã làphương án tốt nhất Trong trường hợp này người ta thường chọn phương án có chỉtiêu lợi nhuận theo số tuyệt đối lớn nhất, còn chỉ tiêu mức doanh lợi chỉ cần lớnhơn một ngưỡng hiệu quả cho phép
d Phương pháp so sánh theo chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn.
* Thời hạn thu hồi vốn đầu tư nhờ lợi nhuận hàng năm
Chỉ tiêu này về thực chất là số nghịch đảo của chỉ tiêu mức doanh lợicủa một đồng vốn đầu tư được tính theo công thức:
Tl =
V
L n min (2.4)Trong đó:
V: Vốn đầu tư của phương án
Ln: Lợi nhuận ròng hàng năm sau khi trả lãi vốn vay và thuế, tính chonăm đại diện hay ước lượng trung bình
Thời hạn thu hồi vốn đầu tư nhờ lợi nhuận và khấu hao cơ bảnhàng năm Khi đó ta có:
T n = n n
V
L K min (2.5)
Trong đó:
Ln: Lợi nhuận ròng hàng năm
Kn: Khấu hao cơ bản hàng năm
Nếu trị số Ln và Kn không đều đặn, trị số Tlk được xác định bằng cáchtrừ dần giữa trị số V và trị số Ln + Kn
Nếu vốn đầu tư bị bỏ ra nhiều đợt thì cách tính trị số Tlk cũng tương tựnhự trường hợp a
Trị số V thường còn phải trừ đi một giá trị thu hồi khi thánh lý tài sản.Phương án tốt nhất là phương án có Tlk bé nhất
Những ưu điểm của phương pháp:
Trang 37 Tính toán tương đối đơn giản so với nhiều phương pháp khác.
Cho phép chủ đầu tư bảo đàm được tính an toàn của dự án,tránh được các rủi ro của nền kinh tế thị trường thông qua việc thu hồi vốn
Với các dự án lớn của các nước đang phát triển vốn đầu tư xâydựng vừa có phần do Nhà nước tự bỏ ra và vừa có phần phải đi vay theo LuậtThương mại, với phần vốn vay này chỉ tiêu thời hạn hoàn vốn đóng một vai tròquan trọng
Những nhược điểm của phương án:
Trong trường hợp chỉ tiêu khấu hao cơ bản và lợi nhuận đượccoi là đều đặn đã không chú ý đến ự biến đọng của các chỉ tiêu thời gian cho cà đời
dự án
Không phản ánh được tình hình trượt giá
Vì phải dùng chỉ tiêu lợi nhuận để tính toán nên chịu ảnhhưởng của quy luật cung cầu, do đó không phản ánh đúng bản chất ưu việt củaphương án
Không phản ánh được mục tiêu cơ bản của kinh doanh là lợinhuậ và mức doanh lợi Trong nhiều trường hợp mục tiêu thu hồi vốn lại mâu thuẫnvới mục tiêu lợi nhuận, nếu ở đây để rút ngắn thời hạn hoàn vốn người ta tăng mứckhấu hao cơ bản hàng năm, vì nếu chi phí khấu hao cơ bản tăng lên sẽ làm cho giáthành sản phẩm tăng lên, do đó lợi nhuận sẽ giảm đi nếu giá bán hàng giữ nguyênkhông đổi Nếu ở đây người ta lại tăng giá bán hàng lên để đàm bảo lợi nhuậnkhông bị giảm đi thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ giảm đi Tuy nhiên, ởđây cần lưu ý rằng khi khấu hao cơ bản tăng lên thì thuế lợi tức ở năm đang xétgiảm đi, nhưng ở các năm còn lại tình hình sẽ diễn ra ngược lại
Trong thực tế người ta phải kế hợp hai mục tiêu lợi nhuận và
an toàn kinh doanh, trong đó chỉ tiêu thời hạn hoàn vốn được dùng với tư cách làmột chỉ tiêu bổ sung quan trọng Tuy nhiên chỉ tiêu thời hạn hoàn vốn không baogiờ được sử dụng một mình, vì chỉ tiêu này không đảm bảo mục tiêu cơ bản củakinh doanh là lợi nhuận, đồng thời còn bỏ qua thời gian sau khi hoàn vốn trongphép tính
có hiện tượng độc quyền, mọi phía tham gia thị trường đều hướng tới lợi nhuận tối
đa của mình, tính thông suốt của thị trường và mọi người đáp ứng với tình hình thịtrường với một tốc độ vô cùng lớn
Trang 38Một thị trường vốn được coi là hoàn hảo khi nó được bảo đảm các điều kiện sauđây:
Nhu cầu về vốn luôn luôn được thỏa mãn và không bị một hạn chế nào về khả năngcấp vốn
Lãi suất phải trả khi vay vốn và lãi suất nhận được khi cho vay vốn phải bằng nhau.Tính thông suất phải trả khi vay vốn và lãi suất nhận được khi cho vay vốn phảibằng nhau
Tính thông suất của thị trường vốn về mọi mặt được đàm bảo
(2.1) Phương pháp dùng chỉ tiêu hiệu số thu chi.
(2.1.1) Phương pháp dùng chỉ tiêu hiệu số thu chi được quy về thời điểm hiện tại.
Chỉ tiêu hiệu số thu chi được quy về thời điểm hiện tại (NPW), còn được gọi
là hiện giá của hiệu số thu chi, hiện giá thu nhập ròng Chỉ tiêu này là số thu nhậpròng sau khi đã trừ đi mọi chi phí và thiệt hại, kể cả chi phí để trả lãi vốn vay ở mứclãi suất tối thiểu, ở đây, mọi chỉ tiêu thu chi đều được quy về thời điểm hiện tại.Công thức tính toán như sau:
Bt : Khoản thu ở năm thứ t
Ct: Khoản chi ở năm thứ t
n: Tuổi thọ của phương án đầu tư
r: Suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được do chủ đầu tư tự định đoạtxuất phát từ lãi suất của đồng vốn trên thị trường và ý đồ kinh doanh củamình
Ta thấy khi Bt là doanh thu và Ct là chi phí vận hành thì hiệu số Bt – Ct sẽ baogồm có lợi nhuận (đã trừ thuế nhưng chưa trừ lãi vốn vay) và khấu hao cơ bản.Như vậy thực chất của các chỉ tiêu NPW là hiệu số giữa các khoản thu baogồm: lợi nhuận, khấu hao, giá trị thu hồi khi đào thải tài sản và các khoản chi là vốnđầu tư bị bỏ ra ở các thời điểm với điều kiện là tốt nhất của các khoản thu chi nàyđều được quy về thời điểm đầu Khoản lợi nhuận ở đây đã trừ thuế nhưng chưa trừlãi vốn vay
Khi vốn đầu tư của dự án do nhiều nguồn vốn vay hợp thành với các lãi suấtkhác nhau người ta còn dùng phương pháp bình quân gia quyền để dự định lãi suất
Trang 39trung bình cho mọi nguồn vốn để làm cơ sở xác định số r Nói chung, phương phápxác định trị số r rất phức tạp và có nhiều quan điểm tính toán khác nhau.
Để tính đến trượt giá các chỉ tiêu Bt và Ct phải tăng theo phần trăm trượt giádựa trên dự báo thống kê kinh nghiệm, đồng thời chỉ tiêu r cũng phảo được điềuchỉnh có tính đến trượt giá và lạm phát
- Nếu vốn dầu tư bỏ ra ban đầu là V0, giá trị thu hồi khi thanh lý là H thì NPWđược tính theo công thức sau:
- Nếu vốn đầu tư bỏ ra thành nhiều đợt trong suốt đời của dự án thì NPW đượctính như sau:
NPW = -V + B t−r C t+ H
(1+r )n 0 (2.10)
Xác định sự đáng giá (có hiệu quả) của mỗi phương án.
Theo phương pháp này một phương án được coi là đáng giá khi điều kiện sau đâyđược thỏa mãn:
Điều kiện để so sánh và lựa chọn phương án:
+ Tuổi thọ của các phương án bằng nhau, nếu tuổi thọ các phương án khác nhau thì phải lấy tuổi thọ chung của các phương án tính bằng bội số chung nhỏnhất của các tuổi thọ
+ Chỉ so sánh giữa các phương án đáng giá
Trang 40Khi lựa chọn phương án nào đó không đảm bảo các điều kiện thì phải loại ra khỏi quá trình tính toán Trong các phương án đáng giá còn lại ta sẽ chọn lấy
phương án tốt nhất theo điều kiện sau:
NPW = max
Cần phải chú ý rằng chỉ tiêu NPW phụ thuộc rất nhiều vào độ lớn của mỗi chỉtiêu ở mỗi thời điểm, vào sự phân bố các chỉ tiêu về độ lớn theo dòng thời gian vàvào trị số của suất thu lợi tối thiểu r đã được lựa chọn để tính toán Khi mọi điềukiện giữ nguyên chỉ có trị số r thay đổi thì trị số NPW sẽ càng bé đó khi trị số r tănglên Do đó có thể kết luận: tùy theo độ lớn của chỉ tiêu suất thu lợi tối thiểu r đượclựa chọn mà một phương án có thể là đáng giá (khi NPW dương) hay không đánggiá (khi NPW âm) Trị số r có mối liên hệ rất chặt chẽ với đọ rủi ro dự tính của dự
án đầu tư, vì vậy việc lựa chọn đúng trị số r là một điều rất khó khan và rất quantrọng
Khi áp dụng chỉ tiêu NPW để so sánh phương án cần phải đảm bảo các điềukiện cho tính có thể so sánh của phương án như sau:
Thời gian tính toán phân tích của phương án bị so sánh phải bằng nhau.Vốnđầu tư của các phương án so sánh phải như nhau
Các ưu điểm của phương pháp dùng chỉ tiêu NPW:
Có tính đến sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian, tínhtoán hiệu qua bao trùm cho cả đời dự án
Có tính đến giá trị tiền tệ theo thời gian
Có tính đến trượt giá và lạm phát thông qua việc điều chỉnh cácchỉ tiêu Br, Cr, r
Có thể tính đến nhân tố rủi ro tùy theo mức độ tăng giảm chỉtiêu suất thu lợi tối thiểu r
Kết hợp được hai chỉ tiêu: lợi nhuận và an toàn
Có thể so sánh các phương án có vốn đầu tư khác nhau mà không cần tính toán điều chỉnh
Tính toán tương đối đơn giản hơn so với chỉ tiêu động khác, và
là cơ sở để tính toán nhiều chỉ tiêu động khác
Là chỉ tiêu ưu tiên khi chọn phương án tốt nhất
Các nhược điểm của phương pháp dùng chỉ tiêu NPW:
Nó chỉ đảm bảo kết quả chính xác trong điều kiện thị trườngvốn hoàn hảo, một điều khó đảm bảo trong thực tế
Khó dự báo chính xác các chỉ tiêu cho cả đời dự án
Kết quả lựa chọn phương án phụ thuộc rất nhiều vào độ lớncủa chỉ tiêu suất thu lợi tối thiểu r, việc xác định chỉ tiêu này rất phức tạp