1 Dự phòng ngân sách Nhà nước được sử dụng để: - Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ c
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
====●OΟ●====
LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Đề tài:
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ DỰ PHÒNG NGÂN
SÁCH VÀ QUỸ DỰ TRỮ TÀI CHÍNH
(Nhóm 5 - Lớp K15504T)
Giảng viên: Thầy Phan Phương Nam
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 04 năm 2018
Trang 22
MỤC LỤC
I LỜI NÓI ĐẦU 3
II DỰ PHÒNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 4
1 Khái niệm 4
2 Nguồn của dự phòng ngân sách Nhà nước 4
3 Mục đích của dự phòng ngân sách Nhà nước 4
4 Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách Nhà nước 5
5 Bình luận 6
III PHÁP LUẬT VỀ QUỸ DỰ TRỮ TÀI CHÍNH 8
1 Khái niệm và phân loại quỹ dự trữ tài chính 8
1.1 Khái niệm 8
1.2 Phân loại 8
2 Thẩm quyền thành lập và sử dụng quỹ dự trữ tài chính 9
2.1.1 Thẩm quyền thành lập 11
2.1.2 Thẩm quyền sử dụng quỹ dự trữ tài chính 11
3 Nguồn thành lập quỹ tài chính nhà nước 9
4 Mục đích sử dụng 10
IV PHÂN BIỆT DỰ PHÒNG NGÂN SÁCH VÀ QUỸ DỰ TRỮ TÀI CHÍNH 13
V LỜI KẾT LUẬN 16
VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 3I LỜI NÓI ĐẦU
Ngân sách nhà nước có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế - xã hội của một quốc gia Ngoài việc huy động nguồn tài chính để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, nó còn kích thích sự tăng trưởng và đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế, điều tiết giá cả, ổn định thị trường cũng như hạn chế lạm phát và giảm phát; điều tiết thu nhập và đảm bảo công bằng cho xã hội Vì những vai trò vô cùng quan trọng như thế nên pháp luật về ngân sách nhà nước cần thiết phải quy định chặt chẽ làm sao để đảm bảo và duy trì hoạt động ngân sách nhà nước, làm sao cho nó diễn ra hiệu quả nhất Chính vì lẽ đó,
mà trong quá trình thực hiện ngân sách nhà nước, sẽ xuất hiện những quỹ tiền mà trong bài viết này chúng tôi sẽ tìm hiểu các quy định của pháp luật về dự phòng ngân sách nhà nước
và quỹ dự trữ tài chính
Như đã đề cập, trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin trình bày những “Quy định của pháp
luật về dự phòng ngân sách và quỹ dự trữ tài chính”, phân biệt hai đối tượng này; đồng
thời sẽ đưa ra một vài quan điểm của nhóm đối với những quy định của pháp luật
Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, mọi ý kiến đóng góp chúng tôi luôn luôn lắng nghe và ghi nhận, sửa chữa nếu cần thiết để bài viết
có giá trị hơn Xin cảm ơn!
Trang 44
II DỰ PHÒNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1 Khái niệm
Dự phòng ngân sách nhà nước là một khoản mục trong dự toán chi ngân sách chưa phân bổ
đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định ở từng cấp ngân sách
Dự phòng ngân sách nhà nước được thực hiện ở cả hai cấp ngân sách là: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương
2 Nguồn của dự phòng ngân sách Nhà nước
Như định nghĩa trên, dự phòng ngân sách nhà nước là một khoản mục của dự toán chi ngân sách do đó, việc lập dự phòng ngân sách Nhà nước tiến hành đồng thời với lập dự toán ngân sách Mức bố trí khoản dự phòng từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách mỗi cấp ngân sách (Khoản 1, Điều 10, Luật Ngân sách Nhà nước 2015) So với mức bố trí khoản dự phòng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước 2002 thì mức tối đa đã được hạ xuống 1%, nếu như trước đây quy định mức bố trí dự phòng từ 2% đến 5% tổng số chi thì hiện nay, như đã đề cập mức bố trí khoản dự phòng từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách mỗi cấp ngân sách
3 Mục đích của dự phòng ngân sách Nhà nước 1
Dự phòng ngân sách Nhà nước được sử dụng để:
- Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán;
- Chi hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ như trên, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng cấp mình để thực hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu;
1 Khoản 2, Điều 10, Luật Ngân sách nhà nước 2015
Trang 5-Chi hỗ trợ các địa phương khác khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa nghiêm trọng
4 Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách Nhà nước
Đối với ngân sách trung ương, theo Khoản 3, Khoản 4, Điều 7, Nghị định số 163/2016/NĐ-CP:
“3 Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương:
a) Đối với các khoản chi trên 03 tỷ đồng đối với mỗi nhiệm vụ phát sinh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các khoản chi đầu tư phát triển và các khoản chi thuộc chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các khoản chi còn lại
Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định mức chi không quá 03 tỷ đồng đối với mỗi nhiệm vụ phát sinh, định kỳ hằng quý tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
b) Căn cứ các chính sách, chế độ đã được cấp có thẩm quyền quyết định chi từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định chi, trừ các khoản chi quy định tại điểm a khoản này và tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện; c) Hằng quý, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ để báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội việc
sử dụng dự phòng ngân sách trung ương tại điểm a và điểm b khoản này, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất
4 Trong quá trình tổ chức thực hiện ngân sách, khi phát sinh nhiệm vụ thuộc các nội dung chi của dự phòng ngân sách trung ương quy định tại khoản 2 Điều này, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương phải lập dự toán và thuyết minh chi tiết gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét quyết định theo thẩm quyền hoặc tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bổ sungkinh phí cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện nhiệm vụ.”
Trang 66
Đối với ngân sách địa phương: Ủy ban nhân dân các cấp quyết định sử dụng dự phòng ngân sách cấp mình, định kỳ báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất2
5 Bình luận
So với Luật Ngân sách nhà nước 2002, mức dự phòng ngân sách giảm từ 2-5% xuống còn 2-4% ở Luật Ngân sách nhà nước 2015 Thực tế cho thấy, không phải địa phương nào cũng
có thiên tai, hỏa hoạn, có nhiệm vụ quan trọng đối với an ninh quốc phòng để UBND quyết định việc sử dụng dự phòng ngân sách Trong khi đó hàng năm ngân sách các cấp chính quyền địa phương đều bố trí khoản dự phòng theo tỉ lệ phần trăm của tổng số chi của ngân sách mỗi cấp Do đó, sẽ có địa phương quỹ dự phòng ngân sách lớn, và các địa phương này
có thể vận dụng luật quy định được phép sử dụng dự phòng ngân sách cho nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán trong năm ngân sách để quyết định chi sử dụng Do vậy, mỗi địa phương có thể vận dụng và thực hiện khác nhau Việcgiảm mức dự phòng giúp khắc phục được tình trạng lãng phí ngân sách Ngoài ra, dự phòng ngân sách được thực hiện ở các cấp ngân sách và dự phòng ngân sách cấp trên có thể chi hỗ trợ ngân sách cấp dưới để thực hiện các nhiệm vụ của dự phòng ngân sách, điều này giúp vừa đảm bảm ngân sách không lãng phí mà vừa tạo điều kiện cho các cấp ngân sách hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, điều hòa ngân sách
2 Thường trực Hội đồng nhân dân họp thường kỳ mỗi tháng một lần Khi xét thấy cần thiết, Thường trực Hội đồng nhân dân có thể họp đột xuất theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân tham dự (Khoản 2, Điều 106, Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015)
Hội đồng nhân dân họp mỗi năm ít nhất hai kỳ Hội đồng nhân dân quyết định kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ vào kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân đối với năm bắt đầu nhiệm kỳ và vào kỳ họp cuối cùng của năm trước
đó đối với các năm tiếp theo của nhiệm kỳ theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân Hội đồng nhân dân họp bất thường khi Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc ít nhất một phần ba tổng
số đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu (Điều 78, Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015)
Trang 7Về giám sát dự phòng ngân sách địa phương, những năm qua HĐND một số địa phương
đã tổ chức giám sát việc sử dụng ngân sách dự phòng trên địa bàn bằng hai hình thức khác nhau Có nơi chỉ giám sát thông qua báo cáo tình hình sử dụng hàng quý và giám sát tại kỳ họp HĐND Có địa phương tổ chức giám sát ngay từ khâu dự kiến đến việc triển khai quyết định sử dụng Đây là vấn đề cần trao đổi, làm rõ để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND Xuất phát từ quy định của Luật Ngân sách Nhà nước 2002 tại Khoản 1 Điều 9: UBND quyết định sử dụng dự phòng ngân sách địa phương; định kỳ báo cáo Thường trực HĐND, báo cáo HĐND tại kỳ họp gần nhất Nghị định 60/2003/ NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước 2002 quy định: Đối với dự phòng ngân sách các cấp chính quyền địa phương, cơ quan tài chính trình UBND quyết định UBND báo cáo Thường trực HĐND tình hình sử dụng dự phòng ngân sách dịa phương hàng quý và báo cáo HĐND tại kỳ họp gần nhất Dự phòng ngân sách chỉ được dùng để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán trong năm ngân sách Vì vậy, có ý kiến cho rằng HĐND chỉ cần giám sát việc sử dụng ngân sách dự phòng bằng hình thức: Hàng quý Thường trực HĐND xem xét báo cáo của UBND cùng cấp về tình hình sử dụng và Tại kỳ họp HĐND giám sát thông qua văn bản UBND cùng cấp báo cáo
Tuy nhiên, theo quy định tại Luật tổ chức HĐND và UBND quy định: HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của UBND cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND, giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước Thường trực HĐND có quyền giám sát hoạt động của UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND trong việc thi hành hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết HĐND cùng cấp Tức là, mọi hoạt động của UBND và các cơ quan chuyên môn của UBND khi thực hiện nhiệm vụ phải được Thường trực HĐND và HĐND giám sát, trong
đó có hoạt động sử dụng dự phòng ngân sách Qua đó, chúng ta thấy rằng đã có sự mẫu thuẫn giữa hai văn bản luật lúc bấy giờ Tuy nhiên, hiện tại, khi Luật Ngân sách Nhà nước
2015 được thông qua đã không còn quy định việc “UBND quyết định sử dụng dự phòng ngân sách địa phương; định kỳ báo cáo Thường trực HĐND, báo cáo HĐND tại kỳ họp gần
Trang 88
nhất” nữa, do đó, ta có thể áp dụng theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, cụ thể là các điều 103; 108 và 109 Có thể hiểu là, luật cũ như vậy là trái với quy định của Luật
Tổ chức chính quyền địa phương, đó là lý do mà luật mới bãi bỏ quy định đó Do đó, khi
áp dụng luật, chúng ta vẫn áp dụng luật tổ chức chính quyền địa phương ở việc giám sát sử dụng dự phòng ngân sách Thực tiễn trên có thể khẳng định rằng Thường trực HĐND, Ban HĐND giám sát quá trình sử dụng dự phòng ngân sách là phù hợp với pháp luật, phát huy được thẩm quyền của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân địa phương
III PHÁP LUẬT VỀ QUỸ DỰ TRỮ TÀI CHÍNH
1 Khái niệm và phân loại quỹ dự trữ tài chính
1.1 Khái niệm
Theo quy định tại Khoản 17 Điều 4 Luật NSNN 2015:
“Quỹ dự trữ tài chính là quỹ của Nhà nước, hình thành từ ngân sách nhà nước và các nguồn
tài chính khác theo quy định của pháp luật”
Từ định nghĩa trên, có thể rút ra được quỹ dự trữ tài chính có đặc điểm cơ bản là quỹ của nhà nước, là một trong những nguồn thu của ngân sách nhà nước (Điều 2 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP) Bên cạnh đó, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước cũng bao gồm khoản chi bổ sung cho quỹ dự trữ tài chính Chính vì vừa nằm trong nguồn chi và thu của ngân sách nhà nước nên quỹ dự trữ tài chính góp phần quan trọng trong vai trò của ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu cấp phát, thu chi từ ngân sách nhà nước, thực hiện chức năng của nhà nước
1.2 Phân loại
Qũy dự trữ tài chính được phân làm hai loại: quỹ dự trữ tài chính cấp trung ương và cấp tỉnh
Trang 92 Nguồn thành lập quỹ tài chính nhà nước
Quỹ dự trữ tài chính được hình thành từ các nguồn:3
- Bố trí trong dự toán chi ngân sách hằng năm;
- Kết dư ngân sách;
- Tăng thu ngân sách theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật ngân sách nhà nước;
Theo Khoản 1 Điều 72 Luật NSNN 2015 thì không phải mọi kết dư ngân sách trung ương, cấp tỉnh đều được trích vào quỹ dự trữ tài chính mà phải thuộc trường hợp sau:
Kết dư ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh được sử dụng để chi trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước Trường hợp còn kết dư ngân sách thì trích 50% vào quỹ dự trữ tài chính cùng cấp; trích 50% còn lại vào thu ngân sách năm sau Trường hợp quỹ dự trữ tài chính đã đủ mức 25% dự toán chi ngân sách hằng năm thì số kết dư còn lại hoạch toán vào thu ngân sách năm sau
Căn cứ nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước của Quốc hội, Hội đồng nhân dân để xử lý kết dư ngân sách, cơ quan tài chính cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã
để có văn bản gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm thủ tục hạch toán chuyển vào quỹ dự trữ tài chính
- Số tăng thu ngân sách
Theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật ngân sách nhà nước: số tăng thu, trừ tăng thu của ngân sách địa phương do phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động trong thời kỳ
ổn định ngân sách phải nộp về ngân sách cấp trên và số tiết kiệm chi ngân sách so với dự toán được sử dụng theo thứ tự ưu tiên sau:
+ Giảm bội chi, tăng chi trả nợ, bao gồm trả nợ gốc và lãi;
+ Bổ sung quỹ dự trữ tài chính;
3 Khoản 1 Điều 11 Luật Ngân sách nhà nước và Điều 8 Nghị đinh 163/2016/NĐ-CP
Trang 1010
+ Lãi tiền gửi quỹ dự trữ tài chính;
+ Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật
- Lãi tiền gửi quỹ dự trữ tài chính;
- Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật
Số dư của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp không vượt quá 25% dự toán chi ngân sách hằng năm của cấp đó, không bao gồm số chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên
3 Mục đích sử dụng
Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng trong các trường hợp sau:4
- Cho ngân sách tạm ứng để đáp ứng các nhu cầu chi theo dự toán chi ngân sách khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách;
- Trường hợp thu ngân sách nhà nước hoặc vay để bù đắp bội chi không đạt mức dự toán được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định và cần thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện rộng, với mức độ nghiêm trọng, nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán; sau khi sắp xếp lại ngân sách, sử dụng hết dự phòng ngân sách mà vẫn chưa đủ nguồn, được sử dụng quỹ dự trữ tài chính để đáp ứng các nhu cầu chi nhưng mức sử dụng trong năm tối đa không quá 70% số dư đầu năm của quỹ
- Xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước5
4 Theo Khoản 2 Điều 11 Luật Ngân sách nhà nước và Khoản 4 Điều 8 Nghị định 163/2016/NĐ-CP
5 Theo Điều 58 Luật Ngân sách nhà nước 2015