1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án VNEN KHTN 6 môn sinh bài 16

17 935 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 155,5 KB

Nội dung

Giáo án KHTN 6 môn sinh BÀI 16 Sự sinh sản ở cây xanhsoạn giảng chi tiết chia theo từng tiết như phân phối chương trình theo MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI Giáo án KHTN 6 môn sinh BÀI 16 Sự sinh sản ở cây xanhsoạn giảng chi tiết chia theo từng tiết như phân phối chương trình theo MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI Giáo án KHTN 6 môn sinh BÀI 16 Sự sinh sản ở cây xanhsoạn giảng chi tiết chia theo từng tiết như phân phối chương trình theo MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI

Trang 1

Ngày soạn: / /2018

Ngày dạy: / /2018

Tiết 45 Bài 16 SỰ SINH SẢN Ở CÂY XANH

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức

–Nêu được “Sinh sản ở thực vật là gì?”

–Phân biệt được các hình thức sinh sản của thực vật

–Trình bày được vai trò của sinh sản đối với thực vật

–Kĩ năng quan sát

–Ứng dụng kiến thức sinh sản ở thực vật trong việc nhân nhanh giống cây trồng, tạo giống mới năng suất cao

2 Kỹ năng:

- Kĩ năng quan sát mẫu vật để xác định các hình thức sinh sản.; Kĩ năng mô tả, Kĩ năng vận dụng Kĩ năng phân tích mẫu vật

3 Thái độ:

Vận dụng được những kiến thức về cơ quan sinh sản của cây để chăm sóc và bảo vệ cây trồng trong gia đình nói riêng và trong môi trường sống nói chung

4 Phát triển năng lực, phẩm chất

- Năng lực tự học ; năng lực giải quyết vấn đề , lực sử dụng ngôn ngữ để định nghĩa, trình bày , mô tả , giải thích

- Năng lực Đề xuất vấn đề và giải quyết vấn đề: đề xuất giả thuyết nghiên cứu,

- Hình thành phẩm chất: Yêu thiên nhiên, yêu cây cối xung quanh hơn

II CHUẨN BỊ : Giáo viên chuẩn bị các tranh, ảnh, video, mẫu vật phong phú về các hình thức sinh sản ở thực vật: củ gừng mọc mầm, củ hành, lá bỏng, củ khoai lang mọc mầm, trồng cây sắn, trồng khoai lang từ dây tranh ảnh về cây ghép, chiết cành video về sinh sản hữu tính ở thực vật Chuẩn bị hình ảnh, video về nuôi cấy mô, những cây ăn quả hoặc cây cảnh được hình thành từ ghép cành

Hình ảnh, video về hiện tượng thụ phấn nhờ sâu bọ, thụ phấn nhờ gió (Phù hợp theo từng theo từng nội dung các tiết học)

III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ( Được sử dụng tùy theo tiết học)

Trang 2

+ Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề Phương pháp dạy học nhóm Phương pháp thực hành thí nghiệm Phương pháp trò chơi

+ Kỹ thuật chia nhóm Kỹ thuật giao nhiệm vụ kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật “Lược đồ Tư duy” Kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh; Kỹ thuật tư duy

*Thông tin bổ sung

Sinh sản vô tính ở thực vật

Là sự tạo ra một thế hệ con cháu từ một bộ phận cơ thể của riêng cha hay mẹ không qua thụ tinh giữa 2 cơ thể khác giới Kết quả là hình thành một dòng vô tính, quần thể các sinh vật được sinh ra bằng con đường vô tính bản chất di truyền giống nhau

Sinh sản sinh dưỡng

Ở thực vật sinh sản sinh dưỡng rất phổ biến Quá trình sinh sản vô tính liên quan đến sự phân đoạn tức là sự tách rời của các bộ phận khỏi cây

mẹ và sự tái sinh của các bộ phận đó để

tạo thành các cây hoàn chỉnh Phân loại sinh sản sinh dưỡng thành sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và nhân tạo

– Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên: là sự tiếp tục bành trướng giúp cho thực vật có khả năng sinh trưởng suốt đời Các mô phân sinh của chúng có thể duy trì hoặc sinh trưởng đổi mới một cách vô hạn Ngoài ra các tế bào nhu mô ở tất cả các bộ phận của cây có thể phân chia và phân hoá để trở thành các tế bào chuyên hoá khác nhau

–Sự sinh sản vô tính có một số tiềm năng lợi thế: cây mẹ thích nghi chống chịu tốt với môi trường sống Có thể tạo dòng vô tính gồm nhiều phiên bản của chính nó Mặt khác, khi còn non con cháu của dòng sinh sản sinh dưỡng phát triển từ các đoạn thành thục của cây mẹ nên ít gặp sự cố rủi ro

–Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo: Đối với phần lớn cây ăn quả, cây trong vườn, cây trang trí đều được nhân giống bằng các phân đoạn cắt từ thân hoặc lá cây mẹ khởi nguồn Một loạt cây khác như dâu tây, mâm xôi, khoai tây có thể nhân giống bằng các mảnh, đoạn cơ thể

Có một số phương pháp nhân giống bằng sinh sản sinh dưỡng nhân tạo như giâm, chiết, ghép cành

Thực vật cũng có thể được mở rộng bằng phương pháp nhân giống trong ống nghiệm: từ một vài tế bào của mô phân sinh cắt từ 1 cây trưởng

Trang 3

thành và nuôi trong môi trường dinh dưỡng sẽ tạo thành cây non Bằng phương pháp này có thể tạo dòng vô tính có hàng ngàn phiên bản để khi chuyển ra trồng xuống đất sẽ tiếp tục mọc thành tập đoàn cây con (các loài lan, một số loài thông)

Phương pháp chiết cành

Nhân giống bằng chiết cành là phương pháp lấy cành cây uốn cong xuống đất hoặc dùng đất bùn bao lại lấy cành Chỗ đắp đất hoặc bao bùn đều phải cạo vỏ gây ra vết thương để tạo mô sẹo và kích thích cây ra rễ Sau khi ra rễ mới tiến hành cắt thành một cây độc lập Phương pháp này thường dùng cho cây hoa giâm cành khó ra rễ Do trong quá trình ra rễ, cành chiết nhận được dinh dưỡng từ cây mẹ nên tỉ lệ sống cao

Chiết cành thường có mấy phương pháp sau:

(1) Chiết nén một cành: Chọn một cành sát đất uốn cong vùi vào đất,

để ngọn cành lộ ra ngoài đất, chỗ vùi cắt một vết thương, không lâu chỗ vết thương sẽ mọc rễ cây mới

(2)Chiết nén nhiều cành: Những cây hoa mọc thành cụm có thể dùng phương pháp chiết nén mô đất Đầu mùa xuân, cắt thành vết thương các cành định chiết rồi lấp đất cao lên, phủ kín các vết thương, sau 20–30 ngày các cành sẽ mọc rễ và thành cây

(3)Chiết nén cành liên tục: Những cây hoa có cành dài như hoa kim ngân, có thể dùng cách này Làm thế này ta sẽ có nhiều cây mới cùng một lúc

(4)Chiết cành cao: Phương pháp này ta thường gọi là chiết cành Những cây có cành cứng thô khó nén xuống đất thì ta dùng phương pháp chiết cành Trước hết chọn vị trí dễ ra rễ, cắt thành vòng vỏ, bọc bùn và rêu bằng túi polyethylene, buộc kín 2 đầu, thường xuyên tưới nước, để giữ

ẩm, sau khi ra rễ cắt tách cây ra trồng Cây ngọc lan, cây trà, đỗ quyên ta thường dùng cách này Thời gian chiết cành thường vào mùa xuân, khi trời

ấm áp, hoa rụng, nhựa cây bắt đầu chảy, những cây hoa thường xanh thì chiết vào các tháng có mưa phùn

Phương pháp giâm hom

Phương pháp giâm hom có: giâm cành, giâm lá, giâm chồi và giâm rễ Trong đó giâm cành tốc độ sinh sản nhanh hơn, hiệu quả tốt hơn cả

Giâm lá

Ví dụ giâm lá thu hải đường: chọn lá, cắt vát gân lá, cắm cuống lá vào

Trang 4

đất ẩm phần cắt phủ cát lên, hai bên lá đặt hai tấm kính làm cho lá dính vào cát, sau một thời gian bỏ kính ra Cách cắm lá thường dùng cho cây thu hải đường lá có khả năng tái sinh Một số loài cây cuống và gân lá mọc

ra rễ bất định, cần phải chọn gốc có lá có một chồi để cắm mới thành cây mới, nên người ta gọi là giâm chồi lá

Giâm cành

Đất chậu để giâm cành thường là đất cát Giâm cành phải chọn cành khoẻ của năm hiện tại, lấy phần ngọn cành hoặc phần giữa để làm cành giâm Cành giâm của cây thân cỏ có độ dài là 12 – 14cm, cây thân gỗ có

độ dài 10 – 20cm là vừa

Độ sâu cắm vào đất là 1/2 – 1/3 cành Lúc cắm cắt hai đầu cành cắm, ở giữa để lại 3 – 4 chồi, chồi đoạn cuối là rễ mọc Dâm bụt, nguyệt quế, trúc tiết, hải đường đều có thể giâm cành

Giâm rễ: thường chọn những rễ dài 6 – 9cm, độ lớn trung bình gần với thân cây để cắm Lúc cắm xuống đất cần chú ý: đầu nhỏ cắm xuống dưới, đầu lớn lên trên, chờ khi đoạn rễ mọc rễ mới, thêm một ít đất Những cây hoa để cắm rễ có: tường vi, dây tím

Thời gian giâm rễ: hàng năm tiến hành 2 lần Lần đầu vào tháng 2 – 4, lần hai vào tháng 10 Một số loài có thể tiến hành cắm rễ quanh năm Sau khi cắm giâm cành rễ cần tưới nước, mỗi ngày tưới một lần Một số loài cây cảnh 1 năm dễ bị gãy thì nên cắm ướt, khi gặp mưa cần phải che nilon, hoặc có vườn ươm cắm giâm cành

Phương pháp ghép cành

Phương pháp ghép cành là lấy mô từ một phần cây (cành hoặc chồi, gọi là cành ghép) nối ghép vào một cây khác (gọi là gốc ghép) Cành ghép phải chọn ở cây tốt Gốc ghép thường là cây mọc dại hoặc cây mọc từ hạt

Bộ rễ của chúng phát triển, sinh trưởng khoẻ để sau khi tiếp ghép cây sinh trưởng mạnh

Có 4 phương pháp ghép: ghép cành, ghép bằng, ghép chồi, ghép dựa (1) Ghép cành: Ghép cành được tiến hành vào mùa xuân, có hai cách ghép: Ghép nêm và ghép cắt.Ghép nêm thích hợp với gốc ghép to Cách ghép như sau: bổ đôi phía trên gốc ghép sâu khoảng 3cm, cắt cành ghép nghiêng hai bên vừa với mặt cắt gốc ghép, đặt vào rồi dùng dây đay buộc chặt, phủ kín đất để vết cắt không bốc hơi

Ghép cắt thích hơp với gốc ghép có thân 1 – 2cm Cách làm như sau: chọn cành sinh trưởng tốt, cắt đoạn nhỏ dài 6cm, mỗi một đoạn có 3 chồi, lấy vải ướt bọc lại Lúc ghép cắt một mặt nghiêng dài 2cm, mặt kia cắt một

Trang 5

mặt nghiêng nhỏ; trên gốc ghép cắt một đoạn cách mặt đất 5cm, bổ dọc gốc ghép, đặt vào rồi dùng dây đay buộc chặt, phủ kín đất để vết cắt không bốc hơi

(2)Ghép bằng: Ghép bằng là cắt gốc cành ghép và đỉnh gốc ghép thành mặt nhẵn, nối ghép với nhau rồi dùng dây buộc cố định lại Mặt cắt của gốc ghép và cành ghép phải bằng nhau

(3)Ghép chồi: Ghép chồi thường dùng cách ghép chữ T, trước hết chọn cành 1 năm mập khoẻ, bỏ hết lá, và cắt ngang phía trên chồi bên, làm cho chồi thành hình thuẫn Sau đó bổ cây ghép ở chỗ cách mặt đất 5–6cm, phía hướng âm thành hình chữ T, lấy dao tách vỏ rồi gắn chồi ghép vào và dùng dây buộc chặt, để lộ cuống và chồi Việc này nên tiến hành vào đầu cuối

hè, đầu thu

(4)Ghép dựa: ghép dựa thường dùng cho cây ngọc lan, khó sinh sản

Do cành ghép không cắt rời cây mẹ và cây mẹ vẫn cung cấp dinh dưỡng

và nước cho cành ghép, nên cây dễ sống Lúc ghép trước hết đưa gốc ghép vào chậu, dựa một bên vào cây mẹ, sau đó cắt thành bên cây mẹ và thân gốc ghép dài khoảng 4cm, sâu đến tầng gỗ làm cho tầng li be của hai bên dính liền nhau và buộc chặt bằng dây polyethylene, chờ sau khi dính liền thì cắt phần dưới cành ghép, đồng thời cắt phía trên gốc ghép là ta được một cây mới Ngoài ra còn có cách ghép lưỡi, ghép gốc rễ, ghép cành cắm xuống đất

Sinh sản hữu tính

Sinh sản hữu tính là sự hợp nhất của các giao tử đực (n) và cái (n) thành hợp tử (2n) khởi

đầu của các cá thể mới

– Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa được thực hiện trong hoa:

+ Sự hình thành giao tử ở thực vật: giao tử được hình thành từ thể giao

tử, thể giao tử lại

được sinh ra từ bào tử đơn bội qua giảm phân

+ Thụ tinh kép là hiện tượng cả 2 nhân tham gia thụ tinh, nhân thứ nhất hợp nhất với trứng, nhân thứ hai hợp nhất với nhân lưỡng bội (2n) tạo nên

tế bào nhân tam bội (3n) Thụ tinh kép chỉ cây ở thực vật hạt kín (thực vật

có hoa)

Hạt do noãn đã được thụ tinh chuyển hoá thành Hạt chứa phôi và có nội nhũ hoặc không có nội nhũ

–Quả do bầu nhuỵ sinh trưởng dày lên chuyển hoá thành Quả được hình thành không qua thụ tinh noãn gọi là quả đơn tính

–Quá trình chín của quả bao gồm những biến đổi về mặt sinh lí, sinh hoá làm cho quả chín có độ mềm, màu sắc, hương vị hấp dẫn thuận lợi cho

Trang 6

sự phát tán của hạt.

Ưu thế và bất lợi của sinh sản hữu tính

IV CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

PP, hỗ trợ của GV/ Phương tiện Hoạt động của HS/ Kết quả cần

đạt MT:Trình bày được khái niệm

sinh sản, các hình thức sinh sản

PP và KT: thảo luận nhóm,hợp

tác trong nhóm nhỏ

NL:Giao tiếp,trình bày

GV yc HS hoạt động nhóm, trình

bày kết quả trong nhóm, các thành

viên khác lắng nghe và đóng góp ý

kiến

HS thảo luận nhóm các câu hỏi , đại diện nhóm chia sẻ, các nhóm khác đóng góp ý kiến

- Học sinh có thể nêu được khái niệm và các hình thức sinh sản hoặc hiểu một cách đơn giản theo cách hiểu của mình

- Chốt lại được 2 hình thức sinh sản là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính

Nhận xét, đánh giá hoạt động của học sinh:

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

PP, hỗ trợ của GV/ Phương tiện Hoạt động của HS/ Kết quả cần

đạt MT: Trình bày được các dạng

sinh sản sinh dưỡng, đặc điểm,

ứng dụng sssd của thực vật

PP và KT: trực quan, tự nghiên

cứu

NL:Quan sát,phát hiện và giải

quyết vấn đề, Giao tiếp,trình bày

GV yc HS hoạt động cá nhân, qs

1. Tìm hiểu sinh sản vô tính ở thực vật – hình thức sinh sản sinh dưỡng

a Các dạng sinh sản sinh dưỡng của thực vật

HS qs các hình và hoàn thành bảng 16.1

–Đặc điểm chung của các hình

Trang 7

các hình từ h16.1đến 16.4,nhận biết

các hình thức ss và hoàn thành bảng

16.1

thức sinh sản trên: cây mới được tạo thành từ một phần của cây mẹ,

đó là một phần của cơ quan sinh dưỡng của mẹ trong điều kiện đất ẩm

Bảng 16.1: Các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật

Sự tạo thành cây mới

Mọc từ phần nào của cây? Phần đó thuộc loại cơ quan nào? Trong điều kiện nào?

1 Rau má Cây con mọc từ thân Cơ quan sinh dưỡng Đất ẩm

2 Gừng Mọc từ thân rễ Cơ quan sinh dưỡng Đất ẩm

3 Khoai lang Mọc từ rễ củ Cơ quan sinh dưỡng Đất ẩm

4 Lá thuốc bỏng Mọc từ lá Cơ quan sinh dưỡng Đất ẩm

PP, hỗ trợ của GV/ Phương tiện Hoạt động của HS/ Kết quả cần đạt MT: Trình bày được đặc điểm của

hình thức sinh sản vô tính

PP và KT: thảo luận nhóm,hợp tác

trong nhóm nhỏ

NL:Hợp tác,Giao tiếp,trình bày

GV yc HS hoạt động nhóm, trình bày kết

quả trong nhóm, các thành viên khác lắng

nghe và đóng góp ý kiến

b Đặc điểm sinh sản vô tính ở thực vật

-Hoạt động nhóm, thảo luận và nêu đặc điểm của hình thức sinh sản vô tính:

+Đặc điểm của hình thức sinh sản vô tính: cơ thể con giống hệt cơ thể mẹ Chỉ

có một cá thể tham gia sinh sản Con thích nghi với môi trường sống hiện tại

- Hoạt động cặp đôi, trao đổi câu trả lời với bạn bên cạnh, đưa ra lý do câu trả lời +Giải thích: chỉ có cơ thể mẹ sinh sản tạo thành cơ thể con, do đó con giống hệt mẹ

và mẹ thích nghi với môi trường sống nên con cũng thích nghi với môi trường sống như mẹ

Bài tập: Hãy lựa chọn các nội dung ở cột B phù hợp với cột A để hoàn

thành Định nghĩa sinh sản vô tính và sinh sản sinh dưỡng ở thực vật

Trang 8

A B

Sinh sản vô tính là hình

thức sinh sản

–không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái –con được hình từ một phần/một bộ phận của cơ thể mẹ Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản

–không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái –con được hình thành từ cơ quan sinh dưỡng của mẹ –các con giống nhau và giống hệt mẹ Nhận xét, đánh giá hoạt động của học sinh: ………

………

………

…………

………

………

………

………

PP, hỗ trợ của GV/ Phương tiện Hoạt động của HS/ Kết quả cần

đạt

Trang 9

MT: nắm được các ứng dụng

của hình thức sinh sản vô tính

PP và KT: trực quan, tự nghiên

cứu, hoàn tất một nhiệm vụ

NL:Quan sát,phát hiện và giải

quyết vấn đề, Giao tiếp,trình bày

GV yc HS hoạt động cặp đôi , qs

hình từ h16.5,sử dụng các cụm từ

điền vào chỗ trống

GV yc HS chia sẻ kết quả, trình bày

kết quả trong nhóm, các thành viên

khác lắng nghe và đóng góp ý kiến

c Ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật

Hoàn thành yêu cầu của bài

+ Chiết cành + Giâm cành + Ghép mắt + Nuôi cấy mô Mục đích: Duy trì được các tính trạng tốt có lợi cho con người, nhân nhanh giống cây cần thiết trong thời gian ngắn, tạo được các giống cây trồng sạch bệnh, phục chế được các giống cây trồng quý đang bị thoái hoá nhờ nuôi cây mô và TBTV giá thành thấp hiệu quả kinh tế cao.

C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

PP, hỗ trợ của GV/ Phương tiện Hoạt động của HS/ Kết quả cần

đạt MT: củng cố các kiến thức về

hình thức sinh sản vô tính

PP và KT: hoàn tất một nhiệm

vụ

NL: giải quyết vấn đề, Giao

tiếp,trình bày

GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân,

diền vào chỗ trống

HS điền vào chỗ trống

-Các dạng sinh sản sinh dưỡng của

thực vật là……

-Đặc điểm của hình thức sinh sản

vô tính: cơ thể con ……cơ thể mẹ Chỉ có …… tham gia sinh sản Con thích nghi với môi trường sống hiện tại

Nhận xét, đánh giá hoạt động của học sinh:

………

………

………

…………

Trang 10

………

………

………

D.E HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG - Về nhà tìm hiểu sự sinh sản của cây đu đủ, cây bầu, bí, mướp, cải… - Tìm hiểu cây thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm gì khác cây thụ phấn nhờ gió ******************************

Ngày soạn Ngày dạy Tiết 46 Bài 15: SỰ SINH SẢN Ở CÂY XANH ( tiết2) I.CHUẨN BỊ - Giáo viên chuẩn bị các tranh, ảnh, video, mẫu vật phong phú về các hình thức sinh sản hữu tính ở thực vật

- Hình ảnh, video về hiện tượng thụ phấn nhờ sâu bọ, thụ phấn nhờ gió

II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV cho hs trả lời câu hỏi :

- Sinh sản vô tính có đặc điểm gì? Nêu các hình thức sinh sản vô tính

B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

MT: Biết SSHT là sự

kết hợp của tế bào SDĐ

với TBSDC( Thụ tinh)

PP: Hoạt động nhóm

2 Hình thức sinh sản hữu tính:

a Thế nào là sinh sản hữu tính:

Hoạt động nhóm

Nhóm trưởng điều khiển các bạn hoạt động nhóm

+ Yêu cầu các bạn quan sát tranh H16.6

Ngày đăng: 18/04/2018, 19:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w