BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học Câu hỏi : Nêu sự khác biệt giữa tri thức thông thường và tri thức khoa học (nêu một số ví dụ minh họa). Làm thế nào để có được tri thức khoa học? Bài làm 1. Khoa học là gì? Khoa học là một hình thái ý thức xã hội phản ảnh hiện thực khách quan, tạo ra hệ thống chân lý về thế giới. Hệ thống chân lý này được diễn đạt bằng các khái niệm, phạm trù trừu tượng, những nguyên lý khái quát, những giả thuyết, học thuyết,.... Khoa học không những hướng vào việc giải thích thế giới mà còn nhắm đến việc quản lý, cải tạo thế giới phục vụ cuộc sống của con người. 2. Sự khác biệt giữa tri thức khoa học và tri thức thông thường. TRI THỨC THÔNG THƯỜNG TRI THỨC KHOA HỌC 1. Khái niệm Trong cuộc sống đời thường, khi tiếp xúc với tự nhiên và xã hội bằng các giác quan, tri giác con người cảm nhận được về bản thân, về thế giới và xã hội xung quanh mình, họ tích lũy được nhiều kinh nghiệm và những hiểu biết về nhiều mặt trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên gọi là tri thức thông thường. 2. Quá trình hình thành Tri thức thông thường được tạo ra từ phép quy nạp đơn giản, chưa chỉ ra được bản chất bên trong, chưa phát hiện được quy luật của sự vật hiện tượng quan sát được, do đó nó chưa tạo được hệ thống tri thức vững chắc và có hệ thống. Tri thức thông thường được con người không ngừng sử dụng và phát triển. 3. Đặc điểm nhận biết Không chặt chẽ, không bền vững; Không được giải thích bằng lý luận. Mang tính cá nhân, mang tính văn hóa vùng miền, tính phổ quát thấp Ví dụ: Bằng sư quan sát, kiểm chứng và đúc kết từ kinh nghiệm thực tế. Khoai đất lạ, mạ đất quen. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì dâm. 1. Khái niệm Là hệ thống tri thức khái quát về sự vật, hiện tượng của thế giới và về các quy luật vận động của chúng. Là hệ thống tri thức được xác lập trên căn cứ xác đáng, có thể kiểm tra được và có tính ứng dụng. 2. Quá trình hình thành Tri thức khoa học là kết quả của quá trình nhận thức có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp, phương tiện thích hợp và do đội ngũ các nhà khoa học thực hiện. 3. Đặc điểm nhận biết Chặt chẽ, logic và bền vững và được kiểm chứng bằng kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học. Không mang tính văn hóa vùng miền, mang tính phổ quát cao. Ví dụ: Các công thức toán học, vật lí, hóa học,…