1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cải tiến chương trình giáo dục thể chất theo hướng tăng cường kỹ năng tổ chức hoạt động thể dục thể thao trường học và xã, bản cho hệ cao đẳng sư phạm của trường đại học tây bắc

301 683 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 301
Dung lượng 844,39 KB

Nội dung

DANH MỤC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁNSố 1.1 Thống kê về hệ thống trường, lớp, giáo viên và học sinh các cấp học phổ thông của vùng Tây Bắc tính đến năm 2014 22 1.2 Thống kê số lượng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

––––––––––––––––––––––

VŨ MẠNH CƯỜNG

CẢI TIẾN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT

THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO TRƯỜNG HỌC VÀ XÃ, BẢN

CHO HỆ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DULỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

–––––––––––––––––––––––––––––

VŨ MẠNH CƯỜNG

CẢI TIẾN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT

THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO TRƯỜNG HỌC VÀ XÃ, BẢN

Trang 3

HÀ NỘI, 2018 LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu củariêng tôi Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án làtrung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ côngtrình nghiên cứu nào

Tác giả luận án

Trang 5

Danh mục các chữ viết tắt trong luận án

Danh mục các bảng, biểu đồ sử dụng trong luận án

1.1 Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về Giáo dục

Thể chất và Thể thao trường học trong thời kỳ đổi mới

5

1.2.1 Quan điểm đổi mới giáo dục đại học của Đảng và Nhà nước 71.2.2 Những đổi mới đào tạo đại học trong giai đoạn hiện nay 91.2.3 Đổi mới đào tạo giáo viên theo định hướng căn bản và

toàn diện

11

1.3 Giáo viên và đào tạo giáo viên các bậc học phổ thông 161.3.1 Vai trò của giáo viên đối với hệ thống giáo dục phổ thông 161.3.2 Các yếu tố cấu thành năng lực hoạt động nghề nghiệp của

người giáo viên

18

1.3.3 Vai trò của nhà trường sư phạm trong đào tạo giáo viên các

cấp học phổ thông

20

1.4.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Bắc 201.4.2 Khái quát về Giáo dục và Đào tạo vùng Tây Bắc 22

1.5 Khái niệm và các công trình nghiên cứu có liên quan 28

1.5.2 Khái niệm về kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường

Trang 6

2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 41

2.3.1 Địa điểm nghiên cứu và đơn vị phối hợp nghiên cứu 51

3.1 Thực trạng Giáo dục Thể chất nội khóa trong đào tạo hệ Cao

đẳng sư phạm của trường Đại học Tây Bắc; thực trạng kỹ

năng tổ chức hoạt động Thể dục thể thao trường học và xã,

bản của giáo viên Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc

53

3.1.1 Thực trạng kỹ năng tổ chức hoạt động Thể dục Thể thao

trường học và xã, bản nhằm phục vụ công tác giáo dục học

sinh và dân vận của giáo viên Tiểu học, THCS vùng Tây

Bắc

53

3.1.2 Thực trạng Giáo dục Thể chất nội khóa trong đào tạo hệ

Cao đẳng Sư phạm của vùng Tây Bắc

64

3.2 Cải tiến chương trình Giáo dục Thể chất trong đào tạo hệ

Cao đẳng Sư phạm của trường Đại học Tây Bắc

88

3.2.1 Định hướng cải tiến chương trình Giáo dục Thể chất trong

đào tạo hệ Cao đẳng Sư phạm của trường Đại học Tây Bắc

3.2.4 Chương trình GDTC theo hướng tăng cường kỹ năng tổ chức

hoạt động Thể dục Thể thao trường học và xã, bản

Trang 7

3.3 Thực nghiệm và đánh giá hiệu quả của chương trình cải

tiến trong thực tiễn đào tạo hệ Cao đẳng Sư phạm của Đại

học Tây Bắc

118

3.3.1 Tổ chức thực nghiệm chương trình 1183.3.2 Kết quả thực nghiệm chương trình cải tiến 1243.3.3 Đánh giá kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT ở trường học

và xã bản của sinh viên lớp thực nghiệm thông qua thực

tập sư phạm cuối khóa

134

3.3.4 Đánh giá tính mục tiêu, tính khoa học, tính khả thi và

thực tiễn của chương trình thông qua thực nghiệm

CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN

Số

1.1 Thống kê về hệ thống trường, lớp, giáo viên và học sinh các

cấp học phổ thông của vùng Tây Bắc tính đến năm 2014 22

1.2 Thống kê số lượng trường, lớp, học sinh và giáo viên

cấpTiểu học vùng Tây Bắc năm học 2013 - 2014 23

1.3 Thống kê số lượng trường, lớp, học sinh và giáo viên cấp

3.3 Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý trường học về vai trò của

TDTT trong giáo dục Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc

Sau trang57

3.4 Kết quả phỏng vấn giáo viên về vai trò của TDTT trong giáo

dục Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc

Sau trang573.5

Kết quả phỏng vấn cán bộ địa phương về vai trò của TDTT

đối với đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc

vùng Tây Bắc

Sau trang573.6

Kết quả phỏng vấn giáo viên về vai trò của TDTT đối với đời

sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc vùng Tây

Bắc

Sau trang57

3.7

Kết quả phỏng vấn chuyên gia và cán bộ quản lý lựa chọn

tiêu chí đánh giá kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường

học và xã, bản của giáo viên Tiểu học, THCS vùng Tây Bắc

Sau trang603.8

Đánh giá của giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên hệ

CĐSP về kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và

xã, bản của giáo viên Tiểu học, THCS vùng Tây Bắc

Sau trang613.9

Đánh giá của cán bộ quản lý nhà trường về kỹ năng tổ chức

hoạt động TDTT trường học và xã, bản của giáo viên Tiểu

học, THCS vùng Tây Bắc

Sau trang61

3.10 Tự đánh giá của giáo viên Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc

về kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản

Sau trang61

Trang 9

Kết quả phỏng vấn giảng viên các cơ sở đào tạo hệ CĐSP về

vai trò của giáo viên Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc đối

với hoạt động TDTT trường học và xã, bản

Sau trang623.12

Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý nhà trường về vai trò của

giáo viên Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc đối với hoạt

động TDTT trường học và xã, bản

Sau trang623.13

Kết quả phỏng vấn giáo viên Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc

về vai trò của giáo viên đối với hoạt động TDTT trường học và

xã, bản

Sau trang623.14

Kết quả phỏng vấn giảng viên các cơ sở đào tạo hệ CĐSP về

nhu cầu trang bị kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường

học và xã, bản cho giáo viên Tiểu học, THCS vùng Tây Bắc

Sau trang63

3.15

Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý nhà trường về nhu cầu

trang bị kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã,

bản cho giáo viên Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc

Sau trang63

3.16

Kết quả phỏng vấn giáo viên Tiểu học và THCS vùng Tây

Bắc về nhu cầu được trang bị kỹ năng tổ chức hoạt động

TDTT trường học và xã, bản

Sau trang63

3.17 Đánh giá của giảng viên TDTT về mục tiêu chương trình

GDTC dành cho hệ CĐSP vùng Tây Bắc

Sau trang66

3.18 Đánh giá của sinh viên về mục tiêu chương trình GDTC

dành cho hệ CĐSP vùng Tây Bắc

Sau trang66

3.19 Đánh giá của giảng viên TDTT về nội dung chương trình

GDTC dành cho hệ CĐSP vùng Tây Bắc

Sau trang67

3.20 Đánh giá của sinh viên về nội dung chương trình GDTC dành

cho hệ CĐSP vùng Tây Bắc

Sau trang67

3.21 Đánh giá của giảng viên TDTT về phân phối thời lượng của

chương trình GDTC dành cho hệ CĐSP vùng Tây Bắc

Sau trang68

3.22 Đánh giá của sinh viên về phân phối thời lượng của chương

trình GDTC dành cho hệ CĐSP vùng Tây Bắc

Sau trang68

3.23 Đánh giá của giảng viên TDTT về qui định kiểm tra đánh giá

của chương trình GDTC dành cho hệ CĐSP vùng Tây Bắc

Sau trang68

3.24 Đánh giá của sinh viên về qui định kiểm tra đánh giá của

chương trình GDTC dành cho hệ CĐSP vùng Tây Bắc

Sau trang68

3.25 Đánh giá của giảng viên TDTT về thực trạng tổ chức thực

hiện chương trình GDTC dành cho hệ CĐSP vùng Tây Bắc

Sau trang69

Trang 10

3.26 Đánh giá của sinh viên về thực trạng tổ chức thực hiện

chương trình GDTC dành cho hệ CĐSP vùng Tây Bắc

Sau trang69

3.27 Nhận thức của sinh viên hệ CĐSP vùng Tây Bắc về vị trí,

vai trò của môn học GDTC đối với quá trình đào tạo

Sau trang70

3.28 Tự đánh giá của sinh viên hệ CĐSP vùng Tây Bắc về tính

tích cực trong học tập môn GDTC

Sau trang71

3.29 Đánh giá của giảng viên TDTT về tính tích cực của sinh viên

hệ CĐSP vùng Tây Bắc trong học tập môn GDTC

Sau trang71

3.30 Kết quả học tập môn học GDTC của sinh viên K54 hệ CĐSP

3.31 Thực trạng thể lực ban đầu của sinh viên K54 hệ CĐSP

3.32 Kết quả phân loại thể lực ban đầu của sinh viên K54 hệ

CĐSP trường ĐHTB theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể 73

3.33 Đánh giá sự phát triển thể lực của sinh viên K54 hệ CĐSP

trường ĐHTB sau 1 và 2 năm học tập môn GDTC

Sau trang733.34

Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý nhà trường về nhu cầu cải

tiến chương trình GDTC trong đào tạo hệ CĐSP của vùng

Tây Bắc

Sau trang743.35

Kết quả phỏng vấn giáo viên Tiểu học và THCS vùng Tây

Bắc về nhu cầu cải tiến chương trình GDTC trong đào tạo hệ

CĐSP của vùng Tây Bắc

Sau trang74

3.36 Kết quả phỏng vấn sinh viên hệ CĐSP của vùng Tây Bắc về

nhu cầu cải tiến chương trình GDTC

Sau trang74

3.37 Đánh giá của chuyên gia GDTC trường học về chương trình cải

tiến

Sau trang113

3.38 Đánh giá của giảng viên khoa TDTT, GDTC, tổ GDTC các cơ

sở đào tạo hệ CĐSP vùng Tây Bắc về chương trình cải tiến

Sau trang113

3.39 Đánh giá của sinh viên hệ CĐSP vùng Tây Bắc về chương

trình cải tiến

Sau trang113

3.40 Tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia về tiêu chí đánh giá

chương trình

Sau trang123

3.41 Tự đánh giá của sinh viên K55 hệ CĐSP về tính tích cực

trong học tập theo chương trình thực nghiệm

Sau trang125

3.42 Đánh giá của giảng viên về tính tích cực của sinh viên K55

trong quá trinh học tập theo chương trình thực nghiệm

Sau trang125

Trang 11

3.43 Tự đánh giá của sinh viên lớp thực nghiệm về năng lực tự học

thông qua học tập theo chương trình cải tiến

Sau trang1253.44

Đánh giá của giảng viên giảng dạy lớp thực nghiệm về năng

lực tự học của sinh viên thông qua học tập theo chương trình

cải tiến

Sau trang125

3.45 Kết quả học tập môn học GDTC của sinh viên lớp thực

nghiệm - K55 hệ CĐSP Trường Đại học Tây Bắc 126

3.46 So sánh kết quả học tập của lớp thực nghiệm (K55) với kết

quả học tập của K54 (lớp học tập theo chương trình cũ) 127

3.47 Kết quả rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT của sinh

viên lớp thực nghiệm - K55 hệ CĐSP trường ĐHTB 1283.48 Kết quả kiểm tra thể lực trước thực nghiệm của sinh viên K55 128

3.49 Đánh giá thể lực trước học tập của sinh viên lớp thực nghiệm

theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ GD&ĐT 129

3.50 Kết quả kiểm tra thể lực của sinh viên K55 sau 1 và 2 năm

3.51 Đánh giá thể lực của sinh viên sau 1 năm thực nghiệm theo

tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ GD&ĐT 130

3.52 Đánh giá thể lực của sinh viên sau 2 năm thực nghiệm theo

tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ GD&ĐT 131

3.53 So sánh thể lực của sinh viên lớp thực nghiệm sau 1 và 2

năm học tập với thể lực ban đầu

Sau trang131

3.54 Đánh giá nhịp tăng trưởng thể lực của sinh viên sau 1 và 2

3.55 So sánh trình độ thể lực của nữ sinh viên học tập theo

chương trình thực nghiệm và chương trình cũ

Sau trang134

3.56 So sánh trình độ thể lực của nam sinh viên học tập theo

chương trình thực nghiệm và chương trình cũ

Sau trang134

3.57 Tự đánh giá của sinh viên lớp thực nghiệm về kỹ năng tổ

chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản

Sau trang135

3.58 Đánh giá của giảng viên về kỹ năng tổ chức hoạt động

TDTT trường học và xã, bản của sinh viên lớp thực nghiệm

Sau trang135

3.59

Đánh giá của giáo viên trực tiếp hướng dẫn thực tập sư phạm

ở các nhà trường Tiểu học và THCS về kỹ năng tổ chức hoạt

động TDTT trường học và xã, bản của sinh viên lớp thực

nghiệm

Sau trang1353.60 Đánh giá của cán bộ xã, bản, thị trấn về kỹ năng tổ chức hoạt Sau trang

Trang 12

động TDTT ở xã, bản nơi sinh viên lớp thực nghiệm đến

3.61 Đánh giá của sinh viên K55 về chương trình sau quá trình thực

nghiệm

Sau trang137

3.62 Đánh giá của giảng viên về chương trình sau quá trình trình

thực nghiệm

Sau trang137

3.1 So sánh kết quả học tập của sinh viên lớp thực nghiệm với

3.2 So sánh sự phát triển thể lực của nam sinh viên lớp thực

3.3 So sánh sự phát triển thể lực của nữ sinh viên lớp thực

Trang 14

Trước yêu cầu của Đảng và Nhà nước về “xây dựng một nền giáo dục

mở, thực học, thực nghiệp theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, nănglực của người học”, đòi hỏi chương trình đào tạo trong các nhà trường sưphạm “phải được đổi mới theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tiếp cận vớitrình độ tiên tiến của khu vực và thế giới”, đảm bảo cho đội ngũ giáo viên khi

ra trường không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải đạt trình độ cao về nănglực sư phạm và năng lực giáo dục [7], [10]

Để đáp ứng với đổi mới giáo dục phổ thông, công tác đào tạo giáo viêncủa Đại học Tây Bắc đã có sự chuyển hướng mạnh mẽ về các mặt:

Gắn đào tạo với thực tiễn sử dụng lao động của các địa phương, phùhợp với yêu cầu và điều kiện của vùng miền; đảm bảo cho mỗi sinh viên saukhi ra trường không chỉ có năng lực triển khai các hoạt động chuyên môn, màcòn là lực lượng có kiến thức và kỹ năng tham gia giải quyết những nhiệm vụ

cụ thể về lĩnh vực văn hóa và giáo dục của địa phương

Thay đổi căn bản hoạt động đào tạo và tổ chức đào tạo theo hướng pháttriển năng lực tự học, nhằm chuẩn bị cho sinh viên tiềm lực tự phát triển trình

độ trong suốt quá trình hoạt động nghề nghiệp; đảm bảo cho sinh viên sau khi

ra trường sớm thích ứng với yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoacủa các cấp học phổ thông

Trang 15

Nội dung đào tạo và hệ thống kiến thức trang bị cho sinh viên khôngchỉ được đổi mới theo hướng hiện đại, khoa học và cập nhật mà còn là nhữngkiến thức và kỹ năng hoạt động xã hội nhằm góp phần củng cố và phát triểnlòng tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước

Đối với giáo dục vùng Tây Bắc, do khó khăn về điều kiện địa lý và đa sốhọc sinh là con em đồng bào các dân tộc ít người nên hoạt động nghề nghiệp củađội ngũ giáo viên Tiểu học và THCS có những đặc điểm cơ bản sau:

Số đông giáo viên phải dạy học trong điều kiện trường, lớp phân tán(nhiều nhà trường phải chia thành các điểm trường lẻ và điểm lớp để tạo điềukiện thuận lợi cho số đông học sinh có thể đến trường hàng ngày); vừa dạyhọc vừa đảm nhiệm nuôi dạy học sinh trong các trường nội trú, bán trú và bántrú dân nuôi

Giáo viên không chỉ truyền dạy tri thức và tổ chức các hoạt động giáodục đối với học sinh tại nhà trường, mà còn có trách nhiệm đến với từng giađình, vận động con em họ tới trường, động viên học sinh tham dự các kỳ thilên lớp, chuyển cấp; tham gia các hoạt động văn hóa xã hội, TDTT

Tổ chức và tạo dựng cuộc sống học đường thực sự có sức lôi cuốn đốivới trẻ, tạo cho trẻ niềm vui và nhu cầu đến trường mỗi ngày trở thành mộtloại hình nghiệp vụ quan trọng của của người giáo viên Thực sự là ngườichiến sĩ trên tuyến đầu “giữ ngọn lửa tri thức” cho đồng bào các dân tộc thiểu

số, là người chiến sĩ trên mặt trận “diệt giặc dốt”

Có ảnh hưởng to lớn không chỉ đối với học sinh, mà còn đối với đồngbào các dân tộc; là lực lượng tham gia sâu rộng vào quá trình tuyên truyền,vận động nhân dân các dân tộc xây dựng đời sống mới, xóa bỏ các hủ tụcphong kiến và lạc hậu; tuyên truyền giáo dục nhân dân thực hiện chủ trương,đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; tham gia tổ chức các hoạt độngvăn hóa tinh thần cho nhân dân

Trong điều kiện đó, TDTT là nội dung hoạt động có sức thu hút lớn đốivới đông đảo học sinh các cấp học và là loại hình sinh hoạt cộng đồng quantrọng có giá trị thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộcvùng Tây Bắc

Trang 16

Vì vậy, TDTT là phương tiện để giáo viên và nhà trường triển khai cóhiệu quả mục tiêu và chủ đề giáo dục học sinh, góp phần tạo ra “đời sống họcđường” lành mạnh; góp phần truyền thông những chuẩn mực đạo đức và giátrị thẩm mỹ của xã hội hiện đại tới đồng bào các dân tộc; là điều kiện để giáoviên tạo ra mối quan hệ gần gũi với đồng bào và thực hiện chức năng vậnđộng quần chúng thực hiện đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước

Do đó, đào tạo và phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trườnghọc và xã, bản cho giáo viên là một nhu cầu cấp thiết của thực tiễn giáo dụcvùng Tây Bắc

Bước đầu nghiên cứu thực trạng giáo dục vùng Tây Bắc cho thấy:

Số đông giáo viên Tiểu học và THCS thiếu kiến thức và kỹ năng tổchức hoạt động TDTT trường học và xã, bản, điều đó đã hạn chế đáng kểnăng lực và phạm vi hoạt động nghề nghiệp của họ trong thực tiễn giáo dục

GDTC nội khóa của ĐHTB còn nhiều hạn chế về hiệu quả và chấtlượng, kết quả học tập và rèn luyện thể lực của sinh viên còn thấp; nội dungchương trình chưa phản ánh được tính nghề trong đào tạo, chưa phát huyđược tính tích cực của sinh viên trong quá trình học tập; kiến thức và kỹ năng

tổ chức hoạt động TDTT chưa được coi là một loại hình nghiệp vụ sư phạmcần trang bị cho sinh viên

Trước thực trạng đó, nếu kết hợp giữa GDTC với trang bị cho sinh viên

kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT - đồng thời thực hiện hai mục tiêu: pháttriển thể chất và phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp trong cùng mộtmôn học sẽ có giá trị nâng cao hiệu quả GDTC và hiệu quả đào tạo giáo viên

hệ CĐSP của trường ĐHTB

Vì những lý do nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Cải tiến chương trình Giáo dục Thể chất theo hướng tăng cường kỹ năng tổ chức hoạt động Thể dục thể thao trường học và xã, bản cho hệ Cao đẳng sư phạm của trường Đại học Tây Bắc”.

Trang 17

Mục đích nghiên cứu

Thông qua hoạt động cải tiến chương trình GDTC trong đào tạo hệCĐSP của trường ĐHTB, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTCnội khóa của Nhà trường và năng lực hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ giáoviên tương lai

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng GDTC trong đào tạo hệ CĐSP củatrường ĐHTB; thực trạng kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã,bản của giáo viên Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc

Mục tiêu 2: Cải tiến chương trình GDTC dành cho sinh viên hệ CĐSPcủa trường ĐHTB theo hướng tăng cường kỹ năng tổ chức hoạt động TDTTtrường học và xã, bản

Mục tiêu 3: Thực nghiệm và đánh giá hiệu quả cải tiến chương trìnhGDTC trong thực tiễn đào tạo hệ CĐSP của trường ĐHTB

Giả thuyết khoa học của đề tài

Đề tài giả thuyết rằng:

Giáo viên Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc chưa được đào tạo kỹ năng

sử dụng hoạt động TDTT trường học và xã, bản trong công tác giáo dục họcsinh và vận động quần chúng Thực trạng đó đã ảnh hưởng đến kết quả đàotạo chung và hạn chế đáng kể năng lực hoạt động nghề nghiệp của mỗi giáoviên sau khi ra trường

Nếu chương trình GDTC dành cho hệ CĐSP của trường ĐHTB đượccải tiến theo hướng tăng cường trang bị cho sinh viên kỹ năng tổ chức hoạtđộng TDTT trường học và xã, bản thì hiệu quả công tác GDTC của Nhàtrường và thực trạng nêu trên sẽ được cải thiện một cách đáng kể

Trang 18

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 QUAN ĐIỂM, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ THỂ THAO TRƯỜNG HỌC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước taluôn đánh giá cao vị trí, vai trò của GDTC và thể thao trường học đối với sựnghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ Bước vào thời kỳ đổi mới của đất nước(năm 1986), để định hướng cho sự phát triển của GDTC và thể thao trườnghọc, Đảng và Nhà nước tiếp tục có nhiều chủ trương, đường lối quan trọng:

Năm 1989, Hội đồng Bộ Trưởng đã ban hành Chỉ thị 112/CT-HĐBT vềcông tác TDTT trong những năm trước mắt, đối với GDTC và thể thao trườnghọc, chỉ thị đã nhấn mạnh: “Đối với học sinh, sinh viên, trước hết nhà trườngphải thực hiện nghiêm túc việc dạy và học môn TDTT theo chương trình quiđịnh, có biện pháp tổ chức hướng dẫn các chương trình tập luyện và hoạtđộng TDTT tự nguyện ngoài giờ học” [48]

Năm 1991, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Báo cáo chính trị đã chỉrõ: “Công tác TDTT cần coi trọng nâng cao chất lượng GDTC trường học” [4]

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1992), tạiđiều 41 đã quy định “Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triểnTDTT; Quy định chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học…’’ [69]

Năm1993, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trungương Đảng khóa VII về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc sứckhỏe nhân dân, Đảng ta đã tiếp tục chỉ đạo: “Đẩy mạnh giáo dục pháp luật,đạo đức, thẩm mỹ, môi trường, dân số, rèn luyện thể chất cho học sinh” [5]

Năm 1994, Chỉ thị 36/CT/TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng vềcông tác TDTT trong giai đoạn mới, đối với công tác GDTC trường học, chỉthị đã nêu rõ: “Thực hiện GDTC trong tất cả các trường học nhằm mục tiêulàm cho việc tập luyện của TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của học sinhsinh viên”; giao cho Ban cán sự Đảng Bộ GD&ĐT phối hợp với Tổng cục

Trang 19

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) đã khẳngđịnh: “Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người đồngthời là vốn quí để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội” và tiếp tục chỉđạo cần phải “Tạo chuyển biến tích cực về chất lượng và hiệu quả GDTCtrong trường học”, “Bộ Giáo dục cần đặc biệt coi trọng việc GDTC trong nhàtrường, cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khóa, ngoại khóa, qui định tiêuchuẩn rèn luyện thân thể ở các cấp học” [6].

Năm 2002, Ban Bí thư của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IXban hành chỉ thị số 17/CT-TƯ về phát triển TDTT đến năm 2010, giao nhiệm

vụ cho 2 ngành TDTT và GD&ĐT đẩy mạnh hoạt động TDTT ở trường học,đảm bảo mỗi trường học đều có giáo viên chuyên trách TDTT [3]

Năm 2006, Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xácđịnh: “Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc conngười Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi Tăng cườngthể lực của thanh niên” [8]

Luật TDTT được Quốc hội thông qua vào tháng 11 năm 2006 đã quiđịnh trách nhiệm của Nhà nước và các nhà trường đối với công tác GDTCtrường học nhằm đảm bảo cho công tác GDTC trường học thực sự trở thành

bộ phận quan trọng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo [71]

Nghị quyết số 08/NQ/TƯ (2011) của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnhđạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020, đã cụ thểhóa nhiệm vụ đối với GDTC và thể thao trường học: “Thực hiện tốt GDTCtheo chương trình nội khóa, phát triển mạnh các hoạt động thể thao của HSSV,

Trang 20

để phát triển TDTT [84]

Tháng 4 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thểphát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011- 2030, nội dung vàđịnh hướng của đề án một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò và tầm chiến lượccủa GDTC và thể thao trường học đối với việc phát triển thể lực và tầm vóccủa người Việt Nam trong thế kỷ 21 [85]

Năm 2016, trên cơ sở đánh giá tổng kết về công tác GDTC và thể thaotrường học, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể phát triểnGDTC và thể thao trường học giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm

2025 Đề án đã xác định nội dung và nhiệm vụ cụ thể đối với GDTC nội khóa

và phong trào TDTT ngoại khóa trong hệ thống nhà trường các cấp [86]

1.2 QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

1.2.1 Quan điểm đổi mới giáo dục đại học của Đảng và Nhà nước

Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII(1996), đã tiếp tục khẳng định quan điểm: “Cùng với khoa học và công nghệ,giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạonhân lực, bồi dưỡng nhân tài” Đảng đã chủ trương đổi mới giáo dục đại họctheo hướng “kết hợp đào tạo với nghiên cứu, tạo nguồn nhân lực đủ khả năngtiếp cận công nghệ tiên tiến” [6]

Đảng đã nhận định chỉ có đổi mới GD&ĐT, khoa học công nghệ mớiđẩy nhanh được quá trình phát triển kinh tế và nhanh chóng đưa nước ta rakhỏi diện các nước nghèo Coi giáo dục đại học là cơ sở để bứt phá, điều đóđòi hỏi hoạt động đào tạo đại học phải được đổi mới [30]:

Trang 21

Đổi mới để hội nhập quốc tế

Xu thế toàn cầu hóa đã tạo cơ hội cho những nước chậm phát triển cơhội tiếp cận với nền giáo dục phát triển, cho phép thực hiện chủ trương đaphương hóa về giáo dục đào tạo về khoa học công nghệ với thế giới, có khảnăng khai thác những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến [79]

Đảng và Nhà nước đã có những chính sách ưu tiên cho sự phát triểngiáo dục, coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu đồng thời nhấn mạnh

“GD&ĐT vừa phải đảm bảo giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,vừa phải tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại” [70]

Từ năm 1986 đến nay, kinh tế - xã hội phát triển với nhịp độ và chấtlượng cao, tạo nên sự biến đổi sâu sắc và toàn diện đời sống nhân dân Tuynhiên, số lao động có trình độ cao vẫn chưa nhiều, chưa đáp ứng được yêucầu của sự nghiệp CNH-HĐH Điều đó đã đặt ra cho giáo dục đại học nước tanhững yêu cầu mới và thách thức mới [54]

Đổi mới đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006) đã xác định phương hướng,biện pháp đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam phải “gắn với sử dụng, trựctiếp phục vụ đào tạo chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nguồn nhân lựcchất lượng cao, nhất là chuyên gia đầu ngành” [9]

Gắn đào tạo với thực tiễn sử dụng lao động của nhà sản xuất và doanhnghiệp, bởi vì nơi sử dụng nguồn lực lao động là nơi đưa ra các yêu cầu vềđào tạo; có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao theo nhu cầucủa nhà sản xuất và doanh nghiệp

Đổi mới đào tạo để tích cực hoá quá trình học tập của sinh viên, hình thành năng lực tự học và tự học suốt đời

Đào tạo và rèn luyện cho sinh viên thói quen và năng lực tự học, chuẩn

bị cho họ tiềm năng để tự phát triển trình độ trong suốt quá trình lao độngnghề nghiệp, đòi hỏi giáo dục đại học phải:

Trang 22

Không chỉ là quá trình truyền thụ và thu nhận kiến thức, mà còn là quátrình rèn luyện năng lực nghề nghiệp, đảm bảo cho sinh viên sau khi ra trườngsớm thích ứng với yêu cầu của thực tiễn lao động

Nội dung đào tạo và hệ thống kiến thức phải là những kiến thức hiệnđại, cập nhật với thực tiễn lao động, tạo dựng cho sinh viên năng lực triểnkhai hoạt động nghề nghiệp một cách có hiệu quả Vì vậy, xây dựng và thiết

kế chương trình không phải xuất phát từ những nội dung mà thầy và nhàtrường sẵn có, mà là những tri thức và kỹ năng của thực tiễn lao động đòi hỏi

Phải đảm bảo tính đồng bộ trong hoạt động đào tạo: giữa đổi mớiphương pháp với điều kiện đáp ứng yêu cầu của đổi mới phương pháp; giữanguồn tài liệu với nhu cầu tự học, tự tìm kiếm tri thức của sinh viên; giữa yêucầu đổi mới với sự tăng trưởng về trình độ của mỗi giảng viên [47]

1.2.2 Những đổi mới đào tạo đại học trong giai đoạn hiện nay

Đổi mới chương trình đào tạo

Đổi mới chương trình được hiểu như một qui luật tất yếu phản ánh tínhkhách quan của yêu cầu đổi mới, tạo ra tiền đề để tiến hành các hoạt động đổimới đạt hiệu quả Đổi mới chương trình đào tạo đại học trong những năm vừaqua đã diễn ra theo trình tự sau:

Đổi mới chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội, gắnkết sản phẩm đào tạo của nhà trường với thị trường lao động

Đổi mới chương trình theo hướng tích hợp nội dung đào tạo, đảm bảotính tinh gọn và hiệu quả cho khối lượng kiến thức và kỹ năng mà sinh viênphải lĩnh hội

Đổi mới chương trình theo hướng phát triển năng lực tự học của sinhviên, góp phần hình thành một xã hội học tập; đảm bảo cho lực lượng laođộng chất lượng cao luôn có khả năng đáp ứng yêu cầu của diễn biến đổi mới

và phát triển nền kinh tế xã hội

Có thể nói, đổi mới chương trình là động lực để đổi mới phương pháp

và hình thức tổ chức dạy học nhằm đưa giáo dục đại học lên một tầm cao mới

Trang 23

Đổi mới phương thức đào tạo sang học chế tín chỉ

Đổi mới phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ là mộtbước ngoặt lớn của nền giáo dục đại học Việt Nam, là sự thay đổi căn bản về

tổ chức hoạt động đào tạo, là điều kiện để hội nhập quốc tế và góp phần hiệnthực hóa quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển giáo dục [23]

Đổi mới phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ được coi

là một cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực giáo dục đại học, là những bước điđầu tiên của quá trình đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục đại học ViệtNam [16], [27]

Học chế tín chỉ, một phương thức đào tạo hiện đại, đang trở thành xuthế chung của giáo dục đại học ở nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới Bảnchất của đổi mới từ phương thức đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ:

Là quá trình hiện thực hóa triết lý giáo dục: coi người học là trung tâm;coi đào tạo của nhà trường là khởi nguồn để hình thành năng lực tự học cho

mỗi con người, hướng tới hình thành và phát triển một xã hội học tập [17]

Là quá trình thay đổi tận gốc phương thức tổ chức hoạt động đào tạo,biến mỗi giờ học thành một giờ hoạt động học tập của sinh viên; sinh viêntham gia và thực hiện hoạt động học tập với vai trò của chủ thể [18]

Là quá trình lấy hoạt động tự học của sinh viên làm nền tảng cho đổimới phương pháp và định hướng thiết kế chương trình; coi năng lực tự họccủa sinh viên vừa là động lực, vừa là sản phẩm của đào tạo bậc đại học

Là trao quyền chủ động, quyền tự quyết cho người học về quá trình họctập của mình tại nhà trường [77], [92]

Trang 24

1.2.3.1 Đổi mới đào tạo theo hướng tiếp cận “chuẩn nghề nghiệp” của giáo viên phổ thông

Mục tiêu của đào tạo giáo viên là hình thành và phát triển phẩm chất,năng lực của sinh viên đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp của giáo viên; cókhả năng phát triển và thích ứng với các điều kiện dạy học khác nhau

Căn cứ vào qui định chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên các cấp họcphổ thông của Bộ GD&ĐT, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo giáo viênđược cụ thể hóa về các mặt:

Kiến thức, kỹ năng về khoa học chuyên ngành, khoa học sư phạm màsinh viên cần đạt được theo yêu cầu của thực tiễn giáo dục; năng lực tự học,

tự phát triển trình độ chuyên môn, thích ứng với diễn biến đổi mới giáo dụcnhiều năm sau khi ra trường

Yêu nghề, thật sự gắn bó với nghề dạy học, có ý thức tổ chức kỷ luật vàtinh thần trách nhiệm; có kỹ năng làm việc nhóm, hợp tác, cộng tác với đồngnghiệp để cùng thực hiện mục tiêu và nội dung của chương trình giáo dục

Có năng lực phát triển chương trình giáo dục của nhà trường, chươngtrình môn học và bài học theo hướng mở rộng kiến thức và phát triển tư duysáng tạo cho học sinh; phát triển các chủ đề dạy học nhằm làm cho quá trình họctập của học sinh trở nên thiết thực, gắn với thực tế cuộc sống ở địa phương, vùngmiền và tạo cơ hội để học sinh tiếp tục học lên ở bậc học cao hơn

Có năng lực tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực cho họcsinh; năng lực thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề liên môn; năng lực pháttriển môi trường học tập, tư vấn và hướng dẫn cho học học sinh; năng lực dạyhọc phân hóa sâu ở cuối cấp trung học; năng lực đánh giá kết quả học tập của

Trang 25

Có năng lực phát hiện các vấn đề nghiên cứu khoa học gắn với nhu cầucủa thực tiễn; năng lực phối hợp các lực lượng trong nghiên cứu khoa học,trong tổ chức nghiên cứu và triển khai đánh giá, chuyển giao kết quả nghiêncứu vào thực tiễn giáo dục của nhà trường.

Có năng lực tham gia và tổ chức các hoạt động xã hội, thiết lập mối quan

hệ giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng, huy động trẻ em đến trường

Có phương pháp thu thập và xử lý thường xuyên về nhu cầu và đặcđiểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học; có phươngpháp thu thập và xử lý thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường vàtình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, sử dụng các thôngtin thu được vào dạy học, giáo dục

Có năng lực tự học, tự đánh giá và rèn luyện về phẩm chất chính trị,đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng,hiệu quả dạy học và giáo dục; năng lực phát hiện và giải quyết những vấn đềnảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầucủa đổi mới giáo dục [26]

1.2.3.2 Đổi mới nội dung đào tạo theo hướng tiếp cận đổi mới nội dung giáo dục phổ thông

Nội dung giáo dục phổ thông sẽ được xây dựng theo hướng tinh giản,hiện đại, phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh Nội dung giáo dục phổ thôngđược cấu tạo trên cơ sở bao gồm các môn học, mỗi môn học hoặc một nhómcác môn học tạo thành một lĩnh vực giáo dục Các môn học hoặc lĩnh vực

Trang 26

Những đổi mới về nội dung và yêu cầu của giáo dục phổ thông chothấy: để thực sự là “máy cái” của nền giáo dục, đòi hỏi công tác đào tạo giáoviên trong các nhà trường sư phạm phải có sự đổi mới căn bản và toàn diện.Hay nói cách khác, trước đổi mới của giáo dục phổ thông, việc đổi mới nộidung đào tạo của các nhà trường sư phạm là một tất yếu khách quan phản ánhnhu cầu của thực tiễn giáo dục.

Đổi mới giáo dục phổ thông không chỉ đòi hỏi các nhà trường sư phạmcần có sự đổi mới về nội dung đào tạo mà còn làm thay đổi cả phương thứcđào tạo truyền thống, thậm chí là cả đối tượng và cách thức tuyển sinh [26]

1.2.3.3 Đổi mới hoạt động đào tạo sư phạm theo hướng tiếp cận đổi mới phương pháp, hình thức và tổ chức dạy học của giáo dục phổ thông

Đổi mới về phương pháp dạy học

Chương trình giáo dục phổ thông tiếp tục đặt ra yêu cầu đổi mới mạnh

mẽ về phương pháp dạy học của giáo viên theo hướng: phát huy tính tích cựccủa học sinh, phát triển và bồi dưỡng cho học sinh phương pháp hợp tác họctập sáng tạo và chủ động; rèn luyện cho học sinh năng lực tự học, tự tìm kiếmtri thức dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên

Trước yêu cầu đó của giáo dục phổ thông, các nhà trường sư phạm cần

có một số đổi mới mang tính căn bản sau:

Trang 27

Năng lực tự học của sinh viên phải trở thành mục tiêu của quá trình đàotạo trong các nhà trường sư phạm; đào tạo năng lực tự học cho sinh viên làmột trong những nhiệm vụ trọng tâm của quá trình đào tạo giáo viên

Phương pháp tự học, tự tìm kiếm tri thức của sinh viên là nội dung cầnđược đào tạo của hệ thống các nhà trường sư phạm; đào tạo năng lực tự họccho sinh viên và đổi mới phương pháp dạy học phải được tiến hành trongtừng môn học và trong từng giờ giảng dạy của mỗi giảng viên

Nhà trường sư phạm phải là nơi để sinh viên được học tập thông quanhững phương pháp giảng dạy tiên tiến và hiện đại; là nơi sinh viên đượctruyền dạy cách thức sử dụng hợp lý và có hiệu quả các phương pháp dạy họctiên tiến và hiện đại mà họ sẽ phải sử dụng trong thực tiễn giáo dục phổ thông

Quá trình đào tạo giáo viên, việc bồi dưỡng năng lực sư phạm phảiđược diễn ra theo hướng khai thác và phát huy những năng lực đang còn tiềmẩn; nhà trường và giảng viên là nơi tạo dựng môi trường và điều kiện tươngtác để hình thành và phát triển năng lực cho sinh viên

Đổi mới về hình thức tổ chức dạy học

Chương trình giáo dục phổ thông khuyến khích và tạo điều kiện choviệc chuyển hình thức tổ chức dạy học từ chủ yếu dạy học trên lớp sang đadạng hóa hình thức học tập, kết hợp chú trọng hoạt động tự học, học thôngqua hoạt động xã hội, trải nghiệm sáng tạo và nghiên cứu khoa học

Vì vậy, trong đào tạo của các nhà trường sư phạm, ngoài việc cung cấpcho sinh viên hình thức và phương pháp tổ chức giờ học truyền thống, cáchình thức tổ chức dạy học khác cần được thầy và trò quan tâm không chỉ vềnội dung và phương pháp triển khai, mà còn là điều kiện để trải nghiệm vàứng dụng

Về bản chất, sinh viên phải được học tập và trải nghiệm trong suốt thờigian được đào tạo tại trường với các hình thức tổ chức dạy học khác nhau,điều đó đòi hỏi một sự thay đổi căn bản và toàn diện của mỗi nhà trường sưphạm để tạo ra những chuẩn mực mới cho sinh viên

Trang 28

Đổi mới về sử dụng phương tiện dạy học

Tăng cường hiệu quả của các phương tiện dạy học, đặc biệt là ứngdụng công nghệ thông tin, truyền thông để hỗ trợ đổi mới và thiết kế nộidung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học có ý nghĩa quan trọng đối vớiviệc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông đổi mới cũng như chươngtrình giáo dục đại học

Vì vậy, nhà trường sư phạm phải là nơi tiên phong và thường xuyên đổimới việc sử dụng các phương tiện dạy học, là môi trường giúp sinh viên nhậnthức được một cách đầy đủ giá trị và ý nghĩa của phương tiện dạy học, đồdùng dạy học [26]

1.2.3.4 Đổi mới kiểm tra đánh giá trong đào tạo giáo viên

Đổi mới kiểm tra đánh giá trong đào tạo giáo viên được coi là giải phápquan trọng mang tính đột phá trong đổi mới giáo dục nói chung và trong đàotạo giáo viên nói riêng

Đối với các cơ sở đào tạo giáo viên, việc đổi mới hoạt động kiểm trađánh giá cần thiết phải đạt các yêu cầu sau:

Phải tiến hành đào tạo cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng về kiểm trađánh giá trong giáo dục Đảm bảo cho mỗi sinh viên sau khi ra trường đều cónăng lực tiến hành các hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh,đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông Có nghĩa là, nhà trường sư phạmkhông chỉ phải đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên,

mà còn phải đào tạo cho sinh viên năng lực thực hành hoạt động kiểm tra đánhgiá môn học phù hợp với các tiêu chí của đổi mới giáo dục phổ thông

Cần tiến hành đổi mới công tác kiểm tra đánh giá trong đào tạo giáoviên theo các tiêu chí tiên tiến đã được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giớitin cậy và công nhận

Trong tiến trình đổi mới giáo dục, Bộ GD&ĐT xác định đổi mới thi,kiểm tra, đánh giá là khâu đột phá trong đổi mới căn bản và toàn diện giáodục và đào tạo vì các lý do sau đây:

Trong bối cảnh giáo dục của Việt Nam còn nặng về ứng thí và tâm lýsính bằng cấp còn khá phổ biến trong xã hội, thì đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ

Trang 29

có tác động hết sức mạnh mẽ đến việc dạy và học Thông qua đó có thể thayđổi cả nhận thức và thói quen của thầy và trò Việc chuyển từ thực trạng chútrọng đo lường kết quả tiếp thu kiến thức của HSSV bằng điểm số sang đánhgiá toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh sẽ có tác động đến tất cả các yếu

tố khác của chương trình giáo dục

Đổi mới kiểm tra đánh giá không đòi hỏi tốn kém về thời gian và điều kiệntài chính hoặc cơ sở vật chất So với việc đổi mới chương trình, đổi mới kiểm trađánh giá thường tiến hành thuận lợi hơn, nhanh hơn và hiệu quả cao hơn [26]

1.3 GIÁO VIÊN VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN CÁC BẬC HỌC PHỔ THÔNG

1.3.1 Vai trò của giáo viên đối với hệ thống giáo dục phổ thông

1.3.1.1 Vai trò của giáo viên trong sự nghiệp đào tạo

Nội dung và quá trình đào tạo thế hệ trẻ được thực hiện chủ yếu thôngqua hệ thống nhà trường các cấp, đảm bảo cho thế hệ trẻ được tiếp thu có mụcđích, có chọn lọc, có hệ thống tinh hoa nền văn hóa, khoa học công nghệ,nghệ thuật của loài người Giáo viên là “cầu nối giữa nền văn hóa nhân loại

và dân tộc với việc tái tạo nền văn hóa đó trong chính thế hệ trẻ” và là lựclượng nòng cốt trực tiếp quyết định chất lượng của sự nghiệp đào tạo [21]

K.D.Usinxki, nhà sư phạm lỗi lạc của nền giáo dục Xô Viết đã khẳngđịnh: “Trong việc giáo dục, tất cả phải dựa vào nhân cách người giáo dục, bởi

vì sức mạnh của giáo dục chỉ bắt nguồn từ nhân cách của con người mà có.Không một điều lệ, chương trình, không một cơ quan giáo dục nào dù nóđược tạo ra một cách khôn khéo như thế nào cũng không thể thay thế đượcnhân cách của con người trong sự nghiệp giáo dục Không một sách giáokhoa, một lời khuyên răn nào, một hình phạt, một khen thưởng nào có thểthay thế ảnh hưởng cá nhân người thầy giáo đối với học sinh, nhân cách củangười thầy giáo tạo nên chất lượng của sản phẩm giáo dục”

Trong giáo dục hiện đại, sự xuất hiện ngày càng nhiều hình thức vàphương tiện giảng dạy tiên tiến đã làm thay đổi đáng kể cách thức truyền đạttri thức của người thầy giáo Vai trò của người thầy, từ vị trí trung tâm củaquá trình dạy học được chuyển dần theo hướng tổ chức và hướng dẫn ngườihọc Học sinh, sinh viên trở thành trung tâm của quá trình dạy học, dưới sự

Trang 30

hướng dẫn của giáo viên, chủ động tìm tòi, khám phá để chiếm lĩnh tri thức

và kỹ năng nghề nghiệp Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải giỏi cả vềchuyên môn và năng lực sư phạm, có khả năng thích ứng với những thay đổicủa nghề nghiệp và xã hội để có thể phát huy được cao nhất vai trò và ảnhhưởng của mình trong hoạt động dạy học

Yêu cầu của xã hội đòi hỏi người giáo viên không chỉ đóng vai trò quantrọng trong hoạt động dạy học mà còn phải giữ trọng trách trong quá trìnhhình thành và phát triển nhân cách của người học, có sự kết hợp chặt chẽ vớigia đình và các tổ chức xã hội nhằm giúp đỡ, định hướng cho người học cácvấn đề liên quan đến nghề nghiệp và cuộc sống

Sự phát triển của xã hội dẫn tới sự thay đổi lớn về vai trò, vị trí củangười giáo viên Tuy nhiên, trong bất kỳ hoàn cảnh nào họ vẫn luôn giữ mộtvai trò quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực cho quốc gia [45]

1.3.1.2 Vai trò của giáo viên trong hoạt động giáo dục và tổ chức lớp học

Thực tiễn giáo dục trường học đòi hỏi người giáo viên, ngoài việctruyền thụ tri thức cho học sinh còn phải đảm đương những công việc sau:

Xây dựng và tổ chức lớp học

Lớp học là nơi để giáo viên thực hiện chức năng giáo dục của mình đốivới thế hệ trẻ, đối với xã hội; là nơi để đón nhận, trợ giúp và phát triển tìnhcảm, nhân cách của học sinh Giáo viên phải là nơi tin tưởng nhất để các emgửi gắm niềm tin; là người tổ chức hoạt động học tập học sinh, biến hoạt độngcủa lớp thành những phong trào hoạt động lành mạnh, thực hiện có hiệu quảcác yêu cầu của nhà trường và của ngành giáo dục

Phối hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường

Giáo viên là người phối hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường

để triển khai các hoạt động giáo dục đối với học sinh của lớp được phân côngphụ trách; phối hợp với giáo viên giảng dạy các bộ môn để nắm bắt tình hìnhhọc tập và rèn luyện của học sinh, đề xuất và triển khai các hoạt động giáodục cần thiết trong tiến trình duy trì tổ chức lớp để thực hiện chức năng truyềnthụ tri thức; giữ vai trò cố vấn, chỉ đạo các hoạt động của tổ chức Đoàn, Đội

Tổ chức các hoạt động giáo dục

Trang 31

Đóng vai trò một tổ chức nhà nước, nhà trường thực hiện chức năngquản lý, tổ chức hoạt động đào tạo, tổ chức hoạt động học tập, tổ chức hoạtđộng rèn luyện và giáo dục đạo đức nhân cách đối với học sinh Giáo viên làngười chịu trách nhiệm trực tiếp để triển khai, theo dõi và đánh giá hiệu quảcác hoạt động đó trong từng lớp học; phải tạo ra một cuộc sống học đườngnhằm đáp ứng nhu cầu của học sinh

Tổ chức hoạt động giáo dục là một công việc mang nhiều màu sắc, tínhchất khác nhau, đòi hỏi sử dụng nhiều hình thức và phương tiện giáo dục, đểthông qua đó, giáo viên thực hiện chức năng và nhiệm vụ giáo dục mà nhàtrường và xã hội giao phó, góp phần định hướng và phát triển những tình cảmtốt đẹp, nhân cách và đạo đức cho lớp người lao động mới

Kiểm định chất lượng giáo dục

Với chức năng chủ nhiệm lớp, người giáo viên thực hiện trọng tráchđánh giá trung thực và khách quan những kết quả đã đạt được của học sinhtrong quá trình học tập và rèn luyện Kết quả đánh giá không chỉ là thước đo

sự tiến bộ của mỗi cá nhân học sinh, mà còn là động lực cho sự phấn đấu tiếptheo của học sinh, là cơ sở để hoạch định kế hoạch giáo dục và đào tạo củagiáo viên và nhà trường

Phối hợp các lực lượng ngoài nhà trường trong hoạt động giáo dục học sinh

Giáo viên có nghĩa vụ và trách nhiệm phối hợp với cha mẹ học sinh,chính quyền, đoàn thể xã hội và các cơ quan chức năng để đảm bảo tính thốngnhất, tính liên tục và toàn vẹn trong quá trình giáo dục Giúp cha mẹ học sinhhiểu rõ chủ trương, kế hoạch giáo dục của nhà trường để tạo mọi điều kiệncần thiết cho con em học tập, rèn luyện ở nhà; tổ chức học tập, rèn luyện vuichơi lành mạnh, phòng chống các tệ nạn xã hội nhằm hình thành và phát triểntoàn diện nhân cách của học sinh

Huy động sự đóng góp của xã hội và phụ huynh để góp phần xây dựng cơ

sở vật chất cho nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạy và học [76]

Trang 32

Để thực hiện được điều đó, đòi hỏi người giáo viên phải làm chủ vàđiều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh bằng những biện pháp sưphạm thông qua việc triển khai có hiệu quả kỹ thuật dạy học; cấu trúc hệthống bài giảng và mạch kiến thức phù hợp với trình độ tiếp thu của học sinh;

sử dụng linh hoạt tính nghệ thuật, tính biểu cảm của ngôn ngữ nói trong quátrình giảng dạy nhằm thu hút tập trung chú ý của học sinh trong giờ học [21]

Nhóm năng lực giáo dục

Là năng lực cảm hóa học sinh bằng chính nhân cách và tài năng sưphạm của người giáo viên, sử dụng linh hoạt các phương tiện ngôn ngữ và phingôn ngữ trong quá trình giao tiếp với học sinh để các em nghe, tin và làmtheo bằng tình cảm và niềm tin, thông qua đó thực hiện chức năng giáo dụcđối với thế hệ trẻ

Để thực hiện được chức năng đó, nhà giáo cần nắm vững mục đích vàyêu cầu giáo dục, tinh thông nghề nghiệp, có niềm tin và lòng tôn trọng đốivới học sinh [21]

Nhóm năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm

Là người tổ chức hoạt động học tập, hoạt động giáo dục cho cá nhân vàtập thể học sinh trong những điều kiện sư phạm khác nhau; là hạt nhân gắnkết học sinh thành một tập thể; là người tuyên truyền, liên kết và phối hợp cáclực lượng giáo dục

Trang 33

Trong hoạt động sư phạm, nhà giáo vừa là người tổ chức, vừa là người

cổ vũ và động viên học sinh tích cực tham gia các hoạt động trong và ngoàinhà trường, trong hoạt động nội khóa cũng như trong hoạt động ngoại khóanhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục đã được xác định [21]

1.3.3 Vai trò của nhà trường sư phạm trong đào tạo giáo viên các cấp học phổ thông

Nhà trường sư phạm, là loại hình nhà trường chuyên biệt, có chức năngđào tạo giáo viên cho các cấp học phổ thông, sinh viên được đào tạo để làmnghề dạy học Để tạo ra năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tươnglai, đòi hỏi nhà trường sư phạm phải thực hiện các nhiệm vụ sau: đào tạochuyên môn; đào tạo năng lực sư phạm; đào tạo năng lực giáo dục và tổ chứccác hoạt động giáo dục học sinh

Vì vậy, bên cạnh việc trang bị kiến thức về lĩnh vực khoa học chuyênngành, mỗi môn học thuộc chương trình đào tạo của nhà trường sư phạm đềuphải hướng tới mục tiêu đào tạo năng lực sư phạm cho sinh viên, đảm bảo sựgắn kết hai loại hình nội dung:

Thông qua đào tạo tri thức khoa học cơ bản để kết hợp trang bị nănglực sư phạm

Thông qua đào tạo năng lực sư phạm để phát triển hiệu quả truyền thụtri thức khoa học cơ bản

Điều đó cho phép khi ra trường, sinh viên đủ điều kiện hòa nhập vớithực tiễn giáo dục tại các nhà trường phổ thông [21], [45]

1.4 KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC VÙNG TÂY BẮC

1.4.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Bắc

Vùng Tây Bắc bao gồm các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, ĐiệnBiên, Lào Cai, Yên Bái; diện tích tự nhiên khoảng 46.335 km2, dân sốkhoảng 4.317.800 người, với 21 dân tộc anh em chung sống Cuộc sống củađồng bào chủ yếu là làm nương rẫy, một số dân tộc định cư lâu đời như dân

Trang 34

tộc Thái, một số dân tộc di cư từ phương Bắc xuống, một số dân tộc di cư từthượng Lào sang cách đây khoảng 200 - 300 năm, các dân tộc sống đan xenvới nhau đã tạo nên sự giao lưu về ngôn ngữ, tập quán, sự phong phú và đadạng về văn hoá, tín ngưỡng

Đó cũng chính là điều kiện để Tây Bắc trở thành trung tâm của những bảnsắc văn hóa độc đáo, phong phú và đa dạng trong không gian văn hóa Việt Bắcvới những nét đặc trưng về loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể như: trangphục, điệu múa, điệu nhạc, nhạc cụ, phong tục, lễ hội, trò chơi dân tộc

Đây là vùng lãnh thổ phía Tây Bắc của Tổ quốc, phía Bắc là biên giớiViệt - Trung, phía Tây và Tây Nam là biên giới Việt – Lào Địa hình chủ yếu

là đồi núi cao hiểm trở và có sự chia cắt phức tạp, diện tích đất mặt bằng ít,hơn 50% diện tích có độ cao trên 1000m so với mặt nước biển, giao thông đilại hết sức khó khăn đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa Có nhiều thác,ghềnh, sông, suối với lưu lượng nước lớn, dòng chảy mạnh nên có tiềm năngthủy điện rất lớn từ các sông như: Sông Mã, Sông Đà…Vị trí địa lý đã khiếncho Tây Bắc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh,quốc phòng và trong quan hệ hợp tác quốc tế

Là vùng có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt tiềmnăng thủy điện là cơ hội để tạo bước phát triển mới cho cả vùng chuyển dịchtheo hướng CNH – HĐH Các ngành nông, lâm nghiệp và chăn nuôi được tậptrung đầu tư phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng khu vực, tạo thành cácvùng sản xuất lớn như những vùng sản xuất chè, cà phê, ngô, chăn nuôi bòsữa Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của cả nước, Đảng

bộ và nhân dân các tỉnh Tây Bắc đã giành được nhiều thành tựu, đặc biệt làtrong việc xóa đói giảm nghèo, xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học Tuy nhiên, cho đến nay, so với các vùng khác trên cả nước, các địaphương vùng Tây Bắc vẫn căn bản là một khu vực kinh tế nông, lâm nghiệpchậm phát triển Thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng 1/2 thu nhập trungbình của người dân cả nước Văn hoá, giáo dục còn nhiều bất cập (giữa đòihỏi để phát triển và hội nhập với chất lượng) Số lượng y tá, y sĩ, bác sĩ đạt

Trang 35

khoảng 17 người/vạn dân, thuộc loại thấp nhất cả nước Tỷ lệ sinh viên đạihọc đạt khoảng 200 người trên một vạn dân (cả nước: 220 sinh viên một vạndân) Cơ cấu lao động chậm phát triển: Nông - Lâm nghiệp chiếm 34,09%;Công nghiệp, xây dựng chiếm 28,64%; Dịch vụ chiếm 36,98%

1.4.2 Khái quát về Giáo dục và Đào tạo vùng Tây Bắc

* Hệ thống giáo dục phổ thông

Hệ thống trường, lớp, giáo viên và học sinh của 3 cấp học vùng TâyBắc tính đến năm 2014 được trình bày tại bảng 1.1 để xác định đặc điểm riêngcủa giáo dục vùng Tây Bắc

Bảng 1.1 Thống kê về hệ thống trường, lớp, giáo viên và học sinh các cấp

học phổ thông của vùng Tây Bắc tính đến năm 2014 [24]

TT Cấp học Số

trường Số lớp

Số học sinh

Học sinh dân tộc

Số giáo viên

Các tỷ lệ Học

sinh/

lớp

Giáo viên/

lớp

Học sinh/

Giáo viên Học sinh dân tộc/ học sinh

1 Tiểu học 1.229 23.203 440.311 352.219 31.035 18,98 1,34 14,19 80,00

2 THCS 1.012 9.448 271.213 213.714 20.746 28,70 2,19 13,07 78,80

3 THPT 169 2.963 111.358 72.843 7.266 37,58 2,45 15,32 65,41

Tổng số 2.410 35.614 822.882 638.776 59.047 23,10 1,66 13,94 77,62

Số liệu thống kê tại bảng 1.1 cho thấy:

Tỷ lệ học sinh là con em đồng bào các dân tộc ít người chiếm tới77,62% số lượng học sinh các cấp học Chính điều đó đã phản ánh đặc trưngcủa giáo dục miền núi phía Bắc và sứ mạng của giáo dục phổ thông đối với sựnghiệp phát triển bền vững vùng Tây Bắc của Tổ quốc

Dù trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn về địa lý, kinh tế và xã hội, songcác tỷ lệ: học sinh/lớp; giáo viên/lớp; học sinh/giáo viên của phần lớn các cấp họcđều đạt các tỷ lệ theo định biên của Bộ GD&ĐT (đối với cấp THPT của tỉnh LaiChâu, tỷ lệ học sinh/lớp là 114,91%, còn quá cao so với qui định về tỷ lệ học sinhtrên lớp học)

Trang 36

Giáo viên/

lớp Học sinh/

Giáo viên

Học sinh dân tộc/ học sinh (%)

lớp

Giáo viên/

lớp

Học sinh/

Giáo viên

Học sinh dân tộc/ học sinh (%)

20.74

6 28,70 2,19 13,07 78,80

Tổng hợp thống kê về số lượng trường, lớp, học sinh và giáo viên cấpTiểu học và THCS vùng Tây Bắc năm 2014 được trình bày tại bảng 1.2 và 1.3cho phép có một số nhận xét sau:

Trang 37

Tỷ lệ học sinh/lớp (18,98 đối với cấp Tiểu học và 28,70 đối với cấp THCS)một mặt phản ánh sự thuận lợi trong hoạt động dạy học của các nhà trường, mặtkhác phản ánh sự phân tán về hệ thống trường, lớp của các cấp học, sự khó khăncủa thầy và trò trong quá trình đến trường cũng như những khó khăn trong côngtác quản lý và điều hành hoạt động dạy và học của các Ban Giám hiệu

Với tỷ lệ từ 78% đến 80% số lượng học sinh là con em đồng bào cácdân tộc thiểu số đã phản ánh đặc trưng cơ bản của giáo dục phổ thông vùngTây Bắc; phản ánh mức độ khó khăn của nhà trường và giáo viên trong côngtác đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo

* Đặc điểm tổ chức dạy và học bậc học phổ thông

Tây Bắc là khu vực có nhiều dân tộc anh em sinh sống như: Thái, Mông,Kinh, Lào, Khơ mú, Xinh Mun, Mường, Mỗi dân tộc nói bằng một thứ ngônngữ (tiếng mẹ đẻ) khác nhau

Cơ sở vật chất, trường lớp học tuy đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứngđược nhu cầu dạy học, một số phòng học ở trung tâm trường và rất nhiềuphòng học tại các điểm bản còn là nhà tạm, tranh tre, nứa, lá, nhất là cấp họcMầm non và Tiểu học Nhiều trường có các điểm bản cách khá xa trung tâm

xã (khoảng 20 – 26 km), điểm trường chính của các cấp học được đặt tại khuvực trung tâm xã dưới sự điều hành hoạt động của Ban giám hiệu nhà trườngcùng một số các thầy cô giáo được phân công theo đúng chuyên ngành đàotạo, còn lại các thầy cô giáo khác hầu như phải đi cắm bản để giảng dạy (đặcbiệt là các thầy cô giáo Tiểu học và THCS đa số phải dạy tại các bản) Cónhững điểm bản giáo viên dạy bộ môn chuyên thiếu, nên khi giảng dạy giáoviên không chỉ truyền tải kiến thức theo đúng chuyên ngành đào tạo mà cònphải dạy chéo các bộ môn (một người phải dạy nhiều môn) như: Thể dục, âmnhạc, mĩ thuật, tổ chức các hoạt động TDTT ngoài giờ học cho học sinh vàngười dân ở xã, bản nơi các điểm trường đóng,…

Đây cũng là vùng có nhiều trường Tiểu học, THCS tổ chức dạy họctheo hình thức: nội trú, bán trú và bán trú dân nuôi

Mỗi trường có thể được phân cấp thành: điểm trường chính, điểm trường

lẻ và điểm lớp tại các bản Trong mỗi lớp có nhiều trình độ: lớp nhô, lớp ghép

Trang 38

Đây là các hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo điều kiện cho học sinh

ở xa trường vẫn có thể đến trường; là hình thức đưa trường học, lớp đến nơigần dân để học sinh có thể đến trường mỗi ngày

Đối với các học sinh tại điểm bản, ngoài thời gian học trên lớp, trong cácgiờ ra chơi các em được tham gia chơi các trò chơi dân tộc (Bóng đá, Bóngchuyền, Kéo co, Đẩy gậy, Tung còn,…), tham gia các hoạt động tập thể giữagiờ Đặc biệt các em còn phải tập luyện các hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT,phong trào bề nổi để tham gia biểu diễn trong các ngày lễ kỷ niệm, các lễ hội củađịa phương, tham gia Hội thi, Hội khỏe Phù đổng các cấp, tham gia phong tràoHội thao của ngành Giáo dục phát động trong năm học, Trong quá trình tổchức các hoạt động này, người giáo viên có vai trò rất quan trọng trong việc tổchức cho học sinh, nhưng do không được đào tạo, trang bị kiến thức cơ bản nênmới chỉ dừng ở việc thông báo cho học sinh tự tập luyện Do vậy các hoạt độngtập luyện các môn thể thao là tự do, không có tổ chức Để học sinh phát huyđược khả năng của mình trong các hoạt động thì nhất thiết người giáo viên phải

có kiến thức về việc tổ chức, vận động và hướng dẫn tập luyện các môn thể thao.Đối với quy định và thực tiễn địa phương, con người sống ở đâu thì phảitham gia sinh hoạt theo cư trú ở địa phương đó Là giáo viên sinh sống, giảngdạy tại xã, bản thì giáo viên cũng phải tham gia các hoạt động lễ hội tại xã,bản để thúc đẩy phong trào thi đua Đối với khu vực vùng cao Tây Bắc thìtrình độ cũng như nhận thức của nhân dân còn thấp, cán bộ lãnh đạo xã đaphần học qua các lớp Đại học tại chức, trung cấp, trình độ chuyên môn khôngđồng đều, cán bộ văn hóa xã, các trưởng bản chủ yếu học qua các lớp sơ cấphoặc chưa qua chuyên ngành đào tạo,… nên việc tổ chức các hoạt động trongphong trào chưa thật sự hiệu quả Chính vì vậy mà các hoạt động của địaphương giáo viên đều phải tham gia với vai trò là người chủ đạo trong việc tổchức và thực hiện Các hoạt động của địa phương chủ yếu là hoạt động bề nổinhư TDTT, văn hóa trong các lễ hội… tạo nên sân chơi lành mạnh nhằm nângcao đời sống tinh thần và phát triển toàn diện trên mỗi cộng đồng dân tộc Để

Trang 39

các hoạt động của xã, bản, địa phương có hiệu quả thì đòi hỏi phải có sựchung tay góp sức của đội ngũ giáo viên có kiến thức cơ bản về tổ chức cáchoạt động đó

Đối với việc tổ chức các hoạt động TDTT ở trường học và xã, bản đòihỏi người giáo viên phải có kiến thức về xây dựng kế hoạch, phương pháp tổchức, phương pháp trọng tài, phương pháp vận động học sinh, người dântham gia, phương pháp giảng giải bằng lời nói và phải có khả năng thực hànhcác động tác, các kiến thức về kỹ, chiến thuật một số môn thể thao,… Tuynhiên trong quá trình được đào tạo, người giáo viên chưa được trang bị nhữngkiến thức này để vận dụng vào thực tiễn công việc tại trường học và xã, bản

* Các cơ sở đào tạo hệ Cao đẳng Sư phạm của vùng Tây Bắc

Vùng Tây Bắc (gồm 6 tỉnh: Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai,Sơn La và Yên Bái) có 7 cơ sở đào tạo hệ CĐSP: Đại học Tây Bắc, CĐSPSơn La, CĐSP Lào Cai, CĐSP Yên Bái, CĐSP Điện Biên, CĐSP Hòa Bình

và Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu Là hệ thống nhà trường có nhiệm vụ đàotạo giáo viên THCS, Tiểu học và Mầm non cho miền núi phía Bắc nói chung

và vùng Tây Bắc nói riêng, hàng năm các nhà trường tuyển sinh và đào tạo từ2.500 đến 3.000 sinh viên hệ CĐSP Năm 2014, các nhà trường tuyển sinh vàđào tạo 2.864 sinh viên hệ CĐSP trong tổng số 4.719 sinh viên

Hệ thống các nhà trường CĐSP đã giúp cho vùng Tây Bắc có thể hoàntoàn chủ động về đội ngũ giáo viên cấp Tiểu học và THCS, khắc phục đượcthực trạng chờ đợi, phụ thuộc vào sự điều động và phân phối giáo viên từvùng xuôi lên

Hệ CĐSP có chương trình đào tạo mỗi khóa gồm 95 tín chỉ (tươngđương 1.425 tiết học qui chuẩn) trong 3 năm GDTC là môn học bắt buộc củamỗi khóa đào tạo và được thực hiện theo chương trình khung của Bộ GD&ĐTvới 3 tín chỉ, gồm 90 tiết

1.4.3 Khái quát về Đại học Tây Bắc

Trường ĐHTB được thành lập theo Quyết định số 39/2001/QĐ-TTg

Trang 40

ngày 23/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ Trải qua gần 60 năm phấn đấutrưởng thành, Trường đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng,phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh Tây Bắc

Là trường đại học đa ngành, đa cấp đào tạo, phối hợp với các nhà sửdụng nhân lực, các nhà nghiên cứu và cộng đồng các dân tộc Tây Bắc nhằmbảo đảm Trường là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, là trung tâmnghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, triển khai các dịch vụ kĩthuật phục vụ phát triển kinh tế xã hội của vùng Tây Bắc

Trường Đại học Tây Bắc là trung tâm đào tạo nhân lực, nghiên cứukhoa học, chuyển giao công nghệ hàng đầu ở vùng Tây Bắc, ngang tầm vớicác trường đại học có uy tín trong nước, mở rộng và hợp tác với một sốtrường đại học trong nước và quốc tế Nhà trường có 03 chuyên ngành đàotạo thạc sĩ, 21 chuyên ngành đào tạo trình độ đại học và 11 chuyên ngành đàotạo trình độ cao đẳng, trong số các ngành đào tạo trình độ đại học có 13 ngànhđào tạo giáo viên; đã đào tạo được hơn 25.000 giáo viên Tiểu học, THCS,THPT, cử nhân, kỹ sư phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển văn hoá, giáo dục,kinh tế - xã hội ở miền Tây Bắc của Tổ quốc

Quy mô đào tạo của nhà trường (tính đến ngày 31/12/2014) có 10.695sinh viên, trong đó có 7.135 sinh viên đại học, cao đẳng hệ chính quy, 3.174học viên hệ vừa làm vừa học và đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp, caođẳng lên trình độ đại học, 386 học sinh hệ dự bị đại học, 129 Lưu học sinhcủa nước CHDCND Lào Tỷ lệ sinh viên dân tộc ít người trên 70%

Các chương trình đào tạo của Trường được xây dựng trên cơ sở chươngtrình khung của Bộ GD&ĐT đã ban hành và tham khảo các chương trình tiêntiến của các trường đại học lớn, cập nhật những kiến thức mới, và đặc biệt đãđược bổ sung những kiến thức gắn với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội củavùng Tây Bắc Trong năm học 2013 - 2014, chương trình đào tạo đã đượcchỉnh sửa từ 130 tín chỉ lên 150 tín chỉ đối với đào tạo đại học, từ 90 tín chỉ

Ngày đăng: 13/04/2018, 14:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w