Ngày soạn: 10/3/2018 Ngày dạy: 17/3/2018 Tiết: 27, 28 CHỦ ĐỀ 1 CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS nhận dạng được hiện tượng về sự dẫn nhiệt và đối lưu – bức xạ nhiệt. - Phát biểu được khái niệm về sự dẫn nhiệt - Đối lưu – Bức xạ nhiệt. - Phân loại được sự dẫn nhiệt của các chất: rắn; lỏng, khí - Nêu được sự đối lưu xảy ra trong môi trường nào và không xảy ra trong môi trường nào. - Nêu được tên hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí, chân không. - Nhận dạng được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí. 2. Kĩ năng: - Làm thí nghiệm mô tả sự dẫn nhiệt Thí nghiệm hs làm: H22.1H22.2; Thí nghiệm mô tả về đối lưu - Bức xạ nhiệt H23.4;H23.5; - Vận dụng kiến thức để giải các bài tập có liên quan. Tìm được ví dụ thực tế về sự dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt. Vận dụng kiến thức về dẫn nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản. 3. Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, hợp tác. II. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CHUẨN KTKNCÁC NĂNG LỰC THÀNH PHẦNNHIỆM VỤ HỌC TẬPCÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ HĐ1. Tìm hiểu về các hình thức truyền nhiệt (dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt) - HS nêu được: 1) Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật hoặc từ vật này sang vật khác. - Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém. Chân không không dẫn nhiệt. 2) Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng nhờ tạo thành dòng chất lỏng hoặc chất khí. Đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí. 3) Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. - Lấy được ví dự về sự dẫn nhiệt; sự đối lưu và Bức xạ nhiệt. P1: Đặt ra những câu hỏi về sự nóng lên của một số vật trong đời sống. P7: Đề xuất giả thuyết, và thiết kế phương án thí nghiệm. P8: Xác định mục đích, lắp ráp, tiến hành thí nghiệm X5: Ghi lại kết quả tiến hành thí nghiệm để trả lời các câu hỏi và rút ra nhận xét. X6: Trình bày các kết quả thí nghiệm. X7: Thảo luận kết quả hoạt động nhóm xử lý kết quả thí nghiệm. K1: Trình bày được 3 hình thức truyền nhiệt. - HS đặt ra các câu hỏi liên quan đến đời sống hàng ngày về sự truyền nhiệt. - HS đề xuất phương án tiến hành thí nghiệm. - HS hoạt đông nhóm lắp ráp, tiến hành, thí nghiệm, rút ra nhận xét. HS trình bày kết quả thí nghiêm. HS thảo luận kết qủa thí nghiệm và rút ra kết luận. - Trình bày 3 hình thức truyền nhiệt (dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt). ?1 Sau mỗi trận mưa một thời gian sau ta thường thấy đường khô đi? Tại sao khi đun nước một khoảng thời gian sau sờ tay vào qoai ấm ta thầy qoai ấm nóng lên ?2 Em hãy đề xuất phương án tiến hành thí nghiệm ?3Thế nào là sự dẫn nhiệt? So sánh tính dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng khí? ?4. Đối lưu là gì? Đối lưu xảy đối với các chất nào? ?5 Thế nào là bức xạ nhiệt? Bức xạ nhiệt có thể xảy ra với chất nào” ?6 Nhiệt truyền từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò chủ yếu bằng hình thức nào? Hoạt động 2:Tìm ví dụ về ba hình thức truyền nhiệt. Vận dụng các hình thức truyền nhiệt để giải thích một số hiện tượng liên quan thực tiễn đời sống Lấy ví dụ minh hoạ về sự dẫn nhiệt Vận dụng kiến thức về dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản đơn giản trong thực tế. K1: Lấy được VD về 3 hình thức truyền nhiệt. K4: Vận dụng kiến thức về dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn cuộc sống? X1: Trao đổi, thảo luận tìm ra lời giải thích cho các hiện tượng vật lý liên quan; sử dụng ngôn ngữ vật lý, giải thích. HS: Tìm các VD trong đời sống về sự dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt. HS: Vận dụng kiến thức về dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn cuộc sống. HS: Thảo luận để giải thích các hiện tương. ?7 Lấy ví dụ về sự dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt ? Tại sao nồi xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường làm bằng sứ? ? Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày? ? Taị sao mùa rét sờ vào kim loại thấy lạnh, còn trong những ngày nắng nóng sờ vào kim loại thấy nóng? ? Tại sao về mùa hè ta thường hay mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu đen? ? Tại sao mùa đông chim thường đứng xù lông? ? Tại sao muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ bên dưới? ? Đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa, nước trong ấm nào sôi nhanh hơn? Tại sao?