rong bối cảnh nước ta bước vào năm thứ hai kể từ khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cơ hội phát triển, lợi ích của đất nước là rất lớn. Tuy nhiên, cũng có nhiều thách thức đòi h
Trang 1-2.1 Tăng trưởng kinh tế
Cùng với sự phát triển của kinh tế thành phố, kinh tế quận Liên Chiểu đãcó nhiều chuyển biến tích cực, ph ù hợp với xu hướng phát triển của cả nước,bao gồm, nhiều thành phần sở hữu, trong đó, kinh tế tư nhân ngày càng pháttriển và đầu tư nước ngoài đang được khuyến khích trong mọi lĩnh vực.
Biểu 2-1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ QUẬN LIÊN CHIỂU (GĐ 97-08)
TĂNG TRƯỞNGBQ NĂM (%)97-0102-08 97-08
(Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu)
Giai đoạn 1997 - 2008, tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn quận LiênChiểu tăng trưởng khá, bình quân 12,70%/ năm (giá 94).
Tuy là một quận mới thành lập và chịu tác động xấu của cuộc khủnghoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế củaquận trong giai đoạn đầu (1997-2001) là khá cao, bình quân 14,39 năm (giá94) Trong đó, tốc độ tăng trưởng của nông - lâm - thuỷ sản là 4,13%, côngnghiệp - xây dựng là 13,43% và thương mại - dịch vụ là 18,94% GDP bình
Trang 2quân đầu người tăng từ 5,88 Tr.đồng năm 1997 lên 8,75 triệu đồng năm 2001,tăng gấp 1,49 lần.
Giai đoạn 2002 - 2008, đây là giai đoạn kinh tế quận phát triển ổn định,với nhịp độ phát triển bình quân 11,75%/năm (giá 94) Trong đó, công nghi ệp -xây dựng tăng 13,23%, nông - lâm - thuỷ sản giảm 0,79% và dịch vụ tăng9,32% GDP bình quân đầu người năm 2008, tăng lên 15,53 triệu đồng gấp1,77 lần so với năm 2001 và gấp 2,64 lần so với năm 1997 Những th ành quảđạt được của quận là nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân dân và cộng đồng doanhnghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu.
Kinh tế của quận đang phát triển đúng h ướng, đạt tốc độ tăng trưởngbình quân cao, phù hợp với mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ III.Các ngành kinh tế đều có giá trị đạt và vượt so với kế hoạch hằng năm Kinh tếphát triển đã đem lại sự phát triển dân sinh, đô thị v à giải quyết việc làm Thunhập bình quân đầu người tăng nhanh qua các năm Thế nh ưng, so với lợi thếvà tiềm năng thì sự phát triển này là chưa tương xứng và thiếu bền vững Côngnghiệp phát triển nhanh và mạnh nhưng sản phẩm không mới, chất lượng chưacao Ô nhiễm môi trường trên địa bàn ngày càng trầm trọng.
* So sánh một số chỉ tiêu của quận với thành phố
% Quậnso với TP
(Nguồn: Niêm giám thống kê Quận Liên Chiểu, Thành phố)
Theo biểu 2-2, đến năm 2007, GDP (94) của quận chiếm 11,15% GDPcủa thành phố GDP bình quân đầu người theo giá thực tế của quận, năm 2007bằng 73,94% bình quân của thành phố Như vậy, ta thấy GDP/người của quậnLiên Chiểu còn thấp hơn rất nhiều so với mức của th ành phố.
Trang 3* Những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tếcủa quận.
Nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của các cấp từ Trung ương đếnThành phố, đã tạo điều kiện cho Liên Chiểu có được những thành quả trên.
Việc cải thiện cơ chế chính sách, môi trường đầu tư, kinh doanh, cơ sở hạtầng, nhất là hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư đúng mức.
Năng lực và trình độ sản xuất của một số ngành được tiếp tục nâng cao,các lĩnh vực dịch vụ như đầu tư phát triển, thương mại, tài chính - ngân hàng,bưu chính viễn thông, giao thông vận tải v.v tr ên đà phát triển và có nhiềuchuyển biến thuận lợi để tạo đà cho sự phát triển vào những năm sau.
Hoạt động đầu tư, thu hút đầu tư đạt kết quả khá, công tác huy độngnguồn lực cho đầu tư phát triển được đảm bảo, đáp ứng chủ trương xây dựngthành phố văn minh hiện đại.
Được sự ủng hộ và đồng thuận của cán bộ, nhân dân v à cộng đồng doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế thể hiện qua các Ch ương trình “5 không”,Đề án “3 có”, Chương trình “Nhà nước và nhân dân cùng làm”; vì mục tiêu pháttriển nhanh, ổn định và bền vững kinh tế thành phố Đà Nẵng và của quận LiênChiểu.
Mặt trận, các Đoàn thể chính trị, các tổ chức quần chúng xã hội đã cónhiều biện pháp phát huy sức mạnh tổng hợp, các tầng lớp nhân dân trong quậntham gia các phong trào hành đ ộng cách mạng, tạo ra những biến đổi mang tínhđột phá đưa quận phát triển đi lên cùng với sự phát triển của thành phố.
Bên cạnh đó, cũng có những nhân tố tác động bất lợi đến sự phát triển KT- XH của quận như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khuvực; thiên tai, bão lũ; giá cả leo thang,…
2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế quận Liên Chiểu chuyển dịch đáng kể theo h ướng giữ ổnđịnh cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng, tăng cơ cấu ngành dịch vụ và giảmcơ cấu ngành thủy sản - nông - lâm Năm 1997, ngành công nghi ệp - xây dựngchiếm 68,18%, dịch vụ có tỷ trọng là 26,36 % và thủy sản - nông - lâm chiếm5,46% trong GDP Đến năm 2008 tỷ trọng các ng ành trong GDP lần lượt là74,81%, 23,48% và 1,71%.
Trang 4Biểu 2-3:CƠ CẤU KINH TẾ QUẬN LI ÊN CHIỂU (GĐ 1997-2008)
(Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu)
Hình 2-1: Cơ cấu kinh tế quận Liên Chiểu
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian qua trên địa bànquận có chuyển biến tích cực, ph ù hợp với xu hướng CNH, HĐH đất nướctrong thời kỳ hội nhập Tuy nhi ên, tỷ trọng ngành dịch vụ có xu hướng giảmtương đối qua các năm Trong từng ngành kinh tế cũng có những chuyển biếntích cực theo hướng kinh doanh hiệu quả, đẩy mạnh xuất khẩu, ph ù hợp với xuhướng phát triển chung của của th ành phố và của cả nước.
Trong nội bộ ngành nông - lâm - thuỷ sản, đã tăng nhanh tỷ trọng lĩnhvực thủy sản, phát huy lợi thế kinh tế biển; đối với công nghiệp, tă ng tỷ trọngcủa các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao, đ ã có nhiềuchuyển biến trong đổi mới công nghệ, sử dụng những tiến bộ khoa học côngnghệ tiên tiến; đối với dịch vụ, cũng có sự dịch chuyển theo h ướng tăng cáchoạt động thương mại có chất lượng cao, nhưng còn chậm, hoạt động phânphối hàng hoá ngày càng đa d ạng, nhanh chóng đến tay ng ười tiêu dùng mộtcách thuận lợi nhất, kèm theo những phương thức dịch vụ văn minh, lành
Trang 5Cơ cấu kinh tế khu vực Nhà nước có xu hướng giảm về tỷ trọng, khu vựckinh tế ngoài nhà nước tăng lên Trong đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài cũng tăng nhanh qua các năm.
Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các ngành, thành phần sởhữu phù hợp với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo cơ chế thị trường.Bên cạnh những thành tựu đạt được, còn một số vấn đề cần khắc phục,đó là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch c òn chậm, lĩnh vực dịch vụ chưa phát triểntương xứng với tiềm năng của một quận công nghiệp Cơ cấu lao động chưaphù hợp, nguồn nhân lực qua đ ào tạo còn thấp, số lao động chưa có việc làmhoặc việc làm không ổn định chiếm tỉ lệ cao, đời sống nhân dân ở nhiều v ùngcòn rất khó khăn Cơ cấu kinh tế biển tăng lên, nhưng chưa tương xứng vớitiềm năng kinh tế biển của quận.
Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Quận ủy, sự chỉ đạo của UBND th ànhphố, sự hỗ trợ của các sở, ban, ng ành thành phố, cán bộ, nhân dân và cộng đồngdoanh nghiệp toàn quận đã từng bước khắc phục khó khăn, phấn đấu ho ànthành các nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất, các chỉ ti êu kinh tế - xã hội, quốcphòng - an ninh được thành phố giao Năm 1997, Đại hội đại biểu Đảng bộquận lần thứ I xác định cơ cấu kinh tế của quận trong những năm đến l à: Công- Nông - TM&DV thì đến Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ III, xác địnhphát triển nền kinh tế theo hướng CN-TTCN giữ vai trò chủ đạo, TM- DV giữvị trí quan trọng, nông nghiệp giữ vị trí ổn định, theo c ơ cấu kinh tế: CN&TTCN - Thương mại& dịch vụ - Nông nghiệp.
2.3 Thực trạng phát triển các ng ành
2.3.1 Nông nghiệp (Nông - lâm - thuỷ sản)
Kinh tế Liên Chiểu có xuất phát điểm với tỷ trọng kinh tế nông nghiệpchiếm hơn 60%, nên ngành nông nghiệp trong mấy năm qua vẫn giữ vị trí trunggian quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như chuyểndịch lao động trên địa bàn quận Cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự chuyểndịch tích cực, năm 1997 chiếm 5,46% GDP trên địa bàn quận, đến năm 2008giảm còn 1,71% Tăng dần tỷ trọng ngành thủy sản, giảm tỷ trọng trồng trọt,chăn nuôi, định hướng phát triển kinh tế biển và bảo vệ môi trường.
GTSX của ngành nông - lâm - thuỷ sản thời gian qua giảm, bình quângiai đoạn 1997-2008 giảm 0,51%, trong đó, nông nghiệp giảm 12,46% (Biểu 2-4) Đất nông nghiệp của quận ng ày càng thu hẹp do quá trình đô thị hoá, côngnghiệp hoá và chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản Năm 1997, diện tích đấtnông nghiêp có 1.344,27 ha, nhưng đ ến năm 2007 chỉ còn 676 ha, giảm 668,27ha.
Trang 6Biểu 2-4:GTSX NGÀNH NÔNG - LÂM - THUỶ SẢN
1997-2008Tổng GTSX (94)Tỷ đồng27,530,7918,0626,00- 0,51
- Nông nghiệp Tỷ đồng 23,18 23,93 4,46 5,36 - 12,46% Nông nghiệp % 84,29 77,73 24,70 20,61
(Nguồn: Niêm giám thống kê quận Liên Chiểu)
Năm 2007 đất nông nghiệp tiếp tục giảm xuống, đất nông nghiệp chuyểnsang nuôi tôm là 40ha, một số diện tích chuyển sang phát triển đô thị v à côngnghiệp Sản xuất trên đất nông nghiệp còn lại gặp nhiều khó khăn do không chủđộng nguồn nước Kinh tế nông nghiệp giảm sút mạnh, một mặt, một số diệntích chuyển sang phát triển đô thị v à công nghiệp, mặt khác, do ô nhiễm môitrường, nhất là môi trường nước.
Giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản ngày càng tăng, với tốc độ tăng bìnhquân giai đoạn 1997 - 2008 (theo giá 94) là 15,29% Tuy nhiên, từ năm 2005trở lại đây nuôi trồng thuỷ sản có xu hướng giảm, do diện tích nuôi trồng thuỷsản chuyển sang đất đô thị v à môi trường nước bị ô nhiễm Đã có sự dịchchuyển đáng kể từ nuôi cá sang nuôi tôm, tuy nhi ên, sản lượng nuôi trồng lạigiảm, nhất là sản lượng tôm.
Sản lượng hải sản khai thác tăng từ năm 2001 trở về tr ước, do hoạt độngđánh bắt xa bờ trên địa bàn quận tăng nhanh Từ năm 2001 đến nay, c ácphương tiện đánh bắt trên địa bàn chủ yếu là phương tiện có công suất nhỏ.Năm 2007, loại phương tiện có công suất dưới 40 CV có 72 phương tiện, chiếm84,7% tổng số; phương tiện đánh bắt xa bờ chỉ còn 13 phương tiện (trên 90CVcó 09 phương tiện, dưới 90 CV có 04 phương tiện), chiếm 15,3% tổng số, giảmso với năm 2005 là 16 phương tiện.
Giá trị sản xuất của nông nghiệp giai đoạn 1998 - 2008 (theo giá 94)giảm bình quân hằng năm 14,02%, trong đó, trồng trọt giảm 11,53%, chăn nuôigiảm 16,25% Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, diệntích gieo trồng năm 2008 còn 340 ha, trong đó, cây lúa 214 ha, cây màu 41 ha,cây công nghiệp ngắn ngày là 21 ha, cây thực phẩm là 63 ha Diện tích đấtnông nghiệp nông nghiệp giảm 1.015 ha so với 1998 Do vậy, sản lượng lươngthực cây có hạt ngày càng giảm nhưng năng suất tăng Đất trồng cây hàng nămkhác tập trung chủ yếu ở phường Hoà Minh, Hoà Hiệp Nam và Hoà Hiệp Bắc(197,27 ha chiếm 87,1 %).
Trang 7Biểu 2-5:GTSX CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP
(Nguồn: Niên giám thống kê quận)
Ngoài cây lương thực, trên địa bàn quận còn trồng các loại rau, lạc, míavà các loại cây công nghiệp dài ngày khác Đất trồng cây lâu năm chiếm 4,86%diện tích đất nông nghiệp, diện tích n ày tập trung ở phường Hoà Khánh Bắc vàHoà Khánh Nam (94,2 ha chiếm 78,79%) Phần lớn diện tích đất n ày gắn liềnvới đất ở, chủ yếu trồng cây ăn quả.
Số lượng đàn gia súc của quận Liên Chiểu có xu hướng giảm rõ rệt.Trung bình mỗi năm giai đoạn 1997 - 2007 thì mỗi năm số lượng đàn trâu giảm16 con/năm , bò giảm trên 155 con/năm, lợn giảm hơn 960 con/năm, gia cầmgiảm hơn 13,7 ngàn con/năm Trên địa bàn quận chỉ cho phép phường HoàHiệp Bắc và Hoà Hiệp Nam chăn nuôi gia súc, n ên lượng nuôi giảm xuốngđáng kể trong vài năm gần đây.
Thời gian gần đây, dịch bệnh trên đàn gia súc lan nhanh ảnh hưởng rấtlớn đến các hộ chăn nuôi gia súc - gia cầm trên địa bàn Cùng với thành phố,quận đã tổ chức tiêm phòng dịch cho gia súc, gia cầm đạt kết quả tốt, đảm bảokhống chế được các loại dịch bệnh Công tác kiểm tra, k iểm soát giết mổ giasúc, gia cầm được tiến hành thường xuyên Đồng thời, các trạm kiểm soát giasúc khi vào thành phố cũng được tăng cường.
Năm 2007, đất lâm nghiệp trên địa bàn quận là 3.818ha, chiếm 48,16%đất tự nhiên của quận, hầu hết là đất rừng phòng hộ - rừng đặc dụng Hải vân,rừng kinh tế chiếm tỷ lệ thấp Rừng ở đây phong phú các t ài nguyên động thựcvật Mười năm qua thế mạnh về rừng ch ưa được khai thác phát triển du lịchsinh thái - nghỉ dưỡng, cũng như chưa trồng được những loại cây có giá trị kinhtế cao.
Trên địa bàn quận Liên Chiểu, không xảy ra tình trạng phá rừng làm suygiảm diện tích rừng, đặc biệt, đối với rừng tự nhi ên Các hoạt động khai thác gỗtrái phép, đốt phá rừng làm nương rẫy hoặc di dân tự do lấn chiếm rừng chỉmang tính chất nhỏ lẻ, không ảnh hưởng lớn đến diện tích rừng Đến năm 2006,độ che phủ rừng ở Liên Chiểu đạt 42,4% Hệ động thực vật rừng cũng kháphong phú, phân bố ở rừng Hải Vân.
Trang 8Trong năm 2007 xảy ra 2 vụ cháy rừng trên địa bàn, giảm so với các nămtrước Diện tích đất được phủ xanh hàng năm lớn, năm 2007 có 88 ha được phủxanh Tuy nhiên, tình hình khai thác, v ận chuyển, mua bán, tàn trữ lâm sản tráiphép vẫn còn diễn ra, tập trung nhiều tại rừng đặc dụng Nam Hải Vân.
* Một số chương trình, dự án phát triển nông - lâm - thuỷ sản:
- Dự án trồng rau an toàn, năm 2007 UBND qu ận tiếp tục đầu tư dự ántrồng rau tại Thanh Vinh, ph ường Hòa Khánh Bắc và Đà Sơn, phường HòaKhánh Nam, với qui mô 1ha, vốn ngân sách quận 203.634.000 đồng v à đối ứngcủa dân 27.920.000 đồng.
- Chương trình hỗ trợ nuôi ếch thương phẩm, cá tràu lai, sản xuất nấmsò, UBND quận hỗ trợ 12 triệu đồng mua giống ếch cấp cho 9 hộ, 10 triệu đồngmua giống cá tràu lai cấp cho 08 hộ và 20 triệu đồng mua vật tư, hướng dẫn kỹthuật sản xuất nấm sò cho 12 hộ Hiện nay, các chương trình đầu tư trên đangtrong giai đoạn phát triển.
- Chương trình nâng cấp, cải tạo hệ thống thủy lợi, trong năm 2007,UBND quận đầu tư 457 triệu đồng để bê tông hóa tiếp 581 m tuyến kênh KheCừa tại HTX DVSXNN Hòa Hiệp Nhằm phục vụ nước tưới tiêu cho 60 ha đấtnông nghiệp tại cánh đồng Xuân Thiều, ph ường Hòa Hiệp Nam.
Nhận xét: nhìn chung, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôitừng bước mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực góp phần giải quyết việc l àm,nâng cao đời sống cho các hộ nông dân trong quá trình đô thị hóa.
2.3.2 Công nghiệp - xây dựng
Công nghiệp của quận Liên Chiểu luôn có giá trị sản xuất tăng cao hàngnăm và đóng góp tỷ trọng lớn vào quy mô kinh tế quận Trong đó, ngành côngnghiệp chế biến trên địa bàn quận chiếm trên 90% GTSX toàn ngành Th ời kỳđổi mới, các cơ sở sản xuất công nghiệp tăng rất nhanh, nhất l à khối dân doanh.Ngành công nghiệp cũng là ngành tiên phong trong quá trình s ắp xếp, sáp nhập,giải thể và cổ phần hóa Chính vì vậy, trong giai đoạn 1997-2007 công nghiệpnhà nước do địa phương quản lý giảm dần cả về quy mô v à cơ cấu trong giá trịsản xuất.
Trang 9(Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu)
GTSX của khu vực kinh tế trong n ước chiếm tỷ trọng lớn v à có xuhướng giảm, GTSX của khu vực kinh tế có vốn đầu t ư nước ngoài tăng qua cácnăm Đây là do quá trình quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng mạnh, làm cho đầutư nước ngoài vào quận ngày càng lớn.
Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 200 7 tăng gấp10,72 lần so với năm 1997 Tốc độ tăng b ình quân qua các năm là 26,77%,trong đó, phần thuộc quận quản lý tăng tr ưởng bình quân năm 33,62%, trungương quản lý cũng có tốc độ tăng tr ưởng cao, bình quân giai đoạn 1997 - 2007là 22,69%/năm và chiếm tỷ trọng khá lớn trong GTSXCN của quận Ngược lại,GTSXCN do thành phố quản lý lại có mức độ tăng tr ưởng chậm trong cả thờikỳ Một số ngành sản xuất có tốc độ tăng tr ưởng cao trong thời gian qua l àngành sản xuất sản phẩm từ kim loại, sản xuất b àn ghế, giường, tủ, sản xuất gỗvà lâm sản,…
Trang 10Biểu 2-7: GTSXCN NGOÀI QUỐC DOANH CÁC QUẬN (HUYỆN)
ĐVT: Tỷ đồng
BQ (%)Tổng số (94)893,47 1.046,81 1.216,62 1.424,60 1.534,8914,49
Ngũ Hành Sơn 73,22 86,59 103,03 105,01 106,64 9,86Liên Chiểu 122,14 175,79 210,12 288,51 342,35 29,39
(Nguồn: Niêm giám thống kế các quận huyện)
So sánh với các quận trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, thì tốc độ tăngtrưởng bình quân GTSXCN ngoài qu ốc doanh của quận Liên Chiểu trong giaiđoạn 2002 - 2006 là cao nhất (đạt 29,39%/năm) và tăng đều qua các năm.Chứng tỏ quận đang trên đà phát triển nhanh và ổn định trong thời gian gầnđây Đó là nhờ quận Liên Chiểu có chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp,tạo điều kiện thuận lợi cho các nh à đầu tư về thuê đất, cải cách thủ tục hànhchính,…
GTSX của một số ngành công nghiệp chủ yếu, hầu hết các ngành công
nghiệp đều có tốc độ tăng GTSX khá cao (tr ên 16%/năm), chỉ có một vài ngànhlà giảm nhưng không đáng kể và chiếm tỷ trọng rất nhỏ Điều n ày chứng tỏ,quá trình sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu đang trên đà tăngtốc Trong đó, ngành có GTSX lớn là ngành sản xuất sản phẩm khoáng phi kimloại, SX sản phẩm từ kim loại, SX gi ường - tủ - bàn ghế, SX sản phẩm đồuống, SX kim loại,…Tuy vậy, cần phải tập trung đẩy mạnh phát triển côngnghiệp trên địa bàn quận một cách mạnh mẽ h ơn nữa cho tương xứng với tiềmnăng kinh tế của quận và đạt mục tiêu là trung tâm công nghiệp của thành phố.
Số lượng cơ sở sản xuất và số lao động, số lượng các cơ sở sản xuất dân
doanh do quận quản lý qua các năm tăng l ên, nhất là khu vực kinh tế hỗn hợp,cá thể Năm 2007, có 529 cơ sở tăng 265 cơ sở so với năm 1997 Vốn đầu t ưcủa các cơ sở sản xuất dân doanh cũng tăng l ên, trung bình mỗi năm tăng43,84% Nguồn vốn tăng mạnh nhất l à ở khu vực kinh tế hỗn hợp v à kinh tế tưnhân Tuy vậy, vốn đầu tư vào các loại hình kinh tế còn ở quy mô nhỏ, nênchưa thúc đẩy tăng quy mô sản xuất công nghiệp dân doanh tr ên địa bàn.
Trong thời gian qua, ngành CN - TTCN trên địa bàn quận đã góp phần
Trang 11phố và các địa phương lân cận Trong thời gian đến, thông qua việc thu hútmạnh mẽ các nhà đầu tư vào trong các khu công ng hiệp để tiếp tục giải quyếtnhiều việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống của nhân dânvà tăng trưởng kinh tế của quận Liên Chiểu.
3 Số lượng lao độngNgười
+ Kinh tế dân doanh " 1.058 2.888 5.919
(Nguồn: Niên giám thống kê quận)
Số lượng lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất ngày càng tăng, giaiđoạn 1997 - 2007, trung bình mỗi năm số lao động được giải quyết việc làmtăng 18,79% Trong đó, số cơ sở sản xuất thuộc loại hình kinh tế hỗn hợp vàdoanh nghiệp tư nhân giải quyết một lượng rất lớn lao động trong tổng số laođộng có việc làm.
Các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn, chiếm tỷtrọng khoảng 99% Vì vậy, lực lượng lao động được giải quyết việc làm chủyếu là trong các cơ sở chế biến, số lượng lao động trong các c ơ sở khai thácchiếm tỷ trọng không đáng kể Như vậy, phù hợp với xu hướng đẩy mạnh pháttriển các ngành công nghiệp chế biến của thành phố và cả nước Tuy nhiên,trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp cần chútrọng các biện pháp xử lý chất thải, tránh t ình trạng gây ô nhiễm môi trường,hướng đến phát triển bền vững tr ên địa bàn quận.
Đến cuối năm 2007, tổng lao động ngành công nghiệp trong các doanhnghiệp dân doanh của quận l à 5.919 người, tăng 4.861 người so với năm 1997,chiếm 14,7% lao động trong độ tuổi lao động.
Trang 12Ngoài ra, trên địa bàn còn có làng nghề nước mắm Nam Ô đang dầnđược khôi phục, phát triển Năm 2007 th ành lập Hội làng nghề truyền thốngnước mắm Nam Ô và đã tham gia quảng bá thương hiệu nước mắm tại các Hộichợ trong, ngoài thành phố.
Tình hình đổi mới công nghệ, thực hiện mục tiêu CNH, HĐH đất nước,
công nghiệp quận Liên Chiểu đã chú trọng đầu tư theo chiều sâu, đổi mới côngnghệ, đổi mới quản lý Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt, doanh nghiệp có vốn đầutư nước ngoài (FDI) đã áp dụng những công nghệ tiên tiến vào sản xuất Nhiềungành công nghiệp đã giành được vị trí vững chắc trong thị tr ường nội địa vàhướng tới xuất khẩu Một số ng ành đã và đang triển khai đầu tư công nghệ mớinhư điện tử, cơ khí, luyện kim Chất lượng nhiều loại sản phẩm đ ược nânglên, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địavà tham gia xuất khẩu.
Đầu tư phát triển khu công nghiệp ở Liên Chiểu:a Khu công nghiệp Hoà Khánh
Khu công nghiệp Hòa Khánh được thành lập với diện tích 692,5 ha (gồm2 giai đoạn) Vốn đầu tư dự kiến 49,956 triệu USD, trong đó, vốn đầu t ư giaiđoạn 1 để xây dựng hạ tầng kỹ thuật 2 6,632 triệu USD Chủ đầu tư là Công tyPhát triển và khai thác hạ tầng các khu công nghiệp Đ à Nẵng Nguồn vốn đầutư, vốn ngân sách thành phố, vốn vay tín dụng ưu đãi của Nhà nước, vốn ứngtrước của các nhà đầu tư, vốn tự có Thời gian hoạt động kinh doanh c ơ sở hạtầng 50 năm.
Các ngành công nghiệp ưu tiên đầu tư là cơ khí, lắp ráp, điện tử, maymặc, chế biến nông-lâm-hải sản, sản phẩm sau hóa dầu nh ư bao bì, nhựa, vậtliệu xây dựng cao cấp với quy mô trung b ình và nhỏ Đến nay diện tích đã chothuê khoảng 239,98 ha (tính cả doanh nghiệp đ ã có sẵn tại đây), bằng 34,58%diện tích đất quy hoạch, vốn đầu t ư thực hiện 99,77 tỷ đồng.
b Khu công nghiệp Liên Chiểu:
Khu công nghiệp Liên Chiểu được thành lập với quy mô diện tích 373,5ha (xây dựng mới: 98,5 ha; doanh nghiệp có sẵn: 38,5 ha); vốn đầu t ư dự kiến36,86 triệu USD Trong đó, giai đoạn 1 l à 109,5 ha, xây dựng mới 98,5 ha vớivốn đầu tư là 11,713 triệu USD Thời gian hoạt động 50 năm Các ng ành côngnghiệp ưu tiên mời gọi đầu tư là luyện cán thép, cao su, xi măng, hóa chất, chếphẩm vật liệu xây dựng, lắp ráp c ơ khí Đến nay, tổng vốn đầu tư đã thực hiện112,89 tỷ Việt nam đồng và cho thuê lại được 103,4 ha (tương đương 27,68%diện tích đất quy hoạch) Giai đoạn 2 với diện tích 89,1 ha đang đ ược tập trung
Trang 13c Cụm công nghiệp Phước Lý
Được quy hoạch với diện tích 60 ha, nằm tr ên địa bàn phường HoàMinh Hiện tại đang trong giai đoạn đầu t ư xây dựng cơ sở hạ tầng và kêu gọiđầu tư Thu hút đầu tư chủ yếu là công nghệ nhẹ, công nghệ sạch, kho b ãi trunggian.
*Nhận xét chung về tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn
Ngành công nghiệp quận Liên Chiểu phát triển với quy mô ngày càng mởrộng, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế của đất nước Tuy nhiên, cần phải tạomôi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi hơn nữa để tiếp tục thu hút đầu tư vàođịa bàn, kiên quyết từ chối cấp phép đầu tư, đình chỉ sản xuất các cơ sở gây ônhiễm môi trường,…
Sản xuất công nghiệp đạt giá trị cao nhờ đ ược bố trí mặt bằng sản xuấtphù hợp Luật doanh nghiệp, các Luật thuế, các chính sách khuyến khích pháttriển sản xuất của Nhà nước và các chính sách hổ trợ của quận, thành phố đã tạođiều kiện nhiều mặt, có tác dụng động vi ên được các nhà đầu tư.
2.3.3 Thương mại - dịch vụ
Thành phố Đà Nẵng có ưu thế về vị trí địa kinh tế so với các địa ph ươngkhác trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung N ên, hầu hết các nhà cung cấpdịch vụ quan trọng đều đóng cơ quan tại Đà Nẵng để cung ứng dịch vụ khôngchỉ cho Đà Nẵng mà cho cả vùng Vì vậy, thương mại - dịch vụ của quận cũngcó những điều kiện thuận lợi nhất định.
a/ Khu vực KT trong nươc
- Ngoài quốc doanh 248,7 279,14 1.257,4 17,59 23,99