1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Dự án quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái đến năm 2020

23 978 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 73,27 KB

Nội dung

quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là luận chứng phát triển cácngành kinh tế, các lĩnh vực xã hội và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xãhội một cách hợp lý trên phạm vi lãnh thổ trong một thời gian xác định, thể hiệntầm nhìn và bố trí chiến lược về mặt thời gian và không gian nhằm chủ động đạtđược mục tiêu của chiến lược phát triển một cách có hiệu quả nhất

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là căn cứ quan trọng để thựchiện sự nhất quán trong phát triển kinh tế- xã hội của mỗi địa phương, vì vậy đây làmột trong những căn cứ để xây dựng kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm củađịa phương Quy hoạch tổng thể cũng là cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp vàphối hợp hoạt động giữa các ngành, các lĩnh vực của địa phương trong phát triểnkinh tế xã hội

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là một trong những công cụquan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vậtchất và tinh thần cho nhân dân

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế phát triển mạnh mẽ,khoa học công nghệ không ngừng đổi mới, thực tế phát triển kinh tế thị trườngtheo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay đặt ra nhu cầu đổi mới vànâng cao công tác quy hoạch Ngày 23 tháng 9 năm 1998 Thủ tướng Chính phủ raChỉ thị tăng cường công tác quy hoạch trê phạm vi cả nước, ngày 22 tháng 7 năm

2003, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ra thông tư hướng dẫn đổi mới côngtác quy hoạch các cấp, ngày 11 tháng 01 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ ra Nghịđịnh số 04/2008/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 về công tác lập, phê duyệt và quản lýquy hoạch tổng thể phát triên kinh tế xã hội

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là một tài sản lớn đối với cáccấp quản lý Đó là tài sản trí tuệ vô giá Quy hoạch một khi được xây dựng tốt vàtriển khai thực hiện nghiêm túc sẽ giúp tiết kiệm được nhiều thời gian và các tàinguyên, trong đó có nhiều loại tài nguyên không tái tạo lại được Quy hoạch giúpphát huy và nâng cao hiệu quả các loại tài nguyên, giúp tập hợp và phát huy độingũ cán bộ, tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp tránh được những đoạn đường vòngtrong quá trình phát triển

Do vậy, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thực sự cần thiết từcác địa bàn rộng lớn như: vùng kinh tế - sinh thái, vùng kinh tế trọng điểm, cho tớicác địa bàn hẹp hơn như tỉnh, huyện

Trang 2

Trấn Yên là một huyện miền núi vùng thấp của tỉnh Yên Bái, có điều kiện tựnhiên và địa hình tương đối thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh –quốc phòng Để phát huy tối đa các điều kiện sẵn có cho mục tiêu phát triển kinh tế

xã hội của huyện, tiếp tục quán triệt tinh thần Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ lần thứ

XVI, huyện Đảng bộ lần thứ XIX Huyện Trấn Yên tiến hành lập “ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đến năm 2020”

NỘI DUNG

I - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Nội dung nghiên cứu

1.1 Đánh giá về đặc điểm chung của huyện Trấn Yên

- Vị trí địa lý.

- Dân cư

- Đặc điểm địa hình,địa mạo

- Đặc điểm khí hậu

- Địa chất thủy văn

- Tài nguyên khoáng sản

- Tài nguyên đất

- Tài nguyên rừng

- Tài nguyên nước

1.2 Xây dựng luận chứng phát triển kinh tế

- Xác định các tiểu ngành sản xuất chính

- Xác định kết quả sản xuất của các ngành

1.3 Xây dựng luận chứng về phát triển các vấn đề xã hội

- Dự báo nguồn nhân lực

- Dự báo các vấn đề xã hội khác.

1.4 Xây dựng luận chứng về phát triển khu dân cư và cơ sở hạ tầng

- Luận chứng về phát triển khu dân cư

- Luận chứng về phát triển cơ sở hạ tầng

2 Phương pháp nghiên cứu

2.1 Phương pháp lựa chọn, sàng lọc số liệu

Trên cơ sở các số liệu thu thập được từ các báo cáo thống kê cấp xã, tiếnhành lựa chọn, sang lọc những số liệu cần thiết

2.2 Phương pháp phân tích, so sánh tương quan

Từ các số liệu thống kê về các vấn đề phát triển kinh tế xã hội, so sánh sựgiống và khác nhau qua từng năm để nhận thấy sự thay đổi

2.3 Phương pháp dự báo các vấn đề liên quan

Trang 3

Từ việc so sánh phân tích số liệu tìm ra quy luật chu kì phát triển của cácvấn đề để dự báo khả năng, diễn biến trong giai đoạn tiếp theo của vấn đề đó.

2.4 Phương pháp tham khảo ý kiến các chuyên gia để tổng hợp các vấn đề

Tham khảo ý kiến các chuyên gia về các lĩnh vực liên quan đến vấn đề cầngiải quyết để nâng cao tính chính xác của các kết quả tổng hợp nghiên cứu

II - ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA XÃ

1 Vị trí địa lý

Trấn Yên là một huyện miền núi vùng thấp của tỉnh Yên Bái, có điều kiện tựnhiên và địa hình tương đối thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh –quốc phòng

Phía Bắc giáp với huyện Văn Yên

Phía Nam giáp huyện Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ,

Phía Đông giáp huyện Yên Bình và thành phố Yên Bái,

Phía Tây giáp với huyện Văn Chấn

Trung tâm huyện cách thành phố Yên Bái 13,5 km, cách thủ đô Hà Nộigần 200km Toàn huyện được chia thành 22 đơn vị hành chính xã, thị trấn,trong đó có 7 xã vùng cao, 1 xã đặc biệt khó khăn, 12 xã khu vực II có thônbản đặc biệt khó khăn

2 Dân cư

Dân số trung bình năm 2010 là 83.027 người, trong đó nam là 40.932 người,chiếm 49,3%, nữ 42.905 người, chiếm 50,7%; khu vực thành thị là 5.876 người,chiếm 7,1%, nông thôn 77.151 người chiếm 92,9%

Huyện có 6 dân tộc sinh sống, trong đó: Dân tộc Kinh chiếm 66,5%, dân tộcTày chiếm 20,5%, dân tộc Dao chiếm 7,2%; dân tộc Mường chiếm 2,3%, dân tộcCao Lan chiếm 1,2%, dân tộc H’Mông chiếm 1,9%, dân tộc khác chiếm 0,4%

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1, 035%; mật độ dân số 132 người/km2

3 Địa hình, địa mạo

Trấn Yên có địa hình chuyển tiếp từ trung du lên miền núi, được kiến tạo bởidãy Pú Luông phía hữu ngạn và dãy con Voi phía tả ngạn sông Hồng, đều chạytheo hướng Tây Bắc – Đông Nam

Độ cao trung bình từ 100 – 200 m so với mặt nước biển Nơi thấp nhất là xãMinh Quân có độ cao 20m Nhìn chung địa hành cao dần từ Đông Nam lên TâyBắc

Các xã phía Nam có địa hình phần lớn là đồi bát úp, đỉnh bằng sườn thoảithuận tiện cho việc trồng cây lương thực và cây công nghiệp

Các xã nằm dưới chân núi con Voi và dãy Pú luông có địa hình phức tạp,chia cắt, núi đồi xen lẫn với thung lũng sâu, có độ dốc lớn nên khó khăn cho đi lại

và giao lưu kinh tế Song có điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề rừng và chăn

nuôi đại gia súc

Trang 4

4 Khí hậu

Trấn Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều.Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,7oC, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các thángtrong năm là rất rõ rệt Vào mùa đông, nhiệt đô thấp nhất có khi tới 8oC,có nhữngthời điểm nhiệt độ xuống thấp dưới 5oC Mùa hè nhiệ độ tăng cao, có thời điểm caonhất lên đến 42oC Nguồn năng lượng khá dồi dào thể hiện qua số giờ nắng trongnăm là 1569h

Lượng mưa trung bình năm là 2057mm nhưng không đều giữa các thángtrong năm.Mưa tập trung vào các tháng 7,8,9 Điều đó thướng gây ra ngập úng gâyảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trong xã

Hướng gió chính là Tây Bắc,Đông và Đông Nam.Tốc độ gió trung bình là1,6m/s, tốc độ lớn nhất là 27m/s

Mưa bão thường xảy ra trong xã từ tháng 6 đến tháng 10 gây ảnh hưởng lớnđến sản xuất nông nghiệp

5 Địa chất thủy văn

Bao gồm tầng chứa nước lỗ hổng có diện tích phân bố hẹp và có sự thay đổihướng Tầng chứa nước khe nứt phân bố rộng nằm dưới mặt đất chừng 2-3m lưulượng 0,1-9,31l/s Có khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nôngnghiệp

6 Tài nguyên khoáng sản

Căn cứ vào các tài liệu có liên quan đến quy hoạch, thăm dò khoảng sản củatỉnh Yên Bái, huyện Trấn Yên có một số khoáng sản có giá trị kinh tế như:

- Khoáng sản kim loại: Quặng sắt phân bổ ở Việt Hồng, Lương Thịnh, HưngThịnh, Hưng Khánh, Hồng Ca, Kiên Thành với tổng trữ lượng trên 91 triệu tấn, riêng

mỏ quặng sắt ở Kiên Thành có hàm lượng trên 60%, hiện đang được khai thác

- Khoáng sản phi kim loại: đá thạch anh phân bố tại xã Hoà Cuông, ViệtHồng, Lương Thịnh, Kiên Thành, Y Can trữ lượng trên 52 nghìn tấn, chất lượngđạt yêu cầu cho sản xuất kính và sứ Quặng Graphit phân bố tại xã Báo Đáp, ĐàoThịnh, Nga Quán Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các mỏ cao lanh tại CườngThịnh trữ lượng 150.000 tấn; mỏ sét ở Bảo Hưng, Y Can, Đào Thịnh…

- Vật liệu xây dựng như: đá xây dựng, cát sỏi, vật liệu sản xuất gạch có trữlượng lớn được phân bố rộng trên địa bàn huyện; đá xây dựng tại Hang Dơi MinhQuán, Việt Cường, Việt Hồng, Kiên Thành trữ lượng hàng triệu m3, cát sỏi dọctheo sông Hồng 3.100 nghìn m3

Trang 5

+ Đất sản xuất nông nghiệp: 8.354,48 ha chiếm 14,6% so với diện tích đấtnông nghiệp Trong đó: đất trồng cây hàng năm: 3.903,79 ha (đất trồng lúa:2.964,88 ha, đất cỏ dùng vào chăn nuôi: 24,5 ha, đất trồng cây hàng năm khác:914,41 ha), đất trồng cây lâu năm: 4.450,69 ha.

+ Đất lâm nghiệp 48.554,8 ha chiếm 84,97% so với diện tích đất nông nghiệp.Trong đó: đất rừng sản xuất: 29.407,17 ha; đất rừng phòng hộ: 19.147,63 ha

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: 232,73 ha, chiếm 0,4% so với diện tích đất nôngnghiệp

8 Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2010 là 48.554,8 ha chiếm 77,24%

so với diện tích đất tự nhiên

- Đất rừng sản xuất 29.407,17 ha Trong đó đất rừng tự nhiên sản xuất10.067,1 ha; đất rừng trồng 25.848,34 ha, gồm có rừng quế 6.927,1 ha, rừng tre Bát

Độ 1.019 ha, rừng keo, bồ đề 17.156,2 ha, rừng tre luồng 746 ha; trong đó:

+ Diện tích rừng đạt tiêu chuẩn 22.397 ha, trong đó rừng quế 6.501,4 ha,rừng bồ đề, keo 14.541 ha, rừng luồng 746 ha, rừng tre bát độ 608,6 ha

+ Rừng phòng hộ 10.590,8 ha, trong đó rừng tự nhiên phòng hộ 10.160,4 ha,rừng trồng phòng hộ 430,4 ha

- Trữ lượng rừng: Tổng trữ lượng gỗ rừng các loại 1.867.000 m3, trong đó:trữ lượng gỗ rừng tự nhiên 1.067.000 m3, gỗ rừng trồng 800.000 m3 Trữ lượng tre,nứa, luồng các loại 3.654 nghìn cây Trong đó: tre, luồng, rừng trồng 1.119 nghìncây, tre nứa rừng tự nhiên 2535 nghìn cây

9 Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Trấn Yên có sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc chảyqua địa phận theo hướng Tây Bắc – Đông Nam Đây là giao thông đường thuỷ lớnnhất của huyện Hệ số xâm thực sông Hồng rất lớn: 450 tấn/km2/năm, nên lượngphù sa sông Hồng cao, bình quân 1,39 kg/m3/năm, đây cũng là lượng phân bón rấttốt cho sản xuất nông nghiệp với các xã ven sông

- Hệ thống ngòi, suối: Trấn Yên có gần 30 ngòi, suối phân bố tương đối đềutrên địa bàn, đặc biệt của ngòi suối ngắn, dốc thuận tiện cho việc xây dựng cáccông trình thuỷ lợi cung cấp nước tưới cho đồng ruộng và thuỷ điện nhỏ

- Ngoài hệ thống sông ngòi, Trấn Yên còn có hệ thống ao, hồ khá phong phú, có tổng diện tích gần 700 ha là tiềm năng rất lớn cho việc nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản cũng như xây dựng các điểm du lịch sinh thái trong tương lai

10 Đánh giá về điều kiện chung của huyện

Trang 6

- Mạng lưới sông, suối, dòng chảy và độ dốc địa hình thuận lợi cho việc tiêu

thoát nước mưa Giao thông đường thủy, đường bộ thuận tiên cho việc lưu thông

hàng hóa và con người

- Địa bàn huyện tương đối gần trung tâm thành phố Yên Bái, tốc độ đô thị

hóa nhanh

* Hạn chế:

- Điạ hình đồi núi phức tạp, khó khăn cho việc khai thác quỹ đất xây dựng

- Hằng năm, vào mùa lũ khu vực địa hình thấp ven sông Hồng vẫn đối mặt

với lũ Tác động của các hình thái thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu ngày càng

gia tăng

Bài 1: XÂY DỰNG LUẬN CHỨNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1 Xác định giá trị sản phẩm, giá trị gia tăng của các ngành kinh tế

1.1 – Xác định các tiểu ngành sản xuất chính

Là một huyện miền núi với diện tích rừng lớn 48.554,8 ha chiếm 77,24% so

với diện tích đất tự nhiên, cùng với nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng

huyện Trấn Yên có tiềm năng rất lớn để phát triển các ngành: công nghiệp khai

thác, chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng, sản xuất vật liệu

xây dựng…

1.2 – Xác định kết quả sản xuất của các ngành

Bảng 1: Phân tích kết quả sản xuất của các ngành kinh tế

Đơn vị: tỷ đồng

GTSX Chi phí GTGT GTSX Chi phí GTGT GTSX Chi phí GTGT

1.3– Luận giải về sự phát triển các ngành

a Ngành nông nghiệp

Đối với huyện Trấn Yên, nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao trong

nền kinh tế ( chiếm 40% năm 2010) Bên cạnh đó, với đặc thù là một huyện miền

núi, diện tích đất lâm nghiệp lớn nên lâm nghiệp là ngành mũi nhọn quan trọng và

chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện

Trang 7

Huyện Trấn Yên định hướng phát triển nông nghiệp bền vững theo hướngtăng giá trị sản xuất nông nghiệp trên một ha canh tác Phát triển nông nghiệp hànghoá bằng cách hình thành các tiểu vùng tập trung chuyên canh, từ đó thu hút cácnhà kinh doanh thương mại và chế biến nông sản, tăng cường khả năng tiêu thụnông sản hàng hoá cho các chủ trang trại và chủ hộ Phấn đấu tốc độ phát triểnbình quân ngành nông nghiệp đạt 6,7%.

Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, công nghệ sạch gắn vớicông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tăng sức cạnh tranh của sảnphẩm Khoanh vùng bảo vệ sản xuất lúa nghiêm ngặt trên địa bàn huyện, đảm bảotrong quá trình thực hiện các công trình, dự án, đất sản xuất lúa được ổn định

b Ngành công nghiệp-xây dựng

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng vị trí thứ hai sau nôngnghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện( chiếm 35% năm 2010)

Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2010-2015 đạt 12,1%/ năm Cụ thể tốc

độ tăng trưởng bình quân từng ngành giai đoạn 2010-2015: công nghiệp có mứctăng là 25,08%/năm Trong đó công nghiệp khai thác 27,06%/năm, Công nghiệpchế biến 15,78%/năm, ngành xây dựng tăng 11,3%

Để đẩy mạnh phát triển công nghiệp trong thời gian tới, huyện Trấn Yên đề

ra một số định hướng sau:

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư dây truyền, công nghệ hiện đại vào sảnxuất để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh trênthị trường Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, chế biến gỗ rừngtrồng, khai thác khoảng sản, vật liệu xây dựng

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật 3 cụm công nghiệp Báo Đáp,

Y Can, Hưng Khánh Huy động các nguồn lực đầu tư để nâng cấp, kiên cố hóa hệthống đường giao thông, kết cấu hạ tầng nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho lưuthông, phát triển kinh tế xã hội

Thực hiện tốt quy hoạch và đẩy mạnh việc thu hút đầu tư vào cac khu, cụmcông nghiệp Đây có thể coi là khâu đột phá trong việc nâng cao giá trị sản xuất,tăng cường khả năng thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vựckinh tế tư nhân Có cơ chế khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển snr xuất lâudài trong cụm công nghiệp đã đựơc quy hoạch, khuyến khích đổi mới thiết bị, côngnghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm

c Ngành dịch vụ

Tốc độ tăng trưởng chung các ngành dịch vụ thời kỳ 2010 – 2020 là15,1%/năm Trong đó, tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ thương mại cao nhấtđạt 27,1%/năm; tiếp đến là ngành giao thông vận tải 23,1%/năm

Trong giai đoạn 2010 – 2020, ngành dịch vụ sẽ phát triển theo hướng tậptrung phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân trong huyện, từng bước

mở rộng thị trường trong tỉnh và các tỉnh khác

Trang 8

Phát triển hệ thống dịch vụ thương mại, mạng lưới kinh doanh như: các

trung tâm thương mại, chợ đầu mối, siêu thị, cửa hàng bách hóa… với phươngthức bán hàng thuận tiện, hiện đại phù hợp với nhu cầu và trình độ đô thị vănminh, đáp ứng nhu cầu hàng ngày của đời sống nhân dân Nâng cấp hệ thốngchợ sẵn có, mở rộng các chợ trung tâm, phát triển các chợ đầu mối và xây dựngnhững chợ mới ở những nơi chưa có chợ

1.4 Phân tích những ngành và những sản phẩm chủ lực của địa phương

Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước; sự lãnh chỉ đạo của Huyện uỷ,UBND huyện, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện Trấn Yên trong giaiđoạn 2010-2015 đạt 9,48%/năm; Cơ cấu kinh tế huyện đã có những bước chuyểnbiến tích cực Tăng tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ Đối vớingành công nghiệp, tiếp tục đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp ở khucông nghiệp phía Nam và một số nơi khác gắn với vùng nguyên liệu, với quy môvừa và nhỏ nhưng công nghệ hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm đủ sức cạnhtranh trên thị trường và bảo vệ môi trường sinh thái Với tiềm năng tài nguyên củahuyện, ngoài những cơ sở công nghiệp hiện có trên địa bàn cần tập trung vào pháttriển thêm một số cơ sở nữa như: Chế biến măng Bát Độ ở Âu Lâu - Minh Tiến;chế biến kén tằm tơ ở Cổ Phúc; chế biến thức ăn gia súc; sản xuất Giấy đế ở MinhQuân; sản xuất đồ sứ gia dụng ở Văn Tiến Phấn đấu nâng tổng giá trị sản xuấtcông nghiệp năm 2015 đạt trên 151 tỷ đồng và nâng lên trên 213 tỷ đồng năm

2020 Tăng cường huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầngkinh tế - xã hội, phấn đấu tổng đầu tư 10 năm đạt khoảng 1.936,8 tỷ đồng đưa tốc

độ sản xuất tăng bình quân ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2010 – 2015tăng 19,7% và 21% vào giai đoạn 2015 - 2020 Đối với ngành dịch vụ, khai tháccác tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch gắn với các điểm di tích lịch sử, tâm linh và

du lịch gắn với tìm hiểu và bảo tồn nền văn hoá các dân tộc Đầu tư tăng cườnghoạt động của các cơ sở dịch vụ: Khuyến nông, khuyến lâm, tài chính, tín dụng phục vụ nhân dân trong huyện để phát triển sản xuất

2 Xác định cơ cầu ngành:

Bảng 2: Dự báo cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế

Cơ cấu(%)

Tốc độ(%)

Cơ cấu(%)

Tốc độ(%)

Cơ cấu(%)

Tốc độ(%)

- Phân tích, đánh giá về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương

Trong cơ cấu kinh tế của địa phương thì ở các năm tỷ trọng nông nghiệpluôn có chiều hướng giảm theo các năm: giai đoạn 2001- 2010 tỷ trọng nông

Trang 9

nghiệp đạt 40,1% nhưng đến giai đoạn 2011 -2015 giảm còn 31,2 % và địnhhướng đến giai đoạn 2016 -2020 giảm còn 22,0% Điều này hoàn toàn phù hợp vớiquy luật phát triển kinh tế của địa phương khi muốn thúc đẩy nền kinh tế theohướng tiến bộ Tỷ lệ khối ngành công nghiệp tăng lên về cơ cấu từ 34,9 % lên40,5 % với tốc độ tăng trưởng bình quân cao 21,1 % Lĩnh vực dich vụ về cơ cấucũng có sự thay đổi theo hướng tích cực với tốc độ tăng trưởng 13,8% đến giaiđoạn 2001 – 2010 đã chiếm 25 % trong cơ cấu nền kinh tế Sự chuyển dịch cơ cấutheo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cơbản đã đạt được mục tiêu đề ra và là hướng phát triển phù hợp và đúng đắn để giúphuyện Trấn Yên phát triển theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa.

3 Xác định thu nhập của người dân.

Bảng 3: Cơ cấu thu nhập của người dân

Thu nhập bình quân trên đầu người của người dân ở mức trung bình, trong giaiđoạn 2001-2010 thu nhập bình quân của huyện bằng 101,4% so với thu nhập bìnhquân cả tỉnh, giai đoạn 2011-2015 là 103,3% và dự báo trong giai đoạn

2016-2015 con số này sẽ đạt 108,6% Cơ cấu trong thu nhập bình quân của ngườidân cũng đang có những dấu hiệu chuyển biến tích cực Thu nhập từ nông nghiệpbắt đầu giảm dần so với thu nhập từ công nghiệp và dịch vụ

Bài 2 : XÂY DỰNG LUẬN CHỨNG PHÁT TRIỂN CÁC VẤN DỀ XÃ HỘI

1 Dự báo nguồn nhân lực:

Bảng 4: Hiện trạng và dự báo dân số và nguồn lao động

Trang 10

- Phân tích, đánh giá về sự biến động dân số, lao động và việc làm

Huyện Trấn Yên có 20.756 hộ với 83.027 người năm 2010, dân số tăng dầnqua các năm từ 80.653 người năm 2000 đến năm 2010 là 83.027 người Tỷ lệ nam

nữ khá cân bằng , số người trong độ tuổi lao động cũng tương đối lớn Tốc độ tăngdân số của huyện bình quân 2,195%/năm; trong đó tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là1.053% Nhìn chung Trấn Yên có mật độ dân số tương đối cao Mật độ dân sốtrung bình 132 người/km2 Huyện có 6 dân tộc sinh sống, trong đó: Dân tộc Kinhchiếm 66,5%, các dân tộc khác chiếm 33,5%

Tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn huyện là 44.972 người chiếm55,31% dân số toàn huyện Tỷ lệ lao động trong ngành nông lâm nghiệp chiếm67,78%; công nghiệp - xây dựng chiếm 18,26 %; du lịch dịch vụ chiếm 13,96%

Sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ 2000- 2010 diễn ra tương đối nhanh, đến năm

2010 so sánh với năm 2000: lao động nông, lâm nghiệp giảm 7,8%, lao động dịch

vụ tăng 4,51 %, công nghiệp, xây dựng tăng 3,31%

Cơ cấu lao động khá hợp lý và đang có những chuyển biến tích cực, từngbước giảm dần lao động trong nông nghiệp và tăng số lao động trong lĩnh vực côngnghiệp và dịch vụ Trình độ văn hoá và trình độ tay nghề của người lao động còntương đối thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, năng suất lao động, hiệu quả sảnxuất không cao

Trong thời gian tới, từng bước tiến tới giải quyết việc làm đầy đủ cho ngườilao động Nâng cao thu nhập, chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển đào tạo nghề,giảm nhanh hộ nghèo, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội

Giải quyết việc làm bình quân hàng năm cho khoảng 2300 lao động trongthời kỳ 2010 – 2015 và cho 1895 lao động trong thời kỳ 2016- 2020; bảo đảm trên

Trang 11

90% lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm 2020; tỷ lệ lao động đanglàm việc đã qua đào tạo đạt 20% vào năm 2015 đạt 30% vào năm 2020.

2 Dự báo các vấn đề xã hội khác

Bảng 5: Hiện trạng và dự báo các chỉ tiêu xã hội

3 Chỉ tiêu văn hoá

Ngày đăng: 10/05/2016, 17:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w