BÀI THU HOẠCH TIỂU LUẬN QLXH VỀ ANQP Chủ đề: Tệ nạn ma túy? Cách phòng chống tệ nạn ma túy? Ý nghĩa thực tiễn? Trách nhiệm của sinh viên trong việc phòng chống mà túy? I. Tệ nạn ma túy Tệ nạn ma túy là tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các hành vi trái phép khác về ma túy.Tệ nạn ma túy là hiểm họa gây ra nhiều tác hại xấu đến nhiều mặt của đời sống xã hội, gây tổn hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục, truyền thống đạo đức của dân tộc. Tính chất xã hội của tệ nạn ma túy ngày càng trở nên phức tạp, đã lôi kéo nhiều người thuộc các thành phần xã hội tham gia trong việc mua bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng ma túy.... Đối tượng nghiện ma túy không chỉ là con em các gia đình gặp khó khăn về cuộc sống, trẻ em lang thang cơ nhỡ, mà ngay cả trong các gia đình giàu có do các bậc cha mẹ buông lỏng việc quản lý, giáo dục con em, chiều chuộng, dung túng đã vô tình tạo điều kiện cho con em ăn chơi dẫn đến nghiện ngập ma túy. Rất nhiều hậu quả đau lòng do tệ nạn ma túy gây nên mà các gia đình có người nghiện, người phạm tội ma túy phải gánh chịu. II.Nghiện ma túy là gì? Nghiện ma túy là việc sử dụng lặp đi, lặp lại một hay nhiều chất ma túy với liều dùng ngày càng tăng,dẫn đến trạng thái nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính; thể chất và tinh thần bị lệ thuộc vào chất đó. Quá trình nghiện ma túy. Từ khi sử dụng đến khi nghiện thời gian dài hay ngắn tùy theo liều lượng dùng và loại ma túy được sử dụng. Quá trình nghiện thường trải qua các giai đoạn: + Lúc đầu thấy lâng lâng, dễ chịu, khoái cảm, không có thì thấy “nhạt nhẽo”, thèm muốn. Sau đó trở thành nhu cầu, thiếu thuốc sẽ xuất hiện các triệu chứng uể oải, hạ huyết áp, lên cơn co giật, đau đớn không chịu nổi, buộc phải có ma túy để dùng bằng mọi cách và dùng với liều lượng ngày càng tăng. Đặc trưng của người nghiện ma túy: + Sống phụ thuộc vào ma tuý, sức khoẻ suy yếu, nhiều bệnh tật phát sinh, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. + Luôn tỏ ra thất vọng, lập dị, suy sụp về các giá trị tinh thần, thiếu ý chí quyết tâm, mất niềm tin vào cuộc sống. + Không có khả năng suy nghĩ, tư duy; trí nhớ giảm, mất phương hướng; không có hứng thú trong sinh hoạt; nói không đi đôi với làm, xuất hiện các biểu hiện tiêu cực. + Ít quan hệ (các quan hệ công khai chính đáng), sống vật vờ, cô lập và xa lánh mọi người. Nguyên nhân dẫn đến sử dụng ma túy. Có thể chia thành ba nhóm nguyên nhân sau: + Nguyên nhân từ bản thân • Mải chơi, đua đòi muốn chứng tỏ mình là người sành điệu. • Tò mò, bị kích động; muốn làm dịu hết nỗi đau; muốn thuộc về một nhóm nào đó. • Bị bạn bè rủ rê, lôi kéo thấy “hay hay” thì tham gia thử. • Tâm lý chưa ổn định, thiếu tự tin, dễ dao động. • Dễ bị rơi vào các trạng thái quá khích: ức chế hoặc hưng phấn quá độ. • Thất học, hoặc có trình độ học vấn thấp, thiếu hiểu biết. • Thất nghiệp, hoặc nghề nghiệp không ổn định dẫn đến chán chường, bất mãn và sinh ra nghiện ngập.