các trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động

3 277 1
các trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Các TRƯỜNG HỢP NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG 1. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây: a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; Để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo trường hợp này, người sử dụng lao động phải: + Xây dựng nội quy doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể trong đó quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc để làm cơ sở đánh giá người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc. Ví dụ công ty ban hành Nội quy lao động trong đó quy định: Thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động là trong thời hạn 2 tháng, kể từ ngày người lao động bị lập biên bản hoặc nhắc nhở bằng văn bản ít nhất hai lần trong một tháng về việc không hoàn thành nhiệm vụ được giao mà vẫn tiếp tục không hoàn thành nhiệm vụ”. + Việc không hoàn thành nhiệm vụ căn cứ vào bảng mô tả công việc của công ty. Công ty phải ban hành Bảng mô tả công việc chi tiết trong đó quy định mục tiêu, nhiệm vụ của từng công việc và đánh giá mức độ hoàn thành công việc của mỗi người trên cơ sở so sánh với mục tiêu, nhiệm vụ đã giao. + Trước khi ban hành quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ phải có ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Như vậy, người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động phải có căn cứ sau: + Nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể. + Bảng mô tả công việc + Điểm a khoản 1 Điều 38 BLLĐ 2012 + Khoản 1 Điều 12 Nghị định 052015NĐCP. 2. Cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ Thay đổi cơ cấu, công nghệ gồm các trường hợp sau đây: a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động; b) Thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm; c) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động. Theo Điều 13 Nghị định 052015 Như vậy, để cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ doanh nghiệp cần phải thực hiện các bước sau: Ban hành quyết định thay đổi cơ cấu, tổ chức công ty liên quan đến phòng, ban, bộ phận bị sáp nhập hoặc giải thể; Thông báo bằng văn bản đến người lao động bị ảnh hưởng về quyết định thay đổi cơ cấu; Lập phương án sử dụng lao động khi việc thay đổi cơ cấu, tổ chức công ty ảnh hưởng đến nhiều người lao động; Trao đổi với ban chấp hành công đoàn về việc thay đổi cơ cấu, tố chức của công ty và thông báo đến cơ quan quản lý lao động địa phương nếu phải cho nhiều người lao động thôi việc; Ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Theo Điều 44 BLLĐ 2012, Điều 13 Nghị định 052015NĐCP. 3. Kỷ luật sa thải người lao động Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây: 1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động; Để sa thải người lao động do hành vi trộm cắp, tham ô trong nơi làm việc: Cần xây dựng nội quy lao động quy định cụ thể mức trộm cắp, tham ô bao nhiêu sẽ bị xử lý kỉ luật theo hình thức sa thải. Để sa thải người lao động do có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động: Cần xây dựng nội quy lao động quy định căn cứ xác định mức thiệt hại như thế nào được coi là thiệt hai nghiêm trọng. 3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng. Căn cứ xác định người lao động tự ý bỏ việc: Dựa vào bảng điểm danh nhân viên của công ty.

... thông báo đến quan quản lý lao động địa phương phải cho nhiều người lao động việc; - Ra định chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động Theo Điều 44 BLLĐ 2012, Điều 13 Nghị định 05/2015/NĐ-CP

Ngày đăng: 07/04/2018, 17:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan