1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích sự giống và khác nhau giữa quảng cáo và quan hệ công chúng. Trình bày một số công cụ quan hệ công chúng phổ biến. Liên hệ thực tế hoạt động tổ chức sự kiện của một doanh nghiệp cụ thể.

30 643 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, có nhiều phương tiện truyền thông để những người làm công tác marketing tiếp cận với khách hàng: phương tiện điện tử (truyền hình và radio), báo chí, thư chào hàng trực tiếp, bán hàng qua điện thoại, bán hàng cá nhân và trang web. Thậm chí quan hệ công chúng (PR) cũng là một phương tiện giao tiếp với khách hàng hiện tại và tiềm năng. Gần đây, mọi người nhắc nhiều đến quan hệ công chúng (PR), có lúc PR được đánh giá rất cao trong quảng cáo, tiếp thị và phát triển thương hiệu. Thậm chí, nhiều nhà nghiên cứu thị trường và marketing đã từng dự báo: PR sẽ lật đổ sự thống trị của quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vào những năm 20002002, có thể họ đã có lý khi đưa ra những dự đoán như vậy. Bởi vì, khi đó, các doanh nghiệp tiến hành quảng cáo quá rầm rộ với tần suất dày đặc khiến chúng trở nên nhàm chán và mất đi sự tín nhiệm đối với khách hàng . Trong khi đó, khái niệm PR khá mới mẻ và được xem như một công cụ tương đối hiệu quả để tạo dựng hình ảnh của doanh nghiệp trong lòng công chúng. Hai từ khóa của PR là “hiểu biết lẫn nhau” và “công chúng”. Đây không chỉ là việc doanh nghiệp truyền tới công chúng thông điệp của mình, mà còn bao gồm cả việc doanh nghiệp lắng nghe tiếng nói của công chúng. Rất nhiều doanh nhân coi truyền thông như một luồng thông tin một chiều phát ra từ họ, và quên mất việc lắng nghe thị trường. Mặc dù, nếu đem so sánh với PR, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng đồng nghĩa với việc truyền thông tin một chiều từ phía các doanh nghiệp, nhưng tầm quan trọng của nó nếu so sánh với PR cũng cần phải được xem xét lại. vậy để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa PR và quảng cáo chúng ta hãy cũng tìm hiểu đề tài “Phân tích sự giống và khác nhau giữa quảng cáo và quan hệ công chúng (PR). Trình bày các công cụ PR phổ biến. Liên hệ thực tế hoạt động tổ chức sự kiện của một doanh nghiệp cụ thể”   PHẦN NỘI DUNG I. Lý thuyết 1 Tìm hiểu về quảng cáo và quan hệ công chúng 1.1 Quảng cáo 1.1.1 Khái niệm Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả phí hoặc không để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin. 1.1.2 Đặc điểm Quảng cáo là hình thức truyền thông phải trả tiền; Bên trả phí quảng cáo là một tác nhân được xác định; Nội dung quảng cáo tạo nên sự khác biệt của sản phẩm, nhằm thuyết phục hoặc tạo ảnh hưởng tác động vào đối tượng; Quảng cáo được chuyển đến đối tượng bằng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau; Quảng cáo tiếp cận đến một đại bộ phận đối tượng khách hàng tiềm năng; Quảng cáo là một hoạt động truyền thông marketing phi cá thể. 1.1.3 Chức năng Chức năng truyền bá Quảng cáo kịp thời truyền các thông tin tới người tiêu dùng nhận biết hàng hoá và dịch vụ. Nhờ có các phương tiện truyền thống khác nhau, việc truyền thông tin khắc phục được sự hạn chế về thời gian và không gian được truyền tới các khu vực tiêu dùng và các nhóm người tiêu dùng khác nhau. Chức năng gợi dẫn Quảng cáo gây ra sự chú ý của người tiêu dùng, gây dựng hoặc thay đổi thái độ của họ đối với doanh nghiệp, hàng hoá kích thích nhu cầu mua hàng tiềm tàng của họ, gợi dẫn nhu cầu tiêu dùng mới. Chức năng giáo dục Quảng cáo áp dụng các hình thức và nội dung văn minh đạo đức, cho nên có tác dụng giáo dục trong lĩnh vực truyền bá tri thức, làm phong phú đời sống tinh thần, chỉ đạo tiêu dùng một cách khoa học. Chức năng tiết kiệm Quảng cáo kịp thời truyền thông tin hàng hoá nhiều lần, giúp cho người tiêu dùng có được nhiều tư liệu để tính toán, so sánh trước khi mua hàng, do đó mà tiết kiệm được thời gian, giảm được mức độ rủi ro. Chức năng thúc đẩy tiêu dùng Quảng cáo truyền thông tin tới đông đảo người tiêu dùng, làm cho người tiêu dùng có nhận thức sâu sắc về hàng hoá. Do vậy quảng cáo là phương tiện có hiệu quả giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng hoá 1.1.4 Vai trò Đối với người sản xuất: Bảo đảm thế lực trong kinh doanh (phần thị trường ngày càng mở rộng). Chi phí sản xuất sản phẩm thấp ,luân chuyển vốn nhanh ,giảm hàng hoá tồn kho ,nâng cao hiệu quả sản xuất . Quảng cáo giúp cho lưu thông phân phối đỡ tốn kém. Quảng cáo cho phép người sản xuất, thông tin cho thị trường nhanh chóng về bất kể thay đổi nào về sản phẩm hoặc dịch vụ. Quảng cáo hỗ trợ người bán hàng, làm giảm nhẹ việc đưa hàng hoá vào sử dụng. Đối với người bán buôn và bán lẻ: Quảng cáo giúp cho việc phân phối và bán hàng thuận lợi. Tạo uy tín cho hãng mua và những người bán lẻ đạt được dân số cao. Đối với người tiêu dùng: Quảng cáo cung cấp một số tin tức về sản phẩm mới như tính năng, giá cả, chất lượng,... Quảng cáo góp phần bảo vệ người tiêu dùng: Nhờ có hoạt động quảng cáo, các cửa hàng phải thường xuyên cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ. Hạn chế tình trạng độc quyền về sản phẩm cũnh như độc quyền về giá, có hại cho người tiêu dùng. Quảng cáo trang bị cho người tiêu dùng những kiến thức cần thiết để có sự lựa chọn cho mình 1.2 Quan hệ công chúng 1.2.1 Khái niệm Quảng cáo công chúng (QHCC) là những hoạt động truyền thông giao tiếp của công ty nhằm xác định và đánh giá thái độ của các nhóm công chúng có liên quan, các yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích của các nhóm này, thực hiện các chương trình hành động nhằm giành được sự hiểu biết và tin tưởng của công chúng đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Quan hệ công chúng bao gồm những chính sách và hành động nhằm xây dựng cho công ty cũng như sản phẩm của nó một hình ảnh tốt đẹp trước xã hội và các nhóm công chúng hữu quan. Nói cách khác, có thể coi đây là hoạt động nhằm xây dựng, duy trì và phát triển những mối quan hệ tốt đẹp với các cá nhân và tổ chức hữu quan, trên cơ sở thuyết phục được những đối tượng này về kết quả cùng có lợi cho tất cả các bên. 1.2.2 Chức năng Quan hệ công chúng là khoa học về hành vi ứng xử của công ty, hành vi gắn chặt lợi ích của công ty với phúc lợi của xã hội, của cộng đồng trên địa bàn mà công ty đang hoạt động. Quan điểm này ngụ ý rằng công ty có một trách nhiệm rõ ràng trong việc

Ngày đăng: 06/04/2018, 22:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w