Bản chất của quan hệ nhượng quyền thương mại là một quan hệ phức tạp không chỉ tồn tại quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền mà còn có những mối quan hệ khác như quan hệ giữa c
Trang 1Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG
MẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI 2005
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN MAI HÂN NGÔ THỊ THU THẢO
MSSV: 5044133 LỚP: Luật Thương Mại K30
Cần Thơ, tháng 05/2008
Trang 2Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
MỤC LỤC
-
LỜI NÓI ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3 Phạm vi nghiên cứu đề tài 3
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài 3
5 Kết cấu của đề tài 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI 4
1.1 Khái niệm về nhượng quyền thương mại 4
1.1.1 Khái niệm về nhượng quyền thương mại (Franchise) 4
1.1.2 Đặc trưng cơ bản của hoạt động nhượng quyền thương mại 6
1.1.3 Các hình thức nhượng quyền thương mại 8
1.1.3.1 Nếu căn cứ vào tính chất, mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền thì nhượng quyền thương mại có các hình thức 8
1.1.3.2 Nếu căn cứ theo lĩnh vực hoạt động thì nhượng quyền thương mại bao gồm 9
1.1.3.3 Nếu căn cứ vào mức độ hợp tác và cam kết khác nhau giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền thì nhượng quyền thương mại có các hình thức sau 10
1.2 Vai trò của hoạt động nhượng quyền thương mại 11
1.2.1 Vai trò của nhượng quyền thương mại đối với nền kinh tế quốc gia 11
1.2.2 Vai trò của nhượng quyền thương mại đối với các doanh nghiệp 12
1.2.2.1 Đối với bên nhượng quyền 12
1.2.2.2 Đối với bên nhập quyền 13
1.2.3 Vai trò của nhượng quyền thương mại đối với người tiêu dùng .14
1.3 Một số hạn chế của hoạt động nhượng quyền thương mại đối với các bên trong quan hệ nhượng quyền 14
1.3.1 Đối với bên nhượng quyền 14
1.3.2 Đối với bên nhận quyền 16
1.4 Phân biệt hoạt động nhượng quyền thương mại với một số hoạt động khác 17
1.4.1 Phân biệt hoạt động nhượng quyền thương mại với hoạt động chuyển giao công nghệ 17
Trang 3Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.4.2 Phân biệt hoạt động nhượng quyền thương mại với hoạt động đại lý
thương mại .18
1.5 Sự hình thành và phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại 21
1.5.1 Hoạt động nhượng quyền thương mại trên thế giới .21
1.5.2 Hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 22
1.6 Quy định của pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại 24
1.6.1 Quy định của pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại 24
1.6.2 Vai trò của pháp luật về nhượng quyền thương mại 25
CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI 27
2.1 Khái niệm và đặc điểm của nhượng quyền thương mại theo quy định của luật thương mại Việt Nam .27
2.1.1 Khái niệm về nhượng quyền thương mại 27
2.1.2 Đặc điểm về nhượng quyền thương mại 28
2.2 Hợp đồng nhượng quyền thương mại 29
2.2.1 Chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại .30
2.2.2 Đối tượng của hợp đồng thương mại 32
2.2.3 Hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại 34
2.2.4 Mục đích của hợp đồng nhượng quyền thương mại 34
2.2.5 Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại 35
2.2.5.1 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại 35
2.2.5.1.1 Quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền 35
2.2.5.1.2 Quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền 41
2.2.5.2 Phương thức thanh toán trong hợp đồng nhượng quyền thương mại 45
2.2.5.3 Thời hạn hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại 45
2.2.5.4 Chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại và hậu quả pháp lý 45
CHƯƠNG 3 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG QUY ĐỊNH VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN 49
3.1.Thực tiễn thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại 49
3.1.1Giai đoạn trước khi Luật thương mại 2005 ra đời 49
3.1.2 Giai đoạn từ khi Luật thương mại 2005 ban hành đến nay 52
3.2 Những vấn đề đang đặt ra trong hoạt động nhượng quyền thương mại và hướng thoàn thiện 55
3.2.1 Về khái niệm nhượng quyền thương mại 55
3.2.2. Về đối tượng được nhượng quyền thương mại 57
Trang 4Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3.2.3 Về điều kiện pháp lý đối với chủ thể tham gia quan hệ nhượng quyền
thương mại 58
3.2.3.1 Điều kiện pháp lý đối với bên nhượng quyền 58
3.2.3.2 Điều kiện pháp lý đối với bên nhận quyền .61
3.2.4 Việc thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại 62
3.2.4.1 Về trách nhiệm liên đới của bên nhận quyền đối với chất lượng hàng hóa, dịch vụ do bên nhận quyền sản xuất cung ứng trên thị trường 62
3.2.4.2 Quyền ưu tiên ký lại hợp đồng nhượng quyền thương mại của bên nhận quyền 63
3.2.4.3 Vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng của các bên tham gia 64
3.2.5 Một số vướng mắc trong quản lý hoạt động nhượng quyền thương mại 65
3.2.5.1 Về vấn đề đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại 65
3.2.5.2 Vấn đề xây dựng, cung cấp bản giới thiệu nhượng quyền thương mại 66 3.2.6 Vấn đề thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại 68
3.3 Một số đề xuất nhằm phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 72
3.3.1 Về phía cơ quan Nhà nước 72
3.3.2 Về phía các doanh nghiệp 73
3.3.3 Về sự hỗ trợ của các Ngân hàng thương mại 75
KẾT LUẬN 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay khái niệm “kinh doanh nhượng quyền thương mại” dường như ngày càng trở nên gần gũi hơn với người Việt Nam khi mà buổi sáng chúng ta uống cà phê Gloria Jean’s, ăn phở 24, buổi trưa ăn gà rán KFC và buổi tối mua bánh ở cửa hàng Kinh Đô Riêng đối với người viết thì khái niệm này là một nội dung khá mới mẻ, nhưng lại có một sự thu hút lạ thường Bởi thông qua việc tìm hiểu trên các Website của cà phê Trung Nguyên, Phở 24, hay từ Website của Hiệp hội nhượng quyền tại các quốc gia khác cũng như tại Việt Nam, và việc tìm hiểu các bài phân tích, bình luận về vấn đề này từ đó đã khơi gợi cho người viết ý định nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại,
và đây thật sự là một phương thức kinh doanh hấp dẫn, thu hút nhiều chủ thể tham gia vì mang lại lợi ích to lớn không chỉ cho bản thân các doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách mạnh mẽ
Nhượng quyền thương mại là phương thức nhân rộng mô hình kinh doanh của một bên gọi là bên nhượng quyền thông qua việc ký kết hợp đồng nhượng quyền với các đối tác khác là các bên nhận quyền để hình thành nên các cơ sở kinh doanh mới giống như cơ sở kinh doanh ban đầu, hay nói cách khác có thể hình dung đây là một hình thức “nhân bản vô tính” được thực hiện bằng cách bên nhượng quyền sẽ chuyển giao quyền sử dụng một tổ hợp các quyền năng đặc biệt cho các bên nhận quyền để cùng kinh doanh, và cùng chia sẻ lợi nhuận
Đây là một phương thức kinh doanh đã tồn tại khá lâu tại Việt Nam nhưng lại với một tên gọi khác Pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại bằng những quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ và khi
đó hoạt động nhượng quyền thương mại được xem là một dạng của hoạt động chuyển giao công nghệ Chính sự đánh đồng giữa hai hoạt động này là một trong thời gian dài trước khi Luật Thương mại 2005 ra đời, đã tạo nên những hạn chế
và bất cập dẫn đến tâm lý e ngại cho các doanh nghiệp trong nước khi muốn tham gia hoạt động này, đặc biệt là không thể thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài trong việc lựa chọn mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam
Trước thực trạng đó, Luật thương mại 2005 được Quốc Hội ban hành với việc ghi nhận nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại độc lập với những đặc điểm riêng và được điều chỉnh bằng quy định riêng đặc thù được
Trang 6Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
xem là một bước tiến mới trong luật Việt Nam nhằm giúp cho hoạt động nhượng quyền thương mại phát triển, mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nói chung và cho cả các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng
Bản chất của quan hệ nhượng quyền thương mại là một quan hệ phức tạp không chỉ tồn tại quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền mà còn có những mối quan hệ khác như quan hệ giữa các bên nhận quyền với nhau trong cùng hệ thống nhượng quyền, hay quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền đối với khách hàng…Việc kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại dù có nhiều thuận lợi nhưng cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ, trong đó có thể kể đến đó là việc bên nhượng quyền có khả năng bị mất uy tín nhãn hiệu, còn phía bên nhận quyền thì có thể bị bên nhượng quyền ràng buộc nhiều điều khoản không hợp lý…Do đó sự ra đời của pháp luật về nhượng quyền thương mại xuất phát từ nhu cầu tất yếu của hoạt động kinh doanh nhượng quyền trên thực tế, và việc tìm hiểu các cơ chế áp dụng những quy định của pháp luật nhượng quyền cũng như những hạn chế có thể phát sinh trong quá trình thực hiện là hết sức cần thiết Chính vì lí do này mà người viết đã chọn đề tài “Chế độ pháp lý về nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật thương mại 2005”, để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp cử nhân luật của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trước xu thế chung của nền kinh tế thế giới và trong bối cảnh Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình với những thời cơ và thách thức đặt ra thì việc các doanh nghiệp lựa chọn mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại được coi là một trong những sự lựa chọn phù hợp Điều này đã mở ra nhiều hướng đi cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi mới bắt đầu kinh doanh, bởi đây là phương thức kinh doanh mang đến nhiều thuận lợi cho các bên tham gia Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài này mục tiêu của luận văn
là sẽ làm rõ các vấn đề về:
- Lý luận chung về hoạt động nhượng quyền thương mại
- Những quy định của pháp luật hiện hành về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, trong đó bao gồm các khái niệm, đặc điểm nhượng quyền thương mại, về hợp đồng nhượng quyền thương mại: điều kiện chủ thể tham gia, đối tượng, mục đích, nội dung của hợp đồng, cũng như quy định về việc chấm dứt hợp đồng và hậu quả pháp lý
- Về thực tiễn thực hiện hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam, từ đó người viết nêu lên một số đề xuất và hướng hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại
Trang 7Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong khuôn khổ luân văn tốt nghiệp, thì người viết sẽ nghiên cứu các quy định pháp luật tại Việt Nam về tổng quan của nhượng quyền thương mại, hợp đồng nhượng quyền thương mại Trong đó có sự liên hệ với pháp luật của các nước và từ thực tế thực hiện hoạt động này, để phát hiện những vấn đề còn hạn chế trong việc xây dựng và thực thi pháp luật về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Các phương pháp được dùng để nghiên cứu đề tài là phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, trên cơ sở tìm hiểu trên thực tế thực hiện hoạt động này từ
đó xem xét đánh giá và đưa ra hướng hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại trong tương lai
5 Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm có 3 chương bao gồm:
Chương 1:Tổng quan về nhượng quyền thương mại
Chương 2: Những quy định của pháp luật hiện hành về nhượng quyền thương mại
Chương 3: Những hạn chế trong quy định về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam và hướng hoàn thiện
Ngoài ra đề tài còn có lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo
Trang 8
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
1.1 Khái niệm về nhượng quyền thương mại
1.1.1 Khái niệm về nhượng quyền thương mại (Franchise)
Thuật ngữ “nhượng quyền-Franchise” có nguồn gốc từ tiếng Pháp
“Francis” nghĩa là đặc quyền ưu đãi Măc dù không có nguồn gốc tiếng Anh nhưng các quan hệ “Franchise” đầu tiên được sử dụng phổ biến không phải ở
Châu Âu mà là ở Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ XIX Ngày nay hoạt động này đã xuất hiện gần như khắp thế giới cùng với sự phát triển nhanh chóng về doanh số các cửa hàng, thì cũng có nhiều định nghĩa về nhượng quyền thương mại được đưa ra nhưng không mang tính thống nhất mà phụ thuộc vào quan điểm, môi trường kinh tế, chính trị xã hội giữa các quốc gia quy định
Theo quan điểm của Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh quốc tế (IFA-The
International Franchise Association):“Nhượng quyền kinh doanh là mối quan hệ được xác lập theo hợp đồng giữa bên giao và bên nhận quyền, theo đó bên giao
đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của bên nhận
trên các khía c ạnh như: bí quyết kinh doanh, đào tạo nhân viên, bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do bên
giao s ở hữu hoặc kiểm soát; và bên nhận đang hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể
v ốn vào doanh nghiệp bằng nguồn lực của mình.” 1
Theo định nghĩa này vai trò của bên nhận quyền kinh doanh trong việc đầu tư vốn và điều hành doanh nghiệp được đặc biệt nhấn mạnh hơn so với trách nhiệm của bên giao quyền
Hội đồng thương mại liên bang Hoa Kỳ (FTC-Federal Trade Commission)
thì cho rằng:“Franchise là một hợp đồng hay thỏa thuận giữa ít nhất hai người,
trong đó: bên mua Franchise (bên nhận quyền) được cấp quyền bán hay phân
ph ối sản phẩm, dịch vụ theo cùng một kế hoạch hay hệ thống Marketing của bên
bán Franchise (bên nh ượng quyền) Hoạt động kinh doanh của bên mua
Franchise ph ải triệt để tuân theo kế hoạch hay hệ thống Marketing này gắn liền
1 Nguyễn Thanh Hương - Nhượng quyền thương hiệu đôi điều suy nghĩ - Tạp chí Phát triển kinh Tế - Số 8/ 2007- Trang 6
Trang 9Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
v ới nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh,… Và đồng thời phải trả
m ột khoản phí trực tiếp hay gián tiếp cho bên bán Franchise.” 2
Theo Ủy ban Châu Âu (EC- European Union) thì lại định nghĩa nhượng quyền kinh doanh theo hướng nhấn mạnh tới quyền của bên nhận, khi sử dụng
một tập hợp quyền sở hữu trí tuệ EC định nghĩa: “Thỏa thuận nhượng quyền
th ương mại là thỏa thuận theo đó bên nhượng quyền chuyển giao một tổ hợp liên
quan đến sở hữu trí tuệ hoặc sở hữu công nghiệp cho bên nhận quyền để bên này
khai thác nh ằm mục đích mở rộng thị trường đối với một loại sản phẩm hoặc
d ịch vụ nhất định để sinh lời Đổi lại bên nhượng quyền sẽ nhận một khoản đền
bù tr ực tiếp hoặc gián tiếp Thỏa thuận nhượng quyền thương mại phải có ít nhất
ba n ội dung sau: Việc sử dụng thương hiệu, chuyển giao bí quyết là các cam kết
h ỗ trợ của bên nhượng quyền.” 3
Theo luật của Mehico đề cập tới lợi ích của hoạt động nhượng quyền kinh doanh về mặt hỗ trợ kỹ thuật và nhấn mạnh tới việc chuyển giao kiến thức kỹ
thuật để bán sản phẩm, hoặc dịch vụ đồng bộ và có chất lượng Theo đó “nhượng
quy ền kinh doanh tồn tại khi với một li-xăng cấp quyền sử dụng một thương hiệu
nh ất định có sự chuyển giao kiến thức công nghệ hoặc hỗ trợ kỹ thuật để một
ng ười sản xuất, chế tạo, hoặc bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ đồng bộ với các
ph ương pháp, các hoạt động thương mại, hoặc hành chính đã được chủ thương
hi ệu thiết lập, với chất lượng, danh tiếng, hình ảnh của sản phẩm, hoặc dịch vụ
đã tạo dựng được dưới thương hiệu đó.” 4 Định nghĩa này phản ánh một phần quan điểm của Mehico là một nước đang phát triển có nhu cầu rất lớn trong việc nhập khẩu công nghệ và bí quyết kinh doanh từ nước ngoài
Tất cả định nghĩa trên đây đều dựa vào quan điểm cụ thể của các nhà làm luật mỗi quốc gia Tuy nhiên, điểm chung trong tất cả các định nghĩa này là việc một bên độc lập (bên nhận) phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ dưới nhãn hiệu hàng hóa, các đối tượng khác của các quyền sở hữu trí tuệ và hệ thống kinh doanh đồng bộ do một bên khác (bên giao) phát triển và sở hữu, để được phép
2 Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế - Nxb Đại học quốc gia Tp Hồ chí Minh 2005 - Trang
226
3 Trần Ngọc Sơn - Nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam – http://www.luatsuHaNoi.org.vn/Trao Dổi
4 Trần Ngọc Sơn - Nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam – http://www.luatsuHaNoi.org.vn/Trao Dổi
Trang 10Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
làm việc này, bên nhận phải trả một khoản phí và chấp nhận một số hạn chế do bên giao quy định
Tại Việt Nam, hoạt động nhượng quyền thương mại được quy định trong Luật thương mại 2005 Mặc dù không đưa ra khái niệm nhượng quyền thương mại một cách trực tiếp, nhưng đã mô tả về hoạt động này tại Điều 284 Luật thương mại 2005 như sau:
Nh ượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng
quy ền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1 Vi ệc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách
th ức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn
hi ệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu
t ượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2 Bên nh ượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền
trong vi ệc điều hành công việc kinh doanh
Việc quy định về hoạt động nhượng quyền thương mại là một bước tiến lớn trong Luật thương mại Việt Nam nhằm tạo nên một hành lang pháp lý khá cụ thể
về hoạt động này, góp phần đáp ứng được nhu cầu hoạt động thương mại ở Việt Nam cũng như nhu cầu hội nhập kinh tế Quốc tế
1.1.2 Đặc trưng cơ bản của hoạt động nhượng quyền thương mại
Hoạt động nhượng quyền thương mại không chỉ ở một quốc gia, một khu vực mà mang tính chất toàn cầu, dẫn đến có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động này Nhưng khi xem xét thì nhượng quyền thương mại vẫn có những đặc trưng mang tính cơ bản sau:
- Th ứ nhất, đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền thương
m ại
Quyền thương mại được hiểu là quyền đối với tài sản vô hình của thương nhân, tài sản vô hình này do thương nhân tạo ra cho mình trong quá trình kinh doanh Chỉ khi thương nhân có mô hình kinh doanh, cách thức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có uy tín bằng nhãn hiệu đã nổi tiếng thì mới có thể cho người khác cùng kinh doanh dưới nhãn hiệu của mình, tức là chia sẻ quyền kinh doanh (nhượng quyền thương mại), bao gồm việc sử dụng nhãn mác, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo…Và đương nhiên người muốn kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại cũng chỉ nhận “quyền thương mại” của thương nhân kinh doanh đã có uy tín, cùng với mô hình kinh doanh hiệu quả trên thương trường, đồng thời bên nhận
Trang 11Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
“quyền thương mại” cũng phải tuân thủ theo các quy định về việc tiến hành kinh doanh do bên giao quyền quy định nhằm đảm bảo tính ổn định cho cả hệ thống nhượng quyền
- Th ứ hai, giữa bên nhượng và bên nhận quyền luôn tồn tại mối quan hệ
h ỗ trợ mật thiết Đây là điểm rất đặc trưng trong hoạt động nhượng quyền thương
mại giúp ta nhận ra sự khác biệt so với các hoạt động thương mại khác, trong nhượng quyền thương mại luôn tồn tại mối quan hệ hỗ trợ mật thiết giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền Nếu như không có điều đó thì sẽ rất khó khăn cho hoạt động này tồn tại và phát triển Vì mục đích của nhượng quyền thương mại là việc nhân rộng một mô hình kinh doanh đã có uy tín và thành công trên thương trường Chính vì vậy, đối với hoạt động nhượng quyền thương mại thì cần phải bảo đảm được tính đồng nhất về các yếu tố liên quan trực tiếp đến quy trình kinh doanh như: chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phương thức phục vụ, cách thức bày trí cơ sở kinh doanh, việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, biểu tượng kinh doanh, tên thương mại của bên nhượng quyền, hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, cho đến cả đồng phục nhân viên, Tính đồng bộ của một hệ thống nhượng quyền thương mại chỉ có thể được đảm bảo dựa trên sự hợp tác và tuân thủ các quy định trong thỏa thuận giữa các bên trong suốt thời gian tồn tại quan hệ nhượng quyền thương mại Tính mật thiết của mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền hình thành từ thời điểm xuất hiện quan hệ nhượng quyền giữa các bên Đối với bên nhượng quyền sẽ tiến hành việc cung cấp tài liệu, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nhân viên cho bên nhận quyền Đối với bên nhận quyền cũng phải tuân thủ việc khai thác bí quyết kinh doanh từ bên nhượng quyền theo đúng thỏa thuận đã cam kết, đây vừa là nghĩa vụ vừa là lợi ích của bên nhận quyền khi áp
dụng toàn bộ bí quyết của bên nhượng quyền
- Thứ ba, bên nhận quyền vừa độc lập, vừa phụ thuộc vào bên nhượng
quy ền Đây là hai thuộc tính tồn tại song song trong mối quan hệ giữa các bên tham gia trong hệ thống nhượng quyền
Tính độc lập của bên nhận quyền được thể hiện trong mối quan hệ sở hữu tài sản với bên nhượng quyền Do bên nhận quyền phải tự bỏ vốn ra đầu tư cơ sở kinh doanh nhượng quyền, và kinh doanh vì lợi ích của chính mình nên sẽ độc lập trong doanh thu, lợi nhuận và có thể chịu rủi ro do những sai phạm trong kinh doanh của mình Mặc khác những tài sản của bên nhận quyền sẽ do bên nhận quyền làm chủ và tách bạch với tài sản của bên nhượng quyền
Tuy nhiên bên nhận quyền cũng phải phụ thuộc vào bên nhượng quyền trong việc tuân thủ theo các quy định do bên nhượng quyền đặt ra, vì mục tiêu
Trang 12Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống nhượng quyền Theo đó thì bên nhượng quyền có thể định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện các quyền thương mại
từ bên nhận quyền như: cách bày trí, cung cách pha chế, phục vụ, tính giá cả…Quyền năng này của bên nhượng quyền đã tạo nên sự gắn kết quan trọng trong việc xây dựng tính thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và
sự ổn định về chất lượng hàng hóa, dịch vụ Bởi vì sau khi nhượng quyền thì cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều kinh doanh dưới một nhãn hiệu, khẩu hiệu, một sản phẩm, một dich vụ như nhau nên công việc kinh doanh của bên nhận quyền sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả hệ thống kinh doanh trong đó có bên nhượng quyền
1.1.3 Các hình thức nhượng quyền thương mại
Trong thực tiễn thì mô hình nhượng quyền thương mại là một mô hình kinh doanh có nhiều cách thức Tuy nhiên nếu căn cứ vào tính chất, vào lĩnh vực hoạt động, vào mức độ hợp tác và mối quan hệ giữa các bên tham gia, xét về cơ bản thì nhượng quyền thương mại có các hình thức sau:
1.1.3.1 Nếu căn cứ vào tính chất, mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền thì nhượng quyền thương mại có các hình thức 5
Nhượng quyền khởi phát ( Nhượng quyền phụ- master franchise)
Nhượng quyền khởi phát là nhượng quyền thương mại mang tính quốc tế Theo đó bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều ở các quốc gia khác nhau Bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyền tiến hành kinh doanh theo hệ thống các phương thức, bí quyết kinh doanh của bên nhượng quyền và bên nhận quyền được phép nhượng quyền cho các bên thứ ba hoặc tự mình mở các cửa hàng trong khu vực mình kiểm soát độc quyền Lúc này việc nhân rộng mô hình kinh doanh là nghĩa vụ của bên nhận quyền điều này sẽ giúp khai thác một cách tốt nhất tiềm năng kinh tế của các thị trường mới Tuy nhiên, do điều kiện địa lý mà bên nhượng quyền không thể quản lý, tìm hiểu rõ đối tác nhận quyền thì đi đôi với thuận lợi là những rủi ro rất lớn cho toàn bộ hệ thống kinh doanh của bên nhượng quyền
Nh ượng quyền mở rộng ( Franchise Developer Agreement)
Đây là hình thức mà bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyền trách nhiệm mở rộng và điều hành một số lượng đơn vị kinh doanh nhượng quyền theo thỏa thuận, trong phạm vi một lãnh thổ nhất định và không được nhượng quyền
5 Nguyễn Thanh Hương - Nhượng quyền thương hiệu đôi điều suy nghĩ -Tạp chí Phát triển kinh tế - Số 8/ 2007- Trang 6
Trang 13Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
lại cho bên thứ ba khác, mà phải tự mình cam kết trong hợp đồng với bên nhượng quyền là trong thời gian quy định sẽ tự mình mở ra số lượng các cửa hàng mới theo thỏa thuận, nếu không thực hiện đúng cam kết sẽ bị chấm dứt hợp đồng Mỗi đơn vị kinh doanh do bên nhận quyền thiết lập thì không có tư cách pháp nhân và hạch toán phụ thuộc vào bên nhận quyền Tuy nhiên trong một số trường hợp sau một thời gian kinh doanh tốt thì bên nhận quyền có thể xin chuyển thành hợp đồng nhượng quyền độc quyền để tiến hành ký hợp đồng nhượng quyền lại cho các đối tác khác
Nh ượng quyền đơn nhất hay nhượng quyền trực tiếp ( Unit Franchising)
Hình thức nhượng quyền này được áp dụng khi bên nhượng quyền và bên nhận quyền cùng hoạt động trong phạm vi một quốc gia Nhằm đảm bảo quyền kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh của bên nhận quyền Hình thức này không được ưu tiên lựa chọn áp dụng nếu như bên nhượng quyền và bên nhận quyền là những chủ thể kinh doanh
ở tại những quốc gia khác nhau, có ngôn ngữ văn hóa, hệ thống pháp luật, chính sách thương mại khác nhau
1.1.3.2 Nếu căn cứ theo lĩnh vực hoạt động thì nhượng quyền thương mại bao gồm 6
Nhượng quyền sản xuất ( Processing Franchise)
Là loại hình nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được sản xuất và cung cấp ra thị trường các hàng hóa mang nhãn hiệu của bên nhượng quyền Nhượng quyền thương mại sản xuất có đặc điểm là thường gắn kết nơi sản xuất với các nơi bán hàng, hoạt động sản xuất đi kèm với hoạt đông thương mại hóa các sản phẩm Trong nhượng quyền sản xuất, bên nhượng quyền còn cung cấp cho bên nhận quyền những thông tin liên quan đến bí mật thương mại hoặc những công nghệ hiện đại thậm chí là bằng sáng chế Ngoài ra, bên nhận quyền còn có thể được hỗ trợ đào tạo, tiếp thị, phân phối và các dịch vụ hậu mãi khác
Nh ượng quyền dịch vụ ( Service (Franchise)
Đối tượng của nhượng quyền thương mại dịch vụ là cung ứng dich vụ, theo đó bên nhượng quyền có thể chỉ cấp nhãn hiệu, bản quyền hay bí quyết hoặc
có thể cung cấp hàng hóa hay dịch vụ Theo hợp đồng nhượng quyền dịch vụ, bên nhận quyền được trao quyền sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng,
bí quyết kinh doanh và sẽ cung ứng các dịch vụ theo quy định của bên nhượng
6 Nguyễn Thanh Hương - Nhượng quyền thương hiệu đôi điều suy nghĩ - Tạp chí Phát triển kinh tế - Số 8/2007 - Trang 7
Trang 14Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
quyền Hợp đồng nhượng quyền dịch vụ phổ biến trong hoạt động kinh doanh thức ăn nhanh, nhà hàng, khách sạn Các nhãn hiệu nổi tiếng như: McDonalds, KFC, International Dairy Queen,…đã áp dụng hình thức nhượng quyền dịch vụ
để kinh doanh
Nhượng quyền phân phối (Distribution Franchise)
Trong nhượng quyền phân phối, mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền có những điểm gần giống như mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối Theo đó, bên nhượng quyền sẽ sản xuất ra các sản phẩm sau đó bán lại cho bên nhận quyền và bên nhận quyền sẽ phân phối trực tiếp sản phẩm tới người tiêu dùng dưới thương hiệu của bên nhượng quyền Nhượng quyền phân phối thường gặp trong các lĩnh vực như: phân phối mỹ phẩm hay nhiên liệu cho các loại xe máy, ôtô, với các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như: Vichy, Lo’real, Castrol, Exxon, Caltex…
1.1.3.3 Nếu căn cứ vào mức độ hợp tác và cam kết khác nhau giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền thì nhượng quyền thương mại có các hình thức sau 7
Nh ượng quyền có tham gia quản lý
Hình thức nhượng quyền phổ biến hay gặp ở các chuỗi khách sạn lớn như: Holiday Inc, Marriott…Trong đó, bên nhượng quyền hỗ trợ cung cấp người quản
lý và điều hành doanh nghiệp ngoài việc chuyển nhượng sở hữu thương hiệu, mô hình và công thức kinh doanh
Nh ượng quyền có tham gia đầu tư vốn
Bên nhượng quyền có thể tham gia hội đồng quản trị trong công ty nhận quyền Mặc dù vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ dưới dạng liên doanh để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống, như trường hợp của Five Star Chicken (Mỹ) ở tại Việt Nam
Nh ượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện
Đây là mô hình nhượng quyền được xem là có cấu trúc chặt chẽ và hoàn chỉnh, thể hiện mức độ hợp tác và cam kết cao nhất giữa các bên Theo đó bên nhượng quyền chia sẻ và chuyển nhượng ít nhất là bốn loại “sản phẩm” cho bên nhận quyền bao gồm:
* Hệ thống: chiến lược, mô hình, chính sách quản lý, tư vấn và hỗ trợ kinh doanh, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo
* Bí quyết công nghệ sản xuất kinh doanh
7
Chuyên đề nhượng quyền kinh doanh - Tạp chí Marketing - Số 34/ 2007 - Trang 34
Trang 15Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
* Hệ thống thương hiệu
* Sản phẩm, dịch vụ
Bên nhân quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền hai khoản phí
cơ bản là: phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động, ngoài ra bên nhượng quyền còn có thể thu thêm các khoản chi phí khác như: chi phí tiếp thị, quảng cáo, chi phí thiết kế, trang trí cửa hàng, chi phí tư vấn,…Điển hình của loại hình nhượng quyền này có thể kể đến chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh như: KFC, Subway, McDonald’s, hoặc Phở 24 của Việt Nam
Nh ượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện
Đối với mô hình nhượng quyền này, bên nhượng quyền là chủ sở hữu thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ thường không nỗ lực kiểm soát chặt chẽ hoạt động của bên nhận quyền và thu nhập của bên nhượng quyền chủ yếu từ việc bán sản phẩm hay dịch vụ Bên nhượng quyền thường có ý định mở rộng nhanh hệ thống phân phối nhằm tăng độ bao phủ trên thị trường, doanh thu và đi trước đối thủ Như trường hợp của cà phê Trung Nguyên, G7- Mart ở Việt Nam
Trong thực tiễn của hoạt động nhượng quyền thương mại các doanh nghiệp có thể lựa chọn một hình thức, hoặc kết hợp từ các hình thức nhượng quyền như trên sao cho phù hợp với khả năng quản lý của mình và hoàn cảnh kinh tế cũng như yêu cầu về mặt pháp lý của mỗi quốc gia
1.2 Vai trò của hoạt động nhượng quyền thương mại
1.2.1 Vai trò của nhượng quyền thương mại đối với nền kinh tế quốc gia
Dựa vào cơ chế hoạt động thì nhượng quyền thương mại không chỉ mang lại lợi ích to lớn cho các bên tham gia mà còn tác động trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế quốc gia Hoạt động này đã góp phần tăng doanh thu cho toàn xã hội Theo thống kê vào năm 2000 doanh thu từ các hoạt động nhượng quyền thương mại trên thế giới đạt 1.000 tỷ USD với khoảng 320.000 doanh nghiệp từ
75 nghành nghề khác nhau 8 Và một lợi ích quan trọng mà nhượng quyền thương mại mang lại là giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động với số lượng rất lớn Vì các hệ thống nhượng quyền càng phát triển và nhân rộng thì sẽ đòi hỏi
có một lượng nhân viên không nhỏ tham gia làm việc
Ví dụ: Tại Châu Âu các cửa hàng nhượng quyền hàng năm đóng góp khoảng 95
tỷ Euro doanh số và tạo ra hơn 1,5 triệu việc làm cho người dân Còn tại Mỹ,
8 Nguyễn Thanh Bình – Franchising - Cơn lốc mới - (http:// www.dddn.com.vn/Porletblank
Aspx/1ACA37D40A084E10)
Trang 16Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hoạt động này đã thu hút trên 8 triệu lao động mỗi năm 9 Vấn đề giải quyết việc làm trên vừa giúp người lao động có thu nhập, đồng thời cũng đã làm giảm tình trạng thất nghiệp một cách đáng kể tại nhiều quốc gia trên thế giới
1.2.2 Vai trò của nhượng quyền thương mại đối với các doanh nghiệp 1.2.2.1 Đối với bên nhượng quyền
- Mở rộng hệ thống kinh doanh
Đối với bên nhượng quyền ưu điểm lớn nhất của phương thức kinh doanh nhượng quyền mang lại là hệ thống kinh doanh được mở rộng một cách nhanh chóng Hầu như doanh nghiệp nào cũng muốn nhân rộng mô hình kinh doanh khi
đã đạt được những thành công nhất định trên thị trường Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được khi doanh nghiệp muốn tự bỏ vốn
để thành lập các kênh phân phối hay các chi nhánh tại các tỉnh, thành phố ở trong nước và cả nước ngoài Trong trường hợp này thì hình thức nhượng quyền thương mại là lựa chọn thích hợp nhất Vì các lí do sau:
- Thứ nhất: Doanh nghiệp sẽ không bỏ thêm vốn hoặc nếu có cũng là con
số rất nhỏ vì thông thường chi phí ban đầu do bên nhận quyền chịu, mà vẫn đảm bảo thu được lợi nhuận đầu tiên đó là phí nhượng quyền Đồng thời việc bên nhận quyền bỏ vốn ra kinh doanh sẽ là động lực rất lớn để bên nhận quyền cố gắng hoạt động có hiệu quả mang lại lợi nhuận hơn cho bên nhượng quyền
- Th ứ hai: Việc bên nhượng quyền tiến hành nhượng quyền lại cho bên
nhận quyền ở tại một quốc gia khác giúp chia sẻ những khó khăn trở ngại về các yếu tố địa lí, con người, văn hóa địa phương, kiến thức pháp luật…
- Thứ ba: Hệ thống kinh doanh được mở rộng nhưng vẫn nằm trong sự
kiểm soát của bên nhượng quyền, nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ
thống, thông qua các thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng
- Th ứ tư: Bên nhượng quyền khi mở rộng kinh doanh với sự xuất hiện ở
khắp nơi của chuỗi cửa hàng sẽ tạo được lợi thế trong việc nâng cao uy tín và quảng bá thương hiệu của mình, góp phần đưa hình ảnh của sản phẩm, dịch vụ đi sâu vào tâm trí khách hàng một cách dễ dàng hơn
- Tăng doanh thu
Thông qua hình thức nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền có thể nhận được các khoản tiền mà bên nhận quyền sẽ trả như:
9 Lý Quý Trung - Franchise- Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh - Nxb Trẻ 2006- Trang 28
Trang 17Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Phí nhượng quyền ban đầu: Đây được xem là phí hành chính chuyển
giao công thức kinh doanh, đào tạo, hỗ trợ chọn địa điểm Thông thường bên nhận quyền phải thanh toán một lần và không được hoàn lại
- Phí hàng tháng: Đây là khoản phí mà bên nhận quyền phải trả cho việc
duy trì sử dụng nhãn hiệu, và dịch vụ hỗ trợ khác,…Mức phí do các bên thoả thuận nhưng thường dựa trên một tỷ lệ phần trăm của doanh số bán, cũng có thể
là một con số cụ thể
- Phí bán các nguyên liệu đặc thù: Có một số hình thức nhượng quyền, thì
bên nhượng quyền sẽ yêu cầu bên nhận quyền phải mua nguyên liệu do mình cung cấp, vừa để đảm bảo tính đồng bộ sản phẩm, vừa thu được một khoản lợi nhuận từ bên nhận quyền Ví dụ như trường hợp của Mc Donald’s độc quyền cung cấp cho cả hệ thống một số mặt hàng như: khoai tây chiên, phó mát, bánh bao chiên…10
- Giảm được nhiều chi phí
Thông qua hoạt động kinh doanh này bên nhượng quyền có ưu thế mua hàng hóa với giá rẻ vì họ mua với số lượng lớn nhằm phân phối cho các bên nhận quyền Ngoài ra các chi phí về tiếp thị, quảng cáo cũng được tiết giảm nhờ ưu thế
có thể chia nhỏ ra cho nhiều đơn vị cùng mang một nhãn hiệu chia sẻ với nhau thông qua phí hàng tháng của bên nhận quyền phải trả
1.2.2.2 Đối với bên nhận quyền
- Đầu tư an toàn và chi phí thấp
Đối với bên nhận quyền thương mại không phải tốn kém nhiều chi phí, thời gian vào việc xây dựng một thương hiệu trên thị trường và có thể tiến hành kinh doanh ngay sau khi được nhượng quyền thương mại Đồng thời bên nhận quyền sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí so với việc tự mình tham gia thị trường với nhãn hiệu và mô hình kinh doanh do mình xây dựng nên Hơn nữa kinh doanh theo một thương hiệu hàng hóa, dịch vụ đã có sức cạnh tranh trên thị trường và được nhiều khách hàng biết đến, phần trăm rủi ro được giảm xuống và thu hồi vốn nhanh
- Được bên nhượng quyền giúp đỡ
Bên nhận quyền sẽ luôn nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ bên nhượng quyền từ trước và sau khi cửa hàng nhượng quyền khai trương Đây là một điểm khác so với các hoạt động kinh doanh khác và là lợi thế rất lớn đối với những
10 Lý Quý Trung - Franchise- Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh - Nxb Trẻ 2006- Trang 103
Trang 18Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
người kinh doanh lần đầu Trong thời gian trước khi khai trương, bên nhận quyền thường được hỗ trợ về đào tạo nghiệp vụ, thiết kế, chọn địa điểm cửa hàng, tiếp thị…Và sau khi cửa hàng đi vào hoạt động thì vẫn luôn được tiếp tục hỗ trợ, đào tạo nhiều mặt đặc biệt là tiếp thị, quảng cáo Bên cạnh đó thì bên nhận quyền còn được hưởng sự ưu đãi về giá mua nguyên liệu, sản phẩm với khối lượng lớn theo
tỷ lệ khấu hao là một trong những lợi thế kinh doanh lớn trong trường hợp có biến động lớn như việc khan hiến nguồn hàng thì bên nhận quyền vẫn được ưu tiên phân phối Điều này giúp cho bên nhận quyền ổn định đầu vào, giảm rủi ro
do biến động thị trường
- Việc vay vốn ngân hàng được thuận lợi hơn
Đối với bên nhận quyền của nhiều hệ thống nhượng quyền trên thế giới sẽ
dễ dàng trong việc vay vốn ngân hàng để thực hiện kinh doanh Thông thường là
do bên nhượng quyền sẽ chủ động giúp bên nhận quyền vay tiền ngân hàng với lãi suất thấp hoặc chính mình đứng ra cho vay, nhằm phát triển và nhân rộng mô hình kinh doanh nhanh hơn Các ngân hàng sẽ dựa vào uy tín của thương hiệu, xác suất thành công cao của công việc kinh doanh mà quyết định cho bên nhận quyền vay tiền
1.2.3 Vai trò của nhượng quyền thương mại đối với người tiêu dùng
Hoạt động nhượng quyền thương mại không chỉ mang lại lợi ít cho các
bên trong quan hệ nhượng quyền, mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với người tiêu dùng Nhất là giúp người tiêu dùng thuận lợi hơn trong việc tiếp cận hàng hóa, dịch vụ với một hệ thống bán hàng, cung cấp dịch vụ tiện lợi và có nhiều sự lựa chọn Nhượng quyền thương mại ra đời phần nào đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng phát triển, với mạng lưới các cửa hàng kinh doanh cùng một chất lượng và sản phẩm tương tự sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận hơn dù cho
họ đang ở địa phương nào
1.3 Một số hạn chế của hoạt động nhượng quyền thương mại đối với các bên trong quan hệ nhượng quyền
1.3.1 Đối với bên nhượng quyền
Mặc dù đây là mô hình kinh doanh có nhiều ưu điểm, nhưng cũng tồn tại không ít rủi ro, thử thách đòi hỏi bên nhượng quyền phải cần cân nhấc thật kỹ khi lựa chọn đối tác nhượng quyền nhằm tránh những trường hợp vẫn thường xảy ra trong hệ thống nhượng quyền như:
Trang 19Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Thứ nhất là uy tín của nhãn hiệu có thể bị giảm sút
Do sau khi nhượng quyền thì cả bên nhận quyền và bên nhượng quyền điều kinh doanh cùng một nhãn hiệu, khẩu hiệu và cùng một loại sản phẩm, dịch
vụ Điều này có tác dụng tạo nên tính đồng bộ trong hệ thống nhưng cũng sẽ là một thách thức lớn trong trường hợp bên nhận quyền không tuân thủ và không thực hiện đúng cam kết như: chỉ cần tiết giảm một ít nguyên liệu, thái độ phục vụ không tốt, điều chỉnh một vài yếu tố dù là nhỏ cũng sẽ tạo nên sự khác biệt so với cửa hàng nhượng quyền và nguy cơ đánh mất lòng tin ở khách hàng là hoàn toàn
có thể xảy ra Ví dụ như trường hợp của thương hiệu Phở 24 đã phát hiện một cửa hàng nhượng quyền thương mại đã làm trái các quy định khi tìm cách giảm chi phí kinh doanh bằng việc giảm số lượng thịt trong tô phở, tắt máy lạnh…đã khiến nhiều khách hàng phàn nàn Nhưng rất may là việc này đã được cửa hàng kịp thời phát hiện nên đã có biện pháp xử lý kịp thời, nên không gây ảnh hưởng đến nhãn hiệu này.11
- Th ứ hai sẽ khó khăn trong việc kiểm soát doanh thu
Bên nhượng quyền có khả năng sẽ bị thiệt hại về doanh thu Bởi vì bên nhượng quyền chỉ có quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh được thể hiện ở bên ngoài với mục tiêu là giám sát, hỗ trợ khi cần thiết để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống, còn các hoạt động khác như việc thu chi tài chính hàng hóa của bên nhận quyền thì chỉ có thể dựa vào tính trung thực của họ Vì thế bên nhượng quyền sẽ khó kiểm soát được khoản phí hàng tháng do tính trên doanh thu của bên nhận quyền nếu như họ khai báo không đúng sự thật
- Thứ ba mô hình kinh doanh có thể bị sao chép
Đây là một thực tế thường xảy ra, nếu như bên nhượng quyền không có sự kiểm soát chặt chẽ thì rất dễ bị các đối thủ cạnh tranh sao chép nhãn hiệu và cả
mô hình kinh doanh, dẫn đến khả năng bị tiết lộ thông tin chưa được bên nhượng quyền bảo hộ là rất cao, điều này có thể gây thiệt hại lớn cho cả hệ thống nhượng quyền Bởi vì để tạo nên thành công cho doanh nghiệp thì có nhiều yếu tố như: nhãn hiệu đã được khẳng định, cùng với một bí quyết kinh doanh, chiến lược kinh doanh là những yếu tố mà bên nhượng quyền đã phải dày công xây dựng, đúc kết lâu năm mới có được Thế nhưng không phải yếu tố kinh doanh nào cũng được bảo hộ, do đó đòi hỏi bên nhượng quyền phải có sự cân nhắc trước khi nhượng quyền vì các thông tin trong kinh doanh có thể bị tiết lộ từ phía nhận quyền cho các đối thủ cạnh tranh
11 Xem http://www.Vnexpress.net/ Vietnam/Kinh-doanh/2005/063B9D5C.
Trang 20Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.3.2 Đối với bên nhận quyền
- H ạn chế về khả năng tự chủ, sáng tạo trong kinh doanh
Bên cạnh những mặt thuận lợi do hoạt động nhượng quyền thương mại mang lại thì bên nhận quyền cũng gặp một số hạn chế nhất định trong quá trình kinh doanh như về khả năng sáng tạo trong kinh doanh nhượng quyền Trong cam kết ban đầu giữa các bên thì luôn có yêu cầu bên nhận quyền phải luôn tuân thủ theo những tiêu chuẩn chung do hệ thống nhượng quyền quy định, như từ phương thức kinh doanh, cách thức pha chế, quảng cáo tiếp thị sản phẩm, cung cách phục vụ, thậm chí ngay cả đồng phục nhân viên và cách treo bảng hiệu cũng phải đúng quy định Bởi vì đặc điểm trong các hệ thống nhượng quyền thương mại là các cơ sở kinh doanh phải hoàn toàn giống nhau để khách hàng vào bất cứ cửa hàng nào cũng thấy thoái mái như vào các cơ sở, cửa hàng khác trong hệ thống đó Chính đặc trưng này xét dưới góc độ nào đó là hết sức tích cực nhưng xét theo khía cạnh của bên nhận quyền lại là nhân tố làm giảm đi sự sáng tạo, tìm tòi học hỏi, cải thiện và phát triển phương thức kinh doanh để giúp cửa hàng có thể kinh doanh ngày càng đổi mới theo hướng tích cực hơn Đây được xem là hạn chế lớn đối với bên nhận quyền trong trường hợp bên nhượng quyền muốn lợi dụng vị thế của mình để áp đặt cho bên nhận quyền phải tuân theo những quy tắc hoàn toàn phi lý Như thế sẽ gây ảnh hưởng đến công việc cũng như hiệu quả kinh doanh của bên nhận quyền là điều không tránh khỏi
- Có nhi ều ràng buộc trong hợp đồng
Nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại đặc biệt với hững điều khoản rất riêng và chính khi những điều này lại trở thành ràng buộc rất lớn đối với bên nhận quyền Trong nhiều hợp đồng nhượng quyền thương mại yêu cầu bên nhận quyền phải trả một khoản phí nhượng quyền cố định kể cả khi hoạt động kinh doanh không tốt và không có lợi nhuận Đồng thời các hợp đồng cũng trao quyền rất lớn cho bên nhượng quyền trong việc chấm dứt hoặc gia hạn hợp đồng Đây cũng có thể là bất lợi rất lớn đối với bên nhận quyền nếu như bên nhượng quyền có thể lợi dụng những điều khoản này để chấm hoặc không gia hạn hợp đồng thì công việc kinh doanh bên nhận quyền coi như chấm dứt và khi
đó khả năng thu hồi vốn sẽ rất khó thậm chí là thua lỗ trong kinh doanh
Trang 21Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.4 Phân biệt hoạt động nhượng quyền thương mại với một số hoạt động khác
1.4.1 Phân biệt hoạt động nhượng quyền thương mại với hoạt động chuyển giao công nghệ
Trong thực tiễn kinh doanh và dưới cả góc độ pháp lý đã từng có sự nhầm lẫn hay đánh đồng giữa hoạt động nhượng quyền thương mại và hoạt động chuyển giao công nghệ Bởi vì khi nhìn vào một hoạt động, một quan hệ nào đó người ta thường quan tâm nhiều nhất đến đối tượng của nó Trong khi đó thì về đối tượng cả hai hoạt động này có rất nhiều điểm tương đồng, đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết kinh doanh…của bên nhượng quyền, còn đối tượng của hoạt động chuyển giao
công nghệ là “các kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp các máy móc
thi ết bị, dịch vụ… kèm theo các kiến thức công nghệ quyền sử dụng đối với bí
quy ết kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật” 12 , trong đó bao hàm các đối tượng sở hữu công nghiệp Như vậy, cả hai hoạt động này đều có điểm chung về phạm vi đối tượng chủ yếu là quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp Cũng trên cơ
sở tương đồng về đối tượng, thêm một lý do nữa khiến người ta dễ nhầm lẫn đó là: lợi ích mà các bên nhận được trong hai hoạt động này đều tập trung ở giá trị của các đối tượng sở hữu công nghiệp được chuyển giao
Chính vì các nguyên nhân trên đã làm cho người ta cho rằng hoạt động nhượng quyền thương mại và hoạt động chuyển giao công nghệ là giống nhau Tuy nhiên khi xem xét ở các phương diện khác thì bản chất của hoạt động này vẫn có những điểm khác biệt nhau:
- Thứ nhất về mặt tính chất của hoạt động nhượng quyền thương mại Đây
được xem là phương thức mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thông qua việc cho phép một doanh nghiệp khác được sản xuất, kinh doanh trên cơ sở uy tín, tên thương mại, công nghệ…của bên nhượng quyền, thì khi đó hoạt động chuyển giao công nghệ lại chỉ đơn thuần là việc chuyển giao các công nghệ để ứng dụng vào quá trình sản xuất
- Th ứ hai về quyền năng của bên nhận quyền đối với đối tượng được
chuy ển giao Trong hoạt động nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền chỉ
được sử dụng các công nghệ mà mình nhận được để sản xuất, cung ứng các loại dịch vụ có cùng chất lượng hình thức và dưới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương
12 Theo Khoản 1, Điều 2, Nghị đinh 11/ 2005/ NĐ-CP ngày 02/02/2005 của Chính phủ quy định chi tiết
về hoạt động chuyển giao công nghệ
Trang 22Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
mại của bên nhượng quyền Bên cạnh đó, bên nhận quyền còn phải tuân theo sự bày trí cửa hàng, cung cách phục vụ khách hàng, phương pháp xúc tiến thương hiệu của bên nhượng quyền như quảng cáo, khuyến mại…Đặc biệt các bên nhận quyền thương mại từ bên nhượng quyền trong một hệ thống thì luôn có mối quan
hệ với tư cách là các thành viên trong cùng mạng lưới kinh doanh Trong khi bên nhận công nghệ trong hoạt động chuyển giao công nghệ thì họ luôn có quyền ứng dụng công nghệ để sản xuất ra sản phẩm với bất kỳ thương hiệu, kiểu dáng tên thương mại nào mà họ thấy cần thiết, và giữa các bên cùng nhận quyền chuyển giao công nghệ sẽ không có mối quan hệ nào như trong hoạt động nhượng quyền thương mại
- Thứ ba về đối tượng của hoạt động Nếu như trong hoạt động chuyển giao công nghệ, có đối tượng là “các kiến thức tổng hợp của công nghệ, máy
móc, thi ết bị, dịch vụ…kèm theo các kiến thức công nghệ…” 13 chủ yếu tập trung vào công nghệ, quy trình sản xuất ra sản phẩm Trong khi đó, nhượng quyền thương mại có phạm vi đối tượng không chỉ bao gồm quy trình sản xuất mà còn
cả các quy trình sau sản xuất nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, quy trình quản lý không chỉ giới hạn ở cơ cấu tổ chức, chính sách kinh doanh, nhân
sự, thậm chí cả tiêu chuẩn cho việc thiết kế, trang trí cửa hàng, nhà xưởng
- Thứ tư, sự hỗ trợ kiểm soát giữa các bên: Trong hoạt động nhượng
quyền thương mại đây là một nội dung rất quan trọng và không thể thiếu được nhằm đảm bảo tính thống nhất của toàn bộ hệ thống nhượng quyền Tuy nhiên, trong hoạt động chuyển giao công nghệ thì về nguyên tắc sau khi chuyển giao công nghệ xong bên chuyển quyền sẽ không hỗ trợ gì thêm đối với bên nhận quyền và cũng không có quyền kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của bên nhận quyền
Như vậy, từ những điểm phân tích trên đây có thể thấy rằng giữa hai hoạt động nhượng quyền thương mại và chuyển giao công nghệ là không hoàn toàn
13 Theo Khoản 1, Điều 2, Nghị đinh 11/ 2005/ NĐ-CP ngày 02/02/2005 của Chính phủ quy định chi tiết
về hoạt động chuyển giao công nghệ
Trang 23Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
lý thương mại thì hình thức nhượng quyền thương mại vẫn có những điểm khác nhau cơ bản Nhưng khi xem xét thì giữa hai hoạt động này vẫn có điểm tương đồng như:
Th ứ nhất các bên tham gia kinh doanh đều phải là thương nhân Cũng
như trong quan hệ nhượng quyền thương mại điều kiện tham gia đối với các chủ thể trước hết phải là thương nhân Trong hoạt động lý thương mại các bên tham gia bao gồm bên đại lý và bên giao đại lý bắt buộc cũng phải là thương nhân được thành lập và có đăng kí kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật Đây cũng là quy định nhằm tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh này luôn có
sự bảo đảm an toàn về mặt pháp lý trong mối quan hệ giữa các bên cũng như đối với bên thứ ba
Th ứ hai trong họat động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ Bên đại lý và bên
giao đại lý sẽ kinh doanh cùng một lọai sản phẩm, dịch vụ như nhau Theo đó
các sản phẩm, dịch vụ của các cửa hàng trong cùng hệ thống sẽ có nhãn hiệu, tên thương mại, phương thức kinh doanh…giống như nhau Đây là điểm tương đồng giữa hoạt động đại lý và hoạt động nhượng quyền thương mại mà nếu như chúng
ta không căn cứ vào sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng thì sẽ dễ gây ra nhầm lẫn, vì trên thực tế có trường hợp các bên không đủ điều kiên để thực hiện việc kinh doanh nhượng quyền thì sẽ thông qua hình thức đại lý thương mại để kinh doanh nhằm tránh sự quản lý của cơ quan nhà nước trong thời gian chờ xin cấp phép hoạt động nhượng quyền thương mại
Th ứ ba là trong mối quan hệ giữa các bên tham gia luôn có sự hợp tác,
g ắn bó với nhau Cũng như trong quan hệ nhượng quyền thương mại thì bên giao
đại lý có nghĩa vụ hỗ trợ khi cần thiết cho bên đại lý trong khi thực hiện công việc mua, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý như: Hỗ trợ
kỹ thuật, đào tào nhân viên của bên đại lý, hướng dẫn cách thức bán hàng…Đồng thời bên đại lý cũng phải chịu sự kiểm tra, giám sát và phải tuân thủ theo các quy định của bên giao đại lý như đã thỏa thuận trong hợp đồng Ví dụ như đối với các hình thức đại lý mà bên giao đại lý đã ấn định giá mua, giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng, thì bên đại lý cũng phải mua, bán hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng mức giá đó, không được tự ý nâng giá bán hoặc giảm giá mua khi không có sự đồng ý của bên giao đại lý Đây là cách mà bên nhượng quyền và bên giao đại lý quản lý về sản phẩm, dịch vụ của các cửa hàng khi đưa ra thị trường nhằm tạo ra sự thống nhất cũng như tạo uy tín cho nhãn hiệu đối với khách hàng
Trang 24Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bên cạnh những điểm tương đồng giữa hoạt động nhượng quyền thương mại và hoạt động đại lý thương mại, nhưng khi xét về bản chất thì hai hoạt động này vẫn có những điểm khác nhau cơ bản như:
Th ứ nhất nhượng quyền thương mại gắn với quyền sở hữu trí tuệ Như đã
phân tích ở các phần trước thì đối tượng của họat động nhượng quyền thương mại là quyền thương mại hay còn gọi là quyền sử dụng các đối tượng của quyền
sở hữu trí tuệ có hay không gắn với hàng hóa hoặc dịch vụ để tiến hành công việc kinh doanh theo cách thức của bên nhượng quyền quy định.14 Theo đó bao gồm việc sử dụng tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh,…của bên nhượng quyền Còn hoạt động đại lý thương mại thì đối tượng chủ yếu là công việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà bên đại lý sẽ nhân danh chính mình khi thực hiện cho bên giao đại lý để nhận thù lao
Th ứ hai các bên tham gia trong hoạt động nhượng quyền thương mại là
các th ương nhân kinh doanh độc lập Đây là điểm quan trọng để phân biệt với
quan hệ đại lý, sự độc lập này thể hiện ở chỗ bên nhận quyền thực hiện công việc kinh doanh nhượng quyền thương mại vì lợi ích của chính mình, vì bên nhận quyền tự bỏ vốn ra đầu tư kinh doanh, đồng thời đã trả một khoản phí nhất định cho bên nhượng quyền Còn trong hoạt động đại lý thì bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa, dịch vụ hoặc tiền giao đại lý, vì thế bên đại lý chỉ mua, bán hàng hóa cung ứng dịch vụ theo yêu cầu và quy định của bên giao đại lý theo như các thỏa thuận trong hợp đồng đại lý
Th ứ ba về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia Trong hoạt động đại
lý thương mại thì bên đại lý có quyền giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý khác để thực hiện việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ Trừ trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc giữa các bên có thỏa thuận khác.15 Còn với hoạt động nhượng quyền thương mại thì sau khi nhận quyền kinh doanh, bên nhận quyền phải tập trung vào công việc phát triển hệ thống kinh doanh của mình Vì đã ra một số vốn đầu tư tương đối lớn và nhằm đảm bảo rằng cửa hàng sẽ mang lại lợi nhuận Đồng thời bên nhượng quyền cũng phải biết chắc rằng quyền thương mại của mình được sử dụng kinh doanh một cách tốt nhất nhằm đảm bảo cho sự phát triển của hệ thống,
14 Phạm Duy Liên - Nhượng quyền thương mại và khả năng phát triển ở Việt Nam - Tạp chí Những vấn
đề kinh tế thế giới - Số 8/ 2005 - Trang 64
15 Theo Khoản 7, Điều 175, Luật thương mại 2005
Trang 25Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
uy tín thương hiệu được giử vững Vì vậy trong họat động nhượng quyền sẽ rất khó có khả năng bên nhận quyền được nhận quyền kinh doanh của nhiều đối tác nhượng quyền để tiến hành kinh doanh cùng một lúc
1.5 Sự hình thành và phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại
1.5.1 Hoạt động nhượng quyền thương mại trên thế giới
Hình thức Franchise hay còn gọi là hoạt động nhượng quyền thương mại đang được xem là một trong những chìa khóa vàng mở ra những vùng đất mới của thương trường Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, hình thức sơ khai của lối kinh doanh nhượng quyền đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17- 18 tại Châu Âu Nhưng hoạt động này được chính thức thừa nhận là khởi nguồn và phát triển tại Hoa kỳ vào khoảng giữa thế kỷ 19, khi mà nhà máy khâu Singer ký kết hợp đồng nhượng quyền kinh doanh đầu tiên Sau đó, là các khách sạn ở New South Wales (Úc) đã
có những thỏa thuận nhượng quyền với các công ty bán nước giải khát, hay như hãng điện tín Mỹ Western Unions cung cấp dịch vụ thông qua một thỏa thuận nhượng quyền đối với các công ty vận chuyển đường sắt và các nhà sản xuất ôtô, phân phối sản phẩm thông qua các đại lý bán xe ôtô độc quyền Tuy nhiên, nhượng quyền thương mại thực sự phát triển mạnh, bùng phát từ sau thế chiến thứ II kết thúc, với sự ra đời của hàng loạt hệ thống nhà hàng, khách sạn và các
hệ thống kinh doanh theo kiểu bán lẻ mà sự đồng nhất về cơ sở hạ tầng, nhãn hiệu; sản phẩm; dịch vụ, là đặc trưng cơ bản để nhận dạng những hệ thống kinh doanh theo phương thức này
Ngày nay, nhượng quyền thương mại đã có mặt hầu như tất cả các lĩnh vực
của nền kinh tế từ thực phẩm, nhà hàng, khách sạn, giải trí, dịch vụ thuê xe, giáo dục, y tế, hỗ trợ doanh nghiệp,…và phát triển với tốc độ cao trên phạm vi toàn cầu với các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như: Mc Donald’s, Lotteria, KFC, Burger King, Wendy’s, Holiday Inc, Marriott, Bourbon Group, Parkson,…Theo
số liệu thống kê tại Hoa kỳ hiện có hơn 550.000 hợp đồng nhượng quyền thương mại với doanh thu lên đến 1.530 tỷ USD trong một năm; còn lại khu vưc Bắc
Mỹ, hiện có hơn 750.000 hợp đồng nhượng quyền thương mại được ký kết Riêng tại Châu Âu, thì sự tăng trưởng của hoạt động này cũng rất lớn, vào năm
1998 toàn Châu Âu có tổng cộng 3.888 hệ thống nhượng quyền với 167.432 cửa hàng kinh doanh khác nhau.16
16 Lý Quý Trung- Franchise- Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh - Nxb Trẻ 2006 - Trang 28
Trang 26Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hoạt động nhượng quyền thương mại tại khu vực Châu Á cũng đang rất phát triển và gặt hái được những thành công nhất định, Theo báo cáo của Hiệp hội nhượng quyền thương mại Thế giới vào năm 1998, thì hàng năm khu vực này
có mức tăng trưởng trên 7% về nhượng quyền thương mại và đóng góp vào nền kinh tế khoảng 150 tỷ USD Những lợi ích mà hoạt động nhượng quyền thương mại mang lại cho các quốc gia là rất lớn, chính vì thế mà các quốc gia đã có các chính sách khuyến khích phát triển Franchise, Hoa Kỳ được xem là quốc gia đầu tiên đã luật hóa hoạt động này và có các chính sách ưu đãi cho những cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức nhượng quyền như: quy định bất kỳ người nước ngoài nào mua Franchise tại Mỹ với số vốn đầu từ 500.000 đến 1.000.000 USD và thuê ít nhất 10 nhân công địa phương sẽ thì sẽ được cấp thị thực thường trú nhân (Green Card) tại Mỹ 17 Tại một số quốc gia còn đầu tư xây dựng các trung tâm học thuật, nghiên cứu chính sách về Franchise, và ở các trường Đại học cũng có riêng chuyên ngành về Franchise để đào tạo, đáp ứng nhu cầu mới của nền kinh tế Ngày nay nhiều tổ chức phi chính phủ đã được thành lập nhằm thúc đẩy sự phát triển, quảng bá hoạt động nhượng quyền thương mại, điển hình như Hội đồng Franchise thế giới (World Franchise Council) ra đời vào năm 1994 Ngoài ra đánh dấu bước phát triển mạnh của Franchise là sự ra đời của một tổ chức uy tín và lâu đời nhất như Hiệp hội Franchise Quốc Tế (IFA: International Franchise Associltion) được thành lập năm 1960 với 30.000 thành viên, bao gồm các doanh nghiệp mua, bán Franchise Mục đích của IFA là cung cấp nguồn thông tin về sự phát triển của hệ thống nhượng quyền toàn cầu, cung cấp hỗ trợ các khóa huấn luyện, chương trình đào tạo, tổ chức hội chợ triển lãm Franchise quốc tế hàng năm thu hút nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế tham
dự
1.5.2 Hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Đối với Việt Nam, hoạt động nhượng quyền thương mại bắt đầu xuất hiện
từ những năm 1990, chủ yếu là hình thức nhượng quyền sản phẩm như cửa hàng bán nước giải khát, cây xăng, xe máy… Công ty cà phê Trung Nguyên được xem
là doanh nghiệp đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại và thu được một số thành công nhất định với hơn 500 cửa hàng nhượng quyền chính thức trong cả nước, không dừng lại ở đó Trung Nguyên đã có mặt tại Nhật Bản, Campuchia, Singapore, Thái Lan và đang nhắm đến Thượng Hải cùng những
17 Lý Quý Trung- Franchise- Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh- Nxb Trẻ 2006 - Trang 30.
Trang 27Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thành phố khác.18 Hiện nay, mô hình G7-Mart của Trung Nguyên cũng được xem
là ý tưởng táo bạo nhằm cạnh tranh với các nhà phân phối nước ngoài trong việc chiếm lĩnh thị trường bán lẻ, với dự định 1000 chuỗi cửa hàng trong năm 2008 sẽ chính thức hoạt động 19 Tiếp theo sự hình thành công của Trung Nguyên thì giờ đây các doanh nghiệp Việt Nam cũng không còn xa lạ với hinh thức nhượng quyền thương mại Nhìn một cách tổng quan, hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam đã khởi sắc hứa hẹn một thị trường đấy hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, với các diều kiện thuận lợi như: là thị trường tiềm năng với dân số 84 triệu người, trong đó 70% số dân độ tuổi dưới 30, đa số thích mua sắm, tiêu dùng, không có xung đột về tôn giáo, chính trị và theo số liệu của hội đồng nhượng quyền thương mại thế giới (WFC) vào năm 2006, Việt Nam được xếp là thị trường bán lẻ đứng thứ ba trên thế giới với sức mua khoảng 21 tỷ USD Tại Việt Nam, hiện nay có trên 70 hệ thống nhượng quyền đang hoạt động với mức tăng trưởng tối đa là 15% đến 20%.20 Bên cạnh các thương hiệu nhượng quyền
đã thành công trên thị trường như: Trung nguyên, Phở 24, Kinh Đô, Vissan,…đã xuất hiện các thương hiệu mới như: Thời trang Foci, Nino Max, nước mía siêu sạch,…Ngoài ra các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài cũng tham gia thị trường nhượng quyền ở Việt Nam như: KFC, Lotterial, Jollibee,…Đặc biệt sau khi Việt nam gia nhập WTO, hoạt động nhượng quyền thương mại đang nóng lên, nhiều tập đoàn trên thế giới như: Mc Donald’s, Stabucks, Seven- eleven, Walmart,…Cũng đang có kế hoạch thâm nhập thị trường việt Nam Nếu các doanh nghiệp trong nước không nhạy bén tiếp cận thị trường này thì sẽ bị thiệt thòi và đánh mất cơ hội phát triển
Như vậy, có thể khẳng định Việt Nam đang trong giai đoạn khởi động lĩnh vực nhượng quyền thương mại nên tiềm năng phát triển rất lớn và sẽ tăng trưởng mạnh trong vài năm tới Khi mà hoạt động này đã được quy định khá đầy đủ trong luật hiện hành
18 Vũ Đặng Hải Yến - Nhượng quyền thương mại ở Việt Nam những vấn đề lí luận và thực tiễn - Tạp chí Luật học số 3/ 2005 - Trang 51
19 Chuyên đề Nhựơng quyền kinh doanh - Tạp chí Marketing - Số 37/ 2007
20 Nguyễn Thanh Hương - Nhượng quyền thương hiệu đôi điều suy nghĩ - Tạp chí Phát triển kinh Tế- Số 8/ 2007- Trang 8
Trang 28Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.6 Quy định của pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại 1.6.1 Quy định của pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại
Thực tiễn hoạt động nhượng quyền thương mại đang diễn ra hết sức sôi động, đầy tiềm năng phát triển trong tương lai Tuy nhiên đây là một phương thức kinh doanh thương mại đặc biệt có liên quan đến cả hệ thống kinh doanh bao gồm: nhiều chủ thể khác nhau và liên quan đến tới cả nền kinh tế, lại chứa đựng nhiều khả năng gây ra tranh chấp Vì thế việc ban hành các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại đảm bảo cho hoạt động nhượng quyền được phát triển trong khuôn khổ của pháp luật góp phần tạo
ra sự thông thoáng trong kinh doanh, đem về lợi nhuận cho nền kinh tế và các chủ thể Bên cạnh đó, thì các yếu tố hình thành quan hệ pháp luật về nhượng quyền thương mại đã tồn tại và việc có được một hành lang pháp lý rõ ràng và đầy đủ để điều chỉnh hoạt động này là rất quan trọng và cần thiết
Cũng như các quan hệ pháp luật khác thì quan hệ pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại luôn tồn tại các mối quan hệ sau: đó và quan hệ giữa
cơ quan nhà nước với các chủ thể tham gia kinh doanh nhượng quyền thương mại và mối quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh với nhau Còn về mặt khách thể chính là hoạt động nhượng quyền thương mại và nội dung là quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia Trong pháp luật về nhượng quyền thương mại thường sẽ có các quy định về những vấn đề cơ bản sau:
+ Th ứ nhất quy định về tư cách chủ thể của các bên tham gia quan hệ
nhượng quyền bao gồm bên nhượng quyền và bên nhận quyền, quyền và nghĩa
vụ các bên
+ Th ứ hai quy định về chế độ pháp lý của hợp đồng nhượng quyền thương
mại Đó là các quy định về cách thức xác lập hợp đồng, đối tượng, hình thức, thời hạn của hợp đồng, về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia khi thực hiện hợp đồng và những điều kiện chấm dứ hợp đồng nhượng quyền và hậu quả pháp lý khi giải quyết
+ Th ứ ba bao gồm các quy định trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với
hoạt động nhượng quyền thương mại: nghĩa vụ đăng ký hoạt động nhượng quyền của các bên tham gia, cơ quan có thẩm quyền đăng ký, thủ tục đăng ký,…đồng thời quy định về các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại và thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm
Bên cạnh đó, một số quốc gia trên thế giới còn quy định về các điều khoản độc quyền và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại
Trang 29Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.6.2 Vai trò của pháp luật về nhượng quyền thương mại
Hoạt động nhượng quyền thương mại là hình thức kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia: như hệ thống kinh doanh được mở rộng, thương hiệu được quảng bá trên phạm vi rộng, đồng thời giúp các doanh nghiệp xâm nhập vào thị trường tiềm năng với chi phí thấp Riêng đối với các bên lần đầu kinh doanh nhượng quyền thì đây là cách lựa chọn tốt nhằm giảm thiểu được rủi
ro, vì không phải trải qua giai đoạn xây dựng và phát triển ban đầu Tuy nhiên hoạt động này càng được khuyến khích mở rộng thì càng chứa đựng những khả năng gây ra tranh chấp cao Bản thân “quyền thương mại” đã liên quan trưc tiếp tới lợi ích thân thiết của một nhà kinh doanh, việc phát triển “quyền thương mại” đồng nghĩa với việc nâng cao vị thế cạnh tranh của nhà kinh doanh đó trên thị trường và quyết định về mức tăng doanh thu, lợi nhuận Việc nhượng lại quyền này cho một chủ thể kinh doanh khác để cùng kinh doanh chia sẻ lợi ích nên sẽ
dễ gây ra tranh chấp Chính đặc điểm này mà hoạt động nhượng quyền thương mại phải được coi là một loại hoạt động đặc biệt, cần được sự điều chỉnh của pháp luật nhằm giảm thiểu những kẽ hở trong quá trình kinh doanh Và sự ra đời của pháp luật về nhượng quyền thương mại là điều cần thiết Một mặt thì đây là một công cụ pháp lý hữu hiệu để bên nhượng quyền duy trì uy tín của nhãn hiệu cũng như sự phát triển đồng bộ của cả hệ thống bằng những điều khoản về nghĩa
vụ mà luật quy định bên nhận quyền phải tuân theo và được đảm bảo thực hiện bằng các hình thức như: phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại,… Mặt khác, với một hành lang pháp lý đầy đủ sẽ tạo nên tâm lý an tâm hơn cho bên nhận quyền khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại Vì quyền lợi của họ
sẽ được pháp luật bảo vệ trong khi tiến hành kinh doanh Như việc quy định các nghĩa vụ của bên nhượng quyền về việc hỗ trợ, giúp đỡ bên nhận quyền trong suốt quá trình kinh doanh hay việc bên nhượng quyền có nghĩa vụ phải cung cấp bản giới thiệu về việc kinh doanh nhượng quyền (UFOC: Uniform Franchise Offering Circular) cho bên nhận quyền xem xét để quyết định xem có nên giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại hay không? Trong bản giới thiệu đó luật
sẽ quy định các thông tin mà bên nhượng quyền phải cung cấp như: tình hình tài chính, kinh nghiệm kinh doanh, giới thiệu về doanh nghiệp, đội ngủ quản lý và các cửa hàng đang hoạt động
Đồng thời pháp luật về nhượng quyền thương mại được ban hành với những quy định cụ thể, rõ ràng và đầy đủ thì sẽ giúp cho hoạt động nhượng quyền thương mại phát triển ổn định không những cho các doanh nghiệp trong
Trang 30Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nước mà còn thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài góp phần tăng doanh thu cho Ngân sách Nhà nước, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững
Trang 31Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
2.1 Khái niệm và đặc điểm của nhượng quyền thương mại theo quy định của luật thương mại Việt Nam
2.1.1 Khái niệm về nhượng quyền thương mại
Hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam có xu hướng phát
triển với tốc độ cao trong giai đoạn hiện nay Nhưng xét một cách tổng quan thì vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có ở trong nước, một phần là do khung pháp lý quy định về vấn đề này còn hạn chế, có thể thấy hoạt động nhượng quyền thương mại chỉ được quy định một cách chi tiết trong Luật thương mại 2005 gồm
8 Điều, từ Điều 284 đến Điều 291, đây cũng được xem là một bước tiến lớn trong luật thương mại Việt Nam, góp phần rút ngắn khoảng cách trong hoạt động thương mại so với các quốc gia khác trên thế giới Tuy nhiên trong Luật thương mại 2005 đã không đưa ra khái niệm hoạt động nhượng quyền một cách chi tiết
mà chỉ được ghi nhận tại Điều 284 của Luật thương mại 2005 như sau:
Nh ượng quyền thương mại là hoạt động thương mại theo đó bên nhượng
quy ền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1.Vi ệc mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức
t ổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu
hàng hóa, tên th ương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu
t ượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2 Bên nh ượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền
trong vi ệc điều hành công việc kinh doanh
Theo khái niệm này thì nhượng quyền thương mại được xem là một hoạt động thương mại nhằm mở rộng hệ thống kinh doanh của các thương nhân thông qua việc chia sẻ quyền kinh doanh trên một thương hiệu cho một thương nhân khác Quan hệ này được tạo lập bởi ít nhất là hai chủ thể bao gồm bên nhượng quyền (là bên có quyền sở hữu đối với “quyền thương mại” và bên nhận quyền (là bên độc lập, muốn kinh doanh bằng “quyền thương mại”của bên nhượng quyền) các bên trong quan hệ thỏa thuận bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyền “quyền kinh doanh” bao gồm quyền sử dụng tên thương mại, bí quyết kinh
Trang 32Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh,… của bên nhượng quyền
để kinh doanh và sẽ được nhận một khoản phí hay % doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định, đồng thời bên nhận quyền sử dụng “quyền thương mại” của bên nhượng quyền để kinh doanh nhưng phải chấp nhận tuân thủ một
số điều kiện mà bên nhượng quyền đưa ra
2.1.2 Đặc điểm về nhượng quyền thương mại
Từ định nghĩa trên đây có thể thấy họat động nhượng quyền thương mại
tại Việt Nam có những đặc điểm cơ bản sau đây:
Th ứ nhất đây là một hoạt động thương mại nhằm mụch đích sinh lợi 21
Hoạt động này được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên tham gia nhằm mụch đích hướng đến là thu được lợi nhuận trong kinh doanh Theo đó một bên sẽ trao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ và dấu hiệu thương mại của mình gọi chung là các quyền thương mại như: tên thương mại, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh,…Và một bên sẽ phải bỏ vốn ra đầu tư cơ sở kinh doanh cùng với việc trả phí cho việc sử dụng các quyền thương mại đó, đồng thời cũng phải luôn tuân thủ theo các quy định do bên kia đặt ra trong quá trình kinh doanh
Th ứ hai trong mối quan hệ nhượng quyền thương mại gồm có hai chủ thể
tham gia bao g ồm bên nhượng quyền và bên nhận quyền Theo đó bên nhượng
quyền là bên có quyền sở hữu đối với các quyền thương mại được chuyển giao cho bên nhận quyền để tiến hành kinh doanh, và là thương nhân được cấp quyền thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong đó bao gồm cả bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với bên nhận quyền (bên nhượng quyền thứ cấp là thương nhân có quyền cấp lại quyền thương mại mà mình đã nhận từ bên nhượng quyền ban đầu cho bên nhận quyền thứ cấp).22
Còn phía bên nhận quyền là các thương nhân được nhận quyền thương mại để tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các quy định do bên nhượng quyền đặt ra Trong mối quan hệ sẽ bao gồm cả bên nhận quyền sơ cấp (bên nhận quyền sơ cấp là thương nhân nhận quyền thương mại từ bên
21 Theo khoản 1, Điều 3, Luật thương mại 2005
22 Theo Khoản 1,Khoản 2, Điều 3, Nghị Định số 35 hướng dẫn chi tiết hoạt động nhượng quyền thương mại
Trang 33Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nhượng quyền ban đầu), và bên nhận quyền thứ cấp (bên nhận quyền thứ cấp là thương nhân nhận lại quyền thương mại từ bên nhượng quyền thứ cấp).23
Th ứ ba về phí nhượng quyền đây là một vấn đề luôn được các chủ thể
trong quan hệ nhượng quyền thương mại quan tâm Mặc dù vấn đề phí nhượng quyền không được nêu ra một cách cụ thể trong Luật thương mại 2005, nhưng trên thực tế thì phí nhượng quyền được hiểu là một khoản tiền do bên nhận quyền
sẽ trả cho bên nhượng quyền khi sử dụng các quyền thương mại để tiến hành sản xuất, kinh doanh Và được các bên tự thỏa thuận khi thanh toán với nhau mà không chịu giới hạn từ phía cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền
2.2 Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Cũng như các quan hệ thương mại khác, nhượng quyền thương mại là quan hệ thương mại tồn tại ít nhất giữa hai chủ thể bao gồm: bên nhượng quyền thương mại và bên nhận quyền thương mại Quan hệ này được thiết lập trên cơ
sở thoả thuận và thống nhất ý chí của các bên, được thể hiện dưới hình thức pháp
lý là hợp đồng nhượng quyền thương mại Tuy nhiên, Luật thương mại Việt Nam năm 2005 đã không đưa ra khái niệm cụ thể thế nào là hợp đồng nhượng quyền thương mại nhưng dựa trên cơ sở các quy định ở Điều 284 và Điều 285 của Luật thương mại 2005 và tại Điều 388 Bộ Luật dân sự 2005 về khái niệm Hợp đồng dân sự, đồng thời dựa trên thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại ta có thể đưa ra định nghĩa hợp đồng nhượng quyền thương mại như sau:
H ợp đồng nhượng quyền thương mại là sự thoả thuận của bên nhượng
quy ền thương mại và bên nhận quyền thương mại, theo đó bên nhượng quyền
trao cho bên nh ận quyền được sử dụng tổ hợp các quyền thương mại thuộc quyền
s ở hữu của mình trong một thời hạn do các bên thoả thuận với các điều kiện nhất định để nhận được một khoản phí hay một tỉ lệ phần trăm trên doanh thu của bên
nh ận quyền Còn bên nhận quyền được sử dụng tổ hợp các quyền thương mại để
kinh doanh theo các điều kiện mà pháp luật hay hợp đồng quy định và phải trả
phí nh ượng quyền cho việc sử dụng quyền đó
Ở Việt Nam mặc dù mới được quy định trong Luật thương mại 2005 nhưng hợp đồng nhượng quyền thương mại trên thực tế lại có ý nghĩa hết sức quan trọng trong kinh doanh nhượng quyền và rất được các bên tham gia quan
23 Theo Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Điều 3, Nghị định 35 hướng dẫn chi tiết về hoạt động nhượng
quyền thương mại
Trang 34Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tâm khi giao kết Bởi vì hợp đồng nhượng quyền thương mại được xem là công
cụ pháp lý hữu hiệu và duy nhất nhằm đảm bảo cho việc liên kết chặt chẽ trong mối quan hệ giữa các bên trong hoạt động nhượng quyền Thông qua hình thức này sẽ giúp bên nhượng quyền tăng uy tín của nhãn hiệu, quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ, mở rộng thị trường tiêu thụ và mục đích cuối cùng là tăng lợi nhuận, tiết giảm được một phần chi phí đáng kể do đã chia sẻ cùng với các bên nhận quyền trong quá trình hợp tác kinh doanh như quảng cáo, mở rộng thương hiệu,… Đối với bên nhận quyền thông qua hình thức này sẽ được tham gia ngay vào hệ thống kinh doanh đã có chỗ đứng trên thị trường, nên việc rủi ro khi kinh doanh sẽ hạn chế đến mức thấp nhất, cuối cùng là thu được nhiều lợi nhuận hơn trong khi vẫn độc lập về tài sản của mình Như vậy, hợp đồng này có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng bởi nó tạo ra nhiều thuận lợi cho quá trình sản xuất hàng hoá, cung cấp dịch vụ trên thị trường, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các bên tham gia
2.2.1 Chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì chủ thể trong hợp đồng nhượng quyền thương mại bao gồm: bên nhượng quyền (là bên có quyền sở hữu đối với quyền thương mại) và bên nhận quyền (là bên độc lập, muốn kinh doanh bằng “quyền thương mại” của bên nhượng quyền) và các chủ thể này phải đáp ứng các điều kiện của một thương nhân kinh doanh, đồng thời phải thoả mãn
các điều kiện quy định cụ thể đối với bên tham gia nhượng quyền
Điều kiện về thương nhân kinh doanh
Do hoạt động nhượng quyền thương mại cũng là hình thức hoạt động thượng mại, vì thế để trở thành chủ thể của hoạt động nhượng quyền thương mại thì đòi hỏi phải đáp ứng được nhu cầu của một chủ thể hoạt động thương mại, điều kiện đầu tiên phải là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài
Đối với thương nhân Việt Nam thì phải đảm bảo theo quy định của Luật
th ương mại 2005 Theo đó “thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập
h ợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh…”24 quy định này nhằm đảm bảo tính an toàn cho đối tác cũng như bản thân người tiến hành kinh doanh luôn nằm trong sự điều chỉnh của pháp luật
Riêng điều kiện đối với thương nhân nước ngoài được đề cập đến tại Điều
16 c ủa Luật thương mại 2005 “Thương nhân nước ngoài là thương nhân được
24 Theo Điều 6, Luật thương mại 2005
Trang 35Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thành l ập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận” với quy định này thì pháp luật Việt Nam
không nêu ra các điều kiện của thương nhân nước ngoài một cách cụ thể, mà căn
cứ vào quy định ở nước sở tại của thương nhân Đây là một quy định hoàn toàn hợp lý thể hiện nguyên tắc luôn tôn trọng quy định của pháp luật các quốc gia khác trên cơ sở không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam Tuy nhiên theo quy định của Luật thương mại 2005 và Nghị định 35 thì các chủ thể khi tham gia hoạt nhượng quyền thương mại tại Việt Nam còn phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Đối với bên nhượng quyền
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 35 thì điều kiện để thương nhân được
c ấp phép quyền thương mại bao gồm:
- H ệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động
ít nh ất một năm Nhượng quyền thương mại là phương thức mở rộng hoạt động kinh doanh của bên nhượng quyền, việc này chỉ được thực hiện khi bên nhượng quyền phải có một hệ thống và cơ sở kinh doanh có lợi thế cạnh tranh trên thị trường Điều cốt lõi nhất là phải tạo ra được một nhãn hiệu đủ mạnh hay còn gọi
là giá trị “quyền tài sản” hợp lý và tạo niềm tin cho bên nhận quyền Tuy nhiên
để có được điều đó thì đòi hỏi nhãn hiệu đó phải được hình thành và phát triển trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định Vì vậy, luật Việt Nam quy định thời gian một năm hoạt động trước khi nhượng quyền nhằm đảm bảo độ an toàn của hoạt động nhượng quyền thương mại cho cả hai bên tham gia kinh doanh Riêng đối với thương nhân Việt Nam là bên nhận quyền sơ cấp (bên nhận quyền sơ cấp là thương nhân nhận quyền thương mại từ bên nhượng quyền thương mại ban đầu) từ bên nhượng quyền nước ngoài thì thời gian tối thiều cũng
là một năm để có thể tiến hành nhượng quyền thương mại.Việc quy định về thời gian hoạt động một năm trước khi nhượng quyền của bên nhượng quyền trong Luật thương mại Việt Nam có phần tương tự như quy định nhượng quyền thương mại của Trung Quốc nhưng quy định của Trung Quốc thì nghiêm ngặt hơn ở chỗ: bên nhượng quyền nước ngoài phải kinh doanh tối thiểu hai hệ thống nhượng quyền tại Trung Quốc với thời gian từ một năm trở lên và không bị lỗ trước khi thực hiện nhượng quyền.25
25 Diệp Hoài Nam, Mạnh Dương - Các khía cạnh pháp lí liên quan đến nhượng quyền thương mại tại Việt Nam - Thời báo Kinh tế Việt Nam - Tháng 6 năm 2006
Trang 36Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Hàng hoá d ịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại
theo quy định của pháp luật Đây phải là những hàng hoá dịch vụ được cấp phép
kinh doanh th ương mại, đó là những hàng hoá không nằm trong danh mục hàng
hoá, dịch vụ bị cấm kinh doanh Riêng đối với các loại hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh hay kinh doanh có điều kiện thì phải được cơ quan quản lý thuộc hàng hoá, dịch vụ đó cấp giấy phép kinh doanh
hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương thì mới được phép kinh doanh
- Thương nhân được cấp phép quyền thương mại phải đăng ký hoạt động
nh ượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền Theo quy định tại Điều 18
của Nghị định 35 thì việc nhượng quyền có yếu tố nước ngoài: từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài, hoặc từ khu chế xuất, khu phi thuế quan hay các khu vực hải quan riêng vào Việt Nam hay ngược lại thì phải đăng ký hoạt động tại Bộ Thương mại (nay là Bộ công thương) Đối với việc nhượng quyền thương mại trong nước phải đăng ký tại Sở thương mại, nơi thương nhân
dự định nhượng quyền có trụ sở chính đang hoạt động Trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền trong nước chuyển địa chỉ trụ sở chính sang
nơi khác thì phải đăng ký lại tại cơ quan đăng ký nơi thương nhân đó chuyển đến
Đối với bên nhận quyền
Theo quy định tại Điều 6 Nghị Định 35 thì bên nhận quyền thương mại
ph ải đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng nhượng quyền Đây
là một quy định hoàn toàn hợp lý bởi vì hoạt động nhượng quyền có điểm rất đặc biệt so với các hoạt động khác là tất cả các bên tham gia đều phải đảm bảo tính đồng bộ: về cách thức kinh doanh, loại hình kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ,…cũng phải luôn giống nhau và không thể đi ngược các quy định trong hệ thống Như vậy, nếu bên nhượng quyền thực hiện việc kinh doanh trong lĩnh vực
ăn uống thì bắt buộc bên nhận quyền cũng phải đăng ký kinh doanh và tiến hành kinh doanh trong lĩnh vực này là điều hiển nhiên nếu muốn trở thành bên nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại
2.2.2 Đối tượng của hợp đồng thương mại
Cũng như các quan hệ pháp luật khác thì đối tượng của hợp đồng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng là một phần quan trọng và luôn được các bên tham gia quan tâm, đó chính là các quyền năng đặt biệt thuộc sở hữu của bên nhượng quyền Đối với các hợp đồng khác thì đối tượng mang tính riêng lẻ, đặc trưng, ví dụ: Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa thì đối tượng chủ yếu được các bên quan tâm chính là hàng hóa, còn đối với hợp đồng nhượng quyền thương mại thì đối tượng là một tổ hợp các quyền đặc biệt như quyền đối với nhãn hiệu
Trang 37Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh… Tuy nhiên, trong hợp đồng các bên vẫn có thể quy định về việc chuyển giao một quyền riêng biệt nào đó, chứ không nhất thiết là phải chuyển giao toàn bộ tổ hợp các quyền Còn trên thực tế thì thuật ngữ “tổ hợp”vẫn mang tính khẳng định là tất cả các quyền được chuyển giao vì mục đích kinh doanh và hiệu quả trong kinh doanh, chứ không chuyển giao từng quyền riêng lẻ.26
Trên thực tế thì tổ hợp các quyền năng đặc biệt mà bên nhượng quyền chuyển giao cho bên nhận quyền chính là quyền thương mại được quy định trong Luật thương mại 2005, và cũng chính là đối tượng của đồng nhượng quyền thương mại Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 của Nghị định 35 thì quyền thương mại này bao gồm một số hoặc toàn bộ các quyền sau đây:
Th ứ nhất: Đó là quyền tiến hành công việc kinh doanh hàng hóa hoặc dịch
vụ theo một hệ thống do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, tên thương mại của bên nhượng quyền
Th ứ hai: Là quyền được bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền sơ
cấp quyền thương mại chung (quyền thương mại chung được hiểu là quyền do bên nhượng quyền trao cho bên nhượng quyền thứ cấp được phép cấp lại quyền thương mại cho các bên nhận quyền thứ cấp Tuy nhiên, bên nhận quyền thứ cấp
sẽ không được cấp lại quyền thương mại chung đó cho bất cứ ai nữa)
Th ứ ba: Quyền được bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho bên nhận
quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung
Th ứ tư: Đó là quyền được bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền
quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại (hợp đồng phát triển quyền thương mại là hợp đồng nhượng quyền thương mại theo đó bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền được phép thành lập nhiều hơn một cơ sở của mình để kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại trong phạm
vi một khu vực địa lý nhất định)
Từ quy định về quyền thương mại trên đây thì bên nhận quyền sẽ được bên nhượng quyền cho phép sử dụng tổ hợp quyền thương mại để tiến hành công việc kinh doanh, sản xuất Tuy nhiên việc bên nhận quyền được sử dụng quyền này đến đâu là do các bên thỏa thuận trong hợp đồng Bên nhận quyền cũng có thể nhượng quyền sử dụng các quyền thương mại lại cho một đối tác khác để
26 Giáo trình luật hợp đồng thương mại quốc tế - Nxb Đại học quốc gia Tp HCM 2005 -Trang 230
Trang 38Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
cùng kinh doanh nhượng quyền nếu được sự đồng ý của bên nhượng quyền ban đầu
2.2.3 Hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại
Theo quy định của Luật thương mại 2005 thì hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, với các hình thức có giá trị pháp lý tương đương văn bản bao gồm: Điện báo, Telex, Fax, Thông điệp dữ liệu và các hình thức khác Có thể thấy rằng pháp luật quy định hình thức của hợp đồng nhượng quyền phải bằng văn bản vì tính chất phức tạp của quan hệ nhượng quyền thương mại là rất dễ phát sinh tranh chấp Ngay cả trong trường hợp giữa các bên đã có sự quen biết và tin tưởng lẫn nhau trước khi tham gia hợp đồng nhượng quyền thương mại, nhưng không vì thế mà chỉ thực hiện việc nhượng quyền, nhận quyền thông qua thỏa thuận đơn thuần bằng lời nói và lòng tin Hợp đồng nhượng quyền được xem là một hợp đồng thương mại đặc biệt liên quan đến cả sự “sống còn” của hệ thống kinh doanh Nếu một trong các bên không tuân thủ theo thỏa thuận ban đầu, chạy theo lợi ích cá nhân mà làm trái quy định hay thiếu trung thực…dẫn đến hậu quả rất lớn như công việc kinh doanh bị ảnh hưởng, thậm chí dẫn đến sự thua lỗ, sụp
đỗ cả hệ thống…Vì vậy khi tham gia vào các quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại đòi hỏi các bên phải thật cân nhắc trước khi giao kết hợp đồng và nhất thiết phải là hình thức văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương Nhưng tất cả đều phải thể hiện rõ được ý chí của các bên về những điều khoản cần thiết trong hợp đồng Đây là quy định nhằm đảm bảo tính an toàn về mặt pháp lý, đồng thời cũng phù hợp với thực tiễn vì trong thời đại ngày nay với
sự phát triển của các phương tiện thông tin, công nghệ hiện đại thì thông thường các đối tác không gặp trực tiếp để ký kết hợp đồng mà sẽ thông qua Fax, Điện báo, Telex…đây là cách tốt nhất để tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại Với đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại thì các đối tác được nhận quyền không chỉ cùng một lãnh thổ mà còn ở nước ngoài Chính vì vậy Luật thương mại 2005 quy định hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại như trên là phù hợp với tình hình phát triển hiện nay ở Việt Nam cũng như thế giới
2.2.4 Mục đích của hợp đồng nhượng quyền thương mại
Hợp đồng nhượng quyền thương mại được xây dựng nên nhằm tạo ra mối quan hệ giữa các bên tham gia, bao gồm: bên nhượng quyền và bên nhận quyền trong qua trình hợp tác kinh doanh Theo đó, bên nhượng quyền sẽ nhượng lại
“quyền thương mại” để cho bên nhận quyền tiến hành kinh doanh, cùng nhau chia sẻ những lợi thế mà quyền kinh doanh mang lại Đồng thời tạo ra một cơ sở
Trang 39Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
kinh doanh mới có cùng tên thương mại, nhãn hiệu, cùng kinh doanh sản phẩm, dịch vụ như nhau
Hợp đồng nhượng quyền thương mại còn được xem là một căn cứ quan trọng để giải quyết tranh chấp Nếu trong trường hợp có một trong các bên vi phạm thỏa thuận đã cam kết ban đầu trong hợp đồng, cũng là cơ sở pháp lý mang tính ràng buộc khi các bên đồng ý ký vào hợp đồng để tiến hành công việc kinh doanh
Đối với các cơ quan chức năng thì hợp đồng nhượng quyền thương mại là một căn cứ để các bên thực hiện nghĩa vụ thuế Vì hoạt động nhượng quyền thương mại có phát sinh lợi nhuận trong quá trình kinh doanh từ lúc chuyển nhượng ban đầu, các bên đều phải thực hiện việc đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền
2.2.5 Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại
Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại là những cam kết và thỏa thuận của các bên tham gia trong hợp đồng Đây là một phần quan trọng trong hợp đồng bên cạnh các quy định khác về hợp đồng, bởi thông qua nội dung này sẽ biết được hợp đồng nhượng quyền trên thực tế được thực hiện như thế nào Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại theo Luật thương mại Việt Nam đã không đề cập một cách cụ thể bao gồm những thỏa thuận nào Nhưng dựa vào quy định chung của Luật dân sự 2005, Luật các hợp đồng kinh tế, đồng thời dựa trên thực tiễn về giao kết hợp đồng nhượng quyền tại Việt Nam và quy định tại Điều 11 của Nghị định 35 thì nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại sẽ có thỏa thuận về các vấn đề sau:
2.2.5.1 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
2.2.5.1.1 Quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng nói chung phát sinh trước hết từ những điều khoản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng Khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại, các bên phải xác định rõ phạm vi của quyền thương mại mà bên nhận quyền được sử dụng Các điều kiện mà bên nhận quyền phải tuân theo như sự hỗ trợ về kỹ thuật, đào tạo nhân lực của bên nhượng quyền… Nếu các bên không có thỏa thuận khác thì bên nhượng quyền có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật thương mại 2005
● Quyền của bên nhượng quyền
Theo quy định tại Điều 286 Luật thương mại 2005 thì bên nhượng quyền
có các quy ền sau đây:
Trang 40Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Nhận tiền nhượng quyền
Đây được xem là quyền quan trọng của bên nhượng quyền Bởi vì hoạt động nhượng quyền thương mại đem lại lợi ích rất lớn đối với bên nhận quyền
mà không tốn kém nhiều thời gian, công sức vào việc xây dựng một mô hình kinh doanh mới trên thị trường, không bỏ chi phí cho việc đào tạo nhân viên, quảng bá thương hiệu Đồng thời bên nhận quyền có thể tiến hành kinh doanh ngay sau khi được nhượng “quyền thương mại” mà vẫn đảm bảo thu được lợi nhuận Có thể thấy rằng bên nhận quyền trong quan hệ nhượng quyền thương mại đã thừa hưởng những ưu thế mà bên nhượng quyền gầy dựng trên thị trường
Do đó phí nhượng quyền mà bên nhận quyền cần phải trả cho bên nhượng quyền
là điều hoàn toàn hợp lý, đây là sự hợp tác giữa các bên theo nguyên tắc “đôi bên cùng có lợi” Bởi vì mục đích của bên nhượng quyền khi nhượng quyền thương mại, nhân rộng mô hình kinh doanh cũng nhằm hướng đến mục tiêu là lợi nhuận thu được từ bên nhận quyền Tuy nhiên đây là một vấn đề quan trọng trong kinh doanh, nhưng cũng rất nhạy cảm giữa các bên tham gia nhượng quyền Thực tế cho thấy sẽ dễ gây phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn vì vậy khi các bên giao kết hợp đồng thì cần có sự thỏa thuận một cách rõ ràng, chi tiết về vấn đề này
- Quyền tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại
Việc tổ chức quảng cáo cho toàn bộ hệ thống kinh doanh nhượng quyền là cách hữu hiệu nhất để quảng bá thương hiệu, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ so với các đối thủ trên thị trường, nên việc tổ chức quảng cáo được xem là một quyền năng mà bên nhượng quyền có được Vì trong thời đại phát triển của các phương tiện thông tin, công nghệ thì quảng cáo luôn được xem
là cách đưa sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng nhanh, tiện lợi và hiệu quả nhất, phù hợp với tâm lý của người tiêu dùng Khi họ chọn mua sản phẩm hay một dịch vụ nào đó thì bên cạnh việc chú ý tới tính năng của nó, thì người tiêu dùng cũng quan tâm đến nhãn hiệu đó có phải là của nhà cung cấp có tên tuổi, được nhiều người biết đến hay không? Đôi khi chất lượng sản phẩm, dịch vụ lại
đi cùng với sự nổi tiếng của nhãn hiệu trên thị trường Chính vì vậy, việc quảng cáo cho hệ thống của bên nhượng quyền là rất cần thiết trong việc thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, phát triển dịch vụ Trên thực tế, việc quảng cáo được thực hiện trên nguyên tắc cả bên nhận quyền và bên nhượng quyền đều có trách nhiệm thực hiện Nhưng ở mức độ và quyền hạn khác nhau Thông thường chi phí quảng cáo
do bên nhận quyền đóng góp trong khi bên nhượng quyền là người quyết định quản lý, sử dụng ngân quỹ quảng cáo đó