Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Dù không đưa ra định nghĩa về quyền sở hữu trí tuệ nhưng tại khoảng 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2009 xác định như sa
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Giảng viên hướng dẫn:
Ths Nguyễn Phan Khôi
Bộ môn: Luật Tư pháp
Sinh viên thực hiện:
Đặng Thị Thùy Dung MSSV: 5095597 Lớp: Luật Hành chính – K35
Cần Thơ, tháng 4/2013
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 1
3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 1
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết cấu của đề tài 2
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỜI HẠN BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 3
1.1 Các khái niệm liên quan đến thời hạn bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ 3
1.1.1 Khái niệm sở hữu và quyền sở hữu 3
1.1.2 Khái quát chung về thời hạn bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ 4
1.2 Lược sử hình thành và phát triển của chế định bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ trên Thế giới 5
1.2.1 Lược sử hình thành và phát triển của chế định bảo hộ quyền tác giả trên Thế giới – Các Công ước – Hiệp ước quốc tế và luật quốc gia liên quan đến quyền tác giả…… 5
1.2.1.1 Lược sử hình thành và phát triển của chế định bảo hộ quyền tác giả trên thế giới 5
1.2.1.2 Các công ước và Hiệp ước quốc tế về quyền tác giả - quyền liên quan đến quyền tác giả 6
1.2.1.3 Quy định thời hạn bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ ở một số Quốc gia 8
1.2.2 Lược sử hình thành và phát triển của chế định bảo hộ quyền SHCN trên thế giới – các Công ước; Hiệp ước quốc tế và luật của các quốc gia liên quan đến quyền SHCN 12
1.2.2.1 Lược sử hình thành và phát triển của chế định bảo hộ quyền SHCN trên thế giới………… 12
1.2.2.2 Quy định thời hạn bảo hộ quyền SHCN ở một số Quốc gia 13
Trang 31.2.3 Lược sử hình thành và phát triển của chế định bảo hộ giống cây trồng mới trên
thế giới 16
1.3 Lược sử hình thành và phát triển của chế định thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam 17
1.3.1 Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trước khi luật sở hữu trí tuệ ra đời 17
1.3.2 Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ từ khi luật sở hữu trí tuệ ra đời……… 20
1.4 Ý nghĩa việc quy định thời hạn bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ……….21
CHƯƠNG 2: THỜI HẠN VẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 23
2.1 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả - quyền liên quan đến quyền tác giả 23
2.1.1 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả 23
2.1.1.1 Thời hạn bảo hộ quyền nhân thân 23
2.1.1.2 Thời hạn bảo hộ quyền tài sản 24
2.1.1.3 Cách xác định thời hạn bảo hộ quyền tác giả 27
2.1.2 Thời hạn bảo hộ quyền liên quan 30
2.1.2.1 Thời hạn bảo hộ 30
2.1.2.2 Thời điểm bắt đầu thời hạn bảo hộ quyền liên quan 32
2.1.2.3 Thời điểm kết thúc thời hạn bảo hộ quyền liên quan 33
2.1.3 Phân biệt thời hạn bảo hộ quyền tác giả và thời hạn bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả 33
2.2 Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 35
2.2.1 Thời hạn bảo hộ quyền SHCN đối với sáng chế 35
2.2.1.1 Thời hạn bảo hộ đối với tác giả tạo ra sáng chế 36
2.2.1.2 Cách xác định thời hạn bảo hộ Bằng độc quyền sáng chế 37
2.2.2 Thời hạn bảo hộ đối với giải pháp hữu ích 38
2.2.2.1 Thời hạn bảo hộ đói với tác giả Bằng giải pháp hữu ích 38
2.2.2.2 Cách xác định thời hạn bảo hộ Bằng độc quyền giải pháp hữu ích 39
Trang 42.2.3.1 Hiệu lực của Giấy chứng nhận nhãn hiệu 40
2.2.3.2 Cách xác định thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu 41
2.2.4 Thời hạn bảo hộ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp 43
2.2.4.1 Thời hạn bảo hộ đối với tác giả kiểu dáng công nghiệp 43
2.2.4.2 Cách xác định thời hạn bảo hộ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp 44 2.2.5 Thời hạn bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn 46
2.2.5.1 Thời hạn bảo hộ đối với quyền tác giả thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn 47
2.2.5.2 Cách xác định thời hạn bảo hộ đối với Giấy chứng nhận thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn 48
2.2.6 Thời hạn bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý 49
2.3 Thời hạn bảo hộ đối với giống cây trồng 50
2.3.1 Thời hạn bảo hộ đối với tác giả giống cây trồng 50
2.3.2 Thời điểm bắt đầu thời hạn bảo hộ giống cây trồng 51
2.3.3 Thời điểm kết thúc thời hạn bảo hộ giống cây trồng 52
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BẤT CẬP VỀ QUY ĐỊNH THỜI HẠN BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ - KIẾN NGHỊ 55
3.1 Một số bất cập về quy định thời hạn bảo hộ quyền tác giả - quyền liên quan đến quyền tác giả và kiến nghị 55
3.1.1 Bấp cập về việc quy định mốc thời hạn bảo hộ đối với tác giả và đồng tác giả quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2009 55
3.1.2 Bất cập về quy định cách tính thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm khuyết danh 56
3.1.3 Bất cập về quy định cách tính thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm di cảo 57
3.1.4 Bất cập về việc quy định thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm khuyết danh là tác phẩm di cảo 58
3.2 Bất cập về việc quy định thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu 60
3.3 Bất cập về việc quy định cách tính thời hạn bảo hộ quyền SHTT 61
Trang 5so với một số Công ước, Hiệp ước quốc tế 62 KẾT LUẬN 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
Trang 61 Tính cấp thiết của đề tài
LỜI NÓI ĐẦU
Sở hữu trí tuệ là một thuật ngữ dùng để diễn tả sự sáng tạo của tư duy Ở ViệtNam, bảo hộ Sở hữu trí tuệ (SHTT) là một lĩnh vực không còn mới mẻ Pháp luật SHTTđóng một vai trò rất quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, góp phần vào việcphát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân có liênquan… Việc bảo hộ quyền SHTT góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tăng cường hợp tác và trao đổi quốc tế, nâng cao đời sống xã hội Đối với các doanhnghiệp, tổ chức kinh tế thì quyền SHTT là một tài sản vô cùng có giá trị, quyết định sựsống còn của doanh nghiệp Góp phần thúc đẩy sáng tạo nâng cao chất lượng sản phẩm
và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường Vì vậy, thời hạn bảo hộ đối với các tài sản trí tuệluôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế
Về mặt bản chất, tài sản trí tuệ là một tài sản đặc biệt vì nó vô hình và được thểhiện dưới các dạng quyền tài sản Việc sáng tạo ra các tài sản trí tuệ này tốn rất nhiều tiềnbạc, thời gian và công sức… Nhằm bảo đảm quyền, lợi ích và khuyến khích việc sáng tạocũng như phổ biến các kết quả trí tuệ vào cuộc sống, tạo điều kiện cho công chúng tiếpcận với các sản phẩm trí tuệ đòi hỏi pháp luật SHTT phải quy định một thời hạn bảo hộ quyền SHTT phù hợp Việc đảm bảo dung hòa lợi ích giữa các chủ thể quyền sở hữu trítuệ như: tác giả, chủ sở sở hữu các văn bằng bảo hộ và công chúng luôn là vấn đề nangiải, còn nhiều bất cập Việc quy định thời hạn bảo hộ phải bảo đảm cho các chủ sở hữu
có đủ thời gian để độc quyền khai thác các tài sản trí tuệ của mình Nhưng thời hạn bảo
hộ này cũng không được quá dài để công chúng có thể tiếp cận với các tài sản trí tuệ đó
Và đây cũng là lý do người viết chọn đề tài “Thời hạn bảo hộ trong luật Sở hữu
trí tuệ Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình.
2 Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ những vấn đề lý luận, bản chất, nội dung, của thời hạn bảo hộ trong sở hữu trí tuệ, ý nghĩa, vai trò Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam, so sánh với các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, từ đóchỉ ra những định hướng hoàn thiện pháp luật về thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ởViệt Nam
3 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu luận văn cử nhân luật, người viết tập trung nghiên cứucác vấn đề sau: thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ qua các giai đoạn, bên cạnh đó tậptrung nghiên cứu những quy định của pháp Luật trong luật sở hữu trí tuệ 2005 (sữa đổi bổsung 2009)
Trang 74 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu, đánh giá các vấn đề trong luận vănchủ yếu dựa vào phương pháp phân tích luật viết, các phương pháp quy nạp, diễn dịch vàthu thập tài liệu
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn baogồm 3 chương
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỜI HẠN BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍTUỆ
Chương 2: THỜI HẠN BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO PHÁP LUẬTVIỆT NAM
Chương 3: MỘT SỐ BẤT CẬP VỀ QUY ĐỊNH THỜI HẠN BẢO HỘ QUYỀN SỞHỮU TRÍ TUỆ - KIẾN NGHỊ
Trang 8CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG THỜI HẠN BẢO HỘ
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
1.1 Các khái niệm liên quan đến thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
1.1.1 Khái niệm sở hữu và quyền sở hữu
1.1.1.1 Khái niệm sở hữu
Trong bất cứ một chế độ xã hội nào cũng tồn tại những cách thức nhất định vềviệc chiếm hữu, làm chủ của cải vật chất của con người Mối quan hệ giữa người vớingười trong quá trình chiếm hữu của cải vật chất đó làm phát sinh các quan hệ sở hữu.Trước khi tìm hiểu quyền sở hữu là gì thì người viết muốn làm rõ khái niệm sở hữu
1.1.1.2 Quyền sở hữu
Các quan hệ sở hữu tồn tại một cách khách quan cùng với sự phát triển của xã hội.Khi Nhà nước và pháp luật ra đời, địa vị của giai cấp thống trị trong việc phân phối củacải vật chất trong xã hội được ghi nhận bằng những quyền năng hạn chế mà Nhà nướctrao cho người đang chiếm hữu của cải vật chất đó Lúc này, các quan hệ sở hữu đã đượcđiều chỉnh bằng pháp luật và hình thành nên quyền sở hữu của các chủ thể tài sản Kháiniệm quyền sở hữu được hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa khách quan: quyền sở hữu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhànước ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sửdụng, định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu dùng trong xã hội Hay nói khác đi, quyền
sở hữu chính là pháp luật về sở hữu
Theo nghĩa chủ quan: quyền sở hữu là khả năng được phép xử sự của chủ sở hữutrong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình Những quyền năng này cũngchính là nội dung của quyền sở hữu mà chủ sở hữu có được đối với tài sản Theo nghĩanày thì quyền sở hữu chính là quyền năng dân sự của chủ thể sở hữu đối với một tài sản
cụ thể và xuất hiện trên cơ sở nội dung quy định của qui phạm pháp luật khách quan.1BLDS Việt Nam hiện hành tại Điều 164 cũng quy định như sau: quyền sở hữu baogồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theoquy định của pháp luật
Sở hữu là quan hệ xã hội giữu người với người về việc chiếm hữu tư liệu sản xuất
và của cải xã hội Điều này có nghĩa là khi nói về sở hữu không chỉ bao gồm quan hệ conngười chiếm hữu tư liệu sản xuất, của cải mà hết sức quan trọng là nói về quan hệ giữucon người với con người diễn ra sự chiếm hữu đó Sở hữu là một phạm trù kinh tế chỉ cácquan hệ phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
1 Hồ Tấn Phong – Quan hệ sở hữu một vấn đề lý luận và thực tiễn.
Nguồn: http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/10/29/1888-2/, [truy cập ngày 25/01/2013].
Trang 91.1.2 Khái quát chung về thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
1.1.2.1 Khái niệm sở hữu trí tuệ
Tài sản trí tuệ là một loại tài sản đặc biệt, vì nó là việc sở hữu các tài sản trí tuệ những kết quả từ hoạt động tư duy, sáng tạo của con người Đối tượng của các loại tài sảnnày là các tài sản phi vật chất nhưng có giá trị kinh tế, tinh thần to lớn Nói cách khác,
-“tài sản” ở đây được xem xét tới là tài sản vô hình, nó thể hiện dưới dạng quyền tài sản
Do đặc trưng về đối tượng, nên quyền sở hữu đối với các đối tượng vô hình có sự khácbiệt so với các đối tượng hữu hình mà cụ thể là việc chiếm hữu các tài sản trí tuệ trênthực tế chỉ mang tính chất tương đối, đôi khi chủ sở hữu các tài sản trí tuệ không thể ngăncản một chủ thể khác có được, hay sử dụng đối tượng giống với tài sản trí tuệ mà mình sởhữu Đối với quyền sử dụng, chủ sở hữu của đối tượng sở hữu trí tuệ được pháp luật thừanhận cho mình một số độc quyền nhất định trong việc sử dụng, do đó họ có thể cho phép,hoặc không cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng mà mình sở hữu Mặtkhác, họ cũng có quyền định đoạt đối tượng sở hữu trí tuệ thông qua việc chuyển giaoquyền sở hữu trí tuệ cho các chủ thể khác
1.1.2.2 Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Dù không đưa ra định nghĩa về quyền sở hữu trí tuệ nhưng tại khoảng 1 Điều 4
Luật sở hữu trí tuệ ( luật SHTT) 2005 sửa đổi bổ sung 2009 xác định như sau: Quyền sở
hữu trí tuệ là quyền của tổ chức cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyên đối với giống cây trồng Quyền sở hữu trí tuệ được hiểu một cách khái quát và đơn giản nhất là quyền của
cá nhân, pháp nhân đối với các sản phẩm trí tuệ do con người sáng tạo Còn theo nghĩahẹp, đó là độc quyền được công nhận cho một người, một nhóm người hoặc một tổ chức,cho phép họ được sử dụng hay khai thác các khía cạnh thương mại của một sản phẩmsáng tạo.2
Khái niệm thời hạn theo Điều 149 BLDS quy định như sau: Thời hạn là khoảng
thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm, hoặc một sự kiện có thể xảy ra Thời hạn
không đơn thuần chỉ là một khoảng thời gian mà nó được xác định với tư cách là một sựkiện pháp lý đặc biệt làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của cácchủ thể trong những trường hợp do luật quy định hoặc các bên thỏa thuận
Từ những khái niệm về thời hạn nêu trên chúng ta có thể khái quát một cách
chung nhất về thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như sau: Thời hạn bảo hộ quyền sở
2 Hoàng Văn Hoàn - Một số vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay Nguồn:
tue-o-viet-nam-hien-nay, [truy cập ngày 29/03/2013].
Trang 10http://www.tapchithuongmai.vn/quan-ly/nghien-c-u-trao-d-i/433-mot-so-van-de-bao-ve-quyen-so-huu-tri-hữu trí tuệ là một khoảng thời gian được luật SHTT quy định nhằm đảm bảo cho chủ sở hữu tài sản trí tuệ có thể độc quyền khai thác các giá trị kinh tế từ các tài sản trí tuệ của mình để bù đắp lại công sức, tiền bạc và thời gian… mà họ đã bỏ ra Nhưng thời hạn bảo
hộ này phải đảm bảo cân bằng lợi ích giữa các chủ thể sở hữu tài sản trí tuệ và công chúng Hết thời hạn này, các tài sản trí tuệ này sẽ trở thành tài sản chung của xã hội và tất cả mọi người có thể khai thác, sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả thù lao cho chủ sở hữu.
1.2 Các quy định về chế định thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới 1.2.1 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả trên thế giới; các Công ước - Hiệp ước quốc tế
và luật của các quốc gia liên quan đến quyền tác giả
1.2.1.1 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả trên thế giới
Bảo hộ pháp lý về quyền tác giả có từ rất sớm ở nhiều nước trên thế giới Hìnhthức khởi thủy của sự bảo hộ bản quyền ở Anh là việc cấp giấy phép Hoàng gia cho cácchủ xưởng in có từ khoảng đầu thế kỷ XVI Đạo luật đầu tiên về bản quyền của nước nàyđược ban hành năm 1709 thường được gọi là Đạo luật của Nữ hoàng Anne đã dành 14năm độc quyền cho việc in một cuốn sách và độc quyền này có thể được gia hạn thêm 14năm nữa,nếu tác giả cuốn sách này vẫn còn sống khi thời hạn bảo hộ đầu tiên đã hết.Năm 1710 lần đầu tiên một độc quyền sao chép của tác giả được công nhận, sau đó tácgiả được nhượng quyền này lại cho nhà xuất bản Ở Pháp, với hai Bộ luật 1791 và 1793,Nhà nước đã và chính thức thiết lập luật về quyền tác giả, trong đó không chỉ bảo hộ lợiích kinh tế của nhà in, mà còn dành cho tác phẩm văn học, nghệ thuật một sự độc quyềntrong sự cho phép nhân bản và trình diễn đối với tác phẩm của họ Đến năm 1886, Côngước quốc tế về Bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật đã được ký kết tại Berne - Thụy
Sỹ với 10 nước tham gia là Anh, Pháp, Đức, Hali, Tây Ban Nha, Bỉ, Thuỵ Sỹ, Li Bi, i-ti và Tuy Ni theo sáng kiến của các nhà xuất bản và nhà văn của hai nước Anh và Pháp
Hai-là những nước có nền văn hoá, khoa học, nghệ thuật đương thời tương đối phát triển.Xuất phát từ cơ sở của nguyên tắc “xử sự hợp lý” (fair play) cũng như từ nhiều lợi íchkhác, họ đã đa ra yêu cầu bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật của tác giả trong phạm
vi quốc tế
1.2.1.2 Các công ước và Hiệp ước quốc tế về quyền tác giả - quyền liên quan đến quyền tác giả
Công ước Berne về bảo hộ quyền tác giả
Công ước Berne được ký kết ngày 9-9-1886 tại Berne - Thủ đô Thụy Sĩ.3 Qua 118năm vận hành, Công ước đã có 8 lần sửa đổi bổ sung vào các năm 1896, 1908, 1914,
3 Công ước Berne 1886 ( áp dụng phiên bản năm 1979) Link:
thong-v-quyn-tac-gi-quyn-lien-quan&catid=51%3Anghien-cuu-trao-doi&Itemid=107&limitstart=6
Trang 11http://www.cov.gov.vn/cbq/index.php?option=com_content&view=article&id=1256%3Akin-thc-c-bn-ph-1928, 1948, 1967, 1971, 1979 Công ước hiện hành là Công ước được sửa đổi ngày
24-7-1971 tại Paris và bổ sung vào ngày 2 - 10-1979 Công ước gồm 38 điều chính, 9 điều bổsung và phụ lục gồm 6 điều Thời hạn bảo hộ theo Công ước này sẽ là suốt cuộc đời của tác giả và năm mươi năm sau khi tác giả chết (khoản 1 Điều 7) Việt Nam tham gia Côngước Berne vào ngày 07/06/2004 và có hiệu lực thi hành ở Việt Nam từ ngày 26/10/2004.Như vậy, đối với những tác phẩm đích danh, quyền tác giả sẽ được bảo hộ trong suốtcuộc đời tác giả cộng với 50 năm sau khi tác giả chết Nếu là đồng tác giả thì thời hạntính là sau cái chết của người cộng tác cuối cùng Những tác phẩm khuyết danh hay bútdanh thì chỉ được bảo hộ 50 năm kể từ ngày tác phẩm được phổ cập hợp pháp đến côngchúng Bút danh mà biết đích xác tên thật của tác giả thì coi như đích danh Một số lĩnhvực khác như nghệ thuật ứng dụng, nhiếp ảnh có thời hạn bảo hộ tối thiểu 25 năm kể từkhi tác phẩm được sáng tạo ra (khoản 2 Điều 7) Cùng với tính giới hạn về không gian,tính giới hạn về thời gian là hai thuộc tính chung của quyền sở hữu trí tuệ nói chung,quyền tác giả nói riêng Việc bảo hộ chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian xác định xuất phát từ lý do đảm bảo yêu cầu căn bằng lợi ích giữa người sáng tạo và công chúng.Pháp luật về quyền tác giả qui định rõ thời hạn bảo hộ đối với các quyền nhân thân vàquyền tài sản của tác giả Nhìn chung quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thờihạn, một số quyền nhân thân khác và quyền tài sản được bảo hộ trong suốt cuộc đời tácgiả và 50 năm tiếp theo sau năm tác giả chết (trường hợp đồng tác giả thì khi tác giả cuốicùng chết).4
Công ước Rome
Công ước bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóngđược kí kết ngày 06-10-1961 tại Rome, vì vậy còn được gọi là Công ước Rome Côngước để mở cho tất cả quốc gia thành viên của Công ước Berne hoặc Công ước quyền tácgiả toàn cầu (UCC) Công ước gồm 34 điều với các quy định bảo đảm sự bảo hộ tại các quốc gia thành viên, đối với các cuộc biểu diễn của người biểu diễn, các bản ghi âm của các nhà sản xuất bản ghi âm các các chương trình phát sóng của các tổ chức phát sóng.Công ước này có hiệu lực tại Việt Nam ngày 01/03/2007
Thời hạn bảo hộ phải kéo dài ít nhất cho đến khi kết thúc thời hạn 20 năm, tính từ khi kết thúc năm bản ghi âm, cuộc biểu diễn được định hình (trường hợp cuộc biểu diễn không được định hình thì tính từ khi nó được tiến hành), chương trình phát sóng được thực hiện.
4 Công ước Berne hài hoà lợi ích bản quyền toàn cầu – Cục Sở hữu trí tuệ Nguồn:
http://www.cov.gov.vn/cbq/index.php?option=com_content&view=article&id=867&catid=51&Itemid=1 07
Trang 12 Công ước Geneva
Công ước được ký kết tại Geneva ngày 29-10-1971, vì vậy được gọi là Công ướcGeneva Ngoài phần mở đầu, Công ước có 14 điều quy định nghĩa vụ của các quốc giathành viên, về việc bảo hộ các nhà sản xuất bản ghi âm mang quốc tịch của các quốc giathành viên khác, chống lại việc làm bản sao và việc nhập khẩu các bản sao nhằm mụcđích phân phối công cộng, việc phân phối các bản sao tới công chúng không được sựđồng ý của nhà sản xuất Thuật ngữ “Bản ghi âm” được hiểu theo nghĩa là bản định hình(ghi) dành riêng cho cơ quan thính giác, không phụ thuộc vào hình thức của chúng Việcbảo hộ có thể được quy định thành đối tượng điều chỉnh của Luật Quyền tác giả, quyềnliên quan, Luật Cạnh tranh không lành mạnh và Luật Hình sự Thời hạn bảo hộ kéo dài ítnhất 20 năm, kể từ khi định hình hoặc công bố lần đầu tiên bản ghi âm
Đến ngày 15-7-2009, Công ước có 77 quốc gia thành viên Công ước Geneva cóhiệu lực tại Việt Nam ngày 6-7-2005.5
Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
Hiệp định TRIPS được lý kết ngày 15/04/1994 và bắt đầu có hiệu lực từ01/01/1995 Cùng với sự ra đời của WTO, Hiệp định TRIPS là một điều ước quốc tế đaphương quan trọng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và bên cạnh Hiệp định WTO, hiệp định TRIPS phải được tất cả các nước thành viên WTO tuân thủ và thi hành 6 Các tiêu chuẩn
bảo hộ đối với quyền tác giả: Điều 9.1 Hiệp định TRIPS quy định các thành viên WTO
phải tuân thủ Công ước Bern từ Điều 1 đến Điều 21 và Phụ lục kèm theo Quyền tác giả được bảo hộ cho đến năm mươi năm sau khi tác giả qua đời Hiệp định TRIPS quy địnhcác chương trình máy tính và cơ sở dữ liệu cũng được bảo vệ như các tác phẩm văn họctheo đúng Công ước Bern
1.2.1.3 Quy định thời hạn bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ ở một số Quốc gia Luật Quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật của Thụy Điển (Luật số 729 ngày 30/12/1960, sửa đổi, bổ sung ngày 1/4/2000) 7 (sai-chinh sua)
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định từ Điều 43 đến Điều 44a như sau:
Quyền tác giả của một tác phẩm tồn tại cho đến khi kết thúc năm thứ 70 sau nămtác giả qua đời, hoặc đối với tác phẩm có đồng tác giả là sau năm tác giả cuối cùng qua
5 Công ước Geneva Nguồn từ Cục bản quyền Link:
http://cov.gov.vn/cbq/index.php?option=com_glossary&id=59, [truy cập ngày 03/01/2013].
6 Quyền SHTT tại VN và Hiệp định TRIPS Link:
http://dddn.com.vn/33082cat104/quyen-shtt-tai-vn-va-hiep-dinh-trips.htm
7 Nguồn từ Cục bản quyền tác giả Link:
phm-vn-hc-va-ngh-thut-ca-thy-in&catid=46:luat-cua-mot-so-quoc-gia&Itemid=83 , [truy cập ngày
http://www.cov.gov.vn/cbq/index.php?option=com_content&view=article&id=141:lut-quyn-tac-gi-tac-20/03/2013].
Trang 13đời Tuy nhiên, quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh tồn tại cho đến khi kết thúc nămthứ 70 sau năm người cuối cùng trong số những người sau đây qua đời: đạo diễn chính,tác giả kịch bản phim, tác giả lời thoại và nhạc sĩ sáng tác phần nhạc dành riêng cho bộphim.8
Trong trường hợp tác phẩm được công bố mà không nêu tên tác giả hoặc chữ kýthông dụng của tác giả, thì quyền tác giả tồn tại cho đến khi kết thúc năm thứ 70 saunăm tác phẩm được công bố Nếu tác phẩm gồm hai hoặc nhiều phần gắn liền với nhau,thì thời hạn sẽ được tính tách riêng cho từng phần.9 Nếu tác giả bộ lộ rõ danh tính củamình trong thời hạn nêu tại đoạn 1 thì áp dụng quy định của Điều 43 Đối với những tácphẩm không được công bố và không biết tác giả thì quyền tác giả sẽ tồn tại cho đến khikết thúc năm thứ 70 sau năm tác phẩm được sáng tạo
Trong trường hợp tác phẩm không được công bố trong thời hạn nêu tại Điều 43hoặc 44, người mà sau đó đã công bố tác phẩm lần đầu hoặc phổ biến tác phẩm đếncông chúng sẽ được hưởng các quyền kinh tế trong thời hạn là 25 năm sau năm mà tácphẩm được công bố hoặc phổ biến tới công chúng.10
Các quyền liên quan đến quyền tác giả
Nghệ sĩ biểu diễn:
Buổi biểu diễn tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật của một nghệ sĩ như: ghi âm,đưa vào phim hoặc các phương tiện vật chất khác mà từ đó có thể sao chép lại được sẽđược bảo hộ chúng trong vòng 50 năm kể từ khi buổi biểu diễn được thực hiện hoặcphát thanh, truyền hình hoặc được phổ cập tới công chúng bằng cách truyền trực tiếp sẽđược bảo hộ trong vòng 50 năm tính từ năm sau năm bản ghi được công bố lần đầuhoặc phổ biến tới công chúng.11
Nhà sản xuất bản ghi âm hoặc ghi hình:
Quyền của Nhà sản xuất bản ghi âm hoặc ghi hình sẽ được bảo hộ trong thời hạn
50 năm kể từ khi bản ghi được làm ra Đối với trong trường hợp bản ghi đã công bốhoặc phổ biến tới công chúng 50 năm kể từ năm sau năm bản ghi được công bố lần đầu
hoặc phổ biến tới công chúng Được quy định cụ thể tai Điều 46 như sau: “Băng ghi
âm, phim hoặc các phương tiện vật chất khác mà âm thanh hoặc hình ảnh được ghi trên đó không thể được sao chép hoặc cung cấp tới công chúng nếu không có sự đồng ý của nhà sản xuất bản ghi trong thời hạn 50 năm kể từ khi bản ghi được làm ra, hoặc trong trường hợp bản ghi đã công bố hoặc phổ biến tới công chúng trong vòng 50 năm
kể từ khi ghi thì thời hạn này được tính từ năm sau năm bản ghi được công bố lần đầu
8 Điều 43 Luật Quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật của Thụy Điển
9 Điều 44 Luật Quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật của Thụy Điển
10 Điều 44a Luật Quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật của Thụy Điển
11 Điều 45 Luật Quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật của Thụy Điển
Trang 14hoặc phổ biến tới công chúng Việc chuyển từ loại hình ghi này sang một loại hình ghi khác cũng coi là sao chép”.
Tổ chức phát thanh và truyền hình
Chương trình phát sóng được bảo hộ trong vòng 50 năm kể từ khi buổi phát sóng được thực hiện 12
Nhà sản xuất Catalogue
Bất kỳ ai sản xuất Catalogue, bảng hoặc các sản phẩm tương tự khác mà trong
đó chứa một số lượng lớn những mục thông tin được kết hợp với nhau, hoặc là kết quả của sự đầu tư đáng kể, có quyền độc quyền trong việc làm bản sao của sản phẩm và cung cấp đến công chúng và được bảo hộ trong vòng 15 năm kể từ năm sản phẩm được hoàn thành Trường hợp sản phẩm được cung cấp tới công chúng trong vòng 15 năm kể
từ khi sản phẩm được hoàn thành thì quyền sẽ kéo dài 15 năm kể từ năm sản phẩm được cung cấp đến công chúng lần đầu tiên 13
Người chụp ảnh
Bất kỳ người nào tạo ra bức ảnh đều có quyền độc quyền trong việc sao chép bức ảnh và cung cấp bức ảnh đó tới công chúng Quyền này áp dụng bất kể với bức ảnh được sử dụng là bản gốc hay bản sửa đổi và không phụ thuộc vào công nghệ được sử dụng để tạo ra bức ảnh đó và được tạo ra bằng phương thức tương tự như nhiếp ảnh sẽ được bảo hộ 50 năm kể từ năm bức ảnh được tạo ra 14
b Thời hạn bảo hộ theo Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 15
Thời hạn bảo hộ được chia làm ba mốc thời gian như sau:
Thời hạn bảo hộ các tác phẩm được sáng tạo vào hoặc sau ngày 1/1/1978; Thời hạnbảo hộ quyền tác giả: các tác phẩm đã được sáng tạo nhưng không được công bố hoặc
có quyền tác giả trước ngày 1/1/1978; Thời hạn bảo hộ quyền tác giả: các tác phẩm hiệncó
Thời hạn bảo hộ các tác phẩm được sáng tạo vào hoặc sau ngày 1/1/1978
Điều 302 Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Quy định chung: quyền tác giả đối với tác phẩm được sáng tạo vào hoặc sau ngày1/1/1978, tồn tại từ ngày tác phẩm được sáng tạo và ngoại trừ trường hợp quy định tại cáckhoản tiếp theo, kéo dài một thời hạn là cả cuộc đời của tác giả và 50 năm sau khi tác giảchết
Các tác phẩm đồng tác giả: trong trường hợp tác phẩm đồng tác giả được sáng tạobởi hai hay nhiều tác giả mà không thuộc trường hợp sáng tạo tác phẩm do thuê mướn,
12 Điều 48 Luật Quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật của Thụy Điển
13 Điều 49 Luật Quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật của Thụy Điển
14 Điều 49a Luật Quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật của Thụy Điển
15 Nguồn từ Cục Bản quyền Link:
chng-quc-hoa-k&catid=46:luat-cua-mot-so-quoc-gia&Itemid=83 , [truy cập ngày 29/03/2013].
Trang 15http://www.cov.gov.vn/cbq/index.php?option=com_content&view=article&id=140:lut-quyn-tac-gi-hp-quyền tác giả kéo dài một thời hạn là cả cuộc đời của tác giả cuối cùng còn sống và 50năm sau khi tác giả còn sống cuối cùng đó chết.
Tác phẩm khuyết danh, ký danh và sáng tạo do thuê mướn: đối với các tác phẩmkhuyết danh, ký danh hoặc sáng tạo do thuê mướn, quyền tác giả kéo dài một thời hạn là
70 năm kể từ năm công bố lần đầu của tác phẩm, hoặc một thời hạn là 100 năm kể từ nămsáng tạo tác phẩm, tuỳ thuộc vào thời hạn nào kết thúc trước Nếu trước khi kết thúc các thời hạn đó mà xác định được một hoặc nhiều tác giả của tác phẩm khuyết danh, ký danhđược phát hiện theo tờ khai đăng ký được thực hiện đối với tác phẩm đó theo Khoản (a)
của Điều 408 ( Đăng ký được phép: vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn bảo hộ
quyền tác giả lần đầu đang tồn tại đối với bất kỳ tác phẩm đã hoặc chưa công bố nào mà quyền tác giả đối với tác phẩm đó được bảo hộ trước ngày 1/1/1978, và trong khoảng thời gian tồn tại của bất kỳ quyền tác giả được bảo hộ vào hoặc sau ngày đó, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc bất kỳ quyền độc quyền nào đối với tác phẩm có thể đạt được yêu cầu đăng ký bản quyền thông qua việc gửi tới Cục Bản quyền tác giả hồ sơ yêu cầu nộp quy định cụ thể tại Điều này, cùng với đơn và khoản lệ phí quy định tại Điều 409 và 708 Việc đăng ký này không phải là điều kiện đối với sự bảo hộ quyền tác giả) hoặc theo khoản d
Điều 408 (Đính chính và mở rộng thông tin: Cơ quan đăng ký có thể lập thông qua quy
chế, thủ tục hình thức đối với việc nộp đơn cho việc bổ xung đăng ký, đính chính lỗi trong đăng ký quyền tác giả hoặc để mở rộng thông tin nêu trong đăng ký Các đơn này được gửi kèm theo khoản lệ phí quy định tại Điều 708, và xác định rõ ràng là việc đăng ký này
là để đính chính và mở rộng thông tin Thông tin bao hàm trong đăng ký bổ xung các yếu
tố mới nhưng không thay thế những yếu tố mà bao hàm trong đăng ký trước đó) hoặc
theo hồ sơ quy định tại Điểm này, quyền tác giả đối với tác phẩm sẽ kéo dài một thời hạn
theo quy định tại Khoản (a) hoặc khoản b ( Hồ sơ yêu cầu nộp để đăng ký quyền tác giả:
ngoại trừ quy định tại Khoản (c), các tài liệu phải nộp để đăng ký sẽ bao gồm: (1) Đối với tác phẩm chưa công bố, một bản sao hoặc bản ghi hoàn chỉnh; (2) Đối với tác phẩm
đã công bố, hai bản sao hoặc bản ghi là phiên bản chuẩn; (3) Đối với tác phẩm đã công
bố lần đầu ngoài Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, một bản sao hoặc bản ghi như đã được công bố; (4) Đối với một phần của một tác phẩm hợp tuyển, một bản sao hoặc bản ghi là phiên bản chuẩn của tác phẩm hợp tuyển đó Các bản sao hoặc bản ghi được nộp tới Thư viện Quốc hội theo Điều 407 có thể được sử dụng để hoàn thành việc nộp hồ sơ theo các quy định của Điều này nếu chúng được gửi kèm theo khoản lệ phí và đơn quy định, và kèm theo bất kỳ tài liệu xác định thêm nào khác mà cơ quan đăng ký có thể yêu cầu thông qua quy chế Cơ quan đăng ký nêu trong quy chế việc quy định các yêu cầu mà theo đó các bản sao hoặc bản ghi được giành cho Thư viện của Quốc hội theo Khoản (e) của Điều 407, ngoài việc nộp lưu chiểu có thể được sử dụng nhằm mục đích hoàn thành việc
Trang 16nộp hồ sơ theo các quy định của Điều này), trên cơ sở cuộc đời của tác giả hoặc các tác
phẩm đã được xác định
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả: các tác phẩm đã được sáng tạo nhưng không được
công bố hoặc có quyền tác giả trước ngày 1/1/1978
Điều 303 Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Quyền tác giả đối với tác phẩm được sáng tạo trước ngày 1/1/1978, nhưng khôngthuộc lĩnh vực công cộng trước thời điểm này hoặc có quyền tác giả, tồn tại từ ngày1/1/1978, và kéo dài một thời hạn quy định tại Điều 302 Tuy nhiên, trong đó không mộttrường hợp nào thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm đó kết thúc trướcngày 31/12/2002; và nếu tác phẩm này được công bố vào hoặc trước ngày 31/12/2002,thời hạn bảo hộ quyền tác giả sẽ không kết thúc trước ngày 31/12/2027
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả: các tác phẩm hiện có
Điều 304 Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Quyền tác giả có thời hạn bảo hộ lần đầu vào ngày 1/1/1978:
Bất kỳ quyền tác giả nào trong đó thời hạn bảo hộ lần đầu của nó tiếp tục tồn tạivào ngày 1/1/1978, sẽ kéo dài một thời hạn là 28 năm từ ngày tác phẩm đó bị chiếm hữunguyên thuỷ
Trong trường hợp: Bất kỳ tác phẩm được công bố sau khi tác giả chết nào hoặccủa bất kỳ ấn phẩm định kỳ, bách khoa toàn thư, hoặc tác phẩm hợp tuyển khác màquyền tác giả của tác phẩm này bị chiếm hữu nguyên thuỷ bởi chủ sở hữu của tác phẩm
đó, hoặc Bất kỳ tác phẩm có quyền tác giả nào thuộc về tổ chức (ngoài những người đượcchuyển nhượng hoặc cấp phép bởi cá nhân tác giả) hoặc thuộc về người chủ mà đối vớingười này tác phẩm được tạo ra do thuê mướn
Người chủ sở hữu quyền tác giả này sẽ được hưởng sự mở rộng và nối tiếp thờihạn bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm đó một thời hạn là 47 năm nữa
Nếu đơn để đăng ký yêu cầu mở rộng và nối tiếp thời hạn quyền tác giả đối với tác phẩm được nộp trong vòng một năm trước thời điểm kết thúc thời hạn,và yêu cầu đó được đăng
ký, chứng nhận về đăng ký này sẽ tạo thành chứng cớ hiển nhiên không phải chứng minh đối với hiệu lực của quyền tác giả trong thời hạn mở rộng và nối tiếp và của các sự kiệntuyên bố trong chứng nhận Giá trị của chứng cứ tuỳ thuộc vào các chứng nhận của đăng
ký thời hạn mở rộng và nối tiếp quyền tác giả được thực hiện sau khi kết thúc thời gianmột năm này sẽ thuộc phạm vi xem xét của toà án Quyền tác giả trong thời hạn nối tiếp
và đăng ký thời hạn nối tiếp trước ngày /1/11978: thời hạn của bất kỳ quyền tác giả nào,thời hạn nối tiếp của quyền tác giả đó tồn tại vào bất kỳ thời điểm nào giữa khoảng thờigian từ 31/12/1976 tới 31/12/1977, tất cả, hoặc đối với quyền tác giả mà đăng ký thời hạnnối tiếp được thực hiện giữa khoảng thời gian từ 31/12/1976 tới 31/12/1977, tất cả, được
mở rộng kéo dài một thời hạn là 75 năm kể từ ngày quyền tác giả đó được công nhận gốc
Trang 17Luật bản quyền của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ với hơn một ngàn điều luật mặc dù
ra đời từ năm 1976 nhưng quy định rất đầy đủ, cụ thể và chi tiết các vấn đề liên quan đếnbản quyền tác giả nói chung, thời hạn bảo hộ quyền tác giả - quyền liên nói riêng Tạo ramột khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh và người viết thiết nghĩ Luật bản quyền củaHợp chủng quốc Hoa Kỳ xứng đáng để các nhà làm luật Việt Nam nghiên cứu, học hỏi
1.2.2 Lược sử hình thành và phát triển của chế định bảo hộ quyền SHCN trên thế giới; các Công ước - Hiệp ước quốc tế và luật của các quốc gia liên quan đến quyền SHCN
1.2.2.1 Lược sử hình thành và phát triển của chế định bảo hộ quyền SHCN trên thế giới
Luật về sở hữu công nghiệp lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới năm 1640 tại Anh(Đạo luật Elizabeth I về sáng chế) Nhãn hiệu hàng hoá đầu tiên trên thế giới cũng đượccấp tại Anh Điều này dễ hiểu vì Anh là nước đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệpthời bấy giờ Các luật này chủ yếu nhằm vào việc bảo hộ việc khai thác các lợi ích kinh tếcủa thành quả sáng tạo mang lại Chỉ đến năm 1857, Luật Nhãn hiệu hàng hóa mới được ban hành tại Pháp Theo luật này, quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa thuộc về người thực hiện sớm nhất một trong hai việc: sử dụng nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu theo quy địnhcủa luật Nếu một người đăng ký một nhãn hiệu nhưng thời điểm sử dụng nhãn hiệu lạisau người đăng ký thứ hai thì quyền đối với nhãn hiệu này thuộc về người thứ 2
Năm 1787 quy định về kiểu dáng công nghiệp ra đời tại Anh Anh là nước đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp thời bấy giờ 1793 ở Pháp cho ra đời một đạo luật quyđịnh về Văn học và Nghệ thuật áp dụng cho một số trường hợp bảo hộ kiểu dáng gópphần thúc đẩy nghành công nghiệp dệt phát triển cao hơn Đến năm 1842 trên thế giớixuất hiện Luật kiểu dáng công nghiệp, luật này mở rộng hơn phạm vi bảo hộ với nhữngkiểu dáng nguyên bản, luật này áp dụng trong tất cả các phương pháp như: in, vẽ, thêu,dệt, khâu hay tạo mô hình… Cuối cùng là thỏa ước Lahay 1967 quy định về đăng ký kiểudáng quốc tế với thủ tục và chi phí thấp nhất.16 Chỉ cần một hồ sơ đăng ký quốc tế đượcnộp cho Cục quốc tế của Tổ chức sỏ hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã có thể thay thế hàngloạt những hồ sơ trước ở một số quốc gia Việc đăng ký này cũng trở nên dễ dàng hơn.17
1.2.2.2 Quy định thời hạn bảo hộ quyền SHCN ở một số Quốc gia
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luât Hoa Kỳ
Năm 1870, luật về nhãn hiệu hàng hóa (NHHH) được thông qua trên cơ sở điềukhoản về sáng chế và quyền tác giả trong Hiến pháp liên bang nhưng sau đó bị bãi bỏ
16 Điều 11, Thoả ước Lahay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp (ngày 06.11.1925) - Văn kiện bổ sung Stockholm (ngày 14.07.1967, được sửa đổi ngày 28.09.1979).
17 Bảo hộ pháp lý quyền tác giả- Th.s Kiều Thị Thanh Link:
http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2007/10/11/b%E1%BA%A2o-h%E1%BB%98-phap-ly-quy%E1%BB%80n-tac-gi%E1%BA%A2/
Trang 18Năm 1881, Đạo luật về NHHH được thông qua trên cơ sở điều khoản về thương mại củaHiến pháp Tuy nhiên, đạo luật này chỉ quy định việc đăng ký nhãn hiệu (NH) sử dụngtrong thương mại đối với những hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài và hàng hóa được bánvào vùng của những người da đỏ ở Bắc Mỹ Ngày 20 tháng 2 năm 1905, đạo luật NHHHđược sửa đổi, bổ sung đã tăng thêm ý nghĩa và sức mạnh cho việc bảo hộ NHHH bằngquy định mở rộng phạm vi đăng ký bảo hộ đối với cả các NHHH được sử trong thươngmại giữa các bang Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ và thương mại, hàngloạt sản phẩm mới ra đời kéo theo sự gia tăng của số lượng NHHH mới Pháp luật vềNHHH vì thế cũng phát triển cho phù hợp với yêu cầu của các quan hệ xã hội Năm
1920, Đạo luật NHHH được thông qua nhằm bổ sung các quy định mới cho Đạo luậtNHHH năm 1905 Năm 1926, Cơ quan sáng chế và NHHH Hoa Kỳ trở thành cơ quantrực thuộc (bộ phận) của Phòng Thương mại Hoa Kỳ Ngày 5, tháng 7 năm 1946, Đạoluật Lanham - Đạo luật về bảo hộ NHHH được thông qua Trải qua chặng đường 60 nămvới nhiều lần sửa đổi, bổ sung, đạo luật này vẫn còn hiệu lực đến ngày nay
Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký NHHH
Giấy chứng nhận đăng ký NHHH có hiệu lực trong thời hạn 10 năm kể từ ngàyđăng ký Đăng ký có thể được gia hạn, mỗi lần 10 năm bằng việc nộp đơn xin gia hạn và
lệ phí theo quy định.Việc xin gia hạn nói trên có thể thực hiện vào bất cứ thời điểm nàotrong vòng một năm trước khi kết thúc một giai đoạn hiệu lực 10 năm Việc gia hạn cóthể thực hiện trong vòng 6 tháng sau khi kết thúc thời hạn nói trên và người nộp đơn phảinộp thêm khoản phí cho việc gia hạn muộn Giấy chứng nhận đăng ký NHHH bị huỷ bỏtrong các trường hợp sau: NH không được sử dụng; Trong 5 năm kể từ ngày đăng ký;Trong 5 năm kể từ ngày công bố; NH được đăng ký trở thành tên chung cho hàng hóadịch vụ mang NH; NH không còn khả năng phân biệt
1.2.2.3 Các công ước và Hiệp ước quốc tế về quyền SHCN
Hiệp định TRIPS
Các tiêu chuẩn bảo hộ
Nhãn hiệu hàng hóa: Điều 15 Hiệp định TRIPS quy định mọi dấu hiệu hoặc sự kết
hợp các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp vớihàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp khác điều có thể được bảo hộ nhãn hiệu hànghóa Thời hạn bảo hộ một nhãn hiệu hàng hóa không dưới 7 năm và có thể được gia hạn
với số lần không hạn chế được quy định tại Điều 18: “Thời hạn bảo hộ Đăng ký lần đầu
và mỗi lần gia hạn đăng ký một nhãn hiệu hàng hoá phải có thời hạn hiệu lực không dưới
7 năm Hiệu lực đăng ký một nhãn hiệu hàng hoá phải có khả năng được gia hạn không giới hạn số lần gia hạ”.
Trang 19Kiểu dáng công nghiệp: thời hạn bảo hộ đối với Kiểu dáng công nghiệp theo quy
định của Hiệp định TRIPS ít nhất phải là mười năm.
Chỉ dẫn địa lý: là những chỉ dẫn về hàng hóa bắt nguồn từ một nước, khu vực hay
địa phương thuộc nước đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định do xuất xứ địa lýquyết định Các thành viên WTO phải quy định những biện pháp ngăn chặn việc bảo mô
tả gây nhầm lẫn cho công chúng về xuất xứ địa lý của hàng hóa hoặc tạo thành “hành vicạnh tranh không lành mạnh”
Bằng sáng chế: Hiệp định quy định sáng chế có thể được bảo hộ thông qua bằng
sáng chế trong vòng ít nhất 20 năm Trong hầu hết các lĩnh vực công nghệ, cả sản phẩmlẫn phương thức sản xuất đều được bảo hộ Chính phủ các nước có thể từ chối cấp bằngsáng chế nếu việc khai thác kinh doanh chúng bị cấm vì vi phạm trật tự công cộng hoặc đạo đức Hiệp định đề ra các quyền tối thiểu dành cho người sở hữu bằng sáng chế, tuy nhiên, cũng quy định một số trường hợp ngoại lệ để đối phó với trường hợp người sở hữubằng sáng chế lạm dụng quyền của mình
Thiết kế bố trí mạch tích hợp: Hiệp định TRIPS quy định việc bảo hộ sơ đồ bố trí
mạch tích hợp trên cơ sở Hiệp định Washington về quyền SHTT trong lĩnh vực mạch tích
hợp Điều 38 quy định về thời hạn bảo hộ như sau: Tại những Thành viên quy định rằng
đăng ký là điều kiện bảo hộ, thời hạn bảo hộ thiết kế bố trí không được kết thúc trước khi kết thúc 10 năm tính từ ngày nộp đơn đăng ký hoặc từ ngày việc khai thác nhằm mục đích thương mại xảy ra lần đầu tiên ở bất kỳ nơi nào trên thế giới Tại những Thành viên không quy định đăng ký là điều kiện để bảo hộ, các thiết kế bố trí phải được bảo hộ trong thời hạn không dưới 10 năm tính từ ngày việc khai thác nhằm mục đích thương mại xảy
ra lần đầu tiên ở bất cứ nơi nào trên thế giới Bất kể khoản 1 và khoản 2 trên đây, Thành viên có thể quy định rằng thời hạn bảo hộ sẽ chấm dứt khi hết 15 năm kể từ khi tạo ra thiết kế bố trí.
Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế Nhãn hiệu hàng hoá (sau đây gọi tắt là Thỏa ước Madrid)
Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, có hiệu lực từ năm 1891 ViệtNam tham gia Thoả ước này từ ngày 08.03.1949 Thời hạn hiệu lực của nhãn hiệu đăng
ký quốc tế Tính độc lập của đăng ký quốc tế Kết thúc việc bảo hộ tại nước xuất xứ
được quy định tại Điều 6 như sau: “Đăng ký nhãn hiệu tại Văn phòng quốc tế có hiệu lực
trong vòng 20 năm với khả năng gia hạn theo điều kiện quy định tại Điều 7 18 Sau khi hết
18 Điều 7: Gia hạn hiệu lực đăng ký Quốc tế: Bất cứ nhãn hiệu nào cũng có thể gia hạn thêm 20 năm kể
từ khi hết hạn thời hạn trước đó, bằng cách trả phí cơ bản, và trong trường hợp cần thiết phụ phí và phí bổ sung theo quy định tại Điều 8(2); Việc gia hạn không được bao gồm bất cứ sự thay đổi nào liên quan đến đăng ký trước đó theo hình thức gần nhất; Lần gia hạn đầu tiên theo quy định của Hiệp ước Nice 15.6.1957 hoặc theo hiệu lực của Điều này , phải bao gồm chỉ dẫn về phân loại hàng hoá theo phân loại
Trang 20thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký quốc tế , việc đăng ký này sẽ trở nên không phụ thuộc vào nhãn hiệu đăng ký quốc gia trước đó tại nước xuất xứ theo các điều kiện dưới đây Việc bảo hộ nảy sinh từ đăng ký quốc tế, dù có là đối tượng được chuyển giao hay không cũng không còn hiệu lực, một phần hoặc toàn bộ , nếu trong vòng 5 năm kể từ ngày đang
ký quốc tế, nhãn hiệu quốc gia đăng ký trước đó tại nước xuất xứ không còn được bảo hộ pháp lý, một phần hoặc toàn bộ tại nước đó Điều này còn áp dụng cả trong trường hợp việc bảo hộ pháp lý sau này bị kết thúc do kết quả của việc khiếu nại được bắt đầu trước khi hết thời hạn 5 năm” Điều này được hiểu như sau: Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày
đăng ký, đăng ký quốc tế bị phụ thuộc vào nhãn hiệu được đăng ký hoặc được nộp đơn tại Cơ quan xuất xứ Nếu đăng ký cơ sở bị mất hiệu lực, bất kể do bị huỷ bỏ theo quyếtđịnh của Cơ quan xuất xứ hay toà án hay do sự từ bỏ tự nguyện hoặc do việc không giahạn, trong thời hạn 5 năm đó, đăng ký quốc tế sẽ bị đình chỉ Tương tự, đối với đăng kýquốc tế dựa trên cơ sở đơn nộp tại Cơ quan xuất xứ, đăng ký đó sẽ bị đình chỉ trong trường hợp đơn đó bị từ chối hoặc rút bỏ trong thời hạn 5 năm, hoặc trong trường hợp và trong phạm vi đăng ký cấp theo đơn đó bị mất hiệu lực trong thời hạn đó Cơ quan xuất
xứ phải thông báo cho Văn phòng quốc tế về các sự kiện và quyết định liên quan đếnviệc đình chỉ/huỷ bỏ hiệu lực hoặc từ chối đơn và, nếu phù hợp phải yêu cầu đình chỉ/huỷ
bỏ (trong phạm vi thích hợp) đăng ký quốc tế Việc đình chỉ/hủy bỏ hiệu lực như vậy được công bố trên Công báo và được thông báo cho các Bên tham gia được chỉ định Sau khi kết thúc thời hạn 5 năm, đăng ký quốc tế sẽ trở thành độc lập với đăng ký cơ sở hoặcđơn cơ sở
Nghị định thư Madrid về hệ thống đăng ký các nhãn hiệu quốc tế (sau đây gọi tắt là nghi định thư Madrid)
Nghị định thư liên quan tới Hiệp định Madrid về đăng ký các nhãn hiệu quốc tế Nghị định thư Madrid - đã được thông qua tại thủ đô Tây Ban Nha ngày 27/6/1989, và cóhiệu lực ngày 1/12/1995 Việt Nam tham gia Nghị định Madrid ngày 11/07/2006 Nghịđịnh thư Madrid là một hiệp định về thủ tục lập hồ sơ chứ không phải là hiệp định điềuchỉnh về mặt nội dung Doanh nghiệp có thể nộp đơn và được xem xét bảo hộ theo Nghịđịnh thư cho phép đăng ký đơn không cùng lúc với đơn xin bảo hộ trong nước Nghị địnhthư đã cho phép người sở hữu đăng ký trên phạm vi quốc tế chỉ bằng một hồ sơ duy nhất,trả tiền một lần trước khi chuyển nhượng một nhãn hiệu ở tất cả mọi quốc gia tham gia
-ký kết Việc gia hạn đăng -ký cũng chỉ có duy nhất một thủ tục đơn giản Việc đăng -kýtrên phạm vi quốc tế có thời hạn 10 năm và thời gian gia hạn mới là 10 năm Những
hàng hoá quốc tế mà đăng ký nhãn hiệu có liên quan; Sáu tháng trước khi hết thời hạn hiệu lực, Văn phòng quốc tế sẽ gửi một thông báo không chính thức để nhắc nhở chủ nhãn hiệu hoặc người đại diện của
họ về ngày hết hạn hiệu lực.
Trang 21người sở hữu nhãn hiệu có thể lựa chọn thêm một số quốc gia nữa nếu họ quyết định tìmcách bảo hộ ở nhiều quốc gia thành viên hơn hoặc nếu có thêm nhiều quốc gia mới gianhập nghị định thư 19
Công ước Rome
Công ước bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóngđược kí kết ngày 06-10-1961 tại Rome, vì vậy còn được gọi là Công ước Rome Côngước để mở cho tất cả quốc gia thành viên của Công ước Berne hoặc Công ước quyền tácgiả toàn cầu (UCC) Công ước gồm 34 điều với các quy định bảo đảm sự bảo hộ tại các quốc gia thành viên, đối với các cuộc biểu diễn của người biểu diễn, các bản ghi âm của các nhà sản xuất bản ghi âm các các chương trình phát sóng của các tổ chức phát sóng
Thời hạn bảo hộ phải kéo dài ít nhất cho đến khi kết thúc thời hạn 20 năm, tính từ khi kết thúc năm bản ghi âm, cuộc biểu diễn được định hình (trường hợp cuộc biểu diễn không được định hình thì tính từ khi nó được tiến hành), chương trình phát sóng được thực hiện.
1.2.3 Lược sử hình thành và phát triển của chế định bảo hộ giống cây trồng mới trên thế giới
Xét trên phương diện lịch sử hình thành và phát triển, giống cây trồng mới có thểđược coi là thế hệ “sinh sau đẻ muộn” trong gia đình các đối tượng của quyền sở hữu trítuệ Phải mãi đến những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, cùng với việc thông quaCông ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng (UPOV) vào tháng 12/1961, quyền sở hữutrí tuệ của những người sáng tạo giống cây trồng lần đầu tiên được cộng đồng quốc tếthừa nhận và bảo hộ Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (Công ướcUPOV) - ký kết năm 1961, sửa đổi mới đây nhất là năm 1991 - hiệu lực 1998 VN trởthành thành viên chính thức của UPOV theo Công ước 1991 kể từ ngày 24-12-2006
Ý nghĩa:
Các quốc gia đã nhanh chóng nhận ra rằng, hoạt động sáng tạo giống cây trồngmới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế màcòn cả đối với việc bảo vệ môi trường Công ước góp phần chống lại các khả năng vi phạm tiềm tàng đối với giống cây trồng mới, đảm bảo cho nhà tạo giống cây trồng có đủthời gian cần thiết để khai thác lợi nhuận và tái đầu tư cho các hoạt động sáng tạo của mình Quá trình tạo ra một loại cây mới thường rất lâu và tốn kém Tuy nhiên, việc tái tạolại một giống cây đã có lại có thể nhanh và tương đối dễ dàng Do đó, hệ thống bảo hộ tàisản trí tuệ hữu hiệu cần phải khuyến khích cho đổi mới, sáng tạo bằng cách cho phép các nhà đầu tư hoàn vốn đầu tư và đồng thời truyền bá những kiến thức về phát minh đó chonhững người khác để họ có thể hoàn thiện tốt hơn Hệ thống UPOV đề ra các nguyên tắcpháp lý cơ bản về bảo hộ giống cây trồng như: Giống cây trồng mới được bảo hộ phải
19 Điều 6 Nghị định thư Marid
Trang 22đảm bảo tính mới, tính ổn định và đồng nhất… nhằm khuyến khích những người nhângiống tăng cường óc sáng tạo của họ bằng cách trao cho họ độc quyền sở hữu phát minh
về loại cây của họ trong khi vẫn khuyến khích tìm ra các loài cây mới
1.3 Lược sử hình thành và phát triển của chế định thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
1.3.1 Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trước khi luật sở hữu trí tuệ ra đời
Việt Nam là một nước nghèo lại trãi qua chiến tranh triền miên Vì vậy, luật về sởhữu trí tuệ của chúng ta ra đời muộn hơn ở những nước khác Nhưng, ý tưởng về bảo hộ
sở hữu trí tuệ mà trước tiên là quyền tác giả đã được ghi nhận ngay từ bản Hiến pháp năm
1946 (Điều 10, 12, 13) Năm 1976, Việt Nam đã tham gia vào Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) Ngày 14/12/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 197/HDBTban hành "Điều lệ về Nhãn hiệu hàng hoá" Đây là văn bản đầu tiên chính thức nhắc đếnvấn đề bảo hộ độc quyền trong sở hữu công nghiệp Tuy vậy, luật về sở hữu trí tuệ chỉthực sự phát huy tác dụng kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI Phương hướng
của Đại hội Đảng đề ra đã được thể chế hoá tại Điều 60 của Hiến pháp nước Cộng hoà
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992: "Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp” Trước năm 1995, khi đó hệ thống bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta còn vận hành chủ yếu dưới các văn bản dưới luật, đó làpháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp số 13 – LCT/HĐNN ngày 11 – 02-1989 vàPháp lệnh bảo hộ quyền tác giả do Hội đồng Nhà nước ban hành năm 1994 Theo các vănbản này, các đối tượng sau đây được bảo hộ: sáng chế (thời hạn bảo hộ 15 năm), giảipháp hữu ích (6 năm), kiểu dáng công nghiệp (5 năm có thể gia hạ hai kỳ liên tiếp, mỗi
kỳ 5 năm), nhãn hiệu hàng hóa (10 năm có thể gia hạn nhiều kì 10 năm liên tiếp), tên gọixuất xứ hàng hóa và tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học Biện pháp xử lý các xâmphạm quyền sở hữu trí tuệ chủ yếu là biện pháp hành chính.20
Bước ngoặc quan trọng là việc ban hành Bộ luật dân sự 1995, trong đó phần IVnói về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, bao gồm 61 điều luật về sở hữu trítuệ Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Điều 766 Bộ luật dân sự 1995 nhưsau:
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả - quyền liên quan
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định như sau:
Các quyền nhân thân của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm được quy địnhtại các điểm a; b; đ khoản 1 Điều 751 BLDS 1995 bao gồm: Đặt tên cho tác phẩm; Đứng
20 gia -Nhung-quy-dinh-hien-hanh
Trang 23http://www.canthostnews.vn/?tabid=84&NDID=7921&keyword=Quyen-tac-gia-va-Bao-ho-quyen-tac-tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu http://www.canthostnews.vn/?tabid=84&NDID=7921&keyword=Quyen-tac-gia-va-Bao-ho-quyen-tac-tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm đượccông bố, phổ biến, sử dụng; Công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biếntác phẩm của mình; Cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm của mình; Bảo vệ
sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung tácphẩm được bảo hộ vô thời hạn
Các quyền nhân thân quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 751 bao gồm:Công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình; Cho hoặckhông cho người khác sử dụng tác phẩm của mình; và các quyền tài sản quy định tạikhoản 2 Điều 751: Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền tài sảnđối với tác phẩm mà mình là tác giả bao gồm: Được hưởng nhuận bút; Được hưởng thùlao khi tác phẩm được sử dụng; Nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả,trừ trường hợp tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ và các quyền được quy định tạikhoản 2 Điều 752 của Bộ luật này bao gồm: Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tácphẩm có các quyền tài sản đối với tác phẩm mà mình là tác giả bao gồm: Được hưởngnhuận bút; Được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng; Nhận giải thưởng đối với tácphẩm mà mình là tác giả, trừ trường hợp tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ đượcbảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết
Đối với tác phẩm đồng tác giả, thì các quyền nhân thân quy định tại điểm c vàđiểm d khoản 1 Điều 751 (Công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tácphẩm của mình; Cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm của mình) và cácquyền tài sản quy định tại khoản 2 Điều 751 (Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tácphẩm có các quyền tài sản đối với tác phẩm mà mình là tác giả bao gồm: Được hưởngnhuận bút; Được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng; Nhận giải thưởng đối với tácphẩm mà mình là tác giả, trừ trường hợp tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ), khoản
2 Điều 752 của Bộ luật này (Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có cácquyền tài sản đối với tác phẩm mà mình là tác giả bao gồm: Được hưởng nhuận bút;Được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng; Nhận giải thưởng đối với tác phẩm màmình là tác giả, trừ trường hợp tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ được bảo hộ trongsuốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết) được bảo hộ trongsuốt cuộc đời các đồng tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm đồng tác giả cuối cùngchết
Đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm phát thanh, truyền hình, vi-đi-ô, tác phẩm dicảo, thì các quyền nhân thân quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 751 và quyềntài sản quy định tại khoản 2 Điều 751, khoản 2 Điều 752 nêu trên của Bộ luật này đượcbảo hộ trong thời hạn năm mươi năm, kể từ ngày tác phẩm được công bố lần đầu tiên.Đối với tác phẩm không rõ tác giả hoặc tác phẩm khuyết danh, thì quyền tác giảthuộc Nhà nước; nếu trong thời hạn năm mươi năm, kể từ ngày tác phẩm được công bố
Trang 24lần đầu tiên mà xác định được tác giả, thì quyền tác giả được bảo hộ theo quy định tại cáckhoản 1, 2, 3 và 4 Điều 766 BLDS 1995 và thời hạn bảo hộ được tính từ ngày xác địnhđược tác giả.
Thời hạn bảo hộ đối với quyền SHCN
Nghị định số 42/2003/NĐ-CP của chính phủ ngày 02-05-2003 Về bảo hộ quyền sởhữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn tại Điều 7 quy định về thờihạn bảo hộ như sau: Văn bằng bảo hộ có tên là "Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trímạch tích hợp bán dẫn", có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam Thời hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ bắt đầu từ ngày cấp Văn bằng và chấm dứt
vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau: Ngày kết thúc 10 năm, kể từ ngày cấp Văn bằng; Ngày kết thúc 10 năm, kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền nộp đơn hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới; Ngày kết thúc 15 năm, kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
Điều 9 Nghị định 63/CP ngày 24-10-1996 quy định chi tiết về việc bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa Thời hạn bảo hộ sáng chế và giải pháp hữu ích được thay đổi lên 20 năm và
10 năm.
Thời hạn bảo hộ giống cây trồng
Theo Điều 9 Nghị định 13/2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 04 năm 2001 quy định về việc bảo hộ giống cây trồng mới Theo quy định của nghị định này thì “thời hạn bảo hộ đối với giống cây trồng mới là 20 năm; đối với giống cây thân gỗ là 25 năm, kể từ ngày cấp Văn bằng bảo hộ.
Pháp lệnh Giống cây trồng số 15/2004 PL - UBTVQH ban hành ngày 24 tháng 03 năm 2004 Điều 33 quy định như sau: Thời hạn bảo hộ giống cây trồng mới là hai mươi năm, đối với cây thân gỗ và nho là hai mươi lăm năm; Thời gian bắt đầu được bảo hộ tính từ ngày hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới được Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới chấp nhận là hồ sơ hợp lệ.
1.3.2 Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ từ khi luật sở hữu trí tuệ ra đời
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả -quyền liên quan
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định cụ thể tại Điều 27 luật SHTT 2005 và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 100/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính Phủ như sau:
Thời hạn bảo hộ quyền tài sản và quyền nhân thân đối với “công bố tác phẩm hoặccho người khác công bố tác phẩm” của Luật Sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm di cảo lànăm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên
Thời hạn bảo hộ quyền tài sản và quyền nhân thân đối với “quyền công bố tác
phẩm hoặc cho người khác công bố tác phẩm” của Luật Sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm
Trang 25nhiếp ảnh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 là năm
mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên Trong thời hạn năm mươi năm,nếu tác phẩm chưa công bố thì thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩmđược định hình
Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tácphẩm khuyết danh quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hànhnhư sau: Kể từ ngày luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực,tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh còn thời hạnbảo hộ theo quy định theo Luật Sở hữu trí tuệ thì tiếp tục được hưởng thời hạn bảo hộtheo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sữa đổi, bổsung; đối với tác phẩm sân khấu còn thời hạn bảo hộ theo quy định tại điểm b khoản 2Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sữa đổi, bổ sung là suốt cuộc đời tác giả và nămmươi năm tiếp theo năm tác giả chết
Thời hạn bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp
Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2009: Về quyền Sở hữu công nghiệp, được bảo
hộ dưới hình thức cấp các bằng độc quyền.Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ
Việt Nam Theo quy định Điều 93 luật SHTT hiện hành thì: “Bằng độc quyền sáng chế có
hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp,mỗi lần năm năm Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây: Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn; Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới; Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp,mỗi lần mười năm Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp”.
Khi hết thời hạn bảo hộ các quyền Sở hữu công nghiệp trên các chủ thể có quyền
có thể duy trì, gia hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ như sau: Để duy trì hiệu lực Bằngđộc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệphí duy trì hiệu lực Để gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấychứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực.Mức lệ phí và thủ tục duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ do Chính phủ quy định
Thời hạn bảo hộ giống cây trồng
Trang 26Theo quy định tại Điều 169 luật SHTT hiện hành thì Bằng bảo hộ giống cây trồng
có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam; Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai mươi lăm năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết hai mươi năm đối với các giống cây trồng khác.
1.4 Ý nghĩa việc quy định thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Tài sản trí tuệ là một loại tài sản đặc biệt vì nó vô hình và chỉ được thể hiện dướidạng các quyền tài sản Khi nói đến bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ là nói đến việc bảo
vệ các quyền nhân thân và tài sản của các tác giả, chủ sở hữu Để có được một tài sản trítuệ, thì cần phải có sự đầu tư về thời gian, tiền bạc, công sức…Vì thế cần được thừa nhận
về công sức của các tác giả, chủ sở hữu đã công bố các tài sản trí tuệ đó Nhưng mặc khác, phải đảm bảo cho công chúng vẫn tiếp cận được các thành quả sáng tạo trí tuệ đó
Để dung hòa lợi ích của các chủ thể quyền SHTT cũng như công chúng thì cần một thờihạn bảo hộ phù hợp đối với các đối tượng SHTT này Các chủ thể có quyền sẽ được phápluật bảo hộ dưới hình thức độc quyền kiểm soát các hoạt động liên quan đến các đốitượng được bảo hộ trong một thời hạn do luật định Hết thời hạn này, các đối tượng đượcbảo hộ trên sẽ đi vào công chúng Việc quy định thời hạn bảo hộ như trên sẽ:
Khuyến khích việc sáng tạo: khi quyền và lợi ích của các tác giả, chủ sở hữu đãcông bố các tài sản trí tuệ được bảo đảm sẽ tạo động lực cũng như sự yên tâm cho họ tiếptục sáng tạo và công bố các tài sản trí tuệ của mình đến với công chúng Bên cạnh đó sẽkhuyến khích tác giả sáng tạo nghiên cứu những thứ mới hơn dể được hưởng các độcquyền mới… Những nhà sáng tạo khác cũng được tự do sử dụng những tài sản trí tuệ nàyphục vụ cho việc nghiên cứu của mình Việc quy định thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trítuệ như trên là tạo ra môi trường thuận lợi và khuyến khích sự sáng tạo, tạo điều kiện đểcho công chúng tiếp cận với các sản phẩm trí tuệ, tạo động lực thúc đẩy sản xuất, kinhdoanh và thương mại, khuyến khích nghiên cứu, phát triển công nghệ, nâng cao chấtlượng hàng hóa và tạo uy tín cho sản phẩm Đóng vai trò tích cực đối với công cuộc pháttriển kinh tế
Phổ biến áp dụng các kết quả trí tuệ vào cuộc sống Tài sản trí tuệ được sáng tạonhằm phục vụ lợi ích về vật chất cũng như tinh thần cho con người Nếu nó được sángtạo mà không được đưa vào áp dụng thực tế trong cuộc sống cũng trở nên vô dụng Vìvậy, các độc quyền dành cho chủ sở hữu thường được quy định trong một thời hạn nhấtđịnh một phần nào đó ép buộc các chủ sở hữu phổ biến tài sản tuệ ra công chúng để đượchưởng lợi ích Ví dụ: Một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thời hạn bảo hộ là bảy mươilăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên, nếu tác phẩm chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình, thì thời hạn bảo hộ
là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.21 Nếu tác giả của phẩm mỹ thuật
21 Điểm a khoản 1 Điều 27 luật SHTT hiện hành
Trang 27ứng dụng trên không công bố tác phẩm của mình đến công chúng, thì hết thời hạn bảo hộmột trăm năm tác phẩm này cũng sẽ thuộc về công chúng Xét một cách tổng thể, luậtSHTT dù ở phạm vi quốc gia hay quốc tế, phải bảo vệ lợi ích của tác giả SHTT cũng nhưchủ thể các quyền SHTT và đem lại lợi ích cho công chúng, cho xã hội Tuy nhiên, cũng
có một số ngoại lệ việc bảo hộ là vô thời hạn với một số đối tượng như: bí mật kinhdoanh, chỉ dẫn địa lý…
Tóm lại: Bảo hộ quyền SHTT đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát
triển của các hoạt động đầu tư, sản xuất và thương mại ở từng quốc gia cũng như trongquan hệ kinh tế quốc tế Minh chứng cho vấn đề trên đó là quy định về SHTT, cũng như các Công ước, Hiệp ước ra đời rất sớm ở nhiều nước trên thế giới Tuy luật SHTT ViệtNam ra đời khá trễ nhưng có thể nói, hệ thống pháp luật SHTT của Việt Nam hiện nay đãđược xây dựng tương đối đầy đủ Các quy định về thời hạn bảo hộ trong SHTT hiện hànhđược đánh giá là khá phù hợp với các quy định về SHTT của các quốc gia và Hiệp ước,Công ước quốc tế
Trang 28CHƯƠNG 2 THỜI HẠN BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Từ góc độ vật chất, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là nhằm đảm bảo cho người sángtạo có thể khai thác giá trị kinh tế từ các sản phẩm sáng tạo của mình để bù đắp lại công lao sáng tạo Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ luôn gắn với thời hạn bảo hộ Hết thời hạn này, các sáng tạo trở thành tài sản chung của nhân loại và tất cả mọi người có thể khaithác, sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả thù lao cho người sáng tạo Đối với các đối tượng của quyền SHTT như: Quyền tác giả - Quyền liên quan đến quyền tác giả; Quyền SHCN; Quyền đối với giống cây trồng mỗi đối tượng luật SHTT đều quy địnhthời hạn bảo hộ riêng Tuỳ vào từng đối tượng mà quy định thời hạn cụ thể mà trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về thời hạn bảo hô đối với quyền tác giả - quyền liên quan đếnquyền tác giả
2.1 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả - quyền liên quan đến quyền tác giả
2.1.1 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là khoản thời gian được tính từ lúc quyền tác giảphát sinh cho đến lúc quyền tác giả kết thúc việc bảo hộ Thời hạn bảo hộ quyền tác giảđược quy định khác nhau đối với quyền nhân thân và quyền tài sản
Không giống như các đối tượng khác của Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả chủ yếu bảo
hộ hình thức thể hiện của ý tưởng chứ không bảo hộ chính các ý tưởng đó Khoản 2 điều
4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định quyền tác giả như sau: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu Như vậy quyền tác giả
được trao cho hai đối tượng là: tác giả và chủ sở hữu tác phẩm
Chủ thể của quyền tác giả bao gồm: tác giả, đồng tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
và các tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền
2.1.1.1 Thời hạn bảo hộ quyền nhân thân
Quyền nhân thân phát sinh kể từ khi tác phẩm được định hình lần đầu tiên dướimột hình thức vật chất bất kì Quyền nhân thân là các quyền chỉ dành cho tác giả và cóđầy đủ tính chất như quyền nhân thân được nói đến trong BLDS 2005 Quyền tác giả đối
với quyền nhân thân được quy định tại Điều 19 luật SHTT hiện hành bao gồm các quyền
“quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm và quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả” được bảo hộ vô thời hạn Đây là quyền nhân thân không gắn liền với tài sản của tác
giả hay còn gọi là quyền nhân thân không được phép chuyển giao Các quyền nhân thân này ảnh hưởng trực tiếp đến danh dự và uy tín của tác giả Mặc dù nó tồn tại độc lập vớiquyền tài sản nhưng nó luôn gắn bó với tác giả kể cả khi tác giả không có quyền sử dụng,
Trang 29định đoạt tác phẩm Vì vậy việc quy định quyền nhân thân được bảo hội vô thời hạn làhợp lý, nó gắn liền với tác giả và cũng không có giá trị gì về tài sản Không gây ảnhhưởng đến việc tiếp cận và sử dụng tác phẩm của công chúng.22
2.1.1.2 Thời hạn bảo hộ quyền tài sản
Quyền tài sản là quyền được hưởng lợi ích vật chất khi tác phẩm được sử dụng
Theo Điều 20 luật SHTT quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây: “Làm tác phẩm phái sinh; Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; Sao chép tác phẩm; Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính”.
Quyền tác giả đối với quyền nhân thân được bảo hộ có thời hạn xác định là “quyềncông bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm”, đây là quyền nhân thân được phép chuyển giao hay còn gọi là quyền nhân thân gắn liền với tài sản Chính quyềnnày làm phát sinh bản chất độc quyền của tác giả, chỉ dành riêng cho chủ sở hữu quyềntác giả và nó được bảo hộ có thời hạn vì đây là một quyền gắn liền với lợi ích vật chấtcủa tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả nên cần phải quy định thời hạn bảo hộ Cũng vì vậy mà người viết đưa quyền “quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công
bố tác phẩm” này vào phần các quyền tài sản để phân tích
Thời hạn bảo hộ quyền nhân thân gắn liền với tài sản và quyền tài sản trong LuậtSHTT 2005 sữa đổi bổ sung 2009 được quy định như sau: Quyền tài sản đối với tác phẩmđiện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảymươi lăm năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên VD: Một tác phẩm điện ảnhđược công bố vào ngày 20/03/2010 thì thời điểm chấm dứt thời hạn bảo hộ đối với tácphẩm điện ảnh này là 24 giờ ngày 31 tháng 12 năm 2085
Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bốtrong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ
là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình VD: Một tác phẩm mỹ thuật ứngdụng được định hình vào ngày 19/04/1990 nhưng đến ngày 19/04/2016 mới công bố.Như vậy thời điểm phát sinh thời hạn bảo hộ quyền tài sản đối với tác phẩm này là ngày19/04/2016 và thời điểm chấm dứt là ngày 31/12/2090
Quyền tài sản đối với tác phẩm khuyết danh khi các thông tin về tác giả xuất hiệnthì thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giảchết, trường hợp có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi saukhi đồng tác giả cuối cùng chết
22 Vũ Mạnh Chu, Quyền tác giả và Bảo hộ quyền tác giả – Những quy định hiện hành Nguồn:
http://vumanhchu.com/?p=127 , [ truy cập ngày 03/03/2013].
Trang 30Đối với tác phẩm không thuộc loại hình tác phẩm được bảo hộ đã nêu trên như:
“Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác thể hiện dưới
dạng chữ viết hoặc kí tự khác; bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; tác phẩm báo chí; tác phẩm âm nhạc; tác phẩm sân khấu; tác phẩm kiến trúc; bản đồ, sơ đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học; tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian; chương trình máy tính, sưu tập giữ liệu” thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả
và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết, trường hợp có đồng tác giả thì thời hạn bảo
hộ sẽ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết
Tác phẩm di cảo: là tác phẩm được công bố lần đầu tiên sau khi tác giả chết, thờihạn bảo hộ là năm mươi năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên Thời hạn bảo
hộ quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ đối với tác phẩmnhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật SHTT lànăm mươi năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên Trong thời hạn năm mươinăm, nếu tác phẩm chưa công bố thì thời hạn bảo hộ là năm mươi năm kể từ khi tác phẩmđược định hình
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứngdụng, tác phẩm khuyết danh quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật SHTT 2005sữa đổi bổ sung 2009 được thực hiện như sau: Kể từ ngày Luật SHTT sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật SHTT có hiệu lực tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứngdụng, tác phẩm khuyết danh còn thời hạn bảo hộ theo Luật SHTT thì tiếp tục được hưởng thời hạn bảo hộ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 Luật SHTT sửa đổi bổ sung.Đối với tác phẩm sân khấu còn thời hạn bảo hộ theo Luật SHTT thì thời hạn bảo hộ đượcthực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 Luật SHTT sửa đổi, bổ sung là suốtcuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều
19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật SHTT sẽ chấm dứt vào thời điểm 24 giờngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Nhìn chung, thời hạn bảo hộ quyền tài sản của tác giả có hai cách tính: theo đời người và không theo đời người.
Công ước Berne quy định về thời hạn bảo hộ tác giả cũng có hai nguyên tắc tínhthời hạn bảo hộ Nguyên tắc tính thời hạn bảo hộ theo đời người, được quy định làkhoảng thời gian suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời Nguyên tắc tínhthời hạn bảo hộ dựa vào thời điểm công bố được quy định là khoảng thời gian 50 năm đốivới tác phẩm điện ảnh hoặc thời điểm tác phẩm được sáng tạo, nếu chưa công bố Đối vớitác phẩm nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, thời hạn bảo hộ tối thiểu là 20 năm kể từ khi tác
Trang 31phẩm được sáng tạo Quy định này là yêu cầu bảo hộ tối thiểu, tuỳ theo từng quốc giathành viên có thể quy định thời hạn bảo hộ dài hơn.23
Cách tính không theo đời người tác giả: Là cách tính dựa vào thời điểm công bố
hoặc định hình tác phẩm đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng và tác phẩm khuyết danh Thời hạn bảo hộ đối với các tác phẩm này được quy định cụ thể tạiđiểm a khoản 2 Điều 27 luật SHTT hiện hành Đối với tác phẩm khuyết danh là tác phẩmđiện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì vẫn ápdụng cách tính không theo đời người tác giả như trên Theo cách tính trên, nếu tác giảcông bố tác phẩm càng sớm thì thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm càng dài.24
Ví dụ: một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được định hình vào ngày 01/01/2000 nếutrong thời hạn 25 năm (01/01/2000 đến 01/01/2026) tác phẩm được công bố thì thời hạnbảo hộ đối với tác phẩm này là 75 năm kể từ ngày tác phẩm được công bố Nếu hết thờihạn 25 năm này mà tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn bảo hộ dành cho tác phẩm
là 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình Nếu đến năm thứ 50 (ngày 01/01/2051)tác phẩm mỹ thuật ứng dụng trên mới được công bố thì thời hạn bảo hộ đối với tác phẩmnày chỉ còn lại 50 năm tính từ ngày tác phẩm được định hình
Theo cam kết tại Điều 4 Chương II của Hiệp định BTA “Trường hợp thời hạn bảo
hộ của một tác phẩm được tính không căn cứ theo đời người, thì thời hạn đó không ít hơn
75 năm kể từ khi kết thúc năm lịch mà tác phẩm được công bố hợp pháp lần đầu tiên, hoặc nếu tác phẩm không được công bố hợp pháp trong vòng 25 năm kể từ khi tác phẩm được tạo ra, thì thời hạn đó không ít hơn 100 năm kể từ khi kết thúc năm lịch mà tác phẩm được tạo ra” Do Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ và là thành
viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nên theo nguyên tắc đối xử tối huệ quốcthì các quốc gia thành viên phải đương nhiên dành cho nhau những quyền mà nước đó đã giành cho nước khác Vì vậy, về nguyên tắc, tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công
bố lần đầu tiên Tuy nhiên, vì những nguyên nhân khác nhau, có trường hợp tác giả, chủ
sở hữu tác phẩm không công bố tác phẩm trong thời hạn 25 năm tính từ khi tác phẩmđược định hình Trong trường hợp này, việc quy định thời hạn được bảo hộ tối đa là 100năm kể từ khi tác phẩm được định hình là nhằm khuyến khích tác giả, chủ sở hữu tácphẩm sớm công bố và cũng đã tránh trường hợp lợi dụng để kéo dài thời hạn được bảohộ
23 Công ước Berne: Điều 7[ Thời hạn bảo hộ: 1 Qui định chung; 2 Đối với tác phẩm điện ảnh; 3 Đối với tác phẩm đề bút danh, khuyết danh; 4 Tác phẩm nhiếp ảnh và mỹ thuật ứng dụng; 5 Ngày bắt đầu tính thời hạn; 6 Thời hạn dài hơn; 7 Thời hạn ngắn hơn; 8 Luật áp dụng ; " so sánh" thời hạn]
24 Trích Báo cáo số 243/BC-UBTVQH12 giải trình sữa đổi luật SHTT do UBTVQH trình QH ngày 16 tháng 96 năm 2009.
Trang 32Cách tính theo đời người tác giả: áp dụng đối với các tác phẩm không áp dụng
cách tính không theo đời người như trên và có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả vànăm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết, nếu có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ là nămmươi năm sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.25
Mốc thời hạn bảo hộ đối với tác giả được quy định trong luật SHTT 2005 là 50năm.26 Việc quy định thời hạn bảo hộ như trên là phù hợp với các quy định của Công ướcBerne Nhưng khi luật sửa đổi một số điều của luật SHTT 2009 ra đời thì thời hạn bảo hộnày được nâng lên từ 50 năm lên 75 năm Việc quy định thời hạn như trên để phù hợp vớicác cam kết quốc tế đa phương và song phương về sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã ký kếtnhư Hiệp định về những khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ(Hiệp định TRIPs), Công ước về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (Công ướcBerne) và Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA)
Bên cạnh đó, thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm khuyết danh và tác phẩm di cảo làcác trường hợp đặc biệt của quyền tác giả
2.1.1.3 Cách xác định thời hạn bảo hộ quyền tác giả
a Thời điểm bắt đầu
Quyền tác giả phát sinh không phụ tuộc vào tác phẩm đã công bố hay chưa công
bố Theo điều 739 BLDS 2005 về thời điểm phát sinh và có hiệu lực của quyền tác giảđối với tác phẩm văn học, nghệ thuật là kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiệndưới một hình thức nhất định Việc xác định thời điểm phát sinh quyền tác giả rất quantrọng Bởi vì từ thời điểm đó nếu bất cứ người nào khai thác tác phẩm khi không có sự đồng ý của tác giả thì bị coi là xâm phạm Theo quy định về thời hạn bảo hộ, để xác địnhđược thời hạn bảo hộ các quyền tài sản, bên cạnh việc xác định loại tác phẩm, tùy từngtrường hợp cụ thể ta phải xác định được thời điểm định hình và thời điểm công bố tácphẩm
sở hữu quyền tác giả Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân
25 Bài giảng luật Sở hữu trí tuệ, Nguyễn Phan Khôi, năm 2012, trang 30; 31
26 Điều 27 luật SHTT 2005
Trang 33khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩmkiến trúc.
Cách xác định thời hạn bảo hộ quyền nhân thân
Quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm vàquyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặcxuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín củatác giả” và quyền nhân thân đối với các tác phẩm: “tác phẩm văn học, khoa học, sáchgiáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc kí tự khác; bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; tác phẩm báo chí; tác phẩm âm nhạc; tác phẩm sânkhấu; tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự - gọi chung
là tác phẩm điện ảnh; tác phẩm tạo hình, mỹ thuật hộ ứng dụng; tác phẩm nhiếp ảnh; tácphẩm kiến trúc; bản đồ, sơ đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoahọc; tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian; chương trình máy tính, sưu tập giữ liệu”
Thời điểm bắt đầu quyền nhân thân là kể từ khi tác phẩm được định hình Cách xác định
thời hạn bảo hộ quyền nhân thân của tác giả đối với “quyền công bố tác phẩm hoặc cho người khác công bố tác phẩm” giống như các xác định thời hạn bảo hộ đối với quyền tàisản quy định tại Điều 20 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi, bổ sung 2009
Cách xác định thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với quyền tài sản
Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh
có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.Đối với những tác phẩm không thuộc các loại hình được bảo hộ trên như: “tácphẩm từ viết hoặc kí tự khác; bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; tác phẩm báo chí; tác phẩm âm nhạc; tác phẩm sân khấu; tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theophương pháp tương tự - gọi chung là tác phẩm điện ảnh; tác phẩm tạo hình, mỹ thuật hộứng dung; tác phẩm nhiếp ảnh; tác phẩm kiến trúc; bản đồ, sơ đồ, bản vẽ liên quan đếnđịa hình, kiến trúc, công trình khoa học; tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian; chươngtrình máy tính, sưu tập giữ liệu” Thời điểm tính thời hạn bảo hộ quyền tài sản đối cới cáctác phẩm trên là thời điểm công bố tác phẩm
Thời hạn bảo hộ quyền tài sản và quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19của Luật Sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm di cảo là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩmđược công bố lần đầu tiên
Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng mà chưa được công bố trongthời hạn hai mươi lăm năm, kể trừ khi tác phẩm được định hình thi thời hạn bảo hộ là mộttrăm năm, kể từ lúc tác phẩm được định hình
Đối với tác phẩm khuyết danh khi có thông tin về tác giả xuất hiện, thì thời hạnbảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết, trường hợp
Trang 34có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ này chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồngtác giả cuối cùng chết.
b Thời điểm kết thúc thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Thời điểm kết thúc thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định cụ thể tại điểm ckhoản 2 Điều 27 luật SHTT 2005 như sau:
Thời điểm kết thúc quyền tài sản đối với các loại tác phẩm được bảo hộ chấm dứtvào 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn
Thời điểm kết thúc quyền tài sản đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh vào 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm thứ bảy mươi lăm
sẽ chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng mà chưa được công bốtrong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thi thời hạn kết thúcbảo hộ là 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm thứ một trăm năm, kể từ lúc tác phẩm đượcđịnh hình
Đối với tác phẩm khuyết danh khi có thông tin về tác giả xuất hiện, thì thời hạnkết thúc việc bảo hộ là 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm thứ năm mươi tiếp theo năm tácgiả chết, trường hợp có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ này chấm dứt vào năm thứ nămmươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết
Thời điểm kết thúc quyền tài sản đối với tác phẩm khuyết danh bao gồm những tác
phẩm “tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác thể hiện
dưới dạng chữ viết hoặc kí tự khác; bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; tác phẩm báo chí; tác phẩm âm nhạc; tác phẩm sân khấu; tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo
ra theo phương pháp tương tự - gọi chung là tác phẩm điện ảnh; tác phẩm tạo hình, mỹ thuật hộ ứng dung; tác phẩm nhiếp ảnh; tác phẩm kiến trúc; bản đồ, sơ đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học; tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian; chương trình máy tính, sưu tập giữ liệu” khi các thông tin về tác giả của tác phẩm
khuyết danh chưa xuất hiện thì thời hạn bảo hộ sẽ kết thúc vào 24 giờ ngày 31 tháng 12của năm thứ bảy mươi lăm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên
Thời hạn kết thúc việc bảo hộ quyền tài sản và quyền nhân thân quy định tại khoản
3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm mỹ thuật ứngdụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ là 24 giờ ngày 31tháng 12 của năm thứ năm mươi, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên Trongthời hạn năm mươi năm, nếu tác phẩm chưa công bố thì thời hạn bảo hộ sẽ kết thúc vào
24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm thứ mươi, kể từ khi tác phẩm được định hình
Thời hạn bảo hộ quyền tài sản và quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19của Luật Sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm di cảo sẽ kết thúc vào 24 giờ ngày 31 tháng 12của năm thứ năm mươi, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên
Trang 35Đối với tác phẩm di cảo bao gồm: “tác phẩm từ viết hoặc kí tự khác; bài giảng, bàiphát biểu và bài nói khác; tác phẩm báo chí; tác phẩm âm nhạc; tác phẩm sân khấu; tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự - gọi chung là tácphẩm điện ảnh; tác phẩm tạo hình, mỹ thuật hộ ứng dụng; tác phẩm nhiếp ảnh; tác phẩm kiến trúc; bản đồ, sơ đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình,kiến trúc, công trình khoa học; tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian; chương trình máy tính, sưu tập giữ liệu, tác phẩmphái sinh được tạo ra từ các tác phẩm này” thì thời hạn bảo hộ sẽ kết thúc vào 24 giờngày 31 tháng 12 của năm thứ năm mươi.
2.1.2 Thời hạn bảo hộ quyền liên quan
2.1.2.1 Thời hạn bảo hộ
Bên cạnh quyền tác giả, phải kể đến những người có sự đóng góp công sức củamình trong việc truyền bá tác phẩm đến với công chúng Hình thành sau khi quyền tácgiả được bảo hộ một cách phổ biến và rộng rãi, lại mang bản chất gắn bó mật thiết vớiquyền tác giả, do vậy việc bảo hộ quyền liên quan bao giờ cũng được xem xét trong mốiquan hệ với quyền tác giả và thể hiện nguyên tắc không gây phương hại đến quyền tác giả Trong đa số trường hợp, tác giả sáng tạo ra tác phẩm không tự mình phổ biến tácphẩm đến công chúng, mà công việc này thường thông qua những chủ thể khác - nhữngchủ thể của quyền liên quan - thực hiện thông qua năng lực tài chính, thời gian và sựchuyên nghiệp của mình Những người này tuy không trực tiếp sáng tạo nên tác phẩm,nhưng thông qua các sản phẩm của họ - các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, chương trìnhphát sóng - công chúng sẽ dễ tiếp cận được các thành quả sáng tạo của tác giả Vì nhữngđóng góp đó, các chủ thể này cũng được pháp luật bảo hộ, nhằm chống lại các hành vi sửdụng trái phép các sản phẩm đó Bên cạnh đó chỉ khi người biểu diễn, nhà đầu tư… thuđược lợi ích tương xứng mới có thể khuyến khích họ tiếp tục đầu tư, sáng tạo các sảnphẩm trí tuệ nói chung, cũng như cuộc biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình… có giá trị xã hội
và nghệ thuật nói riêng Nhưng đồng thời để đảm bảo cho công chúng được quyền tiếp cận với các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học có giá trị, mà trực tiếp là các cuộcbiểu diễn, nhằm đạt được mục đích tối cao của Luật sở hữu trí tuệ là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, cũng như các loại hình quyền khác, quyền tài sản của người biểu diễn được bảo hộ có thời hạn
Khái niệm quyền liên quan được pháp luật SHTT của Việt Nam đề cập một cáchgián tiếp bằng phương pháp liệt kê tại khoản 3 Điều 4 của luật SHTT hiện hành như sau:
“Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ
chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hóa”.
Chủ sở hữu quyền của quyền liên quan bao gồm: chủ sở hữu của cuộc biểu diễn,các nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và tổ chức phát sóng Cũng như quyền tác giả,
Trang 36quyền liên quan được bảo hộ không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký với cơ quan quản lý
có thẩm quyền Trong các đối tượng của quyền liên quan chỉ có người biểu diễn mới cóquyền nhân thân vì quyền nhân thân của người biểu diễn rất trừu tượng không gắn với một cuộc biểu diễn cụ thể, như khi chúng ta nói đến tác giả của một quyển sách chúng ta
có thể biết nội dung của cuốn sách viết gì, tác giả của cuốn sách là ai
Quyền liên quan dành cho người biểu diễn không đồng thời là chủ sở hữu của
cuôc biểu diễn đó được bảo hộ bao gồm các quyền quy định tại khoản 2 Điều 29 luật
SHTT hiện hành như sau: “Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm,ghi hình,phát sóng cuộc biểu diễn; Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa,cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn” Cần lưu ý thời hạn bảo hộ quyền nhân
thân của người biểu diễn tuy không được qui định trong luật, nhưng chúng ta có thể ápdụng tương tự quy tắc như đối với quyền nhân thân của tác giả, chính là được bảo hộ vôthời hạn
Thời hạn bảo hộ quyền liên quan mang tính chất quyền tài sản:
Thời hạn bảo hộ quyền liên quan theo luật hiện hành là gần giống nhau cho cả 3đối tượng, và chỉ áp dụng cho các quyền tài sản
Theo qui định tại khoản 1 Điều 34 Luật SHTT hiện hành: “quyền của người biểu diễn
được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo cuộc biểu diễn được định hình”.
Quyền của người biểu diễn bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản So với quy định
về thời hạn bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật SHTT Việt Nam thì Công ước Rome không quy định cụ thể mà chỉ quy định thời hạn bảo hộ tối thiểu quyền dành cho người biểu diễn là hai mươi năm, tính từ khi kết thúc năm mà cuộc biểu diễn đượcđịnh hình Hiệp định TRIPS đã mở rộng thời hạn này lên năm mươi năm từ khi kết thúcnăm mà việc ghi âm được tiến hành
Thời hạn bảo hộ Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình: theo quy định tại
khoản 2, Điều 34 Luật SHTT hiện hành: “Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố” Quyền liên quan dành cho nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình luôn mang
tính tài sản Vì hoạt động của các nhà sản xuất không mang tính sáng tạo như tác giả và người biểu diễn Thời hạn bảo hộ quyền liên quan của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hìnhđược luật SHTT quy định như trên cũng phù hợp với các quy định tại các Công ước, điềuước quốc tế và pháp luật một số nước Công ước Rome quy định tại Điều 14 về thời hạnbảo hộ quyền liên quan dành cho nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là hai mươi năm kể
từ khi kết thúc năm bản ghi âm được công bố lần đầu tiên hoặc kể từ năm bản ghi âmđược tạo ra nếu bản ghi âm chưa công bố Và Hiệp định TRIPS quy định tại Điều 14.5 đã
Trang 37mở rộng thời hạn bảo hộ tối thiểu bảo hộ quyền liên quan dành cho nhà sản xuất bản ghi
âm, ghi hình làn năm mươi năm từ khi kết thúc năm mà việc ghi âm được tiến hành
Thời hạn bảo hộ quyền của tổ chức phát sóng: theo quy định tại khoản 3 Điều 34
luật SHTT thì “Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện”.
Thời hạn bảo hộ đối với quyền của người biểu diễn; nhà sản xuất bản ghi âm, ghihình; tổ chức phát sóng sẽ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của nămchấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan nói trên
2.1.2.2 Thời điểm bắt đầu thời hạn bảo hộ quyền liên quan
Không giống như quyền sở hữu công nghiệp, yêu cầu đăng ký mới được hưởngquyền, còn quyền của người biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóngđược định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả thì mặc nhiênđược hưởng quyền này mà không cần thông qua bất cứ thủ tục nào Thời điểm phát sinhviệc bảo hộ là thời điểm xảy ra sự kiện bảo hộ
Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 luật SHTT: Thời điểm bắt đầu thời hạn bảo hộ
quyền liên quan dành cho người biểu diễn là năm mươi năm được tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình Do vậy thời điểm phát sinh việc bảo hộ là khi sự
kiện bảo hộ được định hình Công ước Rome quy định về thời hạn bảo hộ có đôi chúc khác biệt so với luật SHTT hiện hành của Việt Nam đó là: cuộc biểu diễn được bảo hộ từ lúc được thực hiện, yếu tố định hình không là bắt buộc Việc xác định thời điểm phát sinhquyền của người biêu diễn rất quan trọng vì thời điểm phát sinh quyền của người biểudiễn cũng là thời điểm quyền của người biểu diễn được bảo hộ theo pháp luật Mọi hành
vi gây ảnh hưởng đến quyền của người biểu diễn kể từ thời điểm này sẽ bị xem là xâmphạm quyền của người biểu diễn và chịu sự điều chỉnh của pháp luật
Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ năm mươi năm kể từnăm tiếp theo năm cuộc ghi âm, ghi hình được công bố hoặc năm mươi năm kể từ khicuộc ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố
VD: Một bản ghi âm, ghi hình được công bố vào ngày 30/12/2009 thì bản ghi âm,ghi hình này sẽ được bảo hộ từ ngày 30/12/2009 đến hết 24 giờ ngày 31/12/2060
Đối với thời hạn bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được quyđịnh tại khoản 2 Điều 34 luật SHTT phát sinh khi bản ghi âm, ghi hình được công bốhoặc định hình
Đối với thời hạn bảo hộ quyền của tổ chức phát sóng phát sinh khi thời điểm xảy
ra sự kiện được thực hiện được quy định tại khoản 3 Điều 34 luật SHTT
2.1.2.3 Thời điểm kết thúc thời hạn bảo hộ quyền liên quan
Thời hạn bảo hộ đối với quyền của người biểu diễn; nhà sản xuất bản ghi âm, ghihình; tổ chức phát sóng được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 34 luật SHTT