1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU gạo CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG sản THỰC PHẨM AN GIANG

93 294 5
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 7,28 MB

Nội dung

gạo công tụ xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang TÓM TẮT NỘI DUNG Mục đích của bài nghiên cứu này là phân tích chuỗi giá trị hoạt động xuất khâu gạo nhằm đưa ra giải pháp nâng c

Trang 1

TRUONG DAI HQC CAN THO

KHOA KINH TE - QUAN TRI KINH DOANH

LUAN VAN TOT NGHIEP PHAN TICH CHUOI GIA TRI HOAT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CÔNG TY

XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THỰC

PHAM AN GIANG

MSSV:4074500 Lớp: QTKD-TM 2 K33

Cần Thơ — 2010

Trang 2

Phân tích chuỗi giá trị hoạt động xuất khẩu gạo công tụ xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang

LOI CAM TA

- đề T——

Qua gần bốn năm học tập và nghiên cứu em đã được quí thầy cô trường

Đại học Cần Thơ nói chung và qui thầy cô khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh Doanh nói riêng những người đã tận tình truyền đạt những kiến thức quí báo về chuyên

môn cũng như những kinh nghiệm trong cuộc sống

Để hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp ngoài sự nỗ lực của bản thân,

em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Quốc Dũng, người đã tận tình truyền đạt hướng dẫn em về kiến thức chuyên môn, sự đóng góp ý kiến và những lời

khuyên vô cùng quí báo của thầy để em có thê hoàn thành bài luận văn của mình

Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, quí cô chú và các anh chị

trong Công ty Xuất Nhập Khâu Nông Sản Thực Phẩm An Giang, đặc biệt là anh

Lâm Minh Trí đã tạo điều kiện tốt nhất để em thu thập thông tin, học hỏi kinh nghiệm trong thời gian thực tập tại Công ty

Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian thực tập nên bài luận văn không tránh khỏi những sai sót Vì vậy, em kính mong được sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô và các bạn đề bài viết được hoàn thiện hơn

Cuối lời, em xin gởi lời kính chúc sức khỏe, thành công và hạnh phúc đến

các thầy cô Kính chúc Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An

Giang ngày càng phát triển mạnh mẽ và bền vững

Trang 3

LOI CAM DOAN

SỔ -% -

Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu

thập và kết quá phân tích trong đề tài là trung thực, dé tài không trùng với bất kỳ

dé tài nghiên cứu khoa hoc nao

Ngày 22 tháng II năm 2010

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Trai

Trang 4

Phân tích chuỗi giá trị hoạt động xuất khẩu gạo công tụ xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang

NHAN XET CUA CO QUAN THUC TAP

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HUỚNG DẪN

Ngày tháng năm

Giáo viên hướng dẫn

Trang 6

Phân tích chuỗi giá trị hoạt động xuất khẩu gạo công tụ xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang

NHAN XET CUA GIAO VIEN PHAN BIEN

Ngày tháng năm

Giáo viên phản biện

Trang 7

1.3.1 Không gian

1.3.2 Thời gian

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ¿65x22 St22k 2x 2221211111111 21 2121 1 xe 2

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1.1 Tổng quan về phân tích hoạt động kinh đoanh .2- 52+ 4

2.1.1.1 Khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh 4

2.1.1.2 Phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh 4

2.1.2 Lý thuyết về xuất nhập khâu - 2: ¿+52 22E22E2Evzxckerrrrers 5 2.1.3 Các chí tiêu đánh giá tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh

2.1.3.6 Ty số lợi nhuận trên tai SAN eee ccscsescsseseesesesesesesessssessees 7

2.1.4 Khái niệm về chuỗi giá tị - 525222222222 2ExcErrrrrsrrrrrrree 8

2.2 Phương pháp nghiÊn CỨU .- 5 S5 SH ng 8 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu -22 55:5 2cxtSC2ExEEEExrrkrsrkrrkrerrrree § 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 2-2-2222 22C 222 EcEErrtrrrtrrrrrrrrrrxee 8

Chuong 3: KHAI QUAT VE CONG TY .secsessesssesssesseeseesseesessecssesueesecssessesees 10

3.1 Lịch sử hình thành và phát trién cOng ty c.ccccccsesessessessessesseessesessesseeseeees 10 3.2 Chức năng, nhiệm vụ của cÔng ty .- + c- Sài 12

Trang 8

Phân tích chuỗi giá trị hoạt động xuất khẩu gạo công tụ xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang

3.2.1 CHỨC năng ¿+ S22 231 3112112 9H HH HH He HH hư 12 E20 12

3.6 Kat qua hoat d6ng kinh doanh ccccsecccsscssessessssssssesseesssessessesssesessesssesseees 15 3.6.1 Tình hình doanh thu và lợi nhuận 5555522 15 3.6.2 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động của công ty 19 3.7 Phương hướng phát triỀn của công ty . .¿- 52552 se csecxsrxereee 22 3.7.1 Định hướng phát triển kinh đoanh - ¿52552 552xcx+ssecxszee 22

3.7.2 Định hướng phát triển về quản lý kinh đoanh - tài chính 22 3.7.3 Định hướng phát triển nguồn nhân lực . - ¿c5 55552 23

Chương 4: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GAO CÔNG TY AFIEX 56c c2 1 E2 1122121111111 21211.111.111 treo 24 4.1 Phân tích tình hình kinh đoanh xuất khâu gạo - -. 5255555: 24 4.1.1 Sản lượng kim ngạch xuất khâu gạo -.¿ 5255 cccsvscrrree 24 4.1.2 Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khâu ¿2-5525 2tc2xcrecrrerrrsrrrrree 27 4.1.3 Kim ngạch các thị trường xuất khâu gạo . 55c 555552 30 4.1.4 Tình hình giá ØO Sa ng 32

Trang 9

ChEAn Ni ae 56

4.3.1.2 KIAch ang cceeecsccssesssessessseeseessesssesseesecssesseesecesessnesseesesseeseees 58

Chương 5: GIẢI PHÁP ĐÂY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO 66

5.1 Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân . 2525555 S5zccszxcsec 66

5.2 NhTNg Gidi PAP 68

KUNG 001 na 68

5.2.2 Giải pháp Marketing HH HH hư 69 5.2.3 Giải pháp công nghệ - 2 0 2n ng rườn 69

5.2.4 Giải pháp quản lý tải chính ¿552552 2+c2xeextxxerrxerxrrrrrer 71

5.2.5 Giải pháp nhân sự Sàn HH HH HH HH hư 72 Chương 6: KÉT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ ¿225 55+Sszcxczxcsecrerkereee 74 6.1 Kết luận c2 1121 111121111011 1 111111 11 0102 110 011 011011 111g rrreg 74 84.01; 8m ha 75

U00 5 75 6.2.2 Đối với công ty . : 2t x2 2.21111121121111 111121101111 reo 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

506591711 77

Trang 10

Phân tích chuỗi giá trị hoạt động xuất khẩu gạo công tụ xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang

DANH MỤC BIÊU BANG

Bảng I: Tình hình nhân sự công ty Afiex tháng 06/2010 -«< «5< 15

Bảng 2:Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh đoanh giai đoạn 2007 - 2009 16

Bảng 3: Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 6 tháng đầu năm 2007 - 2010 ÔÖÔÖÔÖÔÖÖ 16

Bảng 4: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động công ty AFIEX (2007 - Bảng 5: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động công ty AFIEX (6 tháng bPiRi1: 820052000 08 ẽ 19 Bảng 6: Tình hình sản lượng, kim ngạch xuất khẩu gạo giai đoạn 2007 - 2009 25 Bảng 7: Tình hình sản lượng, kim ngạch xuất khẩu gạo giai đoạn 6 tháng đầu b01820 00920 0 25

Bang 8: Tình sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo theo cơ cấu mặt hàng giai đoạn 2007 -2000 - +20 1 1221221 01122111112111211110.11.111101111.1 1 1e 28 Bảng 9: Tình sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo theo cơ cấu mặt hàng 6 tháng đầu năm 2007 — 2010 ¿ ¿- 2-52 ©2225E+E2E22322E211 2152121111121 11 te 29 Bảng 10: Kim ngạch xuất khẩu gạo theo thị trường . . - 31

Bảng 11: Giá xuất khâu gạo trung bình giai đoạn 2007 - 2009 33

Bảng 12: Giá xuất khâu gạo trung bình 6 tháng giai đoạn 2007- 2010 34

Bang 13: Tình hình tồn kho cuối năm giai đoạn 2007 — 2009 36

Bảng 14: Tình hình tồn kho 6 tháng đầu năm 2007 - 2010 -. - 36

Bang 15: Chi phí liên quan hoạt động vận hành giai đoạn 2007 — 2009 42

Bảng 16: Chi phí liên quan hoạt động vận hành giai đoạn 6 tháng đầu năm 2007- U00 42

Báng 17: Chi phí vận chuyên hàng hóa giai đoạn 2007 — 2009 45

Bang 18: Chi phí vận chuyên hàng hóa giai đoạn 6 tháng đầu năm 2007 — 2010 tÉ 12112211211 E111 11g11 reo 45 Bảng 19: Số lượng các loại thiết bị phục vụ sản xuất tính tháng 06/2010 50

Bảng 20: Doanh thu và lợi nhuận trước thuế của mặt hàng gạo giai đoạn 2007 —

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Cơ cấu tổ chức công ty AFIEX 5cc c2 22x c2tcrrrrerrrerrrrrees 13

Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu gạo trực tiếp theo thị trường 6 tháng đầu năm 2010

Hình 3: Sơ đồ quy trình chế biễn gạo nguyên liệu của công ty AFIEX

Hình 4: Sơ đồ quy trình chế biễn gạo thành phẩm của công ty AFIEX

Hình 5: Kênh phân phối gạo của công †y ¿525 5+ Sczcxzkerrerrerkrreee 67

Trang 12

Phân tích chuỗi giá trị hoạt động xuất khẩu gạo công tụ xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang

TÓM TẮT NỘI DUNG

Mục đích của bài nghiên cứu này là phân tích chuỗi giá trị hoạt động xuất khâu gạo nhằm đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quá hoạt động kinh đoanh xuất khẩu gạo của công ty Xuất Nhập Khâu Nông Sản Thực Phâm An Giang Dựa vào phần mềm Excel để xử lý số liệu và dùng các phương pháp phân tích đê phân tích số liệu

Qua kết quá phân tích cho ta thấy các hoạt động trong chuỗi giá trị xuất khâu gạo của công ty đang mang lại hiệu quả kinh doanh xuất khâu nhưng van còn tồn tại những khuyết điểm

Kết quả nghiên cứu cũng tìm ra những tồn tại và nguyên nhân khiến cho hoạt động giá trị chưa được như mong đợi và đưa ra những giải pháp để nâng cao các hoạt động này của công ty

Cuối cùng cúa bài nghiên cứu này đưa ra một số kiến nghị đối với chính

phủ và các ban ngành nhằm mục đích chung là nâng cao chất lượng hạt gạo của Việt Nam nói chung và cúa công ty nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xuât khâu của công ty và cả nước

Trang 13

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vẫn đề nghiên cứu

Việt Nam là nước có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thích hợp với nên

kinh tế nông nghiệp do có đất đai trù phú, nhiều phù sa, sông ngòi, khí hậu nhiệt

đới gió mùa, lượng nhiệt trung bình cao kết hợp với độ âm trung bình lớn, thuận

lợi cho việc sinh trưởng của các loài thực vật nhiệt đới vốn ưa nhiều âm như cao

su, cà phê, chè, lúa Hằng năm, các loại nông sản này không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu đùng trong nước mà còn phục vụ cho xuất khâu ra thế giới Trong

các loại nông sản đó, có thể nói gạo là loại quan trọng nhất, có ánh hưởng trực

tiếp đến sự phát triển của đất nước Nó không chỉ đảm bảo cho an ninh lương

thực quốc gia mà còn đem lại một nguồn ngoại tệ mạnh Gạo của Việt Nam được

coi là sản phâm có tính cạnh tranh cao trên thị trường thế giới hiện nay

Năm 2009, theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam sản lượng lúa cả nam dat 38,9 triệu tấn, xuất khẩu gạo chiếm gần 6 triệu tan Trong đó có đóng

góp không nhỏ của tỉnh An Giang vào lượng gạo xuất khâu An Giang là một tỉnh có nền nông nghiệp rất phát triển, đặc biệt là về sản xuất lúa gạo Năm 2009,

An Giang thu được những thành tựu to lớn về sản xuất lúa, sản lượng lúa cả năm

đạt 3,39 triệu tắn, xuất khâu gạo 500 nghìn tấn qua 42 quốc gia (Sở Công thương

An Giang), là lá cờ đầu của sản xuất lương thực của cả nước

Công ty xuất nhập khâu nông sản thực phẩm An Giang (Afiex) là một

doanh nghiệp hàng đầu của tỉnh trong lĩnh vực xuất nhập khâu nông sản, hoạt

động chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập khâu, uy tín — chất lượng luôn được đặt

lên hàng đầu Với các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng hiện đang áp dụng và được chứng nhận: ISO 9001:2000, HACCP, SQF 2000, BRC sản phâm xuất khâu của công ty tạo được niềm tin mạnh mẽ với khách hàng và mang tính cạnh tranh cao Sự tăng trưởng mạnh của các ngành kinh doanh chủ lực của công ty như:

gạo, thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã đem lại cho công ty Afiex nhiều cơ hội kinh

doanh mới Tuy nhiên, công ty phải đương đầu với sự cạnh tranh quyết liệt hơn không chỉ giữa các đoanh nghiệp trong nước mà còn cả trên thị trường quốc tế

Trang 14

Phân tích chuỗi giá trị hoạt động xuất khẩu gạo công tụ xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang

Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, việc nâng cao giá trị cho sán phẩm

cho đoanh nghiệp để đảm bảo chỗ đứng vũng chắc trên thị trường là một điều không hề đễ đàng Chính vì vậy, công ty Afiex bằng những giải pháp đúng đắn,

linh hoạt và kinh nghiệm nhiều năm trên thương trường, đã trụ vững và vươn lên mạnh mẽ Để hiểu rõ hơn về xuất khâu gạo của công ty cũng như nâng cao hơn nữa giá trị hạt gạo của công ty, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu cho mình là: “Phân tích chuỗi giá trị hoạt động xuất khẩu gạo công ty xuất nhập khẩu nông sẵn thực phẩm An Giang”

1.2 Mục tiều nghiên cứu

1.2.1 Mục tiền chung

Tìm hiểu hoạt động chuỗi giá trị gạo của của công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang Từ đó, đưa ra các biện pháp nâng cao hơn nữa giá trị hạt gạo của công ty

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

— Phan tich tình hình kinh đoanh xuất khâu gạo giai đoạn 2007 — 6/2010

— Phân tích các hoạt động trong chuỗi giá trị sản phẩm gạo của công ty

— Đề ra giải pháp thúc đây hoạt động xuất khẩu qua việc nâng cao giá trị hạt gao của công ty

— Luận văn sử dụng những số liệu thứ cấp từ các phòng ban của công ty xuất

nhập khâu nông sản thực phẩm An Giang giai đoạn từ 2007 — 6/2010

— Thời gian thực hiện đề tài từ 9/2010 đến 12/2010

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Các hoạt động trong chuỗi giá trị sản phẩm gạo của công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang

1.4 Lược khảo tài liệu có liền quan

Đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện kênh phân phối gạo

cho công ty Cô phần Docimexco” của tác giả Đoàn Đức Thắng thực hiện năm

Trang 15

2008 Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu về thực trạng sản xuất kinh doanh và tiêu

thụ gạo, phân tích thực trạng kênh phân phối gạo hiện có của công ty tại địa bàn

tỉnh Đồng Tháp đề tìm ra điểm mạnh và điểm yếu, phân tích các yếu tố tác động

của môi trường kinh doanh lúa gạo để tìm ra cơ hội và đe dọa, và từ những phân tích trên đưa ra những giải pháp để hoàn thiện kênh phân phối gạo cho công ty

Cổ phần Docimexco Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích, so sánh số liệu giữa các năm với nhau để phân tích kết quả hoạt động kinh đoanh của công ty, phương pháp phân tích tần số để phân tích số liệu sơ cấp, phương pháp biểu báng

để phân tích số liệu, phương đánh giá, so sánh dựa trên các số liệu sơ cấp lấy từ

các mẫu phỏng vấn và kết quả phân tích dé đưa ra các giải pháp phù hợp Kết quả

của dé tai la đã phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng kênh phân phối gạo của công ty, đánh giá được điểm mạnh, yếu, nhận diện cơ hội, đe dọa

Dựa trên cơ sở phân tích công ty, môi trường kinh doanh tác giả đưa ra giải pháp hoàn thiện kênh phân phối gạo tại công ty Cô phần Docimexeo

Đề tài: “Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại Công ty xuất nhập khâu

nông sản thực phẩm An Giang” của tác giả Trần Thủy Tiên thực hiện năm 2003

Mục tiêu của đề tài là phân tích tình hình xuất khâu gạo của công ty trong giai

đoạn 2001 — 2003 nhằm rút ra những kinh nghiệm cũng như giải pháp cho kế hoạch kinh đoanh trong những năm tiếp theo, tìm hiểu những thuận lợi và khó

khăn của công ty làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch chiến lược mới, giúp

nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khâu của công ty Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tá số liệu : dùng công cụ thống kê tập hợp tài liệu, số liệu của công ty, sau đó tiễn hành phân tích, so sánh, đối chiếu rút ra kết

luận về kết quá hoạt động kinh doanh, phương pháp phân tích SWOT để phân

tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và đe đọa của công ty, phương pháp phân tích tài chính : xác định kết quá từ đó rút ra nhận xét về hiệu quả hoạt động của công ty

Kết quả của đề tài là phân tích kết quá hoạt động kinh doanh xuất khâu gạo của công ty và đề ra được giải pháp hoàn thiện việc kinh đoanh xuất khâu gạo

Trang 16

Phân tích chuỗi giá trị hoạt động xuất khẩu gạo công tụ xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp luận

2.1.1 Tổng quan về phân tích hoạt động kinh doanh

2.1.1.1 Khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh doanh là toàn bộ nghiệp vụ kinh té phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sán phẩm của doanh nghiệp, nó phản ánh qua các chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp, qua các báo cáo tài chính

Phân tích hoạt động kinh doanh là đi sâu và nghiên cứu quá trình và kết quá hoạt động kinh doanh theo theo yêu cầu quán lý, căn cứ vào các tài liệu hạch

toán, thông tin kinh tế khác, phân giải mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế

nhằm làm rõ bản chất kinh đoanh, tìm ra nguồn tiềm năng cần khai thác, trên cở

sở đó đề ra các giải phát nâng cao hiệu quá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là kết quá và quá trình hoạt

động sản xuất kinh doanh có kế hoạch của đợn vị kinh tế, những nhân tố phát sinh bên trong hoặc bên ngoài đơn vị kinh tế, ánh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh:

— Đánh giá một cách toàn điện tình hình thực hiện các kế hoạch về vật tư, lao động, tiền vốn Tình hình chấp hành các thé lệ và chế độ về quản lý kinh tế của Nhà nước

— Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ánh hướng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích

— Khai thác và động viên mọi khả năng tiềm tnàg để phát huy ưu điểm, khắc

phục nhược điểm, nâng cao hiệu quả kinh doanh

2.1.1.2 Phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh

a) Phuong phap so sánh số tuyệt đối:

Số tuyệt đối: là số biểu hiện qui mô, khối lượng của một chỉ tiêu kinh tế nào đó ta thường gọi là trị số của chỉ tiêu kinh tế Nó là cơ sở để tính toán các

loại sô liệu khác

Trang 17

So sánh bằng số tuyệt đối: là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với kỳ gốc Kết quả so sánh biêu hiện biến động khối lượng, quy mô

của các hiện tượng kinh tế,

Mức biến động của chỉ tiêu = Trị số kỳ phân tích — Trị số kỳ gốc

b) Phương pháp so sánh số tương đổi

* Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch

Là mối quan hệ tí lệ giữa mức độ cần đạt theo kế hoạch đề ra với mức độ thực tế đã đạt được ở kỳ kế hoạch trước về một chỉ tiêu kinh tế nào đó

vụ kê hoạch (74) Múc độ đã đạt được trong kỳ kế hoạch trước

* Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỷ lệ phần trăm

Là số tương đối biểu hiện mối quan hệ tỉ lệ giữa mức độ thực tế đã đạt được trong kỳ với mức độ giữa mức độ cần đạt theo kế hoạch đề ra trong kỳ

x 100%

thành kê hoạch (7) Mức độ cần đạt được trong kỳ kế hoạch

* Số tương đối kết cầu

Số tương đối kết cấu 1a biéu hiện mối quan hệ tỷ trọng giữa mức độ đạt

đượccủa bộ phận chiếm trong mức độ đạt được của tong thể về một chỉ tiêu kinh

tế nào đó

kêt cau (%) Mức độ đạt được của tổng thê

2.1.2 Lý thuyết về xuất nhập khẩu

Xuất khẩu trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và địch

vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IME là việc bán hàng hóa cho nước ngoài

Nhập khẩu trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia nảy mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản

Trang 18

Phân tích chuỗi giá trị hoạt động xuất khẩu gạo công tụ xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước Tuy

nhiên, theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của IME, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khâu và đưa vào mục cán cân thương mại Còn việc mua địch vụ được tính vào mục cán cân phi thương mại

Ngoại thương (hay còn gọi là thương mại quốc tế) là quá trình trao đổi hàng hóa, địch vụ giữa các quốc gia chủ yếu thông qua hoạt động xuất, nhập khâu và các hoạt động gia công với nước ngoài Ngoại thương giữ vị trí trung tâm trong nền kinh tế đối ngoại

Quan hệ kinh tế quốc tế là tông thể các quan hệ về mặt vật chất và tài

chính, các quan hệ diễn ra không những trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong lĩnh vực khoa học — công nghệ có liên quan đến tất cả giai đoạn của quá trình sản xuất, giữa các quốc gia với nhau và giữa các quốc gia với các tô chức kinh tế

quốc tế

2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh

doanh

Các chí số này được lấy từ bài giảng Quản Trị Tài Chính tài liệu lưu hành

nội bộ của Đại Học Cần Thơ

2.1.3.1 Tỷ số thanh khoản hiện thời

Tỷ số thanh khoản hiện thời là một tỷ số tài chính dùng để đo lường năng

lực thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Tỷ số thanh khoản ngắn hạn được

tính ra bằng cách lấy giá trị tài sán lưu động trong một thời kỳ nhất định chia cho

giá trị nợ ngắn hạn phải trả cùng kỳ

Tỷ số thanh khoản hiện thời (lần) =

Giá trị nợ ngăn hạn

Tỷ số thanh khoản hiện thời cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử

dụng đề thanh toán Nếu tỷ số này nhỏ hon | thi có nghĩa là doanh nghiệp không

đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoán nợ ngắn hạn sắp đáo hạn 2.1.3.2 Tỷ số thanh khoản nhanh

Tỷ số thanh khoản nhanh là một tỷ số tài chính dùng nhằm do kha nang

huy động tài sán lưu động của một doanh nghiệp để thanh toán ngay các khoán

nợ ngắn hạn của doanh nghiệp này

Trang 19

Giá trị tài sản lưu động — Giá trị hàng tôn kho

2.1.3.5 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu

Tý số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) là một tỷ số tài chính dùng đề theo dõi tình hình sinh lợi của công ty cổ phần Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cỗ đông và đoanh thu của công ty Tỷ số này cho biết lợi nhuận

chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu

Lợi nhuận rong (loi nhuận sau thuê)

Doanh thu

2.1.3.6 Tỷ số lợi nhuận trên tài sắn

Tý số lợi nhuận trên tài sản (ROA) là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khá năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sán của doanh nghiệp Tỷ số cho biết hiệu

qua quan ly va str dung tai sán để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp

Tỷ số lợi nhuận trên tải sản (2) = ————————————- x 100%

Bình quân tông giá trị tài sản

Trang 20

Phân tích chuỗi giá trị hoạt động xuất khẩu gạo công tụ xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang

2.1.4 Khái niệm về chuỗi giá trị

Chuối giá trị cũng được biết đến như là chuỗi giá trị phân tích, là một khái niệm từ quán lý kinh đoanh đầu tiên đã được mô tả và phổ cập bởi Michael

Porter trong cuốn sách Lợi thế cạnh tranh: Tạo lập và duy trì thành tích vượt trội

trong kinh doanh Chuỗi giá trị là phương hướng trong đó những hoạt động chính yếu và hỗ trợ được kết hợp trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ và gia tăng lợi

nhuận biên

Những hoạt động chủ yếu (sơ cấp) trong chuỗi giá trị

— Hoạt động hậu cần: các hoạt động liên quan đến tiếp nhận, tồn kho, phân

phối các đầu vào của sản phẩm

— Hoạt động vận hành: các hoạt động liên quan đến việc sản xuất, lắp rap, thir

nghiệm và đóng gói

— Hoạt động về đầu ra: các hoạt động liên quan đến việc thu gom, lưu trữ,

phân phối thành phẩm tới khách hàng

— Hoạt động marketing và bán hàng: các hoạt động liên quan đến việc cung cấp phương tiện đê khách hàng mua sản phâm, khuyến khích mua sản phẩm

— Hoạt động địch vụ: duy trì và gia tăng giá trị sản phẩm sau khi bán: sửa chửa, lắp ráp, huấn luyện, cung cấp phụ tùng

Những hoạt động hỗ trợ trong chuỗi giá trị

— Thu mua: chức năng của công tác thu gom đầu vào để sử đụng trong chuỗi giá trị

— Phát triển công nghệ: kỹ thuật, kiến thức, nghiên cứu phát triên công nghệ

— Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp: bao gồm nhiều hoạt động của bộ phận kế hoạch, tài chính, kế toán, quản lý chất lượng

— Quản lý nguồn nhân lực: gồm nhiều hoạt động liên quan đến việc phân công, đánh giá, động viên, huấn luyện nhân sự của công ty

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp được thu thập từ nội bộ công ty qua các năm 2007, 2008,

2009, 6 tháng đầu năm 2010 (qua các báo cáo thường niên, báo cáo kết quả hoạt

động kinh đoanh, bán cân đối kế toán) từ Internet: cổng thông tin điện tử An

Trang 21

Giang, niên giám thống kê, tổng cục thống kê, các báo cáo tổng kết của Bộ Nông

nghiệp và phát triển nông thôn

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Sử dụng phương pháp phân so sánh, tổng hợp, thống kê mô tả để phân tích tình hình kinh đoanh xuất khâu gạo giai đoạn 2007 — 6/2010

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích định tính để

phân tích chuỗi giá trị sản phẩm gạo của công ty

Sử dụng phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến giáo viên hướng dẫn,

cơ quan thực tập đề rút ra những kết luận, giải thích

Sử dụng phương pháp suy luận và quy nạp để đề ra giải pháp thúc đây hoạt động xuất khâu qua việc nâng cao giá trị hạt gạo của công ty

Trang 22

Phân tích chuỗi giá trị hoạt động xuất khẩu gạo công tụ xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT VẺ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SAN

THUC PHAM AN GIANG (CÔNG TY AFIEX)

3.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty

Công ty Xuất nhập khâu nông thủy sản An Giang được Ủy ban nhân đân tỉnh An Giang ký Quyết định thành lập số 71/QD_UBTC, ngay 01/02/1990 do sw sáp nhập của 3 công ty: công ty Chăn nuôi, công ty Xuất nhập khẩu thủy sản và

Xí nghiệp Khai thác chế biến thủy san

Đến năm 1992 căn cứ điều 12 Quy chế thành lập và giải thê doanh nghiệp

nha nước ban hành kẻm theo Nghị định 388_HĐBT ngày 20/11/1991 và NÐ 156 HĐBT ngày 07/5/1992 của HĐBT, theo đó giải thể công ty Lâm sản tách một bộ

phận nhập vào công ty Xuất nhập khẩu nông thủy sán An Giang UBND tỉnh An Giang sau khi thống nhất với Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm đã có Quyết định số 528/QĐÐUB ngày 02/11/1992 thành lập công ty Xuất nhập khẩu

nông thủy sản An Giang

Sau một thời gian hoạt động, công ty liên tục phát triển và không ngừng lớn mạnh, luôn mang lại hiệu quả cao trong quá tình sản xuất kinh doanh và trở thành một trong những công ty hàng đầu tỉnh An Giang

Nhằm đây mạnh quá trình phát triển và tạo điều kiện thuận lợi phù hợp với tình hình thực tế cũng như khá năng quán lý hoạt động theo chức năng chuyên ngành cúa công ty, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An Giang đã tách công ty thành hai công ty hoạt động độc lập đó là công ty Xuất Nhập Khâu Thủy Sản An Giang và Công ty xuất nhập khâu nông sản thực phẩm An Giang Kế từ đó công

ty Xuất Nhập Khâu Nông Sản Thực Phẩm An Giang ra đời theo quyết định số

69/QDUB ngày 29/01/1996 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An Giang

Trong nhiều năm qua công ty Afiex đã gặt hái được rất nhiều cúp vàng và giải thưởng uy tín Trong đó có thể kể đến như: nhiều năm liền đứng trong TOP

10 doanh nghiệp xuất khâu gạo hàng đầu Việt Nam; Danh hiệu doanh nghiệp xuất khẩu uy tín 6 năm liền (2004-2009); Thương hiệu mạnh Việt Nam 2007, 2008; TOP 100 thương hiệu mạnh VIỆT NAM xuất khâu uy tín và hiệu quá năm 2008; Cúp Vàng “Doanh nghiệp hội nhập và phát triển” lần thứ II năm 2008,

Trang 23

TOP 200 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam do Chương trình phát triên LHQ (UNDP) céng bé 2007

Các thông tin chung về công ty:

— Loại hình: Doanh nghiệp nhà nước

— Tên công ty: CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SAN THUC PHAM

— Điện thoại: 0§.3562905 Fax: 08.35262869

Từ khi ra đời với số vốn ban đầu 16.265 triệu đồng, công ty không ngừng phan dau và phát triển, tính đến đầu năm 2010: Vốn pháp định là 86.010 triệu

đồng

Lĩnh vực hoạt động:

Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5206000005 của công ty Nong San Thue Pham An Giang đăng ký lần đầu ngày 30/01/1996, đăng ký thay đổi lần 2 ngày 05/12/2005, đăng ký thay đổi lần thứ I7 ngày O1 tháng 7 năm

2009, ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty như sau: Chăn nuôi; dich vu

cung cấp cây trồng; dịch vụ cung cấp vật nuôi; khai thác và sơ chế gỗ; sản xuất, chế biến và bảo quan thịt, thủy san, đầu và mỡ; xay xát, sán xuất bột và sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất các sản phâm từ gỗ; đóng bè cá; sản xuất, kinh doanh

bao bì; mua bán lương thực, thực phẩm, đỗ uống, rượu bia, đồ dùng cá nhân và

gia đình, vật liệu xây dựng, đồ ngũ kim, thiết bị cấp nước trong nhà, thiết bị nhiệt

và phụ tùng thay thế, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, phân bón, thuốc thú y;

dịch vụ giao nhận và khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khâu; xây đựng công

trình dân dụng, công trình giao thông, công trình thủy lợi; san lắp mặt bằng: lắp

đặt trang thiết bị điện, ống cấp thoát nước; trang trí nội thất cho các công trình

Trang 24

Phân tích chuỗi giá trị hoạt động xuất khẩu gạo công tụ xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang

xây dựng; khai thác cát, sỏi, đá; kinh đoanh địa ốc; Sản xuất, mua bán bảng phần

từ, thức ăn thủy sản; chế biến đầu Bio-Diesel và nhiên liệu khác từ mỡ cá; vận tải

hàng hóa đường bộ; kinh doanh bách hóa tổng hợp và mỹ phẩm; dịch vụ chữa

bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản; nuôi cá nước ngọt; ươm cá giống

3.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

3.2.1 Chức năng

Công ty Afiex chuyên sản xuất, chế biến, kinh doanh gạo, nông sản, thủy

sản, thực phẩm chế biến, sản phẩm chăn nuôi, thức ăn cho gia súc và thủy sản,

thuốc thú y, thi công xây dựng công trình và kinh đoanh vật liệu xây đựng, khai

thác chế biến lam san, kinh đoanh đồ gỗ gia dụng, hàng bách hóa tổng hợp, hàng

điện máy và thiết bị điện tử, phân bón, giống cây trồng vật nuôi, vật tư phục vụ

sản xuất nông nghiệp, địch vụ khai báo Hải quan và giao nhận hàng hóa xuất

nhập khẩu

3.2.2 Nhiệm vụ

— Chấp hành luật pháp, tuân thủ chặt chẽ các chính sách quản lý kinh tế, tài

chính, quản lý xuất nhập khâu của nhà nước

— Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch xuất, nhập khâu của công

— Công ty có quyền quản lý và sử dụng vốn, dai dai, tai nguyên và các nguồn

lực khác theo quy định của pháp luật để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được

giao

— Công ty được quyền kinh đoanh xuất, nhập khẩu và xuất, nhập khẩu ủy thác

các mặt hàng nông sản thực phẩm, hóa chất và một số mặt hàng tiêu dùng khác

— Được chủ động ký kết các hợp đồng xuất, nhập khâu trong khuôn khổ chức năng ngành nghề pháp luật cho phép Công ty được quyền mở rộng quy mô kinh

doanh tùy theo khả năng của mình, tự lựa chọn thị trường xuất, nhập khâu

Trang 25

— Tổ chức thu mua, gia công chế biến các mặt hàng xuất khâu, trao đổi mua bán trong nước theo quy định hiện hành

— Công ty có quyền đầu tư, liên doanh, góp vốn cổ phần

—_ Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm

vụ của từng thời kỳ, tạo điều kiện thuận lợi làm cơ sở cho sự phát triển lâu đài

3.3 Sản phẩm kinh doanh chủ lực

Các lĩnh vực hoạt động chủ lực của công ty bao gồm:

— Sản xuất kinh doanh lương thực

IL» XN Ché Bién Phòng Kinh

Khâu

| ạị XN Xuat Khau

Trang 26

Phân tích chuỗi giá trị hoạt động xuất khẩu gạo công tụ xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang

* Khi quân lý nghiệp vụ

— Phòng tổng hợp: Quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty, thực hiện chế độ tiền lương, báo hiểm xã hội và các chế độ, chính sách khác theo quy định Tham mưu cho giám đốc về xây đựng, tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của công ty và các phòng, ban Thực hiện việc tiếp nhận, điều động, bố trí, sắp xếp, nâng lương, bổ nhiệm khen thưởng và kỷ luật theo quy định của Nhà nước

— Phòng kế toán tài vụ: Quản lý vốn, tài sản, vật tư, hàng hóa Hạch toán kinh doanh, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khâu Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm

* Khối sân xuất

—_ Xí nghiệp xuất khẩu lương thực: là cơ sở trung tâm điều hành hoạt động san xuất chế biến lương thực của công ty

— Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc: Sản phẩm bao gồm thức ăn bột, viên,

viên dạng noi phục vụ cho việc chăn nuôi heo, gà, vịt, cá

— Xí nghiệp đông lạnh thúy sản: Sản phâm chú yếu bao gồm cá Basa, cá tra

bè đông lạnh nguyên con, fillet đông lạnh, cắt khúc đông lạnh

— Xí nghiệp xây đựng và chế biến lâm sản: Có nhiệm vụ khai thác vận chuyển chế biến gỗ, lâm sản, thi công xây dựng các công trình kho bãi, kinh

doanh địa Ốc

— Xi nghiệp dịch vụ chăn nuôi: Thu mua tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi như

heo giống, heo thịt, bò sữa, bò giống, trứng gia cầm, đê và sữa đê, cá giống

* Khối kinh doanh

— Phòng kinh đoanh xuất nhập khẩu: Giao dịch và mở rộng quan hệ với

khách hàng trong và ngoài nước để ký kết các hợp đồng xuất nhập khâu, lập kế

hoạch theo đối hoạt động sản xuất kinh đoanh xuất nhập khẩu của công ty, thâm

định các đự án đầu tư và theo dõi thực hiện đầu tư xây dựng cơ bán

— Cửa hàng kinh doanh bách hóa - điện máy: Chuyên bán sỉ lẻ các mặt hàng thực phẩm chế biến, mỹ phẩm, văn hóa phẩm Kinh doanh hàng điện tử, điện máy gia dụng

— Cửa hàng thức ăn gia súc và thuốc thú y: Chuyên bán sỉ lẻ thức ăn gia súc

và thuốc thú y

Trang 27

3.5 Tình hình nhân sự

Công ty có đội ngũ nhân sự giỏi và giàu kinh nghiệm do đã gắn bó lâu năm với công ty Tính đến tháng 6 năm 2010 tổng số lao động bình quân của công ty là 943 người, thu nhập bình quân là 5.428.714 đ/người

Bảng 1: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY AFIEX THÁNG 6/2010

thuật, dạy nghê

Theo loại hợp đồng lao động

(Nguôn: Phòng tong hop cong ty Afiex)

3.6 Kết quả hoạt động kinh doanh

3.6.1 Tình hình doanh thu và lợi nhuận

Trong giai đoạn 2007 — 2009, thị trường có nhiều chuyển biến phức tạp,

do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, gây khó khăn cho hoạt động của công ty, nhất là thị trường xuất khâu làm cho kết quả hoạt động kinh

doanh của công ty không được ổn định qua các năm Bằng những nỗ lực của mình công ty đã cố gắng duy trì mức hoạt động và tiếp tục phát trién, thé hiện qua kết quả sau:

Trang 28

CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008

| Ty trong ,, | Ty trong | Tỷ trọng , | Tylé | Tylé Gia tri (%) Gia tri (%) Gia tri (%) Gia tri % Gia tri %

(Nguôn: Báo cáo kêt quả hoạt động kinh doanh 2007, 2008, 2009)

BANG 3: MOT SO CHi TIEU KET QUA HOAT DONG KINH DOANH GIAI DOAN 6 THANG DAU NAM 2007-2010 |

Don vi tinh: Ty dong

; Thang 06/2007 | Thang 06/2008 | Thang 06/2009 | Thang 06/2010 2008/2007 2009/2008 2010/2009

Giá trị | trọng | Gidtri | trong} Giatri | trong | Giatri | trong | Gia tri tik Gia tri tks Gia tri tks

1 Doanh thu bán hàng 1s 1øs | 100,0 |1.090,467 | 100,0 | 829,332 | 100,0 |I.124.423| 1000| 372299 | 51,8 |-261,135 | -23.9 | 295,001 | 35,6

và cung cap dich vu

Trang 29

Từ bảng báo kết quả hoạt động kinh đoanh, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng không liên tục trong giai đoạn 2007 đến 06/2010 Trong năm

2007, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt trên 1.500 tÿ đồng, trong đó

doanh thu xuất khẩu đạt 887,544 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 58,4%, doanh thu nội địa đạt 631,641 tỷ đồng chiếm 41,6% tổng doanh thu Trong năm này, lợi nhuận

sau thuế của công ty đạt 13,344 tỷ đồng Đến năm 2008, doanh thu ban hang va cung cap dich vu ca năm 2008 đạt 2.264,393 tỷ đồng, tang 745,208 ty dong

tương ứng 49,1% so với năm 2007 Chính vi thế mà lợi nhuận sau thuế của công

ty tăng hơn 821% so với năm 2007, đạt 122,953 tự đồng Đến năm 2009, doanh

thu bán hàng và cung cấp địch vụ đạt 1.595,748 tý đồng, giám 668,645 tỷ đồng

(tương đương 29,5%) so với năm 2008 Vì vậy, lợi nhuận sau thuế chỉ được 39,5

tỷ đồng, giảm 83,435 tý đồng tương ứng giảm 67,9% so với năm 2008 Phân tích

doanh thu theo 6 tháng đầu các năm thì 6 tháng đầu năm 2010 doanh thu tăng

trưởng trở lại so với cung kỳ năm 2009 là 35,6%, đạt trên 1.124 ty đồng, lợi

nhuận sau thuế cũng vì đó mà tăng lên 46,6% so với cùng kỳ 2009 Nhìn chung trong vòng bốn năm trở lại đây, doanh thu trong vòng sáu tháng đầu năm 2010 là tốt hơn cả so với cùng kỳ các năm trước, tuy nhiên mức lợi nhuận thì thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2008 do chi phi cũng đã tăng theo Phân tích cơ cấu doanh thu của công ty giai đoạn 2007 — 06/2010 sẽ cho thấy rõ nguyên nhân của

xuất khâu chủ chốt giảm mạnh, nhu cầu tăng mạnh làm cho doanh thu của mặt

hàng thủy sản, gạo tăng đã làm cho doanh thu xuất khâu tăng Doanh thu nội địa cũng tăng nhưng ít hơn, chỉ tăng 28,5% do giá cá một số sản phẩm thức ăn gia súc tăng, doanh thu bán lé tăng dẫn đến đoanh thu nội địa tăng Có thê nói năm

năm 2008 là năm có kết quả kinh doanh tốt nhất trong vài năm trở lại đây Đến

năm 2009, doanh thu xuất khẩu của công ty đạt 922,614 tỷ đồng, chiếm 57,8 %

tổng doanh thu 2009, giâm 36,5% về giá trị so với năm 2008 Nguyên nhân do

Trang 30

Phân tích các hoạt động trong chuỗi giá trị sản phẩm gạo của công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang

xuất khẩu thủy sản giảm so với 2008, cùng với sự giảm giá của mặt hàng gạo xuất ánh hướng hiệu quả sản xuất Bên cạnh đó do nguồn nguyên liệu không ôn

định, tình hình sản xuất khai thác không thuận lợi cũng làm giảm tăng trưởng

doanh thu nội địa của công ty Doanh thu nội địa trong năm 2009 giảm 138,259

tỷ đồng tương ứng 17% so với năm 2008 Trong 6 tháng đầu năm 2010, doanh

thu xuất khẩu cúa công ty tăng 48,068 tý đồng (tăng §,1%) và doanh thu nội địa

tăng 247,023 tý đồng (tăng 104,7%) so với cùng kỳ năm 2009, cao hơn cả cùng

kỳ năm 2008, điều này là một tín hiệu tốt của công ty

Về cơ cầu doanh thu qua các năm thì ta thấy tỷ trọng doanh thu xuất khẩu

và doanh thu nội địa trong tổng đoanh thu không ổn định: tăng doanh thu xuất

khâu vào năm 2008 và giảm lại vào năm 2009 Tính trong 6 tháng đầu năm thì cơ

cấu đoanh thu có sự thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng của đoanh thu xuất khâu, giảm tỉ trọng của đoanh thu nội địa Cụ thể: doanh thu xuất khẩu 6 tháng đầu

năm 2007 chỉ chiếm 43,6% trong tổng doanh thu, đến cùng kỳ năm 2008, tý

trọng này là 58,6%, tăng đột ngột lên 78,6 % vào cùng kỳ năm 2009, và giảm đi còn 57,1% vào cùng kỳ năm 2010 Tỷ trọng doanh thu xuất khâu tuy có giám so với cùng kỳ năm 2009 nhưng điều đó là do doanh thu nội địa tăng mạnh Có được thành tích này là do đoanh thu từ các sán phẩm chủ lực là thức ăn chăn nuôi

và thức ăn thủy sản tăng mạnh về sản lượng và giá cả Nhìn chung doanh thu xuất khâu của công ty qua các năm chiếm tỷ trọng tương đối lớn điều này chứng

tỏ lĩnh vực xuất khâu là một lĩnh vực có thế mạnh nên cần phải đầu tư nhiều hơn nữa vào lĩnh vực này để đạt kết quả cao hơn nữa

Tóm lại: kết quá hoạt động kinh doanh của công ty tuy không ồn định qua

3 năm 2007, 2008, 2009 nhưng nhìn chung vẫn đang phát triển Năm 2009 mặc

dù gặp nhiều khó khăn nhưng doanh thu vẫn ở mức cao Trong 6 tháng đầu năm

2010 công ty có sự tiễn bộ về đoanh thu và lợi nhuận so với cùng kỳ năm 2009,

đây là một tín hiệu tốt, chứng tỏ công ty đang trong giai đoạn phục hồi và phát

triên

Trang 31

3.6.2 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động của công ty

Bang 4: MỘT SÓ CHỈ TIỂU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT DONG

Đồ trí cơ cầu tài sản

Bo tri co cau nguon von

khả năng thanh toán

Tỉ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên Tông tài sản

(Nguon: Phong Tai chinh — Ké todn)

Bảng 5: MỘT SO CHI TIEU DANH GIA TINH HINH HOAT DONG

CONG TY AFIEX (6 THANG ĐẦU NAM 2007 -2010)

Bồ trí cơ câu tôn

Đồ trí cơ cầu tài sản

Đồ trí cơ câu nguồn vốn

khả năng thanh toán

Tỉ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên Tổng tài sản

Trang 32

Phân tích các hoạt động trong chuỗi giá trị sản phẩm gạo của công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang

Tình hình hoạt động của công ty qua các năm 2007 — 06/2010 có nhiều biến động, điều này được thể hiện rõ qua các chỉ tiêu trong bảng trên

Bé trí cơ cẫu vốn:

Qua 2 năm 2007 và 2008, tỉ lệ tài sản cố định và tài sản lưu động trên tổng

nguồn vốn không có sự thay đổi lớn, nhưng đến năm 2009 thì tỉ lệ này có sự biến

động rõ rệt theo hướng tẳng tỉ lệ tài sản lưu động trên tổng số tài sản lên 81,89% (năm 2009 tăng 15,53% so với năm 2008) và giảm tương ứng tỉ lệ tài sản có định trên tổng số tài sản (giám 15,53%), nguyên nhân là do lượng tiền mặt, các khoản phái thu ngắn hạn cùng với lượng hàng tồn kho tăng nhanh (xem phụ lục), trong khi tài lượng tài sản cố định chỉ tăng nhẹ Điều này chứng tỏ công ty đang hoạt động tốt với lượng tài sản lưu động tăng cao

Tính đến hết tháng 6 năm 2010, tỉ lệ tài sản lưu động trên tổng tai san có

giảm đi 5.74% và tỉ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản tăng tương ứng so với

cùng kỳ năm 2009 là đo lượng hàng tồn kho đã giảm

Trong cơ cấu nguồn vốn, tý lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn là khá cao: 79,03%(năm 2007), 66,04%(năm 2008) và 73,19% (năm 2009) Nguyên nhân là

do công ty vay ngắn hạng các ngân hàng để phục vụ hoạt động kinh doanh, chủ yếu là để thu mua lúa theo chú trương của nhà nước tránh tinh trạng ứ động lúa,

phục vụ hoạt động xuất khẩu gao Nguồn vốn của công ty còn hạn chế do loại

hình doanh nghiệp nhà nước Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2010 tỷ lệ nợ phải trá trên tổng nguồn vốn đã giảm so với cùng kỳ các năm trước (giảm 5,87% so với cùng kỳ năm 2009, giảm 6,79% so với cung kỳ năm 2008) là do công ty đã

phần nào trả bớt được phần nợ ngắn hạn bằng lợi nhuận từ các hoạt động sản

xuất kinh đoanh

Kha nang thanh toán:

Khả năng thanh toán hiện thời đã có những sự tiễn bộ rõ rệt Tỷ số thanh khoản hiện thời từ 0.98 lần năm 2007 đã tăng lên 1,17 lần năm 2008 và 1,2 lần trong năm 2009, trong 6 tháng đầu năm 2010, tý số thanh khoán ngắn hạn là 1,19

lần cao hơn so với cung kỳ năm 2007, 2008 và bằng với cùng kỳ năm 2009

Trong giai đoạn năm 2007 — 06/1010 chỉ có năm 2007 chỉ số này là dưới 1 lần, còn lại đều lớn hơn I lần chứng tỏ công ty đang có khả năng thanh toán tốt các

khoản nợ ngăn hạn, mức độ trang trải của tài sản lưu động đôi với nợ ngăn hạn

Trang 33

mà không cần tới một khoản vay mượn thêm là rat tot, kha năng trả nợ khi đến

han là rất cao tình hình kinh đoanh của công ty đang ôn định và ngày càng phát triển

Tỷ số thanh toán nhanh qua 3 năm nhìn chung không có sự thay đổi lớn và luôn nhỏ hơn I lần Tỷ số này năm 2007 là 0,67 lần, 2008 là 0,72 lần và năm

2009 là 0,61 lần Xét trong cùng kỳ 6 tháng đầu các năm 2007, 2008, 2009, 2010

khả năng thanh toán nhanh trong năm 2009 là khả quan hơn cả, đạt 0,84 lần, còn

chùng kỳ năm 2010 chỉ là 0,66 lần Điều này chứng tỏ khá năng thanh toán nhanh còn yếu, lượng hàng tồn kho của công ty còn cao trong cơ cấu tài sản đo phần lớn lượng hàng tồn kho là gạo để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia yêu

cầu của chính phủ và Hiệp hội lương thực Việt Nam

Tỷ suất lợi nhuận:

Tỷ suất lợi nhuận qua 3 năm có sự biến động rõ rệt, do ảnh hưởng từ cuộc

khủng hoảng kinh tế thế giới, năm hoạt động xuất khâu về số lượng không tăng

chủ yếu do giá trên thị trường thế giới tăng, dẫn đến các tỷ suất lợi nhuận trong năm 2008 tăng Ví dụ như mặt hàng gạo xuất khẩu năm 2007 là hơn 139 nghìn

tấn với giá trị trung bình 53,129 USD/ắn thì năm 2008 sản lượng xuất khẩu là

hơn 130 nghìn tan giá trị trung bình 87,597 USD/tắn Cụ thể: Trong năm 2007

ROS cua công ty là 0,88 % tăng vọt lên 5,43% vào năm 2008 và giảm xuống còn

2,48% vào năm 2009 Tính trong 6 tháng đầu các năm, ROS 6 tháng đầu năm

2008 là cao nhất với 6,28%, 6 tháng đầu năm 2010 thì tỉ suất này cao hơn 6 tháng

đầu năm 2009 (2,57% so với 2,21%) Đối với tỉ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu cũng vậy Hiệu quá sử dụng vốn trong năm 2008 tăng đột biến so với năm 2007 (53,68% so với 11,72 %) và giảm xuống còn 14,75% năm 2009 Tính

riêng 6 tháng đầu năm 2010 tỉ suất ROE cao hơn năm 2009 đạt 11,18% Điều này

chứng tỏ công ty đang có dấu hiệu khá quan sau khi sụt giảm về các tỷ suất lợi nhuận trong năm 2009

Tóm lại: tình hình hoạt động của công ty là khá tốt và đang tiến triển trong

tình cảnh vừa qua khúng hoảng kinh tế thế giới Bên cạnh đó công ty cần phải đề

ra nhiều giải pháp khắc phục những hạn chế mà công ty phạm phải để từ đó kinh

doanh ngày càng hiệu quả, quy mô ngày càng mở rộng và ngày càng lớn mạnh

Trang 34

Phân tích các hoạt động trong chuỗi giá trị sản phẩm gạo của công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang

3.7 Phương hướng phát triển của công ty

Hiện nay công ty đang hoàn tất thủ tục cỗ phần hóa dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2010 Sau khi công ty chuyên sang hoạt động theo mô hình công ty

cô phan, với thể mạnh về uy tín thương hiệu, kinh nghiệm sẵn có, mạng lưới

quan hệ khách hàng, công ty vẫn tiếp tực phát triển các lĩnh vực kinh đoanh chính hiện nay Bên cạnh việc kết hợp và phát huy các yếu tố về nhân lực, chiến lược kinh doanh, điều kiện tài chính đề tiếp tục duy trì sự tăng trưởng của công ty; tập trung thực hiện tốt tiễn trình cỗ phần hóa; phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu thủy sản, đây mạnh khai thác thị trường nội địa Đặc biệt, tập

thé lao động hiệp sức thực hiện việc ôn định chất lượng sản phẩm gắn VỚI mở

rộng quảng bá tiếp thị, củng cố hệ thống phân phối trong và ngoài nước; nâng cao trình độ để tạo nguồn nhân lực có kiến thức, năng lực và tay nghề đáp ứng

yêu cầu nhiệm vụ

3.7.1 Định hướng phát triển kinh doanh

Về mặt hàng kinh doanh: Tiếp tục xác định 3 mặt hàng: lương thực, thức

ăn công nghiệp và thủy sản đông lạnh là sản phẩm kinh doanh chủ lực của công

ty Bên cạnh đó, tăng cường năng lực thiết bị dé san xuất chế biến đa dạng lúa các loại qui cách sản phâm theo hướng chuyên sâu như gạo thành phâm qua tách

màu, phân loại độ cao; thức ăn đạm cao cho cá con và thức ăn chuyên cho cá có

vảy; sản phâm thủy sản chế biến giá trị gia tăng

Về thị trường tiêu thụ: Giữ vững khách hàng cũ và thâm nhập thị trường mới, khách hàng mới Cụ thể công ty thông qua các đối tác cô đông chiến lược

để xây dựng hệ thống phân phối của thị trường nội địa cho cả ba loại sản phâm

chủ lực, có chính sách khuyến mãi, hậu mãi công khai, hợp lý để gia tăng thị

phần Đối với thị trường xuất khẩu xây đựng một chính sách khách hàng thân

thiện, hợp tác, chia sẻ rủi ro cũng như lợi nhuận hợp lý, thông qua một mức giá

cạnh tranh; phát triển các hình thức tiếp cận khách hàng hiệu quả thường xuyên

thông qua hội chợ quốc tế, đi tiếp thị, qua giao địch điện tử và các phương tiện truyền thông khác

3.7.2 Định hướng phát triển về quần lý kinh doanh - tài chính

Hoàn thiện hệ thống quán trị nội bộ văn phòng công ty và của từng Xí nghiệp trực thuộc, trên nguyên tắc: khi xảy ra bất trắc quản lý hoặc xuất hiện sản

Trang 35

phẩm hỏng, không đúng qui cách thì kịp thời phát hiện nguyên nhân và có hướng khắc phục, xử lý sai sót

Hoàn thiện hệ thống quản trị về tài chính từ việc tìm nguồn vốn rẻ, quản

lý nguồn vốn, quản lý chặt chẻ, giám sát qua đồng tiền việc chỉ tiền mua nguyên

liệu, chi phi san xuat kinh doanh, chi phi tiéu thy Dac biét quan ly hé théng ng

khách hàng một cách khoa học, tránh đề bị chiếm đụng vốn Xây dựng một chính sách phân phối lương ở từng đơn vị trực thuộc gắn với hiệu quả lợi nhuận của đơn vị làm ra, để nhằm kích thích tỉnh thần làm việc của từng nhân viên

Trang 36

Phân tích các hoạt động trong chuỗi giá trị sản phẩm gạo của công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang

CHƯƠNG 4

PHAN TiCH CHUOI GIA TRI VA TINH HiINH XUAT KHAU GAO

CONG TY AFIEX

4.1 Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo

4.1.1 Sản lượng, kim ngạch xuất khẩu gạo

Hoạt động kinh doanh xuất khâu gạo mang lại một nguồn thu lớn cho

công ty Tuy nhiên, sản lượng và kim ngạch xuất khâu gạo trong các năm gần đây có sự biến động theo chiều hướng giảm sản lượng xuất khâu và không ôn

định ở kim ngạch xuất khẩu, cụ thể như sau:

Năm 2007, tổng sản lượng hơn 139 nghìn tấn, kim ngạch xuất khâu gạo đạt hơn 41,3 triệu USD, trong đó sản lượng xuất khẩu trực tiếp là 69,§ nghìn tấn

(50,2% trên tổng sản lượng) đem về trên 22 triệu USD (53,21% tổng kim ngạch)

và sản lượng xuất khâu ủy thác chiếm phần còn lại 69,3 nghìn tấn (49,8% tong

sản lượng), kim ngạch đạt 19,3 triệu USD (46,78% tổng kim ngạch)

Năm 2008 sản lượng gạo xuất khâu của công ty giảm hơn 9 nghìn tấn (giảm gần 6,5%) so với năm 2007 Phần giảm này là do sản lượng gạo xuất khẩu

ủy thác giám 10.768 tấn (giám 15,5%) và sản lượng gạo xuất khâu trực tiếp tăng

nhẹ 1.750 tắn (tăng 2,5%) Nguyên nhân là đo công ty tai ký hợp đồng xuất khâu

trực tiếp sang các nước như Iraq, một số nước châu Phi làm cho sản lượng gạo trực tiếp có phần tăng Cùng với việc sốt gạo áo, chí tiêu phân bổ cho công ty xuất khẩu giảm nên lượng ủy thác xuất khâu giảm Tuy nhiên kim ngạch xuất khâu năm 2008 lại tăng so với năm 2007 Trong năm này, xuất khẩu gạo đem về

trên 75 triệu USD (tăng 80,8% so với năm 2007) trong đó: kim ngạch xuất khâu

trực tiếp là trên 35,7 triệu USD (tăng trên 13,8 nghìn USD, tương đương 60,2%)

và ủy thác xuất khâu là trên 39,5 triệu USD (tăng trên 19,6 nghìn USD tương đương 101,4%) Sản lượng giảm nhưng kim ngạch xuất khâu lại tăng điều này là

do khủng hoảng lương thực thế giới, nhu cầu tiêu đùng gạo có xu hướng tăng, cung - cầu lương thực trên thị trường thế giới biến động lớn trong năm 2008, khiến cho giá các mặt hàng lương thực tăng cao, trong đó có gạo

Trang 37

BANG 6: TINH HINH SAN LUQNG, KIM NGACH XUAT KHAU GAO GIAI DOAN 2007 — 2009

x x x Chênh lệch Chênh lệch CHỈ TIÊU Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008

tính Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Lượng Ty lệ Lượng Tỷ lệ

1 Sản lượng xuât khâu | Tân 139.066 100,0 130.048 100,0 109.769 100,0 -9.018 -6,5 -20.279 -15,6

- Xuat khau truc tiép Tan 69.800 50,2 71.550 55,0 33.821 30,8 1.750 2,5 -37.729 -52,7

- Xuât khâu ủy thác Tân 69.266 49,8 58.498 45,0 75.948 69,2 |-10.768 -15,5 17.450 29,8

2 Kim ngạch xuât khâu| Nghìn USD 41.374 100,0 74.785 100,0 45.397 100,0 33.412 80,8 -29.389 -393

- Xuât khâu trực tiêp Nghìn USD 22.018 53,2 35.805 47,9 13.626 30,0 13.787 62,6 -22.178 -61,9

- Xuat khau uy thac Nghin USD 19.356 46,8 38.981 52,1 31.771 70,0 19.625 101,4 -7.210 -18,5

(Nguon: Xi nghiép xuất khẩu lương thực)

BANG 7: TINH HINH SAN LUQNG, KIM NGACH XUAT KHAU GAO GIAI DOAN 6 THANG ĐẦU NĂM 2007 — 2010

Thang Thang Thang Thang Chénh lệch Chénh lệch Chénh lệch

2 Đơn 06/2007 06/2008 06/2009 06/2010 2008/2007 2009/2008 2010/2009 CHI TIEU vi Ty Ty Ty Ty Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ

tính | Lượng | trọng | Lượng | trọng | Lượng | trọng | Lượng | trọng | Lượng (%) Lượng (%) Lượng (%)

(%) (%) (%) (%) : : :

1 Sản lượng xuât khâu Tan 48.326 | 100,0 | 62.499 | 100,0 | 72.990 | 100,0 | 70.632 | 100,0| 14.173 | 29,3 | 10491 16,8 | -2.358 -3,2

- Xuât khâu trực tiêp Tan 11.109 | 23,0 | 43.494 | 69,6] 12.500 17,1 | 25.076 | 35,5 | 32.385 | 291,5 | -30.994 | -71,3 | 12.576 | 100,6

- Xuât khâu ủy thác Tan 37.217 | 77,0 | 19.005 | 30,4 | 60.490} 82,9 | 45.556] 64,5 | -18.212 | -48,9 | 41.485 | 218,3 | -14.934 | -24,7

2 Kim ngạch xuất khâu Nhàn 13.461 | 100,0 | 33.692 | 100,0 | 30.567 | 100,0 | 31.251 | 100,0 | 20.230 | 1503| -3.124| -93 684 22

- Xuất khâu trực tiếp Nhàn 3.270] 24,3] 22.454] 666] 5.141] 168] 9.483] 30,3] 19.183 | 586,6 |-17313| -771| 4343| 84.5

- Xuất khẩu ủy thác Nhàn 10.191 | 75,7 | 11.238) 33,4] 25.426] 83,2 | 21.768] 69,7 1.047] 10,3) 14.188 | 126.3} -3.659| -14,4

Trang 38

Phân tích các hoạt động trong chuỗi giá trị sản phẩm gạo của công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang

Năm 2009, mặc đù được khuyến khích xuất khẩu từ việc Bộ tài chính ngưng đánh thuế tuyệt đối xuất khâu gạo, thúc đây lưu thông mặt hàng gạo tuy nhiên sản lượng gạo xuất khâu của cả năm lại giảm so với năm 2008 Sản lượng

xuất khẩu trực tiếp giảm mạnh gần 38 nghìn tấn (giám gần 52,7%) do tình hình

xuất khâu gặp nhiều khó khăn, việc xuất khâu chủ yếu còn dựa vào thị trường và

khách hàng truyền thống nên khi xuất khẩu gặp khó khăn thì thị trường lúng

túng, bị động làm cho khá năng xuất khẩu giảm dẫn đến sản lượng xuất khẩu trực

tiếp giảm Cùng với đó là việc chi phí thuê tàu, vận chuyển tăng cao do giá dầu

thô thế giới tăng mạnh, nguồn cung hạn chế do địch bệnh vàng lùn, rầy nâu nên công ty đã gia tăng sản lượng xuất khẩu ủy thác đề hạn chế rủi ro va dam bao chi

tiêu xuất khẩu của Hiệp hội lương thực Việt Nam, làm cho sản lượng xuất khẩu

ủy thác tăng mạnh hơn đạt 75.948 tấn tăng hơn 17.450 tấn so với năm 2008 (tăng

29,8%), chính vì vậy mà tỷ trọng sán lượng xuất khâu ủy thác tăng lên 69,2% và

tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu ủy thác tăng lên 70% Trong năm nay tong kim ngạch xuất khâu giám còn trên 45,4 triệu USD thấp hơn gần 30 triệu USD so với năm 2008

Tính trong 6 tháng đầu năm 2010, mặc đủ xuất khẩu gạo có nhiều chuyên

biến phức tạp, khó lường trước nhưng sản lượng gạo xuất khẩu đạt 70.632 tấn giảm nhẹ 2.358 tấn (giám 3,2%) so với cùng kỳ 2009 và tăng hơn 8 nghìn tấn so với cùng kỳ 2008, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chung của công ty trên 31 nghìn USD Sản lượng xuất khâu ủy thác giảm so với cùng kỳ 2009 (giảm 14.934

tấn, 24,69%) tuy nhiên cũng góp vào tổng kim ngạch xuất khâu gần 21,8 triệu

USD (đo giá gạo xuất khâu ủy thác tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2009) cùng

với sự gia tăng sản lượng xuất khâu trực tiếp 12.576 tắn (tăng hơn 100,61%) làm cho tổng kim ngạch xuất khâu đạt trên 31,2 triệu USD (tăng 2,21%) so với cùng

kỳ năm 2009 Việc này cho thấy công ty đang điều chính lại tỷ trọng xuất khâu

ủy thác và xuất khẩu trực tiếp bằng cách gia tăng xuất khẩu trực tiếp đến các

khách hàng quen thuộc, cùng với một số hợp đồng được ký kết cuối năm 2009

góp phần làm tăng kim ngạch xuất khâu gạo của công ty

Sán lượng xuất khâu giảm trong giai đoạn 2007 — 2009, mặc đù kim ngạch cũng có lúc tăng cao, tuy nhiên chứng tỏ hoạt động xuất khâu gạo của công ty

Trang 39

không ôn định Điều này cho thấy cần phải có nhiều biện pháp nhằm thúc đây

doanh số cũng như sản lượng xuất khẩu gạo, thu về nhiều lợi nhuận hơn

4.1.2 Cơ cầu mặt hàng gạo xuất khẩu

Nhìn chung trong những năm qua, cơ cấu mặt hàng gạo xuất khâu có sự thay đôi theo chiều hướng giảm tỷ trọng sản lượng chất lượng thấp gạo 25%, tăng tỷ trọng sản lượng gạo chất lượng cao 5% tắm do nhu cầu về đời sống ngày một nâng cao ở các nước nhập khẩu gạo truyền thống như các nước Châu Phi, Philippines nên công ty đã có những chính sách nhằm thay đổi tỷ trọng các loại gạo để đáp ứng nhu cầu thị trường Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của

từng loại gạo cụ thể như sau:

Năm 2007 sản lượng gạo 5% tắm là 31.800 nghìn tắn chiếm 22,9% tổng

sản lượng xuất khâu Năm 2008, sản lượng xuất khâu loại gạo này đã là 45.507

tan (35% về sản lượng) tăng trên 13 nghìn tan (trên 43% so với năm 2007), kim

ngạch đạt 25.790 nghìn USD tăng trên 171% so với năm 2007 Đến năm 2009 sản lượng tăng lên thêm 6.284 tắn so với năm 2008, đạt 51.791 (chiếm 47,2 % về sản lượng) TỶ trọng sản lượng xuất khâu của loại gạo này tăng lên qua các năm làm tăng tỷ trọng kim nghạch xuất khâu loại gạo này trong các năm qua lần lượt

là 23% năm 2007, 34,5% năm 2008 và 46,6% năm 2009

Đối với sản lượng gạo 25% tam xuất khẩu thì năm 2007 là 80.279 tân, giảm xuống 67.491 tấn năm tiếp theo (giám 12.788 tắn tương đương 15,9%) và giảm còn 38.449 tấn năm 2009 (giảm hơn 29.042 tắn, tương đương 43,0% so với

năm 2008), tỷ trọng sản lượng xuất khâu giám từ 57,7% 2007 xuống 35% năm

2009 Ty trọng kim ngạch xuất khẩu cũng giảm theo từng năm: 57,7% năm 2007, 51,2 % nam 2008 va 36% nam 2009

Sán lượng xuất khẩu gạo 15% tắm tăng giám không ôn định qua các năm Nam 2007 ty trọng xuất khẩu của loại gạo này là 18,5%, đến năm 2008 giảm còn 14,3% và tăng lên 17,5% Công ty xác định tập trung vào 2 loại gạo là gạo 25% tắm và gạo 5% tắm để đem về nguồn thu ngoại tệ lớn

Năm 2009 cũng là năm công ty xuất khẩu loại gạo và tam JASMINE Tuy

số lượng không nhiều, chi 96 tắn, (44 nghìn USD) nhưng cũng là một điều đáng

khích lệ, đánh đấu một bước phát triển hơn nữa trong việc xuất khâu loại gạo thơm chất lượng cao

Trang 40

x x x Chênh lệch Chênh lệch

có Đơn sĩ Nam 2007 Nam 2008 Nam 2009 2008/2007 2009/2008

Luong | trong | Luong | trong | Luong | trong | Luong % ) Luong | Tỷ lệ (%)

(%) (%) (%) `

Ngày đăng: 05/04/2018, 21:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w