1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện công việc không có ủy quyền

68 503 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 480,41 KB

Nội dung

Trong đó việc thực hiện không có ủy quyền đã được pháp luật La Mã quy định là một trong những căn cứ phát sinh nghĩa vụ thuộc dạng nghĩa vụ ngoài hợp đồng theo đó một người thực hiện côn

Trang 1

NGUYỄN THI THU THỦY

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN

Chuyên ngành : Luật dân sự

Mã số : 60.38.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phùng Trung Tập

HÀ NỘI - 2012

Trang 2

PGS TS Phùng Trung Tập, đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết luận văn thạc sĩ

Em chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Sau đại học, trường Đại học Luật Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu luận văn mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và

Trang 3

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN 6

1.1 Khái niệm và đặc điểm của thực hiện công việc không có ủy quyền 6 1.1.1 Khái niệm 6

1.1.2 Đặc điểm của quan hệ thực hiện công việc không có ủy quyền 10

1.1.2.1 Đặc điểm chung 11

1.1.2.2 Đặc điểm riêng 13

1.2 Tiến trình hình thành và phát triển của pháp luật về thực hiện công việc không có ủy quyền 14

1.3 Quy định của một số nước trên thế giới về thực hiện công việc không có ủy quyền

18

1.3.1 Pháp luật Nhật Bản 19

1.3.2 Pháp Luật Pháp 21

1.4 Điều kiện phát sinh nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền 23

Chương 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN 29

2.1 Nghĩa vụ của người thực hiện công việc không có ủy quyền 29

2.2 Nghĩa vụ của người có công việc được thực hiện 36

2.3 Trách nhiệm của người thực hiện công việc không ủy quyền 38

2.3.1 Có thiệt hại xảy ra 40

2.3.2 Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật 42

2.3.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại 43

Trang 4

Chương 3 THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY

QUYỀN VÀ MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP

LUẬT VỀ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN 50

3.1 Thực tiễn việc thực hiện công việc không có ủy quyền 50

3.1.1 Về nghĩa vụ thanh toán của người có nghĩa vụ được thực hiện 50

3.1.2 Kết quả việc thực hiện công việc không có ủy quyền không như người có công việc mong muốn 52

3.1.3 Thanh toán các chi phí hợp lý do người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra 54

3.2 Một số bất cập trong các quy định của pháp luật về thực hiện công việc không có ủy quyền 55

3.3 Phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật 59

KẾT LUẬN 61

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Xuất phát từ truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc khó khăn hoặc không tự mình thực hiện được, trong xã hội rất nhiều người tự nguyện thực hiện công việc của người khác mà hoàn toàn vì lợi ích của người đó Trong đời sống hàng ngày, việc tự nguyện thực hiện công việc vì lợi ích của người khác diễn ra khá phổ biến

Đó là nét truyền thống đáng quý cần phát huy Về vấn đề này được pháp luật của các nước trên thế giới rất quan tâm và xây dựng thành chế định riêng - Chế định thực hiện công việc không có ủy quyền Xác định nghĩa vụ trong quan hệ thực hiện công việc không có ủy quyền là phương thức chủ yếu để điều chỉnh quan hệ của các bên Điều chỉnh quan hệ là vấn đề khá phức tạp, vì luôn liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên Việc xác lập một

cơ chế điều chỉnh không phù hợp sẽ ảnh hưởng sự ổn định, phát triển quan hệ thực hiện không có ủy quyền Ngay cả trong pháp luật nền tảng La Mã đã quy định về thực hiện công việc không có ủy quyền Kế thừa và phát huy, trên cơ

sở quy định này thì pháp luật Việt Nam xây dựng thành một chế định quan trọng của pháp pháp luật dân sự Chế định thực hiện công việc không có ủy quyền Ngoài mục đích việc quy định và thực hiện chế định này nhằm phát huy truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc còn là căn cứ pháp

lý chủ yếu Tòa án giải quyết các tranh chấp về thực hiện công việc không có

ủy quyền thấu tình đạt lý, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật

Góp phần nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về thực hiện công việc không có ủy quyền, đảm bảo cho quá trình giải quyết các tranh chấp về nghĩa vụ và lợi ích của các bên được nhanh chóng, việc nắm vững các quy

Trang 6

định cơ bản về thực hiện công việc không có ủy quyền là yêu cầu thiết thực Đối với một số quốc gia, thì các quy định về thực hiện công việc không có ủy quyền được nghiên cứu và tìm hiếu một cách toàn diện Trước đây, việc nghiên cứu về quan hệ thực hiện công việc không có ủy quyền ít được quan tâm vì hệ thống pháp luật thực định hầu như không có Chỉ sau khi nhà nước ban hành Bộ luật Dân sự năm 1995, vấn đề thực hiện công việc không có ủy quyền quy định khá đầy đủ trong pháp luật Việt Nam Hoàn thiện chế định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về thực hiện công việc không có ủy quyền cho đến nay chưa nhiều, đặc biệt những công trình mang tính chất chuyên khảo và hệ thống Điều đó ảnh hưởng đến việc thực thi các quy định về thực hiện công việc không có ủy quyền, và đến quá trình hoàn thiện chế định thực hiện công việc không có ủy quyền

Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả cho rằng vấn đề về thực hiện công việc không có ủy quyền và pháp luật thực hiện công việc không có ủy quyền

cần nghiên cứu một cách kỹ hơn Do vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện công việc không có ủy quyền.”

2.Tình hình nghiên cứu

Thực hiện công việc không có ủy quyền là quan hệ phát sinh khá nhiều trong đời sống xã hội Việc quy định các quyền và nghĩa vụ của các bên là phương thức cơ bản nhằm bảo đảm lợi ích của các bên Trong Bộ luật Dân sự Việt Nam, thực hiện công việc không có ủy quyền lần đầu tiên quy định thành chế định pháp luật có tính hệ thống chặt chẽ Điều đó khẳng định vai trò, ý nghĩa của quan hệ thực hiện công việc không có ủy quyền trong đời sống pháp luật Trước khi có Bộ luật Dân sự năm 1995, hầu như chưa có công trình nghiên cứu vấn đề thực hiện công việc không có ủy quyền Sau khi Bộ luật Dân sự năm 1995 và năm 2005, vấn đề thực hiện công việc không có ủy quyền đã có một số công trình nghiên cứu: Thực hiện công việc công việc

Trang 7

không có ủy quyền được trình bày trong giáo trình luật dân sự Trường Đại Học Luật Hà Nội Ngoài ra, còn có bài nghiên cứu của Tiến Sỹ Phùng Trung Tập: “ Nghĩa vụ của người thực hiện công việc không có ủy quyền” tác giả đã

đề cập đến nghĩa vụ của người thực hiện công việc không có ủy quyền Tuy nhiên, các công trình đó chưa nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề thực hiện công việc không có ủy quyền Mặt khác, chưa có sự xem xét các quy định của pháp luật với thực tiễn áp dụng nên việc thực thi các quy định của pháp luật trong đời sống chưa cao, chưa đáp ứng được các nhu cầu thực tiễn Vì vậy, nghiên cứu vấn đề thực hiện công việc không có ủy quyền có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn

3 Mục đích và phạm vi nghiên cứu

Chế định thực hiện công việc không có ủy quyền có vai trò và tầm quan trọng trong cuộc sống, mục đích Luận văn là nghiên cứu, tìm hiểu, sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện công việc không có ủy quyền Nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam về thực hiện công việc không

có ủy quyền Về thực tiễn áp dụng các quy định thực hiện công việc không có

ủy quyền Thông qua đó nhận thức một cách đầy đủ và toàn diện về thực hiện công việc không có ủy quyền Với giới hạn của đề tài là tìm hiểu một số vấn

đề lý luận và thực tiễn về thực hiện công việc không có ủy quyền Mục đích của Luận văn: Từ việc nghiên cứu lý luận về thực hiện công việc không có ủy quyền, nội dung các quy định pháp luật, thực tiễn áp dụng các quy định này nhằm hiểu biết và áp dụng các quy định một cách đứng đắn góp phần hoàn thiện chế định này trong pháp luật Dân sự Việt Nam

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở phương pháp luận của toàn bộ Luận văn là dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp

Trang 8

luật Các phương pháp nghiên cứu được vận dụng như phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp phân tích- tổng hợp, phương pháp so sánh…

5 Những đóng góp mới của Luận văn

Luận văn là sự tổng hợp tương đối toàn diện về thực hiện công việc không có ủy quyền Những vấn đề cơ bản về thực hiện công việc không có ủy quyền đã được phân tích một cách có hệ thống Phân tích đánh giá quy định của pháp luật với quá trình hình thành và phát triển về thực hiện công việc không có ủy quyền, qua đó nhận thức đứng đắn về nó và áp dụng các quy định này trong cuộc sống Đồng thời, đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện chế định này

6 Cơ cấu bản Luận văn

Kết cấu của Luận văn gồm hai phần:

- Phần mở đầu: Sự cần thiết về nghiên cứu vấn đề thực hiện công việc không có ủy quyền, tình hình cũng như mục đích nhiệm vụ,những đóng góp mới của Luận văn

- Phần nội dung: Gồm 3 chương cơ bản

Chương 1: Khái quát chung về thực hiện công việc không có ủy quyền Nội dung của chương này nhằm làm sáng tỏ những khái niệm cơ bản về thực hiện công việc không có ủy quyền, bản chất pháp lý của việc thực hiện công việc không có ủy quyền, tìm hiếu quá trình hình thành và phát triển của chế định thực hiện công việc không có ủy quyền Nghiên cứu pháp luật một

số quốc gia về thực hiện công việc không có ủy quyền Kiến thức chương 1 là nền tảng, cơ sở của chương 2

Trang 9

Chương 2: Quy định pháp luật hiện hành về thực hiện công việc không

Chương này, tác giả nêu ra một số ví dụ về thực hiện công việc không

có ủy quyền, nêu một số bất cập trong quy định pháp luật về thực hiện công việc không có ủy quyền và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn các quy phạm pháp luật về thực hiện công việc không có ủy quyền

Trang 10

Chương 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ

ỦY QUYỀN 1.1 Khái niệm và đặc điểm của thực hiện công việc không có ủy quyền 1.1.1 Khái niệm

Pháp luật La Mã và những thành tựu trong lĩnh vực xây dựng pháp luật La

Mã là một phần không thể thiếu của văn minh nhân loại Quy định pháp luật

La Mã cho đến ngày nay vẫn được đánh giá rất cao về kỹ thuật xây dựng luật pháp của các luật gia La Mã khá hoàn thiện khái niệm “luật dân sự” của La

Mã rộng hơn rất nhiều so với khái niệm luật dân sự Việt Nam bao gồm cả tố tụng dân sự, hôn nhân gia đình Luật dân sự La Mã bao gồm những chế định khác nhau như sở hữu, hợp đồng, thừa kế, thực hiện công việc không có ủy quyền Trong đó việc thực hiện không có ủy quyền đã được pháp luật La

Mã quy định là một trong những căn cứ phát sinh nghĩa vụ thuộc dạng nghĩa

vụ ngoài hợp đồng theo đó một người thực hiện công việc của người khác vì lợi ích của người đó mà không có sự ủy quyền của người có công việc

Nghĩa vụ dân sự là một mối liên hệ pháp lý giữa các chủ thể Mối liên hệ này có thể được xác lập thông qua sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ nghĩa vụ hoặc có thể xác lập theo ý chí của Nhà Nước Khi nghĩa vụ dân sự được xác lập thông qua thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ sẽ làm phát sinh nghĩa vụ theo hợp đồng Đây là cơ sở pháp lý để một người thực hiện một công việc hay chuyển giao một tài sản thông qua sự thỏa thuận của người có công việc và người thực hiện công việc Dù theo thỏa thuận giữa hai bên hay theo quy định của pháp luật thì người có nghĩa vụ phải thực hiện công việc đó Khi một người không có nghĩa vụ mà tự nguyện thực hiện

Trang 11

công việc của người khác vì lợi ích của người có công việc thì pháp luật cần phải thừa nhận, bảo vệ quyền lợi cho họ cho dù khi người thực hiện công việc của người khác mà người có công việc không biết hoặc biết mà không phản đối thì vẫn sẽ phát sinh một quan hệ nghĩa vụ Đó là quan hệ thực hiện công việc không có ủy quyền Thực hiện công việc không có ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương và nó là một quan hệ nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng

Bộ Luật Dân Sự năm 2005 đã quy định về thực hiện công việc không có ủy quyền tại Chương XIX để điều chỉnh quan hệ này và cụ thể quy định từ Điều

594 đến Điều 598 Tại Điều 594 BLDS năm 2005 đã đưa ra khái niệm khá đầy đủ về thực hiện công việc không có ủy quyền: “Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối”

Một người tự nguyện thực hiện công việc của người khác vì lợi ích của người có công việc đã làm phát sinh nghĩa vụ của người đã thực hiện công việc đó là phải thực hiện đến cùng và có gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại Chính hành vi tự nguyện ý chí của người không được ủy quyền thực hiện công việc là căn cứ làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ dân sự giữa người thực hiện công việc với người được thực hiện công việc Người thực hiện công việc tự nguyện thực hiện công việc đem lại kết quả cho người được thực hiện công việc Ngược lại, người thực hiện công việc phải có nghĩa vụ thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra

Từ điển Luật Học đưa ra khái niệm thực hiện công việc không có ủy quyền:

Trang 12

“ Việc một người không có nghĩa vụ (pháp lý hay hợp đồng) thực hiện công

việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối

Theo quy định của pháp luật , người thực hiện công việc phải thực hiện công việc phù hợp với khả năng và điều kiện của mình như của chính mình; nếu biết hoặc đoán biết được ý định của người có công việc thì người thực hiện công việc phải thực hiện phù hợp với ý định đó, nếu có thể phải báo cáo cho người có công việc được thực hiện về quá trình thực hiện công việc và giao kết quả cho người có công việc

Người thực hiện công việc được thanh toán chi phí cho việc thực hiện

và được hưởng thù lao đồng thời phải bồi thường thiệt hại do lỗi cố ý và được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu do lỗi vô ý gây thiệt hại cho người có công việc được thực hiện.”

Từ điển Luật Học giải thích tương đối hoàn chỉnh về khái niệm thực hiện công việc không có ủy quyền cho ta cách nhìn đầy đủ về thực hiện công việc không có ủy quyền

Thực hiện công việc không có ủy quyền trên thực tế rất phong phú và

đa dạng Theo Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Bách, thực hiện công việc không có ủy quyền xảy ra trong các trường hợp sau:

- Một người có thể thi hành nghĩa vụ thay cho người khác vì cho rằng làm như thế sẽ có lợi cho người có công việc được thực hiện Ví dụ: Một người tự ý cấp dưỡng cho một đứa trẻ hay một người phụ nữ đã có chồng Trong trường hợp, A và B ly hôn, A nhận quyền nuôi con, B có nghĩa vụ cấp dưỡng Tuy nhiên, B không có việc làm nên không thể cấp dưỡng C con

Trang 13

chung của A và B D là ông nội của C cấp dưỡng cho C và cho rằng việc làm này có lợi cho B.Về mặt pháp luật, người này không có nghĩa vụ cấp dưỡng cho C nhưng đã tự ý cấp dưỡng cho C , B cũng không ủy quyền cho ông nội của C, tức là bố của mình cấp dưỡng cho C

- Người làm việc tự cam kết cho chính mình nhưng để làm lợi cho người khác Ví dụ: B tự ký kết hợp đồng với D để sửa chữa nhà của A, tự mình bỏ tiền ra để thanh toán các chi phí sửa chữa và nhằm làm lợi cho A mặc dù B không có nghĩa vụ sửa chữa nhà cho A

- Một người có thể làm một hành vi vì lợi ích của người khác.Ví dụ: một người có thể dập tắt một đám cháy làm giảm rủi ro gây ra do hỏa hoạn cho nhà một người khác, hoặc có thể thu hoạch hoa quả trong vườn giúp nhà hàng xóm khi họ đi vắng

Trong thực hiện công việc không có ủy quyền thì địa vị pháp lý của người thực hiện công việc của người khác không có ủy quyền tương tự như người được ủy quyền Tuy nhiên, cũng có một số điểm khác với sự ủy quyền

là nếu như người được ủy quyền có quyền yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền Trong khi thực hiện công việc không có ủy quyền thì người thực hiện công việc tự coi đó là nghĩa vụ của mình, họ thực hiện một cách tự nguyện, tự giác như thực hiện công việc của chính mình nhằm đem lại lợi ích cho người có công việc được thực hiện Họ phải tự mình tổ chức thực hiện công việc, tự chi phí để thực hiện tốt công việc và được yêu cầu người có công việc được thực hiện thanh toán các chi phí hợp lý

Theo Điều 281 BLDS năm 2005 quy định về các căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự, thì thực hiện công việc không có ủy quyền là một trong những căn cứ

Trang 14

Căn cứ quy định này của pháp luật thì rõ ràng hành vi pháp lý đơn phương và thực hiện công việc không có ủy quyền là hai căn cứ khác nhau phát sinh nghĩa vụ Thực hiện công việc không có ủy quyền về hình thức giống hành vi pháp lý đơn phương Nhưng, thực hiện công việc không có ủy quyền phát sinh quan hệ nghĩa vụ đối với chủ thể được xác định Hành vi pháp lý chưa xác định chủ thể bên kia và có thể không hình thành quan hệ nghĩa vụ

Vậy, thực hiện công việc không có uỷ quyền là hành vi pháp lý đơn

phương của một người tự nguyện thực hiện công việc của người khác, hoàn toàn vì lợi ích của người khác thì người thực hiện công việc phải thực hiện công việc phù hợp với khả năng, điều kiện của mình và thực hiện công việc như của chính mình cho đến khi chuyển giao công việc cho chủ của công việc hoặc người thừa kế hoặc người đại diện của ngươì có công việc và được hưởng thù lao khi thực hiện công việc chu đáo, có lợi cho người có công việc, đồng thời có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ của công việc trong trường hợp có lỗi cố ý hoặc vô ý gây thiệt hại cho chủ của công việc

1.1.2 Đặc điểm của quan hệ thực hiện công việc không có ủy quyền

Theo cách hiểu thông thường, nghĩa vụ dân sự là những gì mà một người phải làm hoặc không được làm đối với một người khác Tức là mối liên hệ giữa hai hay nhiều người với nhau, trong đó một bên phải thực hiện những hành vi nhất định Như vậy, khi một người được xác định là có nghĩa vụ đối với người khác thì họ buộc phải thực hiện một cách đầy đủ nếu họ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì sẽ phát sinh trách nhiệm dân sự đối với người có quyền Nghĩa vụ không chỉ là xử sự giữa hai chủ thể với nhau trong một quan hệ mà còn là sự ràng buộc pháp lý Thực hiện công việc không có

ủy quyền là một trong những quan hệ phát sinh nghĩa vụ ngoài hợp đồng Vì

Trang 15

vậy, quan hệ thực hiện công việc không có ủy quyền vừa mang những đặc điểm chung của quan hệ nghĩa vụ vừa mang những đặc điểm riêng nhất định

1.1.2.1 Đặc điểm chung

Thực hiện công việc không có ủy quyền mang đầy đủ đặc điểm của nghĩa vụ dân sự

Quan hệ pháp luật dân sự là đối tượng điều chỉnh của pháp luật Dân sự và chịu sự tác động của các quy phạm pháp luật dân sự Mà nghĩa vụ dân sự phát sinh trên những sự kiện pháp luật quy định và dự liệu trước những hậu quả pháp lý sẽ xảy ra Những sự kiện này hình thành quan hệ giữa hai bên, quyền

và nghĩa vụ của họ được pháp luật thừa nhận và đảm bảo Nghĩa vụ dân sự là quan hệ pháp luật dân sự, có đầy đủ các yếu tố: Chủ thể, khách thể, nội dung giữa hai bên

Thứ hai, Nghĩa vụ dân sự là quan hệ tài sản Đặc điểm này xuất phát từ

việc nghĩa vụ có thể trị giá được bằng tiền và sự tăng giảm tài sản của chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ Khi thực hiện nghĩa vụ, kể cả là nghĩa vụ có đối tượng là làm hoặc không được làm một việc, thì hành vi thực hiện nghĩa vụ của chủ thể mang nghĩa vụ đều liên quan đến một lợi ích nhất định Có thể có

sự dịch chuyển tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác hoặc có thể một chủ thể được hưởng những lợi ích về tài sản Quan hệ nghĩa vụ luôn là quan hệ tài sản

Thứ ba, Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đối lập nhau

Trong quan hệ nghĩa vụ thì quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại Bên này có bao nhiêu quyền thì bên kia có bấy nhiêu nghĩa vụ tương ứng Thông thường, các chủ thể thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của

Trang 16

mình Tuy nhiên, quan hệ nghĩa vụ khá đa dạng, có thể một chủ thể bên này

có quyền và một chủ thể bên kia mang nghĩa vụ hoặc một chủ thể mang quyền đồng thời có nghĩa vụ nhất địnhvà chủ thể mang nghĩa vụ có những quyền đối với chủ thể phía bên kia Như vậy, Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể mang tính đối lập và tính tác động qua lại Ngoài ra, pháp luật quy định một trường hợp người thứ ba phải thực hiện nghĩa vụ Ví dụ như: bố mẹ phải bồi thường thiệt hại cho con chưa thành niên gây thiệt hại

Thứ tư, quyền dân sự của các chủ thể là một quyền đối nhân

Nếu trong quan hệ sở hữu, quyền của chủ sở hữu được thực hiện bằng hành vi của chính họ thì đối với quan hệ nghĩa vụ thì quyền của chủ thể này chỉ được thực hiện thông qua hành vi của chủ thể bên kia Tức là quyền của chủ thể bên này chỉ được thi hành đối với chủ thể bên kia mà không được thi hành trên bất kỳ một tài sản nào Chủ thể mang quyền chỉ có thể yêu cầu chủ thể mang nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ Không giống như việc thực hiện quyền trong quan hệ sở hữu là người có quyền tác động trực tiếp đến vật, người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ không được tác động trực tiếp đến tài sản của người mang nghĩa vụ Quyền dân sự của các chủ thể là quyền đối nhân Quyền đối nhân có các đặc điểm về chủ thể và đối tượng khác nhau Quyền đối nhân có hai loại chủ thể: một bên chủ thể mang quyền và một bên chủ thể mang nghĩa vụ Họ là những người xác định trong quan hệ nghĩa vụ cụ thể mà trong đó chủ thể mang quyền có quyền yêu cầu chủ thể mang nghĩa vụ phải thi hành một nghĩa vụ nào đó; còn chủ thể mang nghĩa vụ phải thi hành nghĩa

vụ vì quyền lợi của chủ thể mang quyền Đối tượng của quyền đối nhân có năm đối tượng: chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc nào đó hoặc không thực hiện công việc nào đó Trái với khách thể là lợi ích mà các bên mong muốn đạt được trong hợp đồng, thì đối tượng của nghĩa vụ là cái mà các bên tác động vào Hơn nữa, quan hệ

Trang 17

nghĩa vụ rất đa dạng, một chủ thể mang quyền và một chủ thể mang nghĩa vụ,

có thể một chủ thể mang quyền đồng thời mang những nghĩa vụ Nhưng trong những quan hệ này, dù ở dạng nào thì quyền của chủ thể bên này chỉ có thể đảm bảo thực hiện thông qua hành vi thực hiện nghĩa vụ của chủ thể bên kia

Thứ năm, Nghĩa vụ dân sự là quan hệ pháp lý

Nghĩa vụ dân sự là mối liên hệ pháp lý giữa các chủ thể Ngay từ Bộ luật Dân sự năm 1995 đã quy định về mối liên hệ pháp lý giữa các chủ thể hay là

sự ràng buộc giữa các chủ thể một cách rất rõ ràng: “…là việc mà theo quy định của pháp luật…” đến Bộ luật Dân sự năm 2005 pháp luật giản lược quy định cụ thể này Tuy nhiên, sự ràng buộc pháp lý giữa các chủ thể tham gia quan hệ vẫn được pháp luật quy định thông qua quy định căn cứ phát sinh nghĩa vụ, quyền và nghĩa vụ của các bên, các biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ luôn phù hợp với ý chí của Nhà nước Hơn nữa, mối liên

hệ pháp lý giữa các chủ thể luôn bảo đảm bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước Đó là sự cưỡng chế thi hành của pháp luật đối với nghĩa vụ

1.1.2.2 Đặc điểm riêng

Thực hiện công việc không có ủy quyền có những đặc điểm riêng của quan hệ nghĩa vụ ngoài hợp đồng

Thứ nhất, người tự nguyện thực hiện công việc vì lợi ích của người có

công việc trong trường hợp người có công việc không biết hoặc biết mà không phản đối đã làm phát sinh nghĩa vụ của người thực hiện công việc Nghĩa vụ của người thực hiện công việc không có uỷ quyền là nghĩa vụ ngoài hợp đồng, phát sinh từ căn cứ một người tự nguyện thực hiện công việc của người có công việc và hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc Như vậy, hành vi thực hiện công việc không có uỷ quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ của người tự nguyện thực hiện công việc của người khác, hoàn toàn vì lợi ích

Trang 18

của người khác là một dạng “chuẩn khế ước” (coi như có hợp đồng), và là hành vi hợp pháp, có tính chất của hành vi pháp lý đơn phương

Thứ hai, quan hệ nghĩa vụ phát sinh từ hành vi thực hiện công việc

không có uỷ quyền là quan hệ nghĩa vụ có đặc điểm đền bù Khoản đền bù là khoản thù lao khi người thực hiện công việc không có uỷ quyền đã thực hiện công việc chu đáo, có lợi cho bên có công việc Tuy nhiên, nếu người thực hiện công việc không có uỷ quyền từ chối nhận khoản thù lao do chủ của

công việc trả

Thứ ba, hành vi của người thực hiện công việc không có uỷ quyền là

căn cứ phát sinh nghĩa vụ hoàn lại trong trường hợp người thực hiện công việc không uỷ quyền đã chi phí hợp lý để thực hiện công việc không có uỷ quyền vì lợi ích của người có công việc, kể cả trong trường hợp công việc

không đạt được kết quả theo ý muốn của người có công việc

Thứ tư, hành vi thực hiện công việc không có uỷ quyền làm phát sinh

nghĩa vụ ngoài hợp đồng, vì vậy khi người thực hiện công việc không có uỷ quyền có lỗi cố ý hoặc vô ý gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc thì người thực hiện công việc có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người có công việc Trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Người thực hiện công việc không có uỷ quyền có thể được giảm mức bồi thường trong trường hợp gây thiệt hại trong

khi thực hiện công việc mà có lỗi vô ý gây thiệt hại cho chủ cả công việc

1.2 Tiến trình hình thành và phát triển của pháp luật về thực hiện

công việc không có ủy quyền

Trải qua mấy ngàn năm, Luật La Mã và chế định thực hiện công việc không có ủy quyền là minh chứng cho quan điểm Luật La Mã là văn minh nhân loại Tất nhiên cho đến nay một số quy định không còn phù hợp nữa vì

Trang 19

điều kiện xã hội, kinh tế, chính trị của xã hội La Mã những năm trước đó khác so với bây giờ Rõ ràng, việc thực hiện công việc của một người khác không có ủy quyền cũng đã tồn tại và được điều chỉnh

Trong pháp luật La Mã, nghĩa vụ là những mối quan hệ giữa các bên trong việc dịch chuyển tài sản Theo Luật La Mã, nghĩa vụ phát sinh ra bởi các nguồn gốc như hợp đồng, chuẩn hợp đồng, vi phạm, chuẩn vi phạm và các nghĩa vụ pháp định

Luật La Mã quy định bốn căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ:

- Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng

- Nghĩa vụ do hành vi vi phạm tư pháp

- Nghĩa vụ phát sinh như từ hợp đồng ( Nghĩa vụ chuẩn khế ước)

- Nghĩa vụ phát sinh như từ vi phạm.( Nghĩa vụ chuẩn vi phạm) Trong đó, điều hành công việc của người khác không có ủy quyền là một dạng nghĩa vụ phát sinh như từ hợp đồng Các luật gia La Mã áp dụng tương tự như giữa các bên có ủy quyền - hợp đồng ủy quyền

Luật La Mã thừa nhận thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ ngoài hợp đồng, một người thực hiện công việc vì lợi ích của người khác mà không có sự ủy quyền thực hiện công việc Việc thực hiện công việc không có ủy quyền này nhằm ngăn chặn những thiệt hại có thể xảy

ra nếu người thực hiện công việc không thực hiện hoặc người chủ của công việc không có điều kiện để thực hiện công việc

Pháp luật La Mã quy định điều kiện phát sinh nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền:

Trang 20

- Thực hiện công việc của người khác bằng những hành vi pháp lý nhất định hoặc là quan tâm đến tài sản và công việc của người khác nếu người công việc không biết Nếu người có công việc vẫn hiện diện nhưng trong điều kiện không thể thực hiện được

- Người thực hiện công việc không có nghĩa vụ phải thực hiện Hành vi này mang ý nghĩa đạo đức

- Người thực hiện công việc không phải là làm thuê nên không được đòi trả công Việc yêu cầu trả công là không được phép

- Người thực hiện công việc đã thực hiện công việc đó với ý định chi phí của người có công việc dù tự họ có thể bỏ ra bằng các chi phí

Pháp luật La Mã đã quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan

hệ thực hiện công việc không có ủy quyền

Người thực hiện công việc cũng đặc biệt quan tâm đến công việc như công việc của chính mình Vì vậy nếu hành vi này gây thiệt hại cho người có công việc thì người thực hiện công việc phải hoàn toàn chịu trách nhiệm do hành vi của mình gây ra Hơn nữa, khi thực hiện công việc không có ủy quyền hoàn thành người thực hiện công việc không có ủy quyền cũng phải có nghĩa vụ thông báo cho người có công việc được thực hiện

Pháp luật La Mã đã quy định chủ công việc phải thanh toán các chi phí

mà người thực hiện công việc đã bỏ ra Các chi phí này là những chi phí cần thiết cho việc thực hiện công việc, kể các các khoản chi phí không mang lại lợi ích cho công việc Quy định này pháp luật La Mã khá rõ ràng về “ chi phí hợp lý” mà người thực hiện công việc đã bỏ ra

Ngoài ra, người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc được hoàn thành nếu công việc thực hiện đáp ứng đầy đủ điều kiện thực hiện

Trang 21

công việc không có ủy quyền, không được quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ của họ Tuy nhiên, pháp luật La Mã đã để mở quy định, nếu người thực hiện thấy công việc đã được thực hiện là không cần thiết, có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình nhưng phải đưa ra lý do từ chối Để bảo đảm quyền lợi người đã thực hiện công việc nếu người có công việc có lý do từ chối thực hiện nghĩa vụ, người thực hiện có quyền yêu cầu trả những khoản lợi mà người có công việc được hưởng

Trong nhiều công trình nghiên cứu các học giả Việt Nam cũng đã tìm hiểu

về thực hiện công việc không có ủy quyền dù ở trong những cách quy định khác nhau Cụ thể trong cuốn “ Việt Nam dân luật lược khảo - Quyển 2: Nghĩa vụ và khế ước”, Vũ Văn Mẫu đã xác định sự cam kết đơn phương hay thực hiện công việc không có ủy quyền Định nghĩa: “Sự cam kết đơn phương

là một hành vi pháp lý tạo lập ra một nghĩa vụ thúc buộc một người do ý chí đơn phương của họ.” Định nghĩa này đã đưa ra nhằm phân biệt rõ rệt cam kết đơn phương và hành vi pháp lý đơn phương Chỉ có những hành vi pháp lý tạo lập một nghĩa vụ mới được coi là cam kết đơn phương Vì trong một số trường hợp, hành vi pháp lý đơn phương không làm phát sinh bất kỳ một nghĩa vụ nào giữa hai bên chủ thể Ví dụ trong trường hợp này là chúc thư, cũng là hành vi pháp lý đơn phương nhằm để lại di sản thừa kế cho những người thừa kế, nhưng không làm phát sinh bất kỳ nghĩa vụ nào cả Rõ ràng, cam kết đơn phương khác hành vi pháp lý đơn phương

Cam kết đơn phương cũng đã được phân biệt với khế ước đơn phương qua cách định nghĩa của tác giả Điểm giống nhau là cả hai đều tạo lập nghĩa vụ, Tuy nhiên, trong khế ước đơn phương vẫn có tự thỏa thuận giữa hai bên chủ thể, ví dụ trong khế ước cho vay, chỉ có một bên vay cam kết nghĩa vụ trả nợ

Trang 22

Sự cam kết đơn phương là sự tự do ý chí của một bên, không hề có sự thỏa thuận giữa các bên

Cam kết đơn phương chỉ sự tự do ý chí của cá nhân tự ràng buộc mình vào một nghĩa vụ và thỏa mãn điều kiện là người trái chủ phải ưng thuận Vì nếu nghĩa vụ chỉ có ý nghĩa khi có một trái chủ Sự ưng thuận này làm cho cam kết phát sinh ngay từ khi cá nhân tự do ý chí ràng buộc mình vào nghĩa vụ đó

Từ rất sớm pháp luật Việt Nam đã ghi nhận sự cam kết đơn phương như là thực hiện công việc không có ủy quyền trong pháp luật hiện nay

Kế thừa và phát huy pháp luật nền tảng - Pháp luật La Mã, nghiên cứu các học giả Việt Nam, Bộ Luật Dân sự năm 1995 đã quy định thực hiện công việc không có ủy quyền thành một chương riêng biệt, quy định tương đối đầy đủ

về vấn đề này Sau đó, Bộ luật Dân sự năm 2005, quy định về thực hiện công việc giữ tính ổn định nên đã giữ nguyên chế định này

1.3 Quy định của một số nước trên thế giới về thực hiện công việc

không có ủy quyền

Nghĩa vụ được phát sinh trên những sự kiện khác nhau mà pháp luật thừa nhận Trong pháp luật La Mã, theo căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ thì nghĩa vụ chủ yếu được phát sinh từ hợp đồng và nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật Đây là hai căn cứ quan trọng, phổ biến nhất trong pháp luật La Mã Tuy nhiên, do sự phức tạp của các quan hệ xã hội cũng như sự phát triển kinh

tế xã hội thì các luật gia La Mã còn xác định những nghĩa vụ phát sinh từ những căn cứ không thuộc hợp đồng cũng như hành vi vi phạm (các căn cứ khác) Một trong những trường hợp đó là thực hiện công việc không có sự uỷ quyền Rõ ràng, chế định pháp lý này đã được pháp luật La Mã quy định và cũng là quy định tiến bộ giúp nền pháp lý sau này kế thừa và phát triển Pháp

Trang 23

luật của từng quốc gia dựa trên nền tảng này để xây dựng và hoàn thiện chế định về thực hiện công việc không có uỷ quyền của nước mình

Ngay từ thời La Mã cổ đại chế định thực hiện công việc không có ủy quyền đã được quy định Pháp luật của rất nhiều các quốc gia kế thừa và phát huy các quy định về thực hiện công việc không có ủy quyền của luật La Mã

cổ đại làm nền tảng ghi nhận và thể chế hóa thành các quy định pháp luật nhằm điều chỉnh quan hệ thực hiện công việc không có ủy quyền Trong phạm vi nghiên cứu đề tài , nghiên cứu pháp luật một số quốc gia so sánh, hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam Điển hình: pháp luật Nhật Bản, Pháp luật Pháp

Trang 24

tiến hành việc giúp đỡ tương ứng, điều đó được coi là nghĩa vụ tiến hành công việc của người khác không có ủy quyền

Cụ thể tại điều 697 Bộ luật Dân sự Nhật Bản quy định: “ Một người tiến hành điều hành công việc nhân danh người khác mà không có nghĩa vụ làm việc đó phải điều hành bằng phương cách có lợi nhất cho thân chủ căn cứ vào bản chất của công việc

Nếu người điều hành biết ý đồ của thân chủ hoặc ở trong trạng thái biết điều này thông qua sự suy luận thì phải tiến hành việc điều hành phù hợp ý đồ của thân chủ”

Và tại điều 700 Bộ luật Dân sự Nhật Bản: “ Người quản lý phải tiếp tục việc điều hành cho đến khi thân chủ, người thừa kế hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã ở trong trạng thái sẵn sàng để điều hành công việc; song điều này không áp dụng nếu rõ ràng rằng việc tiếp tục như vậy sẽ chống lại ý muốn của thân chủ hoặc tổn hại đến quyền lợi của người đó.”

Bộ luật Dân sự đã thừa nhận quyền của người tiến hành công việc của người khác không có ủy quyền được tiếp tục thực hiện công việc đó phù hợp với lợi ích của người có công việc được thực hiện Còn những chi phí mà người tiến hành công việc của người khác đã bỏ ra sẽ được người có quyền thanh toán lại Tuy nhiên, tại Điều 650, Điểu 702 Bộ luật Dân sự Nhật Bản quy định người tiến hành công việc của người khác sẽ không có quyền yêu cầu thanh toán lãi suất đối với những chi phí và thiệt hại mà người đó bỏ ra với những chi phí và thiệt hại mà người đó đã bỏ ra và gánh chịu trong khi thực hiện công việc của người khác Hơn nữa, việc tiến hành công việc của người khác phải có lợi cho người có quyền đối với công việc mà không được trái với ý nguyện của người đó Nếu người thực hiện công việc nhận thấy tiếp tục thực hiện công việc trái với ý nguyện của người có thẩm quyền đối với

Trang 25

công việc hoặc không đem lại lợi ích cho người đó thì phải chấm dứt việc tiến hành công việc Quy định này nhằm đảm bảo việc thực hiện công việc luôn luôn mang lại lợi ích cho người có công việc hoặc ít nhất đúng ý nguyện của

họ

Pháp luật Nhật Bản và Pháp luật Việt Nam khá nhiều điểm tương đồng

về chế định này Những điều kiện xác định việc tiến hành công việc của người khác không có ủy quyền Trước hết phải là việc bắt đầu tiến hành công việc của người khác mà không có nghĩa vụ tương ứng Bao gồm cả trường hợp người tiến hành công việc không có nghĩa vụ với người có công việc được tiến hành, nhưng họ lại được giao nghĩa vụ của người thứ ba Việc thực hiện công việc của người khác phải được thực hiện vì lợi ích của người đó Việc tiến hành công việc của người khác không được trái với ý nguyện Ý nguyện nay không được trái với trật tự công cộng và đạo đức xã hội Ví dụ: Việc một người ngăn người khác có ý định tử tự dù trái với ý nguyện của người tự tử thì vẫn được coi là tiến hành công việc không có ủy quyền

Tuy nhiên Điều 702 Bộ luật Dân sự Nhật Bản quy định về trách nhiệm của người có quyền đối với công việc phải hoàn trả cho người tiến hành công việc, ngoài ra còn giới hạn trách nhiệm của người có quyền đối với công việc trong trường hợp người tiến hành công việc trái với ý nguyện của người có quyền và chỉ áp dụng trách nhiệm khi mà người có quyền thu được lợi Pháp Luật Việt Nam nên có những quy định cụ thể về trường hợp này như pháp luật Nhật Bản

1.3.2 Pháp Luật Pháp

Chế định thực hiện công việc không có ủy quyền trong pháp luật Pháp quy định tại Thiên IV về những cam kết hình thành không thông qua thỏa thuận Cụ thể tại Điều 1370 Bộ luật Dân sự Pháp:

Trang 26

“ Một số cam kết hình thành hoàn toàn không có thỏa thuận nào từ phía người có nghĩa vụ cũng như từ phía người có quyền

Một số cam kết chỉ do pháp luật quy định; một số cam kết khác phát sinh từ hành vi của bản thân người tự thấy mình phải có nghĩa vụ

Loại thứ nhất là những cam kết hình thành không chủ tâm như cam kết giữa những người giám hộ và những người quản lý tài sản không thể từ chối nhiệm vụ đã giao cho họ

Loại thứ hai là những cam kết phát sinh từ một sự việc của cá nhân của người ở trong một tình trạng có nghĩa vụ do tự nguyện cam kết, tương tự như hợp đồng hoặc do nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng được quy định trong Thiên này”

Và theo Điều 1371 Bộ luật Dân sự Pháp đưa ra khái niệm về tự nguyện cam kết như hợp đồng: “ Tự nguyện cam kết như hợp đồng là những hành vi hoàn toàn tự nguyện của con người, làm nảy sinh một cam kết nào đó của người đó đối với người thứ ba hoặc làm nảy sinh cam kết qua lại giữa hai bên.”

Căn cứ hai Điều luật trên, Pháp luật Pháp quy định thực hiện công việc không có ủy quyền là hành vi tự nguyện cam kết như hợp đồng Pháp luật Pháp ngoài những nội dung quy định giống pháp luật Việt Nam thì còn có những quy định khác

Pháp luật dân sự Pháp Điều 1377 quy định nếu trường hợp một người do nhầm lẫn tưởng mình có nghĩa vụ và đã thực hiện nghĩa vụ này và

họ có quyền hoàn lại những gì đã nhận

Điều 1377: “ Nếu một người do nhầm lẫn, tưởng mình có nghĩa vụ và

đã thực hiện nghĩa vụ, thì có quyền kiện đòi người có quyền hoàn lại những gì

đã nhận

Trang 27

Tuy nhiên, quyền kiện đòi chấm dứt trong trường hợp người có quyền

từ bỏ danh nghĩa là người có quyền sau khi thanh toán, trừ trường hợp người này đã thanh toán kiện đòi người có nghĩa vụ thật sự.”

Pháp luật Việt Nam chưa có quy định này nhằm bảo đảm quyền cho người do nhầm lẫn đã thực hiện nghĩa vụ

Về vấn đề thanh toán các khoản chi phí trong quá trình thực hiện công việc không có ủy quyền, Điều 1375 Bộ luật Dân sự Pháp quy định khá chi tiết

về thanh toán các chi phí cần thiết bao gồm: người có công việc phải thực hiện đầy đủ những cam kết mà người thực hiện công việc không có ủy quyền

đã thực hiện thông qua những hành vi của chính họ để hoàn thành tốt công việc, bồi thường tất cả những cam kết của cá nhân người thực hiện công việc không có ủy quyền, hoàn lại mọi phí tổn cần thiết mà người thực hiện công việc đã chi trả Trong khi đó pháp luật Việt Nam quy định rất chung chung về người có công việc phải thanh toán các chi phí hợp lý cho người thực hiện công việc không có ủy quyền Vì vậy pháp luật Việt Nam nên quy định rõ ràng về chi phí hợp lý bao gồm những gì nhằm bảo đảm quyền và lợi ích cho người thực hiện công việc không có ủy quyền

1.4 Điều kiện phát sinh nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền

Một người tự nguyện thực hiện công việc của người khác với mục đích đem lại lợi ích cho chính người có công việc được thực hiện giữa họ không hề

có sự thoả thuận nào Vì vậy, quan hệ pháp lý chỉ phát sinh giữa người đang thực hiện công việc và người có công việc nếu một người đã hành động một cách tự nguyện vì lợi ích của người kia Trước khi thực hiện công việc, giữa

họ không có bất kỳ mối quan hệ pháp lý nào Tuy nhiên, việc thực hiện công việc không có uỷ quyền làm phát sinh hậu quả pháp lý giữa người có công

Trang 28

việc được thực hiện và người thực hiện công việc Việc xác định hành vi thực hiện công việc không có uỷ quyền là cần thiết Không những có ý nghĩa trong việc xác định quyền và nghĩa vụ chủ thể tham gia quan hệ mà còn góp phần giải quyết các tranh chấp phát sinh trên thực tế

Việc thực hiện công việc không có uỷ quyền thoả mãn các điều kiện nhất định sau:

 Người thực hiện công việc không có uỷ quyền là người không có

nghĩa vụ thực hiện công việc đó

Một người có thể thực hiện công việc vì lợi ích của người khác Nếu giữa hai bên có một hợp đồng uỷ quyền thì nghĩa vụ của họ xuất phát từ hợp đồng

Đã có sự uỷ quyền thực hiện công việc giữa hai bên chủ thể, thỏa thuận giữa người có công việc được thực hiện với người thực hiện công việc về nội dung công việc Ràng buộc chính là sự thỏa thuận Nhưng trong trường hợp giữa họ không có hợp đồng ủy quyền nào, người thực hiện công việc không có nghĩa

vụ phải làm nhưng đã thực hiện công việc một cách tự nguyện, hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc Việc làm này tự nguyện trên tinh thần tương thân, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong lúc gặp khó khăn tạm thời nên giữa họ không có mối quan hệ pháp lý nào về công việc được thực hiện trước đó Ví

dụ như: Tự quản lý tài sản cho chủ sở hữu khi họ đi vắng Nếu trong ủy quyền thực hiện công việc, người thực hiện công việc và người có công việc được thực hiện đã thỏa thuận về nội dung công việc, cách thức làm việc Còn trong thực hiện công việc không có ủy quyền, công việc được thực hiện trong quan

hệ pháp luật này không phải là một nghĩa vụ pháp lý có tính chất ràng buộc Trước thời điểm thực hiện công việc hai bên chủ thể không có bất kỳ một sự ràng buộc nào, kể cả là thỏa thuận Người thực hiện công việc không được ủy quyền thực hiện công việc hay không có nghĩa vụ để thực hiện công việc

Trang 29

Như vậy, giữa người có công việc được thực hiện với người thực hiện công việc hoàn toàn không có sự thỏa thuận về việc người có công việc được thực hiện ủy quyền cho người kia thực hiện công việc Rõ ràng, theo quy định của pháp luật người thực hiện công việc không có ủy quyền không có nghĩa vụ thực hiện công việc đó Nhưng hành vi tự nguyện thực hiện công việc không

có ủy quyền của người thực hiện công việc đã đưa họ vào tình trạng ràng buộc về mặt pháp lý với người có công việc được thực hiện dù người thực hiện công việc không có nghĩa vụ

 Việc thực hiện công việc vì lợi ích của người có có công việc

Người có hành vi tự nguyện thực hiện công việc của người khác được coi là thực hiện công việc không có ủy quyền thì trước khi tiến hành công việc, người thực hiện công việc không có ủy quyền tự ý thức rằng nếu không

có ai thực hiện công việc này thì người có công việc bị thiệt hại một số lợi ích vật chất nhất định Lợi ích này có thể là những lợi ích mà người có công việc được thực hiện không thu được hoặc lợi ích của họ bị giảm đáng kể Người thực hiện công việc không có ủy quyền trước khi tiến hành công việc với ý chí chủ quan, sự cân nhắc tính toán trước sau sẽ thấy rằng nếu mình mà không thực hiện thì người có công việc được thực hiện đương nhiên mất một số lợi ích Họ xem đó là bổn phận của mình và phải thực hiện công việc nhằm mang lại lợi ích cho người có công việc

Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định trong quá trình thực hiện công việc, nếu người thực hiện công việc biết trước hoặc đoán trước được ý định của người có công việc được thực hiện thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải thực hiện đúng như ý định đó Pháp luật quy định sự phỏng đoán ý chí của người có công việc để người thực hiện công việc không có ủy quyền

Trang 30

dù có tự mình tính toán thực hiện công việc thì vẫn phải có sự nhận thức liên quan đến lợi ích của người có công việc được thực hiện

Về nguyên tắc, giữa người thực hiện công việc và người có công việc được thực hiện không có sự thỏa thuận cho công việc đó được thực hiện mà nếu có sự thỏa thuận giữa họ đã có hợp đồng ủy quyền Đối với việc thực hiện công việc không có ủy quyền, Bộ luật Dân sự lại quy định người có công việc được thực hiện có thể biết mà không phản đối hoặc không biết về sự kiện đó Nếu người có công việc biết mà không phản đối thì pháp luật coi như người

có công việc được thực hiện mặc nhiên đồng ý với việc thực hiện công việc

và chấp nhận lợi ích do người thực hiện công việc đem lại Để xác định nghĩa

vụ của người có công việc đối với việc người thực hiện công việc đã hoàn thành hoặc khi có tranh chấp xảy ra thì đây đúng là căn cứ để xác định Nếu trong trường hợp người có công việc được thực hiện không biết thì người thực hiện phải tự tính toán, cân nhắc việc thực hiện công việc ra sao để đem lại lợi ích cho người có công việc, cũng phải tính đến trường hợp nếu họ không thực hiện sẽ đem lại những thiệt hại như thế nào đến người có công việc được thực hiện Nên người thực hiện công việc càng phải tính toán kỹ lưỡng trước khi thực hiện công việc

Người thực hiện công việc không có ủy quyền hoàn toàn nhận thức và kiểm soát được hành vi của mình đối với công việc được thực hiện liên quan tới thực hiện công việc không có ủy quyền Mong muốn và nguyện vọng của người thực hiện công việc không có ủy quyền là thực hiện công việc bằng chính hành vi của mình với sự cân nhắc và tính toán của bản thân Họ tự ý thức rằng nếu không thực hiện công việc thì thiệt hại xảy đến với chính người

có công việc được thực hiện Vì thế việc thực hiện công việc không có ủy quyền hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện Do đó, nếu

Trang 31

người thực hiện công việc vì lợi ích của chính mình nhưng đồng thời có lợi cho người khác thì quy định về thực hiện công việc không có ủy quyền không thể được áp dụng Ví dụ: A thuê nhà của B, sau đó do nhà của B đã quá cũ kỹ nên A tự ý thuê thợ và sơn sửa nhà của B Trong trường hợp này, rõ ràng A trước khi thực hiện công việc đã nghĩ đến lợi ích của mình đầu tiên B cũng

có lợi ích khi A thực hiện công việc này Tuy nhiên, hành vi không thỏa mãn được điều kiện thực hiện công việc hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện Hoặc trong trường hợp thứ hai, một người thực hiện công việc vì lợi ích của mình nhưng thực ra công việc đem lại lợi ích chính cho người có công việc

Ngoài ra, khi xem xét lợi ích của người thực hiện công việc phải căn cứ vào thời điểm thực hiện công việc không có ủy quyền Nếu trong trường hợp sau đó lợi ích không còn nữa không ảnh hưởng đến tính chất của công việc, không làm mất đi ý nghĩa của hành vi thực hiện công việc không có ủy quyền

Ví dụ: một người tự ý sửa nhà giúp người hành xóm khi họ đi vắng, sau đó vì cơn bão đi qua đã làm căn nhà sụp đổ, mọi sự sửa chữa giúp người hàng xóm không còn nữa Sự kiện này không làm mất đi tính chất có lợi của công việc được thực hiện Bởi lẽ, việc họ đã thực hiện rồi cũng đã đem lại lợi ích cho người có công việc chỉ là do sự kiện bão xảy ra là điều họ không mong muốn, không thể kiểm soát được Do đó, việc thực hiện công việc ở một khía cạnh nào đó cũng đã mang lại lợi ích cho người có công việc

 Việc thực hiện công việc không có ủy quyền phải có sự tự nguyện của

người thực hiện công việc

Dù không có nghĩa vụ thực hiện công việc, nhưng người thực hiện công việc vẫn có ý chí hết mình thực hiện công việc của người khác như công việc của chính mình, không hề suy tính lợi ích cá nhân Người thực hiện nhận thức

Trang 32

được hành vi thực hiện công việc của mình và trong điều kiện, khả năng thực hiện công việc một cách độc lập nhằm đem lại lợi ích cho người có công việc được thực hiện Ý muốn của họ bày tỏ ra cũng là muốn thực hiện công việc với sự cân nhắc, tính toán của bản thân Sự không tự nguyện của người thực hiện công việc không có ủy quyền thể hiện là việc thực hiện công việc có thể

do bị đe dọa, nhầm lẫn, hoặc có thể do khi thực hiện công việc không có ủy quyền không nhận thức hoặc làm chủ được hành vi của mình

 Việc thực hiện công việc không có ủy quyền không vi phạm điều cấm

của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội

Một người tự nguyện thực hiện công việc của người khác coi đó là bổn phận của mình và phải xuất phát từ lợi ích của người có công việc Mục đích

và nội dung của việc thực hiện công việc là không trái pháp luật và đạo đức

xã hội Nếu như mục đích của giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 BLDS năm 2005, mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp của của các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch Nội dung của giao dịch là những điều khoản xác định quyền, nghĩa vụ của các bên phát sinh từ giao dịch Để giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật thì mục đích và nội dung của giao dịch không được trái pháp luật và đạo đức xã hội Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống hằng ngày được cộng đồng thừa nhận và thực hiện Giao dịch có nội dung và mục đích trái pháp luật, không có hiệu lực pháp luật Thực hiện công việc không có ủy quyền cũng phải có nội dung

và mục đích không trái pháp luật và đạo đức xã hội Khi đó lợi ích hợp pháp của các bên sẽ được pháp luật bảo vệ

Trang 33

Chương 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ THỰC HIỆN CÔNG

VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN

2.1 Nghĩa vụ của người thực hiện công việc không có ủy quyền

Khi một người thực hiện quản lý tài sản, điều hành công việc của người khác mà người có tài sản hoặc có công việc không biết hoặc biết mà không phản đối thì sẽ làm phát sinh một quan hệ nghĩa vụ Người không được

ủy quyền mà lại tự nguyện thực hiện công việc của người khác với thiện chí mang lại lợi ích cho người có công việc được thực hiện trở thành chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ dân sự Nghĩa vụ của người thực hiện công việc không

có ủy quyền được phát sinh từ hành vi tự nguyện ý chí của người không được

ủy quyền thực hiện công việc của người khác

Thứ nhất, Người thực hiện công việc không có ủy quyền thực hiện

công việc phù hợp với khả năng, điều kiện của mình

Tại khoản 1 Điều 595 BLDS năm 2005 quy định: “ 1 Người thực hiện công

việc không có ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp với khả năng

và điều kiện của mình.”

Khả năng của chủ thể thực hiện công việc là sức mạnh tiềm ẩn, sẵn có của chủ thể và thêm vào đó là những hiểu biết, kinh nghiệm, khả năng lựa chọn phương thức tiến hành, làm chủ hành vi khi thực hiện các công việc Ngoài ra, không thể không tính đến khả năng về sức khỏe và hoàn cảnh thực hiện công việc của chủ thể Điều kiện của chủ thể thực hiện tức là trong hoàn cảnh và những yếu tố khả năng kết hợp lại có thể thực hiện công việc đó Phải

Trang 34

xem xét trong khả năng, điều kiện sẵn có của mình liệu chủ thể có thể thực hiện công việc mang lại lợi ích cho người có công việc hay không

Người đang thực hiện công việc phải có nghĩa vụ thực hiện trong điều kiện cho phép nhằm đem lại lợi ích cho người có công việc được thực hiện

Để xác định việc thực hiện có đúng với khả năng và điều kiện của mình hay không dựa trên sự xác định về nội dung cũng như quá trình thực hiện công việc

Thứ hai, Người thực hiện không có ủy quyền thực hiện công việc như

công việc của chính mình quy định tại khoản 2 Điều 595 Bộ luật Dân sự năm 2005:

“ Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải thực hiện công

việc như công việc của chính mính; nếu biết hoặc đoán biết được ý định của người có công việc thì phải thực hiện phù hợp với ý định đó.”

Người đang thực hiện công việc phải coi công việc như công việc của chính mình Một khi đã thực hiện, chủ thể thực hiện công việc không có ủy quyền có ý chí tận tâm, tận lực thực hiện công việc

Nếu trong trường hợp người đang thực hiện công việc đoán biết được ý định của người có công việc được thực hiện, người thực hiện công việc như ý định của người có công việc Dù sự đoán biết rất khó xác định, niềm tin nội tâm của người có công việc được thực hiện chưa thể hiện ra bên ngoài Việc thực hiện công việc của người thực hiện công việc phải phù hợp với ý định của người có công việc Tức là ý chí của người đang tiến hành công việc có mối liên hệ với sự nhận thức ý định của người có công việc Nhưng ý định này phải hợp pháp, không trái với đạo đức xã hội và quy định của pháp luật

Sự phù hợp giữa việc thực hiện công việc với ý định của người có công việc

Ngày đăng: 30/03/2018, 21:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1995), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản
Tác giả: Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
6. Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (2001), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Việt Nam
Tác giả: Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
7. TS. Nguyễn Mạnh Bách (1998), “Nghĩa vụ dân sự trong luật Dân sự Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.92 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghĩa vụ dân sự trong luật Dân sự Việt Nam
Tác giả: TS. Nguyễn Mạnh Bách
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
8. Vũ Văn Mẫu (1962), Việt Nam dân luật lược khảo, quyển 2 Nghĩa vụ và khế ước, tr.367-375 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam dân luật lược khảo
Tác giả: Vũ Văn Mẫu
Năm: 1962
9. TS. Lê Đình Nghị (2009), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật dân sự Việt Nam
Tác giả: TS. Lê Đình Nghị
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
10. TS. Phùng Trung Tập (1996), “Nghĩa vụ của người thực hiện công việc không có ủy quyền”, Tạp chí Luật học số 2, tr.41-43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghĩa vụ của người thực hiện công việc không có ủy quyền
Tác giả: TS. Phùng Trung Tập
Năm: 1996
11. Đinh Trung Tụng (2005), Bình luận những nội dung mới của Bộ luật Dân sự năm 2005, Nxb Tư Pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận những nội dung mới của Bộ luật Dân sự năm 2005
Tác giả: Đinh Trung Tụng
Nhà XB: Nxb Tư Pháp
Năm: 2005
12. Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình Luật La Mã, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật La Mã
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb Công an Nhân dân
Năm: 2001
13. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb Công an Nhân dân
Năm: 2006
2. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w