- Văn bản là một tập hợp câu tạo thành một chỉnh thể thống nhất, vừa hoàn chỉnh về hình thức, vừa trọn vẹn về nội dung, vừa thống nhất về cấu trúc, vừa độc lập về giao tiếp.. Phạm trù nộ
Trang 1SOẠN THẢO VĂN BẢN TIẾNG VIỆT Câu 1: Khái niệm văn bản?
- Văn bản là một tập hợp câu tạo thành một chỉnh thể thống nhất, vừa hoàn chỉnh về hình thức, vừa trọn vẹn về nội dung, vừa thống nhất về cấu trúc, vừa độc lập về giao tiếp
- Văn bản là một tập hợp câu
- Nói đến chỉnh thể thống nhất là nói đến một tập hợp câu cùng nói về một chủ thể đồng thời trong các câu đều tồn tại một liên kết
Ví dụ 1:
a Mặt trời mọc Những chiếc ô tô chạy trên đường Cánh đồng lúa xanh mơn mởn Những đàn chim bay về tổ Trời sắp đổ mưa
b Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến Bầu trời ngày thêm xanh Nắng vàng ngày càng rực rỡ Rồi vườn cây lại đâm chồi nảy lộc Rồi vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy
Trong hai tập hợp câu trên, tập hợp nào tạo thành một chỉnh thể thống nhất?
Quan sát 2 tập hợp câu trên ta thấy trong tập hợp câu (a) không phải là chỉnh thể thống nhất vì tập hợp câu (a) không nói về chủ thể nào, trong các câu không có liên kết về mặt ý nghĩa Giữa hoạt động con người và hiện tượng thiên nhiên không liên quan với nhau, không logic
Khi quan sát tập hợp câu (b), là một chỉnh thể thống nhất, tất cả các câu đều tập hợp một chủ thể, chủ đề Trong các câu trong tập hợp đều có liên kết với nhau Tất cả các câu đều hướng về chủ đề Mỗi câu phục vụ bằng chứng khác nhau
Trang 2Ví dụ 2: “Mặt trời mọc Những tia nắng ban mai chiếu rọi qua khe cửa Những
giọt sương long lanh đậu trên các cành lá” Tập hợp câu vừa ghi có phải
là một chỉnh thể thống nhất hay không? Vì sao?
Có Câu thứ nhất người viết nêu lên một hiện tượng thiên nhiên Các câu sau kéo theo hệ quả của câu trước
Câu 2: Nêu các phạm trù cơ bản của văn bản?
Gồm phạm trù nội dung và hình thức
a Phạm trù nội dung của văn bản
- Là những nội dung hiện thực khách quan hoặc chủ quan được người viết trình bày trong văn bản
- Trong văn bản thông tấn không được lồng cái tôi cá nhân và cảm xúc cá nhân chủ quan vào tác phẩm
- Nếu nhìn rộng ra, trong các phong cách VB chuẩn mực (Phong cách khoa học, hành chính và một bộ phận của p/c BC) thì nội dung hiện thực luôn mang tính khách quan, trái lại, trong các p/c văn bản lệch chuẩn (p/c nghệ thuật, 1 bộ phận của p/c báo chí) thì nội dung hiện thực luôn luôn mang tính chủ quan
- Là tư tưởng của tác giả đối với nội dung hiện thực được trình bày trong văn bản
- Tư tưởng: Những thái độ, khẳng định, phủ định, ca ngợi, phê phán, đồng tình hoặc phản đối
Báo chí nước ta hiện nay: Viết cho ai, viết để làm gì, viết vì cái gì?
lĩnh vực đời sống xã hội, được nhiều người quan tâm Viết để chống tiêu cực và xây dựng, ca ngợi các tấm gương điển hình => Chống để xây Làm báo ở Việt Nam là làm chính trị.
Trang 3- Bất kì một văn bản nào cũng đều thể hiện chủ đề của nó Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng loại văn bản mà mức độ thể hiện của chủ đề như thế nào
- Tuy nhiên, chủ đề của văn bản bao giờ cũng được thể hiện rõ ràng nhất qua hình thức đầu đề của văn bản
+ Trong VB BC, đầu đề đgl “tít”
+ Trong VB KH, đầu đề đgl “đề tài”
+ Trong VB HC, đầu đề đgl “tên loại of VB”
+ Trong VB NT, đầu đề đgl “nhan đề”
- Trong các phong cách văn bản chuẩn mực, 2 yếu tố hiện thực và chủ đề dường như trùng vào nhau, không có khoảng cách Trái lại, trong các phong cách văn bản lệch chuẩn, 2 yếu tố hiện thực và chủ đề luôn luôn có khoảng cách và trong nhiều trường hợp thì khoảng cách rất xa
- Trong thể loại tin, chúng ta có thể chỉ ra đâu là ND hiện thực, đâu là nội dung chủ đề hay không?
Trong tin, không thể chỉ ra được Vì 2 yếu tố này trùng vào nhau
- Hãy chỉ ra một cách ngắn gọn 2 yếu tố HT và CĐ của tác phẩm tắt đèn (NTT)
Hiện thực: bức tranh về làng quê nghèo
b Phạm trù hình thức của văn bản
Bao gồm: Ngôn ngữ và kết cấu
- Là một hệ thống các đơn vị âm thanh, từ ngữ, các kiểu câu và các cách tu
từ được tác giả lựa chọn và vận dụng trong văn bản
- Trong các phong cách văn bản khác nhau thì vai trò và chức năng của ngôn ngữ cũng khác nhau
+ Trong các phong cách văn bản chuẩn mực: Ngôn ngữ như là vật liệu để trình bày nội dung hiện thực, trực tiếp thông tin về hiện thực
+ Trong các VB lệch chuẩn, ngôn ngữ như là một chất liệu để xây dựng hình tượng, khi hình tượng hình thành Đó mới là đơn vị trực tiếp thông
Trang 4tin về hiện thực Chính vì vậy, chất lượng của một hình tượng như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào chất liệu ngôn ngữ
- Kết cấu là mối liên hệ giữa các yếu tố nội dung của văn bản Nói cách khác kết cấu là sắp xếp, tổ chức trật tự các yếu tố của nội dung
- Trong các văn bản khác nhau, kết cấu cũng có những đặc điểm khác nhau Trong các phong cách văn bản chuẩn mực, kết cấu thường mang tính quy ước, có tính chất bắt buộc thậm chí có tính pháp quy (quy định bằng pháp luật) được thể hiện bằng khuôn mẫu
- Trái lại, đối với các phong cách văn bản lệch chuẩn: kết cấu không bắt buộc
- Kết cấu trong các phong cách văn bản lệch chuẩn: tùy thuộc vào mục đích của người viết và tính chất của thể loại văn bản
Câu 3: Văn bản hành chính?
a Định nghĩa văn bản hành chính?
Là loại văn bản dùng để trình bày các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước hoặc của các tổ chức chính trị, xã hội Đồng thời, trình bày những kiến nghị, nguyện vọng, mong muốn đề nghệ của cấp dưới đối với cấp trên, của các cá nhân đối với tập thể hoặc những
sự vụ giao dịch hàng ngày
b Phân loại văn bản hành chính
- Văn bản hành chính là loại văn bản vô cùng phức tạp và rất đa dạng về mặt thể loại Vì vậy, người ta dựa vào tính chất, quy mô nội dung văn bản để phân chia thành 2 loại lớn
- Văn bản quản lý nhà nước:
+ Văn bản quy phạm pháp luật: Ban hành những chủ trương đường lối, pháp luật của Đảng, Nhà nước, của chính phủ (Hiến pháp, nghị quyết của ĐHĐ, bộ luật, luật, pháp luật)
+ Văn bản áp dụng pháp luật: Những văn bản có tính chất cụ thể hóa, hướng dẫn việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật (Quy định
Trang 5của chính phủ, của các cấp các ngành, các thông tư, hướng dẫn của các
bộ ngành, các quy chế…)
- Văn bản hành chính thông tư
c Thể thức của văn bản hành chính
- Một văn bản hành chính được coi là có giá trị pháp lý khi VB đó phải bảo
đảm được 3 cái đúng: Đúng thể thức (Vb phải trình bày đúng theo các quy định về khuôn mẫu mà pháp luậ đã ban hành), đúng thủ tục (Vb đó phải
đúng trình tự theo quy định của pháp luật từ khâu soạn thảo, kí duyệt đến
khâu tổ chức ban hành), đúng thẩm quyền (Vb đó phải do người có thẩm
quyền kí theo quy định của pháp luật)
- Một VB đầy đủ nhất bao gồm các yếu tố thông tin sau đây:
+ Quốc hiệu
+ Địa danh, ngày tháng ban hành VB
+ Cơ quan ban hành VB
+ Số và kí hiệu của Vb
+ Trích yếu nội dung của VB
+ Tên loại Vb
+ Nội dung VB
+ Chữ kí, dấu
+ Nơi nhận
+ Dấu khẩn
- Trong các loại đơn từ các bao nhiêu yếu tố thông tin? Đó là những loại thông tin nào?
Có 6 yếu tố thông tin: Quốc hiệu, Địa danh – Ngày tháng ban hành Vb, tên loại Vb, chữ kí, cơ quan ban hành VB
Câu 4: Cách trình bày các yếu tố thông tin
- Thông tin 1:
- Thông tin 2: Địa danh (Trình bày cách nhau bằng dấu,), ngày tháng (1,2 thêm số 0)
Trang 6- Thông tin 3: Cơ quan ban hành VB (được trình bày bằng chữ in hoa) Phần trên của thông tin này phải thể hiện tên cơ quan chủ quản
- Thông tin 4: Thông tin về số và kí hiệu: Số và phần chữ được ngăn cách bằng gạch chéo (số/chữ) Về phần số tính từ 0h ngày 1/1 đến 24h 31/12 cả năm đó Phần chữ viết tắ của 2 cụm từ (cụm từ 1: Tên loại Vb - Cụm từ 2:
là chữ viết tắt của cơ quan ban hành VB)
- Thông tin 5: Trích yếu ND của VB
Trích yếu ND của VB cần thể hiện bằng hình thức ngắn gọn, dưới hình thức 1 cụm từ
- Thông tin 6: Tên loại VB
Trình bày in hoa, cỡ chữ lớn nhất và in đậm
Lưu ý: Đối với văn bản quyết định tên loại kép
- Thông tin số 7: Nội dung của VB
Tùy thuộc vào tính chất, quy mô của ND VB mà có thể trình bày theo phần, chương, mục các điều khoản hoặc chỉ trình bày chương, mục hoặc chỉ trình bày các điều khoản (hiến pháp, điều lệ, kỉ luật)
- Thông tin 8: Kí và dấu
Có 2 loại VB:
+ Những VB do cá nhân ban hành (hiệu trưởng, giám đốc…) kí thay, kí thừa lệnh
+ Những VB do tập thể ban hành (HĐND, UBND…), các cấp chính quyền
Kí thay là trường hợp thủ trưởng đi vắng, cấp phó có thẩm quyền kí thay Trước VB ghi KT
Trang 7Kí thừa lệnh đối với trường hợp VB thủ trưởng ủy quyền cho cấp tham mưu được phép kí thừa lệnh Trưởng ban không được kí thừa lệnh
Các tổ chức, tập thể, các hđ do người đứng đầu kí
Khi người đứng đầu của các tổ chức, hội đồng đi vắng, cấp phó được phép
kí thay
Đóng dấu: Dấu phải được đóng trùng lên 2/3 hoặc ¾ chữ kí về phía bên trái
- Thông tin 9: Nơi nhận
Đơn từ, tt chỉ trình bày ở trên