1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoạt động kiểm sát các vụ án kinh doanh thương mại qua thực tiễn tại tỉnh nghệ an (tt)

24 338 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 508,18 KB

Nội dung

Thực tiễn thực hiện pháp luật trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại tại tỉnh Nghệ An 12... Những giải pháp cơ bản về đảm bảo hiệu quả kiểm sát việc tuâ

Trang 1

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

Trường Đại học Luật, Đại học Huế

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 1

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Tính mới và những đóng góp của đề tài 4

7 Kết cấu của Luận văn 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI

5

1.1 Khái quát hoạt động kiểm sát các vụ án kinh doanh thương mại 5 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của hoạt động kiểm sát các vụ án kinh doanh thương mại và sự cần thiết của hoạt động kiểm sát các vụ án kinh doanh thương mại 5

1.1.1.1 Khái niệm các vụ án kinh doanh thương mại và hoạt động kiểm sát các vụ án kinh doanh thương mại 5

1.1.1.2 Đặc điểm của hoạt động kiểm sát các vụ án kinh doanh thương mại

1.2.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959 6

1.2.2 Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1989 6

1.2.3 Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004 7

1.2.4 Giai đoạn từ năm 2005 đến 2011 7

1.2.5 Giai đoạn từ năm 2012 đến nay 7

KẾT LUẬN CHƯƠNG I 8

Trang 4

CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT CÁC VỤ ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH NGHỆ AN 9

2.1 Pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự nói chung và các vụ án kinh doanh thương mại nói riệng 9

2.1.1 Kiểm sát việc thụ lý vụ án kinh doanh thương mại 9

2.1.2 Kiểm sát việc giải quyết vụ án kinh doanh thương mại 9

2.1.2.1 Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong quá trình kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án KDTM 9

2.1.2.2 Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa 10

2.1.3 Kháng nghị bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật và tham gia

2.1.4.1 Kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật 11

2.1.4.2 Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm

12

2.1.5 Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị 12

2.1.5.1 Thực hiện quyền yêu cầu 12

2.1.5.2 Thực hiện quyền kiến nghị 12

2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại tại tỉnh Nghệ An 12

Trang 5

TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT CÁC VỤ ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI 15

3.1 Những giải pháp cơ bản về đảm bảo hiệu quả kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động kiểm sát các vụ án kinh doanh thương mại 15

3.1.1 Hoàn thiện pháp luật về hoạt động kiểm sát giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại 15

3.1.2 Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên làm công tác kiểm sát các vụ án kinh doanh thương mại nhận thức đúng đắn về chức năng nhiệm vụ 15

3.1.3 Một số kiến nghị khác nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn Viện kiểm sát nhân dân 15

3.2 Một số giải pháp cụ thể về đảm bảo hiệu quả kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt dộng kiểm sát các vụ án kinh doanh thương mại 15

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 17

KẾT LUẬN 18

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đã từ lâu trong lịch sử phát triển của nhân loại, hoạt động KDTM đã trở thành một trong những hoạt động phổ biến, có tính chất quyết định đến sự phát triển nền tảng kinh tế trong xã hội Ngày nay, trong xu thế hội nhập và phát triển, hoạt động KDTM ngày càng diễn ra sôi động, đa dạng và phức tạp hơn trước Vì vậy các tranh chấp phát sinh giữa các bên cũng ngày càng đa dạng đòi hỏi các cơ quan tài phán phải giải quyết khi có yêu cầu Ở nước ta các TCKDTM phổ biến được giải quyết tại Tòa án Nhưng thực tiễn giải quyết tranh chấp về KDTM thời gian qua cho thấy Tòa án gặp nhiều khó khăn trong việc vận dụng các quy định hiện hành để giải quyết tranh chấp, có nhiều bản án sơ thẩm, phúc thẩm bị kháng nghị do vi phạm tố tụng, do không áp dụng đúng các quy định của pháp luật có liên quan trong quá trình xét xử vv,… dẫn đến bị hủy hay sửa án Có nhiều bản án quyết định đã được VKS phát hiện kịp thời kháng nghị đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự cũng như đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh Như vậy, VKS đã đóng vai trò không nhỏ trong việc kiểm sát việc giải quyết các

vụ án KDTM

Từ việc nhận thức về vị trí, vai trò của VKSND trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án KDTM là vấn đề quan trọng cần có sự quan tâm, đổi mới hơn nữa cả về phương diện lý luận và thực tiễn, để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giải quyết các vụ án KDTM để đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các chủ thể kinh doanh đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp

Là một cán bộ đang trực tiếp làm công tác trong cơ quan tư pháp ở tỉnh Nghệ

An, tác giả nhận thấy việc chọn đề tài "Hoạt động kiểm sát các vụ án kinh doanh thương mại - Qua thực tiễn tại tỉnh Nghệ An" để nghiên cứu, xây dựng luận văn

thạc sĩ luật học là cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn Đồng thời qua quá trình nghiên cứu, học viên có điều kiện nâng cao trình độ, năng lực nghiệp vụ

và kinh nghiệm công tác của bản thân

2 Tình hình nghiên cứu

Trang 8

Trong những năm gần đây đã có một số công trình khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, luận án thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu về vị trí, vai trò, hoạt động kiểm sát các

vụ án kinh doanh thương mại như: “Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án nhân dân - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động” (2012)

là luận văn thạc sĩ luật học, của tác giả Phạm Thị Ban, hay Luận văn thạc sĩ của Cung Mỹ Anh với đề tài “Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự - Những vướng mắc và giải pháp khắc phục”

(2008), hay Luận văn thạc sĩ của tác giả Khuất Thị Thu Hương với đề tài “Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án theo quy định của pháp luật hiện hành” (2014)…

Ngoài ra còn có các bàì đăng trên tạp chí chuyên ngành pháp luật như: “Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại của Tòa án theo Bộ luật

Tố tụng dân sự năm 2004” (2008) của tác giả Vũ Thị Hồng Vân; “Nâng cao chất lượng công tác kiểm sát giải quyết án giám đốc thẩm về kinh doanh, thương mại, lao động” (2006) của Lê Song Lê; “Một số vấn đề về công tác kiểm sát giải quyết việc dân sự về kinh doanh, thương mại và lao động theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004” (2006), Trần Đình Khánh; “Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, kinh doanh, thương mại, lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật” (2006) Nguyễn Hợp Phố; “Hoạt động kiểm sát việc thụ lý, lập hồ sơ vụ án kinh doanh, thương mại, lao động của toà án” (2006) Nguyễn Thượng Hải; “Nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm sát viên khi tham gia phiên toà xét xử các vụ án về kinh doanh, thương mại và lao động” (2006) của Vũ Thị Thanh Nga hay bài đăng: “Xác định vị trí, vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự” của tác giả Phương Nam; “Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi tham gia phiên tòa xét xử các vụ án kinh doanh thương mại, lao động” của tác giả Vũ Thị Thanh Nga; “Tham gia của Viện kiểm sát nhân dân trong các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm dân sự” của tác giả Nguyễn Vinh

Hưng (2017) vv,… Tuy nhiên, BLTTDS 2015 có hiệu lực ngày 01/7/2015 đã mở rộng phạm vi, thẩm quyền tham gia tố tụng của VKSND Vì vậy, cũng đã có khá nhiều bài viết về vấn đề này nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về hoạt động của VKS trong các vụ án KDTM nói riêng một cách hệ thống theo quy định của BLTTDS 2015

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu

Qua nghiên cứu thực trạng pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án KDTM tại tỉnh Nghệ An tác giả muốn làm rõ hơn về vai trò, hoạt động của VKSND trong việc giải quyết các

vụ án KDTM từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy vai trò của VKS trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm sát các vụ án KDTM đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay

3.2 Nhiệm vụ

Trang 9

- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản, phân tích những quy định hiện hành

về công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án

KDTM và vai trò của VKS trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm sát các vụ án KDTM

- Phân tích, đánh giá thực tiễn về hoạt động VKS trong quá trình giải quyết các vụ án KDTM tại tỉnh Nghệ An

- Đánh giá kết quả đã đạt được, những hạn chế tồn tại của công tác kiểm sát các vụ án KDTM ttaij tỉnh Nghệ An

- Đưa ra một số số giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy vai trò của VKS trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm sát các vụ án KDTM

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án KDTM

- Những quy định của pháp luật hiện hành về vai trò của VKS trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm sát các vụ án KDTM

- Thực tiễn về hoạt động của VKS trong quá trình giải quyết các vụ án

KDTM tại tỉnh Nghệ An

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Nghệ An

- Thời gian từ năm 2012 đến 30/12/2016

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin; phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, kết hợp lý luận và thực tiễn

5.2 Phương pháp cụ thể:

Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử, Luận văn nêu lên quá trình phát triển

về vai trò của VKSND trong việc kiểm sát việc giải quyết các vụ án KDTM tại tòa

án qua các thời kỳ từ đó đưa ra những sự so sánh, đánh giá những thay đổi về vai trò của VKSND qua các thời kỳ đó Phương pháp phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật về vai trò của VKSND trong hoạt động TTDS nói chung và trong việc giải quyết các vụ án KDTM tại tòa án nói riêng (Chương 1)

Phương pháp thống kê được tác giả sử dụng để đưa ra những số liệu về quá trình tham gia của VKSND trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án KDTM tại tòa án, từ những số liệu đó có thể thấy và đánh giá về vai trò của

VKSND trong hoạt động kiểm sát các vụ án KDTM tại tòa án (Chương 3)

Trang 10

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như:

so sánh, quy nạp, diễn giải

6 Tính mới và những đóng góp của đề tài

Qua việc đưa ra khái niệm, đặc điểm, phân tích những quy định của pháp luật hoạt động kiểm sát các vụ án kinh doanh thương mại, góp phần bổ sung, hoàn thiện các vấn đề lý luận pháp luật về hoạt động kiểm sát các vụ án KDTM

Qua phân tích và đánh giá thực tiễn hoạt động kiểm sát các vụ án KDTM tại các cấp VKSND tỉnh Nghệ An, góp phần chỉ ra một số hạn chế và những nguyên nhân làm căn cứ cho việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả kiểm sát các

vụ án KDTM

Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra một số giải pháp khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn để việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của VKSND khi kiểm sát các

vụ án KDTM ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách

tư pháp, hi vọng luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu cho các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, giảng dạy

7 Kết cấu của Luận văn

Ngoài lời nói đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cầu gồm có 3 chương

Trang 11

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI

1.1 Khái quát hoạt động kiểm sát các vụ án kinh doanh thương mại

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của hoạt động kiểm sát các vụ án kinh doanh

thương mại và sự cần thiết của hoạt động kiểm sát các vụ án kinh doanh thương mại

1.1.1.1 Khái niệm các vụ án kinh doanh thương mại và hoạt động kiểm sát các

vụ án kinh doanh thương mại

Vụ án KDTM là các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể kinh

doanh liên quan đến lợi ích kinh tế trong quá trình hoạt động KDTM mà cá nhân,

cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

theo quy định của BLTTDS

Hoạt động kiểm sát các vụ án KDTM là hoạt động của VKS sử dụng các quyền năng pháp lý được pháp luật quy định để kiểm sát việc tuân theo tuân theo pháp luật của những người tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án KDTM đảm bảo các vụ án KDTM có căn cứ, kịp thời, đúng pháp luật

1.1.1.2 Đặc điểm của hoạt động kiểm sát các vụ án kinh doanh thương mại

Thứ nhất, nhiệm vụ quyền hạn của VKS do pháp luật quy định, VKS không

thực hiện những hoạt động ngoài nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định

Thứ hai Là cơ quan tiến hành tố tụng, song khác với TAND - chủ thể chính

trong quan hệ pháp luật TTDS, sự tham gia của VKSND không mang tính chất bắt buộc thường xuyên liên tục

Thứ ba, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND được thực hiện thông qua hoạt

động của KSV, kiểm tra viên và Viện trưởng VKS

1.1.1.3 Sự cần thiết của hoạt động kiểm sát các vụ án kinh doanh thương mại

Xuất phát từ bản chất, đặc điểm của hoạt động tư pháp là hoạt động thực hiện quyền lực Nhà nước (quyền tư pháp) Hoạt động tư pháp cần và phải chịu sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ của nhiều cơ chế khác nhau, đặc biệt là phải thiết lập cho được cơ chế giám sát trực tiếp, thường xuyên, có tính chuyên nghiệp cao

Trang 12

Thực tiễn xét xử các vụ án dân sự nói chung các vụ án KDTM nói riêng có rất nhiều bản án đã bị hủy, xét xử nhiều lần, bị sửa lớn Như vậy, sai lầm trong việc giải quyết các vụ án KDTM vẫn còn không ít Do đó, đòi hỏi phải có cơ chế kiểm tra, giám sát bản án, quyết định của Tòa án một cách có hiệu quả

1.1.2 Căn cứ xác định chủ thể, nội dung, phương thức và trách nhiệm pháp lý của hoạt động kiểm sát các vụ án kinh doanh thương mại

Khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án KDTM VKSND có nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Hiến pháp năm 2013, Luật

Tổ chức VKSND năm 2014 và BLTTDS 2015

1.2 Các giai đoạn phát triển của pháp luật Việt Nam về hoạt động kiểm sát các vụ

án kinh doanh thương mại

1.2.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959

Công tố viện cũng có thẩm quyền trong việc giám sát hoạt động thi hành án giống với hoạt động kiểm sát thi hành án của VKSND hiện nay Điều 15 Sắc lệnh

số 85-SL có quy định “Công tố viện có quyền kháng cáo việc hộ cũng như về việc hình”

Viện công tố Giám sát việc chấp hành luật pháp trong việc xét xử của tòa án; giám sát việc chấp hành pháp luật trong việc thi hành các bản án dân sự; khởi tố và tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự quan trọng có liên quan đến lợi ích Nhà nước và của công dân So với các quy định trước đây, thẩm quyền của viện công tố

đã được mở rộng thêm một bước là giám sát các hoạt động thực thi pháp luật 1.2.2 Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1989

Hiến pháp năm 1959, ngày 15-7-1960, Luật tổ chức VKSND VKSND có một chức năng hoàn toàn mới khác hẳn với viện công tố trước đó là kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc hội đồng chính phủ, cơ quan nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan nhà nước và công dân, mở ra một trang mới trong sự phát triển hệ thống tư pháp nước ta nói chung và VKSND nói riêng

Kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố Luật tổ chức VKSND năm 1960 cho đến năm 1989 vị trí, vai trò của VKSND trong TTDS nói chung và giải quyết các vụ án kinh tế nói riêng chủ yếu được quy định trong luật tổ chức VKSND năm

1960 và Luật tổ chức VKSND năm 1981 Trong giai đoạn này hoạt động giải

quyết các vụ án KDTM đều được quy định tại các văn bản dưới luật, pháp lệnh điều chỉnh và nằm rải rác ở các văn bản khác nhau như thông tư liên bộ, thông tư liên ngành của TAND tối cao và VKSND tối cao, Bộ tư pháp… VKSND là cơ quan tiến hành tố tụng TTDS và là một cơ quan đại diện cho quyền lực công để đứng ra bảo vệ các lợi ích chung, lợi ích của nhà nước, của tập thể và của công dân khi lợi ích của những đối tượng này có khả năng bị xâm hại mà không một cơ chế hữu hiệu nào khác đứng ra thực hiện quyền yêu cầu tòa án bảo vệ

Ngày đăng: 30/03/2018, 09:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w