1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bách Khoa

25 200 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động giao thương giữa các quốc gia trở nên phổ biến và sôi động hơn bao giờ hết. Để bắt nhịp với xu hướng phát triển kinh tế toàn cầu ấy, việc mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại và hợp tác thương mại quốc tế trở thành đòi hỏi tất yếu đối với mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sự phát triển của kinh tế đối ngoại nói riêng và ngoại thương nói chung kéo theo sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng, trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Hoạt động thanh toán quốc tế được xem là cầu nối quan trọng trong quan hệ kinh tế và thương mại giữa các quốc gia. Vì vậy, muốn đẩy nhanh quá trình hội nhập, với quy mô ngày càng rộng, trình độ ngày càng cao thì cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động thanh toán quốc tế.Là một sinh viên chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, em nhận thấy tầm quan trọng và sự ảnh hưởng trực tiếp của hoạt động thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất nhập khẩu, chính vì thế em đã quyết định thực tập tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh Bách Khoa, đề tài: “Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bách Khoa” với mong muốn tìm hiểu thực trạng thanh toán quốc tế , những hạn chế còn tồn tại và hi vọng qua đó có thể tìm được một số giải pháp giúp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng này.Về kết cấu, bài thu hoạch của em gồm 3 chương như sau:Chương 1: Tổng quan về ngân hàng Agribank Chi nhánh Bách KhoaChương 2: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh Bách KhoaChương 3: Định hướng và giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank Chi nhánh Bách Khoa.Do kiến thức tích lũy chưa nhiều cùng thời gian thực tập hạn chế nên bài báo cáo của em chắc chắn sẽ còn tồn tại nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của cô để bài báo cáo được thêm phần hoàn thiện và có tính thiết thực hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ThS. Trần Hồng Ngân – Giảng viên hướng dẫn, cùng chị …My - thanh toán viên trực tiếp chỉ dẫn em trong quá trình thực tập và các anh chị công tác tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh Bách Khoa đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài báo cáo thực tập giữa khóa này

Mục lục LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động giao thương giữa các quốc gia trở nên phổ biến sôi động hơn bao giờ hết. Để bắt nhịp với xu hướng phát triển kinh tế toàn cầu ấy, việc mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại hợp tác thương mại quốc tế trở thành đòi hỏi tất yếu đối với mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sự phát triển của kinh tế đối ngoại nói riêng ngoại thương nói chung kéo theo sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng, trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp phát triển Nông thôn Việt Nam. Hoạt động thanh toán quốc tế được xem là cầu nối quan trọng trong quan hệ kinh tế thương mại giữa các quốc gia. Vì vậy, muốn đẩy nhanh quá trình hội nhập, với quy mô ngày càng rộng, trình độ ngày càng cao thì cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động thanh toán quốc tế. Là một sinh viên chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, em nhận thấy tầm quan trọng sự ảnh hưởng trực tiếp của hoạt động thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất nhập khẩu, chính vì thế em đã quyết định thực tập tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh Bách Khoa, đề tài: “Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Bách Khoa” với mong muốn tìm hiểu thực trạng thanh toán quốc tế , những hạn chế còn tồn tại hi vọng qua đó có thể tìm được một số giải pháp giúp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng này. Về kết cấu, bài thu hoạch của em gồm 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về ngân hàng Agribank Chi nhánh Bách Khoa Chương 2: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh Bách Khoa Chương 3: Định hướng giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank Chi nhánh Bách Khoa. Do kiến thức tích lũy chưa nhiều cùng thời gian thực tập hạn chế nên bài báo cáo của em chắc chắn sẽ còn tồn tại nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của cô để bài báo cáo được thêm phần hoàn thiện có tính thiết thực hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ThS. Trần Hồng Ngân Giảng viên hướng dẫn, cùng chị …My - thanh toán viên trực tiếp chỉ dẫn em trong quá trình thực tập các anh chị công tác tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh Bách Khoa đã giúp đỡ tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài báo cáo thực tập giữa khóa này. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH BÁCH KHOA. 1.1 Khái quát về Ngân hàng Agribank Chi nhánh Bách Khoa 1.1.1 Giới thiệu chung. Tên gọi: Chi nhánh Ngân hàng Nông ngiệp Phát triển Nông thôn Bách Khoa Tên giao dịch quốc tế: The branch for Agicuture and Rural Development Bank, Bách Khoa Hội sở chính: Số 92 Võ Thị Sáu, P. Thanh Nhàn, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội. Các phòng Giao dịch: (Gồm 5 phòng) - PGD số 4: số 23 Nguyễn Công Trứ, P. Đồng Nhân, Hai Bà Trưng, Hà Nội. - PGD số 7: số 134 Vũ Trọng Phụng, Q. Thanh Xuân, Hà Nội. - PGD số 9: số54 Lê Thanh Nghị, P. Bách Khoa, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội - PGD Kim Liên: số 1 Đào Duy Anh, P. Kim Liên, Q. Đống Đa, Hà Nội. - PGD Tân Mai: số 25 Tân Mai, P. Hoàng Mai, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chi nhánh Bách Khoa tiền thân là phòng giao dịch Bách Khoa được giám đốc NHN&PTNT Láng Hạ ra Quyết định thành lập số: 293/QĐ-NHLH ngày 15/07/2001. Là phòng giao dịch đầu tiên được mở ra của NHNo&PTNT Láng Hạ, 1 trong 29 Ngân hàng cấp 1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam có trên địa bàn TP. Hà Nội. Agribank Chi nhánh Bách Khoa cung cấp một loạt các sản phẩm, dịch vụ tài chính trọn gói cho khách hàng với nòng cốt là các doanh nghiệp, cá nhân sinh sống hoạt động sản xuất kinh doanh tại nội thành thủ đô các tổ chức, cá nhân có hoạt động đầu tư thuộc lĩnh vực nông nghiệp nông thôn ngoại thành Hà Nội. 1.1.2 Lịch sử hình thành phát triển. Năm 2001: Thực hiện chủ trương phát triển mạng lưới bằng đề án “Cơ cấu lại NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2001 2010” chiến lược kinh doanh tại địa bàn các khu đô thị loại I giai đoạn 2001 2005 của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, Ngân hàng Láng Hạ đã nhanh chóng triển khai thành lập Phòng giao dịch Bách Khoa với phương châm mở rộng mạng lưới, tong bước thu hút khách hàng tiền gửi dân cư, đầu tư Năm 2002: Phòng Giao dịch Bách Khoa ổn định tăng trưởng mạnh, được nâng cấp thành Chi nhánh cấp 2 thuộc NHNo&PTNT Láng Hạ. Với điều kiện khách quan chủ quan của Phòng Giao dịch Bách Khoa, ngày 04/06/2002 Chủ tich Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam đã ra quyết định số: 123/QĐ/HĐQT –TCCB về việc “Mở Chi nhánh Bách Khoa- Chi nhánh cấp 2 loại 5 thuộc Chi nhánh Láng Hạ”. Năm 2003: Với sự tăng trưởng không ngừng của Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa, ngày 20/02/2003 theo quyết định số: 22/QĐ/HĐQT-TCCB của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam một lần nữa quyết định nâng cấp Chi nhánh Bách Khoa từ cấp 2 loại 5 lên cấp 2 loại 4, đơn vị phụ thuộc NHNo&PTNT Láng Hạ, có con dấu để hoạt động kinh doanh theo uỷ quyền của NHNo&PTNT Láng Hạ. Năm 2005: Ngày 20/9/2005 Chi nhánh Bách Khoa đã chuyển trụ sở về Tổng Cty Chè Việt Nam số 92 Võ Thị Sáu, P Thanh Nhàn, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chi nhánh Bách Khoa nhận được Quyết định số: 864/QĐ/NHLH-TCCB ngày 10/11/2005 về việc “Mở phòng Giao dịch số 09”. Năm 2008: Chi nhánh Bách Khoa tiếp tục được nâng cấp lên thành Chi nhánh cấp 1 loại 2 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Thành lập ngày 01/04/2008. Theo quyết định số: 147/QĐ/HĐQT ngày 29/02/2008 của Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Đây là một bước tiến quan trọng cũng như tạo ra những thách thức mới trong tình hình nền kinh tế Thế giới chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Ngành Ngân hàng nói chung cũng như Chi nhánh Bach Khoa nói riêng cũng gặp không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Từ năm 2009 trở lại đây, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, nền kinh tế trong nước đang đối mặt với nhiều khó khan, ngành ngân hàng cũng không tránh khỏi những hệ lụy nghiêm trọng. Cùng với xu hướng thế giới, Chính phủ Việt Nam đã đang thực hiện các biện pháp điều hành quyết liệt nhằm chặn đà suy giảm kinh tế, ổn định vĩ mô hướng đến tăng trưởng bền vững. Hai giải pháp chính là chính sách tài khóa mở rộng chính sách tiền tệ mở rộng. Chi nhánh Bách Khoa với những chính sách đúng đắn đã đứng vững đạt được những kết quả tương đối khả quan. 1.1.3 Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Agribank Chi nhánh Bách Khoa.  Chức năng của Agribank Chi nhánh Bách Khoa: - Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn theo địa giới hành chính. - Tổ chức điều hành kinh doanh kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo ủy quyền của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam; - Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao lệnh của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.  Nhiệm vụ của Agribank chi nhánh Bách Khoa: - Huy động vốn: Khai thác nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân tổ chức tín dụng khác; phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu giấy tờ có giá khác các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. - Cho vay: cho vay ngắn hạn, trung hạn dài hạn. - Kinh doanh ngoại hối: huy động vốn cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, Ngân hàng nhà nước của NHNo&PTNT Việt Nam. - Cung ứng các dịch vụ thanh toán ngân quỹ gồm:Cung ứng các phương tiện thanh toán; thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng; thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ phát tiền mặt cho khách hàng các nghiệp vụ khác. - Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng bao gồm: thu, phát tiền mặt; mua bán vàng bạc; máy rút tiền tự dộng dịch vụ thẻ; két sắt, nhân bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu các loại giấy tờ có giá khác, thẻ thanh toán; các dịch vụ ngân hàng khác được nhà nước NHNo&PTNT Việt Nam cho phép. 1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Agribank Chi nhánh Bách Khoa 1.2.1 Cơ cấu tổ chức Sơ đồ cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT Chi nhánh Bách Khoa: Sơ đồ 1.1: Hội sở ngân hàng Agribank Chi nhánh Bách Khoa Sơ đồ 1.2: Các phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh. GIÁM ĐỐC NGÔ QUỐC NINH PHÓ GIÁM ĐỐC TRƯƠNG MINH HOÀNG PHÓ GIÁM ĐỐC NGUYỄN VĂN BẮC PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC NGUYỄN VIỆT HẢI PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÒNG KINH DOANH NGOẠI HỐI PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ PHÒNG DỊCH VỤ MARKTING CÁC PHÒNG GIAO DỊCH TRỰC THUỘC PHÒNG GIAO DỊCH PHÒNG GIAO DỊCH TÂN MAI PHÒNG GIAO DỊCH KIM LIÊN PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 9 PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 7 PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 4 1.2.2 Giới thiệu về phòng ban thực tập. Phòng Kế hoạch Kinh doanh gồm 3 bộ phận: Bộ phận Nguồn vốn Kế hoạch tổng hợp có các nhiệm vụ sau đây: - Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương. - Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam. - Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh trên địa bàn. - Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh trên địa bàn. - Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm; dự thảo các báo caosow kết, tổng kết. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh, Phòng giao. Bộ phận Tín dụng có nhiệm vụ sau đây: - Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng. - Phân tích khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn đạt hiệu quả cao. - Cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. - Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân đề xuất hướng khắc phục. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh, Phòng giao. Bộ phận Thẩm định có nhiệm vụ sau đây: - Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định phòng ngừa rủi ro tín dụng. - Thẩm định các khoản vay do Giám đốc chi nhánh quy định. - Thẩm định các khoản vay vượt mức phán quyết của Giám đốc chi nhánh, đồng thời lập hồ sơ trình lên Ngân hàng cấp trên để xem xét phê duyệt. - Thẩm định khoản vay trong mức phán quyết của Giám đốc chi nhánh. Bộ phận Kinh doanh ngoại tệ Thanh toán quốc tế có nhiệm vụ sau đây: - Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua bán, chuyển đổi), thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định. - Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT NHNo&PTNT Việt Nam. - Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế. - Thực hiện các dịch vụ kiều hối chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao. 1.3 Tình hình hoạt động của Ngân hàng trong một số năm trở lại đây. 1.3.1 Tình hình tài chính của chi nhánh Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu về tình hình tài chính của Agribank Chi nhánh Bách Khoa trong 03 năm từ 2010 đến 2012. Đơn vị: tỷ đồng TT Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Tổng dư nợ 1.590 1.438 910 2 Tổng nguồn vốn 1.811 1.128 659 3 Thu dịch vụ 23 28 18 3.1 Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ 2,5 1,9 1,6 3.2 Thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế 3,3 2,9 3,8 3.3 Thu khác 17,2 23,2 12,6 4 Lợi nhuận 40 42 34 Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Ngân hàng Agribank - CN Bách Khoa. Phân tích: Từ bảng có thể dễ dàng nhận thấy tổng dư nợ tổng nguồn vốn của Chi nhánh không những không tăng mà còn giảm mạnh trong giai đoạn từ 2010-2012, do tác động chung của suy thoái kinh tế khó khăn trong lĩnh vực ngân hàng trong thời gian qua. Mặc dù 02 chỉ tiêu quan trọng giảm mạnh song Agribank Chi nhánh Bách Khoa vẫn có lợi nhuận dương trong giai đoạn 2010-2012 cho thấy những nỗ lực của Chi nhánh trong hoạt động kinh doanh tiền tệ phát triển dịch vụ. Doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu dịch vụ, cụ thể năm 2010 là 3,3 tỷ đồng (chiếm 14,3%), năm 2011 là 2,9 tỷ đồng (chiếm 10,3%), năm 2012 là 3,8 tỷ đồng (chiếm 21,1%). 1.3.2 Kết quả các hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. Hoạt động huy động vốn: Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu về huy động vốn tại Chi nhánh Bách Khoa. Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng huy động 1.811 100% 1.128 100% 659 100% Theo loại hình huy động Huy động dân cư 541 29,8% 538 47,6% 534 81% Huy động TC 1.270 70,2% 590 52,4% 125 19% Theo loại ngoại tệ VND 1.347 74,4% 920 81,5% 593 89,9% Ngoại tệ 464 25,6% 208 18,8% 66 10,1% Thời hạn huy động Dưới 1 năm 1.485 82% 959 85,1% 599 91,9% Trên 1 năm 326 18% 169 14,9% 60 9,1% Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Ngân hàng Agribank - CN Bách Khoa. Phân tích: Từ bảng 1.2 ta thấy: số lượng tiền huy động tại Chi nhánh có xu hướng giảm mạnh từ năm 2010-2012 (từ 1.811 tỷ đồng năm 2010 xuống còn 1.128 tỷ đồng năm 2011 659 tỷ đồng năm 2012). Đây cũng là điều tương đối dễ hiểu vì từ năm 2010-2012 là giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới, ảnh hưởng sâu rộng tới toàn bộ nền kinh tế Việt Nam, khiến nhiều nghìn doanh nghiệp trong nước phá sản, giải thể; thu nhập bình quân của người dân cũng giảm mạnh, do đó nguồn tiền nhàn rỗi gửi Ngân hàng cũng giảm rõ rệt khiến tiền gửi huy động của hệ thống Ngân hàng nói chung cũng như Agribank Chi nhánh Bách Khoa nói riêng giảm mạnh. Hoạt động tín dụng: Bảng 1.3: Một số chỉ tiêu về hoạt động tín dụng của Agribank Chi nhánh Bách Khoa. . thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bách Khoa với mong muốn tìm hiểu thực trạng thanh toán quốc tế. quan về ngân hàng Agribank Chi nhánh Bách Khoa Chương 2: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh Bách Khoa Chương 3: Định hướng và giải

Ngày đăng: 01/08/2013, 07:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.3 Tình hình hoạt động của Ngân hàng trong một số năm trở lại đây. - Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bách Khoa
1.3 Tình hình hoạt động của Ngân hàng trong một số năm trở lại đây (Trang 9)
Bảng 1.4: Một số chỉ tiêu về tình hình tài chính của Agribank Chi nhánh Bách Khoa. - Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bách Khoa
Bảng 1.4 Một số chỉ tiêu về tình hình tài chính của Agribank Chi nhánh Bách Khoa (Trang 11)
Từ bảng 1.3 ta thấy: Nhìn chung tình hình dư nợ tín dụng giảm qua các năm, đặc biệt giảm mạnh trong năm 2012 (giảm 36,7% so với năm trước) - Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bách Khoa
b ảng 1.3 ta thấy: Nhìn chung tình hình dư nợ tín dụng giảm qua các năm, đặc biệt giảm mạnh trong năm 2012 (giảm 36,7% so với năm trước) (Trang 11)
Bảng 2.1: Số lượng các giao dịch thanh toán quốc tế tại Chi nhánh - Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bách Khoa
Bảng 2.1 Số lượng các giao dịch thanh toán quốc tế tại Chi nhánh (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w