1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyên đề quần xã sinh vật

13 336 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 166 KB

Nội dung

Chuyên đề quần xã sinh vật: Các bài liên quan: Chương 2: Quần xã sinh vật Sinh học 12 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã Bài 41: Diễn thế sinh thái Cấu trúc logic kiến thức chuyên đề I. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã 1. Khái quát về quần xã sinh vật 1.1. Khái niệm quần xã sinh vật 1.2. Điều kiện hình thành quần xã 2. Đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật 2.1. Đặc trưng về thành phần loài 2.2. Đặc trưng về phân bố không gian 3. Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã 3.1. Quan hệ sinh thái 3.2. Hiện tượng khống chế sinh học II. Diễn thế sinh thái 1. Khái niệm 2. Nguyên nhân diễn thế sinh thái 3. Các loại diễn thế sinh thái 4.Ý nghĩa của nghiên cứu diễn thế sinh thái

Trang 1

Chuyên đề: QUẦN XÃ SINH VẬT

A MÔ TẢ CHUYÊN ĐỀ

- Các bài liên quan: Chương 2: Quần xã sinh vật- Sinh học 12

Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

Bài 41: Diễn thế sinh thái

- Cấu trúc logic kiến thức chuyên đề

I Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

1 Khái quát về quần xã sinh vật

1.1 Khái niệm quần xã sinh vật

1.2 Điều kiện hình thành quần xã

2 Đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật

2.1 Đặc trưng về thành phần loài

2.2 Đặc trưng về phân bố không gian

3 Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã

3.1 Quan hệ sinh thái

3.2 Hiện tượng khống chế sinh học

II Diễn thế sinh thái

1 Khái niệm

2 Nguyên nhân diễn thế sinh thái

3 Các loại diễn thế sinh thái

4.Ý nghĩa của nghiên cứu diễn thế sinh thái

B Tổ chức dạy học chuyên đề

1 Mục tiêu

1.1 Kiến thức

- Định nghĩa được khái niệm quần xã

- Phân biệt quần xã, quần thể

- Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần xã : tính đa dạng về loài, sự phân bố của các loài trong không gian

- Mô tả được sinh cảnh quan sát ở địa phương, liệt kê các loài, nhận xét số lượng cá thể các loài

- Xác định loài ưu thế, loài đặc trưng, vai trò của chúng trong quần xã

- Trình bày được các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã (hội sinh, hợp sinh, cộng sinh, ức chế – cảm nhiễm, vật ăn thịt - con mồi và vật chủ – vật kí sinh)

- Đánh giá được mức độ đa dạng sinh học của quần xã sinh vật ở địa phương

- Xác định được mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật ở địa phương

Trang 2

- Xây dựng được mô hình diễn thế sinh thái trong quần xã ở địa phương.

- Trình bày được diễn thế sinh thái (khái niệm, nguyên nhân và các dạng diễn thế

và ý nghĩa của diễn thế sinh thái)

- Phân tích được vai trò của con người trong diễn thế sinh thái

- Phân tích mqh diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh

1.2 Kĩ năng

- Kĩ năng sưu tầm các tư liệu đề cập các mối quan hệ giữa các loài và ứng dụng các mối quan hệ trong thực tiễn

- Kĩ năng quan sát, mô tả quần xã sinh vật

- Kĩ năng đưa ra khái niệm, phân loại quần xã, phân loại diễn thế sinh thái

- Kĩ năng quan sát sự phân bố cá thể trong không gian, thống kê số lượng cá thể,

số lượng quần thể

- Kĩ nănggiải được một số bài tập về quần xã

- Kĩ năng sử dụng phương tiện công nghệ hỗ trợ học tập

- Kĩ năng tự học, kĩ năng làm việc hợp tác, thu thập xử lí thông tin

2 Bảng mô tả các mức độ CH, BT đánh giá năng lực học sinh

biết

MĐ thông hiểu

MĐ vận dụng

MĐ vận dụng cao

I.

Quần

sinh

vật và

một

số đặc

trưng

bản

1 Khái

quát về

quần xã

sinh vật

- Nêu được khái niệm

về quần xã sinh vật

- Phân biệt quần xã, quần thể ở địa phương

- Mô tả được sinh cảnh quan sát ở địa phương, liệt kê các loài, nhận xét số lượng

cá thể các loài

Trang 3

quần

2 Đặc

trưng cơ

bản của

quần xã

sinh vật

- Nêu (kể tên) được

sự các đặc trưng cơ bản của quần xã (phân bố trong

không gian, thành phần loài)

- Phân biệt

độ đa dạng loài và độ phong phú

- Phân tích mqh giữa loài ưu thế

và loài đặc trưng

- Phân tích được ý nghĩa sự phân bố cá thể trong không gian

- Xác định được loài ưu thế, loài đặc trung ở địa phương

- Biết cách tính độ phong phú của loài và kích thước quần thể theo phương pháp đánh bắt – thả - bắt lại

- Phân tích, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của loài ưu thế, loài đặc trưng của quần xã sinh vật

ở địa phương

- Biêt cách lựa chọn vật nuôi để tận dụng được hết các nguồn dinh dưỡng trong môi trường, ví dụ trong ao nuôi cá

Trang 4

3 Mối

quan hệ

giữa các

loài

trong

quần xã

- Kể tên được mối quan hệ giữa các loài trong quần xã

- Nhắc lại các VD trong SGK

và minh họa cho các mối quan hệ

- Chỉ ra các dâú hiệu bản chất trong các mối quan

hệ sinh thái (nhấn mạnh mqh dinh dưỡng -bảo toàn vòng tuần hoàn vật chất trong

tự nhiên)

- Giải thích được hiện tượng

khống chế sinh học, ý nghĩa

khống chế sinh học

- Chỉ ra được mối quan hệ sinh thái trong tự nhiên

- So sánh được quan

hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng

- Xác định được mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật ở địa phương

- Đánh giá được mối quan hệ nổi trội trong quần xã ở địa phương, liên hệ giải thích các hiện tượng mất cân bằng sinh thái ( Các quán tiểu

hổ → nạn chuột hoành hành )

II.

Diễn

thế

sinh

thái

1 Khái

niệm

- Nêu được khái niệm diễn thế sinh thái

- Trình bày được các

ví dụ diễn thế sinh thái

Trang 5

Nguyên

nhân

diễn thế

sinh thái

- Nêu được các nguyên nhân gây diễn thế sinh thái

- Giải thích tác động của các nhân tố gây diễn thế

- Phân tích được vai trò của con người trong diễn thế sinh thái

- Giải thích tác động của các nhân tố gây diễn thế

ở địa phương

- Đánh giá được vì sao hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lý được coi là hành động "tự đào huyệt chôn mình" của diễn thế sinh thái

3 Các

loại diễn

thế sinh

thái

- Liệt kê

được các giai đoạn diễn thế sinh thái

- Phân biệt được các loại diễn thế sinh thái

- Lấy được

ví dụ minh họa cho các kiểu diễn thế sinh thái trong thực tế

- Xây dựng được mô hình diễn thế sinh thái trong quần xã ở địa phương

4.Ý

nghĩa

của

nghiên

cứu diễn

thế sinh

thái

- Trình bày được các ý nghĩa của nghiên cứu diễn thế sinh thái

- Giải thích được tính quy luật của diễn thế

- Chỉ ra các biện pháp bảo vệ, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên ở địa phương

* Các năng lực hướng tới của chuyên đề

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Mối quan hệ dinh dưỡng và những hệ quả của nó Mối quan hệ cạnh tranh khác loài - Sự phân hoá ổ sinh thái Sự diễn thế và

sự cân bằng quần xã

- Năng lực thu nhận và xử lý thông tin: Các phương pháp nghiên cứu môi trường và sinh thái học: Ước lượng sinh khối; Mối quan hệ sinh thái giữa các loài sinh vật trong quần xã

Trang 6

- Năng lực nghiên cứu khoa học: Các mối quan hệ sinh thái mang tính tương trợ và

đấu tranh giữa các cá thể khác loài trong quần xã

- Năng lực tính toán : Tính sinh khối của quần xã

- Năng lực tư duy: Phân tích mối quan hệ sinh thái giữa các loài sinh vật trong quần xã

- Năng lực ngôn ngữ: Thuyết minh về diễn thế sinh thái, tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái

3 Hệ thống câu hỏi, bài tậpđánh giá năng lực

Câu hỏi tự luận

1 Khi tham quan vùng biển ở Nha Trang Khánh Hòa, Nam đã chụp được bức hình sau:

1.1 Tập hợp sinh vật trong bức hình Nam chụp có phải là quần xã sinh vật hay không? Vì sao?

1.2 Nêu sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật

1.3 Lấy các ví dụ về quần xã sinh vật ở địa phương em?

2 Quần xã có những đặc trưng nào?

3 Thế nào là loài ưu thế, loài đặc trưng? Lấy ví dụ về loài ưu thế, loài đặc trưng trong các quần xã một số quần xã mà em quan sát được

4 Nhận xét độ đa dạng của quần xã sinh vật em quan sát được

5 Độ đa dạng của quần xã có ý nghĩa gì đối với các loài và con người? Em sẽ làm gì

để giữ và làm tăng độ đa dạng trong quần xã “của em”?

6 Có mấy kiểu phân bố cá thể trong không gian? Sự phân bố này có lợi hay bất lợi như thế nào đối với quần xã? Gia đình em có biểu hiện nào ứng dụng sự phân tầng này trong trồng trọt, nuôi cá?

7 Phân biệt mối quan hệ hỗ trợ và đối kháng Phân biệt các mối quan hệ hỗ trợ

8 Các mối quan hệ sinh thái có ý nghĩa gì đối với sinh vật? Mối quan hệ này có ý nghĩa với con người không? Đã có sự vận dụng mối quan hệ giữa các loài trong thực

tế trồng trọt, chăn nuôi ở gia đình như thế nào?

9 Hiện tượng khống chế sinh học là gì? Ý nghĩa của hiện tượng khống chế sinh học

là gì? Em hãy cho một ý tưởng để diệt trừ sâu hại trên rau cải ở gia đình em bằng khống chế sinh học

Trang 7

10 Thế nào là diễn thế sinh thái? Lấy các ví dụ về diễn thế sinh thái ở các môi trường khác nhau

11 Trình bày nguyên nhân của diễn thế sinh thái Nguyên nhân nào có tác động lâu dài, mạnh mẽ nhất? Con người có thể có những tác động nào đến quá trình biến đổi của quần xã? tích cực hay tiêu cực? Nêu rõ hậu quả của các tác động ấy

12 Có những hình thức diễn thế sinh thái nào? Giữa các hình thức diễn thế có mối quan hệ với nhau như thế nào?

13 Vì sao nói diễn thế sinh thái mang tính quy luật? Con người vận dụng tính quy luật này trong trồng rừng như thế nào?

Câu hỏi trắc nghiệm

1 Quần xã là

a một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định

b một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, gắn bó với nhau như một thể thống nhất có cấu trúc tương đối ổn định

c một tập hợp các quần thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực, vào một thời điểm nhất định

d một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định

2 Loài ưu thế là loài có vai trò quan trong trong quần xã do

a số lượng cá thể nhiều

b sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh

c có khả năng tiêu diệt các loài khác

d số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh

3 Các cây tràm ở rừng U Minh là loài

a ưu thế b đặc trưng

c đặc biệt d có số lượng nhiều

4 Các đặc trưng cơ bản của quần xã là

a thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ

b độ phong phú, sự phân bố các cá thể trong quần xã

c thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong

d thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã, quan hệ dinh dưỡng của các nhóm loài

5 Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện

Trang 8

a độ nhiều b độ đa dạng.

c độ thường gặp d sự phổ biến

6 Ý nghĩa của sự phân tầng trong quần xã là:

a để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu sống khác nhau

b để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau

c để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích

d để mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau

7 Nguyên nhân dẫn tới sự phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã là

a mỗi loài ăn một loài thức ăn khác nhau

b mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau

c mỗi loài kiếm ăn vào một thời điểm khác nhau trong ngày

d tất cả các khả năng trên

8 Trong cùng một thuỷ vực, người ta thường nuôi ghép các loài cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, rô phi, cá chép để

a thu được nhiều sản phẩm có giá trị khác nhau

b tận dụng tối đa nguồn thức ăn có trong ao

c thỏa mãn nhu cầu thị hiếu khác nhau của người tiêu thụ

d tăng tính đa dạng sinh học trong ao

9 Sự phân bố của một loài trong quần xã thường phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố

a diện tích của quần xã c hoạt động của con người

b thay đổi do quá trình tự nhiên d nhu cầu về nguồn sống

10 Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm là hiện tượng

a cạnh tranh giữa các loài c cạnh tranh cùng loài

b khống chế sinh học d đấu tranh sinh tồn

11 Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể

a cá rô phi và cá chép c chim sâu và sâu đo

b ếch đồng và chim sẻ d tôm và tép

12 Hiện tượng khống chế sinh học đã

a làm cho một loài bị tiêu diệt b đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã

c làm cho quần xã chậm phát triển d mất cân bằng trong quần xã

13 Quá trình hình thành một ao cá tự nhiên từ một hố bom là diễn thế

a nguyên sinh b thứ sinh c liên tục d phân huỷ

Trang 9

14 Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?

a vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh

b vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh

c vì tuy có số lượng cá thể ít nhưng hoạt động mạnh

d vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh

15 Trong mùa sinh sản, tu hú thường đẻ trứng của mình vào tổ chim loài khác Tú

hú và chim chủ có mối quan hệ

a cạnh tranh (về nơi đẻ) b hợp tác (tạm thời trong mùa sinh sản)

c hội sinh d ức chế - cảm nhiễm

16 Quan hệ hội sinh là hiện tượng hai loài cùng sống với nhau và:

a một loài có lợi, một loài không bị ảnh hưởng gì

b hai loài cùng có lợi

c hai loài gây hiện tượng ức chế sự phát triển lẫn nhau

d hai loài gây ảnh hưởng cho các loài khác

17 Quan hệ giữa chim sáo và trâu rừng: sáo thường đậu trên lưng trâu, bắt chấy rận

để ăn Đó là mối quan hệ

a cộng sinh b hợp tác

c kí sinh- vật chủ d cạnh tranh

18 Giun sán sống trong ruột người đó là mối quan hệ

a cộng sinh b hợp tác

c kí sinh - vật chủ d cạnh tranh

19 Trong quần xã sinh vật, nếu một loài sống bình thường nhưng vô tình gây hại cho cho loài khác, đó là mối quan hệ

a sinh vật này ăn sinh vật khác

b hợp tác

c kí sinh

d ức chế cảm nhiễm

4 Tiến trình tổ chức dạy học chuyên đề

Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm từ tiết trước với các nhiệm vụ đã chuyển giao: 1- Quan sát các quần thể cùng sống trong cùng một không gian ( mỗi nhóm một sinh cảnh Gợi ý các sinh cảnh: một ao nuôi cá, một đầm tôm, một ruộng lúa, một khu ràng ngập mặn ven biển) và tìm hiểu các vấn đề:

- Các loài sống trong sinh cảnh đó Nhận xét số lượng loài

- Nhận xét số lượng cá thể của mỗi loài, so sánh số lượng cá thể các loài

- Sự phân bố các loài trong sinh cảnh

Trang 10

- Mối quan hệ giữa các loài trong sinh cảnh đó.

2- Chọn một sinh cảnh và “chụp ảnh” ( tìm hiểu) các quần thể đang tồn tại, các quần

xã tồn tại trước đó, các quần xã sẽ xuất hiện ở sinh cảnh đó, và tìm hiểu:

- Các quần thể cùng xuất hiện trên một sinh cảnh qua các giai đoạn

- Vì sao trên cùng một sinh cảnh lại có hiện tượng quần thể này bị thay thế bằng một quần thể khác?

Hoạt động 1: Tìm hiểu quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1 Khái quát về quần xã

1.1 Khái niệm quần xã

- Yêu cầu hs:

+ Mô tả sinh cảnh mà các nhóm quan sát

được theo bài tập giờ trước

+ Liệt kê các loài có trong quần xã Mô

tả đời sống, vị trí của chúng trong quần

hỏi: Quần xã sinh vật là gì? Nêu sự

khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần

xã sinh vật Lấy các ví dụ về quần xã sinh

vật

- Mỗi nhóm mô tả sinh cảnh của mình theo yêu cầu

- Rút ra được khái niệm quần xã

- Nêu các ví dụ quần xã sinh vật

- Phân biệt quần xã và quần thể

1.2 Điều kiện hình thành quần xã

Hỏi:

- Điều kiện hình thành hình thành quần

thể là gì?

- Để hình thành quần xã cần những điều

kiện gì?

- Từ điều kiện hình thành quần thể, hình 40.1

và những điều quan sát được, nêu được điều kiện hình thành quần xã ( hình thành quần thhể, hình thành mối quan hệ giữa các quần thể với nhau, giữa quần thể với môi trường)

2 Các đặc trưng cơ bản của quần xã

2.1 Đặc trưng về thành phần loài

- Yêu cầu hs:

+ Nhận xét số lượng loài và số lượng cá

thể mỗi loài trong các quần xã quan sát

được

 hỏi:

+ Thế nào là loài ưu thế, loài đặc trưng?

Lấy ví dụ về loài ưu thế, loài đặc trưng

- Xác định loài ưu thế và loài đặc trưng trong quần xã quan sát được

- Trả lời đặc trưng về thành phần loài

Trang 11

trong các quần xã khác.

+ Thế nào là độ đa dạng của quần xã?

Nhận xét độ đa dạng trong quần xã quan

sát được Độ đa dạng của quần xã có ý

nghĩa gì đối với các loài và con người?

Em sẽ làm gì để giữ và làm tăng độ đa

dạng trong quần xã “của em”?

- Mỗi nhóm trả lời và nhận xét được độ đa dạng trong quần xã từng nhóm

- Có thể nêu được các biện pháp khác nhau

để tăng độ đa dạng của quần xã

2.2 Đặc trưng về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã

Hỏi:

+ Hãy mô tả sự phân phân bố các loài

trong quần xã “ của em” Có mấy kiểu

phân bố?

+ Nêu ví dụ về quần xã và xác định các

kiểu phân bố trong các quần xã đó

+ Sự phân bố này có lợi hay bất lợi như

thế nào đối với quần xã? Em thấy gia đình

em có biểu hiện nào ứng dụng sự phân

tầng này trong trồng trọt, nuôi cá?

- Mỗi nhóm mô tả kiểu phân bố của quần xã nhóm mình Có thể có các kiểu phân bố khác nhau  Hình thành được kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng và phân bố theo chiều ngang

- Xác định kiểu phân bố trong các quần xã khác nhau: rừng mưa nhiệt đới, ao nuôi cá, ven biển

- Nêu được ý nghĩa của sự phân bố cá thể trong không gian

- Chỉ ra một số biểu hiện vận dụng sự phân tầng trong thực tế: nuôi cá, trồng cây

3 Các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã

3.1 Các mối quan hệ sinh thái

- Hỏi:

+ Giữa các loài trong quần xã quan sát

được có quan hệ với nhau không? Chúng

ảnh hưởng đến nhau như thế nào?

+ Kết hợp sgk và cho biết có những mối

quan hệ nào giữa các loài trong quần xã?

- Yêu cầu:

+ Tìm ra các mối quan hệ đó trong quần

xã của các nhóm

+ Phân tích mối quan hệ của các loài

trong quần xã

+ So sánh các mối quan hệ hỗ trợ, các

mối quan hệ đối kháng

- Kết hợp kết quả phát hiện và sgk:

+ Nêu được các mối quan hệ trong quần xã + Phân biệt các mối quan hệ hỗ trợ và lấy ví

dụ trong quần xã mỗi nhóm

+ Phân biệt các mối quan hệ đối kháng và lấy

ví dụ trong quần xã mỗi nhóm

+ Nêu được ý nghĩa mối quan hệ này đối với sinh vật, đặc biệt là mối quan hệ hỗ trợ

+ Nhận biết một số biểu hiện vận dụng các mối quan hệ trong sản xuất của từng gia đình

Ngày đăng: 26/03/2018, 21:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w