1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại QUỸ tín DỤNG NHÂN dân MONG THỌ b HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG

70 174 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 718,74 KB

Nội dung

LỜI CẢM TẠQua gần 4 năm học tập tại trường Đại học Cần Thơ và 3 tháng thực tập tạiQuỹ tín dụng nhân dân Mong Thọ B, được sự giúp đở của Quý thầy cô trongkhoa Kinh tế & Quản trị kinh doan

Trang 1

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN MONG THỌ B HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG

MSSV: 4093737Lớp: Kinh Tế Học – K35

Cần Thơ - 2012

Trang 2

LỜI CẢM TẠ

Qua gần 4 năm học tập tại trường Đại học Cần Thơ và 3 tháng thực tập tạiQuỹ tín dụng nhân dân Mong Thọ B, được sự giúp đở của Quý thầy cô trongkhoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh cũng như quý thầy cô trong trường và các

cô, chú, anh, chị trong Quỹ tín dụng đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành luậnvăn tố nghiệp này Em xinh gửi lờ cảm ơn chân thành đến ban giám hiệu, banchủ nhiệm khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh cũng như quý thầy cô trong thờigian em học ở trường

Em xinh chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cũng như các cô, chú, anh, chịđang công tác tại Quỹ tín dụng nhân dân Mong Thọ B đã tạo điều kiện cho emthực tập trong 3 tháng qua Đặt biệt em xin chân thành gửi lờ cảm ơn đến các anhchị phòng kế toán đã tận tình chỉ bảo, giúp đở em trong quá trình em thực tập tạiQuỹ tín dụng giúp em tiếp xúc thực tế để hoàn thành luận văn này

Sau cùng em kính chúc quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ và toàn thể cán bộcông nhân viên tại Quỹ tín dụng dồi dào sức khỏe, luôn thành công trong sựnghiệp của mình

Em xinh chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày……tháng …… năm 2012

Sinh viên thực hiện

Võ Thành Tới

Trang 3

LỜI CAM ĐOẠN

Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập vàkết quả phân tích đề tài này là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tàinghiên cứu khoa học nào

Cần Thơ, ngày …… tháng … năm 2012

Sinh viên thực hiện

Võ Thành Tới

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Trang 6

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 2

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 31.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 31.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 31.4.1 Không gian 3

1.4.2 Thời gian 4

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 4

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN

CỨU 4

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 52.1.1 Tổng quan về Quỹ tín dụng nhân dân 5

2.1.2 Khái quát chung về hoạt động tín dụng 5

2.1.3 Khái quát về rủi ro tín dụng 9

2.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 10

2.1.5 Một số quy định của Quỹ tín dụng về nghiệp vụ tín dụng 12

2.2 PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU 152.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 15

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 15

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN MONG THỌ B HUYỆN

CHÂU THÀNH – KIÊN GIANG 17

3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 173.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ 173.2.1 Sơ đồ tổ chức 17

3.2.2 Chức năng của từng phòng ban 18

3.3 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI QUỸ TÍN DỤNGNHÂN DÂN MONG THỌ B TỪ 2009 – 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 213.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 243.4.1 Thuận lợi 24

3.4.2 Khó khăn 25

3.5 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA QUỸ TRONGNĂM 2012 25

CHƯƠNG 4

Trang 7

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN MONG THO B HUYỆN CHÂU THÀNH 27

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA CHI NHÁNH NĂM

2009 – 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 274.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI QUỸ TÍN

DỤNG NHÂN DÂN MONG THỌ B – CHÂU THÀNH 304.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA QUỸ TÍN DỤNG

MONG THỌ B TỪ NĂM 2009 – 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 334.4 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA QTD ND

MONG THỌ B – CHÂU THÀNH QUA 3 NĂM 2009 – 6 THÁNG ĐẦU

NĂM 2012 394.4.1 Đánh giá tình hình huy động vốn của QTD ND Mong Thọ B qua 3năm từ năm 2009 – 6 tháng đầu năm 2012: 39

4.4.2 Đánh giá tình hình sử dụng vốn tại Quỹ thông qua các chỉ tiêu tàichính 42

4.4 NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI QTD MONGTHỌ B TỪ NĂM 2009 – 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 454.4.1 Về công tác điều hành:45

6.2.2 Đối với ngân hàng nhà nước 57

6.2.3 Đối với Quỹ tín dụng Mong Thọ B – Châu Thành 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA QUỸ TÍN DỤNGQUA 3 NĂM 2009 – 2011 21Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA QUỸ TÍN DỤNGNHÂN DÂN MONG THO B TỪ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 – 6 THÁNG ĐẦUNĂM 2012 23Bảng 3: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA QUỸ TÍNH DỤNG NHÂN DÂNMONG THỌ B – HUYỆN CHÂU THÀNH (2009 – 2011) 27Bảng 4: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA QUỸ TÍNH DỤNG NHÂN DÂNMONG THỌ B – HUYỆN CHÂU THÀNH (6 tháng đầu năm 2011 – 6 thángđầu năm 2012) 30Bảng 5: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI QUỸ TÍN DỤNG MONGTHỌ B – CHÂU THÀNH TỪ NĂM 2009 – 2011 31Bảng 6: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI QUỸ TÍN DỤNG MONGTHỌ B – CHÂU THÀNH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 – 6 THÁNG ĐẦUNĂM 2012 32Bảng 7: TÌNH HÌNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍNDỤNG MONG THỌ B – CHÂU THÀNH (2009 – 2011) 33Bảng 8: TÌNH HÌNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍNDỤNG MONG THỌ B – CHÂU THÀNH (6 tháng đầu năm 2011 – 6 tháng đầunăm 2012) 36Bảng 9: DOANH SỐ CHO VAY THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG TẠI QUỸ TÍNDỤNG NHÂN DÂN MONG THỌ B TỪ 2009 – 2011 37Bảng 10: DOANH SỐ CHO VAY THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG TẠI QUỸTÍN DỤNG NHÂN DÂN MONG THỌ B 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011- 6THÁNG ĐẦU NĂM 2012 39

Trang 9

Bảng 11: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA QTDQUA 3 NĂM 2009 – 2011 40Bảng 12: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA QTD 6THÁNG ĐẦU NĂM 2011 – 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 41Bảng 13 CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦACHI NHÁNH QUA 3 NĂM 2009 – 2011 42Bảng 14 CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦAQTD 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 – 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 44

Trang 11

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

Đất nước đang chuyển mình với những bước đi đúng hướng, những thànhtựu mới trong lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội Xu hướng toàn cầu hóacùng với Việt Nam trở thành thành viên chính thứ thứ 150 của WTO (WorldTrade Organization) đã mở ra nhiều cơ hội cho nhiều doanh nghiệp, nhiều lĩnhvực trong đó có ngân hàng – một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở Việt Nam ViệtNam đang đứng trước các cam kết về mở cửa, làm cho các doanh nghiệp đangcạnh tranh ngày càng khốc liệt, cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng không nhỏ.Điều này tạo ra những ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doa nh của nhiềudoanh nghiệp, vì thế có ảnh hưởng đến các hoạt động của ngân hàng thương mại(NHTM) và các tổ chức tín dụng

Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội thúc đẩy các ngân hàng phải đổi mới,tăng cường năng lực cạnh tranh để có thể phát triển bền vững Trong bối cảnh đó,

mô hình tổ chức tín dụng hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân đã được khẳng định là

mô hình hoạt động có hiệu quả kinh tế xã hội, đặc biệt phù hợp với đặc điểmnông thôn Việt Nam nên Quỹ tín dụng đã từng bước cải thiện vị thế của mình

Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đã có nhiều đóng góp quan trọng vào quátrình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Trong những năm qua hệ thốngQuỹ tín dụng nhân dân vẫn phát triển bền vững và ổn định, ngày càng nâng caochất lượng tín dụng đồng thời đẩy mạnh hiệu quả tín dụng trên nhiều phươngdiện nhằm hỗ trợ các thành viên và tăng nguồn vốn, lợi nhuận Các chỉ tiêu đónggóp cho phát triển kinh tế xã hội qua hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đã và đangkhẳng định vai trò quan trọng của mô hình kinh tế tập thể t rong nền kinh tế nhiềuthành phần của nước ta, đóng góp tích cực trong việc tạo vốn, hạn chế, đẩy lùinạn cho vay nặng lãi, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ đói nghèo, làm thay đổi cơ bản

bộ mặt vùng nông thôn

Trang 12

Trong giai đoạn mở cửa hội nhập như hiện nay, các n gân hàng thương mạiđang tích cực mở rộng mạng lưới với nhiều chiến lược hấp dẫn về lãi suất, quàtặng, khuyến mãi… Đặt các Quỹ tín dụng nhân dân đứng trước tình trạng cạnhtranh hết sức khốc liệt Điều này đòi hỏi các Quỹ tín dụng phải có những chínhsách đúng đắn về điều hành hoạt động kinh doanh ngày càng đi lên và hạn chếthấp nhất về tình trạng rủi ro, đồng thời phải vạch ra chiến lược phù hợp trongthời gian tới Các nhà lãnh đạo sẽ nhận thấy được tình hình hoạt động của Quỹthông qua việc thường xuyên phân tích, đánh giá tình hình tín dụng tại Quỹ, xácđịnh đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân, các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình hoạtđộng tín dụng Từ đó có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả huyđộng vốn cũng như hoạt động tín dụng Từ các vấn đề đặt ra em chọn đề tài:

“Phân tích hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng Nhân dân Mong Thọ B huyệnChâu Thành – Kiên Giang” nhằm kiểm soát hiệu quả tín dụng cũng như nâng caochất lượng tín dụng để có thể cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trên địabàn tỉnh Kiên Giang

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn

1.1.1.1 Căn cứ khoa học

Luận văn được hình thành trên cơ sở những kiến thức đã được cácthầy cô hướng dẫn trên lớp Đặc biệt là nghiên cứu chủ yếu dựa trên hệ thốngkiến thức của các môn học sau:

- Tiền tệ ngân hàng: tìm hiểu về tổ chức hệ thống ngân hàng, các tổchức tín dụng, trong đó có Quỹ tín dụng nhân dân

- Nguyên lý thống kê kinh tế: áp dụng một số phương pháp phân tích

số liệu

- Quản trị tài chính: áp dụng một số phương pháp tính toán cơ bản,nhằm đánh giá tình hình đầu tư, nguồn vốn, thạng dư, thâm hụt của doingnghiệp

1.1.1.2 Căn cứ thực tiễn

Đề tài được thực hiện trong quá trình thực tập, tiếp xúc thực tế tạiQuỹ tín dụng nhân dân Mong Tho B, dựa trên tình hình hoạt động tín dụng với sốliệu thực tế phát sinh qua ba năm 2009, 2010, 2011, và 6 tháng 2012

Trang 13

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng ND Mong Thọ B qua 3 năm

2009, 2010, 2011 và 6 tháng 2012, qua đó thấy được những thuận lợi và khókhăn, cũng như những m ặt đạt được và chưa đạt được trong công tác huy động

và sử dụng vốn, từ đó có giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụngtại doanh nghiệp

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Hoạt động kinh doanh của Qũy tín dụng ND Mong Thọ B qua các năm

2009 – 6 tháng đầu năm 2012 như thế nào?

- Tình hình, hiệu quả hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng ND Mong Thọ

B qua các năm 2009 – 6 tháng đầu năm 2012 như thế nào?

- Chi nhánh cần thực hiện những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả hoạtđộng tín dụng, đồng thời hạn chế rủi ro tín dụng tại đơn vị mình trongnhững năm tiếp theo?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Không gian

Đề tài được nghiên cứu tại Quỹ tín dụng ND Mong Thọ B huyện ChâuThành – Kiên giang

Trang 14

1.4.2 Thời gian

Đề tài được nghiên cứu thông qua số liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo tàichính tại Quỹ tín dụng từ 2009 – 6 tháng đầu năm 2012 với thời gian thực hiệnluận văn bắt đầu từ ngày 15/08/2012 đến ngày 05/11/2012

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu xung quanh những vấn đề về hoạt động tín dụng tại Quỹtín dụng ND Mong Thọ B huyện Châu Thành – Kiên Giang

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN

CỨU

Để chuẩn bị cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu, em đã có tham khảo một

số tài liệu nghiên cứu, phân tích về hoạt động tín dụng:

Nguyễn Thị Tuyết Anh, Đại Học Cần Thơ, (2010), Luận văn tốt nghiệp

“Phân tích hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng trung ương chi nhánh Kiên Giang” Đề tài phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng tại Quỹ tín

dụng trung ương chi nhánh Kiên Giang từ năm 2008-2010, qua đó thấy đượcnhững thuận lợi và khó khăn cũng như những mặt đạt được và những mặt chưađạt được trong công tác huy động vốn và sử dụng vốn, từ đó có những giải phápnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng Kiên Giang

Phân tích về hoạt động tín dụng là đề tài đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu vàphân tích kỹ lưỡng và đầy đủ Trên cơ sở tham khảo cơ sở lý luận, phân tíchchuyên môn của các tài liệu đó em đã vận dụng vào thực tiễn hoạt động tín dụngtại Quỹ tín dụng nhân dân Mong thọ B Thông qua việc phân tích em đưa ra một

số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng

Lê Thị Như Ý, Đại học Cần Thơ, (2008), Luận văn tốt nghiệp “Phân tích

tình hình tín dụng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHN 0 & PTNT huyện Thanh Bình” Đề tài phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro

tín dụng tại ngân hàng qua 3 năm 2006, 2007, 2008 Từ đó tìm ra những nhân tốảnh hưởng đến tình hình hoạt động tín dụng Trên cơ sở đó đưa ra một số giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và tối thiểu hóa rủi ro tín dụng,góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng

Trang 15

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.1.2 Đặc điểm

- Quỹ tín dụng nhân dân Mọng Thọ B được thành lập do sự góp vốncủa các thành viên Quỹ chung này được dùng để cho vay và chia lợinhuận theo tỷ lệ góp vốn của các thành viên

- Người có thẩm quyền cao nhất của Quỹ tín dụng là Đại hội thànhviên, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị

- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước chinhánh Kiên Giang, Đảng ủy, UBND xã Mong Thọ, sự hỗ trợ của cácban ngành đoàn thể cùng các ban lãnh đạo ấp Bên cạnh còn được sự

hỗ trợ vốn kịp thời của QTDTW chi nhánh Kiên Giang nhằm đápứng nhu cầu vay vốn của thành viên để sản xuất, luôn luôn đảm bảochi trả đúng, kịp thời cho khách hàng gửi tiền

- Địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng Mong Thọ B thuộc vùng nôngthôn nên việc huy động vốn nhàn rỗi trong thành viên cũng nhưtrong dân cư là chủ yếu

2.1.2 Khái quát chung về hoạt động tín dụng

2.1.2.1 Khái niệm về tín dụng

Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại vàphát triển của sản xuất hàng hóa Tín dụng là một quan hệ kinh tế thể hiện dưới

Trang 16

hình thức vay mượn và có hoàn trả Ngày nay tín dụng được hiểu theo nhữngđịnh nghĩa sau:

- Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện với hình thái

tiền tệ hay vật chất, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cảgốc và lãi sau một thời gian nhất đ ịnh

- Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng

vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa

- Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên

cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoá n… dựa vào lời hứa thanh toánlại trong tương lai của bên kia

Như vậy, “tín dụng” được diễn đạt bằng nhiều lời lẽ khác nhau, nhưngchúng cũng chỉ những hành động thống nhất: Hoạt động cho vay và đi vay vàquan hệ này được ràng buộc trên cư sở hiện hành

2.1.2.2 Phân loại tín dụng

Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng hoạt động rất đa dạng Trongquản lý tín dụng, các nhà kinh tế dựa vào nhiều cơ sở khác nhau để phân loại Cụthể:

a Căn cứ vào thời hạn tín dụng

- Tín dụng ngắn hạn: là khoản vay có thời hạn đến một năm và thường

được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động vàphục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân

- Tín dụng ngắn hạn: là khoản vay có thời hạn từ 1 – 5 năm, được

cung cấp để mua tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mởrộng và đổi mới các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh

- Tín dụng dài hạn: là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm, loại

tín dụng này để cung cấp cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộngsản xuất có quy mô lớn

Tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và mộtphần vốn tối thiểu cho hoạt động sản xuất

Trang 17

b Căn cứ vào đối tượng sử dụng

- Tín dụng vốn lưu động: là loại vốn cho vay được sử dụng để hìnhthành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế, như cho vay để dự trữhàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất

- Tín dụng vốn cố định: là loại cho vay được sử dụng để hình thành tàisản cố định

c Căn cứ vào mục đích sản xuất

- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại cấp phát tín dụngcho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sảnxuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa

- Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân đểđáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân

- Tín dụng học tập: là hình thức cấp tín dụng để phục vụ việc học củasinh viên

Ngoài ra, căn cứ vào mục đích sử dụng còn có thể có nhiều hình thức tíndụng khác

d Căn cứ vào chủ thể tham gia

- Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệpđược biểu hiện với hình thức mua bán chịu hàng hóa

- Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng, các tổchức tín dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân

- Tín dụng nhà nước: là quan hệ tín dụng mà trong đó nhà nước biểuhiện là người đi vay

e Căn cứ vào đối tượng trả nợ

- Tín dụng trực tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi va ycũng là người trực tiếp trả nợ

- Tín dụng gián tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay

và người trả nợ là hai đối tượng khác nhau

Ngoài ra người ta cũng có thể căn cứ vào nhiều cơ sở phân loại khác nhaunhư căn cứ vào kỹ thuật cho vay, căn c ứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng

Trang 18

Việc thừa, thiếu vốn tạm thời đang thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp

do đó việc phân phối lại nguồn vốn tín dụng góp phần điều hòa nguồn vốn trongtoàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất được thực hiện mộtcách liên tục Ngoài ra, tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư Là nơi

để các tổ chức cá nhân có thể gửi những khoản tiết kiệm, đồng thời cũng là nơicung cấp nguồn vốn cho các tổ chức cá nhân để họ có thể thực hiện các hoạtđộng đầu tư

- Thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Hoạt động của các trung gian tài chính là tập trung vốn tạm thời chưa sửdụng, nguồn vốn này nằm phân tán ở khắp nơi, trong tay các nhà doanh nghiệp,các cơ quan nhà nước, trên các cơ sở cho các đơn vị kinh tế vay và từ đó thúc đẩynền kinh tế phát triển

- Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển vànhững ngành mũi nhọn

- Góp phần tác động đến việc tăng trưởng chế độ hạch toán kinh tế củacác xí nghiệp

Đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợitức Nhờ vậy hoạt động tín dụng đã kích thích sử dụng vốn có hiệu quả

- Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài

Đối với các nước đang phát triển tín dụng đóng vai trò rất quan trọn g trongviệc mở rộng xuất khẩu hàng hóa, đồng thời nhờ nguồn tín dụng bên ngoài đểcông nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế

Trang 19

2.1.3 Khái quát về rủi ro tín dụng

đó tác động xấu đến hoạt động, và có thể làm cho ngân hàng phá sản

2.1.3.2 Biểu hiện của rủi ro tín dụng

Nợ xấu ngày càng cao là biểu hiện của rủi ro tín dụng, theo quyết định493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa đổ bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN, việcphân loại nợ và nợ xấu được xác định như sau:

Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn)

- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năngthu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là

có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủgốc và lãi đúng hạn còn lại

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo theo quy định (khoản

2 điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN)

Nhóm 2 (nợ cần chú ý)

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng

là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giákhách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạnđược điều chỉnh lần đầu)

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định (khoản 6

QĐ 18/2007/QĐ-NHNN)

Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn)

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày

Trang 20

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10ngày, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phânloại vào nhóm theo quy định.

- Các khoản nợ được miễn giảm lãi cho khách hàng không đủ khảnăng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định (khoản 2điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN)

Nhóm 4 (nợ nghi ngờ)

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90ngày theo thời gian trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định (khoản 2điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN)

Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngàytrở lên theo thời gian trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thờihạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cảchưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn

- Các khoảng nợ khoanh, nợ chờ xử lý

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định (khoản 3điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN)

Nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3,4 và 5

2.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

Doanh số cho vay

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các món nợ đã cho vay trong một khoản gthời gian nào đó, không kể là món nợ đó đã thu hồi về hay chưa Doanh số chovay thường được xác định theo tháng quý hoặc năm

Trang 21

Doanh số thu nợ

Đây là chỉ tiêu phản ánh tất cả các món nợ đã thu về từ các khoản nợ

đã cho vay, kể cả những năm hiện tại và nh ững năm trước đó

Nợ quá hạn

Là các khoản nợ đã đến thời hạn trả nhưng chưa được thanh toán, khi

đó sẽ làm thủ tục chuyển sang nợ quá hạn Một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạntrong tổng dư nợ cao thì sẽ khó khăn trong việc duy trì và mở rộng quy mô tíndụng Cùng với thanh toán số thu nợ, nợ quá hạn cũng phản ánh hiệu quả sử dụngvốn và chất lượng tín dụng của ngân hàng

Tỷ lệ vốn huy động trên tổng số vốn

Vốn huy động thể hiện thế mạnh của ngân hàng Vốn huy động trêntổng nguồn vốn cao thể hiện ngân hàng tự chăm lo nguồn vốn đủ sức để hoạtđộng kinh doanh tín dụng và các sản phẩm ngân hàng khác

Tỷ lệ huy động trên tổng nguồn vốn = X100

von nguon Tong

dong huy von nguon Tong

Nếu tỷ lệ này thấp cho thấy ngân hàng huy động vốn không đủ nguồnvốn để cho vay, phải đi vay các ngân hàng Trung Ương hay các tổ chức tín dụngkhác, nguồn vốn này có lãi suất cao hơn so với nguồn vốn huy động từ dân cư

Vì vậy, nếu tỷ lệ này thấp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng

Ngược lại, nếu ngân hàng có chính sách huy động vốn với lãi suất caonhưng hoạt động tín dụng kém gây ứ động nguồn vốn huy động sẽ ảnh hưởngkhông nhỏ đến hoạt động của ngân hàng Vì vậy phải cân đối nguồn vốn vay vớihiệu quả tín dụng

Tổng dư nợ trên tổng tài sản

Tổng dư nợ trên tổng tài sản =

san tai Tong

no du Tong x 100

Đây là chỉ số tính toán hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản Ngoài

ra, chỉ số này còn giúp nhà phân tích xác định quy mô hoạt động kinh doanh củangân hàng

Vòng quay vốn tín dụng: (lần)

Trang 22

Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân/năm =

nam quan binh no Du

no thu so

Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động: (%)

Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động =

dong huy Von

no du

Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của nguồn vốn huy động Nó giúpcho nhà phân tích so sánh khả năng sử dụng vốn cho vay của ngân hàng so vớinguồn vốn huy động

Hệ số rủi ro tín dụng: %

Hệ số rủi ro tín dụng =

no du tong

xau

no x 100

Hệ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng.Những ngân hàng có chỉ số này thấp đồng nghĩa với chất lượng tín dụng củangân hàng này cao

Hệ số thu nợ:

Hệ số thu nợ =

vay cho so Doanh

no thu so Doanh

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngânhàng Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định,ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn Chỉ số này càng cao phản ánh hoạtđộng thu nợ của ngân hàng càng có hiệu quả, thể hiện ý thức trả nợ của kháchhàng cao, đồng vốn cho vay đư ợc sử dụng đúng mục đích có hiệu quả

2.1.5 Một số quy định của Quỹ tín dụng về nghiệp vụ tín dụng

2.1.5.1 Nguyên tắc cho vay

Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tíndụng

Trang 23

- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn thỏa thuận trong hoạtđộng tín dụng.

- Việc đảm bảo tiền vay, phải thực hiện theo quy định của chính phủ

và của thống đốc ngân hàng nhà nước

2.1.5.2 Điều kiện cho vay

Khách hàng vay vốn phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Khách hàng vay vốn là tổ chức cá nhân phải có năng lực pháp luậtnhân sự, năng lực hành vi nhân sự

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

- Có năng lực tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết

- Có tư cách pháp nhân hoặc giấy phép kinh doanh có hiệu lực

- Có dự án đầu tư, phương pháp sản xuất, kinh doanh dịch vụ khả thi

có hiệu quả, các dự án đầu tư phải khả thi và phù hợp với quy địnhcủa pháp luật

- Thực hiện quy chế đảm bảo tiền vay theo quy định của ngân hàngnhà nước và hướng dẫn của Quỹ tín dụng

2.1.5.3 Đối tượng cho vay

Quỹ tín dụng cho vay với các đối tượng sau:

- Các pháp nhân là: Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công tytrách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện theo quy định tạiđiều 94 bộ luật dân sự

- Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợpdoanh, các pháp nhân và cá nhân nước ngoài

2.1.5.4 Lãi suất cho vay

Quỹ tín dụng có trách nhiệm công bố triển khai biểu lãi suất cho vay đểkhách hàng biết Quỹ tín dụng và khách hàng thỏa thuận ghi vào hợp đồng tíndụng mức lãi suất cho vay trong hạn và mức lãi suất quá hạn

- Mức lãi suất cho vay trong hạn được thỏa thuận phù hợp với ngânhàng nhà nước và quyết định tổng giám đốc Quỹ tín dụng về lãisuất cho vay tại thời điểm nhận nợ

Trang 24

- Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn bằng 150% lãisuất cho vay trong hạn đã được ký kết hay điều chỉnh trong hợpđồng tín dụng.

2.1.5.5 Phương thức cho vay

Quỹ tín dụng thỏa thuận với khách hàng đi vay với các phương thứccho vay như sau:

- Phương thức vay từng lần

- Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng (áp dụng đối với chovay ngắn hạn)

- Phương thức cho vay theo dự án đầu tư

- Phương thức cho vay trả góp

- Phương thức cho vay hợp vốn

- Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng

- Phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụngthẻ tín dụng

- Cho vay theo hạn mức thấu chi

- Cho vay theo các phương thức khác

2.1.5.6 Trình tự các bước cho vay tại Quỹ tín dụng

Bước 1: Khách hàng đến liên hệ với cán bộ tín dụng để được hướngdẫn về điều kiện vay vốn

Bước 2: Cán bộ tín dụng nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn tiến hànhthẩm định, lập báo cáo thẩm định và chịu trách nhiệm về kết quả phân tích,thẩm định và đề xuất cho vay hay không Sau đó, chuyển hồ sơ lên lãnh đạophòng tín dụng

Bước 3: Khi nhận được hồ sơ, lãnh đạo phòng tín dụng đánh giá lạitoàn bộ hồ sơ vay vốn, ghi rõ ý kiến cho vay hay không cho vay Sau đó hồ sơnày chuyển lên giám đốc hay người có thẩm quyền phê duyệt

Bước 4: Giám đốc hay người có thẩm quyền xem xét lại toàn bộ hồ sơvay vốn Nếu cần thiết, Giám đốc có thể thành lập tổ tái thẩm định để thẩmđịnh lại phương án vay vốn Sau đó giám đốc hay người có thẩm quyền sẽquyết định cho vay hay không, sau đó chuyển lại phòng tín dụng

Trang 25

Bước 5: Nếu không cho vay thì phòng tín dụng sẽ thông báo cho kháchhàng bằng văn bản Nếu cho vay thì phòng tín dụng cùng khách hàng lập hợpđồng tín dụng kèm giấy chứng nhận nợ, hợp đồng thế chấp hay cầm cố tài sảnđảm bảo, rồi khách hàng công chứng hợp đồng tại phòng công chứng hay tạiphường

Bước 6: Sau khi thực hiện xong thủ tục công chứng, khách hàngchuyển toàn bộ hồ sơ cho phòng tín dụng trình lãnh đạo ký

Bước 7: Sau khi lãnh đạo ký cán bộ tín dụng sẽ hỗ trợ và hướng dẫnkhách hàng làm thủ tục nhận tiền vay

Bước 8: Sau khi khách hàng nhận hồ sơ phát tiền vay, phòng tín dụngchuyển hồ sơ cho phòng kế toán

Bước 9: Cán bộ kế toán sẽ làm thủ tục giải ngân cho khách hàng

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài thực hiện phương pháp thu thập số liệu thứ c ấp từ các biểu bảng, báocáo tài chính hàng năm của Quỹ tín dụng nhân dân Mong Thọ B tại huyện ChâuThành – Kiên Giang

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

2.2.2.1 Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối

Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉtiêu kinh tế Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm đang tính với sốliệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhâncủa sự biến động đó để từ đó đề ra biện pháp khắc phục

2.2.2.2 Phương pháp so sánh bằng số tương đối

Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc củacác chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động mức độbiến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó So sánh tốc độ tăngtrưởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ

Trang 26

% 100

% 100

* ) / ( 1 0 

Trang 27

CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN MONG THỌ B HUYỆN

CHÂU THÀNH – KIÊN GIANG 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Quỹ tín dụng nhân dân Mong Thọ B huyện Châu Thành – Kiên Giang đượcthành lập vào ngày 21/12/1993 Quỹ tín dụng nhân dân Mong Thọ B sử dụngbiểu tượng chung của Quỹ tín dụng nhân dân Biểu tượng có 3 chữ QTD (Quỹ tíndụng) lồng lên nhau và hình bông lúa

Trụ sở làm việc đặt tại ấp Hòa An , xã Mong Thọ, huyện Châu Thành, tỉnhKiên Giang

Quỹ tín dụng Mong Thọ B là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt độngtheo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động,thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành vi ên, nhằm phát huy sứcmạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả cáchoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống, bảo đảm bù đắp đủchi phí và có tích lũy để phát triển Hoạt động của Quỹ tín dụng Mong Thọ Bphải tuân thủ điều lệ này và các quy định của pháp luật có liên quan

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ

Trang 28

Hình 1: Bộ máy tổ chức của Quỹ tín dụng Mong Thọ B huyện Châu Thành 3.2.2 Chức năng của từng phòng ban

3.2.2.1 Đại hội thành viên

Đại hội thành viên là bộ phận đứng đầu đại Qu ỹ tín dụng, chịu mọitrách nhiệm và là bộ phận có thẩm quyền cao nhất tại Quỹ tín dụng

3.2.2.2 Hội đồng quản trị

- Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đại hội thành viên

- Quyết định những vấn đề về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụngNhân dân (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội thànhviên)

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng,quyết định số lượng lao động, cơ cấu tổ chức và các bộ phậnnghiệp vụ chuyên môn của Quỹ tín dụng nhân dân

ĐẠI HỘI THÀNH VIÊN

BAN ĐIỀU HÀNH

THỦ QUỸ

Trang 29

- Chuẩn bị chương trình nghị sự của Đại hội thành viên và triệu tậpĐại hội thành viên

- Xây dựng phương án trình Đại hội thành viên về mức thù lao choHội đồng quản trị, Ban kiểm soát, mức lương của Giám đốc và cácthành viên làm việc tại Quỹ

- Xét kết nạp thành viên mới, giải quyết việc thành viên xin ra khỏiQuỹ tín dụng Nhân dân và báo cáo để Đại hội thành viên thôngqua

- Xử lý các khoản cho vay không thu hồi và những tổn thất khác theoquy định của nhà nước

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của phápluật về Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân

3.2.2.3 Ban kiểm soát

- Kiểm tra, giám sát Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động theo pháp luật

- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân,nghị quyết Đại hội thành viên, nghị quyết Hội đồng quản trị

- Kiểm tra về tài chính, kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản

lỗ, sử dụng các quỹ của Quỹ tín dụng nhân dân, sử dụng tài sản vàcác khoản hỗ trợ của Nhà Nước

- Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạtđộng của Quỹ tín dụng nhân dân thuộc thẩm quyền của mình

- Trưởng ban hoặc đại diện được tham mưu các cuộc hợp của Hộiđồng quản trị nhưng không tham gia biểu quyết

- Được sử dụng hệ thống kiểm tra và kiểm tra nội bộ của Quỹ tíndụng nhân dân để thực hiện các nhiệm vụ của Ban kiểm soát

- Chuẩn bị chương trình và triệu tập Đại hội thành viên bất thườngtrong một số trường hợp

- Thông báo cho Hội đồng quản trị, báo cáo trước Đại hội thành viên

và Ngân hàng nhà nước về kết quả kiểm soát, kiến nghị với Hộiđồng quản trị, Giám đốc khắc phục những yếu kém, những vi phạmtrong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân

Trang 30

3.2.2.4 Ban điều hành

* Giám đốc

- Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Quỹ tín dụng nhândân theo đúng pháp luật, Điều lệ và nghị quyết Đại hội thành viên,nghị quyết Hội đồng quản trị

- Lựa chọn, đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm chứcdanh Phó giám đốc, kế toán trưởng

- Tuyển dụng, kỷ luật, cho thôi việc các nhân viên làm việc tại Quỹtín dụng nhân dân

- Ký các báo cáo, văn bản, hợp đồng, chứng từ, trình Hội đồng quảntrị các báo cáo về tình hình và kết q uả hoạt động của Quỹ tín dụngnhân dân

- Giám đốc không phải là thành viên Hội đồng quản trị được tham dựcác cuộc họp của Hội đồng quản trị nhưng không được quyền biểuquyết

- Chuẩn bị báo cáo hoạt động, báo cáo quyết toán, dự kiến phân phốilợi nhuận, phương án xử lý lỗ, phương án xử lý rủi ro và xây dựngphương hướng hoạt động của năm tới để Hội đồng quản trị xem xét

và trình Đại hội thành viên

* Phó giám đốc

Là người tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo, điều hành và giải quyết một

số nghiệp vụ chuyên môn theo sự phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc

về kết quả thực hiện các nhiệm vụ đó Phó giám đốc được tham gia bàn bạc tậpthể các vấn đề quan trọng có liên quan đến tổ chức, nhân sự và hoạt động củaQuỹ

3.2.2.5 Kế toán

- Lập kế hoạch tài chính theo định kỳ đã quy định trình Giám đốcduyệt trước khi gửi Tổng giám đốc và các nghiệp vụ của Quỹ tíndụng

- Tham mưu cho Giám đốc về quản lý thu chi nghiệp vụ và mua sắmcác tài sản theo đúng chế độ của Nhà nước và phân cấp của Quỹ tíndụng

Trang 31

- Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán, mở sổ nội bảng,ngoại bảng để theo dõi phản ánh đầy đủ kịp thời và chính xác cáctình hình biến động vốn và tài sản phục vụ hoạt động của Quỹ đạtkết quả tốt.

- Trực tiếp giao dịch với các Quỹ cơ sở thành viên và khách hàng

- Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng các con dấu nghiệp vụ của Quỹtheo quy định

- Mở và thực hiện các giao dịch trên tài khoản tiền gửi và thanh toántại Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại

3.3 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN MONG THỌ B QUA 3 NĂM 2009 – 6 THÁNG 2012

Thời gian qua dưới sự lãnh đạo của ban Giám đốc và sự phấn đấu nhiệt tìnhcủa toàn thể cán bộ công nhân viên, Quỹ tín dụng Mong Thọ B đạt được kết quảđáng kể sau:

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA QUỸ TÍN DỤNG 3 NĂM 2009 – 2011

ĐVT: Triệu đồng

2010/2009 2011/2010 Chi tiêu 2009 2010 2011

Tuyệt đối % Tuyệt đối % Doanh thu 1.275 2.399 4.104 1.123 88,15 1.705 71,07

Thu lãi tiền gửi 27 157 181 129 81,48 24 15,29 Thu lãi cho vay 1.241 2.233 3.907 992 79,94 1.674 74,97

Chi phí 1.170 2.054 3.595 883 75,56 1.541 75,02

Chi trả lãi tiền gửi 434 594 1.113 159 36,87 1.374 87,37 Chi trả lãi tiền vay 463 1.028 1.883 564 22,03 518 83,17 Chi quản lý khác 272 431 589 158 58,46 158 36,66

Lợi nhuận 105 345 509 240 28,57 163 47,53

(Nguồn: Bộ phận Kế toán Quỹ tín dụng Mong Thọ B)

Trang 32

Cũng như các ngân hàng thương mại, mục tiêu của Quỹ tín dụng Mong Thọ

B là tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro Vì vậy ta cần phải phân tích kếtquả hoạt động kinh doanh của Quỹ để thấy được tình hình thu chi và mức lãi lỗtrong hoạt động kinh doanh của Quỹ, qua đó giúp cho các nhà quản lý hạn chếđược những khoản chi bất hợp lý và từ đó có biện pháp tăng cường các khoản thunhằm nâng cao lợi nhuận cho Quỹ nói chung

* Chi phí:

Chi phí hoạt động của Quỹ tín dụng Mong Thọ B chủ yếu là chi phí chi trảlãi tiền vay và chi trả lãi tiền gửi Đây là hai loại chi phí cơ bản và phát sinhnhiều nhất tại Quỹ

Cùng với sự tăng nhanh của doanh thu thì chi phí cũng gia tăng tương ứng.Năm 2009, tổng chi phí của Quỹ tín dụng Mong Thọ B là 1.170 triệu đồng Năm

2010 con số này lên đến 2.054 triệu đồng, tương đương tăng 75,56% so với năm

2009 Đến năm 2011, tổng chi phí của Quỹ tín dụng Mong Thọ B là 3.595 triệuđồng, tăng 1.541 triệu đồng, tương đương tăng 75,02 % so với năm 2010 Chi phítăng nhanh là một điều tất yếu cho các Quỹ, do đời sống của người dân ngàycàng một nâng cao, nhu cầu về vốn ngày một nhiều yêu cầu Quỹ cần nhiều vốnhơn cho hoạt động cho vay nên cần phải chi trả chi phí cho việc sử dụng vốn.Bên cạnh đó chi quản lý khác cũng tăng qua các năm như việc chi trả lương, mua

Trang 33

sắm thêm trang thiết bị để đáp ứng hoạt động huy vốn ngày càng tăng, điều này

là không tốt cho Quỹ

* Lợi nhuận:

Bất kỳ một tổ chức kinh tế hay một tổ chức tín dụng nào muốn tồn tại vàphát triển thì phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả và lợi nhuận là mục tiêuhàng đầu Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của bất

kỳ một tổ chức hay cá nhân hoạt động kinh doanh

Nhìn chung, lợi nhuận của Quỹ tín dụng Mong Thọ B tăng qua các năm.Năm 2009, lợi nhuận của Quỹ tín dụng Mong Thọ B đạt 105 triệu đồng Đếnnăm 2010, lợi nhuận của Quỹ tín dụng Mong Thọ B đạt 345 triệu đồng, tăng 240triệu đồng, tương đương tăng 28,57% so với năm 2009 Lợi nhuận của Quỹ tíndụng Mong Thọ B tăng mạnh nhất vào năm 2011, vào năm 2011 lợi nhuận củaQuỹ tín dụng Mong Thọ B đạt 509 triệu đồng, tăng 163 triệu đồng so với năm

2010, tương đương tăng 47,53% Lợi nhuận của chi nhánh tăng cao, cho thấyQuỹ tín dụng Mong Thọ B đã xác định được một chiến lược kinh doanh phù hợp,dẫn đến hoạt động kinh doanh ngày càng phù hợp Đó là nhờ sự lãnh đạo sángsuốt của ban lãnh đạo tại Quỹ và là sự phấn đấu và quyết tâm của các cán bộ

Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN MONG THO B TỪ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 – 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012

ĐVT: Triệu đồng

6 tháng 2012/ 6 tháng 2011 CHI TIÊU 6 tháng 2011 6 tháng 2012

Trang 34

Do tình hình kinh tế 6 tháng 2012 gặp một số khó khăn nhất định, làm chonhiều doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng gặp rất nhiều khó khăn

* Doanh thu

Nhìn chung doanh thu của Quỹ tín dụng Mong Thọ B đã giảm so với cùng

kỳ Doanh thu 6 tháng năm 2011 đạt 2.052 triệu đồng Đến 6 tháng năm 2012doanh thu là 1.301 triệu đồng, giảm 751 triệu đồng, tương đương 36,60% Doanhthu của Quỹ giảm là do ảnh hưởng của sự thay đổi liên tục của giá cả, đặc biệt làcác mặt hàng nhạy cảm như xăng dầu, điện, ga… Và một phần là do ảnh hưởngcủa nền kinh tế nước ta cũng đang gặp không ít khó khăn

* Lợi nhuận

Do chi phí quá cao nhưng doanh thu của Quỹ tín dụng Mong Thọ B thì quá

ít nên 6 tháng 2012 Quỹ hoạt động hiệu quả không cao nhất Lợi nhuận của Quỹtín dụng Mong Thọ B trong 6 tháng 2011 là 254 triệu đồn g Đến 6 tháng 2012 lợinhuận của Quỹ tín dụng Mong Thọ B là 180 triệu đồng, so với cùng kỳ giảm 74triệu đồng, tương đương 29,13% Trong 6 tháng còn lại của năm 2012 Quỹ tíndụng Mong Thọ B cần phải tích cực hơn để đạt được những kết quả khả thi hơn,giúp Quỹ tín dụng có thể cạnh tranh mạnh mẽ với các ngân hàng thương mại vàcác tổ chức tín dụng khác

3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

3.4.1 Thuận lợi

- Sau giai đoạn tổng kết thực hiện chỉ thị 57/CT-TW của Bộ Chính trị vềchấn chỉnh, củng cố hoàn thiện và phát triển hệ thống Quỹ tín dụng Quỹ

Trang 35

tín dụng Mong Thọ B đã chấn chỉnh xong những hạn chế về mặt tổ chức

và hoạt động Từ đó Quỹ tín dụng Mong Thọ B đã hoạt động ổn địnhhơn, đảm bảo kinh doanh lành mạnh, uy tín, an toàn, ngày càng pháttriển

- Nhiều cơ chế chính sách liên quan đến tổ chức và hoạt động của tổ chứctín dụng nói chung và hệ thống Quỹ tín dụng nói riêng đã tạo điều kiệnthuận lợi hơn cho hoạt động Quỹ tín dụng Mong Thọ B

- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước chi nhánhKiên Giang, Đảng ủy, UBND xã Mong Thọ, sự hỗ trợ của các banngành đoàn thể cùng các ban lãnh đạo ấp Bên cạnh còn được sự hỗ trợvốn kịp thời của QTDTW chi nhánh Kiên Giang nhằm đáp ứng nhu cầuvay vốn của thành viên để sản xuất, luôn luôn đảm bảo chi trả đúng, kịpthời cho khách hàng gửi tiền

- Điều kiện làm việc của Quỹ tín dụng được trang bị đầy đủ các phươngtiện giao dịch và công cụ lao động, tạo điều kiện làm việc tốt cho nhânviên, đồng thời giúp cho các khách hàng giao dịch được thuận tiện hơn

và cũng nhằm nâng cao vị thế và khẳng định thương hiệu của mình,nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập

3.4.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, Quỹ tín dụng Mong Thọ B còn gặp một

số khó khăn ảnh hưởng đến quá trình hoạt động tín dụng tại Quỹ:

- Địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng Mong Thọ B thuộc vùng nông thônnên việc huy động vốn nhàn rỗi trong thành viên cũng như trong dân cưgặp rất nhiều khó khăn vì thu nhập của người dân thấp, ít được tích lũychủ yếu là theo mùa vụ

- Sự tăng vọt của giá vàng, giá đất làm cho khách hàng tính toán hệ sốsinh lời dẫn đến hạn chế gửi tiền, hoặc rút tiền trước hạn làm ảnh hưởngkhông ít đến việc cân đối nguồn vốn và chi trả cho khách hàng

Ngày đăng: 26/03/2018, 01:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bùi Văn Trịnh (2009). Phân tích hoạt động kinh doanh, tủ sách Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh doanh
Tác giả: Bùi Văn Trịnh
Năm: 2009
3. Huỳnh Kim An (2002). Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng NN& PTNN Thị xã Vĩnh Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng NN
Tác giả: Huỳnh Kim An
Năm: 2002
4. Thái Văn Đại (2007). Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, tủ sách Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại
Tác giả: Thái Văn Đại
Năm: 2007
5. Vũ Thị Thùy Dương (2009). Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế, tủ sách Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: phương pháp nghiên cứu kinh tế
Tác giả: Vũ Thị Thùy Dương
Năm: 2009
6. “Chuẩn y điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân trung ương”, http://www.vca.org.vn/Default.aspx?tabid=135&CategoryID=23&News=1647 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn y điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân trung ương
1. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhiệm kỳ IV (2007 – 2011) của Quỹ tín dụng ND Mong Thọ B – Châu Thành Khác
7. Một số tin về tài chính ngân hàng trên các trang website:www.vneconomy.com www.baomoi.com Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w