1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá chương trình và kiến thức văn học dân gian trong sách giáo khoa trung học và trong giáo trình đại học

261 199 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • đánh giá chương trình và kiến thức văn học dân gian trong sách giáo khoa trung học và trong giáo trình đại học

    • Lời nói đầu

    • Chương I. Chương trình và nội dung phần văn học dân gian trong sách giáo khoa dùng trong truờng trung học cơ sở

      • A, Nhận xét về chương trình văn học dân gian trong trường trung học cơ sở

      • B, Nhận xét về nội dung kiến thức văn học dân gian trong trường THCS

      • C, Thực trạng dạy học phần văn học dân gian trong trường THCS

      • D. Tiểu kết và đề xuất

      • Đ. Phụ lục

    • Chương II, Chương trình và nội dung phần văn học dân gian trong sách giáo khao dùng trong trường THPT

      • A, Cấu trúc chương trình

      • B, Nội dung và kiến thức

      • C, Thực trạng việc dạy và học

      • Đ. Phụ lục kết quả điều tra

    • Chương III. Về bốn tác phẩm văn học dân gian được dạy và học trong trường trung học thu hút nhiều sự chú ý

      • A. Truyện " Sơn tinh thuỷ tinh"

      • B. Không nên đưa " truyện chử đồng tử " vào chương trình phổ thông

      • C. Lời ca dao " Trèo lên cây bưởi hái hoa"

      • D. Những cuộc thảo luận

    • Chương IV.Chương trình và giáo trình đại học về văn học dân gian

    • Chương V,sáu vấn đề lý luận về văn học dân gian cần thảo luận

    • Chương VI. Về việc đánh giá các khuyn hướng, các tác giả sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian

    • Tài liệu tham khảo

Nội dung

Trang 1

VIEN KHOA HOC XA HOI VIET NAM

VIEN NGHIEN CUU VAN HOA

ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH VÀ KIẾN

THỨC VĂN HỌC ĐÂN GIAN TRONG SACH GIAO KHOA TRUNG HOC VA

Trang 2

MUC LUC

Bảng chữ tắt và quy ước trình bày ri 5.8 NNN nh ha., à.)HẬH,

Chương I: Chương trình và nội dung phần văn học dân gian trong sách giáo khoa dùng trong trường trung học

A - Nhận xét về chương trình văn học dân gian trong

trường trung học cơ sỞ -+.2scxrerrree

B - Nhận xét về nội dung kiến thức văn học dân gian trong trường trung học cơ sở -~- C - Thực trạng dạy - học phần văn học dân gian trong

trường trung học cơ sở

bu acc 7a

Ð - Phụ lục: Câu hỏi điều tra về nội dung, chương trình văn học dân gian ở trung học cơ sở

Chương II: Chương trình và nội dung phần văn học dân

gian trong sách giáo khoa dùng trong trường

trung học phổ thông, -eeeirirree

A - Cấu trúc chương trình và sách giáo khoa phần văn học dân gian ở trung học phổ thông

B- Nội dung và kiến thức văn học dân gian trong trường

trung học phổ thông .-222 2 re

C - Thực trạng việc dạy và học văn học dân gian ở

Trang 3

Chương III: Về bốn tác phẩm văn bọc dân gian được dạy và

học trong trường trung học, thu hút nhiều sự 7À - ,ÔỎ 111 A - Truyện "Sơn Tỉnh Thuỷ Tinh" dưới mắt các nhà 3n i05 0 lil B - Không nên đưa "Truyện Chử Đồng Tử” vào chương trình trung học 22 rree 123 C - Lời ca dao "Trèo lên cây bưởi hái hoa " nơi tập

trung nhiều thành tố của thi pháp ca đao 132

D - Những cuộc thảo luận xung quanh lời ca dao "Hôm qua tát nước đầu đình " z te.rereee 140 Chương IV: Giáo trình đại học về văn học dân gian - 155

A - Thời lượng và chương trình văn học dân gian ở đại is ,ÔỎ 155

B- Giới thiệu các giáo trình đại học về văn học dân gian 162 C - Nhận xét chung về các giáo trình đại học về văn học

172

Chương V: Sáu vấn đề lý luận về văn học dân gian cần thảo luận 176

A - Vấn đề tác giả của văn học dân gian 176

B- Vấn đề mối quan hệ giữa thời gian được phản ánh và thời gian ra đời của tác phẩm văn học dân gian 178

C - Vấn đề tính nguyên hợp của văn học dân gian 180

D - Vấn đề tính dị bản trong văn học dân gian 182

Ð - Vấn đề phân loại văn học dân gian 191

Trang 4

Chương VI: Về việc đánh giá các khuynh hướng, các tác giả sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian 213 A - Về các thông tin đối với bốn cuốn sách biên soạn ca

dao của các nhà nho 2222 Tri 213

B - Về việc đánh giá các công trình của các tác giả người

110 214

C - Về việc đánh giá tác giả Phạm Quỳnh 221

Trang 5

BANG CHU TAT VA QUY UGC TRINH BAY

* Bang chit tat: bdd CN GS GV HS Nxb PGS sdd SGK SGV SV THCS THPT Ths tidd tr TS TSKH VHDG VHV bài đã dẫn cử nhân giáo sư giáo viên học sinh Nhà xuất bản phó giáo sư sách đã dẫn sách giáo khoa sách giáo viên sinh viên trung học cơ sở

trung học phổ thông

thạc sĩ tài liệu đã dẫn trang tiến sĩ tiến sĩ khoa học văn học dân gian văn học viết * THCS là cấp học gồm các lớp 6, 7, 8, 9; THPT là cấp học gồm các lớp 10, 11, 12; trước đây có lúc chúng ta gọi THPH là PTTH (Phổ thông trung học)

Trang 6

LOI NOI DAU

1 Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, văn học dân gian chưa được giảng dạy một cách có hệ thống ở bậc trung học, không được giảng đạy ở bậc đại học

Văn học dân gian là "một biểu hiện độc đáo và xuất sắc sức sống mãnh liệt của dân tộc"), là cơ sở của văn học viết Từ sau khi hoà bình được lập lại ở miền Bắc (1954) đến nay, văn học dân gian được giảng dạy nhiều hơn ở trường trung học và được giảng dạy có hệ thống ở trường đại học

Trong vòng 15 năm nay, chúng ta đã thay sách giáo khoa trung học ba lần, cũng có nghĩa là đã ba lần bổ sung, thêm bới, điều chỉnh phần văn học dân gian

Đến nay, đã xuất bản nhiều tập giáo trình đại học về văn học dân gian

Mấy năm nay, trên báo chí, đài truyền hình, thậm chí ở cả diễn đàn quốc hội, rất nhiều ý kiến góp ý, phê phán sách giáo khoa, trong đó chủ yếu là sách giáo khoa văn học mà một phần trong đó là văn học dân gian Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa trả lời một cách có thuyết phục Cũng chưa có nhà khoa học nào trả lời một cách đầy đủ

2 Mục tiêu của đề tài là:

+ Đánh giá một cách khách quan thành tựu của sách giáo khoa trung học về văn học dân gian, nêu rõ mặt được và mặt chưa được, góp phần trả lời vào những vấn đề cụ thể đã và đang tranh luận như: Có nên giảng truyện "Chử Đồng Tử" không; hiểu bài "Trèo lên cây bưởi hái hoa " như thế nào cho đúng; cành hoa sen trong bài "Hôm qua tát nước đầu đình " là sen gì? Ở đây chúng tôi tập trung phân tích chương trình và nội dung SGK THCS và THPT về văn học dân gian, không nghiên cứu phần văn học dân gian ở các lớp tiểu học

Trang 7

+ Đề xuất các biện pháp khả thi và thực tế để góp phần tháo gỡ, giải

quyết

+ Đánh giá các giáo trình đại học về văn học dân gian ở ta, nêu rõ thành tựu và hạn chế,

3 Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc chấn hưng và

phát triển nền giáo dục nước nhà (từ phổ thông đến đại học), góp phần vào

việc giải đáp những vấn để lý luận và thực tiễn cơ bản của phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững đất nước

4 Đây là công trình tập thể do GS TS Nguyễn Xuân Kính làm chủ nhiệm, các tác giả khác là: PGS TS Nguyễn Xuân Đức (Ban Tư tưởng - Văn hoá trung ương, đã có thâm niên hơn 20 năm giảng dạy ở Trường Đại học Sư phạm Vinh), PGS TS Nguyễn Bích Hà, Th§ Nguyễn Việt Hùng (đều công tác ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), CN Vũ Quang Dũng (Viện Nghiên cứu văn hố) Ngồi ra, chúng tơi còn tranh thủ sự đóng góp ý kiến của nhiều nhà khoa học khác Nhóm công trình cũng hết sức biết ơn 180 nhà giáo ở các trường trung học cơ sở (ở Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên, Thái Nguyên, Bắc Ninh) và 120 nhà giáo ở các trường trung

học phổ thông (ở Hà Nội, Hà Nam, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên,

Thanh Hoá, Tuyên Quang) Các thây, cô đã dành thời gian trả lời những câu hỏi qua phiếu điều tra của nhóm công trình

Công trình được tiến hành từ tháng 7 năm 2004 đến 31 tháng 12 năm 2005

Sau đây là sự phân cơng chấp bút: Th§ Nguyễn Việt Hùng: Chuong I; PGS TS Nguyễn Bích Hà: Chương IT;

PGS TS Nguyễn Xuân Đức: Chương II (một phần);

GS TS Nguyễn Xuân Kính: Lời nói đầu, chương II (một phần), chương IV, chương V, chương VI, nhận xét chung và kiến nghị;

CN Vũ Quang Dũng: Tài liệu tham khảo

Hà Nội, ngày 6 tháng I năm 2006

Chú nhiệm đề tài

GS TS Nguyễn Xuân Kính

+ Nguyễn Khánh Toàn (2003), "Văn học dân gian Việt Nam một biểu hiện độc đáo và xuất sắc sức sống mãnh liệt của dân tộc”, in trong sách Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập

Trang 8

CHUONG I

CHUONG TRINH VA NOI DUNG

PHAN VAN HOC DAN GIAN TRONG SACH GIAO KHOA DUNG TRONG TRUONG TRUNG HOC CO SO

A - NHAN XET VE CHUONG TRINH VAN HOC DAN GIAN TRONG

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1 Quan điểm chỉ đạo xây dựng khung chương trình

Văn học dân gian không phải là một bộ môn khoa học được dạy và học một cách độc lập trong nhà trường THCS Phần VHDG cũng như những mảng kiến thức Ngữ văn khác nằm trong khung chương trình Ngữ văn trong nhà trường THCS và cùng có nhiệm vụ hướng tới mục tiêu của môn học: “góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn THCS, có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội,

biết hướng tới những tư tưởng tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tỉnh thần tôn

trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác Đó cũng là những người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc”! Mục tiêu được cụ thể hoá thành ba phương điện: kiến thức, kĩ năng,

thái độ và những phương diện đó đã chi phối việc cấu tạo của khung chương trình, cấu trúc của SGK

Chương trình và SGK Wgữ văn bậc THCS hiện hành đã được ban hành kèm

theo quyết định số 03/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 24 tháng 01 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Chương trình này được chuẩn hoá và thay thế cho những chương trình trước đây “Bên cạnh những cải tiến chung của bộ Chương

trình như giảm tải, tăng thực hành, gắn đời sống, nét cải tiến nổi bật của Chương

Trang 9

Chương trình đã có sự thay đổi lớn trên các phương điện như sau:

- — Cấu trúc lại nội dung và phương pháp biên soạn theo tình thần tích hợp

(gộp ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn gan bó chặt chế với

nhau, cùng được trình bày trong một cuốn sách)

-_ Lựa chọn lại những tác phẩm tiêu biểu và thích hợp cho định hướng tích hợp

- _ Giảm tải những kiến thức khó, chuyên sâu, chú ý tính vừa sức

- _ Tăng cường thực hành ứng dụng, gắn môn học với đời sống 1, Cấu trúc của chương (trình Ngữ văn THCS

Thứ nhất, chương trình khẳng định việc lấy sáu kiểu văn bản làm trục đồng

quy: f sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết mình và điều hành Do yêu cầu của hướng tích hợp nên các văn bản được lựa chọn càng trở nên quan trọng trong việc thể hiện kiến thức của ba phân môn Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn Chính vì thế,

chương trình đã sắp xếp tác phẩm theo thể loại Điều này tạo ra sự thuận lợi nhất định đối với việc sắp xếp tác phẩm VHDG Bởi vì, tác phẩm VHDG cần thiết và phải tìm hiểu dựa trên cấp độ thể loại, thi pháp thể loại

Chương trình cũng xác định nội dung trọng tâm của Lớp 6 là các kiểu văn bản tự sự, tương ứng với kiểu văn bản này có các thể loại truyện dân gian gồm truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn (học kì I lớp 6); trọng tâm của chương rình lớp 7 là các văn bản biểu cảm và lập luận nên phần VHDG

cũng có mặt với các thể loại ca đao và tục ngữ, thể loại chèo đại điện cho phương

thức biểu đạt của kịch (sân khấu dân gian) Như vậy là ở chương trình Ngữ văn

THCS hiện hành có mặt các thể loại VHDG: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện

cười, truyện ngụ ngôn, ca đao - dân ca, tục ngữ, chèo So với chương trình cũ (từ 2001 trở về trước), phần VHDG không có thể loại thần thoại và vẻ, nhưng có thêm

thể loại chèo Cách sắp xếp chương trình như vậy không có chỗ cho bài văn học sử

nên bài khái quát Văn học dân gian là gì? (ở lớp 6 cũ) đã bị lược bỏ Điều này

dường như mâu thuẫn với yêu cầu của chương trình mới là “nâng cao yêu cầu kiến

thức văn học sử Việt Nam so với trước bằng cách đưa vào sách các bài khái quát

như: Mấy vấn đề sơ lược về văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 ”° Phải chăng là

Trang 10

người học Nhưng điều quan trọng hơn là diện mạo của VHDG đã được phác thảo tương đối đầy đủ, dù là những nét sơ lược nhất

Nhìn chung, chương trình hiện hành đã có tính kế thừa đối với chương trình

cũ, tiếp thu những phần kiến thức cơ bản và quan trọng, đồng thời cũng có sự phát

triển (thể hiện ở sự lựa chọn các văn bản, định hướng tìm hiểu văn bản ) Chương

trình VHDG bậc THCS cũng có sự liên thông, liên mạch với các bậc học trước và

sau đó: Tiểu học, THPT và Đại học - Cao đẳng Chương trình Tiểu học 165 tuần,

VHDG được xếp vào phân môn kể chuyện, mỗi tuần 1 tiết, phần VHDG từ lớp 2 đến lớp 5 chiếm 56, 3% ° Trong chương trình 7/ếng Việt của các lớp Tiểu học dành nhiều phần đọc hiểu cho các văn bản truyện dân gian, ca đao, tục ngữ: chỉ tính riêng cuốn 7/Zng Viýi lớp 3 tập 1 đã có mặt hơn 10 truyện dân gian với nhiều

thể loại, kiểu truyện phong phú: Mô côi xử kiện (Nùng), Hũ bạc người cha

(Chăm), Ông tổ nghề thêu, Sự tích chú Cuội cung trăng (Việt) Ở chương trình THPT, đối với phần VHDG, người soạn trình bày những kiến thức văn học sử

VHDG và các thể loại sử thi, truyện thơ, ca đao, chèo

Sự có mặt hay vắng mặt của một thể loại nào đó trong chương trình khơng hồn tồn do giá trị hay vị trí của nó trong hệ thống thể loại VHDG Bởi vì, mỗi

thể loại, mỗi đơn vị tác phẩm được lựa chọn phải vừa có giá trị nội dung và nghệ thuật phù hợp với tâm lí, trình độ, năng lực cảm thụ của lứa tuổi THCS nhưng

đồng thời nó phải thích hợp với việc cung cấp kiến thức, tư liệu, làm đữ liệu cho các phần kiến thức khác

Trước đây, thể loại £hẩn thoại được dạy trong 2 tiết với 2 tac pham: Than

Trụ Trời và Đi san mặt đất Sự vắng mặt của thần thoại trong chương trình mới là một điều đáng tiếc Theo điều tra của chúng tôi, trong số 180 giáo viên được hỏi, có 71 người (39,4%) cho ý kiến là muốn đưa thể loại thần thoại vào chương trình Điều này không chỉ là do thói quen (có những GV THCS đã giảng dạy thể loại thần thoại trong hàng chục năm), mà còn do các em học sinh cũng rất

hứng thú với những truyện thần thoại và thể loại này phù hợp với tâm lí lứa tuổi

học sinh THCS, phát triển tư duy tưởng tượng và sáng tạo ở các em Hơn nữa, thần thoại với tư cách là một thể loại VHDG đóng vai trò hết sức quan trọng trong tiến

trình phát triển của VHDG; nhiều tác phẩm truyền thuyết được chọn lại nằm trong sự giao thoa thể loại giữa thần thoại và truyền thuyết Cho nên, để lí giải và so sánh để làm

Trang 11

BANG 1: Y KIEN VE VIEC NEN THÊM THỂ LOẠI VHDG

STT CAC SO PHAN TRAM TILE TONG

THE LOAI LƯỢNG IPHẦN TRĂM |PHẦN TRĂM 1 [Than thoai 71 39.4 39.4 39.4 2 lve 30 16.7 16.7 56.1 3 |Cau 46 61 33.9 33.9 90.0 4 Rữthi 4 2.2 2.2 92.2 5 (Truyén tho 12 67 67 98.9

6 {Tat cd cdc thể loại 2 1.1 1.1 100.0

7 Tổng số | 180 100.0 100.0

Thực ra các nhà khoa học và những người biên soạn chương trình cũng đã băn khoăn trong việc có nên hay không đưa thể loại thần thoại vào chương trình Bởi vì, thần thoại Việt Nam không được định hình một cách rõ ràng, phần lớn những mẩu thần thoại có tính chất nhỏ lẻ, vụn vặt (có khi được gọi là các “mảnh

vỡ thần thoại”) và đã bị truyền thuyết hoá (chẳng hạn như mảng thần thoại về Lạc

Long Quân, Sơn Tình ) Cho nên, sự không rõ ràng về mặt thể loại thần thoại ở Việt Nam đã khiến người biên soạn thận trọng không đưa vào Chương trình

Thể loại vẻ trước đây được đưa vào lớp 7, với 2 bài: Vè con dao, Về rau

Chương trình hiện nay không có thể loại này Đây là thể loại rất gần gũi với các sinh hoạt đời thường, đặc biệt là quen thuộc và gần gũi với đối tượng trẻ em Cách

nói vần vè, đặt vè, kể vè có vai trò nhất định trong đời sống, trong sự phát triển

tư duy và ngôn ngữ của trẻ em Đồng thời, về cũng cho thấy mối quan hệ rõ nét giữa văn học và cuộc sống, giữa tác phẩm và đời sống sinh hoạt Nếu cần tìm thêm

lí do để đưa thể loại này vào chương trình thì có thể cơi tác phẩm về là các vấn

bản nhật dụng (phản ánh sự việc hiện tượng trong cuộc sống, có chức năng thông

tin, tuyên truyền )

Thứ hai, các văn bản được lựa chọn trong chương trình đa dạng hơn về chức

năng Ngoài việc cung cấp kiến thức văn học, mỗi tác phẩm phải là căn cứ để xây

dựng và thực hiện triển khai các mảng kiến thức khác (ngôn ngữ, kĩ năng làm văn ) Chính vì trọng tâm của chương trình lớp 6 là kiểu văn bản tự sự và miêu tả

nên phần truyện đân gian được tập trung biên soạn liền mạch nhau Mỗi văn bản

Trang 12

VHDG ở lớp 7 có thể loại ca dao là kiểu văn bản biển cảm, trữ tình, nhưng đó cũng là ngữ liệu cho phần học tiếng Việt với các bài như Từ iáy, Đại từ (đây là những yếu tố nghệ thuật thường xuyên có mặt trong những bài ca dao)

Thứ ba, kết cấu chương trình thay đổi theo hướng sắp xếp các nội dung trên

hai nguyên tắc hàng ngang và đồng tâm Nguyên tắc hàng ngang là sắp xếp các tác phẩm theo từng thời kì Phần lớn các tác phẩm VHDG khó xác định được thời

điểm ra đời cụ thể nên việc tuân thủ nguyên tắc này chỉ có tính chất tương đối (ví

dụ: trình tự các thể loại là: truyền thuyết - truyện cổ tích - truyện ngụ ngôn - truyện cười ) Nhưng các tác phẩm VHDG lại được trình bày theo hệ thống dọc -

hệ thống thể loại Các cụm bài cùng một thể loại được sắp xếp liền nhau tạo nên tính nhất quán và phù hợp với đặc trưng mang tính loại hình của VHDG Điều này thể hiện ở việc chương trình bố trí cả những tác phẩm VHDG nước ngoài bên cạnh

VHDG Việt Nam: Các truyện cổ tích Cáy bút thần (Trung Quốc), Ông lão đánh cá và con cá vàng (Nga) liên sau truyện So Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông mình Cách trình bày này cũng được áp dụng ở bậc THPT (Chương trình thí điểm): trong

thể loại sử thi, các tác phẩm sử thi La Mã, Ấn Độ xếp cùng chỗ với sử thi Việt

Nam

Có thể nói, cách sắp xếp chương trình như vậy tạo nên tiện lợi to lớn cho

việc tiếp thu kiến thức của HS Mỗi thể loại VHDG được học liền mạch giúp cho việc định hướng nhận thức của người học (và cả người đạy) mang tính ổn định và

liên tục Đặc biệt, việc tìm hiểu VHDG trên cấp độ thể loại thể hiện được đặc thù

của bộ môn Tuy nhiên, cách sắp xếp này cũng có thể dẫn đến sự nặng nề với người đạy và người học cả về dung lượng kiến thức lẫn tâm lí tiếp nhận

2 Phân phối chương trình

Chúng ta có bảng so sánh số giờ dành cho VHDG ở trường THCS như sau:

SỐ TIẾT LỚP 6 TI LE/TONG LOP7 TI LE/TONG

Chuong trinhcfi |27/140 | 37.8% 25/140 | 35 % Chuong trinh méi_ | 23/140 |32.2% 9/140 12.6%

Day là số giờ chính thức dành cho phan VHDG ma chuong trinh quy dinh,

trong đó bao gồm cả số giờ ôn tập Nhưng thực tế, số giờ có thể thay đổi Bởi vì,

Trang 13

điều chỉnh này cũng chỉ có giới hạn Hơn nữa, chương trình cũng dành một thời lượng nhất định cho chương trình địa phương (CTĐP)

Tuy nhiên, chương trình Ngữ văn không xác định rõ “các vấn đề địa phương

là gì”, chỉ quy định mỗi năm có 06 tiết nhằm mục đích giúp HS hoà nhập với xã

hội, đời sống Cho nên, các tác giả SGK Ngữ văn THCS đã chọn phương hướng thuận tiện và thiết thực nhất là “gắn CTĐP với một số nội dung trọng tâm thích

296

hợp của các phân môn từng lớp” Ví dụ phần Ngữ văn lớp 6 yêu cầu HS ghi chép và nắm chắc nội dung một số truyện dân gian (thuộc thể loại có học trong SGK)

thể hiện rõ màu sắc địa phương nhất, sau đó tổ chức kể lại, trình diễn tại lớp Phần

Ngữ văn lớp 7 cũng yêu cầu ghi chép lại một số bài ca đao, tục ngữ lưu hành ở địa

phương, nhất là những câu đặc sắc thể hiện tính địa phương “mang tên địa

phương, nói về sản vật, di tích, thắng cảnh, danh nhân, sự tích địa phương ” rồi thảo luận về nét đặc sắc của ca dao, tục ngữ địa phương mình

Như vậy, Chương trình Ngữ văn THCS mang tính mở, thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp và tạo sự hứng thú cho HS Hiện nay, một số tỉnh đã biên soạn CTĐP như Hà Tây, Hà Tĩnh, Hải Phòng, hai địa phương đầu là mảnh đất giàu truyền thống văn hoá, trong khi đó địa phương còn lại rất phát triển giáo dục CTĐP đã chủ yếu xây dựng dựa trên tư liệu văn học, văn hoá dân gian:

+ Hà Tĩnh: Sưu tầm truyền thuyết và lễ hội đến thờ Bạch Ngọc hoàng hậu + Lạng Sơn: Những truyền thuyết liên quan đến động Nhị Thanh, đền Bắc Lệ, đên Bà Chúa Thượng Ngàn

+ Ninh Thuận: Sưu tầm, ghi chép được những truyện ngụ ngôn Chim fe te, Sự tích đàn đá Bác Ái (ca ngợi truyền thống lao động và giá trị văn hoá của địa phương)

Trong khi văn học viết chưa thể hiện rõ tính địa phương, gây khó khăn cho việc biên soạn CTDP thi VHDG lại có nhiều điều kiện phù hợp với nhiệm vụ này Bởi vì, một trong những đặc điểm quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của VHDG là

tính địa phương, đặc điểm tộc người Đặc điểm này thuộc về bản chất thẩm mĩ

Trang 14

học, người dạy với văn học Qua đó, việc giáo dục truyền thống của địa phương dễ

thấm hơn là của dân tộc thông qua những điều gắn bó, giản dị đó” Đồng thời, việc

làm này cũng góp phần sưu tầm, giữ gìn những giá trị văn hoá văn nghệ dân gian Một điểm đáng lưu ý là chương trình Ngữ văn phần VHDG đã có sự giảm tải về thời lượng trên lớp Tuy nhiên, tỉ lệ giữa phần VHDG và VHV lại có xu

hướng tăng lên: chương trình cũ 14/40 tiết kì I lớp 6, và 16/40 tiết kì II lớp 6 (tỉ lệ

chung là 24 %); chương trình mới VHDG lớp 6 chiếm 23/45 tiết (51%) Điều đó chứng tô giá trị nhiều mặt của tác phẩm VHDG và bộ phận văn học này ngày càng khẳng định vị trí của nó trong nhà trường, góp phần vào việc bồi dưỡng phẩm chất, tâm hồn cho con người Việt Nam

Số bài và số tiết cụ thể của mỗi lớp như sau:

Văn học 6 (Chỉnh lí năm 1995) Ngữ văn 6 27 tiết (23 tiết)

Khái quát | Văn học dân gian là gì (it)

Than thoai: | + Than trụ trời (1t)

+ Di san mat dat (it) + Cóc kiện trời (Đọc thêm)

+ Kinh và Ba Na làanhem (Đọc thêm)

Truyền + Truyện con Rồng cháu Tiên qd) + Con Rồng cháu Tiên (2)

thuyét + Son Tinh Thuy Tinh (1) + Bánh chưng bánh giầy

+ Thánh Gióng (1) + Thánh Gióng (2) + Mi Châu - Trọng Thuỷ (2) + Sơn Tĩnh Thủy Tỉnh qd) +Truyén thuyét vé Hồ Gươm qd) + Sự tích Hồ Gươm (2) + Lé Loi (Doc thém)

+ Lê Như Hổ (Đọc thêm) Ôn tập Thần thoại và truyền thuyết (29

Truyện cổ | + Sự tích dưa hấu (2) + So Dita (2)

Trang 15

+ Sự tích trái sầu riêng (Đọc thêm) + Treo biển

+ Con rắn và người nuôi rắn (Đọc thêm) + Lơn cưới, áo mới + Trí khôn tao đây (Đọc thêm)

Truyện — | + Thay béi xem voi (1) + Ếch ngồi đáy giếng @)

ngụ ngôn | + Kiến giết voi q) + Thày bói xem voi qa)

+ Chan, Tay, Tai, Mat, Miéng q) + Deo nhạc cho mèo (Đọc thêm)

+ Deo nhạc cho mèo qd) + Chan, Tay, Tai, Mat, Miéng —_ (1)

+ Hươu và rùa (Đọc thêm)

+Lão nhà giàu và con lừa (Đọc thêm)

Ôn tập Truyện cổ tích - Truyện ngụ ngôn (20 Ôn tập truyện đân gian (2)

THỂ LOẠI LỚP? (25 TIẾT) (9 tiết + CT địa phương)

Truyện + Mất rồi (Cháy) cười + Treo biển

+ Lợn cưới áo mới + Thà chết còn hơn Tục ngữ + Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản | + Tục ngữ về thiên nhiên và lao động xuất sản xuất + Tục ngữ về con người, gia đình và xã | + Tục ngữ về con người, gia đình và xã hội hội

Vè + Về con dao, về rau —]

Ca dao dân | + Những bài ca dao ân tình, tình nghĩa + Tình cảm gia đình qd) ca - Tinh cam gia dinh + Tình yêu quê hương đất nước = (1) ~ Tình bạn, tình người, tình cảm gắn bó | + Những bài ca than thân Œ) với công việc làm ăn và những vật thân | + Những bài câu hát châm biếm (1)

thuộc

~ Tình yêu quê hương đất nước

+ Những bài ca than thân và những bài ca dao cười cợt

Chèo Quan Am Thị Kính (2)

Ôn tập

On tap

Ôn tập phần Van (1)

Trang 16

Ý KIẾN NHẬN XÉT VỀ CHƯƠNG TRÌNH VHDG THCS

(Ghi chú: 1, hay, hấp dẫn; 2: có tính hệ thống; 3: nặng nề; 4: đơn điệu)

STT |CÁC TIÊU CHÍ SỐ LƯỢNG PHAN TILE TONG

TRAM |PHAN TRAM |PHAN TRAM

1 (Hay, hap din 61 33.9 33.9 33.9

2 ay và có hệ thống 8 4.4 4.4 38.3

3 |Có tính hệ thống 94 52.2 52.2 90.6 4 Nạngnễ 10 5.6 56 96.1

5 Won diéu 7 3.9 3.9 100.0

6 Tổng số 180 100.0 100.0

B - NHẬN XÉT VỀ NỘI DUNG KIẾN THỨC VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG TRƯỜNG THCS

Căn cứ để đánh giá nội dung, kiến thức phần VHDG trong nhà trường THCS là SGK Ngữ văn THCS (cụ thể ở đây là SGK Ngữ văn ó tập 1, Ngữ văn 7 tập 1 và 2) SGK đóng vai trò là vật liệu trụ cột trong việc xây dựng nội dung môn học, nó có quan hệ chặt chẽ với chương trình SGK là sự cụ thể hoá những kiến thức của chương trình, do đó, muốn có SGK tốt thì cần phải có một chương trình

tốt, hợp lí Do những sự điều chỉnh về mục tiêu, phương hướng của chương trình

mà SGK hiện hành so với SGK cũ có sự thay đổi ở một số đơn vị kiến thức cơ bản 1 Nhận định chung

Ở trên, chúng tôi đã nhận xét khái quát về chương trình VHDG ở bậc THCS

Thông qua chương trình, chúng ta đã có thể hình dung được phần nào nội dung và kiến thức VHDG, phác thảo được diện mạo của VHDG trong nhà trường THCS

Có thể thấy rằng, chương trình và SGK vẫn nặng về giảng văn, kiến thức cung

Trang 17

mang tính đầy đủ và toàn diện Có lẽ, mục tiêu của chương trình THCS chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học nên việc trang bị kiến thức mang tính chỉnh thể toàn điện chưa có điều kiện để thực hiện

Hệ thống kiến thức VHDG của SGK THCS gồm có:

+ Kiến thức văn học, về các tác phẩm cụ thể

+ Kiến thức bổ trợ về tác phẩm và thể loại (ở phần đọc thêm) + Kiến thức về thể loại (ở phần chú thích)

SGK hiện hành không có bài khái quát cũng như bài tổng kết vẻ VHDG, các

bài giới thiệu về thể loại cũng không có Những mảng kiến thức lí luận và văn học

sử VHDG sẽ được cung cấp ở những cấp học tiếp theo (lớp 10 THPT, ở cao đẳng và đại học với những chuyên ngành ngữ văn học) Nhưng với những ai không có điều kiện học ở các cấp học tiếp theo đó thì kiến thức về VHDG chỉ dừng lại ở những tác phẩm ở trong SGK THCS Vì thế nhiều GV đã đề nghị SGK nên thêm những loại bài khác để cung cấp nhiều kiến thức hơn nữa Cụ thể qua bảng sau:

STT CÁC LOẠI BÀI SỐ LƯỢNG | PHAN TỈ LỆ TONG

TRAM | PHAN TRAM | PHAN TRAM

1 |Bài khái quát 48 26.7 26.7 26.7

2 Bài tổng kết 14 7.8 7.8 34.4

3 [Bai gidi thiéu về thể loại 58 32.2 32.2 66.7 4_ lBài viết bổ trợ về thể loại 45 25.0 25.0 91.7

5 [Tất cả các bài trên 15 8.3 8.3 100.0

6 Tổng số 180 100.0 100.0

Nhưng việc thêm hay bớt đơn vị kiến thức nào là do Hội đồng biên soạn chương trình và SGK quyết định Do đó, chúng tôi chỉ đánh giá phần kiến thức

VHDG được thể hiện trong SGK hiện hành

Nhìn chung, phần kiến thức về thể loại VHDG trong nhà trường THCS tương

đối hoàn chỉnh Những thể loại cơ bản, những tác phẩm tiêu biểu về cơ bản đã

Trang 18

độ nhất định Sự sắp xếp trình tự các thể loại (truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười), trình tự các tác phẩm của một thể loại (ví dụ: truyền thuyết sắp xếp theo thời đại phản ánh của tác phẩm: Con Rồng cháu Tiên - Thánh

Gióng - Sơn Tỉnh, Thuỷ Tỉnh - Sự tích Hồ Gươm ) trong SGK là cách sắp xếp thông thường và được nhiều người chấp nhận Cách làm này cũng tạo thuận lợi

cho chúng ta khi muốn tổng kết kiến thức về văn học sử (tiến trình VHDG Việt Nam, đặc điểm của một thể loại VHDG ), đù ở một số chỗ có xen kẽ các văn bản tác phẩm VHDG nước ngoài

Trong chương trình Ngữ văn THCS hiện hành có mặt 7 thể loại VHDG: truyền

thuyết, truyện cỔ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, ca đao - dân ca, tục ngữ,

chèo Ở lớp 10, phân VHDG có 4 thể loại: ca đao, sử thị, truyện thơ, chèo Như

vậy, ở bậc học phổ thông, ca dao và chèo được đưa vào chương trình hai lần (theo

nguyên tắc đồng tâm)

Ngoài một số tác phẩm VHDG nước ngoài (truyện cổ tích, một số câu tục ngữ

thế giới), phân VHDG ở SGK chủ yếu lựa chọn các tác phẩm VHDG người Việt Phần đọc thêm cũng ít và cũng không giới thiệu văn học các dân tộc thiểu số Đây là điểm khác của chương trình và SGK Ngữ văn hiện hành so với sách cũ Sách

Văn học 6 có các tác phẩm VHDG đặc sắc của các dân tộc thiểu số: Đi san mặt

đất (thần thoại Lô Lô), Kinh và Ba Na là anh em, Nha Rúi và Tâm Đang Điều đó cho thấy một bộ phận lớn VHDG các dân tộc anh em đã bị bỏ quên, không được giới thiệu trong chương trình và SGK Mgữ văn ó Có thể đây là quan điểm của người biên soạn nhưng rõ ràng các dân tộc anh em cũng có những thành tựu về VHDG rất đáng trân trọng và cần được giới thiệu như những bộ phận hợp thành chỉnh thể nên văn học Việt Nam (trong đó đặc biệt quan trọng là VHDG Việt

Trang 19

2 Kiến thức văn hoc dân gian 2.1 Các thể loại truyện dân gian

Trong các thể loại truyện dân gian, ở chương trình THCS có mặt 4 thể loại: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn Thể loại thần thoại

không được đưa vào vì chưa có sự thống nhất trong quan niệm của các nhà nghiên cứu và biên soạn SGK về thể loại này Như vậy, sự có mặt của các thể loại truyện

dân gian là khá đầy đủ Số lượng tác phẩm của mỗi thể loại cũng vừa phải (theo đánh giá của GV) để có thể hình thành nên những tri thức cơ bản về từng thể loại

a Truyền thuyết

Với 5 truyền thuyết trong SGK: Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Bánh chưng bánh giầy, Sơn Tỉnh Thuỷ Tình, Sự tích Hồ Gươm Các truyền thuyết khá đa dạng về đề tài, chủ đề phản ánh Trong đó có đề tài về nguồn gốc dân tộc, truyền thống chống ngoại xâm, ca ngợi những anh hùng sáng tạo văn hoá, để cao thành tựu văn minh buổi ban đầu Câu trả lời của các GV về tiêu chí lựa chọn truyền thuyết không có sự phân hoá nhiều vì mỗi tiêu chí đó ứng với một truyền thuyết, các tiêu chí ứng với các chủ đề chính của các tác phẩm được lựa chọn

STT| CAC THELOAI SỐ PHẦN TILE TONG

LƯỢNG | TRAM_ |PHAN TRAM|PHAN TRAM

1 Đa dạng các đề tài 48 26.7 26.7 26.7 2 (Theo sát bước đi lịch sử 28 15.6 15.6 42.2

3 Phản ánh sự kiện trọng đại 39 217 217 63.9 4 Wây dựng hình tượng anhhùng| 30 16.7 16.7 80.6

đẹp đế 5 [Tất cả các yếu tố trên 35 19.4 19.4 100.0 6 Tổng số 180 100.0 100.0

Trong 5 truyền thuyết có 4 truyện về thời đại Hùng Vương, 1 truyện về thời Hậu Lê Thời đại Hùng Vương là “thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam”, gắn với vấn để nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước” buổi ban đầu của dân tộc Chủ để của các truyền thuyết đã bao quát được các vấn đề trọng đại đặt ra với cộng đồng, dân tộc lúc bấy giờ, đó là:

Trang 20

- Đề cao thành tựu văn minh buổi ban đầu

- Ý thức và ước mơ về người anh hùng chống ngoại xâm

- Giải thích hiện tượng lũ lụt, ca ngợi chiến công dựng nước

Qua đó, HS được giáo dục về truyền thống của dân tộc, ý thức suy tôn giống nòi, cổ vũ tinh thần đoàn kết và trách nhiệm với cộng đồng Đó cũng là

những chức năng chính, vai trò phản ánh lịch sử của thể loại mà truyền thuyết cần đạt được Trong số những truyền thuyết đó, có nhiều truyện mang tính tư tưởng cao Tác giả Tâm Vu đã gọi đó là những “truyện đứng đầu” trong kho tàng thần

thoại (5 truyện), truyền thuyết người Việt GS Định Gia Khánh cũng lựa chọn 4

truyện tiêu biểu Tư tưởng nổi bật của những truyện đó là “yêu nước thương nòi -

ở trình độ sơ khai nhưng đã có những nét tuyệt vời”” SGK có 3 truyện trong số đó là: Con Rông cháu Tiên (Truyện họ Hông Bàng), Sơn Tỉnh Thuỷ Tỉnh, Thánh

Gióng Những tác phẩm đó đã khẳng định giá trị của chúng trong lòng người dân qua bao thế hệ và được dân chúng sàng loc, nang niu, mài rũa, đồng thời chính những tác phẩm ấy đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, những nhu cầu trực tiếp của người dân

Đứng về phương diện đề tài truyền thuyết thì các tác phẩm trong SGK tập

trung vào những để tài trọng tâm của truyền thuyết người Việt Nhưng xem xét

truyền thuyết trong mối quan hệ với lịch sử thì chúng ta thấy truyền thuyết vẻ thời gian sau thời kì Hùng Vương chỉ có ÖI truyện Phần truyền thuyết về thời kì Bắc thuộc, thời kì phong kiến và truyền thuyết về những anh hùng nông dân khởi

nghĩa không được giới thiệu Trong khi SGK đã có một truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc, sự tôn sùng ngưỡng vọng với tổ tiên (Con Rồng cháu Tiên) thì nên thay truyện Bánh chưng bánh giầy để diện lựa chọn được phong phú toàn diện hơn, cũng còn có lí do nữa là tác phẩm này gây ra sự tranh luận về thể loại

Trang 21

Như Hổ Truyền thuyết đầu là trường hợp phức tạp cả về chủ đề, kết cấu và tư

tưởng tác phẩm nên việc đưa ra ngoài SGK THCS là hợp lí Truyện thứ hai ở phần

đọc thêm mang tính chất bổ sung cho kiểu truyện về người tài có tài kì lạ

b Truyện cổ tích

SGK giới thiệu 5 truyện, trong đó có 2 truyện của nước ngoài: Cây bút thân (Trung Quốc) và Ông lão đánh cá và con cá vàng Tác giả SGK đã lựa chọn mỗi

truyện đại diện cho một kiểu truyện tiêu biểu của truyện cổ tích:

- _ Kiểu truyện về nhân vật đội lốt

- —_ Kiểu truyện dũng sĩ

- _ Kiểu truyện nhân vật thông minh - Kiểu truyện nhân vật có tài năng kì lạ

Trong 5 truyện đó có 4 truyện là thuộc tiểu loại truyện cổ tích thần kì, 1 truyện thuộc tiểu loại truyện cổ tích sinh hoạt (Em bé thông minh) Xét về khía

cạnh tiểu loại, SGK không có truyện cổ tích về loài vật Số lượng tác phẩm của SGK cũ là 10, với sự có mặt đầy đủ của các tiểu loại

c Truyện cười

Truyện cười có 2 tác phẩm: 7reo biển và Lợn cưới áo mới, trong đó mỗi

truyện thuộc một tiểu loại truyện cười là truyện hài hước (Treo biển) và truyện

châm biếm (Lợn cưới áo mới)

Truyện Treo biển đã phê phán một cách nhẹ nhành cách ứng xử của anh chủ quán, một người thiếu chủ kiến trong công việc Tiếng cười mang tính chất mua vui nhẹ nhàng và nó bật ra từ cả hai phía: người góp ý và người chủ quán Mỗi

93 1

người góp ý đều chân thành và “có lf” nhưng họ chỉ chú ý đến một khía cạnh của

tấm biển nên cuối cùng thì cả tấm biển đều không còn lại một chữ nào Qua đó,

truyện muốn nhắc người ta phải suy xét sự việc, hiện tượng một cách thấu đáo, toàn vẹn Đó là lớp ý nghĩa mang tính triết học của mỗi truyện cười mà khi người

nghe nắm được sẽ thấy câu chuyện trở nên sâu sắc hơn

Trang 22

tính thích khoe khoang đó được đẩy lên mức phóng đại là trong hoàn cảnh vội vã, gấp gấp, họ không lo công việc mà chỉ chú tâm đến việc khoe khoang với người khác

Bên cạnh đó, những truyện này có những điểm hạn chế nhất định Khi được hỏi, phần lớn GV cho rằng nên thay các truyện cười này bởi vì chúng không hấp dẫn, ít gây cười Một là, các câu chuyện này đã quá quen thuộc với các em nên không còn gây hứng thú Hai là các tình huống gây cười không đặc sắc, không bất

ngờ: truyện 7reo biển có thể đoán trước kết cục (Đếo cày giữa đường cũng vậy),

tình huống đối đáp của truyện Lợn cưới áo mới sau khi giảng giải kĩ lưỡng các em mới hiểu và lúc đó đù tiếng cười có bật ra thì cũng mất đi “không khí diễn xướng”

của thể loại trong bối cảnh tiếp nhận của HS

Chúng tôi cũng đồng tình với ý kiến của các GV và HS Từ góc độ những

người nghiên cứu VHDG, chúng tôi nhận thấy, truyện cười vốn là thể loại VHDG rất gần gũi với người lao động, mang tính chất “bình dân” rõ nét Công việc nhà nông vất vả và đơn điệu khiến cho người nông dân có nhu cầu giải trí, vui đùa Cho nên, tính chất của cái cười dân đã là hết sức hồn nhiên, tươi mới, giầu không khí của đời sống và thậm chí có phần suông sã, có yếu tố tục (truyện tiếu lâm tạo được hứng thú hơn cả là vì thế) Vậy mà những văn bản truyện cười được lựa chọn

dường như là sản phẩm của những nhà nho, dùng tư duy suy lí để thể hiện tiếng

cười: qua việc bỏ dần các yếu tố ngôn từ trong cái biển quảng cáo Dạng truyện này cũng như truyện Thấp đèn, một truyện xây dựng tình huống dựa trên những luận lí, suy luận Cách tư duy đó hình như xa lạ với tính chất thực tiễn, hồn nhiên của người nông dân Việt Nam Hơn nữa, đối tượng của chương trình và SGK THCS là các em HS độ tuổi 12-13, những tiếng cười cũng cần thể hiện được sự hồn nhiên và trong trẻo của tư duy, của đời sống sinh hoạt của con người Cho nên, chúng tôi nghĩ rằng tác giả SGK nên chọn lại bài (ví dụ những truyện vừa

hấp dẫn, gây cười vừa có ý nghĩa đấu tranh xã hội như: Cứ bảo tuổi sửu có hơn không, hay Diêm Vương thèm ăn thịt, Đậu phụ làng cắn đậu phù chùa )

đ Truyện ngụ ngôn

Trang 23

Đây là những truyện ngụ ngôn khá quen thuộc, gắn với các câu thành ngữ trong

lời ăn tiếng nói của hằng ngày: Đeo nhạc cho mèo, Ech ngồi đáy giéng, Thay béi xem voi Điều này khiến cho những bài học của truyện ngụ ngôn, những lời quy châm dễ dàng được HS tiếp thu và những cách vận dụng thành ngữ trong cuộc sống giúp cho HS củng cố kiến thức về tác phẩm ngụ ngôn đã học

Những bài học đạo lí, bài học ứng xử trong các truyện đó cũng khá đa dạng và sâu sắc: phê phán những kẻ nông cạn mà lại huênh hoang (Ếch ngôi đáy giếng), khuyên con người xem xét sự vật một cách toàn điện (Thày bói xem voi, phê phán những ý tưởng viển vông, ham sống sợ chết và không tính đến khả năng thực tế của mình (Đeo nhạc cho mèo); khuyên các thành viên trong tập thể tôn trọng và hợp tác với nhau (Chân, Tay, Tai Mắt Miệng) Tuy nhiên chỉ bài học cuối cùng trong số đó là có sự gần gũi với lứa tuổi HS lớp 6 và các em có thể vận dụng trong thực tế nhiều cũng như có ý nghĩa giáo dục lối sống, cách cư xử của các em Còn những bài học khác mang tính triết học sâu sắc, có khi vượt ra ngoài tâm nhận thức của HS Có lẽ điều đọng lại trong các em lại là những kiến thức ngoài thể loại: sự hấp dẫn, sinh động của thế giới loài vật (trong Deo nhac cho mèo) sự hồn nhiên ngộ nghĩnh trong cuộc trò chuyện của các bộ phận cơ thể con người (Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)

2.2 Ca dao, tục ngữ, chèo a Ca dao

SGK Ngữ văn 7, tập 1 đã lựa chọn 4 trong số những chủ đề tiêu biểu của ca dao người Việt: 17 bài và 14 bài đọc thêm:

+ Tình cảm gia đình (4 bài)

+ Tình yêu quê hương đất nước (4 bài) + Những bài ca than thân (3 bài)

+ Những bài câu hát châm biếm (4 bài)

Trong SGK chỉ thiếu 2 chủ đề lớn là “bài ca nghề nghiệp” và “ca dao giao

Trang 24

đưa vào vì không phù hợp với lứa tuổi HS THCS Mảng ca dao này sẽ được giảng

dạy ở lớp 10 THPT

SGK cũ có 45 bài học và 33 bài ca đao đọc thêm về 5 chủ đề : thêm chủ đề ca đao về tình bạn - tình người - tình cẩm gắn bó với công việc làm ăn và những vật

thân thuộc và mảng ca dao sau Cách mạng Tất nhiên với số lượng bài ca dao

bằng gần một nửa so với SGK cũ, SGK hiện hành đã được giảm tải về nội dung và

thời lượng trên lớp nên cũng vì thế mà kiến thức về phần ca đao cũng ít hơn, đơn

giản hơn Máng kiến thức về chủ đề ca dao cũng hạn chế hơn, không giới thiệu

được một cách đầy đủ điện mạo của kho tàng ca đao người Việt

Nhưng với những chủ đề hiện có trong SGK, HS được cung cấp những kiến thức cơ bản về ca dao, về những đặc trưng nổi bật của nội dung và hình thức thể loại 17 bài ca đao được chọn cũng khá quen thuộc, gần gũi trong tâm trí người dân Việt Nam

Về chủ đề tình cảm gia đình, SGK có chọn 4 bài, trong đó có 1 bài về công

lao cha mẹ với con cái và lòng biết ơn con cái với cha mẹ (Công cha như núi Thái

Son ); 1 bài về nỗi nhớ thương của con gái với người mẹ; 1 bài về nỗi nhớ thương ông bà; 1 bài về tình anh em ruột thịt Trong chủ để này, các bài ca đao đã đề cập đến những quan hệ có tính chất phổ biến trong gia đình Việt Nam Đó là những lời ca dao tâm tình, chứa đựng những lời nhắn nhủ về công ơn sinh thành, về tình cảm thiêng liêng, cao đẹp của con người Mỗi bài ca đao như là lời đối đáp, trò chuyện giữa các thế hệ trong gia đình nhằm giáo dục truyền thống và nhằm duy

trì những mối quan hệ tốt đẹp Những bài ca dao đó có hình thức nghệ thuật giản đị, tuy cũng có sử dụng biên pháp tu từ nhưng những hình ảnh, những cảm xúc lại hết sức đời thường, bình dị:

Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu

Trang 25

da đạng hơn về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật Trong nhóm ca dao gia đình ở SGK cũ (12 bài), đề cập đến nhiều mối quan hệ hơn (ông bà, cha mẹ, anh em, chồng vợ ) Trong nhiều bài, những đòng đầu nói về công ơn cha mẹ đối với con cái và sau đó là tình cảm của con cái với cha mẹ (nói về thầy trò cũng như vậy) Bố cục ấy mang tính chất hô ứng và cũng là một đạo lí trong thực tế đời sống: lòng kính yêu biết ơn ông bà cha mẹ của con cháu là điểu tất nhiên và nó

cũng bất nguồn từ sự yêu thương chăm sóc của ông bà cha mẹ dành cho con cái

SGK cũ cũng có những bài nói mà dòng đầu nói về tính chất quan hệ anh em, ruột thịt, đồng sau đó để cập đến những hành động biểu hiện cụ thể của đạo lí, của quan hệ:

Anh em như thể chân tay

Rach lành đàm boc dé hay dé dan

Những bài ca đao như vậy giúp HS có sự hình dung một cách đầy đủ và cụ

thể về mối quan hệ gia đình, cũng như tình cắm, trách nhiệm của mỗi thành viên

trong gia đình với nhau Những bài ca dao trong SGK hiện hành ít có được những ưu điểm như vậy Nhu cầu giảm tải là một trong những nguyên nhân khiến dung lượng kiến thức bị thu hẹp Có lẽ SGK đã chọn lựa những bài, những chủ dé gan

gũi, những mối quan hệ mà tâm hiểu biết của HS THCS có thể cảm nhận được

(những bài về quan hệ, tình cảm vợ chồng yêu cầu tầm nhận thức cao hơn)

Những bài ca dao trong SGK thường sử dụng biện pháp so sánh: những tình cảm, những mối quan hệ trừu tượng (công cha, nghĩa mẹ, nhớ, yêu nhau ) được so sánh với những sự vật lớn lao, cụ thể (núi ngất trời, biển Đông, nuộc lạt, tay chân ) Biện pháp nghệ thuật đó đã đạt hiệu quả to lớn trong việc cung cấp kiến thức và biểu hiện tình cảm của nhân vật trữ tình trong những bài ca đao đó

Về chủ đề tình yêu quê hương, đất nước: Trong SGK hiện hành, những bài ca dao được chọn thay đổi lớn so với SGK trước đó: số lượng bài giảm, đưa vào

Trang 26

lịch sử, văn hoá của từng địa danh”? Hai bài ca dao đầu phản ánh cảnh vật Bắc

Bộ, hai bài sau nói về cảnh vật Trung Bộ Ca đao Nam Bộ chỉ xuất hiện một lần trong phần đọc thêm Như vậy, dù muốn giới thiệu sự giàu có, tươi đẹp của quê hương đất nước thì sự lựa chọn các bài ca đao về tình cảm quê hương đất nước

như vậy cũng chưa thật toàn điện HS miền Bắc vốn xa lạ với cảnh vật của miền

Nam nên nhu cầu tìm hiểu, khám phá một vùng đất mới cũng rất lớn, mặt khác chính bản thân HS miền Nam cũng cần có những bài ca dao về địa phương mình

trong SGK để thể hiện “tình cảm, lòng tự hào đối với con người và quê hương đất nước” '°, Trong SGK cũ có 7 bài ca dao thì có 2 bài về vùng đất Nam Bộ Theo

chúng tôi, SGK Ngữ văn 7 nên có sự lựa chọn mang tính chất toàn điện hơn Đối với mảng ca dao này, tác giả SGK đã chọn những bài có dung lượng lớn Bài thứ nhất có 12 đòng (6 cặp lục bát), bài 2 và 4 có 4 dòng Có lẽ người viết muốn giới thiệu thật nhiều sự giàu đẹp của những miền quê Việt Nam, qua đó

giáo dục tỉnh thần yêu nước, truyền thống và sự gắn bó của con người với mỗi mảnh đất mà mình sinh ra và lớn lên Đồng thời, những bài ca dao này cũng thể

hiện được đặc trưng của ca dao là cấu trúc đối đáp của những câu hát trữ tình giao duyên Bởi vì, những bài ca đao về quê hương đất nước cũng là một bộ phận trong mảng ca dao lớn hơn ca dao giao duyên Đó là những lời mở đầu, lời giới thiệu

trong mỗi cuộc hát, trong mỗi cuộc gặp gỡ, cho nên trong mỗi bài ca đao về chủ

đề quê hương đất nước thấp thoáng bóng của những chàng trai, cô gái Bức tranh cảnh vật của quê hương đất nước làm nền cho những cuộc trò chuyện, đối đáp của

họ, qua đó, mỗi người bộc lộ niềm tự hào, tình yêu với quê hương đất nước

Ngoài ra, những bài ca dao này gắn với địa danh và lịch sử Cho nên, trong

mỗi hình ảnh, mỗi địa danh chứa đựng bề dày của lịch sử, của truyền thống địa

phương SGK Ngữ vấn 7, tập 1 cũng đã chú thích khá đầy đủ những địa danh, những sự kiện lịch sử trong các bài'' Việc ghi nhớ những sự kiện đó sẽ giúp HS

hiểu các bài ca dao và có tác dụng giáo dục những truyền thống quý báu, những

Trang 27

Về chủ đề than thân: Đây là một trong những chủ đề lớn nhất của ca dao

người Việt, gắn liền với bản chất trữ tình của ca dao, bởi là lời tâm tình, bộc lộ, giãi bày tình cảm của người dân xưa Những bài ca dao này “ngoài ý nghĩa than

thân, đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội”!?,

SGK cũ gọi đó là ca dao về thân phận người lao động nghèo khổ trong xã hội cũ Trong 8 bài của SGK cũ, sách Ngữ văn 7, tập 1 chỉ giữ lại một bài (bài “số 4 Thương thay thân phận con tằm” ), đưa vào hai bài mới:

+ Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghênh bấy nay

Ai làm cho bể kia đây

Cho ao kia cạn cho gầy cò con

+ Thân em như trái bân trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?

Phần đọc thêm cũng chỉ có 4 bài ca dao (đã từng có trong SGK cũ) Với một

chủ đề lớn và quan trọng như vậy thì sự có mặt của 3 bài ca dao là quá ít Điều

này không chỉ gây khó khăn cho việc giới thiệu những nội dung tình cảm đa dạng, sinh động của con người mà còn gây khó khăn cho các thao tác phân tích, tìm hiểu (bởi vì tìm hiểu ca dao cần sử dụng phương pháp hệ thống, giảng theo cấu trúc của những nhóm ca dao cùng loại) Trong tình hình giáo viên thiếu tư liệu tham khảo như hiện nay thì việc cung cấp những văn bản ca dao đầy đủ,

phong phú hơn là điều cần thiết

Trang 28

câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội” ',

Bài số 1 chế giễu những hạng người nghiện ngập, lười biếng trong gia đình và xã hội Hình thức châm biếm cũng đặc sắc ở chỗ: lời giới thiệu có tính chất giao duyên lại mang phong cách trào phúng, khiến người đọc bất ngờ, thủ pháp đối lập cũng phát huy hiệu quả khi đặt nhân vật trào phùng - chú tôi nghiện ngập đó - bên cạnh “cô yếm đào”

Bài số 2 nhại lời của thày bói “phán” với người đi xem bói Tác giả dân gian

không cần bình luận gì nhưng tiếng cười bộc lộ ra từ những mâu thuẫn trong cách nói của thày bói với hiện thực khách quan: tất cả lời thày bói đều có tính chất nước đôi là nói dựa Hình thức trào lộng này hết sức thú vị và bất ngờ, theo thủ pháp “gậy ông đập lưng ông”

Bài 3 phê phán những hủ tục ma chay trong xã hội cũ, tuy rằng tàn tích này

vẫn còn nhưng không phải HS nào cũng có những hiểu biết về những vấn đề đó để

hiểu nội dung ẩn dụ của bài ca đao Bài ca dao sử dụng biện pháp ẩn dụ, mỗi loài

vật biểu trưng cho một loại người trong xã hội, dùng thế giới con vật để nói thế

giới con người Yêu cầu tìm sự liên tưởng này cũng là vấn đề hấp dẫn nhưng khó

khăn với HS Bài số 4 là một định nghĩa về “cậu cai”, một nhân vật của chế độ cũ thường xuyên sách nhiễu dân chúng

b Thể loại tục ngữ

Tục ngữ có hình thức ngắn gọn nhưng chứa đựng nội dung to lớn, lời ít, ý nhiều Các vế của câu đối xứng nhau về cả hình thức và nội dung và sử dụng vần lưng là chủ yếu Tục ngữ sử dụng cách nói bóng bảy, giàu hình ảnh

Tục ngữ được giới thiệu ở SGK Ngữ văn 7 tập 2, với 2 chủ đề:

- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (8 câu + 7 câu đọc thêm) - Tục ngữ về con người và xã hội (9 câu + 11 câu đọc thêm)

Chủ đề thứ nhất có thể chia làm hai nhóm: những câu tục ngữ về thiên

Trang 29

mảng nội dung này, tục ngữ đúc kết kinh nghiệm quan sát về thiên nhiên mang

tính chất thời điểm và địa điểm cụ thể Do đó, sự vận dụng kinh nghiệm của tục ngữ vào đời sống cũng phải chú ý đến sự phù hợp đó Chẳng hạn, câu “Đêm tháng

năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối” là kinh nghiệm về thời

tiết của miền Bắc cho nên việc áp dụng kinh nghiệm này ở các miền khác có lẽ

không phù hợp Còn câu 2, 3, 4 tổng kết những hiện tượng mang tính chất quy

luật

Nhóm thứ hai gồm những câu về lao động sản xuất, thể hiện kinh nghiệm của ông cha đúc rút trong quá trình lao động sản xuất Những kinh nghiệm này

thể hiện cách đánh giá chủ quan của con người Qua đó, chúng ta thấy được cách

tư duy, quan niệm của người nông dân Việt Nam: coi trọng những thành quả lao động, đề cao sức lao động, sự cần cù của con người

Chủ để thứ hai: tục ngữ về con người và xã hội là những lời nhận xét,

khuyên nhủ con người cách ứng xử, cách sống trong sinh hoạt hằng ngày (Đói cho sạch, rách cho thơm, Học ăn học nói học gói học mở, Ăn quả nhớ kể trông cây ) Những câu tục ngữ thuộc mảng này luôn chú ý tôn vinh giá trị con người Một mặt người hơn mười mặt của; đề cao vai trò, giá trị của người thày: Không thày đố mày làm nên Tuy nhiên, đây là những kinh nghiệm, quan niệm có tính phiến diện, đo đó sự nhận thức và vận dụng cũng cần hết sức linh hoạt Có những câu tưởng chừng mâu thuẫn, đối lập với nhau nhưng thực tế chúng bổ sung cho nhau để tạo nên cách nhìn toàn điện và cách ứng xử hợp tình, hợp lí hơn Đằng sau những lời khuyên nhủ, răn dạy đó chứa đựng tình cảm, sự quan tâm của người

đi trước đành cho thế hệ sau Điều này thể hiện bản chất thẩm mĩ của thể loại tục

ngữ: vừa mang tính lí trí, vừa thể hiện tình cảm của con người Đó cũng là nét đẹp trong truyền thống văn hoá của người Việt Nam, thể hiện trong cách ứng xử thấu

tình, đạt lí

c Thể loại chèo

Trang 30

Kính Đây là sự thay đổi lớn của SGK trong nỗ lực muốn giới thiệu và bảo tồn

vốn nghệ thuật truyền thống Thực tế cho thấy, trẻ em của ngay trong những vùng

có hát chèo truyền thống như Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định cũng đang đần

xa lạ với loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian này Các em chưa yêu thích bởi

vì không hiểu cho nên việc giới thiệu và bước đầu giảng giải có thể tạo nên hứng thú của HS với thể loại này

Phần bài học cung cấp cho HS kiến thức về một số “đặc điểm của sân khấu

chèo truyền thống”, SGK tóm tắt nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính Đoạn

trích Nỗi oan hại chồng là một trong những trích đoạn đặc sắc nhất của vở chèo Qua đó, SGK cung cấp HS những hiểu biết về nội dung, ý nghĩa và một số đặc

điểm nghệ thuật (mâu thuẫn kịch, ngôn ngữ, hành động nhân vật) của đoạn trích

và tác phẩm

Phần chú thích, giới thiệu về thể loại có dung lượng lớn nhất so với các thể loại khác đó SGK cung cấp những kiến thức hết sức cơ bản về thể loại này: giới thiệu hệ thống nhân vật chèo với những đặc trưng riêng biệt và mang tính biểu trưng, ước lệ và cách điệu; nêu khái quát nội đung và ý nghĩa xã hội của thể loại

Yêu cầu đọc hiểu trong SGK cũng rất chỉ tiết, cụ thể với 8 câu hỏi

3 Về văn bản tác phẩm văn học dân gian

Văn bản tác phẩm là đơn vị cơ bản để biên soạn chương trình như đã trình

bày ở trên Mặt khác, văn bản được lựa chọn trong chương trình lớp 6 và lớp 7 có

rất nhiều tác phẩm VHDG, chúng có những đặc thù riêng'° Do đó, việc lựa chọn

văn bản phải được các nhà làm sách hết sức chú trọng Xem xét các văn bản tác phẩm VHDG trong SGK chúng ta thấy, đây là những văn bản mang tính chất phổ biến, mọi người đều hết sức quen thuộc với các văn bản này Bởi vì, hầu hết các văn bản đã có mặt trong các SGK trước đây, hơn nữa, các văn bản được biên soạn

Trang 31

NHAN XET VE VAN BAN SGK

STT TIEUCHI (SO LUGNG| PHAN TILE TONG

TRAM |PHAN TRAM| PHAN TRAM 1 Phổ biến 113 62.8 62.8 62.8

2 Chính xác 12 6.7 6.7 69.4 3 Hay, hàm súc 45 25.0 25.0 94.4 4 |Bình thường 7 3.9 3.9 98.3 5 Không quan trong 3 1.7 1.7 100.0

6 Tổng số 180 100.0 100.0

Tuy nhiên, SGK hiện hành không có những chú thích về nguồn gốc, xuất xứ của văn bản một cách rõ ràng và đầy đủ Cuối mỗi văn bản chúng ta chỉ thấy ghi

như sau:

- Con Rồng cháu Tiên: theo Nguyễn Đồng Chi

- Bánh chưng bánh giầy: theo Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 1 - Thánh Gióng: theo Lê Trí Viễn

- Son Tinh - Thuy Tinh: theo Huynh Ly

- Sự tích Hồ Gươm: theo Nguyễn Đồng Chi

- Sọ Dừa: theo Nguyễn Đổng Chi và Trương Chính - Thạch Sanh: theo Nguyễn Đồng Chi và Vũ Ngọc Phan - Em bé thông minh: theo Nguyễn Đồng Chi

- Cây bút thần: theo bản dịch của Thái Hoàng và Bùi Văn Nguyên

- Ông lão đánh cá và con cá vàng: A.Puskin kể, theo bản dịch của Vũ Đình Liên và Lê Trí Viễn)

- Thày bói xem vơi: theo Trương Chính

- Đeo nhạc cho mèo: theo Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc

Trang 32

Cách ghi chú như vậy là rất tuỳ tiện và không rõ ràng, khiến người học và

người dạy không biết đâu mà tra cứu, so sánh

Thứ nhất, tác giả SGK không đựa hoàn toàn vào một tác giả hay một tư liệu nào, bởi vì người biên soạn mong muốn lựa chọn được những văn bản tốt nhất Nhưng mỗi văn bản lại lấy từ một nguồn khác nhau tạo nên sự lộn xộn, dường như bắt gặp tư liệu nào thì lấy văn bản của tư liệu ấy Các văn bản truyền thuyết đều được những người biên soạn lấy từ SGK cũ, cho nên xuất xứ của tác phẩm chính là từ các cuốn SGK đó Có những chỗ, chúng ta không thể nào biết tác phẩm dược lấy từ đâu: Cảy bát thần (Theo bản dịch của Thái Hoàng và Bùi Văn Nguyên), Ông lão đánh cá và con cá vàng (A.Puskin kể, theo bản địch của Vũ

Đình Liên và Lê Trí Viễn) Chúng ta sẽ hiểu là truyện Cây bú thần do Thái

Hoàng và Bùi Văn Nguyên dịch, truyện sau là do Vũ Đình Liên và Lê Trí Viễn dịch trên thực tế những tác giả ghi sau là chủ biên của các bộ SGK cũ

Thứ hai, SGK hiện hành lấy lại nhiều văn bản của SGK cũ tạo nên tính kế

thừa và tránh cảm giác lạ lẫm cho người học và người dạy về các văn bản Điều

này thể hiện qua cách ghi của người biên soạn: Theo Huỳnh Lý, Theo Lê Trí Viễn (do các tác giả đó làm chủ biên) Nhưng thông thường người ta lại hiểu là văn bản đó do Huỳnh Lý hay Lê Trí Viễn sưu tầm hay viết lại Trên thực tế thì những tác giả đó chưa bao giờ có một sưu tầm, tuyển chọn truyện dân gian

Thứ ba, có những văn bản bị chỉnh lí, thêm bớt so với văn bản đã được ghi chép từ trước Chẳng hạn, truyện Con Rồng cháu Tiên, tác giả ghi là “theo Nguyễn Đổng Chỉ”, nhưng đây là truyện được rút ra từ Truyện họ Hồng Bàng trong Lĩnh Nam chích quái Người biên soạn bỏ phần đầu về họ Hồng Bàng, lấy đoạn sau về Lạc Long Quân - Âu Cơ và đặt tên là “Con Rồng cháu Tiên"

Như vậy, tác giả SGK đã có ý thức trong việc ghi chú nguồn gốc văn bản

Trang 33

Mac dù với lứa tuổi THCS, học sinh sẽ không thắc mắc vẻ vấn đề nguồn gốc văn bản nhưng bởi vì SGK cũng là một công trình khoa học nên thiết nghĩ, người

biên soạn cũng cần tuân thủ những nguyên tắc làm khoa học Nếu cứ để cách ghi

như thế thì sau mỗi lần thay SGK, văn bản tác phẩm VHDG sẽ có những tác giả kể, biên soạn mới!

Tương tự như vậy, phần ca dao, tục ngữ, người biên soạn SGK cũng không ghi chép xuất xứ của những bài đó, mặc dù những công trình sưu tầm ca dao, tục ngữ đã công bố rất nhiều và nhiều công trình có độ tin cậy cao Văn bản VHDG có tính dị bản, việc lựa chọn văn bản hết sức quan trọng trong việc định hướng

tìm hiểu tác phẩm Đồng thời, các dị bản cũng bổ sung cách hiểu cho tác phẩm

Nhưng SGK đã không chú thích rõ nguồn gốc văn bản, cũng không dua ra cac di

bản (nếu có) của tác phẩm Có những trường hợp cần xem xét lại như sau: + Về bài ca đao:

Đường vô xứ Huế quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoa đồ

Ai vô xứ Huế thì vô "

Chúng tôi tìm trong Kho tàng ca dao người Việt '” không thấy bài ca dao nào

như vậy Chỉ có một văn bản gồm 2 dòng đầu (rút từ Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 1) Các văn bản còn lại đều ghi là xứ Nghệ (Đại Nam quốc tuy, Li hang ca dao, Nam giao cổ kim, Nam phong giải trào) Thì ca bình dân và Tục ngữ phong dao có văn bản khác: thêm hai dòng, trước khi có bài ca dao này:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Đường ra Hà Nội như tranh về rồng

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoa dé

Ai vô xứ Nghệ thì vô

Trang 34

,

+ Về bài ca đao trong phần “Những câu hát châm biếm”:

Con cò chết rũ trên cây

Cò con mở lịch xem ngày làm ma

Cà cuống uống rượu la đà

Chim ri riu rít bò ra chia phần Chào mào thì đánh trống quân

Chim chich céi tran vac mé di rao

Chúng tôi cũng không tìm thấy văn bảo nào như thế trong “Kho tàng ca đao người Việt”, Đây là bài ca đao có nhiều đị bản (những chỗ có chữ khác trong

dị bản chúng tôi đánh dấu bằng cách in đậm) Hầu hết các sách sưu tầm ca dao

chỉ có 4 dong đầu, văn bản ở Thơ ca đân gian Việt Nam chọn loc (TCDG), Tuc ngữ và dân ca Viét Nam (VNP1) (in lần 1), và in lần 7 và Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (HT) (tập 1) có đủ 6 dòng nhưng các chữ rất khác so với văn bản SGK Trong các sách Hương hoa đất nước (HHĐN), Thi ca bình dân (TCBD), Tục ngữ phong dao (TNPD) chỉ chép 4 dòng đầu (có chữ khác với SGK) Các chữ khác

nhau ở các bản ghi lời bài ca đao này như sau:

DÒNG |HHĐN | TCBD TNPD CDNĐ NGCK HT TCDG VNpI Đồng] | Concò | Con cò Con cò Cái cò Còn cò Con cd Con cò Con cd Déng2 | Cdcon | Cdocon Cò con Cò con Con cua | Cò con Bố cu Con cò Đòng2 | giỏ sách | giởsách | giởsách | mớsách | mở lịch mởlịch | mởlịch mở lịch

Đòng 4 | Chimri | Chmri | Chimri Chim ri | Chimri Cóc nhái | Cóc nhái

ríu rít trong tổ | chạy ra

Dong 4 | Lấy Lấy Lấy chia chia Chia Chia Chia

Đòng6

10 0 0 0 0

Cỏi trân | Mặc quần | Mặc quần

Trang 35

Về phân các chú thích, nhìn chung SGK đã chú thích cho tác phẩm về địa

danh, từ ngữ cổ đa số là sáng rõ, dễ hiểu Dưới đây là sự đánh giá của GV về

các chú thích: Nhận xét về các chú thích của SGK STT CÁC TIÊU CHÍ SỐ LƯỢNG PHẦN TỈ LỆ TỔNG

TRAM PHAN TRAM [PHAN TRAM 1 Đầy đủ, cần thiết 9 51.7 51.7 51.7

2 IDễ hiểu, sáng rõ 75 41.7 41.7 93.3

3 |Kho hiéu 1 6 6 93.9

4 |Chưa sáng rõ (ạt: , 11 ¿201 6.1 6.1 100.0

5_ |Tổng số 180 100.0 100.0

4 Về các khái niệm

SGK hiện hành không có bài khái quát, cũng như không có bài giới thiệu về các thể loại Nhưng khi bắt đầu vào một thể loại mới, SGK có phần “Tiểu dẫn”, trình bày những kiến thức chung về thể loại Đây là phần cung cấp những kiến thức mang tính lí luận về thể loại, tuy hết sức sơ lược nhưng là những tri thức rất cần thiết Thông qua mục này, HS được cung cấp nhiều kiến thức và khái niệm VHDG như: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, ca dao, đân ca, tục ngữ, yếu tố kì ảo hoang đường, kiểu nhân vật, người mang lốt vật Trong đó, tác giả SGK không nhằm định nghĩa mà thường trình bày quan niệm

của mình về thể loại, có nhiều khái niệm được trình bày một cách ngắn gọn, hàm

súc và nêu được bản chất của đối tượng Ví dụ như:

Truyện ngụ ngôn: loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn

chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo

chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc

sống 'Š

Trang 36

- — Nhân vật bất hạnh (như: người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí )

- _ Nhân vật đũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ - _ Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch

- _ Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người)

Truyện thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân

đân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng với sự bất công '?

Tục ngữ: những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói

hằng ngày đây là một thể loại VHDG”

Trong đó, khái niệm về mỗi thể loại đã tương đối bao quát được đối tượng, chỉ ra những nét tiêu biểu của thể loại cả về nội dung và hình thức nghệ thuật Như vậy, HS có thể có những tri thức mang tính khái quát và đúng đắn về một số

thể loại, kiến thức này càng được củng cố khi nội dung của bài học hướng vào

khai thác những đặc điểm đó

Thể loại chèo: Phần chú thích giới thuyết về thể loại chèo khá đầy đủ và rõ

ràng: từ quan niệm chung về thể loại đến đẻ tài, cốt truyện, chủ đề và kiểu nhân vật Tuy nhiên, khái niệm “nữ chính” (trong tương quan với “nữ lệch”) nên sửa là “nữ chín” (thể hiện tính cách đức hạnh nết na)

Bên cạnh đó, ở một số thể loại khác, quan niệm về thể loại cần bàn bạc lại a Truyền thuyết: loại truyện đân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan

đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo Truyền thuyết thể

hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân với các sự kiện và nhân vật lịch sử

được kể ?!

Trang 37

lịch sử” Điều này đúng nhưng không đủ vì truyền thuyết nói như Vũ Quỳnh là

“sử ở trong truyện”, yếu tố lịch sử là một phần của cơ sở lịch sử - xã hội cho sự ra

đời của truyền thuyết Trong truyền thuyết, lịch sử là nền, là bối cảnh trực tiếp diễn ra các sự kiện, hành động của nhân vật Nhưng bên cạnh đó, yếu tố văn học, bản chất thẩm mĩ của thể loại cũng hết sức quan trọng Chính sự sáng tạo của

nhân dân lao động (về cả những nhân vật và sự kiện) làm nên đặc trưng văn học của thể loại Thực tế cho thấy, truyền thuyết có nhiều nhân vật là sự sáng tạo của nhân dân (Thánh Gióng, thần Kim Quy ), còn các sự kiện thì hầu hết là sản

phẩm của trí tưởng tượng bay bổng của người lao động

Mặt khác, khái niệm này chỉ trình bày truyền thuyết như là những văn bản văn học đơn thuần mà chưa có những gợi ý về nghệ thuật diễn xướng truyền thuyết, mối quan hệ của truyền thuyết với tín ngưỡng, lễ hội Đứng về phía lí luận thì có thể học sinh chưa hiểu biết, tiếp nhận được nhưng thực tế của đời sống sinh

hoạt văn hoá dân gian diễn ra xung quanh các em khiến cho người học không thể

không có những liên tưởng và thắc mắc: chẳng hạn HS ở vùng Phù Đồng, Sóc Sơn

vốn sống trong vùng lễ hội và các hình thức thờ cúng về Gióng; vùng đền Hùng với hệ thống truyền thuyết thời Hùng Vương

+ Trong phần chú thích của SGK có đoạn “trong sáu truyền thuyết ở sách

này, bốn truyện đầu là những truyền thuyết về thời đại Hùng Vương truyện thứ

năm - Sự tích Hồ Gươm - là truyền thuyết về thời Hậu Lê ”? Không thấy nói gì

đến truyền thuyết thứ 6 bởi thực chất SGK chỉ có 5 truyện (trong đó có 1 doc

thêm)

+ Nhận định cuối cùng của phần truyền thuyết cũng hết sức đáng chú ý : “Truyền thuyết Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại Nhiều truyền thuyết, đặc biệt là truyền thuyết về thời các vua Hùng, là những thần thoại đã

được lịch sử hóa” ?, Như đã có dịp đề cập, thần thoại không được đưa vào chương

trình (sách Văn học 6 trước dây thì có), HS không có ý niệm về thể loại thần thoại

Trang 38

sử hoá mà sự chuyển hoá đó là một quá trình lâu dài, là sự tích hợp của nhiều yếu

tố với nhiều lớp lang văn hoá, trong đó có sự tham gia của yếu tố lịch sử Bởi vì, việc đưa vào những sự kiện lịch sử đơn thuần không thể biến thần thoại thành

truyền thuyết mà quan trọng là sự thay đổi về quan niệm nghệ thuật, trong đó truyền thuyết kế thừa thần thoại bằng hình thức phủ định thần thoại

b Truyện cười: loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phần những thói hư tật xấu trong

xã hội.*

Khái niệm này được trình bày một cách khái quát, trong đó chỉ có nhận định chung là “truyện kể về những cái đáng cười” mà không giải thích “cái đáng cười là gì? Mà đây là vấn đề đặc biệt quan trọng khi tìm hiểu về truyện cười, đó là đối tượng ”của truyện cười Vấn đề này chỉ được trình bày trong SGV và như vậy việc HS có nắm được kiến thức đó hay không phụ thuộc vào GV chứ không thể tìm thấy ở trong SGK SGV có giải thích “hiện tượng đáng cười là những hiện tượng có tính chất ngược đời, lố bịch, thể hiện ở hành vi, cử chỉ, lời nói của người nào

đó”” Cũng nên giải thích thêm đó là những hiên tượng mang loại mâu thuẫn đặc

biệt giữa hình thức bên ngoài có vẻ hợp lẽ tự nhiên những thực chất bên trong là trái tự nhiên; hình thức bên ngoài có vẻ phù hợp với nội dung bên trong nhưng lại dé lộ ra sự không phù hợp đó là những hiện tượng ở đó có một cái gì đó ngược

đời

Những kiến thức bổ trợ khác như “cái cười”, đặc điểm hình thức truyện cười,

Trang 39

c Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình

dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người Hiện nay người ta có phân biệt hai khái niệm đân ca và ca đao Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức những câu hát dân gian trong diễn xướng Ca đao là lời

thơ của dân ca Khái niệm ca dao còn được dùng để chỉ một thể thơ dân gian - thể ca dao.?

Trong định nghĩa trên có mấy vấn đề đáng chú ý và cần bàn bạc:

Thứ nhất, nhận định “ca đao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ

các thể loại trữ tình dân gian” là không chính xác Bởi vì đây không phải là hai thuật ngữ tương đương mà là hai thuật ngữ chỉ hai đối tượng, hai loại hình khác

nhau Nếu như xét về nguồn gốc xuất hiện và từ nguyên học thì ca dao và dân ca

có nghĩa tương đương nhưng càng về sau, các nhà nghiên cứu có sự phân biệt rạch ròi hai đối tượng này

Thứ hai, nhận định “đân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc” cũng không đầy đủ vì dân ca là loại hình nghệ thuật “gồm phần lời (câu hoặc bài), phần giai điệu (giọng hoặc làn điệu), phương thức diễn xướng và cả môi trường, khung cảnh ca hát” Đồng thời, không phải là bất cứ bài đân ca nào tách phần nhạc ra cũng là những bài ca đao và những bài ca dao có thêm phần hát, diễn xướng thì đều trở thành dân ca Bởi vì mỗi loại hình có những đặc thù nhất định trong quá

trình tồn tại và phát triển đù cũng có những trường hợp chuyển hoá như thế, Ví dụ

giữa ca đao người Việt và dân ca quan họ Bắc Ninh có những bài dân ca dùng lời ca dao nhưng với nhiều loại hình dân ca khác thì nhận định không còn chính xác nữa

Thứ ba, nhận định “khái niệm ca đao còn được dùng để chỉ một thể thơ dan gian thể ca dao” cũng cần được giải thích rõ ràng nội hàm của khái niệm, cách

hiểu của tác giả về “thể ca dao” Tất nhiên là việc giải thích với HS THCS là không cần thiết nhưng việc cung cấp mỗi khái niệm mới cần cân nhắc Bởi vì, không phải bất kì cách hiểu nào, quan niệm nào cũng có thể đưa vào trong SGK

mà lại không được giải thích một cách cặn kẽ và đễ hiểu

Trang 40

đơn vị của loại Cho nên, nếu xem ca dao là một thể - thể ca dao có nghĩa là coi nó như một tiểu loại của thơ: nghĩa là thể ca dao là một dạng cấu trúc hình thức

của một loại lớn hơn là thơ Cấu trúc hình thức đó là toàn bộ những cách thức tổ chức sắp xếp ngôn từ (số câu, số tiếng, cách gieo vần, luật đối ) Tit thé ki XVII

về sau thì loại và thể được xem là chuyện của nội dung, hình thức chẳng qua là cái tự sinh của nội dung thể loại Có lẽ khi nhận định ca dao là một thể thơ dân

gian, tác giả SGK muốn dùng với ý nghĩa là một thể thơ dân gian có tính chất độc lập, khác biệt với thơ nói chung cả về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật

Có thể nói, tác giả SGK đã cố gắng phân biệt rạch ròi hai khái niệm, lại

muốn “chỉ ra chỗ gặp gỡ của ca dao và dân ca”?

cho nên đã lúng túng trong cách

trình bày kiến thức Chẳng hạn, nhan đề của bài học, tác giả không dùng hẳn khái

niệm nào mà ghi đồng thời Cø đao, dân ca (như vậy là để cập đến cả hai đối tượng) Trên thực tế, các bài học là ca đao, không gắn với diễn xướng, âm nhạc hay môi trường ca hát, vậy mà tiêu để cho các phần đều là Những câu hái Cách ghi như vậy là không mô phạm, không chuẩn mực với đối tượng SGK trong nhà trường

5 Vấn đề thể loại

Vấn đề xác định thể loại của các tác phẩm VHDG không chỉ là khó khăn của những người biên soạn SGK mà còn là vấn đề khoa học hóc búa đặt ra đối với

những nhà nghiên cứu folklore Những tranh luận nếu có về thể loại của tác phẩm

nào đó trên báo chí hay tại các hội nghị, hội thảo khoa học là chuyện hết sức bình thường Nhưng khi chúng là vấn đề của SGK thì tình hình tính chất lại khác Bởi vì SGK là kiến thức phổ cập, được chuẩn hoá và coi như pháp lệnh trong nhà trường, đặc biệt là bậc THCS mang tính chất kiến thức nền tảng Vậy mà SGK môn văn THCS lại gặp phải những rắc rối này, hơn nữa lại rất nghiêm trọng Đã có nhiều tác giả, nhà nghiên cứu, nhà giáo quan tâm đến vấn đề này (xem thêm Nguyễn Xuân Đức, Phương Thảo, Nguyễn Xuân Lạc tạp chí Văn hoá dân gian,

số 3/2001)

Vấn để thể loại của tác phẩm đặt ra xung quanh mấy truyền thuyết trong

Ngày đăng: 24/03/2018, 02:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w