1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật khai thác cá ngừ bằng nghề lưới vây khơi

136 274 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 10,67 MB

Nội dung

Trang 1

BO THUY SAN

VIEN NGHIEN CUU HAI SAN

BAO CAO TONG KET DE TAI

“NGHIEN CUU UNG DUNG KY THUAT KHAI THAC CA NGU BANG NGHE LUGI VAY KHOI”

CHU NHIEM DE TAI: TS NGUYEN LONG

HAI PHONG, 12/2003

Trang 2

BO THUY SAN

VIEN NGHIEN CUU HAI SAN 170 - LÊ LAI - HẢI PHÒNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TẢI

“NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHAI THÁC CÁ NGỪ BẰNG NGHỀ LƯỚI VÂY KHƠI”

CHỦ NHIỆM ĐỀ TẢI: TS NGUYỄN LONG

HAI PHONG, 12/2003

Ban thao viét xong ngay 30/12/2003

Tài liệu này được chuẩn bị trên cơ sở kết quả thực hiện dé tài theo quyết định

phê duyệt đề tài số 1021/QĐ-BTS ngày 11 tháng 12 năm 2001

Trang 3

LOI NOI DAU

Cá ngừ là đối tượng khai thác quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới Nhiều nước đã phát triển nghề lưới vây khơi, câu vàng, trong đó ngư cụ và trang bị

kỹ thuật được cơ giới hố và hồn thiện ở trình độ cao Để đảm bảo cho việc phát

triển bên vững nghề khai thác cá ngừ, các tổ chức quốc tế về bảo vệ và quản lý nguồn lợi cá ngừ đã được hình thành như: Uỷ ban quốc tế bảo vệ cá ngừ đại dương

(CCAT), Uỷ ban cá ngừ nhiệt đới Châu Mỹ (IATTC), Uỷ ban cá ngừ ấn Độ Dương (IOTC) va Uỷ ban bảo vệ cá ngừ xanh phương nam (CCSBT)

Ở nước ta, các ngư cụ khai thác cá ngừ đang được sử dụng rộng rãi gồm có: Lưới rê, câu vàng và lưới vây Tuy nhiên, nghề câu vàng chủ yếu chỉ khai thác các loại cá ngừ cỡ lớn Nghề lưới rê đang bị những hạn chế của công ước quốc tế nên trong tương lai không thể phát triển được Hơn nữa chất lượng cá ngừ đánh bắt bởi nghề lưới rê rất kém, tỷ lệ cá bị ươn thối nhiều Vì vậy, lưới vây là nghề có nhiều hy vọng nhất để khai thác cá ngừ mang lại sản lượng và hiệu

quả kinh tế cao

Tuy nhiên, nghề lưới vây cá ngừ ở nước ta vẫn chưa phát triển được bởi vì

hầu hết các tàu lưới vây ở nước ta có qui mô nhỏ (tàu có công suất máy nhỏ hơn 45cv chiếm tới 76,4 % tổng số tàu lưới vây) và kích thước vàng lưới vây chưa đủ

để vây bất đàn cá ngừ Phương pháp đánh bát chủ yếu là sử dụng ánh sáng để tập trung cá vì vậy tý lệ cá ngừ bị đánh bắt trong tổng sản lượng khai thác đạt thấp

Nghề lưới vây khai thác cá ngừ đòi hỏi qui mô tàu và lưới phải lớn, kỹ thuật

khai thác hiện đại, các máy phục vụ cho việc dò tìm cá máy khai thác rất đất tiền và đòi hỏi trình độ kỹ thuật sử dụng cao

Để có thể phát triển nghề lưới vây khai thác cá ngừ ở nước ta, đề tài “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật khai thác cá ngừ (Ngừ vàn, Ngừ chù Ngừ sọc

dua ) bằng nghề lưới vây khơi” đã được tiến hành từ tháng 01/2002 đến

12/2003 Mục tiêu của để tài là hoàn thiện kỹ thuật khai thác cá ngừ (loại nhỏ) bằng lưới vây đạt hiệu quả cao Cụ thể là:

- Đưa ra được mẫu lưới vây cá ngừ có hiệu quả cao

- Hoàn chỉnh quy trình công nghệ và kỹ thuật khai thác cá ngừ bằng lưới vây

- Hoàn thiện phương pháp sử dụng máy dò cá ngang (sonar)

Nan 2002 và 2003, các nghiên cứu thử nghiệm được tiến hành trên hai tàu

Trang 4

Việt Nam chưa nắm được kỹ thuật hiện đại để khai thác cá ngừ mà vẫn sử dụng các kinh nghiệm trong khai thác cá nổi nhỏ để đánh bắt cá ngừ nên kết

quả rất hạn chế

Để nhanh chóng du nhập và ứng dụng công nghệ tiên tiến về khai thác cá ngừ vào nước ta, dé tài đã cử các cán bộ nghiên cứu sang thực tập và học kinh nghiệm của các nước trong vùng Năm 2002 đã cử hai nghiên cứu viên trẻ sang học tập hai tháng tại SEAFDEC và đi thực tế trên tàu đánh cá ngừ Mahidol của Thái Lan Năm 2003 đã có ba người sang tham quan và học tập kinh nghiệm khai thác cá ngừ của Philippine trong một tháng

Ngoài ra, trong hai năm nghiên cứu, các cán bộ đề tài đã liên tục bám biển, tiến hành đánh bắt thử nghiệm được 670 mẻ lưới; tiến hành cải tiến ngư cụ; cái

tiến kỹ thuật đánh bắt; nghiên cứu kỹ thuật sử dụng máy SONAR và đạt được

những kết quả đáng kể Đã có những mẻ lưới đạt sản lượng trên 10 tấn cá ngừ,

đặc biệt mẻ cao nhất đạt 25 tấn

Tóm lại, đề tài đã hoàn thành các mục tiêu đã đề ra Giải quyết được những vấn đề kỹ thuật then chốt của nghề lưới vây cá ngừ Tuy nhiên, cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu thêm thiết bị dò tìm đàn cá (đối với những loại máy scanning

sonar), thiết bị tập trung đàn cá (chà nổi di động), ngư trường và sự phân bố cá

Trang 5

DANH SACH CAC CAN BO KHOA HOC

THAM GIA DE TAI

TT Ho va tén Chuyên môn Chức vụ Cơ quan

1 | Nguyễn Long T8 Khai thác | Chủ nhiệm để tài | Viện NCHS

2 | Nguyễn Văn Kháng | KS Khai thác | Trưởng phòng KT | Viện NCHS 3 ! Đoàn Văn Phụ KS Khai thác Nghiên cứu viên | Viện NCHS 4 | Đặng Hữu Kiên KS Khai thác °

5 | Vũ Duyên Hải KS Khai thác "

6 | Bui Van Tung KS Khai thac

7 | Lê Văn Bôn KS Khai thác ị

8 | Nguyễn Phi Tồn | K§ Khai thác |

9 | Trần Ngọc Khánh | KS Khai thác |

10 | Tran Chu CN Sinh hoc ° °

Trang 6

MUC LUC

; Trang

18 1

2 TÌNH HÌNH KHAI THÁC CÁ NGỪ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM I

2.1 Tình hình khai thác cá ngừ trên thế giới

2.2 Tinh hinh khai thac ca ngiy 6 Viet Nam ooo cc cccccccceccsecssecsseceseececeosee 2.2.1 San long khai thac cA ngir 6 ving bién Việt Nam 3

2.2.2 Tàu thuyền và trang thiết bị của nghề lưới vây Việt Nam 3

2.2.3 Lưới vây ở Việt Nam -À Hs HT E212 22t EEereereee 4 . _ “2-4 Phương pháp khai thác cá ngừ bằng lưới vây .- - 4

3 TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Tài liệu nghiên cứu S050 2SEererrerrerrereerrrreeeeee.f 3.2 Thiết bị nghiên cứu - ác nh eerof 3.2.1 Tàu thuyền và trang thiết bị khai thác 2 Snneeee.5 3.2.2 Lưới vây cá ngừ - 2s 22s H001 01111 re 10 3.3 Phương pháp nghiên cứu Gc T2E1 112222 nen 10 3.3.1 Phạm vi nghiên cứu

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu 5s 221222112211 121211E EEncnree 13 3.3.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu -2 Tnnnnnnnnee 14

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2-722 2.25112212111002 566 15

4.1 Đặc điểm sinh học và mùa vụ khai thác cá ngừ ở biển Việt Nam 15 4.1.1 Đặc điểm sinh học của cá ngừ ở biển Việt Nam l5 4.1.2 Mùa vụ khai thác cá ngừ ở vùng biển Việt Nam

4.2 Tàu thuyền nghề lưới vây cv 2n TH

4.2.1 Phân bố tàu thuyền nghề lưới vây 22 22c 2nn22En gen

4.2.2 Kích thước tau M61 Vay ecsesceccsscecsecssescsseessecssecsesecsececceseceeee 18 4.2.3 Cách bố trí boong thao tác tau WIGi VAY ccccccccsecccseessssessseoes 19 4.2.4 Thiét bi khai thac trén tau

4.3 Lưới vây cá ngừ c2 21221 11 rrererrerree

Trang 7

4.4 Kỹ thuật sử dung chà trong nghề lưới vây eo 3?

4.4.1 Cau tao cac Joai cha thi nghiém 0 eesti Je 4.4.2 Tập tinh cA ngit quamlt Cha oo cece ceee tenses enenetereees eaters 38 4.4.3 Kỹ thuật sử dụng chà tập trung cá eeeeeerreeree 38

4.5 Kỹ thuật sử dung may Sonar CH- 24 và CSS-3000 42

4.5.1 Các khái niệm cơ bản về máy sonar CH-24 và CSS-3000 42 4.5.2 Kỹ thuật sử dụng máy sonar CH-24 neerrrre 41

4.5.3 Kỹ thuật sử dụng máy sonar JMC CSS-3000 4Ó 4.5.4 Kỹ thuật đò tìm đàn cá bằng máy soitar 48

4.5.5 Kết quả phân tích tín hiệu đàn cá trên máy sonar 33 4.6 Qui trình kỹ thuật khai thác lưới vây cá ngừ co 25

4.6.1 Sơ đô quy trình kỹ thuật khai thác -52cs<cceerrree 58 4.6.2 Kỹ thuật dò tìm đàn cá ceeerererrdrrrerrere 62 4.6.3 Qui trinh k¥ thuat tha va thu lui vay eee 63 4.7 Kết quả đánh bắt của các mẻ lưới thí nghiệm - 73

4.7.1 Sản lượng khai thác trong năm 2002-2003 73

4.7.2 Phân tích thành phần loài và sản lượng 78 4.7.3 Hiệu quả kinh tế của các tàu thí nghiệm bà

4.8 Mô hình tổ chức khai thác nghề lưới vây cá ngừ 85 4.8.1 Phân tích các mô hình lưới vây cá ngữ .ìceeenree 85

4.8.2 Đề xuất mô hình mi -ô- ơ 86

Trang 8

DANH MUC CAC BANG

Tran,

Bảng 1: Sdn lượng khai cá ngừ ở Việt Nam từ 1997- 2000 (Theo nguồn của FAO) „ Bảng 2: Thông số cơ bản của hai tàu nghiÊn CỨM ìheeethrhrrderrrrrrrrrrrie 6

Bảng 3: Thống kê các thiết bị của hai tàu nghiên CỨN cceeeeeerrrrrrrrrrrre 6

Bảng 4: Mùa vụ khai thác cá ngừ bằng lưới vây Ở biển Việt Nam

(Nguôn: Đề tài KN.04-01) ceHhhrhererrerrrrrrrrrrrrrrrree 17 Bảng 5: Thông số kỹ thuật mẫu lưới vây cá ngừ tàu TG90567BTS

(Mẫu lưới thí nghiệm năm 2002 và 2003) .- scccseneherrrrrrrrrere 21 Bảng 6: Thống kê trang bị toàn bộ lưới vây cá ngừ tàu TG90567BTS -

( mẫu lưới năm 2003) Sư rrtrherrrrrrrreree 25 Bảng 7: Thống kê vật liệu áo lưới vây cá ngữ tàu TG90567BTS

(mẫu lưới năm 2003) .s.cctnenHHHhHhHhhregrrrrriee 26 Bảng 8: Thống kê trang bị toàn bộ lưới vây tàu CM99488BTS 30 Bảng 9: Thống kê trang bị áo lưới vay tàu CM99486BTS ằeneeneen 3 Bảng 10: Thống kê các loại chà đã thả thử nghiệm trong năm 2002 và 2003

(vùng biển Tây Nam bộ) con HhhhethHgthrrrhrrerdrrdrrdeie đó

Bảng LÍ: Thống kê các loại chà đã thả thử nghiệm trong năm 2002 và 2003

(tại vùng biển Đông Nam bộ) cecciehdhhhdrdrrerrrerrrrrrrrrrre 37 Bảng 12: Sự tương quan giữa thang đo, góc nghiêng với độ sâu

Bảng 13: Thang do, tốc độ và thời gian quét của đầu đồ s ceeceeeeeerrree

Bảng 14: Bước quét và góc quét cho phép theo các chế độ quét

Bảng 15: Sản lượng khai thác trong các chuyến biển năm 2002-20)3

(theo kết quả dánh bắt của tàu TG90567BTS) àceieehrrrrrrere 73 Bảng 16: Tỷ lệ sản lượng cá ngữ theo hình thức khai tháC ««eeeeeeneree 75

Bảng 17: Sản lượng khai thắc trong các chuyển biển năm 2002-2003

(theo kết quả đánh bắt của tàu CM99488BTS) ìeeieierirrrrre 76 Bảng 18: Tỷ lệ sản lượng cá ngừ theo hinh thitc khat thac occ eee ere: 77 Bảng 19: Thành phần loài và sản lượng cá ngữ trong năm 2002-2003

(theo kết quả đánh bắt của tàn TG90567BTS) e cesecieeeerrrrrrrre 78

Bảng 20: Thành phần loài và sản lượng cá ngữ trong năm 2002-2003

(theo kết quả đánh bắt của tàu CM99488BTS) ằằeằeieerirree 79

Bảng 21: Thành phần loài trong chuyến điêu tra (từ ngày 24/02 + 08/3/03) 80 Bảng 22: Thành phần loài trong chuyển diêu tra (từ ngày 21102 + 08I3/03) 8! Bảng 23: Sản lượng, doanh thu, chỉ phí và lợi nhuận các chuyến biển

(năm 2002 và 2003 tàu TŒ90567BTS) c- Hee 82 Bảng 24: Sản lượng, doanh thu, chỉ phí và lợi nhuận các chuyển biển

(năm 2002 và 2003 tàu CM99488BTS)s ìằeằihhhhhhrrerrerrrre 83 Bảng 25: Sản lượng, doanh thu, chi phí và lợi nhuận của đội tàu Lâm San]

(theo số liệu báo cáo của cán bộ Công fÿ)s càccchhhhrrrerrrrrerrrrrrre 83 Bảng 26: Sản lượng, doanh thu, chỉ phí và lợi nhuận của đội tàu Lâm Sản lÏ

Trang 9

Bảng 27: Thống kê kết quả dánh bắt của tàn TG90567BTS

(chuyến biển từ ngày 24106102 + 0 72Ẽ70Ẽ7Ẽ77 —= e nen ene rises 02

Bảng 28: Thống kê kết quả đánh bắt của taut 'G90567BTS

(chuyến biển từ ngày 20/9/02 + 7228 Ẽ 03

Bảng 29: Thống kê kết quả đánh bắt của tàu TG90567BTS

(chuyến biển từ ngày 17/10/02 + 31/10/02) .ààằằằằehrtrtmrtnr 94

Bảng 30: Thống kê kết quả dánh bắt của tàu TG90567BTS

(chuyến biển từ ngày 02111102 + 7/0/21 —— 94

Bảng 31: Thống kê kết quả đánh bắt của tàu TG90567BTS

(chuyến biển từ ngày 26/2103 + 2113103) hhehhhhtrrrrrdrtrrrree 95 Bảng 32: Thống kê kết quả đánh bắt của tàu TG90567BTS

(chuyển biển từ ngày 2813/03+23/4/03) «ceeeerrrrtrrdrtrrrrrrree 9%

Bảng 33: Thống kê kết quả đánh bắt của tàu IG90567BTS

(chuyến biển từ ngày 29/4/03+ 1/100 ẼẮẼ— 97

Bảng 34: Thống kê kết quả đánh bắt của tần TG90567BTS

(chuyến biển từ ngày 31/5/03 + 7.7/17 8ẼẼ— 98

Bảng 35: Thống kê kết quả đánh bắt của tàu 1G90567BTS

( chuyến biển từ ngày 20/6/03 7z in 8 99

Bảng 36: Thống kê kết quả đánh bắt của tàu CM99466SBTS

(chuyển biển từ ngày 01/05/02 + 70512815 100

Bang 37: Thong ké két qua danh bat cia tau CM99488BTS

(chuyến biển ttt ngdy 30/05/02 = 9/1/0288 TÔI

Bảng 38: Thống kê kết quả đánh bắt của tàu CM99488BTS

(chuyến biển từ ngày 29/6/02 + 1728 PEẼEẼ 102

Bảng 39: Thống kê kết quả đánh bắt của tàu CM99486BTS

(chuyến biển từ ngày 29/7102 + 18/8102) àcceeherrmrrrrrdtrrrrtttn 103

Bảng 40: Thống kê kết quả đánh bắt của tàu CM9949SBTS

(chuyến biển từ ngày 28/8/02 + PBIQIO2) orescence re tec nee 104 Bảng 41: Thống kê kết quả danh bắt của tàu CM9948SBTS

(chuyến biển từ ngày 2719/02 + 16110/02) àoằecằằeềhhhhhhhhhrrrrrtdtrdtrrtdt 10S

Bảng 42: Thống kê kết quả đánh bắt của tàu CM9948SBTS

(chuyến biển từ ngày 21/2103 + 001517/S2RRRPE ố 106

Bảng 43: Thống kê kết qua đánh bat ctia tan CM99488BTS

(chuyến biển từ ngày 21/3/03 + //1/6REEE 107

Bảng 44: Thống kê kết quả đánh bắt của tàu CM9948SSBTS

(chuyến biển từ ngày 21/4/03 + a5 2PREEEEE 108

Bảng 45: Thống kê kết quả đánh bắt của tàu CM994SSBTS

(chuyến biển từ ngày 21/5/03 =09/6103) ààcceerrrrrrtrtmrrtrdttmrttrn 109

Bảng 4ó: Thống kê kết quả đánh bắt của tàu CM994S8BTS

(chuyến biển từ ngày 19/6103 + 06/710) eceehrrrrrrrdrddtrdrtrtrtttrtrr 110

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 1: Sản lượng khai thác cá ngữ thế giới từ 1970 - 2000 "

(Nguồn của FAQ) ác HH HH HH HH HH Treo 1

Hình 2: Sơ đồ bố trí boong thao tác tàu TG95067BT c c SH sec 8

Hình 3: Sơ đồ bố trí boong thao tdc tétt CM994BBBTS o.oo ccccccccccesceccscescsvssescesccesceves 8

Hình 4: Cấu tạo tời thu lưới và tời thu đây, ca Hee 8

Hình 5: Cấu tạo “TỔN BỐT” 02 ngu 10

Hình 6: Cấu tạo thiết bị khép kín CW NOE oo cocccccccccccccccccccseeccces cs cssesesesceeceasstsutecscsessstavestese 10

Hình 7: Phạm vị vùng biển thực hiện đánh cá thí nghiệm năm 2002 I]

Hình 8: Phạm vị vùng biển thực hiện đánh cá thí nghiệm năm 2003 12

Hình 9: Một số loài cá ngữ thường gặp trong các mẻ lưới thí nghiệm 16

Hình 10: Bản vẽ tổng thể lưới vây cá ngữ tàu TŒ90567BTS (mẫu lưới năm 2003) 23

Hình 11: Bản vẽ khai triển lưới vây cá ngừ tàu TG90567BTS (mẫu lưới năm 2003) 24

Hình 12: Bản về tổng thể lưới vậy tàu CM99498BTS H2 auae 28 Hình 13: Bản vẽ khai triển lưới vậy tàu CMO90489BTS SH ee 29 Hình 14: Cấu tạo chà bè tre HỔI Cố địỊHH sả HH Huệ 32 Hình 15: Cấu tạo chà bè tre Chìm Cố địNH Lá nga ereueeeoẻ 34 Hình ló: Cấu tạo chà dù nổi cố đỊNH L ccc ccccccscccceecesuccesuscssesesvevesuesecsseaesvanevense 3⁄4 Hình I7 : Cấu tạo chà đây sử dụng trong năm 2003 à à Q2 He 3 Hình 18: Cấu tạo chà chì thị nổi dĩ ÔNG Là ng erraeeuuỗ 35 Hinh 19: So dé hoat dong tia mA y SONG cecccccccccccccccccccscevestesesvevescsessvsvsevsvenesusessveneenes 41 Hình 20: Màn hình và qui trình sử dụng máy sonar CH-2Á cu 45 Hình 21: Màn hình và qui trình sử dụng máy sonar C§S-3000 ce 47 Hình 22: Tín hiệu đàn cá ngữ tự do (Mẻ lưới số l5 ngày 03/9/02) 54

Hình 23: Tín hiệu đàn cá ngữ tự do (Mẻ lưới số I3 ngày 3019/02) 54

Hình 24: Tín hiệu dàn cá ngữ tự do (Mẻ lưới số 8 ngày 03/4/03) ì ì %4 Hình 25: Tín hiệu dan cá ngữ tự do (M lưới số 8 ngày 03/4/03) S4 Hinh 26: Tin hiéu cd ngw khi thu hoi (Me Oi 808 ngdy O314103) ooocccccccccccccee 55

Hình 27: Tín hiệu cá ngữ khi thu lưới (Mẻ lưới số l3 ngày 21/4/03) 55 Hình 28: Tín hiệu dan cá nục (Mề lưới số 7 ngày 0114/03) 57

Hình 29: Tín hiệu đàn cá nục (M lưới số 7 ngày 07/6/03) ào 37 Hình 30: Tín hiệu cá nục trong lưới (Mề lưới số 7 ngày 01/4l03) ì 37

Trang 11

Hình 31: Tín hiệu cá nục trong lưới (Mẻ lưới số 7 ngày 07/6/03) 57

Hình 32: Sơ đồ quy trình khai thác thí nghiỆm -cccecenhrerreee 39

Hình 33: Một số quỹ đạo thả lưới vậy tự ẲO ả à.cccc Share 64 Hình 34: Sơ đồ chuẩn bị lưới và nhân lực khi thả (vây ti ẢO) cằccccccccccecevcee 6$ Hình 35: Sơ đồ bố trí nhân lực khi thu giéng rút (vây tự đO) co 66

Hình 36: Sơ đồ thu giêng rút lưới vây cá ngừ

( không sử dụng thiết bị khép cửa ÏHỚI) ch HH Hy 67

Hình 37: Sơ đồ thu giêng rút lưới vây cá ngữ

( cá sử dụng thiết bị khép cửa lưới) "—— 67

Hinh 38: So dé bé tri nhân lực khi thu lưới (tàu thụ lưới hai mạn) 68

Hình 39: Một số sơ đồ thả lưới vây kết hợp chà và ánh sáng cằ is 70

Hình 40: Sơ đồ chuẩn bị lưới và nhân lực trước khi thể à- s S series 71

Hình 41: Sơ đồ bố trí nhân lực khi thu giÊng rÚt kien 71 Hình 42: Sơ đồ bố trí nhân lực khi thu lưới (tàu thu lưới mạn trái) 72

Hình 43: SL và CPUE các chuyến biển

( kết quả của tàu TŒ90567 - năm 20(2) c2 SE He 74

Hình 44: SL và CPUE các chuyến biển

( kết qua của tàu TỚ90567 - năm 20Ô3): c nh HH HH he 74

Hình 45: So sanh ty lệ Ø6 cá ngữ và cả khác

( kết quả của tàu TŒ90567 - năm 2002) cc HH Ha He 74

Hình 46: So sánh tỷ lệ % cá ngừ và cá khác

( kết qua của tàu TỚ90567 - năm 200]) ác SH nguy 74

Hình 47: SL và CPUE các chuyến biển

( kết quả của tàu CM99488 - năm 2002) 76

Hình 48: SL và CPUE các chuyến biển

Trang 12

Hình 55: So sánh sản lượng giữa các tầu cc.e g4

Hình 56: So sánh lợi nhuận giữa CÁC HẦM ST H121 34

Hình 57: Một số kiểu chà cá ngừ thường dùng trên thế giới co 112

Hình 58: Bản vẽ cấu tạo lưới vây cá ngừ ở Nhật Bản (tàu 3200ev) 113 Hình 59: Bản vẽ cấu tạo lưới vây cá ngừ ở Philippin

Hình 60: Lưới vây cá ngừ Thái Lan (tàu 4Ö€V) 25 25 S12 221121222 1xxrces

Hình 61: Bản về khai triển lưới vây cá ngừ tàu TG90567BTS

(mẫu lưới năm 2002) c-ccecec HH 116 Hình 62: Tín hiệu dàn cá ngữ tự do (mẻ số 24 ngày 1219/02 - 1.630 kg) 117 Hình 63: Tín hiệu đàn cá Nục trước khi thả lưới (mể số II ngày 0313/03 - Sản lượng 2.197 kg) àc nu eu 117 Hình 64: Tín hiệu đàn cá Chỉ vàng và Nục trước khi thả lưới (mẻ số 3 ngày 13/3/03 - Sản lượng: 12.779 kg)s HH se 117 Hình 65: Tín hiệu đàn cá Nục trước khi thả lưới (mẻ số 01 ngày 2813/03- Sản lượng 7 108 kg) 2e 117

Hình 66: Tin hiéu dan cá Nục trước khi thả lưới

(mẻ số 7 ngày 0114/03 - Sản lượng: 6.244 kg) cau rye 178

Hình 67: Tín hiệu đàn cá Chim den va Nục trước khi thả lưới

(mẻ số 6 ngày 1714/03 - Sản lượng: 2.806 kg) nu nuêu 118

Hình 68: Tín liệu đàn cá tập trung ngoài nguồn sdne

(cách tàu thắp sáng 300m - ngày 19/4/03) à re rye 118

Hinh 69: Tín hiệu dàn cá ngữ tự do (mẻ số l3

ngày 2114103 - Sản lượng: 4.266 kg re rea 118

Hình 70: Tín hiệu dàn cá Nục và Tráo trước khi thu lưới

(mể số Óó ngày 0716/03 - Sản lượng: 6.766 kg) _ Hnaya 119

Hình 71: Tín hiệu đàn cá Nục và Chỉ vàng trước khi thả lưới

(mẻ số 7 ngày 07/6/03 - Sản lượng: 7.792 kg) re 119 Hình 72: Tín hiệu đàn cá Nục và Chỉ vàng trước khi thả lưới

(mẻ số 2 ngày 2016/03 - Sản lượng: 4.745 kg) con xea 119 Nình 73: Tín hiệu đàn cá Nục trước khi thả lưới

(mẻ số l3 ngày 29/6/03 - Sản lượng: 3.744 kg) na e 119 Hình 74 : Kid tra din cd qQuanh CHG occeccecccceccccessessesssessvessvsscsesseesressessseesessesarecsesase

Hinh 75: Qúa trình thả và thu lưới vây cá ngừ

Hình 76: Thu lưới và bảo quản sản phẩm HH H2 2n 122

Trang 13

DANH MUC CAC CHU VIET TAT TT | Chữ viết tat Ý nghĩa chữ viết tắt I SL Sản lượng 2 BQ Binh quan 3 SLBQ Sản lượng bình quân 4 TB Trung bình 5 DT Doanh thu 6 cP Chi phi 7 CPUE Cường lực khai thác 8 LN Lợi nhuận

9 CPTB Chi phi trung binh

10 LNTB Loi nhuan trung binh

i AS Ánh sáng

12 Lưới AS Lưới vây ánh sáng 13 Lưới CN Lưới vây cá ngừ

Trang 14

NGHIEN CUU UNG DUNG KY THUAT KHAI THAC CA NGU BANG NGHE LUGI VAY KHOI

1 MO DAU

Lưới vây là một trong những ngư cụ khai thác quan trọng nhất của ngành Thuy sản nước ta Tuy nhiên, các tàu lưới vây trong nước có qui mô nhỏ, kỹ thuật khai thác lạc hậu, nên phần lớn các hoạt động khai thác chỉ diễn ra ở vùng

nước ven bờ và sử dụng hình thức vây kết hợp ánh sáng là chủ yếu Đối tượng

khai thác chính của nghề lưới vây hiện nay là các loài cá nổi nhỏ như: cá Trích,

cá Nục, cá Bạc má, cá Cơm Các loài cá ngừ chiếm tỉ lệ ít trong thành phần

sản lượng khai thác

Hiện nay, ngư cụ khai thác cá ngừ ở nước ta chủ yếu là nghề lưới rê, sản

lượng khai thác cá ngừ bằng nghề lưới vây chưa đáng kể Vì vậy, việc nghiên cứu kỹ thuật khai thác của nghề lưới vây cá ngừ là rất cần thiết Đặc biệt là

nghiên cứu kỹ thuật dò tìm đàn cá bằng máy dò cá ngang sonar; kỹ thuật sử dụng chà; cải tiến kết cấu lưới; hoàn thiện qui trình khai thác cá ngừ bằng lưới vây khơi

nhằm phát triển nghề lưới vây cá ngừ ở Việt Nam là mục tiêu của để tài

2 TINH HINH KHAI THAC CA NGU TREN THE GIGI VÀ VIỆT NAM

2.1 Tình hình khai thác cá ngừ trên thế giới

Hiện nay, nghề lưới vây khai thác cá ngừ trên thế giới đã phát triển đến

trình độ cao Tàu thuyền, ngư cụ, máy khai thác, máy dò tìm cá đều được trang

bị những kỹ thuật tiên tiến nhất Các tàu lưới vây cá ngừ hoạt động ở những vùng

biển xa bờ thuộc Thái Bình Dương, Ân Độ Dương và Đại Tây Dương Vùng biển

Trang 15

Riéng cd Ngir van cé sản lượng khai thác tăng mạnh, từ 400.000 tấn năm 1270 lên 1.400.000 tấn năm 1993 (Atlat cá ngừ FAO, 1997), do sự tăng cường

nghiên cứu về ngư trường, cải tiến kỹ thuật đánh bắt và cơ giới hoá nghề lưới vậy xa bờ và vùng nước viễn dương

Đặc điểm công nghệ khai thác cá ngừ bằng lưới vây trên thế gidt:

- Tàu thuyén: Cac tau lưới vây của nghề cá công nghiệp thường có chiều dài vỏ tàu từ 25 - 60m, boong thao tác thường bố trí ở phía đuôi tàu, lưới được bố trí ở phần đuôi tàu Nhờ vậy tốc độ vây lưới cao và tàu quay trở rất dễ dàng Các

thao tác thả và thu lưới đều được cơ giới hoá nên có thể thao tác với những vàng

lưới kích thước lớn

- Lưới vây: Cá ngừ có tốc độ bơi rất caơ, nên đòi hỏi kích thước lưới vay

khai thác cá ngừ phải đủ lớn Thường các vàng lưới vây khai thác cá ngừ có

chiều dai 1000 - 1500 m va chiều cao 100 - 140 m Đối với những vàng lưới vây khai thác cá Ngừ vây vàng, chiều cao lưới có thể đạt đến 200 - 280m

Một số nước có nghề lưới vây công nghiệp phát triển như: Tây Ban Nha, Nga Pháp, Nhật bản Đội tàu lưới vây chuyên khai thác cá ngừ có thể hoạt động dài ngày (50 đến 60 ngày) trên biển Kích thước lưới lớn trang bị phụ tùng hiện đại Phương pháp khai thác chủ yếu là dò tìm đàn cá di chuyển tự do để

đánh bắt Cấu tạo lưới vây cá ngừ biển khơi của Nhật Bản được thể hiện trên

hình 58 - Phụ lục 4

Bên cạnh các nước có nghề lưới vây công nghiệp phát triển nêu trên còn

có một số nước trong khu vực Đông Nam á có nghề lưới vây cá ngừ phát triển

khá mạnh nhưng ở quy mô nhỏ hơn như: Philipin Indonesia Thái Lan Kích

thước tàu không lớn, chiều đài tàu thường nhỏ hơn 35 m, thời gian chuyến biển từ 20 đến 30 ngày, đối tượng khai thác chủ yếu là các loài cá ngừ cỡ nhỏ như:

Ngừ vàn, Ngừ chấm, Ngừ chù, Ngừ bò Những nước này, phương pháp dùng chà tập trung đàn cá được áp dụng phổ biến Cấu tạo lưới vậy cá ngừ của cúc nước nói trên thể hiện hình 59 và 60 - Phụ lục 4

~ Thiết bị tập trung cá (chà): Nghề lưới vây khai thác cá ngừ ở các nước khu vực Đông Nam a thường sử dụng chà cố định hoặc chà di động để tập trung cá Vị trí thả chà cố định có độ sâu tới 1.800 m Một số kiểu - chà cá ngừ được sử

dụng nhiều trên thế giới như hình 57 - Phụ lục 3

- Thiết bị dò tìm cá: Hiện nay hầu hết các tàu lưới vây công nghiệp đều

được trang bị máy đò cá ngang sonar Để tăng hiệu quả trong việc đò tìm đàn cá tàu lưới vây còn được trang bị các ra đa tìm chim Các ra đa này có thể phát hiện

được các đàn chim biển ở khoảng cách rất xa, tới 50-60 hải lý Vì có mối quan hệ móc xích về mồi ăn giữa chim biển - đàn cá nổi nhỏ - đàn cá ngừ, nên căn cứ

vào chim biển có thể phát hiện được các đàn cá ngừ

- Các máy đo dòng chảy, máy đo tốc độ rơi chìm của giềng chì và cáqnáy

móc thiết bị hiện đại khác cũng được ứng dụng vào nghề lưới vay

Ngoai ra, trong doi hinh tir LO - 20 tầu lưới vây cá ngừ, người ta thường trang bị | - 2 máy bay trực thăng để giúp phát hiện các đàn cá ngừ và chỉ điểm

Trang 16

2.2 Tình hình khai thác cá ngừ ở Việt Nam

Trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi ở Việt Nam chiếm 48,8% (Bùi Đình Chung, Chu Tiến Vĩnh, Nguyễn Hữu Đức, 2001) Trong đó cá nổi nhỏ chiếm 85,3%, các loài này có đặc điểm chung là sếng gần bờ và tập trung thành đàn thuận lợi cho việc khai thác bằng lưới vây

2.2.1 Sản lượng khai thác cá ngừ ở vùng biển Việt Nam

Tài liệu thống kê sản lượng khai thác và các tài liệu nghiên cứu về cá ngừ ở biển Việt Nam còn chưa đầy đủ Theo thống kê của FAO, sản lượng khai thác cá

ngừ ở Việt Nam như sau: :

Bảng 1: Sản lượng khai thác cá ngừ ở Việt Nam từ 1997 - 2000 (Theo nguồn của FAO) Năm 1997 1998 1999 2000 | Sản lượng (tấn) 3.200 7.400 7.000 7.300

Do phương pháp thống kê không được trình bày rõ ràng, nên số liệu trên chỉ có giá trị tham khảo để đánh giá sự biến động sản lượng khai thác cá ngừ Ở biển

Việt Nam

Theo kết quả điều tra trên các tàu lưới vây khai thác cá ngừ tại các cảng cá (Viện Nghiên cứu Hải sản), sản lượng khai thác cá ngữ năm 2000 bằng nghề lưới vậy ước tính khoảng 53.720 tấn Trong đó chủ yếu là các loài cá ngữ nhỏ, sống ở

ven bờ như: cá Ngừ chù, Ngừ ô, Ngừ bò, Ngừ chấm,

2.2.2 Tàu thuyền và trang thiết bị của nghề lưới vây Việt Nam 2.2.2.1 Tàu thuyền nghề lưới vây ở Việt Nam

Tính đến năm 2000, số lượng tàu thuyền nghề lưới vây là 4.584 chiếc, chiếm 6,1% tổng số tàu thuyền cả nước (Cục BVNL Thuỷ sản, 2000) Trong đó

tất cả các tàu được thiết kế và trang bị phục vụ việc đánh bắt các đàn cá nổi nhỏ

sống gần bờ (độ sâu < 80 m) Chưa có tàu nào được thiết kế và trang bị chuyên khai thác cá ngừ

Số lượng tàu lưới vây trang bị máy có công suất lớn hơn 90cv chiếm 31,17% tổng số tàu thuyền lưới vây cả nước, tập trung chủ yếu ở các vùng biển Nam bộ Kích thước vỏ tàu nghề lưới vây nhỏ, chiều dài phổ biến từ 16 đến 22m, thời gian hoạt động đánh bắt trên biển không quá 25 ngày/chuyến

2.2.2.2 Thiết bị khai thác của nghề lưới vây

- Thiết bị khai thác: hầu hết các tàu lưới vây trong nước đều trang bị hệ

thống tang ma sát trích lực từ máy chính để thu giếng rút, hệ thống cần cẩu và

ròng rọc hướng cáp Máy thu lưới (tời thủy lực - hình 4) chưa được sử dụng

nhiều, chỉ được lắp trên một số tàu lưới vây ở các tỉnh phía Nam như: Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Cà Mau

- Thiết bị hàng hải và dd cá: phần lớn các tau lưới vây trong nước thường trang bị la bàn, định vị vệ tỉnh, máy dò cá đứng khá đây đủ Riêng máy dò cá ngang sonar có số lượng rất ít và hiệu quả sử dụng còn thấp, do ngư dân chưa

được huấn luyện sứ dụng loại máy hiện đại này

Trang 17

- Các máy móc khác phục vụ cho việc phát hiện, tổ chức đánh bát các đàn cá như: Radar tìm chim, máy đo dòng chảy, máy đo độ rơi chìm của giềng chì vẫn chưa được sử dụng ở nước ta

- Thiết bị tập trung đàn cá (chà): một số tỉnh có nghề lưới vây phát triển ở khu vực Đông Nam Rộ đã sử dụng chà dây để tập trung đàn cá Tuy nhiên, hiệu

suất tập trung đàn cá ngừ của loại chà này còn thấp Qua nhiều lần thả bổ sung nên vị trí thả chà là điểm rất nguy hiểm khi hoạt động khai thác ở gần

2.2.3 Lưới vây ở Việt Nam

Hiện nay, các vàng lưới vây trong nước có chiều dài giềng phao phố biến từ

350 - 1.250 m, chiều cao từ 45 đến 150 m

Các vàng lưới vây có khả năng đánh bắt đàn cá di chuyển tự do và cá ngừ thường có chiều dài từ 700 - 1.250 m `

Phương pháp khai thác của tàu lưới vây ở nước ta chủ yếu sử dụng chà và ánh sáng để tập trung cá để đánh bắt; ngư trường hoạt động khai thác có độ sâu < 70m Vi vay, chiều dài phổ biến của các lưới vây từ 350 - 700 m; chiều cao từ

45 - 90 m; mức trang bị phao ít, không đảm bảo lực nổi cho lưới hoạt động ở vùng có độ sâu gần bằng và lớn hơn chiều cao lưới -

Các vàng lưới vây cá ngừ khai thác theo hình thức vây đàn cá đang di

chuyển thường có chiều dài lưới phố biến từ I.000 - 1.250m; chiều cao lưới từ

100 - 150m Tuy vậy số lượng các vàng lưới vây này còn ít và phân bố chủ yếu Ở các tỉnh Nam Bộ

Kích thước mất lưới của các vàng lưới vây hiện nay chủ yếu từ 20 - 35mm một số ít vàng lưới vây có kích thước mắt lưới từ 40 - 80 mm Kích thước mắt lưới nhỏ nên chủ yếu đánh bất các đối tượng có kích thước nhỏ (cá Nục, Tráo

Ngân ) hạn chế hoạt động chịu ảnh hưởng của dòng cháy, thu lưới khó khăn 2.2.4 Phương pháp khai thác cá ngừ bằng lưới vậy

Cá ngừ có thể khai thác bằng nghẻ lưới vây dưới hai hình thức: Dò tìm đàn cá di chuyển tự đo để vậy bat (vay tự do hoặc vây chủ động) hay sử dụng chà và

ánh sáng tập trung cá để vây bắt (vây ánh sáng) - Phương pháp vây tự do:

Hiện nay, phương pháp vây tự do chưa được áp dụng phổ biến, chỉ thấy ở

một số tỉnh có nghề lưới vây phát triển như: Bình Định, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Tiền Giang và Cà Mau Có thể tiến hành các cách như sau:

- Tàu hành trình tự do trên biển, dựa vào kinh nghiệm thủy thủ quan sát mật biển và chim trời để dò tìm đàn cá bằng mắt thường rồi tiến hành vây bắt Cách

này được áp dụng theo mùa vự và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết Việc

dò tìm đàn cá bằng mất thường chỉ có thể tiến hành vào thời gian biển êm, ít sóng gió Thời gian thích hợp cho việc đò tìm đàn cá thường vào buổi sáng sớm

và buổi hoàng hôn

- Sử dụng các thiết bị thuỷ âm (SONAR) để dò tìm đàn cá di chuyển tự đo chưa được áp dụng phổ biến, hiệu quả sử dụng còn rất thấp Sau khi phát hiện đàn cá, tàu

được điều động bám sát đàn cá đánh giá đặc điểm đàn cá và tổ chức vây bắt

Trang 18

- Phuong pháp vay ánh sang

Phương pháp khai thac dan ca tap tung quanh chà, quanh nguồn sáng

được áp dụng rộng khắp trong cả nước Đối tượng khai thác chủ yếu là cá nổi nhỏ, sống gần bờ Sản phẩm khai thác của phần lớn các mẻ lưới đều có cá ngừ xuất hiện Cá ngừ bị khai thác dưới hình thức này thường là các loài cá ngừ nhỏ, sống gần bờ như cá Ngừ chù, Ngừ ồ Ngừ chấm Tỷ lệ cá ngừ ở các mẻ lưới sử dụng ánh sáng thường không cao, đa dạng về kích thước và thành phần loài

Nhìn chung, nghề lưới vây nước ta hoạt động đánh bắt ở quy mô nhỏ, ven bờ, đối tượng đánh bắt chủ yếu là các loài cá nổi nhỏ Phương pháp khai thác chủ

yếu là sử dụng chà và ánh sáng Các tau lưới vây khai thác cá ngữ còn ít, trang bị đơn giản, công nghệ lạc hậu, kỹ thuật đò tìm phát hiện đàn cá rất thô sơ

3 TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Tài liệu nghiên cứu

Để phục vụ cho công tác nghiên cứu đạt kết quả, để tài đã tham khảo các

nguồn tài liệu sinh học cá ngừ, kỹ thuật khai thác và cấu tạo các mẫu lưới vây khai thác cá ngừ như sau:

- Các tài liệu về sinh học cá ngừ: Đề tài đã tập hợp kết quả của những công

trình nghiên cứu về sinh học, thành phần loài, ngư trường khai thác cá ngừ của nước

ta và các nước trong khu vực [8] và [9]

Ngoài ra, còn dựa trên những báo cáo của đề tài “Dự báo cá và Nghiên cứu nguồn lợi cá nổi (cá ngừ) ở vùng biển xa bờ” do Viện Nghiên Cứu Hải Sản tiến hành

- Đánh giá các ưu nhược điểm của các mẫu lưới vây hiện đang được dùng ở

Việt Nam và nước ngoài, từ đó để ra phương hướng cải tiến các mẫu lưới vây

hiện có ở Việt Nam, để tài đã sử dụng các tài liệu sau:

Các công trình nghiên cứu về nghề lưới vây ở Việt Nam; các kết luận đánh

giá và phân tích cấu tạo lưới vay ở Việt Nam [2]: [3]; [4]: [5]; [6] va [12]

Các tập hợp bản vẽ ngư cụ của các nước Đông Nam á như: Thái Lan, Philippin, Malaysia [14]; [15] va [16}

- Các tài liệu về kỹ thuật khai thác, kỹ thuật dò tìm cá; quy trình khai thác

bằng lưới vây của các nước khác trên thế giới cũng được xem xét để áp dụng [6];

71; H0]; [11]; [117] và {18] 3.2 Thiết bị nghiên cứu

3.2.1 Tàu thuyền và trang thiết bị khai thắc 3.2.1.1 Tàu thuyền

Để phục vụ nội dung nghiên cứu của để tài, đòi hỏi tàu thuyền và các thiết bị khai thác của nghề lưới vây cá ngừ phải bảo đảm các yêu cầu:

- Tau có công suất và kích thước vỏ đủ lớn (cặc biệt tàu phải có trang bị máy đò cá ngang sonar)

- Chiêu đài lưới vây đủ lớn để vay biết đàn cá trong mọi trường hợp

Trang 19

Dựa vào những lý do trên, đẻ tài quyết định sử dung tau CM99488BTS và TG90567BTS để tiến hành đánh bất thí nghiệm tại ngư trường Đông - Tây Nam

bộ Điều này cũng giải thích vì sao đề tài chưa tiến hành nghiên cứu ở vùng biển miền Bắc và miền Trung Thông số kỹ thuật cơ bản của hai tàu này như sau:

Bảng 2: Thông số cơ bản của hai tàu nghiên cứu TT Tên gọi TG90567BTS CM99488BTS 1 | Chiểu dài vỏ tàu 23,50 m 2230m_ | | 2 Chiều rộng vỏ tàu 6,50 m _ _ 6l5m 3 Chiều cao mạn tàu 2,96m 3,35m |4 | Côngsuấmáychnh | — 860cv 350 ev 5 | Trọng tải tàu 45 tấn 54 tấn 6 Số thuyền viên | 20 ngudi 20 người

Để hổ trợ tàu chính trong quá trình hoạt động khai thác như giữ chà, dò tìm

đàn cá tự do, kiểm tra mật độ đàn cá quanh chà, Đề tài sử dụng thêm tầu phụ

có công suất 96cv

2.2.1.2 Thiết bị nghiên cứu

Các thiết bị phục vụ hàng hải, thiết bị khai thác (máy thu lưới, tời thu day, ) trên hai tàu TG90567BTS và CM99488BTS cũng dược đề tài sử dụng trong các chuyến nghiên cứu Đặt biệt đề tài đã ứng dụng hai máy sonar để phục vụ cho việc đồ tìm và xác định tính chất đàn cá Các thiết bị nghiên cứu như sau:

Bảng 3: Thống kê các thiết bị của hai tàu nghiên cứu r mr Ten thiết bị A exe ae [ TG90567BTS | CM99488BTS - 4 Ky hiéu thiét bi 1 [Thiétbiddtimea — — | - |

| _- Máy dò cá ngang _ |_ FURUNO-CH24 JRC CSS-3000 -

-Máy dò cá đứng _ FUSO ó05 SUZUKI ES-633

- Ống nhòm ccCCP CCCP

2_ | Thiết bị hàng hải — =

- Dinh vi FURUNO GP-30 SUZUKI ES-633

- Máy đàm thoại tầm xa ICOM-707 VABSU FT-80C -

- Máy đàm thoại tầm gần SUPER STAR2400 | SUPER STAR2400 |

3 _ | Thiết bị khai thác ˆ - -

- Máy thu lưới — | _ 2 Tời thủy lực 1 Tời thủy lực

- Máy thu dây Tang masat Tang masat

4 | Hé thong anh sang — — ¬

- Máy phát điện YAMAHA 30CV YAMAHA I§CV._

| - Đmnamơ phá đên —— - 2 cái (I0kw/cái) 2 cái (10kw/ cái) —

- Bóng điện _ Cao dp+Néon | — Caốp+Nêon |

Ngồi những thiết bị trên, trong quá trình thí nghiệm còn có thiết bị tập trung cá, thiết bị hạn chế cá trốn thoát về phía cửa lưới, Những thông số cơ bản

Trang 20

a Thiét bị dò tìm và xác định đàn cá

Đế nghiên cứu ứng dụng máy sonar trong nghề cá ở Việt Nam, đề tài đã sử dung may FURUNO SONAR CH-24 và JRC SONAR CSS-3000 dé két hop

nghiên cứu trên hai tàu lưới vây cá ngừ ở vùng biển Đông - Tây Nam bộ

+ Máy FURUNO SONAR CH-24 Có các thông số kỹ thuật sau: - Kích thước màn hình: 10 inch với 8 mức màu

- Quét theo phương nằm ngang: 360° với mỗi bước quét là 6' - Cự l¡ quét ở chế độ thường (vùng nước sâu): 30 + 1600 m - Cự li quét ở chế độ đặc biệt (vùng nước nông): 50 + 600 m - Công suất phát cao nhất của máy: 1,2 kw; Tần số phát: 150 KHz

+ May IMC SONAR CSS -3000: được để tài #Z trang bị trên tàu CM99488

Máy CSS-3000 có nhiều chức năng hiện đại hơn máy CH-24

- Màn hình màu tỉnh thể lỏng, kích thước 15 inch với 4 kiểu màn hình: màn hình quét ngang; màn hình quét mạn; màn hình lệch tâm và màn hình dò

đứng

- Chức năng quét ngang (quét tròn), bước quét có nhiều cấp: 6”, L2”.18” hoặc 45° Chức năng này không có ở máy CH-24

- Chức năng quét mạn bước quét thay đổi 6” hoặc 12” Chức năng này

cũng không có ở máy CH-24

- Công suất phát của máy: I kw với tan s6 150 KHz - Cự li quét có thé thay đổi từ 40 + 2000 m

b Hệ thống ánh sáng

+ Hệ thống ánh sáng của tàu TƠ 90567BTS

- Máy phát điện gồm: 2 máy YAMAVA ( $Ocv/ máy) để chạy 2 Dinamo (10 kw/cái) và 4 bình ắc qui loại 24 v - 100 A

- Hệ thống bóng điện:

+ Mỗi bên cabin trang bị 6 bóng cao áp (200 + 400 w/bóng) và 3 máng đèn

ống loại 1,2 m - 40 w/bóng (mỗi máng đèn có 6 bóng)

+ Sau lái có 1 bóng cao áp 400 w/bóng và 2 máng đèn ống (mỗi máng có 10

bóng) Cách bố trí hệ thống ánh sáng trên tàu TG90567BTS như hình 2 + Hệ thống ánh sáng của tàu CM994888BITS:

- Máy phát điện gồm: 2 máy YA4HMArA(45 cv/máy) để chay 2 Dinamo (10 kw/cái và 4 bình ắc qui loại 24 v - 100 A

- Hệ thống bóng điện:

« Mỗi bên cabin trang bị 10 bóng cao áp 400 w/bóng và 3 máng đèn ống loại 1.2 m - 40 w/bóng (mỗi máng đèn có 1Ô bóng)

- Sau lái có 4 bóng cao áp (400 w/bóng) và 2 máng đèn ống (10

bóng/máng) Boong thao tác có 4 bóng đèn ống và ! bóng cao áp Cách bố trí hệ thống ánh sáng của tàu CM99488BTS như hình 3

Trang 21

Tang masat Tời thuỷ lực “ Hình 2: Sơ đồ bố trí boong thao tác tàu TG95067BTS Chú thích: - MC: Máy chính _- MP: Mấy phụ

- MI+ MI0: Các máng đèn nêon; - MI I + M12: Các máng đèn nêon - Mạn phải bố trí lưới vây cá ngừ; - Mạn trái bố trí lưới vây ánh sáng - Các số từ L + 24: bóng đèn cao áp 30909 OY OAAaAOG M: M1 Tời thuỷ lực 2 Oye) Saye! mm /@ en TT , ' a i] l§: : MC t==r=ti \x|vmfvn| vi| vị n foto af oo fo @1 pc Nnnnrnế 1 1 1 P 8g `3 a 1300 a b Tang thành cao chứa cáp E 390 23 3 J || 4 S a Ny 3

a Tời thu lưới

c Tang masat thu day

Hình 4: Cấu tạo tời thu lưới và tời thụ đáy

Trang 22

c Thiết bị tập trung cá

Cha là thiết bị dùng để tạpfung cá trong nghề lưới vây Đề tài đã sử dụng 3 loại chà để tiến hành thí nghiệm như sau:

- Chà bè tre: Dùng những đoạn tre liên kết lại thành bè Bè có diện tích 12- 16 mỶ và có hình chữ nhật

Số lượng chà đã được thi công và đưa vào thí nghiệm trên biển là 16 cái

- Chà dù: Đây là mẫu chà do đề tài tự thiết kế và thi công Chà có hình lục giác, diện tích khoảng 20 - 40 mỶ Chà dù được làm bằng vải bạt, có thể xoè ra

va cup vao được

Số lượng chà dù đã được thi công và đưa vào thí nghiệm trên biển là 5 cái - Chà dây: là chà chỉ có l dây, trên dây buộc liên tiếp các tàu lá dừa Số lượng chà dây đã được thi công là 8 cái

Cấu tạo 3 loại chà trên được thể hiện như hình 14, I5, 16, 17 và 18

d Các thiết bị khác

Cá ngừ là loài cá bơi nhanh, đi chuyển theo đàn Khi bị bao vây, chúng bơi men theo tường lưới và có thể thoát ra khỏi vòng vây tại cửa lưới Đế hạn chế hiện tượng này trong quá trình thu giểng rút, ta sử dụng các loại thiết bị sau:

- Trống gõ: Trống gõ là thiết bị tạo ra âm thanh đặt ở cửa lưới để de doa ca dồn chúng vào vòng vây cho đến khi hai đầu lưới được khép kín

Cấu tạo của trống gõ gồm: một môtơ điện đặt bên trong một hộp Inox kín nước (hình 5) Môtơ được nối với một sợi dây điện trên tàu Khi vây lưới xong, thả thiết bị này xuống nước ngay giữa hai giểng rút (khoảng 30 + 40m nước) Khi cắm điện, cánh quạt của môtơ sẽ quay và đập vào thành hộp inox tạo ra âm thanh đe dọa cá

- Trọng vật khép cửa lưới (hình 6): Trong thời gian thu giểng rút khoảng trống giữa hai đầu cánh lưới (cửa lưới) rất lớn do vậy cá có khả năng trốn thoát

về phía cửa lưới Nếu sử dụng trọng vật để giảm tối đa khoảng trống này sẽ hạn

chế rất nhiều khả năng cá trốn thoát về phía cửa lưới Đây là lần đầu tiên dùng trọng vật để khép cửa lưới được áp dụng ở nước ta do các cán bộ nghiên cứu của đề tài tiến hành

Thiết bị này được thả ngay sau khi bất đầu thu giềng rút Dây ở giữa trọng

vật có tác dụng chịu lực trong quá trình thả và thu thiết bị Do sức nặng của chinh trong vat va su rang buộc của 2 dây hai bên nên có tác dụng hạn chế độ mở cửa lưới Sử dụng thiết bị này có các ưu điểm sau:

* Giảm khoảng trống ở cửa lưới từ vài chục mét xuống còn tối đa là 1,8m

* Giêng chì sẽ không bị nâng lên trong quá trình thu giéng rut

- Dén chớp: Đèn chớp là một bóng đèn sợi đốt 100w được bịt kín nước Đèn dùng để thả xuống nước và tạo ánh sáng chớp nháy ở cửa lưới khi tàu đang thu giềng rút; có tác dụng ngăn không cho cá đến cửa lưới

Trang 23

Dây chịu lực (PPệ 14) Dây chịu lực PP¿30

Điện 220VAC Giêng rút 2 Khóa liên kết Vỏ thép kín nước I a Tay gõ _% to) L ` - Con lan-—~1 tr] Mô tơ “Ÿ Y (690x220x250)Pb 300kg † Hình 5: Cấu tạo "Trống gố” Hình 6: Cấu tạo thiết bị khép kín cửa lưới 3.2.2 Lưới vây cá ngừ

+ Vàng lưới vây cá ngừ trên tàu TG90567BT5 ( Đã được dé thi cải tiến ): là

vàng lưới vây cỡ lớn, chuyên dùng để khai thác cá ngữ, có các thông số cơ bản sau:

~- Lưới có chiều dài giềng phao là 1.524,63m;

- Chiều cao kéo căng vàng lưới là 110,20 + 146,l6m

- Kích thước mắt lưới tương đối lớn thay đổi từ 35 + 100mm

- Tổng trọng lượng vàng lưới trong không khí: 10.696,52 kg ~- Các bản vẽ lưới được trình bày trên hình 9, 10

+ Vàng lưới vây cá ngừ trên tàu CM 99488 BTS: cũng là vàng lưới vây cỡ lớn với các thông số cơ bản sau :

- Chiều dài giềng phao I.143,76m;

- Chiều cao kéo căng thân lưới 152,15 m;

- Kích thước mắt lưới 2a = 35 + 80 mm;

- Tổng trọng lượng vàng lưới trong không khí: 8.099,11 kg - Các bản vẽ lưới được trình bày trên hình I1 và 12

Những vàng lưới vây có kích thước lớn như hai vàng lưới nói trên rất ít thấy ở nước ta, Để tài đã lựa chọn những vàng lưới này để tiến hành đánh bắt thí

nghiệm trên biển và nghiên cứu cải tiến thông qua kết quả đánh bắt của rất nhiều

mẻ lưới thí nghiệm nhằm đưa ra mẫu lưới hợp lí cho nghề lưới vây cá ngữ

Ngoài ra, trong các chuyến thí nghiệm đề tài còn sử dụng mẫu lưới vây kết hợp ánh sáng để đánh bắt các đối tượng cá nổi nhỏ

3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phạm vi nghiên cứu

Trong hai năm 2002 và 2003, đề tài sử dụng tàu TG90567 và CM99488 để

thực hiện các chuyến đánh bắt thí nghiệm trên vùng biển Đông - Tây Nam bộ Phạm vi các chuyến đánh bắt thực nghiệm được thể hiện ở hình 7 và 8

Trang 26

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu

Nhằm thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:

+ Tập hợp tài liệu để đánh giá các vấn đề tồn tại của nghề lưới vây cá ngừ

nước ta Từ các tài liệu đã tập hợp nói trên về sinh học ngư trưởng cá ng; các tài liệu về cấu tạo ngư cụ, kỹ thuật khai thác trong và ngoài nước Từ đó đánh giá hiện trạng khai thác cá ngừ của Việt Nam; phan tích các ưu nhược điểm của kỹ thuật khai thác và cấu tạo lưới vây cá ngừ ở nước ta và đề ra phương hướng nghiên cứu và cải tiến nghề lưới vây cá ngừ ở Việt Nam

+ Nghiên cứu trên biển: Do đặc thù của nghiên cứu kỹ thuật khai thác, tất cả các nội dung nghiên cứu đều được tiến hành trên biển thông qua hoạt động của các tàu của đề tài lưới vây Cụ thể như sau:

- Sử dụng tàu lưới vay CM994888BTS, cong suất máy 350cv và tàu 'TG95067BTS, công suất máy 860cv; hoạt động khai thác ở vùng biển Đông và Tây Nam Bộ Sau hai năm triển khai, tiến hành đánh bắt được 670 mẻ lưới theo các mô hình khai thác như:

* Vậy tự do: Tàu đò tìm đàn cá di chuyển tự do để vây bắt

* Vay ánh sáng: Tàu sử dụng chà và ánh sáng để tập trung quanh cá và vây bất

Quá trình khai thác trên biển, các cán bộ đề tài đã theo dõi quy trình thả - thu lưới của rất nhiều mẻ lưới đối với các sơ đồ vay lưới khác nhau Đánh giá ưu nhược điểm của sơ đồ kỹ thuật thả - thu lưới truyền thống của dân Đề xuất cải tiến thao tác và bố trí boong thao tác của tàu cho phù hợp; để xuất những cải tiến để giảm khả năng cá trốn thoát khỏi vòng vây của lưới Đồng thời nghiên cứu cải tiến kết cấu lưới cho phù hợp để nâng cao năng suất khai thác

- Ứng dụng chà trong qúa trình nghiên cứu: Đã thi công 29 cụm chà theo

những mẫu kết cấu khác nhau như: chà bè tre, chà dù, chà dây Theo đõi tập tính

cá ngừ bám quanh chà, đưa ra kiến nghị về kỹ thuật sử dụng chà trong khai thác bằng lưới vây

- Ung dung may dò cá ngang (SONAR): sử dụng hai loại máy dò cá ngang CH24 và CSS-3000 để nghiên cứu ứng dụng vào nghề lưới vay Sử dụng bằng ghi hình; máy ảnh kỹ thuật số để chụp và ghi lại tin hiệu đàn cá trên màn hình trong những trường hợp: cá bám quanh chà, cá tập trung dưới đèn, cá di chuyển tự do

Từ đó tiến hành phân tích các hình ảnh thu nhận được nhằm xác định mối quan

hệ giữa tín hiệu đàn cá trên màn hình và độ lớn của đàn cá; tín hiệu trên màn

hình và chủng loại cá:

* Xác định vị trí đàn cá để phục vụ cho việc vây bắt

* Nghiên cứu quy trình kỹ thuật sử dụng máy Sonar để phục vụ cho việc chỉ đạo vây bắt đàn cá ngừ

Trang 27

- Thu thập số liệu về sản lượng khai thác, hiệu quả kinh tế của các tàu nghiên cứu sử dụng máy Sonar và các tàu lưới vây khác không sử dụng máy

Sonar, nhằm đánh giá lợi ích của việc sử dụng máy Sonar trong nghề lưới vây

khai thác cá ngừ

3.3.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 3.3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Các số liệu được thu thập trong quá trình nghiên cứu là: - Toạ độ và độ sâu của vị trí mẻ lưới thí nghiệm

- Sản lượng thu được của mẻ lưới Trong đó phân ra:

* Tổng sản lượng của từng mẻ lưới, từng chuyến biển trong tháng

* Sản lượng và tỷ lệ phần trăm của từng loại cá ngừ so với tổng sản lượng

- Mô hình đánh bát: Vay tu do hay vay kết hợp chà và ánh sáng

- Các yếu tố ngoại cảnh liên quan đến quy trình thả và thu lưới

- Ảnh chụp tín hiệu đàn cá xuất hiện trên màn hình của máy sonar của tất cả các mẻ lưới Các ảnh chụp và quay phim qui trình hoạt động khai thác

- Các số liệu liên quan đến hạch toán kinh tế của tàu thí nghiệm cũng như

các tàu lưới vây khác của ngư dân trong vùng như là các số liệu về sản lượng

doanh thu chi phí, lợi nhuận

3.3.3.2 Phương pháp xử lý số hiệu

- Các số liệu về toạ độ và độ sâu nơi đánh bắt: số liệu liên quan đến quy trình khai thác được tiến hành so sánh xử lý nhằm xem xét hiệu quá khai thác (sản

lượng cá ngừ khai thác được) có liên quan gì đến vị trí ngư trường: mô hình khai thác, kỹ thuật vây bắt, kỹ thuật sử dụng máy sonar để dò tìm cá

- Sử dụng các phần mềm sửa ảnh phần mềm làm phim để xây dựng các đoạn phim về qui trình lưới vây

- Các hình ảnh tín hiệu đàn cá trên máy sonar được chính sửa bằng các phần mềm sửa ảnh Sau đó tiến hành so sánh, phân tích và kết hợp với sản lượng đánh

bắt để xem xét các vấn đề sau:

* Quan hệ giữa kích thước hình ảnh tín hiệu đàn cá với độ lớn đàn cá trong

nước Nghĩa là tìm ra quy luật tương quan hình ảnh tín hiệu với độ lớn thực của

đàn cá trong nước để có thể dự đoán sản lượng của đàn cá trước khi vây lưới * Quan hệ giữa màu sắc, hình đạng tín hiệu đàn cá với loài cá đánh bát

được nhằm tìm ra quy luật nhận đạng đối tượng đánh bắt trước khi thả lưới - Các số liệu về sản lượng, doanh thu, chỉ phí, lợi nhuận được xử lý trên phần mềm Excel nhằm so sánh đánh giá các kết quả của từng phương pháp khai

thác

Trang 28

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Để nghiên cứu cải tiến và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào nghề vây cá ngừ ở nước ta, thực hiện các mục tiêu của đề tài, cần thiết phải phân tích, đánh giá

những ưu nhược điểm của qui trình công nghệ khai thác, tau thuyền, ngư cụ của nghề lưới vây cá ngừ trong cả nước và những con tàu được đề tài sử dụng

trong quá trình nghiên cứu Đồng thời trình bày rõ những cải tiến của đề tài thông qua các kết quả nghiên cứu trong quá trình tiến hành thí nghiệm trên biển

4.1 Đặc điểm sinh học và mùa vụ khai thác cá ngừ ở biển Việt Nam

4.1.1 Đặc điểm sinh học của cá ngừ ở biển Việt Nam

Nhìn chung, cá ngừ ở biển Việt Nam thích sống ở những vùng biển nước

trong, nồng độ muối cao, nhiệt độ thích hợp từ 21 - 31°C, độ muối từ 32,6 - 34

%,) Mùa sinh sản kéo dài trong suốt mùa gió Tây Nam, từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm, thời kỳ đẻ rộ từ tháng 5 -7 Bãi đẻ có thể gần bờ hoặc xa bờ tuỳ theo từng loài Thức ăn chủ yếu của cá ngữ là cá con của các loài thuộc loại cá trích (Clupeidae), cá cơm (Achoviella), cá chuồn (Exocoetidae) Tuổi cá ngừ thường

được đánh bắt từ 1 đến 3 tuổi (Đề tài KN.04 - 01)

- Cá Ngừ chù (Aids thiazard): Là loài cá ngừ cỡ nhỏ sống gần bờ, phân bố rộng khắp biển Việt Nam, tập trung quanh các đảo, nơi giàu chất đỉnh dưỡng Là loài cá nổi, sống theo đàn, thường đi lẫn với cá ngừ ô và cá ngừ chấm, có phẩn

ứng với ánh sáng và tập trung quanh chà Ngư cụ đánh bắt chủ yếu là lưới vây, mành , chiều đài cá bị đánh bắt từ 25 đến 59 cm

- Cá Ngừ ô (Arxis rochel): Phân bố và đặc điểm sinh học của cá ngừ ồ tương tự như cá ngừ chù, chiêu đài cá đánh bắt nhỏ hơn từ 25 đến 28 cm

- Cá Ngừ chấm (Euthynnus affnis): Giống như hai loài kể trên, ngừ chấm là loài cá ngừ nhỏ sống gần bờ đi theo đàn lẫn với đàn cá ngừ chù, ngừ ô Chiểu đài cá bị đánh bắt từ 20 đến 60 cm

- Cá Ngừ sọc dưa (Sarda orientahis): Loài này thường phân bố ở biển miền trung, ít gặp ở biển Vịnh Bắc Bộ và miền Nam Ngư cụ khai thác chủ yếu là lưới rê, lưới vây Chiều dài cá bị khai thác từ 41 đến 71 cm

- Cá Ngừ vần (Kaisuwonws pelamis): Phân bố rộng khắp biển Việt Nam Tuy nhiên, vùng tập trung nhiều, mật độ cao thường thấy ở biển miền trung Là loài cá ngừ nhỏ đi thành đàn lớn, đôi khí vào gần bờ kiếm ăn đi lẫn với đàn cá

ngừ chù và ngừ 6 Ca ngừ vần di cư xa, không thích ánh sáng, thích tập trung quanh các vật trôi nổi trên biển và chà rạo Chúng cũng thường đi cùng với các

đàn cá heo Ngư cụ khai thác chủ yếu là lưới rê và lưới vây Chiều đài cá khai

thác từ 41 đến 65 cm

- Cá Ngừ bò (Thunnus toggol): cũng là loài cá ngừ nhỏ sống ven bờ tập trung nhiều ở biển miền trung, đi thành đàn lớn Ngư cụ khai thác chủ yếu là lưới

vây và lưới rê Chiều dài cá khai thác chủ yếu là 26 đến 68 cm

Trang 29

Cá Ngừ ô (Auviš rochei)

Hình 9: Một số loài cá ngừ thường gặp trong các mể lưới thí nghiệm

- Cá Ngừ vây vàng (Thuunus albacares): là loài cá ngừ lớn, sống và đi cư

ở vùng nước xa bờ và ở các vùng nước Đại Dương Cá ngừ vây vàng chỉ phân

bố ở biển miền Trung và Đông Nam Bộ, tập trung nhiều ở biển khơi vùng biển Khánh Hoà

- Ci Ngir mat to Thunnus obesus): Tương tự như cá ngừ vây vàng, chúng thường đi thành đàn cùng với đàn cá ngừ vây vàng Chiều dài phố biến từ 80 đến

167 cm Ngư cụ đánh bát chủ yếu là nghề câu vàng

Chúng sống tập trung thành đàn ở đại dương và kiếm ăn ở quanh các đảo và các vùng nước gần bờ Ngư cụ đánh bắt chủ yếu là ngẻ câu, rẻ, rất ít thấy ở các nghề khai thác khác Chiều dài phổ biến từ 70 đến 192 cm

4.1.2 Mùa vụ khai thác cá ngừ ở vùng biển Việt Nam

Cá ngừ xuất hiện quanh năm ở các vùng nước biển Việt Nam Mùa vụ khai thác chủ yếu từ tháng 2 đến tháng 7 và từ tháng 10 đến tháng II, riêng ở Vịnh Bắc Bộ mùa vụ khai thác chủ yếu trong mùa gió Tây Nam thịnh hành

Với sự đa dạng về thành phần loài và thời gian cá ngừ xuất hiện ở nước ta,

việc nghiên cứu, đánh giá trữ lượng, đặc điểm sinh học cá ngừ và kỹ thuật đánh bắt chúng sẽ mang lại những thành quả to lớn và tạo ra một hướng đi đày triển

vọng cho nghề khai thác hải sản nước ta Đặc biệt là đội tàu có khả năng khai

thác hải sản xa bờ đang hoạt động kém hiệu quả

Trang 31

4.2 Tàu thuyền nghề lưới vây

4.2.1 Phân bố tàu thuyền nghề lưới vây

Theo số liệu thống kê năm 2000 (Cục KT-BVNLTS), cả nước có 75.208 tàu

đánh cá lắp máy; trong đó tàu lưới vây có 4.584 chiếc, chiém 6,1 %

Nghề lưới vây khai thác cá ngừ đòi hỏi chiều dài vàng lưới phải lớn hơn ae chiều cao lưới lớn Tổo m Vì vậy, tàu có kích thước và công suất máy

cv mới đáp ứng đủ yêu cầu kỹ thuật của nghề lưới vây cá ngừ Trong khi đó, tàu lưới vây có công suất máy lớn hơn 300cv chỉ có 213 chiếc, chiếm 4,6% tổng số tàu lưới vây Mặt khác, sự phát triển và phân bố tàu thuyền nghề lưới vây diễn ra không đều giữa các vùng ;

- Vùng biển vịnh Bắc bộ: Nghề lưới vây phát triển kém, kích thước tàu nhó Số

lượng tàu lưới vây chỉ có 455 chiếc, chiếm 9,9 % tổng số tàu lưới vây cả nước

- Vùng biển Miền Trung: Nghề lưới vây phát triển mạnh, nhưng kích thước vỏ tàu không lớn Tổng số tàu lưới vây là 3.054 chiếc, chiếm 66,6% tổng số tàu lưới vây toàn quốc Trong số các tàu này, tàu có công suất máy < 90cv chiếm tới 95% tổng số tàu lưới vây trong vùng

- Vùng biển Đông- Tây Nam bộ: Có thể nói hầu hết các tàu lưới vây kích

thước lớn đều tập trung ở vùng biển này Tổng số tàu lưới vây có 1.075 chiếc chiếm 23.5 % tổng số tàu lưới vây toàn quốc

Như vậy, vùng biển miền Trung mặc dù có nguồn lợi cá nổi cá ngừ rất

phong phú, nhưng do trình độ sản xuất còn thấp, kích thước tàu còn nhỏ nên chưa phát huy hết tiềm năng của nghề lưới vây khai thác cá ngừ

4.2.2 Kích thước tàu lưới vây

Như đã phân tích trên, kích thước tàu lưới vậy ở nước ta nói chuns là nhỏ và số lượng các tàu nhỏ chiếm tỉ lệ rất cao trong tổng số tàu lưới vây Theo cdc số liệu điểu tra [2], kích thước vỏ tàu lưới vây theo từng nhóm công suất máy như sau: Nhóm công suất máy Chiều dài vỏ tàu (m) 35 + 60 cv 14,5 + 18,0 60+ 135 cv 18.0 + 19.5 136 + 450 cv 19,5+ 21,9

Hiện nay, phần lớn các tàu lưới vây kích thước lớn tập trung ở các tỉnh phía nam như: Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Cà Mau, Kiên Giang

Để lựa chọn kích thước tàu lưới vây phù hợp, cần phải tính đến nhiều yếu tố đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của tàu trên biển như:

- Đảm bảo trọng tải vàng lưới vây cá ngừ có độ đài lớn hơn 1.000m và các trang thiết bị khác

- Có boong thao tác đủ rộng để phục vụ cho quá trình thả và thu lưới

- Có khoang chứa cá đủ lớn để chứa khoảng vài chục tấn cá - Đảm bảo chỗ cho số lượng thuyền viên khoảng 20 người

Trang 32

- Có khoang chứa dầu, nước ngọt, đá ướp cá

- Tàu có thể hoạt động bình thường trong điều kiện sóng gió xa bờ

Từ kết quả theo dõi của rất nhiều mẻ lưới trên biển, đồng thời có tính đến

các yếu tố nêu trên, thấy rằng kích thước phù hợp đối với các tàu lưới vây cá ngừ ở nước ta nên được lựa chọn như sau:

- Chiểu dài vỏ tàu: >22,0m - Chiều rộng vỏ tàu: > 60m

- Công suất máy chính: > 350 cv

- Trọng tải tàu: > 40,0 tấn 4.2.3 Cách bố trí boong thao tác tàu lưới vây

Có thể nói toàn bộ tàu lưới vây của nước ta đều được bố trí xếp lưới bên mạn

tàu và tiến hành thả lưới theo sơ đồ “thả mạn” Theo đó các mẫu tàu lưới vây đều có boong thao tác ở phía trước, nghĩa là phần cabin được đặt lùi về phía đuôi tàu Cách

bố trí boong thao tác theo kiểu “thả mạn” có những nhược điểm như sau:

- Lưới được xếp ở một bên mạn tàu làm cho tàu bị nghiêng Điều này gay

khó khăn cho việc thu nhận tín hiệu của máy đò cá ngang Sonar thậm chí khi có sóng gió không thể bắt được tín hiệu đàn cá trên màn hình

~ Thả lưới khó khăn tốc độ thả lưới không cao, cần trở tàu trong quá trình

vây lưới bắt cá

Hiện nay ở hầu hết các nước có nghề lưới vây cá ngừ phát triển người ta đều áp dụng sơ đồ “thả đuôi” Để phù hợp với sơ đồ thả lưới này, các tàu đều được thiết kế phần cabin ở phía mũi tàu, lưới vây được xếp nằm ngang sát đuôi

tàu Nhờ vậy khi thả lưới tàu có thể chạy với tốc độ rất cao vòng vây được khép kín kịp thời cá ít có cơ hội chạy thoát

Để tiến hành nghiên cứu thử nghiệm, đề tài không có sự lựa chọn nào khác,

nên vẫn tiến hành thí nghiệm trên các tàu của dân và thao tác theo sơ đồ thả mạn

4.2.4 Thiết bị khai thác trên tàu

Hầu hết các tàu lưới vây khai thác xa bờ thường trang bị một số máy móc

và thiết bị sau:

Trang 33

Tuy vậy, máy thu lưới (tời thủy lực - bình 4) mới chỉ được sử dụng trên các tàu lưới vây cỡ lớn ở các tỉnh phía Nam (Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau, Tiên Giang ) Các máy thu lưới này đều do dân chế tạo từ các phụ tùng ôtô cũ; vì vậy, chất lượng chưa thật đâm bảo Trong thời gian tới cần thiết phải có các đầu tư thích đáng để chế tạo ra các máy thu lưới phù hợp với các tàu lưới vây Việt Nam

Máy SONAR là loại máy rất cần thiết cho nghề lưới vây vẫn chưa được sử

dụng nhiều và hiệu quả ứng dụng còn rất thấp Các máy móc khác phục vụ việc phát hiện, tổ chức đánh bắt các đàn cá như: Radar, máy đo đòng chảy, máy đo

độ rơi chìm của giêng chì vẫn chưa được sử dụng ở nước ta 4.3 Lưới vây cá ngừ

Đối tượng khai thác của lưới vây cá ngừ là các đàn cá Ngừ, cá Cam, cá

sòng, Kết cấu và kích thước của vàng lưới vây cá ngừ khác hẳn với các vàng lưới vây kết hợp ánh sáng

Để đánh bất được các đàn cá đi chuyển nhanh, đòi hôi vàng lưới phải đạt được các tiêu chuẩn như: chiều dài lưới đủ lớn để vây bắt được đàn cá: chiều cao lưới đảm bảo hoạt động vùng nước sâu xa bờ; kích thước mắt lưới phù hợp với kích cỡ đối tượng khai thác, đồng thời giảm tối đa lực cản của chỉ lưới; độ thô chỉ lưới đảm bảo độ bền trong quá trình làm việc

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử đụng hai vàng lưới vây của tàu TƠ 90567 và CM 99488 Đây là hai vàng lưới điển hình, đại điện cho những vàng lưới vây tốt nhất hiện có, được đề tài lựa chọn để tiến hành nghiên cứu Các cần bộ đề tài đã trực tiếp đi biển trong hai năm 2002 và 2003, theo dõi sự hoạt động, đánh giá ưu nhược điểm của lưới và đề xuất các biện pháp cải tiến để mang lại năng suất đánh bắt và hiệu quả cao hơn Dưới đây sẽ trình bày kết quả phân tích, đánh giá các thông số của từng mẫu lưới được sử dụng:

4.3.1 Mẫu lưới vây cá ngừ của tàu TG 90567BTS

4.3.1.1 Thông số kỹ thuật của lưới vây tàu TG90567BTS

Năm 2002, dé tài bat đầu triển khai các chuyến thử nghiệm trên tàu

TG90567BTS và CM99488BTS tại vùng biển Đông - Tây Nam bộ và sử dụng mẫu lưới hiện có trên hai tàu này để đánh bất Sau một thời gian thử nghiệm, để tài nhận thấy mẫu lưới còn nhiều hạn chế như: chiều cao nhỏ, chiều đài ngắn, lực

nổi bé, nên hiệu quả khai thác không cao

Tháng 11 và 12 năm 2002, đề tài đã thiết kế cải tiến và thi công lắp rap mau

lưới vây cá ngừ cho tàu TG90567BTS, nhằm khắc phục những nhược điểm của

mẫu lưới vây cá ngừ đã sử dụng trong năm 2002

“Thông số kỹ thuật của mẫu lưới cũ (mẫu lưới năm 2002) và mẫu lưới thiết kế cải tiến mới (mẫu lưới năm 2003) được thể hiện như sau:

Trang 34

Bảng 5: Thông số kỹ thuật mẫu lưới vây cá ngừ tàu TG90567BTS

(Mẫu lưới thí nghiệm năm 2002 và 2003) TT Tên gọi Mẫu lưới cũ Mẫu lưới mới ` năm 2002 2003

I | - Chiểu dài kéo căng vàng lưới 1.708,02 m 2.053,04 m

2 | - Chiều dài rút gon giéng phao 1,268,86 m 1,524,63 m 3] - Chiểu dài rit gon giéng chi 1.417,66 m 1.704,00 m

4 - Chiều cao kéo căng cánh lưới ] 110,16 m 110,20 m

5 - Chiều cao kéo căng cánh lưới 2 102,20 m 122,20 m

6 - Chiều cao kéo căng tùng, thân 116,16 m 146,16 m 7 - Hệ số rút gọn giềng phao 0,65; 0,71; 0,75 0,65; 0,75 8 - Hệ số rút gọn giềng chì 0,83 0,83 9 - Kích thước mắt lưới 35 + 100mm 35 + 100mm 10 | - Qui cách chỉ lưới 210/15 + 24 210P/15 + 27 11 | - Tổng trọng lượng vàng lưới 7.917,79 kg 10.696,52 kg 12 | - Tổng lực nổi của vàng lưới (Q) 3.307,21 KG 4.412,68 KG 13 | - Tổng lực chìm của vàng lưới (G) 2.446,64 KG 2.883,26 KG

4.3.1.2 Đánh giá thông số kỹ thuật mẫu lưới vây tàu TG90567BTS

Từ những thông số kỹ thuật, kết quả đánh bắt trong năm 2002 - 2003 của

mẫu lưới cũ và mẫu lưới mới cho ta vài nhận định như sau:

- Chiêu dài vàng lưới: Phần lớn các mẻ lưới vây của tàu TG 90567 trước đây đánh bất theo hình thức kết hợp với chà và ánh sáng Vì vậy, với chiều dài giểng

phao 1.268,86 m là đã đủ để lưới vây bắt gọn đàn cá Tuy nhiên, trong thực tế rất

nhiều mẻ lưới đánh bắt đàn cá ngừ (kết hợp máy sonar) cho thấy:

* Đàn cá ngừ phân bố rộng (bán kính đàn cá từ 50 - 80 m), tốc độ di chuyển của đàn cá khi vây lưới từ 3-4 hải lý/giờ; chiều dài của vàng lưới cũ không đủ để

vây hết đàn cá;

* Tốc độ tàu khi thả lưới còn hạn chế (khoảng 5,5 - 6,5 hải lý/giờ) Trong khi đó tốc độ thả lưới của các tàu lưới vây cá ngừ trên thế giới rất cao (tầu

MAHIDOL, và SEAFDEC có tốc độ thả lưới trung bình 7,5 - 9 hải lý/giờ);

* Theo lý thuyết tính toán thiết kế chiểu đài lưới vây của giáo sư NN

Andreep: khi tốc độ tàu nhỏ thì chiều đài lưới lớn và ngược lại tốc độ tàu lớn thì chiều dài lưới nhỏ

Với những luận điểm trên và dựa vào cơ sở thiết kế lưới vay, dé tai tinh toán và tăng chiều dài vàng lưới vây đạt đến 1.524,63 m; nghĩa là đã tăng chiều dài

thêm 255,77 m

- Chiêu cao vàng lưới: Trước đây vùng hoạt động chủ yếu của tàu ở ngư

trường có độ sâu nhỏ hơn 70m, nên chiều cao kéo căng của vàng lưới vây là

116,16 m Tuy nhiên, trong thực tế đánh bắt vẫn còn những nhược điểm sau: * Cá thường trốn thoát về phía giéng chì trong quá trình thu giéng rút; * Theo kinh nghiệm của ngư dân thì chiều cao của lưới phải gấp từ 2 - 3 lần

độ sâu ngư trường:

* Theo quan điểm của giáo sư Friđman thì tỷ số cho phép giữa chiều đài và

chiều cao lưới vây là H/L = 1/7 - 1/20

Trang 35

Kếp hợp giữa thực tiến và lý thuyết thiết kế chiều cao lưới vây, dé tai tinh tdán và tăng chiều cao kéo căng của lưới đạt đến 146,16 m (tăng thêm 30,00 m) Với chiều cao mới, mẫu lưới có thể khai thác ở ngư trường có độ sâu từ 70 - 100 m‡ và đã hạn chế cá trốn thoát về phía dưới giềng chì khi thu giểng rút

- Kích thước mắt lưới: Trong thực tế khi không phát hiện được các đàn cá

ngừ, tàu vẫn đánh bắt những đàn cá khác Do vậy, cần phải thiết kế kích thước mắt lưới của vàng lưới vây đảm bảo được các yêu cầu sau:

* Đánh bắt được cá ngừ và cả những loài cá nổi nhỏ khác (loại có kích thước lớn)

* Tiêu tốn vật liệu lưới ở mức độ hợp lý; sức cản lưới phù hợp trong quá trình cuộn rút

Kết hợp với việc tăng thêm chiều đài và chiều cao vàng lưới, kích thước mắt

lưới ở các bộ phận lưới được bố trí như sau: :

* Tùng lưới:2a = 35 mm; 45 mm; 50 mm; 210/15, 21, 24, 27

* Thân lưới: 2a = 50 mm; 2a = 60 mm; 210/15

* Cánh lưới: 2a = 35 mm; 50 mm; 80 mm; 100 mm; 210P/15

- Trang bị phao chì: Căn cứ số liệu điều tra thực tế về trang bị phao chì của

các lưới vây trong toàn quốc, có thể thấy rõ đặc điểm như sau:

Hầu hết các vàng lưới vây trong nước đều có tỉ số giữa tổng lực nổi với tổng luc chim (Q/G) < 1 hoặc lớn hơn 1 chút ít Bởi vì, hầu hết các tàu lưới vây trong nước hoạt động ở những ngư trường có độ sâu nhỏ hơn chiều cao của tường lưới T†ong trường hợp này, do chì đã chạm đất nên sức nổi của phao chỉ còn chịu lực chìm của thịt lưới và dây giểng Với những vàng lưới như vậy, không thể hoạt động ở ngư trường có độ sâu lớn hơn chiều cao lưới (vì lưới sẽ bị chìm)

Đối với mẫu lưới cũ của tàu TG 90567, cách trang bị phao chì cũng tương tự tình trạng trên; tỷ số Q/G = 1,35 Lực nổi cho 1 m chiều dài giềng phao là: 2,61

KG/m

Để cải thiện tình trạng trang bị phao chì cho mẫu lưới cũ, đề tài đã tăng cường lực nổi của phao nhằm đảm bảo cho lưới có thể làm việc bình thường ở những ngư trường có độ sâu lớn và tăng chì để đảm bảo tốc độ rơi chìm của giéng chi Luc nổi trang bị cho 1 m chiều dài giểng phao đối với lưới sau khi sửa

cHữa lưới là 2,89KG/m; tỷ số lực nổi trên lực chìm là Q/G = 1,53

Từ những phân tích nêu trên đề tài đã đề xuất và sửa chữa lưới cũ của tàu

T90567 để dam bảo cho lưới có thể hoạt động tốt, mang lại sản lượng và hiệu qua kinh tế cao Bố trí tùng lưới ở giữa để áp dụng phương pháp thu lưới hai

mạn, nhằm rút ngắn thời gian thu lưới và nâng cao chất lượng sản phẩm

Để có cơ sở so sánh và đánh giá, dé tai tổng hợp các bản vẽ kỹ thuật của

mẫu lưới cũ trong phụ lục 4 (hình 48)

Đối với mẫu lưới mới được giới thiệu chỉ tiết hơn về bản vẽ tổng quát, bản vẽ khai triển (hình 10 và 11) Dựa vào các bản vẽ này tiến hành tổng hợp thành

các bảng thống kê trang bị của mẫu lưới mới (bảng 6 và 7)

=

Trang 38

Bảng 6: Thống kê trang bị toàn bộ lưới váy cá ngừ tàu TG90567BTS

(mẫu lưới năm 2003) 1 | Áo lưới - | ~ - = = - - Lưới chính - PA | 210°/12+27 -| 4.606,13 460,61 + - Lưới chao - | PE | 700/ã - 216,91 17,35 - 2 | Giéng bang phao _ - - - ~ - - Phần tùng 2 PP 4 tao ¿14 130,00 14,63 2,05 - - Phần thân, cánh 2 PP 4tao¿12 |2.919,26 255,44 35,76 -

3 | Giéng luén phao | PP 4tao 4 ‘| 1.524,63 13,34 1.87 -

4 | Giéng bang chi 1 PP 4taooi2 | 1.704,00 149,10 20,87 -

5 | Biểng luồn chì 1 PP 4tao 6 | 1.704.00 38,09 5,33 -

6 | Giểng biên cánh I 2 PP 4 tao p12 129,00 11,29 1,58 -

7 | Giểng biên cánh 2 2 PP | 4tao¿l2 121,00 10,59 1,48 -

8 | Giéng 6 ting 2 PP 4 tao $8 114,00 4,28 0.60 - 9 | Giéng nit bién | l PP | 4tao¿l§ 64,50 12.00 1,68 -

10 | Giềng rút biên 2 | PP 4 tao 18 60.50 11.40 1,60 -

11 | Giéng rit ting t | PP | 4taoglg | 114,00 21,00 2.94 -

12 | Giểng rút chính - _ ~ - - -

- Doan | 2 PP | Bén tét ¿40 | 1.575.00 1.428.00 199,92 -

- Đoạn 2 l PP ‡ Bêntết ¿45 350,00 397.83 35.70 -

13 | Dây đầu cánh I 1 PP 4 tao 616 5.00 0.75 0.11- 14 | Đây đầu cánh 2 I PP 4 tao $16 100,00 15.00 2,10 -

15 | Dây buộc VKC 394 | PP 4 tao $8 236.40 8,87 1,24 -

16 | Giéng luc 20 PP 4 tao 04 1.699,00 14,87 2,08 - 17 | Phao đầu cánh I l FP | L500,6300 - 1,72 4.56 - 18 | Phao tùng 1 |PVC | $300x25 - 6,50 8,00 - 19 | Phao tùng 217 | FP | 250x90x50 - 38,14 200.96 - 20 | Phao thân và cánh | 5838 | FP | 200x80x50 - 729,75 | 3844.90 - 21 | Chi ong 7314| Pb | 65x25x10 ~ 1.828,50 | 1 664,00 + 22 | VK chinh - - - - Loai 1 372 | Cu | $200,d20 - 744,00 | 654,72 + - Loai 2 22 | Cu | $180,d30 ~ 110,00 96,80 + 23 | VK biên và giữa 88 |Inox | ¿80d6 - 7,04 5.98 + 24 | Khoá xoay 1 | Inox o16 - 1.35 1,15 +

Tổng 10.523,65

Ghi chú: - Dấu “-” biểu thị cho vật liệu nổi (4.412,68 KG) - Dấu “+” biểu thị cho vật liệu chìm (2.883,26 KG)

Trang 39

(mẫu lưới năm 2003)

Bang 7: Thống kê vật liệu áo lưới vây cá ngừ tàu TGŒ90567BTS vr] tenes | Seas Sat] 9m La D2 [Thang tưng 7 500 |PA | 210715] 35 | 3.50000] 110,80 | 11,08 + 1 ma 150 |PA |210/15| 50 | 1.500,00 30,11 | 3/01+ 0/25 |PA |210/15| 80 400,00 4,56 | 046+ 2 che O58) 48,7 |PA |210%/15| 50 | 48.70000| 97741 | 97,74+ 1,00 |PA |21027| 45 900,00 39,67 | 3.974 5 | Fusing: [1.00 [PA |210724 | 45 900,00 35.14 | 3.514 (Cheo 9) 2,00 | PA |210°/21| 45 1.800,00 61,28 6,13 + 360 |PA |210/15| 50 | 3.600,00 7225 | 123+ 2.00 |PA |210⁄27| 35 1.400,00 86.40 8.64 + | fuditing2 “| 2.00 |PA |210724| 33 | 140000 71,58 | 7.716+ (Cheo 10) | 200 | pa | 210921] 35 | 1.400,00 64.88 | 6.494 3.00 | PA | 2105/15 | 50 300,00 66.48 6.65 + 5 Koheot 16) 4320 |PA |210%/15| 50 | 4320000] 86702 | 86.70 + 6 | Ludithin2 | 900 |PA |210/15 50 | 9.00000] 18063 | 1806+ (Cheol7 +19) | 10.50 |PA |210915| 60 | 1260000 202.13 | 2021+ 7 Cho 20 38) 85.50 | PA | 210/15 | 80 | £36.800.00 | 1.55867 | 15587+ 8 hee 30 ea) 9,00 |PA }210°/15} 100 | 18.000,00] 158.58 | 15.86 + 9 | Chao phao ~ | PE | 700/15} 50 160,30 7,25 0,58 - ~ | PE |700%15 | 60 300.00 13,57 1,08 - 10 | Chao chi ~ | PE | 70015] 80 | 4.02400] 181.80) 14,54- 11 | Chao bien 1 — | PE | 700715] 80 164,16 7,42 | 0.59- 12 | Chao bien 2 - | PE | 700715] 80 152,00 687 | 0,55- 13 | Chỉ sươnghép| - [PA | 21021] - - 12,54 1/25 + Tổng 290.200,46 | 4.823,04

phi chú: - Dấu *-” biểu thị cho vật liệu nổi - Dấu “+” biểu thị cho vật liệu chìm

Trang 40

4.3.2.Mẫu ludi vay ca ngit cha far ¢190488BTS

4.3 4.1 Thơng số kỹ thuật của mẫu lưới tây tin CM 99488BTS

-|Chiểu dài kéo căng vàng lưới: 1.626,19 m

Chiều dài rút gọn giểng phao: 1.143,76 m Chiều dài rút gọn giêng chì: !.382,26 m Chiều cao kéo căng đầu tùng: 114,25 m

Chiều cao kéo căng thân lưới: 152,15 m

Chiều cao kếo căng đầu cánh: 140,15m Hệ số rút gọn giềng phao: u, = 0,60; 0,71; 0,69 1 Hệ số rút gọn giêng chì: u = 0,85 Kích thước mất lưới và qui cách chỉ lưới: + Tùng lưới: 2a = 35mm; 210D/24; 210D/21; 210D/18 + Thân lưới: 2a = 40mm; 2a = 50mm; 210D/12; 210D/18 + Cánh lưới: 2a = 50mm; 2a = 60mm; 2a = 80mm; 210D/12; 210D/18

- Tổng trọng lượng vàng lưới trong không khí: 8.099,11 kg

- Tổng lực nổi của vàng lưới: Q = 1.982,953 KG - Tổng lực chìm của vàng lưới: G = 1.921,043 KG

+

4.3.2.2 Đánh giá mẫu lưới vây tàu CM 99488BTS

1.143 + Chiều đài vàng lưới: Chiểu đài vàng lưới vây của tàu CM99488BTS là 76m; ngắn hơn chiều dài vàng lưới vay lúc chưa sửa chữa của tau TG 90567BTS là 125,0 m Như vậy, có thể thấy rằng chiều dài của vàng lưới vây này chưa {52,1 cao | chữa vay t

đủ để khai thác cá ngừ có hiệu quả

+ Chiều cao vàng lưới: Chiều cao vàng lưới vây của tàu CM 99488BTS là bm Voi chiều cao này tương đối phù hợp để khai thác cá ngừ (lớn hơn chiều

lới vây cũ của tàu TG 90567BTS là 35,99 m và lớn hơn chiều cao lưới mới sửa

cia tau nay 146,19 m)

t Kích thước mất lưới: Nói chung nhỏ hơn kích thước mắt lưới của vàng lưới tu TG 90567BTS một chút Tuy nhiên vấn đề này có thể chấp nhận được

+ Trang bi phao chì: Theo mức trang bị phao, chì của vàng lưới vây CM 99488

BTS cho thấy: lực nổi của phao trang bị cho l m giềng phao là 1/73 KG/m; tỷ số lực

nổi tiê

động thì m

én luc chim của vàng lưới: Q/G = 1,03

Như đã phân tích trên, khi tỉ số Q/G sấp xÏ 1, lưới vây không có khả năng hoạt ở vùng nước sâu hơn chiều cao lưới Nếu so sánh với lưới của tàu TG 90567BTS ức trang bị lực nổi của mẫu lưới tàu CM99488 BTS là quá nhỏ Như vậy, lưới vay của tàu CM 99488 BTS cần phải bổ sung thêm phao khi hoạt động ở vùng biển có độ B

sâu lốn

994q Các bản vẽ tổng quát, khai triển và bang thong ké trang bi cla ludi vay CM 8 BTS được trình bày trên hình 12, 13 và bảng 8,9

Ngày đăng: 24/03/2018, 02:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w