1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình triển khai thực hiện các quy định về văn hóa công sở của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Công ty xăng dầu Tuyên Quang

62 288 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT A. LỜI MỞ ĐẦU 1 B. NỘI DUNG 4 Chương I: Tổng quan về văn hóa công sở và những quy định về văn hóa công sở tại các cơ quan Nhà nước 4 1.1 Văn hóa công sở 4 1.1.1 Khái niệm về văn hóa công sở 4 1.1.2 Yếu tố cấu thành Văn hóa công sở 6 1.1.3 Biểu hiện của Văn hóa công sở 8 1.1.4 Vai trò của văn hóa công sở 9 1.2 Những quy định về văn hóa công sở tại các cơ quan Nhà nước 10 Chương II: Tình hình triển khai, thực hiện các quy định về văn hóa công sở của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Công ty xăng dầu Tuyên Quang 11 11 2.1 Tình hình triển khai, thực hiện các quy định về văn hóa công sở của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam 11 2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam 11 2.1.1.1 Vài nét về sự hình thành và phát triển 11 2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học & Công nghệ 12 2.1.2 Tình hình triển khai thực hiện quy định về văn hóa công sở tại Bộ KH& CN Việt Nam 24 2.1.2.1 Trang phục, giao tiếp và ứng xử của Cán bộ công chức viên chức 24 2.1.2.2 Bài trí công sở 27 2.1.2.3 Quy chế làm việc và việc thực hiện quy chế làm việc 27 2.1.2.4 Thời gian làm việc và sử dụng thời gian làm việc 28 2.1.2.5 Môi trường làm việc 29 2.1.2.6 Các hành vi bị cấm 29 2.2 Tình hình triển khai, thực hiện các quy định về văn hóa công sở của Công ty xăng dầu Tuyên Quang. 30 2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty xăng dầu Tuyên Quang 30 2.2.1.1 Vài nét về sự hình thành và phát triển 30 2.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của Công ty xăng dầu Petrolimex Tuyên Quang. 31 2.2.2 Tình hình triển khai thực hiện quy định về văn hóa công sở tại Công ty xăng dầu Tuyên Quang 35 2.2.2.1 Trang phục, giao tiếp và ứng xử của Cán bộ công chức viên chức 35 2.2.2.2 Bài trí công sở 37 2.2.2.3 Quy chế làm việc và việc thực hiện quy chế làm việc 38 2.2.2.4 Thời gian làm việc và sử dụng thời gian làm việc 38 2.2.2.5 Môi trường làm việc 39 2.2.2.6 Các hành vi bị cấm 39 Chương III : Nhận xét, đánh giá tình hình thực hiện quy định về văn hóa công sở tại Bộ Khoa học & Công nghệ và Công ty xăng dầu Tuyên Quang 40 3.1 Ưu nhược điểm của việc thực hiện quy định về văn hóa công sở tại Bộ KH& CN Việt Nam 40 3.1.1 Ưu điểm 40 3.1.2 Nhược điểm 41 3.2 Ưu nhược điểm của việc thực hiện quy định về văn hóa công sở tại Công ty xăng dầu Tuyên Quang 42 3.2.1 Ưu điểm 42 3.2.2 Nhược điểm 42 Chương IV: Những giải pháp nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong việc thực hiện Văn hóa công sở tại Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Công ty xăng dầu Tuyên Quang 44 4.1 Những giải pháp để phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện Văn hóa công sở tại Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 44 4.2 Những giải pháp khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện Văn hóa công sở tại Công ty xăng dầu Tuyên Quang 46 C. KẾT LUẬN 48 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ LỤC 50

Trang 1

MỤC LỤCDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

A LỜI MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG 4

Chương I: Tổng quan về văn hóa công sở và những quy định về văn hóa công sở tại các cơ quan Nhà nước 4

1.1 Văn hóa công sở 4

1.1.1 Khái niệm về văn hóa công sở 4

1.1.2 Yếu tố cấu thành Văn hóa công sở 6

1.1.3 Biểu hiện của Văn hóa công sở 8

1.1.4 Vai trò của văn hóa công sở 9

1.2 Những quy định về văn hóa công sở tại các cơ quan Nhà nước 10

Chương II: Tình hình triển khai, thực hiện các quy định về văn hóa công sởcủa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Công ty xăng dầu Tuyên Quang 11

2.1.2.3 Quy chế làm việc và việc thực hiện quy chế làm việc 27

2.1.2.4 Thời gian làm việc và sử dụng thời gian làm việc 28

2.1.2.5 Môi trường làm việc 29

Trang 2

2.2.2.3 Quy chế làm việc và việc thực hiện quy chế làm việc 38

2.2.2.4 Thời gian làm việc và sử dụng thời gian làm việc 38

2.2.2.5 Môi trường làm việc 39

2.2.2.6 Các hành vi bị cấm 39

Chương III : Nhận xét, đánh giá tình hình thực hiện quy địnhvề văn hóa công sở tại Bộ Khoa học & Công nghệ và Công ty xăng dầu Tuyên Quang 40

3.1 Ưu nhược điểm của việc thực hiện quy định về văn hóa công sở tại Bộ KH& CN Việt Nam 40

4.1 Những giải pháp để phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện Văn hóa công sở tại Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam 44

4.2 Những giải pháp khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện Văn hóa công sở tại Công ty xăng dầu Tuyên Quang 46

C KẾT LUẬN 48

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

PHỤ LỤC 50

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 4

A LỜI MỞ ĐẦU

Công sở hành chính Nhà nước là nơi diễn ra hoạt động công vụ có tínhchất đặc thù của cơ quan trong bộ máy Nhà nước, là nơi thực hiện các hoạt độngmang tính “phục vụ” rất rõ nét Theo đó, văn hóa công sở trở thành một nhu cầukhách quan, một nội dung quan trọng nhằm cải cách nền hành chính, xây dựngvà hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân hiện nay.Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đượcchuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN, công sở không chỉ đơn thuần là cơ quan Nhà nước mà còncó cả công sở của các Công ty, doanh nghiệp tư nhân trong nước, nước ngoài vàcác tổ chức nước ngoài Văn hóa công sở đa dạng hơn, phong phú hơn, hiện đạihơn, chính vì vậy nó đòi hỏi văn hóa công sở hành chính Nhà nước của chúng taphải mang tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc hơn

Văn hoá nơi công sở không chỉ thể hiện đạo đức, phẩm chất của cán bộ,công nhân viên chức trong khi thực thi nhiệm vụ mà còn thể hiện trình độ vănhoá của mỗi người Để bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động củacác cơ quan hành chính nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số129/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế văn hóa công sở gồm 3 chương và 16điều Điều này đã khẳng định mạnh mẽ rằng văn hoá công sở có vai trò to lớntrong việc xây dựng một nề nếp làm việc khoa học, kỷ cương và dân chủ Bêncạnh đó, yếu tố văn hoá còn giúp cho mỗi thành viên trong công sở phải tôntrọng kỷ luật, danh dự của công sở, quan hệ thân ái, đoàn kết, hợp tác vì sựnghiệp chung của công sở Giúp khơi dậy, phát huy năng lực, sáng tạo của từngcá nhân; tạo bầu không khí làm việc thân thiện, văn minh; cải thiện hình ảnhcông chức và công sở hành chính trong mắt công dân

Tuy nhiên, tình hình thực hiện văn hóa nơi công sở có lúc, có nơi vẫnchưa được các công sở hành chính nhà nước nghiêm túc thực hiện Qua cácphương tiện thông tin đại chúng cùng những kênh thông tin khác chúng ta vẫnthấy có hiện tượng có cán bộ, công chức còn cửa quyền, hách dịch, làm việcthiếu trách nhiệm, không khoa học và thậm chí nói năng thiếu văn hóa, “nhậu

Trang 5

nhẹt”, hút thuốc, đánh bài… trong cơ quan hành chính Nhà Nước

Nhận thấy vai trò, tầm quan trọng của văn hóa công sở trong xây dựngnền hành chính chính hiện đại và chuyên nghiệp ở nước ta là đặc biệt to lớn, emđã chọn đề tài: “Nhận xét đánh giá về tình hình triển khai và thực hiện các quyđịnh của Nhà nước về Văn hóa công sở tại một số cơ quan hành chính Nhànước” để làm báo cáo thu hoạch môn Nghi thức Nhà nước

* Mục tiêu, đối tượng, phương pháp nghiên cứu- Mục tiêu:

●Tìm hiểu được tình hình việc triển khai thực hiện các quy định của Nhànước về văn hóa công sở tại các cơ quan Nhà nước.

● Đánh giá được tình hình triển khai các quy định về Văn hóa công sở tạicác cơ quan Nhà nước.

●Đưa ra những giải pháp và đề xuất ý kiến để cải thiện tình hình triểnkhai các quy định về Văn hóa công sở tại các cơ quan Nhà nước.

- Đối tượng:

● Văn hóa công sở trong cơ quan.

● Tác động của Văn hóa công sở đến Cơ quan tổ chức.- Phương pháp nghiên cứu:

●Một là, quan sát hoạt động thực tiễn công việc, đối chiếu lý luận và thựctiễn để đánh giá hoạt động văn hóa công sở trong Cơ quan tổ chức.

●Hai là, dựa vào các tài liệu, quy chế, quy định để phân tích, thống kê rútra những giải pháp mang tính khả thi.

* Bố cục của bài tiểu luận: gồm 4 chương

Chương I: Tổng quan về Văn hóa công sởvà những quy định về văn hóacông sở tại các cơ quan Nhà nước

Chương II: Tình hình triển khai, thực hiện các quy định về văn hóa côngsở của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Công ty xăng dầu TuyênQuang.

Chương III: Nhận xét, đánh giá tình hình thực hiện quy định về văn hóacông sở tại Bộ Khoa học & Công nghệ và Công ty xăng dầu Tuyên Quang.

Trang 6

Chương IV : Những giải pháp khắc nhằm phát huy ưu điểm, khắc phụcnhược điểm trong việc thực hiện Văn hóa công sở tại Bộ Khoa học & Côngnghệ Việt Nam và Công ty xăng dầu Tuyên Quang.

Do thời gian và việc nghiên cứu chưa đầy đủ, bài viết của em còn nhiềuthiếu sót, rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô để bài tiểu luận của emđược hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn.!

Trang 7

B NỘI DUNG

Chương I: Tổng quan về văn hóa công sở và những quy định về văn hóacông sở tại các cơ quan Nhà nước

1.1 Văn hóa công sở

1.1.1 Khái niệm về văn hóa công sở

Để hiểu khái niệm văn hóa công sở là gì trước hết ta cần tìm hiểu về kháiniệm văn hóa và công sở Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiềucách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần củacon người

Với cách tiếp cận văn hoá theo nghĩa rộng, UNESCO đã đưa ra địnhnghĩa như sau:

Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt củađời sống (của các cá nhân và các cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng nhưđang diễn ra trong hiện tại qua bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống cácgiá trị truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳngđịnh bản sắc riêng của mình.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa là “Vì lẽ sinh tồn cũng như mụcđích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinhhoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng toàn bộ những sángtạo và phát minh đó tức là văn hoá.” Văn hóa là toàn bộ sáng tạo của con ngườitích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội, được đúc kết thàh giá trị vàchuẩn mực xã hội, biểu hiện qua vốn di sản văn hóa và ứng xử Văn hóa và ứngxử văn hóa của cộng đồng người

Theo từ điển tiếng Việt thì văn hoá có năm nghĩa: Một là, tổng thể nóichung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quátrình lịch sử; Hai là, những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu đờisống tinh thần- nói một cách tổng quát; Ba là, tri thức, kiến thức khoa học; Bốnlà, trình độ cao trong sinh hoạt văn hoá xã hội, biểu hiện của văn minh; Năm là,nền văn hoá của một thời kỳ lịch sử cổ xưa được xác định trên cơ sở tổng thể

Trang 8

những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau

Như vậy, ta có thể tiếp cận khái niệm văn hóa với nghĩa là hệ thống giá trịvật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích luỹ, lưu truyền từ thế hệ nàysang thế hệ khác trong hoạt động sản xuất, nếp suy nghĩ, cách sống và sự tươngtác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội Văn hoá có ý nghĩa khácnhau đối với các dân tộc khác nhau, bởi vì khái niệm văn hoá bao gồm nhữngchuẩn mức, giá trị, tập quán.v.v Hay nói ngắn gọn hơn, văn hóa là toàn bộsáng tạo của con người tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội, đượcđúc kết thàh giá trị và chuẩn mực xã hội, biểu hiện qua vốn di sản văn hóa vàứng xử Văn hóa và ứng xử văn hóa của cộng đồng người Với ý nghĩa đó, vănhoá có mặt ở mọi hoạt động sản xuất vật chất cũng như sản xuất tinh thần củacon người, trong mọi quan hệ ứng xử xã hội hay thái độ đối với thiên nhiên

Công sở - là nơi cán bộ, công chức, viên chức làm việc, để thực hiện cácnghĩa vụ và quyền được nhà nước giao phó Do vậy, công sở luôn có những quychế, quy định riêng nhằm để mọi ngưòi tuân thủ, thực hiện, tạo nên sự thốngnhất trong công việc, trong ý chí và hành động Nói đến công sở là nói đến vănminh công sở, là nói đến nếp sống, đến ý thức và bản lĩnh sống của cán bộ, côngchức, viên chức Công sở là nơi tập thể cán bộ, công chức, viên chức cùng laođộng, suy nghĩ để hoàn thành chức năng, công việc được giao Công sở là một tổchức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước để tiến hành một công việcchuyên ngành của nhà nước Công sở là một tổ chức thực hiện cơ chế điều hành,kiểm soát công việc hành chính, là nơi soạn thảo văn bản để thực hiện công vụ,đảm bảo thông tin cho hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, nơi phối hợphoạt động thực hiện một nhiệm vụ được nhà nước giao Là nơi tiếp nhận yêucầu, đề nghị, khiếu nại của công dân Do đó, công sở là một bộ phận hợp thànhtất yếu của thiết chế bộ máy quản lý nhà nước.

Văn hoá công sở là một hệ thống các chuẩn mực, quy tắc, giá trị đượchình thành trong quá trình hoạt động của công sở, tạo nên niềm tin giá trị về tháiđộ của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong công sở, ảnh hưởng đếncách làm việc trong công sở và hiệu quả hoạt động của công sở Xây dựng văn

Trang 9

hoá công sở là xây dựng một nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương và dân chủ,đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý cũng như cán bộ, công chức, viên chức của cơquan phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động chung của cơ quan Muốn như thếcán bộ phải tôn trọng kỷ luật của cơ quan, phải chú ý đến danh dự của cơ quantrong cư xử với mọi người, đoàn kết và hợp tác trên những nguyên tắc chung,chống lại bệnh quan liêu, hách dịch, cơ hội

Văn hóa công sở biểu hiện thông qua các quy chế, quy định, nội quy, điềulệ hoạt động có tính chất bắt buộc mọi cán bộ, công chức, viên chức thực hiện,việc chuyển từ chỗ bắt buộc sang chỗ tự giác thực hiện, đồng thời còn được thểhiện thông qua mối quan hệ qua lại giữa cán bộ, công chức, viên chức trongcông sở, chặt chẽ hay lỏng lẻo, đoàn kết hay cục bộ…

1.1.2 Yếu tố cấu thành Văn hóa công sở

Văn hóa công sở được cấu thành từ các yếu tố sau:

Thứ nhất, các yếu tố hình thành hệ thống giá trị văn hóa công sở Đó là

các yếu tố truyền thống, hiện đại, trình độ học vấn, trình độ văn minh, giá trị cấutrúc, giá trị chức năng và giá trị vật chất Các giá trị này có thể được bộc lộchính thức hay không chính thức như: mọi thành viên trong công sở đều phảibiết cư xử với nhau, đi làm đúng giờ, tôn trọng nhân cách và đời tư của đồngnghiệp, đem lại hiệu quả giao tiếp hành chính cao Có thể nói văn hóa là nềntảng tinh thần của hoạt động công sở, nó biểu hiện sức mạnh tiềm tàng và bảnlĩnh của các thành viên trong công sở.

Thứ hai, giá trị truyền thống và hiện đại Tất cả những hoạt động lưu

truyền từ trong lịch sử của công sở và được lưu giữ tồn tại đến ngày nay đã tạora những giá trị văn hóa mang tính truyền thống Tuy nhiên văn hóa công sởkhông phải là bất biến, nó được phát triển và thích ứng với hoàn cảnh và môitrường, vì vậy nó mang các giá trị hiện đại.

Thứ ba, trình độ học vấn và trình độ văn minh Trình độ học vấn là một

yếu tố cần và đủ cấu thành nên văn hóa công sở Trình độ học vấn là chìa khóađể con người bước vào nền văn hóa tiên tiến hơn Không ngừng nâng cao trìnhđộ học vấn giúp cho con người vươn tới đỉnh cao của sự sáng tạo, góp phần nuôi

Trang 10

dưỡng con người phát triển toàn diện hơn Còn trình độ văn minh là sự đánh dấumỗi thời kỳ phát triển của lịch sử Thế giới đã trải qua ba giai đoạn lớn của nềnvăn minh nhân loại: nền văn minh nông nghiệp, nền văn minh công nghiệp vànền văn minh trí tuệ Nền văn minh nông nghiệp xuất hiện cùng với sự xuất hiệncủa nền văn minh lúa nước; nền văn minh công nghiệp xuất hiện khi có sự ra đờicủa máy hơi nước của James Watl; nền văn minh trí tuệ xuất hiện khi các “côngnhân cổ cồn” xuất hiện, lúc này các chú robot được thay cho sức lao động củacon người Con người được giải phóng sức lao động chân tay, bước vào đỉnhcao của khoa học và công nghệ, chiếm lĩnh tri thức, làm chủ tri thức, lấy tri thứccải tạo điều kiện tự nhiên, xã hội và con người Vai trò của văn hóa càng đượcphát huy nếu như nó được gắn liền với văn minh ngay trong hoạt động của cáccông sở.

Thứ tư, giá trị của Chân - Thiện - Mỹ.

Một trong những yếu tố cấu thành cơ bản của văn hóa công sở được thểhiện là nền tảng mang tính nhân bản - giá trị của “Chân”, nó được biểu hiện ở bakhía cạnh là: giá trị của cái đúng, của chân lý; giá trị của nền tảng quy phạm đạođức, quy phạm pháp luật; giá trị của tri thức khoa học.

Vai trò của văn hóa còn thể hiện nền tảng mang tính nhân ái (cái Thiện),giá trị của “Thiện” biểu hiện ở các khía cạnh: giá trị của lương tâm; giá trị củađạo đức; giá trị của của cái tốt Sự vô cảm, thiếu “cái tâm” trong hoạt động côngvụ sẽ mất đi giá trị “cái thiện” trong mỗi con người.

“Cái Mỹ” thường gắn với các giá trị vật chất và hành động cụ thể trongthực tiễn hoạt động công sở Văn hóa thẩm mỹ công sở là vấn đề đem đến hiệulực và hiệu quả cao trong hoạt động công sở Cái đẹp thể hiện qua phong thái,cử chỉ, hành vi, sắc thái tình cảm của người thừa hành công vụ, đồng thời cáiđẹp còn thể hiện văn hóa công sở minh bạch, lịch sự, trang trọng.

Chân - Thiện - Mỹ qua thời gian luôn sàng lọc, nâng niu những giá trị tốtđẹp còn đọng lại ở mỗi thời đại, mỗi nền văn minh, mỗi quốc gia, dân tộc và đặcbiệt ở mỗi con người, đem lại những giá trị tốt đẹp nhất cho con người.

Trang 11

1.1.3 Biểu hiện của Văn hóa công sở

Có thể thấy trong các quy chế, quy định, nội quy, điều lệ hoạt động cótính chất bắt buộc mọi thành viên của cơ quan thực hiện, việc chuyển từ chỗ bắtbuộc sang chỗ tự giác thực hiện, nó còn được thể hiện thông qua mối quan hệqua lại giữa các thành viên trong công sở, chặt chẽ hay lỏng lẻo, đoàn kết haycục bộ Xây dựng văn hoá công sở trên nền tảng văn hoá của dân tộc Biểu hiệnhành vi điều hành và hoạt động của công sở đó là:

Tinh thần tự quản, tính tự giác của cán bộ công chức làm việc trong côngsở cao hay thấp Đây là vấn đề cần được quan tâm vì nó đánh vào ý thức củamỗi người các bộ công chức,người cán bộ phải xem công việc của cơ quan nhưcông việc của gia đình mình và có trách nhiệm cao trong công việc Có như vậyhiệu quả làm việc mới cao được Hiện nay ở một số cơ quan, tinh thần tự quảntự giác của cán bộ công chức còn thấp, có tính ỷ lại và đùn đẩy trách nhiệm…Mức độ áp dụng các quy chế để điều hành kiểm tra công việc đã thật tốt haychưa, việc áp dụng đó như thế nào và tới đâu?

Mức độ của bầu không khí cởi mở trong công sở Ở đây đánh giá vào tâmlí của từng cá nhân trong công sở, trên thực tế cho thấy, khi làm việc, nếu tinhthần thoải mái thì làm việc rất hiệu quả, và ngược lại Do vậy tạo bầu không khícởi mở là vấn đề cần được chú ý tới

Các chuẩn mực được đề ra thích đáng và mức độ hoàn thành công việctheo chuẩn mực cao hay thấp Có những trường hợp đề ra chuẩn mực quá caotrong khi tổ chức đó không có đủ điều kiện để thực hiện thì mức độ hoàn thànhcông việc cụng không cao.Cho nên khi đề ra các chuẩn mực cần chú ý tới điềukiện hoàn cảnh ở trong tổ chứ đó.

Các xung đột nội bộ được giải quyết tốt hay không.bất kì một cơ quan nàothì việc xung đột giữa các thành viên trong cơ quan chắc cắn sẽ có nhưng ở mứcđộ lớn hay nhỏ Tuy nhiên nếu biết nắm bắt tình hình và tâm lí của từng ngườithì sẽ dễ dàng giải quyết các xung đột đó

Các biểu hiện hành vi của văn hoá công sở rất đa dạng và phong phú.cầnphải xem xét một cách tỉ mỷ mới có thể đánh giá hết được mức độ ảnh hưởng

Trang 12

của chúng tới năng suất lao động quản lý, tới hiệu quả của hoạt động tổ chứccông sở nói chung.

Kĩ thuật điều hành tạo nên Văn hoá tổ chức công sở Đây là vấn đề có liênquan tới nề nếp làm việc, kỷ cương trong bộ máy quản lý nhà nước Nếu nhữngkỷ cưng này được xây dựng một cách chặt chẽ thì nền văn hóa công sở sẽ đượcđề cao và tổ chức có điều kiện để phát triển.

Thực tế cho thấy rằng, công sở là nơi phải thường xuyên tiếp xúc vớinhân dân, các cơ quan hữu quan, bạn đồng nghiệp và các cơ quan cấp trên Yếutố cơ sở vật chất chỉ một phần, nhưng quan trọng hơn cả là yếu tố con người sẽquyết định Văn hoá công sở Một số ví dụ cụ thể như sau:

Quy định là làm 8 giờ/ ngày, nhưng công chức đã làm gì trong 8 giờ ấy?Khi câu hỏi này đặt ra thì bất cứ ai cũng có thể trả lời một cách thẳng thắn làngồi chơi chờ tới tháng lãnh lương Từ đó hành vi của công chức ngày càng lúnsâu hơn.

Vệ sinh sạch sẽ, công sở thoáng mát, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp bànghế…

Quan hệ giữa lãnh đạo và công chức là quan hệ cấp trên với cấp dưới thìphải xưng hô cho phù hơp, tôi và chẳng hạn

1.1.4 Vai trò của văn hóa công sở

Là cơ sở xã hội hóa các cá nhân được thể hiện là những nhận thức xã hộicủa mỗi con người để đảm bảo đời sống của chính họ Con người không thể tồntại nếu tách rời tự nhiên, cũng như con người không thật sự là người nếu tách rờimôi trường văn hóa Tất cả những điều đó con người học hỏi và lĩnh hôi trongquá trình xã hội hóa cá nhân

Là cơ sở phát triển kinh tế được thể hiện là các cơ sở vật chất dùng chosản xuât kinh doanh và năng lực lao động của con người Các nhà kinh tếthường gọi là các yếu tố tài sản hữu hình và vô hình, đây là cơ sở cho quá chấttrình phát triển kinh tế xã hội Nền kinh tế phát triển cao cùng với cơ sở vật chấtphát triển cao là tiền đề cho phát triển kinh tế Tương tự như vậy nền văn hóaphát triển cao đồng nghĩa với người lao động có trình độ khoa học kỹ thuật cao,

Trang 13

đây là tiền đề thứ hai cho phát triển kinh tế

Là nền tảng tinh thần của xã hội tạo nên giá trị làm người, tạo nên sứcmạnh dân tộc Vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Là cơ sở hình thành nhân cách hoàn thiện con người và hoàn thiện xã hội.Con người ngày càng hiểu biết được đầy đủ quy luật vận động của tự nhiên, xãhội và bản thân Từ đó làm chủ trong mọi tình huống

Thông qua giao lưu văn hóa xã hôi quốc tế, các nền văn hóa chắt lọc đượctinh tú của nhau và ứng dụng vào nền văn hóa của mình Hội nhập quốc tế là cơhội tốt nhất cho nền văn hóa

1.2 Những quy định về văn hóa công sở tại các cơ quan Nhà nước

Để bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ quanhành chính nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế văn hóa công sở gồm 3 chương và 16 điều.

Trang 14

Chương II: Tình hình triển khai, thực hiện các quy định về văn hóa công sở của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Công ty xăng dầu

Qua mỗi giai đoạn và mỗi lần đổi tên thì chức năng, nhiệm vụ của BộKhoa học Công nghệ ít nhiều đều có sự thay đổi và kéo theo đó là sự thay đổi vềvị trí, chức năng, nhiệm vụ của văn phòng Từ năm 1959 - 1965 là thời kỳ xâydựng và đi vào ổn định của Bộ KH&CN Bởi vậy, hoạt động quản trị văn phòngcủa Bộ còn hết sức mới mẻ và chưa được chú trọng, mới chỉ có tổ Văn thư Đếnnăm 1960, Văn phòng Bộ chính thức được thành lập và phụ trách nhiệm vụ vềhợp tác quốc tế, thông tin khoa học và kỹ thuật Đến những giai đoạn sau và chotới hiện nay, vị trí của văn phòng được khẳng định, cơ cấu tổ chức và chức năngnhiệm vụ của văn phòng được quy định rõ ràng Văn phòng là bộ máy thammưu giúp việc và tổng hợp cho lãnh đạo trong công tác quản lý, điều hành nhằmthực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ.

Tóm lại, xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển đó, UBKHCN và

Trang 15

Bộ KH&CN ngày nay là cơ quan quản lý lĩnh vực hoạt động Khoa học và Côngnghệ trong phạm vi cả nước.

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BộKhoa học & Công nghệ

a Chức năng của Bộ KH & CN:

Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, bao gồm:

- Hoạt động khoa học và công nghệ.

- Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ.- Sở hữu trí tuệ.

- Tiêu chuẩn đo lường chất lượng.- Năng lượng nguyên tử.

- An toàn bức xạ và hạt nhân.

- Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc Bộ quản lýtheo quy định của pháp luật.

b Nhiệm vụ, quyền hạn:

Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

1 Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự ánpháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghịquyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luậthàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công củaChính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dàihạn, 5 năm, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia của ngànhthuộc lĩnh vực do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý.

2 Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bảnkhác thuộc lĩnh vực do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý

3 Phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệchủ yếu 5 năm và kế hoạch khoa học và công nghệ hàng năm, các chương trìnhnghiên cứu phát triển thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ phù hợp với chiếnlược phát triển khoa học và công nghệ và theo phân cấp, ủy quyền của Chính

Trang 16

phủ, Thủ tướng Chính phủ.

4 Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạmvi quản lý nhà nước của Bộ; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiệncác văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh vựcquản lý của Bộ sau khi được ban hành, phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổbiến, giáo dục pháp luật về khoa học và công nghệ; ban hành tiêu chuẩn, quychuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật theo thẩm quyềntrong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

5 Hướng dẫn, kiểm tra đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộcngành, lĩnh vực theo danh mục do Chính phủ quy định; quản lý việc cấp, điềuchỉnh, thu hồi, gia hạn các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy đăng ký trongphạm vi quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực của Bộ theo quy định của phápluật; hướng dẫn nghiệp vụ hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc lĩnhvực quản lý nhà nước của Bộ.

6 Về hoạt động khoa học và công nghệ:

a) Chỉ đạo thực hiện phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu khoahọc và phát triển công nghệ 5 năm và hàng năm, chuyển giao công nghệ, thúcđẩy việc phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế-kỹ thuật trọng điểm trên cơ sởđổi mới, làm chủ công nghệ, tập trung phát triển công nghệ mới, công nghệ cao;

b) Chủ trì hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện cơ chế tự chủ,tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập; hướngdẫn, hỗ trợ việc thành lập, phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ; hỗtrợ các tổ chức, cá nhân phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật áp dụng vào sảnxuất, các doanh nghiệp đổi mới công nghệ; quy định, hướng dẫn các tổ chức, cánhân thực hiện hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa họcvà công nghệ;

c) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc chứng nhận hoạt động ứng dụng,nghiên cứu, phát triển công nghệ cao và công nhận doanh nghiệp công nghệ cao;quy định điều kiện đối với cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệpcông nghệ cao; quy định thẩm quyền, điều kiện, thủ tục xác nhận cơ sở đào tạo

Trang 17

nhân lực công nghệ cao; xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin về công nghệcao thuộc phạm vi thẩm quyền của Bộ; xây dựng trình Chính phủ ban hành tiêuchí, điều kiện thành lập khu công nghệ cao và xây dựng cơ chế, chính sách pháttriển công nghệ cao; trực tiếp quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc;

d) Hướng dẫn việc xác định, đặt hàng, tuyển chọn, giao trực tiếp, đánhgiá, nghiệm thu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ; việc giao quyền sở hữu vàquyền sử dụng kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nguồn gốc từ ngânsách nhà nước Giao quyền sở hữu và quyền sử dụng kết quả nhiệm vụ khoa họcvà công nghệ cấp nhà nước cho các tổ chức, cá nhân Khai thác, ứng dụng, côngbố, tuyên truyền kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

đ) Quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước trong lĩnhvực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiệncác nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước, nhiệm vụ trongcác chương trình, đề án khoa học và công nghệ quốc gia đã được Thủ tướngChính phủ phê duyệt;

e) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc đặt hàng một số sản phẩm khoahọc và công nghệ đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngânsách nhà nước;

g) Kiểm tra, giám sát và thanh tra chuyên ngành quá trình thực hiện vàsau nghiệm thu các chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụngvốn ngân sách nhà nước; tổ chức đánh giá độc lập kết quả nghiên cứu khoa họcvà phát triển công nghệ của tổ chức khoa học và công nghệ;

h) Hướng dẫn, đăng ký hoạt động đối với các tổ chức nghiên cứu và pháttriển, các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, quỹ phát triển khoa học vàcông nghệ, quỹ đổi mới công nghệ, quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao theoquy định của pháp luật;

i) Quy định hoạt động chuyển giao công nghệ và dịch vụ chuyển giaocông nghệ; hướng dẫn việc đánh giá, định giá, thẩm định, giám định công nghệ;cấp phép chuyển giao công nghệ và chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giaocông nghệ theo phân cấp; thẩm định nội dung khoa học và công nghệ của các dự

Trang 18

án đầu tư, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực, cácchương trình, đề án nghiên cứu khoa học phục vụ hoạt động chuyển giao côngnghệ, phát triển thị trường công nghệ thuộc thẩm quyền; thẩm định, trình Chínhphủ ban hành danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, danh mục côngnghệ hạn chế chuyển giao và danh mục công nghệ cấm chuyển giao;

k) Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch khoa học vàcông nghệ 5 năm, hàng năm và nghiệp vụ quản lý hoạt động khoa học và côngnghệ.

7 Về phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ:

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng quy hoạchmạng lưới các tổ chức khoa học và công nghệ và tổ chức thực hiện sau khi đượcban hành; quy định cụ thể tiêu chí thành lập, phân loại, điều kiện hoạt động đốivới tổ chức khoa học và công nghệ; thành lập hoặc có ý kiến về việc thành lập,tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực khoa họcvà công nghệ theo quy định của pháp luật; hướng dẫn việc quản lý hệ thống cácphòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia;

b) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành vàtổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về đào tạo, sử dụng, trọng dụng cán bộkhoa học và công nghệ; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạchđào tạo, bồi dưỡng các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực khoa học và côngnghệ và hỗ trợ phát triển các lực lượng hoạt động khoa học và công nghệ;

c) Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng cơ chế tài chính trong lĩnh vựckhoa học và công nghệ, kế hoạch vốn ngân sách sự nghiệp khoa học và côngnghệ hàng năm; xác định cơ cấu chi và tỷ lệ chi ngân sách dành cho hoạt độngkhoa học và công nghệ hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương trình cấp cóthẩm quyền phê duyệt Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạchvốn ngân sách đầu tư phát triển khoa học và công nghệ hàng năm Kiểm tra,giám sát việc thực hiện phương án phân bổ dự toán ngân sách dành cho khoahọc và công nghệ hàng năm và việc sử dụng ngân sách dành cho khoa học vàcông nghệ đối với các Bộ, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật;

Trang 19

d) Hướng dẫn hoạt động thông tin, truyền thông, thư viện, thống kê tronglĩnh vực khoa học và công nghệ, phát triển thị trường công nghệ; xây dựng hạtầng thông tin, thống kê khoa học và công nghệ quốc gia; tổ chức các chợ côngnghệ và thiết bị, các trung tâm giao dịch công nghệ, triển lãm khoa học và côngnghệ; xây dựng hệ thống các cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ;đầu tư phát triển các mạng thông tin khoa học và công nghệ tiên tiến kết nối vớikhu vực và quốc tế.

8 Về sở hữu trí tuệ:

a) Xây dựng, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện cácquy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ; quy định quy trình, thủ tục đăng ký vàxác lập quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng và chuyển nhượng tài sản trí tuệ củatổ chức, cá nhân;

b) Quản lý nhà nước về hoạt động sáng kiến;

c) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc xác lập, chuyển giao quyền sở hữucông nghiệp; thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước,tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;

d) Hướng dẫn nghiệp vụ đối với cơ quan quản lý về sở hữu công nghiệp;quản lý hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp, giám định về sở hữu côngnghiệp và các dịch vụ khác về sở hữu trí tuệ; hướng dẫn về nghiệp vụ sở hữucông nghiệp đối với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và cơ sở;

đ) Chủ trì tổ chức giải quyết các tranh chấp về sở hữu công nghiệp vàtranh chấp thương mại liên quan đến sở hữu công nghiệp theo quy định của phápluật;

e) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin vàTruyền thông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhànước về sở hữu trí tuệ đối với các lĩnh vực liên quan theo phân công của Chínhphủ.

9 Về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng:

a) Quản lý hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; thẩmđịnh và công bố tiêu chuẩn quốc gia; hướng dẫn xây dựng và thẩm định quy

Trang 20

chuẩn kỹ thuật quốc gia; tổ chức xây dựng, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốcgia và xây dựng, ban hành, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc giathuộc lĩnh vực được phân công quản lý; tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế;hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nướcngoài ở Việt Nam; hướng dẫn xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương; hướngdẫn xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở; tổ chức, quản lý hoạt động của mạnglưới các cơ quan thông báo và hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trongthương mại; quản lý nhà nước về nhãn hàng hóa, mã số, mã vạch và phân địnhsản phẩm, hàng hóa;

b) Quản lý việc thiết lập, duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đolường; phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia; chỉ định tổ chức giữ chuẩn đo lườngquốc gia; tổ chức quản lý về đo lường đối với phương tiện đo, phép đo, lượnghàng đóng gói sẵn, chuẩn đo lường; tổ chức quản lý hoạt động kiểm định, hiệuchuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;

c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức quản lý nhànước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu, lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng theo quy địnhcủa pháp luật; hướng dẫn và quản lý về ghi nhãn hàng hóa trên phạm vi cả nước;hướng dẫn và quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn và quychuẩn kỹ thuật, công nhận năng lực của phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổchức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định; chủ trì thực hiện chương trìnhquốc gia nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm,hàng hóa; thực hiện các thỏa thuận và điều ước quốc tế về việc thừa nhận lẫnnhau đối với kết quả đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật,đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; quản lý, hướng dẫn và tổ chức triểnkhai thực hiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong hoạtđộng của cơ quan hành chính nhà nước.

10 Về năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân:

a) Quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, phóng xạ môi trường, an toàn hạtnhân, an ninh nguồn phóng xạ, an ninh hạt nhân và thanh sát hạt nhân trong các

Trang 21

hoạt động ứng dụng năng lượng nguyên tử trên phạm vi cả nước; hướng dẫn, tổchức triển khai hoạt động ứng dụng, năng lượng nguyên tử trong các ngành kinhtế - kỹ thuật, các dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân theo quy định của phápluật;

b) Tổ chức quản lý mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trườngquốc gia và hệ thống phòng chuẩn quốc gia trong lĩnh vực đo lường bức xạ vàhạt nhân;

c) Quy định và hướng dẫn việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành côngviệc bức xạ; thanh tra và xử lý vi phạm về bảo đảm an toàn bức xạ và an toànhạt nhân đối với các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;

d) Quản lý nhiên liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, vậtliệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, chất thải phóng xạ và hoạt động dịch vụhỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử; quản lý xuất nhập khẩu công nghệ, thiếtbị bức xạ, nhiên liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, vật liệu hạtnhân và nguồn phóng xạ trong phạm vi cả nước;

đ) Quy định việc kiểm soát và xử lý sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân.11 Về dịch vụ công:

a) Hướng dẫn các tổ chức sự nghiệp thực hiện dịch vụ công trong cácngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;

b) Xây dựng các quy trình, thủ tục, định mức kinh tế-kỹ thuật đối với cáchoạt động tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý;

c) Hướng dẫn, tạo điều kiện hỗ trợ cho các tổ chức thực hiện dịch vụ côngtheo quy định của pháp luật.

12 Quản lý công chức, viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ:a) Xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chứcthuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ để Bộ Nội vụ ban hành;

b) Quản lý vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm viquản lý nhà nước của Bộ;

c) Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ chức danh nghề nghiệpviên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ;

Trang 22

d) Quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi hoặc xétthăng hạng và tổ chức việc thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối vớiviên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật;

đ) Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của cơquan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương.

13 Về hợp tác quốc tế:

a) Tổ chức thực hiện các chương trình, hiệp định, thỏa thuận hợp tác songphương và đa phương, đề án hội nhập quốc tế và khu vực về khoa học và côngnghệ đã được phê duyệt; triển khai mạng lưới đại diện khoa học và công nghệ ởnước ngoài theo chỉ đạo của Chính phủ;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các quy định của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ về tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế liên quan đến các lĩnh vực quảnlý nhà nước của Bộ;

c) Đại diện chính thức của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế trong lĩnhvực khoa học và công nghệ theo phân công, ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ.

14 Về công tác thanh tra, kiểm tra, phòng chống tham nhũng:

a) Hướng dẫn, kiểm tra và thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luậtvề ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; hướng dẫn chuyênmôn, nghiệp vụ về công tác thanh tra chuyên ngành và xử lý các vi phạm phápluật theo quy định của pháp luật;

b) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của tổ chức, cá nhân liên quanđến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tổ chức việc tiếpdân và thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định.

15 Công nhận ban vận động thành lập hội, hiệp hội, tổ chức phi Chínhphủ (gọi tắt là Hội) hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhànước của Bộ; hướng dẫn, tạo điều kiện cho các Hội tham gia vào hoạt động củangành; tổ chức lấy ý kiến của Hội để hoàn thiện các quy định của pháp luật vềkhoa học và công nghệ; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp

Trang 23

luật đối với Hội hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; xửlý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý cáchành vi vi phạm pháp luật của Hội theo quy định của pháp luật.

16 Quản lý và tổ chức việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc thẩm quyềncủa Bộ theo quy định của pháp luật.

17 Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứngdụng tiến bộ khoa học và công nghệ tại các đơn vị thuộc Bộ quản lý.

18 Về thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanhnghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ theo quy định:

a) Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước theo phân công,phân cấp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với công ty trách nhiệm hữuhạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và phần vốn nhà nước đầu tưvào các doanh nghiệp;

b) Trình cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bổ nhiệm,miễn nhiệm theo thẩm quyền các chức danh lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp;

c) Phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệtĐiều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.

19 Tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính, của Bộ theo chươngtrình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

20 Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, vị trí việc làm, cơ cấuviên chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; quyếtđịnh việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, cách chức, từ chức,miễn nhiệm, biệt phái; thực hiện chế độ tiền lương, các chế độ, chính sách đãingộ, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viênchức; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyênmôn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý củaBộ theo quy định của pháp luật.

21 Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ vàcủa ngành khoa học và công nghệ; phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng, tổnghợp dự toán thu, chi ngân sách theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của

Trang 24

Bộ Khoa học và Công nghệ để Chính phủ trình Quốc hội; quản lý, tổ chức thựchiện quyết toán ngân sách nhà nước; thực hiện các nhiệm vụ khác về ngân sáchnhà nước, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật.

22 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn theo quy định tại Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức củaBộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể được quy định chi

tiết tại Nghị định số 20/2013/NĐ-CPngày 26 tháng 02 năm 2013của Thủ tướngChính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của

Bộ Khoa học và Công nghệ (PHỤ LỤC 3).

c Cơ cấu tổ chứ của Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ KH&CN được tổ chức và làm việc theo chế độ thủ trưởng kết hợp vớibàn bạc tập thể Tổ chức bộ máy của Bộ KH&CN bao gồm lãnh đạo Bộ (Bộtrưởng và các thứ trưởng) và các đơn vị, tổ chức trực thuộc Bộ.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Bộ Bộ Khoa học và Côngnghệ được Chính phủ giao theo nghị định 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 2 năm2013 thì cơ cấu tổ chức của Bộ bao gồm:

* Lãnh đạo Bộ

- Bộ trưởng: Nguyễn Quân:

Nhiệm vụ được phân công:

+ Lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành mọi mặt hoạt động của Bộ và củangành khoa học và công nghệ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ;những công việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ và Bộ trưởng được quyđịnh trong Luật Tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ và các vănbản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

+ Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác sau:

 Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiệnchiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành khoa học và công nghệ;

Trang 25

Chỉ đạo hoạt động của Khu công nghiệp cao Hòa lạcCông tác tổ chức cán bộ;

Công tác kế hoạch và tài chính

Công tác thi đua, khen thưởng và truyền thông;

 Công tác xây dựng Đảng, quan hệ phối hợp với Trung ương Đảng, Quốchội, Chính phủ, Ban cán sự đảng các Bộ, ngành Trung ương, địa phương và cáctổ chức chính trị- xã hội.

- Thứ trưởng: Trần việt ThanhNhiệm vụ được phân công:

Giúp Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực:

+ Xây dựng, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, cơ chế chính sáchkhoa học và công nghệ về các lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, thôngtin và thống kê khoa học và công nghệ, đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ,năng lượng nguyên tử và công nghệ cao;

+ Công tác tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng;

+ Quản lý hoạt động công nghệ cao và các khu công nghệ cao;+ Công tác thông tin và thống kê khoa học và công nghệ;

+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý khoa học và côngnghệ;

+ Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển năng lượng nguyên tử, antoàn bức xạ và hạt nhân.

- Thứ trưởng: Trần Văn TùngNhiệm vụ được phân công:

Giúp Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực:

+ Xây dựng, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sáchvề sở hữu trí tuệ, thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ; ứng dụng,phát triển, chuyển giao và đổi mới công nghệ;

+ Công tác sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ;+ Công tác phát triển tổ chức và đội ngũ cán bộ KH&CN;

+ Công tác phát triển thị trường khoa học và công nghệ, doanh nghiệp

Trang 26

Giúp Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực:

+ Xây dựng, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sáchđối với các Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia, các Quỹ trong lĩnhvực khoa học và công nghệ, hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ;

+ Công tác phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ;

+ Công tác hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ;+ Tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giaiđoạn 2011 - 2020;

+ Công tác pháp chế của Bộ.- Thứ trưởng : Phạm Công TạcNhiệm vụ được phân công:

Giúp Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực:

+ Xây dựng, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sáchthuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, hoạt động quảnlý khoa học và công nghệ của các địa phương, các Chương trình khoa học vàcông nghệ trọng điểm cấp quốc gia, công tác đánh giá khoa học;

+ Hoạt động khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn;+ Công tác báo chí.

* Các đơn vị, tổ chức trực thuộc Bộ bao gồm:

- Khối đơn vị chức năng quản lý nhà nước (22 đơn vị) là các tổ chức giúp

Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước;

Trang 27

- Khối đơn vị sự nghiệp (24 đơn vị) là các tổ chức sự nghiệp nhà nướcthuộc Bộ; khối doanh nghiệp thuộc Bộ (7 doanh nghiệp)

d Sơ đồ tổ chức bộ máy của Bộ KH & CN(PHỤ LỤC 4)

2.1.2 Tình hình triển khai thực hiện quy định về văn hóa công sở tạiBộ KH& CN Việt Nam

2.1.2.1 Trang phục, giao tiếp và ứng xử của Cán bộ công chức viênchức

* Thẻ cán bộ công chức, viên chức:

- Các cán bộ công chức viên chức đều đeo thẻ khi đến cơ quan

- Trên thẻ cán bộ công chức, viên chức đều có: tên cơ quan, ảnh, họ tên,số hiêu cán bộ công chức viên chức

- Mẫu thẻ và cách đeo thẻ đều được thống nhất theo hướng dẫn của BộNội Vụ

Bộ KH& CN Việt Nam đã ban hành các quy tắc, quy định dựa trên cơ sởcác quy chế mà Thủ tướng chính phủ đã đề ra Mọi quy định đều phù hợp vớimôi trường làm việc của Cơ quan.

Hơn nữa đây cũng là một cơ quan đầu não của Bộ máy Nhà nước nên môitrường làm việc rất trang nghiêm, lịch sự Chính vì vậy, các cán bộ công chức,

Trang 28

viên chức đã chấp hành rất nghiêm chỉnh các quy tắc, quy định của Cơ quantrong việc lựa chọn trang phục công sở khi đến Cơ quan, tạo hình tượng một thếhệ Công chức, viên chức chỉnh chu, chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo.

b Giao tiếp, ứng xử

* Giao tiếp ứng xử với cấp trênCách xưng hô với cấp trên: Gọi “Sếp, thủ trưởng” xưng“Em”Gọi “Anh/ Chị” xưng“Em”

Các cán bộ công chức viên chức đều giữ đúng chừng mực, khoảng cách,luôn có thái độ tôn trọng, kính cẩn với cấp trên.

Duy trì được một khoảng cách phù hợp với cấp trên.Luôn hoàn thành mọi công việc của cấp trên giao phó.*Giao tiếp ứng xử với cấp dưới

Cách xưng hô: Gọi “Tôi xưng“Cậu”Gọi “Tôi” xưng“Em”Gọi “Anh/ Chị” xưng“Em”

- Nhìn nhận cấp dưới một cách khách quan, trung thực, cụ thể nhưng toàndiện và phải hết sức công bằng.

- Không nhìn nhận cấp dưới một cách hời hợt, chủ quan dẫn đến có nhữngcách nói thiếu tôn trong cấp dưới.

- Công tư phân minh trong công việc.

- Không lạm dụng chức quyền để lợi dụng cấp dưới.- Có khoảng cách phù hợp với cấp dưới.

* Giao tiếp ứng xử với đồng nghiệpCách xưng hô:

Gọi “Tôi, tớ” xưng“Bạn, cậu”- Tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau - Giúp đỡ nhau trong công việc- Giữ khoảng cách khi giao tiếp

Trang 29

- Nói chuyện phải biết giữ chừng mực,* Giao tiếp ứng xử với nhân dân

Cán bộcông chức viên chức thường xưng hô với nhân dân như:Gọi “Ông/ bà” xưng“Tôi”

Gọi “Anh/chị” xưng“Tôi”

Khi phục vụ nhân dân, các cán bộ công chức viên chức luôn có thái độniềm nở, giúp đỡ và giải đáp những thắc mắc của nhân dân một cách tích cực.Tạo một bầu không khí tiếp dân vui vẻ, thoải mái

* Giao tiếp ứng xử qua điện thoại

Tùy theo từng chức vụ, độ tuổi, giới tính để có cách xưng hô phù hợp khigiao tiếp qua điện thoại

- Các cán bộ công chức, viên chức nhận điện thoại với thái độ niềm nở,nói châm, rõ nghĩa, giọng nói từ tốn, vừa phải, không bất ngờ gác máy

- Khi cán bộ công chức viên chức thực hiện một cuộc gọi thì đa chuẩn bịnội dung cuộc đàm thoại từ trước tránh làm mất nhiều thời gian của đối phương

- Thỉnh thoảng vẫn sử dụng thuật ngữ chuyên ngành- Nói lời chào khi kết thúc cuộc gọi

Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, lĩnh hội kỹ năng giao tiếp,ứng xử trở thành đòi hỏi cấp thiết của nhiều cán bộ công chức viên chức Kỹnăng giao tiếp tốt là điều kiện của sự thành đạt trong mọi công việc Hoạt độnggiao tiếp hết sức phức tạp, không đơn thuần chỉ là nói cho hay, giao tiếp còn baogồm rất nhiều khía cạnh từ ngoại hình, phong thái đến cách xử sự trong nhiềutình huống và nhiều đối tượng khác nhau Giao tiếp cũng có vai trò quan trọngtrong việc thúc đẩy hiệu quả hoạt động, hình thành phẩm chất, năng lực, kỹ năngnghề nghiệp Hơn nữa nó còn làm cho mỗi cá nhân trở nên tích cực chủ độnghơn trong công việc của mình Vì vậy các thế hệ công nhân viên chức cần traudồi những kỹ năng về giao tiếp và ứng xử để hoàn thiện bản thân, để tạo đượccác mối quan hệ tốt đẹp trong công việc.

Trang 30

2.1.2.2 Bài trí công sở

a Quốc huy, Quốc kỳ

* Treo Quốc huy: quốc huy được treo trang trọng tại phía trên cổng chínhcủa Bộ KH & CN.

Kích cỡ quốc huy phù hợp với không giantreo của quốc huy.* Treo Quốc kỳ:

Quốc kỳ đúng tiêu chuẩn kích thước, màu sắc mà Hiến pháp quy định vàđược treo trang trọng tại Tòa nhà chính của Bộ KH & CN.

Vào các buổi lễ, đón tiếp khách nước ngoài và lễ tang đều tuân thủ theoquy định về nghi lễ nhà nước, đón tiếp khách nước ngoài và tổ chức lễ tang.

b Bài trí khuôn viên, công sở* Biển tên Cơ quan

Biển tên cơ quan được đặt ở cổng chính, trên đó ghi rõ tên gọi đầy đủbằng tiếng Việt và địa chỉ của Bộ KH & CN.

- Cách thể hiện tên cơ quan được tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Nội Vụ.* Phòng làm việc

- Phòng làm việc của cán bộ công chức, viên chức có ghi rõ tên đơn vị, họtên, chức danh cán bộ công chức, viên chức.

- Phòng làm việc được bài trí theo mô hình Văn phòng xanh.- Phòng làm việc được bài trí gọn gang, ngăn nắp.

* Khu vực để phương tiện giao thông

- Cơ quan đã cho xây dựng khu vực để xe của cán bộ công chức viên chứcvà khách của cơ quan.

- Khu để xe có mái che, diện tích rộng rãi thoáng mát và gần với cổng ravào.

2.1.2.3 Quy chế làm việc và việc thực hiện quy chế làm việc

Bộ KH & CN có ban hành qui chế làm việc rất rõ ràng Nội dung qui chếhình thành trên cơ sở sự đóng góp ý kiến của cán bộ, công chức trong tổ chức.Nội dung của qui chế làm việc liên quan đến các qui định về giờ giấc làm việc;về trang phục, lễ phục của công chức; về bài trí công sở và nơi làm việc; về

Trang 31

chuẩn mực giao tiếp, ứng xử trong công sở; về tinh thần, trách nhiệm đối vớicông vụ; về thái độ, trách nhiệm đối với nhân dân; về ý thức bảo vệ tài sản công… Những qui định đó hoàn toàn phù hợp với nội dung của Qui chế văn hoácông sở tại các cơ quan hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành.Bên cạnh đó cũng có các chế tài xử phạt đối với những cán bộ công chức, viênchức vi phạm nội quy, quy định của Cơ quan, đảm bảo quá trình thực hiện chuẩnhóa văn hóa công sở tại Cơ quan.

Phần lớn công chức, viên chức cho biết họ thực hiện tốt và nghiêm túc nộiqui, qui chế làm việc của tổ chức và không có trường hợp được hỏi nào khôngthực hiện theo những qui định cơ quan đã ban hành Quan trọng hơn, tất cả côngchức được hỏi cho rằng việc các cơ quan công sở hành chính xây dựng và hoànthiện nội qui/qui chế làm việc là điều cần thiết để đảm bảo tính có tổ chức, kỷluật và sự nghiêm minh nơi công sở

2.1.2.4 Thời gian làm việc và sử dụng thời gian làm việc

* Thời gian làm việc:

Tuân theo qui định của Chính phủ, cán bộ, công chức, viên chức nhà nướclàm việc 8 giờ/ngày (tương đương 48 tiếng/tuần) Tùy vào đặc điểm công việcvà điều kiện cụ thể mà các cơ quan, công sở đưa ra những qui định cụ thể vềthời gian bắt đầu và kết thúc công việc đối với công chức, viên chức.

- Sáng: từ 7h00 đến 11h30- Chiều: từ 13h00 đến 16h30

Phỏng vấn ngẫu nhiên một số cán bộ, công chức viên chức của Bộ KH &CN về việc thực hiện giờ giấc làm việc cho thấy đa số công chức tuân thủnghiêm túc giờ giấc làm việc tại công sở thì đa số công chức đến công sở trướchoặc đúng giờ và kết thúc công việc tại công sở theo qui định Chỉ một số ítcông chức chưa chấp hành nghiêm túc qui định về thời gian làm việc như có đimuộn, về sớm vì lý do thời tiết xấu hay có công việc đột xuất… hoặc thỉnhthoảng có tranh thủ dùng thời gian “công” để giải quyết những việc

Về sử dụng thời gian làm việc, phần lớn công chức sử dụng thời giancông sở cho việc thực thi công vụ được phân công Tuy nhiên, qua trao đổi một

Ngày đăng: 23/03/2018, 16:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w