Đây là nơi sinh ra nhiều triết gia lỗi lạc đã in đậm dấu ấn trong quá trình phát triển của l ch sử triết học thế giới, trong đó phải kể đến L.Feuerbach – người đi vào l ch sử tư tưởng nh
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
∞Ω∞
Người hướng dẫn khoa học:
1 TS NGUYỄN TRỌNG NGHĨA
2 TS HỒ ANH DŨNG
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo họp tại Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Vào lúc giờ, ngày tháng năm 2018
Phản biện độc lập 1:
Phản biện độc lập 2:
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM
Thư viện ĐHQG TP.HCM
Thư viện Khoa học tổng hợp TP HCM
Trang 3DANH MỤC C C C NG TR NH H A HỌC
Đ C NG LI N QUAN ĐẾN Đ TÀI LUẬN N
1 Phạm Hoài Phương: Vấn đề tư duy và tồn tại trong triết học
L.Feuerbach; Tạp chí Triết học, số 3 (310), 3 – 2017, tr 55 – 61
2 Phạm Hoài Phương: Quan niệm của Feuerbach về tự nhiên; Tạp chí
Khoa học xã hội Việt Nam, số 7 – 2017, tr 67 – 73
3 Phạm Hoài Phương: Chủ nghĩa duy vật Feuerbach trong lý luận nhận
thức; Tạp chí Khoa học Trường Đại học Tây Nguyên, số 23, 4 – 2017, tr
106 – 110
4 Phạm Hoài Phương: Quá trình hình thành và phát triển Chủ nghĩa
duy vật nhân học Ludwig Feuerbach; Tạp chí Khoa học Trường Đại học
Tây Nguyên, số 16, 2 – 2016, tr 83 – 88
5 Phạm Hoài Phương: Chủ nghĩa duy vật Feuerbach trong triết học tự
nhiên; Tạp chí Khoa học Trường Đại học Tây Nguyên, số 12, 6 – 2014,
tr 61 – 64
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đề cập tính kế thừa trong sự phát triển của tư tưởng triết học, F.Engels viết: “Tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà có thôi Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện và muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước”1 Nhận đ nh đó cho thấy, việc tìm hiểu tư tưởng
của quá khứ, rút ra ý nghĩa và những bài học cho cuộc sống hiện tại luôn luôn
là nhu cầu cần thiết
Triết học cổ điển Đức ra đời trong hoàn cảnh l ch sử nước Đức hết sức phức tạp và đầy mâu thuẫn Nó là sản phẩm tất yếu của hoàn cảnh kinh
tế - xã hội Đức nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, với những mâu thuẫn kinh tế - xã hội và tư tưởng phát sinh trong lòng xã hội đó Đồng thời, với tư cách là một phần không tách rời của châu Âu, triết học cổ điển Đức c ng phản ánh những biến đổi của thời đại tư bản chủ nghĩa, xuất phát
từ Hà Lan, Anh, Pháp Phần sống động của thời đại ấy đã được thể hiện trong các học thuyết triết học tại Đức, mà Ludwig Feuerbach (L.Feuerbach)
là sự kết th c đầy ý nghĩa của nó Triết học cổ điển Đức là đỉnh cao của triết học Tây Âu cận đại và có ảnh hưởng to lớn tới triết học hiện đại Đây
là nơi sinh ra nhiều triết gia lỗi lạc đã in đậm dấu ấn trong quá trình phát triển của l ch sử triết học thế giới, trong đó phải kể đến L.Feuerbach – người đi vào l ch sử tư tưởng nhân loại với tư cách là đại biểu cuối cùng của nền triết học cổ điển Đức, là người đã đem đến sự kết th c đầy vinh quang cho toàn bộ nền triết học tư sản cổ điển và là một trong những nhà
duy vật lớn nhất của triết học thời kỳ trước Marx
Triết học L.Feuerbach với đóng góp là chủ nghĩa duy vật nhân bản đã thể hiện được bản chất và đặc điểm của triết học do ông xây dựng với đối tượng nghiên cứu chủ yếu là tự nhiên và con người Với việc đề cao vai trò và v trí của con người đồng thời nghiên cứu tự nhiên trên lập trường duy vật, triết học L.Feuerbach nói chung và chủ nghĩa duy vật nhân bản nói riêng đã có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của nền triết học cổ điển Đức và mở ra một bước ngoặt quan trọng trong l ch sử triết học phương Tây Triết học L.Feuerbach đối lập với chủ nghĩa duy tâm tư biện
1
C.Mác, Ph.Ăngghen (2005), Toàn tập, tập 20, Nxb.Chính tr quốc gia, Hà Nội, tr.487
Trang 5của Hegel, phục hồi và phát triển chủ nghĩa duy vật, gắn chủ nghĩa duy vật với quan điểm vô thần, hơn nữa nó còn trở thành một trong những tiền đề
lý luận trực tiếp hình thành triết học Marx K.Marx và F.Engels thừa nhận rằng, sự phê phán triết học Hegel và chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo ở hai ông chỉ có tính chất tích cực là bắt đầu từ sau khi gặp L.Feuerbach, bởi các tác phẩm của L.Feuerbach đã có tư duy giải phóng quan điểm duy vật khỏi chủ nghĩa duy tâm thần bí trừu tượng, củng cố niềm tin duy vật cho K.Marx và F.Engels
Trong Những nguyên lý của triết học tương lai, L.Feuerbach khẳng
đ nh: “triết học mới tuyên bố rằng chỉ con người mới tồn tại, bởi l chỉ con người mới chính là thước đo của lý tính”2
Tuy nhiên, học thuyết của L.Feuerbach về con người lại b chi phối bởi những điều kiện của nhận thức, khoa học, chưa vượt ra khỏi hình ảnh con người “tự nhiên, sinh học” Đề cập đến “bản chất cộng đồng” con người, L.Feuerbach chú trọng đến tính “loài”,
mà không đặt trong mối quan hệ phức tạp của xã hội và thiếu những tính quy
đ nh của l ch sử cụ thể, do đó con người trong lý giải của ông mang tính chất trừu tượng, phi l ch sử Mặc dù vậy thông điệp của ông về tình yêu nhân loại,
về việc xây dựng một xã hội tốt đẹp dựa trên nguyên tắc của tình yêu và sự đồng cảm, với hình ảnh con người “bằng xương, bằng th t, “tính triệt để” trong việc phê phán chủ nghĩa duy tâm và những ảo tưởng tôn giáo, phục hồi
và phát triển chủ nghĩa duy vật, đã tạo cho ông một v trí quan trọng trong sự phát triển triết học phương Tây nói chung, chủ nghĩa duy vật nói riêng Với tất cả những tính tích cực và hạn chế của mình, chủ nghĩa duy vật nhân bản L.Feuerbach đã để lại những giá tr và bài học sâu sắc đối với thời đại hiện nay, nhất là đối với việc tìm hiểu quy luật kế thừa tư tưởng và vận dụng nó
trong điều kiện mới
Những vấn đề mà L.Feuerbach đặt ra và giải quyết đã được K.Marx và F.Engels làm sâu sắc thêm, đồng thời tạo nên sự thay đổi về chất thông qua bước ngoặt cách mạng trong l ch sử triết học Trước hết K.Marx và F.Engels khắc phục phương pháp siêu hình và quan niệm duy tâm về l ch sử của L.Feuerbach và các nhà duy vật thế kỷ XVII – XVIII, xác lập triết học duy vật biện chứng như sự thống chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng, đồng thời thể hiện một cách sáng tạo vào tiến trình l ch sử - xã hội Việc phát minh ra quan
2
Ludwig Feuerbach (1984), Principles of the Philosophy of the Future, translated by Manfred
Vogel, introduced by Thomas E Wartenberg, Hackett Publising Company, Indianapolis/ Cambridge, p.66
Trang 6niệm duy vật về l ch sử là thành công lớn của K.Marx và F.Engels Bên cạnh
đó, có thể thấy rằng, thuyết nhân bản của L.Feuerbach đã để lại dấu ấn nhất
đ nh trong tư tưởng của K.Marx và F.Engels những năm 40 của thế kỷ XIX, khi hai ông xác lập những luận điểm nền tảng đầu tiên của lý luận giải phóng
con người Điều này được phản ánh trong Bản thảo kinh tế - triết học năm
1844 của K.Marx và Gia đình thần thánh – tác phẩm viết chung đầu tiên của
K.Marx và F.Engels Trong tác phẩm có tính tổng kết về triết học - tác phẩm
Ludwig Feuerbach và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức - F.Engels đã
phân tích sâu sắc những điểm tích cực và hạn chế của chủ nghĩa duy vật thế
kỷ XVII – XVIII và L.Feuerbach
Việc tìm hiểu về chủ nghĩa duy vật nhân bản L.Feuerbach và rút ra ý nghĩa l ch sử của nó là một điều cần thiết và bổ ích, không chỉ đáp ứng nhu cầu nghiên cứu về l ch sử tư tưởng, làm sâu sắc thêm nhận thức của chúng
ta về tính kế thừa trong l ch sử triết học, mà còn gợi mở những ý tưởng tích cực trong quá trình phát huy nhân tố con người trong điều kiện hiện nay Thông điệp nhân văn của chủ nghĩa duy vật nhân bản L.Feuerbach đã được chủ nghĩa duy vật biện chứng tiếp tục thể hiện và phát huy bởi chủ nghĩa duy vật chỉ có thể phát triển và phổ biến, nếu nó hướng đến con người Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, con người là nhân tố cách mạng nhất, năng động nhất trong lực lượng sản xuất Con người ở đây không phải là con người trừu tượng, mà là con người có tri thức khoa học, có kinh nghiệm sản xuất và kỹ năng lao động Vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ t ch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh giá rất cao vai trò của nguồn lực con người và những đóng góp của con người trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc c ng như sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) là Đại hội mở ra thời kỳ đổi mới, một thời kỳ con người thực sự quan tâm và có điều kiện phát triển những năng lực của mình một cách toàn diện Văn kiện Đại hội VI đã khẳng đ nh vai trò quyết đ nh của con người trong tiến trình phát triển của xã hội Các Văn kiện Đại hội sau tiếp tục khẳng đ nh con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng đ nh: “Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hoá
Trang 7lành mạnh”3 Con người nếu được quan tâm, động viên và tạo điều kiện để phát huy năng lực s trở thành một lực đẩy vô cùng to lớn làm chuyển biến mọi mặt của xã hội theo hướng tích cực và tiến bộ Nhận thấy tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước đã đưa ra những chính sách nhằm phát triển và tôn vinh con người c ng như quan tâm đến nhu cầu và lợi ích chính đáng của
con người
Chủ nghĩa duy vật nhân bản L.Feuerbach là một trong những biểu hiện đặc thù của chủ nghĩa duy vật trong quá trình phát triển của nó Mặc dù nỗ lực phục hồi triết học duy vật, xây dựng quan điểm duy vật về tự nhiên trong
sự thống nhất với thuyết nhân bản, khắc phục phần nào tính chất phiến diện trong cách tiếp cận về con người của các nhà duy vật thế kỷ trước, song do
ch u sự chi phối của điều kiện l ch sử nước Đức và châu Âu lúc ấy, L.Feuerbach chưa thể vượt qua khuôn khổ của chủ nghĩa duy vật siêu hình,
và rơi vào quan niệm duy tâm về l ch sử Triết học của L.Feuerbach, theo V.I.Lenin, là thứ chủ nghĩa duy vật “sáng rõ, nhưng không sâu sắc”
Những hạn chế, khiếm khuyết của chủ nghĩa duy vật siêu hình nói chung, chủ nghĩa duy vật duy vật nhân bản L.Feuerbach nói riêng đã để lại những bài học quý giá cho quá trình phát triển chủ nghĩa duy vật, c ng như cách hiểu về bản chất con người và vấn đề giải phóng con người Trên cơ sở
đó, NCS chọn “Chủ nghĩa duy vật nhân bản Ludwig Feuerbach và ý nghĩa
lịch sử của nó” làm đề tài luận án của mình
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước tới nay đã có nhiều công trình của các nhà lý luận trong và ngoài nước viết về đề tài này dưới nhiều góc độ khác nhau, được triển khai thành hai
hướng chính: Một là, các công trình nghiên cứu, tìm hiểu chủ nghĩa duy vật nhân bản L.Feuerbach trong l ch sử triết học phương Tây hai là, nghiên cứu chuyên
sâu về chủ nghĩa duy vật nhân bản L.Feuerbach trong l ch sử triết học cổ điển Đức, từ nghiên cứu tổng thể đến nghiên cứu từng mặt, từng khía cạnh
ư ng thứ nh t, các công trình nghiên cứu, tìm hiểu chủ nghĩa duy vật
nhân bản L.Feuerbach trong l ch sử triết học phương Tây, được triển khai rộng và bao quát, với nguồn tài liệu khá phóng ph
Tại các nước, triết học L.Feuerbach được quan tâm nghiên cứu trên
nhiều bình diện Có thể kể đến một số công trình như: Cuốn German
3
Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.Chính
tr quốc gia, Hà Nội, tr.219
Trang 8philosophy, 1760 – 1860: The Legacy of Idealism (Triết học Đức, 1760 – 1860: Di sản của chủ nghĩa duy tâm), của tác giả Terry Pinkard, được Nhà
xuất bản Đại học Northwestern, Illinois ấn hành vào năm 2002 Trong cuốn sách này, triết học của L.Feuerbach được trình bày một cách cô đọng, như nét đặc thù trong bức tranh tư tưởng triết học của Đức thời ấy, với sự thống
tr của chủ nghĩa duy tâm
Cuốn Religion and the Hermeneutics of Contemplation (Tôn giáo và chủ giải
học về chi m nghiệm) của D.Z.Phillips do Nhà xuất bản Đại học Cambridge ấn
hành năm 2001 tại Cambridge Tác giả dành Chương 4 bàn về triết học
L.Feuerbach với các mục như Feuerbach và sự sáng tỏ h a trong thuộc t
h a và loài người Tư duy và mâu thuẫn; Cái chết và sự hữu hạn Tư duy về phản ứng v i cái chết; Chúa và cái chết Tác giả cho rằng, tính phân minh, sáng tỏ
trong các luận giải của L.Feuerbach được thể hiện ở nhiều vấn đề, phổ biến của
l ch sử triết học phương Tây, từ cổ đại đến cận đại, trong đó có vấn đề triết học tự nhiên và tôn giáo, đã gây nên những phản ứng trái chiều, song “vẫn còn rất nhiều điều ta có thể học được từ ông” (there is to learn from him)
Cuốn sách Theology, Hermeneutics, and Imagination: The Crisis of
Interpretation at the End of Modernity (Thần học, thông diễn học và trí tưởng tượng: Cuộc khủng hoảng Diễn giải vào hồi kết của cái hiện đại) của
tác giả Garrett Green được Nhà xuất bản Đại học Cambridge phát hành năm
2000 tại Cambridge Tác giả dành Chương 4 bàn về số phận của triết học
L.Feuerbach (Feuerbach: người cha bị lãng quên của chú giải học hoài
nghi) Theo tác giả, sau I.Kant, Hamann và L.Feuerbach là Nietzsche, người
đánh dấu sự chuyển d ch từ hoài nghi hiện đại sang hậu hiện đại
Bên cạnh đó, có một số công trình chuyên khảo của các tác giả nước ngoài
đề cập đến v trí của L.Feuerbach trong triết học phương Tây, ảnh hưởng của
L.Feuerbach đến triết học Marx Trong số đó có cuốn Marx's Attempt to Leave
Philosophy (Nỗ lực của Marx thoát khỏi triết học) của tác giả Daniel Brudney
do Nhà xuất bản Đại học Harvard phát hành năm 1998 tại Cambridge Ở đây
tác giả sử dụng cách viết của K.Marx trong Góp phần phê phán triết học pháp
quyền của Hegel Lời nói đầu về “thủ tiêu triết học”, hay “xóa bỏ”, “phủ đ nh”
triết học, thực chất là triết học theo nghĩa c , gắn với triết học Hegel và phái Hegel trẻ, thứ triết học tư biện, hay “quan phương” Trong quá trình “thoát khỏi triết học”, Marx đã tiếp cận với chủ nghĩa duy vật nhân bản L.Feuerbach, ông
có tìm hiểu thái độ phê phán của L.Feuerbach đối với tôn giáo, c ng như thực trạng triết học nói chung
Trang 9Một số công trình khác có liên quan đến triết học L.Feuerbach trong
một số Chương như: Theology and Church: Shorter Writings, 1920-1928
(Karl Barth, Louise Pettibone Smith; Nhà xuất bản Harper & Row, New
Yord, 1962 : Thần học và Nhà thờ: Các tác phẩm chọn lọc thời kỳ 1920 –
1928, Chương 7); Philosophy and Myth in Karl Marx (Robert C Tucker;
Nhà xuất bản Đại học Cambridge, Cambridge, 1971: Triết học và huyền
thoại ở Karl Marx Chương 6) Fundamental Problems of Marxism (George
V Plekhanov; Nhà xuất bản International Publishers, New Yord, 1969: Các
v n đề cơ bản của chủ nghĩa Marx Chương 2 và Chương 3) Between Man and Man (Martin Buber, Ronald Gregor Smith; Nhà xuất bản Macmillan,
New Yord, 1947: Giữa người và người Chương 4)
Về nguồn tài liệu d ch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và các tác giả Việt Nam, trước hết phải kể đến các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Marx – Lenin
Trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, K.Marx đã có
những phân tích và đánh giá về chủ nghĩa duy vật nhân bản L.Feuerbach Trong quan niệm về con người, K.Marx đánh giá cao L.Feuerbach và thừa nhận nguyên tắc con người là một bộ phận của giới tự nhiên, song vì cách tiếp cận đó chỉ đề cập đến con người nói chung, con người như kết quả của tiến hóa tự nhiên, nên theo Marx nó cần được phân tích sâu sắc hơn, cần được đặt trong hoạt động, mà trước hết là hoạt động thực tiễn, vật chất Những tư tưởng về tự nhiên, về thế giới của L.Feuerbach c ng được K.Marx đánh giá cao Trong tác phẩm này, Marx đánh giá cao L.Feuerbach trong việc phê phán chủ nghĩa duy tâm, khôi phục chủ nghĩa duy vật, gắn nó với thuyết nhân bản
Hệ tư tưởng Đức là tác phẩm đồ sộ được K.Marx và F.Engels viết chung
vào khoảng năm 1845 – 1846 Tác phẩm được chia làm hai tập Trong phần
đầu của tập 1, có tựa đề, Feuerbach Sự đối lập giữa quan điểm duy vật và quan
điểm duy tâm, K.Marx và F.Engels dành một dung lượng tương đối để phân
tích và đánh giá về chủ nghĩa duy vật nhân bản L.Feuerbach Hai ông đánh giá cao v trí của L.Feuerbach trong triết học cổ điển Đức, đồng thời chỉ ra những hạn chế cơ bản của chủ nghĩa duy vật nhân bản L.Feuerbach
V.I.Lenin, trong t ký triết học, đã ghi chép, đánh giá một số tác phẩm tiêu biểu của L.Feuerbach như hững bài giảng về bản ch t của t n gi o,
Tr nh bày, phân t ch và ph ph n triết học của aibn txơ (Leibni ) Trong
những ghi chép của mình, Lenin đã chỉ ra mặt tích cực và hạn chế của chủ
Trang 10nghĩa duy vật nhân bản L.Feuerbach, đặt triết học L.Feuerbach trên nền chung của triết học cổ điển Đức và triết học cận đại Tây u nói chung
Cuốn Lịch sử triết học của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Nhà xuất bản Giáo
dục phát hành năm 2000 đã tập trung phân tích sự phê phán tính duy tâm của Hegel trong việc giải quyết vẩn đề quan hệ giữa con người và tự nhiên của L.Feuerbach Qua đó, trình bày những nội dung cơ bản trong học thuyết về con người của L.Feuerbach
Tác phẩm Lịch sử triết học của Nguyễn Hữu Vui do Nhà xuất bản Chính
tr quốc gia phát hành năm 1998 là một công trình nghiên cứu khái quát về l ch
sử triết học, trong đó tác giả đã dành một phần nhỏ để bàn về L.Feuerbach Trong tác phẩm này, tác giả chủ yếu nghiên cứu quan niệm của L.Feuerbach về bản chất con người và đánh giá điểm hợp lý của nó là ở chỗ được xây dựng trên nền tảng duy vật Bên cạnh đó, tác giả c ng chỉ ra điểm hạn chế của L.Feuerbach là không nhận thấy bản chất xã hội của con người
Cuốn Lịch sử triết học phương Tây của tác giả Nguyễn Tiến D ng,
được Nhà xuất bản Tổng hợp ấn hành năm 2006 là một trong những công trình nghiên cứu đề cập đến L.Feuerbach Tuy nhiên, phần viết về L.Feuerbach tương đối khái quát Trong tác phẩm này, tác giả đã trình bày về cuộc đời, sự nghiệp, một số mốc quan trọng trong cuộc đời của L.Feuerbach đồng thời liệt kê một số tác phẩm chính của ông Về nội dung của chủ nghĩa duy vật nhân bản L.Feuerbach, tác giả đã phân tích những đặc điểm cơ bản trong quan niệm về con người, về thế giới và về giới tự nhiên đồng thời đánh giá những giá tr và hạn chế của những quan niệm đó
Cuốn Đại cương lịch sử triết học phương Tây do Đỗ Minh Hợp, Nguyễn
Thanh và Nguyễn Anh Tuấn biên soạn được Nhà xuất bản Tổng hợp phát hành năm 2006 c ng có bàn về L.Feuerbach Các tác giả đã trình bày một cách hệ thống về cuộc đời của L.Feuerbach và giới thiệu các tác phẩm của L.Feuerbach Bằng cách tiếp cận logic-l ch sử, các tác giả c ng đã phân tích những nguyên tắc nhân bản trong triết học của L.Feuerbach đồng thời đưa ra những luận điểm khá sâu sắc về sự thống nhất giữa chủ nghĩa tự nhiên với chủ nghĩa nhân bản
Cuốn sách Lịch sử triết học của tác giả Trần Đăng Sinh chủ biên do Nhà
xuất bản Đại học Sư phạm ấn hành năm 2009 c ng đã viết về L.Feuerbach Tác giả đã khái quát những nội dung cơ bản của triết học L.Feuerbach như: vấn đề bản thể luận, nhận thức luận, vấn đề nhân sinh – xã hội đồng thời tác giả c ng rút ra những giá tr và hạn chế của các nội dung trên
Trang 11Cuốn sách Lịch sử triết học của tác giả Hà Thiên Sơn (Nxb Trẻ, TP Hồ
Chí Minh, 2001) Tác giả đã chỉ ra mặt tích cực và hạn chế trong quan niệm
về con người và tự nhiên của chủ nghĩa duy vật nhân bản L.Feuerbach
ư ng thứ hai, các chuyên khảo về triết học L.Feuerbach trong l ch sử
triết học cổ điển Đức Về các tác phẩm ngoài nước, có thể kể đến tác giả Marx
W Wartofsky với công trình Feuerbach (The Press Syndicate of the
University of Cambrigde, New Yord, USA, 1977) Tác phẩm gồm 11 chương Tác giả giới thiệu cuộc đời sự nghiệp của L.Feuerbach, trình bày khái quát sự phê phán của ông đối với chủ nghĩa duy tâm từ Leibni đến Hegel, phê phán một số luận điểm nền tảng của tôn giáo Đặc biệt, trong Chương 11 tác giả sử dụng thuật ngữ “chủ nghĩa nhân văn duy vật” (materialist humanism) để chỉ thực chất triết học L.Feuerbach như sự kết hợp tư tưởng nhân văn trong quan điểm về con người, xã hội và chủ nghĩa duy vật trong quan điểm về tự nhiên và nhận thức luận
Van A.Harvey trong tác phẩm Feuerbach (Cambrigde University Press,
Cambridge, England, 1997) đã phân tích khá sâu sắc và toàn diện nội dung của triết học L.Feuerbach, đặc biệt là quan điểm của ông về tôn giáo Tác giả cho rằng, những đánh giá của các nhà nghiên cứu về thái độ của L.Feuerbach đối với tôn giáo chưa thể hiện hết tầm lý luận và tính chất sâu sắc trong cách tiếp cận của L.Feuerbach về tôn giáo Nhiều luận điểm của L.Feuerbach, đặc biệt là luận điểm về sự cần thiết phải hình thành tôn giáo của tình yêu nhân loại, cội nguồn sâu xa của thứ “tôn giáo mới” ấy, đến nay vẫn còn sức hấp dẫn
Tác giả B Bykhovsky trong chuyên khảo Ludwig Feuerbach (Nxb
Mysl, Moscow, 1967), với 8 chương đã nghiên cứu và đánh giá khá toàn diện về triết học L.Feuerbach Chương I đề cập thân thế, sự nghiệp, quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa duy vật nhân bản L.Feuerbach, từ chương III đến chương VI tác giả phân tích nội dung của chủ nghĩa duy vật nhân bản L.Feuerbach, từ phê phán tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm đến việc xác lập “triết học của tương lai”, chỉ ra điểm mạnh và điểm yếu của “chủ nghĩa nhân bản” của L.Feuerbach Chương VII, tác giả kế thừa có chọn lọc,
sự khắc phục của K.Marx và F.Engels đối với những hạn chế của chủ nghĩa duy vật nhân bản L.Feuerbach, từ đó xây dựng chủ nghĩa duy vật triệt để cả trong quan niệm về tự nhiên lẫn trong quan niệm về xã hội Đặc biệt, tác giả dành riêng chương VIII để nêu lên một số đánh giá trái chiều của nhà nghiên cứu phương Tây về L.Feuerbach
Trang 12Các nhà kinh điển của triết học Marx – Lenin phân tích nội dung, chỉ ra giá
tr và hạn chế của chủ nghĩa duy vật nhân bản L.Feuerbach qua một số tác phẩm
như: Luận cương về Feuerbach (K.Marx) Đây là một bài viết khá cô đọng, với
mười một luận đề Mặc dù là một bài viết ngắn nhưng có thể xem đây là một tác phẩm có những đánh giá sâu sắc và toàn diện về triết học L.Feuerbach Trong bài viết này, K.Marx một mặt đánh giá mặt tích cực của L.Feuerbach khi khẳng đ nh con người vừa là sản phẩm hoàn thiện nhất của tự nhiên, vừa là bản chất cộng đồng, tức bản chất được hình thành trong môi trường xã hội, mặt khác ông c ng chỉ ra mặt hạn chế trong quan niệm về con người của L.Feuerbach
Trong các tác phẩm viết về L.Feuerbach, đặc biệt phải kể đến tác phẩm
Ludwig Feuerbach và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức của F.Engels
Tác phẩm này gồm bốn chương, được F.Engels viết trong hai năm và xuất bản thành sách vào năm 1888 F.Engels đã dành phần lớn nội dung Chương II và Chương III để đánh giá những giá tr và hạn chế của chủ nghĩa duy vật nhân bản L.Feuerbach, từ quan điểm triết học tự nhiên đến triết học xã hội
Tại các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, nhất là Liên ô, L.Feuerbach được quan tâm không kém gì các nhà triết học khác như I.Kant và F Hegel
Lịch sử triết học cổ điển Đức là một công trình nghiên cứu có giá tr của
Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô do Nhà xuất bản Sự thật ấn hành năm 1962 Tác phẩm này thể hiện tâm huyết của các tác giả khi nghiên cứu về triết học
cổ điển Đức Tác phẩm này gồm hai chương, trong đó tác giả dành phần lớn Chương hai để bàn về chủ nghĩa duy vật L.Feuerbach Trước hết, các tác giả
đã trình bày và phân tích khá tỉ mỉ về cuộc đời của L.Feuerbach Những nội dung của chủ nghĩa duy vật L.Feuerbach như: quan niệm về con người, về tự nhiên, lý luận nhận thức và về tôn giáo được tác giả phân tích và đánh giá sâu sắc đồng thời r t ra ý nghĩa to lớn của triết học L.Feuerbach
Có thể nói, tại Việt Nam có một số tác phẩm, công trình nghiên cứu khá toàn diện chủ nghĩa duy vật nhân bản L.Feuerbach trong l ch sử triết học cổ điển Đức, nhưng các sách chuyên khảo riêng về ông chưa được công
bố Cuốn Triết học cổ điển Đức (Đinh Ngọc Thạch, Nguyễn Công Chiến
Đại học Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, 1989) tuy công bố đã lâu, nhưng cách
tiếp cận về triết học L.Feuerbach chứa đựng một số điểm đáng ch ý Thứ
nh t, các tác giả nêu một cách ngắn gọn ý nghĩa của thuật ngữ “chủ nghĩa
duy vật nhân bản” không phải là sự lắp ghép máy móc chủ nghĩa duy vật và thuyết nhân bản, mà là học thuyết xem con người là nền tảng, điểm xuất phát, là sản phẩm hoàn thiện và ưu t nhất của tự nhiên, trên cơ sở đó phê
Trang 13phán chủ nghĩa duy tâm, thần bí, giải quyết một cách duy vật vấn đề cơ bản của triết học Tự nhiên và con người – đối tượng duy nhất của chủ nghĩa
duy vật nhân bản L.Feuerbach Thứ hai, các tác giả c ng chỉ ra sự chuyển
biến tư tưởng triết học L.Feuerbach sau khi trường phái Hegel phân rã
thành phái Hegel trẻ và phái Hegel già thứ ba, các tác giả đã phân tích khá
thuyết phục bốn điểm quan trọng về mâu thuẫn của triết học L.Feuerbach ở phương diện bản thể luận, triết lý về con người, quan điểm tôn giáo, quan điểm phát triển
Lê Công Sự với cuốn Triết học cổ điển Đức do Nhà xuất bản Thế giới ấn
hành năm 2006 Trong tác phẩm này, tác giả đã trình bày rất chi tiết về cuộc đời, sự nghiệp và quá trình hình thành triết học L.Feuerbach Điều đặc biệt là khi liệt kê các tác phẩm của L.Feuerbach, tác giả đã có những phân tích và đánh giá khá sâu sắc, gi p người đọc phần nào hiểu được một cách khái quát nội dung các tác phẩm của L.Feuerbach, từ đó thấy được quá trình chuyển biến tư tưởng của L.Feuerbach Về nội dung của triết học L.Feuerbach, tác giả
đã chia ra thành từng phần riêng biệt như: Vấn đề bản thể luận và nhận thức luận, triết học nhân bản, triết học tôn giáo Tuy nhiên, về mặt giá tr và hạn chế trong từng nội dung, tác giả chưa đề cập một cách đầy đủ Song một điểm đáng ghi nhận trong tác phẩm này đó là tác giả đã đề cập đến vai trò l ch sử của triết học L.Feuerbach
Một số bài viết về triết học L.Feuerbach đã được công bố trên các tạp chí như: Tạp chí Triết học, tạp chí Khoa học xã hội, tạp chí Văn học… Trong đó,
có các bài viết như: Feuerbach – người kết th c nền triết học cổ điển Đức
bằng chủ nghĩa duy vật nhân bản của tác giả Đặng Hữu Toàn, đăng trên tạp
chí Khoa học xã hội, số 75 V n đề con người trong triết học Feuerbach của
Lê Công Sự, đăng trên tạp chí Triết học, số 5 (2006) Quan điểm của
Feuerbach về văn hóa và con người của V Th Thu Lan, đăng trên tạp chí
Triết học, số 5 (2006) Các bài viết này đã trình bày khá đầy đủ và chi tiết về một số nội dung của chủ nghĩa duy vật nhân bản L.Feuerbach, qua đó đánh giá một cách khách quan những tư tưởng này của ông Bài viết của Đinh Ngọc
Thạch: V n đề con người trong triết học Feuerbach – ch tiếp cận gi trị,
đăng trên tạp chí Khoa học xã hội, số 3 (2012) Tác giả đã có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc quan điểm của L.Feuerbach về con người
Kỷ yếu hội thảo Triết học cổ điển Đức, những v n đề nhận thức luận và
đạo đức học của Đại học quốc gia Hà Nội được Nhà xuất bản Chính tr quốc
gia phát hành năm 2006 là một công trình nghiên cứu đồ sộ tập hợp rất nhiều