1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh thái bình

102 876 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 3,78 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một nhu cầu, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người.. Nếu so sánh với nhữ

Trang 1

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA DU LỊCH _

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Tiến sỹ Lê Văn Minh- Viện nghiên cứu phát triển Du lịch, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài Khoá luận tốt nghiệp này

Em cũng xin được cảm ơn các thầy cô trong Viện nghiên cứu phát triển Du lịch,

Sở Văn Hoá - Thể Thao và Du lịch Tỉnh Thái Bình đã giúp đỡ em trong việc cung cấp các số liệu cần thiết để em có thể hoàn thành Khoá luận này

Em cũng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo Viện Đại Học Mở Hà Nội

và các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Du lịch đã quan tâm, dạy dỗ, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt 4 năm học tập tại Khoa

Cuối cùng, em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên, chia sẻ kinh nghiệm để em hoàn thành Khoá luận tốt nghiệp này một cách tốt nhất

Mặc dù có những nỗ lực nhất định nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu, xử lý thông tin và ảnh hưởng của điều kiện khách quan nên Khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự thông cảm và ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên tốt nghiệp

Vũ Ngọc Anh

Trang 3

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THÁI BÌNH

2 Các số liệu ban đầu:

• Các giáo trình chuyên ngành du lịch

• Các số liệu thu thập từ Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình

• Các trang Web, các bài báo , tư liệu phóng sự,…

3 Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:

• Phần mở đầu

• Phần nội dung:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch

Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Thái Bình Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Thái Bình đến năm 2020

• Phần kết luận

4 Giáo viên hướng dẫn: Toàn phần

6 Ngày giao nhiệm vụ Khoá luận tốt nghiệp: 14/12/2015

6 Ngày nộp Khoá luận cho Văn phòng Khoa:09/05/2016

Hà Nội, ngày 05/05/2016

TS Lê Văn Minh

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 5

2 Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ đề tài 7

3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 8

4 Những vấn đề đề xuất và giải pháp của Khoá luận 8

5 Kết cấu của Khoá luận 8

PHẦN NỘI DUNG 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 9

1.1 Những khái niệm cơ bản 9

1.2 Các loại hình du lịch 17

1.3 Vai trò của du lịch [10, 18-24] 20

1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch [10, 29-90] [4, 27- 30] 21

1.5 Tóm tắt chương 1 28

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 29

TỈNH THÁI BÌNH 29

2.1 Tiềm năng phát triển du lịch 29

2.2 Thực trạng phát triển du lịch 56

2.3 Tóm tắt chương 2 70

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH 71

TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020 71

3.1 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển 71

3.2 Các giải pháp phát triển du lịch 77

3.3 Tóm tắt chương 3 86

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 88

1 Kết luận 88

2 Khuyến nghị 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 91

PHỤ LỤC 92

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một nhu cầu, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người Trong thời kỳ hội nhập kinh

tế quốc tế hiện nay, nhu cầu du lịch của con người trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội Không chỉ có giá trị lớn trong việc thoả mãn nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, giải trí của con người, du lịch còn được coi là “con gà đẻ trứng vàng” trong các ngành kinh tế dịch vụ Du lịch được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao Phát triển du lịch góp phần nâng cao dân trí, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước Ngành công nghiệp không khói này ngày càng khẳng định vị trí của mình khi được nhiều quốc gia đầu tư phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Hoạt động du lịch ở Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế phát triển chung của thế giới và khu vực

Có lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế- chính trị; nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú

là tiền đề cho sự phát triển du lịch của Việt Nam và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Nhà nước cùng với sự đầu

tư của nước ngoài, du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc

Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng châu thổ Sông Hồng, cũng là một trong những vựa lúa lớn của Miền Bắc Cùng với sự bồi đắp phù sa màu mỡ từ dòng chảy sông Hồng, Thái Bình nổi tiếng với những cánh đồng thẳng cánh cò bay, những xóm làng trù phú mang nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước vùng đồng bằng Bắc

Bộ Nếu so sánh với những tỉnh, thành phố lân cận như Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Nội hay Ninh Bình…, Thái Bình không hẳn là một địa chỉ thực sự hấp dẫn thu hút tính hiếu

kỳ của du khách,nhưng cũng chính vì lẽ đó mà vùng đất này vẫn giữ được nét thuần phác, chân thật, giữ được chất “lúa” nguyên gốc - đó chính là tiềm năng phát triển du lịch nông thôn đầy hứa hẹn, có thể đem lại lợi ích kinh tế - văn hóa, góp phần thay đổi bức tranh du lịch chưa nhiều sắc màu của tỉnh

So với các tỉnh thuộc châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, Thái Bình có diện tích đất tự nhiên thuộc loại hẹp nhưng mật độ các di tích lịch sử văn hóa lại tương đối dày Tính đến tháng 6/2013 số lượng di tích là 2200, trong đó có 109 di tích xếp hạng cấp Quốc

Trang 6

gia và 475 di tích xếp hạng cấp tỉnh Đặc biệt vào tháng 9/2012, Thủ tướng Chính phủ

đã Quyết định xếp hạng Chùa Keo là di tích quốc gia đặc biệt, cùng với 10 di tích khác của cả nước

Thái Bình cũng là một vùng văn hóa dân gian phong phú, đa dạng mà lễ hội truyền thống ở Thái Bình đáng được xem là tiêu biểu về số lượng, đa dạng về loại hình với khoảng 200 lễ hội được lưu giữ: Hội Chùa Keo, hội đền Tiên La, hội đền Đồng Bằng, hội đền Côn Giang, hội Lơ, hội trình nghề La Vân, hội chiếu làng Hới, hội làng

An Cố… Đây là nguồn tài nguyên quý báu để phát triển du lịch văn hóa Thái Bình Văn nghệ truyền thống ở Thái Bình rất phong phú về loại hình Thái Bình chính là quê hương của chèo và múa rối nước Hai loại hình nghệ thuật này là thế mạnh, là sinh hoạt phổ biến trong đời sống tinh thần của các cộng đồng làng xã Thái Bình Vì vậy,

mà nó đã được nâng cao và mang tính chuyên nghiệp Phong trào quần chúng hát diễn chèo khá sôi động, nó dường như thấm sâu vào tiềm thức, vào thói quen sinh hoạt văn hóa của người dân Ngoài chèo và múa rối nước thì các điệu hát dân ca, múa dân gian ở Thái Bình cũng mang nhiều nét đặc sắc, đặc biệt nở rộ vào những ngày hội làng Các điệu múa thông thường đều tái hiện lại hoạt động trong cuộc sống đời thường hoặc gắn với thói quen tập tục cụ thể như: múa kéo chữ, múa rồng, múa chèo đò, múa đánh Bệt, múa ếch vồ Các điệu hát đân ca xưa cũng thịnh hành trong các hội lễ bằng các lời cổ nhưng ngày nay do nhiều nguyên nhân khác nhau mai một dần

Hàng trăm làng nghề truyền thống ở Thái Bình tồn tại lâu đời không chỉ là nguồn kinh tế chính của cư dân nơi đây, mà còn góp phần tạo nên bản sắc văn hóa cho mỗi vùng quê Hiện nay Thái Bình có khoảng 290 làng nghề được cấp bằng công nhận và các làng nghề phát triển ổn định, trở thành những thương hiệu làng nghề nổi tiếng như thêu Minh Lãng, dệt đũi Nam Cao, chạm bạc Đồng Xâm, đúc đồng An Lộc Nhiều nơi dần trở thành vùng nghề như dệt chiếu Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Đông Hưng

Được thiên nhiên ưu đãi, với 53 km đường bờ biển với vùng lãnh hải rộng lớn đã tạo cho Thái Bình nguồn lợi thủy sản phong phú và các bãi biển đẹp như bãi biển Đồng Châu (huyện Tiền Hải) cách thành phố Thái Bình 35km, khu du lịch sinh thái biển Cồn Vành, Cồn Thủ cách bãi biển Đồng Châu 7km về phía Đông và khu du lịch sinh thái Cồn Đen (huyện Thái Thụy) cách thành phố Thái Bình 40km Các bãi biển ở đây được đánh giá là khá hoang sơ với những triền cát trải dài phẳng mịn, bãi biển thoai thoải, sóng êm, những hàng phi lao xanh ngắt và lộng gió

Trang 7

Với những điều kiện về nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn, Thái Bìnhcó lợi thế để phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh Tuy nhiên, ngành du lịch của tỉnh chưa được chú trọng đầu tư phát triển, tổ chức quy hoạch chưa đồng bộ, chưa khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên du lịch của địa phương, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, thiếu tính độc đáo và hấp dẫn Với mong muốn tìm hiểu, đánh giá hoạt động du lịch trong những năm qua, góp phần đưa ra những định hướng, giải pháp phát triển cho ngành du lịch của tỉnh, đưa Thái Bình trở thành một trong những điểm đến du lịch có sức hút đối với du khách nên

em chọn đề tài Thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Thái Bình làm Khoá

luận tốt nghiệp đại học Hy vọng trong thời gian tới du lịch Thái Bình sẽ có những bước phát triển tích cực cùng với sự đi lên của du lịch cả nước

2 Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ đề tài

- Trình bày cơ sở lý luận về phát triển du lịch

- Kiểm kê, đánh giá tiềm năng du lịch tỉnh Thái Bình

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Thái Bình

- Đưa ra mục tiêu, định hướng phát triển cho du lịch tỉnh Thái Bình

- Đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch tỉnh Thái Bình đến năm 2020

2.3 Giới hạn

- Về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch; đưa ra một số định hướng, giải pháp phát triển du lịch tỉnh Thái Bình theo khía cạnh ngành

- Về không gian: Toàn tỉnh Thái Bình

- Về thời gian: Đề tài tập trung thu thập số liệu, phân tích và nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn 2000 - 2015, định hướng đến năm 2020

Trang 8

3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Tài nguyên du lịch tỉnh Thái Bình

- Các hoạt động du lịch Thái Bình

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện Khoá luận này,em đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu, tài liệu

- Phương pháp khảo sát thực địa

- Phương pháp biểu đồ

- Phương pháp chuyên gia

4 Những vấn đề đề xuất và giải pháp của Khoá luận

Trên cơ sở đánh giá về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Thái Bình trong thời gian qua, Khoá luận đã đề xuất một số giải pháp sau:

- Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý

- Giải pháp về vốn đầu tư và thu hút vốn đầu tư

- Nhóm giải pháp về phát triển nguồn lực du lịch

- Nhóm giải pháp về công tác xúc tiến, quảng bá và liên kết phát triển du lịch

- Giải pháp về bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường du lịch

5 Kết cấu của Khoá luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của Khoá luận được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch

Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Thái Bình

Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Thái Bình đến năm

2020

Trang 9

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1 Những khái niệm cơ bản

1.1.1 Du lịch

Du lịch là một hiện tượng tồn tại cùng với sự phát triển của loài người Sự xuất hiện nhu cầu du lịch xuất phát chủ yếu từ mong muốn lẩn tránh sự đơn điệu nhàm chán trong cuộc sống hàng ngày, mong muốn sự thay đổi ở một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm phục hồi sức khoẻ và nâng cao hiểu biết Nhu cầu du lịch trở thành một nhu cầu phổ biến giúp con người điều hoà cuộc sống của chính mình trong xã hội

và tự nhiên Thuật ngữ du lịch ra đời từ khi loài người xuất hiện Tuy nhiên, nguồn gốc

thuật ngữ này chưa có một sự thống nhất Đúng như GS.TS Berneker- một chuyên gia hàng đầu về du lịch trên thế giới đã nhận định: “Đối với du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”

Theo một số học giả, du lịch bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp “Tonos” nghĩa là đi một vòng Thuật ngữ này được Latinh hoá thành “Turnur” và sau đó thành “Tour” (tiếng Pháp), nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi Theo Robert Langquarn (năm 1980), từ

“Tourism” lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh khoảng năm 1800 và được quốc tế hoá nên nhiều nước đã sử dụng trực tiếp mà không dịch nghĩa Một số học giả khác lại cho rằng du lịch xuất phát từ tiếng Pháp “le tour”, có nghĩa là một cuộc hành trình đến nơi nào đó và quay trở lại, sau đó từ gốc này ảnh hưởng ra phạm vi toàn thế giới Trong

tiếng Việt, thuật ngữ du lịch được giải nghĩa theo âm Hán- Việt: du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là từng trải [10, 5]

Du lịch là một sản phẩm được tạo ra bởi sự tương tác của rất nhiều ngành và các bên liên quan nên để có một khái niệm thống nhất đối với các học giả không phải là dễ dàng Dưới góc độ nghiên cứu khác nhau, khái niệm du lịch có những cách hiểu riêng Năm 1811, định nghĩa đầu tiên về du lịch xuất hiện tại nước Anh: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí” Theo khái niệm này, động cơ chính của hoạt động du lịch là giải trí Tuy nhiên, khái niệm này tương đối đơn giản Năm 1930, ông Glusman người Thụy Sĩ đã định nghĩa: “Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm,

mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên”

Trang 10

Theo định nghĩa của hai học giả Thụy Sĩ Hunziker và Krapf, những người đặt nền móng cho lý thuyết về cung- cầu du lịch được Hiệp hội các chuyên gia du lịch thừa nhận: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và làm việc thường xuyên của họ và không liên quan đến hoạt động kiếm lời” Quan niệm này đã thể hiện tương đối đầy đủ và bao quát các hiện tượng du lịch Song, quan niệm chưa làm rõ được đặc trưng của các hiện tượng và của mối quan hệ du lịch

I.I Pirojnik (năm 1985) cho rằng: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rảnh rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức- văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá” [10, 6]Theo các tác giả Mc.Intosh, Goeldner và Ritchie, để hiểu bản chất của du lịch một cách đầy đủ, cần nhắc tới các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch Các thành phần đó bao gồm:

- Du khách: Là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của hoạt động du lịch Họ là những người đi tìm những trải nghiệm và muốn được thoả mãn nhu cầu của mình

- Các đơn vị kinh doanh du lịch: Là thành phần có vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra các trải nghiệm cho khách bằng cách cung cấp các dịch vụ và sản phẩm đơn

lẻ hoặc sản phẩm trọn gói cho du khách

- Chính quyền địa phương: Quản lý điểm đến du lịch, số lượng và loại hình du khách, đồng thời quyết định sự có mặt của các hoạt động du lịch tại điểm du lịch

- Dân cư địa phương: Là những người tiếp nhận du khách và sẽ trực tiếp giúp du khách thoả mãn nhu cầu [3]

Theo cách tiếp cận này, du lịch được hiểu là: “Tổng số các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón du khách” [2, 3]

Trang 11

Mối quan hệ giữa bốn thành phần trên được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1 Mối quan hệ giữa bốn nhóm nhân tố của du lịch[8]

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm” [10, 6]

Ở Việt Nam, khái niệm du lịch đã được quy định tại điều 4, chương I trong Luật

Du lịch và được hiểu như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [6]

1.1.2 Khách du lịch

Cũng giống như khái niệm du lịch, khái niệm khách du lịch không dễ định nghĩa

vì nó là khái niệm mở phụ thuộc vào quan điểm chủ quan

Theo một số nhà nghiên cứu, định nghĩa đầu tiên về khách du lịch xuất hiện tại Pháp vào cuối thế kỷ XVIII: “Khách du lịch là những người thực hiện một cuộc hành trình lớn” Từ đó đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khách du lịch xuất hiện Vào đầu thế kỷ XX, Josef Stander cho rằng: “Khách du lịch là những hành khách đi lại,

ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn các nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi các mục đích kinh tế” [10, 7]

Ở Việt Nam, theo Luật Du lịch (năm 2005), tại điều 4, chương I: “Khách du lịch

là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập nơi đến” [6]

Hội đồng Thống kê Liên Hợp Quốc đã công nhận những thuật ngữ sau:

Các đơn vị kinh doanh du lịch

Du khách

địa phương

Trang 12

Khách du lịch bao gồm khách du lịch quốc tế và khách du lịch trong nước.[10, 8]

- Khách du lịch quốc tế (International tourist) gồm khách du lịch quốc tế đến và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài

+ Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): là những người nước ngoài đến

+ Khách du lịch quốc gia (National tourist): bao gồm khách du lịch trong nước

và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài

Ở nước ta, tại điều 34, chương V, Luật Du lịch Việt Nam quy định: “Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế

Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam

ra nước ngoài du lịch” [6]

Luật Du lịch cũng quy định những người sau đây không được coi là khách du lịch:

- Những người ra nước ngoài để tìm kiếm việc làm hoặc làm theo hợp đồng

- Những công dân ở cùng giáp giới, sống ở nước bên này nhưng làm việc ở nước bên kia

- Những người dân di cư tạm thời hoặc cố định

- Những người tị nạn

- Nhà ngoại giao, nhân viên các đại sứ quán…

- Lưu học sinh [2, 4]

Để được coi là khách du lịch cần đáp ứng các tiêu chuẩn xét về ba khía cạnh sau:

- Không gian du lịch: du khách phải đi đến một nơi không phải là nơi cư trú, làm việc thường xuyên của mình

Trang 13

- Thời gian du lịch: có thời gian lưu lại ở điểm đến từ 24 tiếng trở lên nhưng không quá một năm

- Mục đích/Động cơ du lịch: ba nhóm động cơ hay mục đích du lịch chính của du khách bao gồm: nghỉ ngơi, giải trí; thăm bạn bè, họ hàng và công vụ Ngoài ra còn có mục đích thể thao, tâm linh, sức khoẻ và thẩm mỹ [7, 14-16]

1.1.3 Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch (TNDL) là một dạng đặc biệt của tài nguyên, TNDL được xem như là tiền đề để phát triển du lịch Theo tài liệu Tổ chức lãnh thổ du lịch, TNDL được định nghĩa như sau: “TNDL được hiểu là tổng thể tự nhiên văn hoá- lịch sử cùng các thành phần của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp hoặc cho việc tạo ra các dịch vụ du lịch (DVDL) nhằm khôi phục, phát triển thể lực, trí lực cũng như khả năng lao động và sức khoẻ của con người” [5, 6]

Về thực chất, TNDL là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn hoá- lịch sử đã

bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch

Theo I.I Pirojnik “TNDL là những tổng thể tự nhiên văn hoá- lịch sử cùng các thành phần của chúng giúp cho việc phục hồi, phát triển thể lực, tinh lực, khả năng lao động và sức khoẻ của con người mà chúng được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo

ra DVDL gắn liền với nhu cầu ở thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế- kỹ thuật cho phép” [10, 31]

Luật Du lịch Việt Nam quy định tại điều 4, chương I như sau: “TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử- văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu

du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [6]

TNDL rất phong phú, đa dạng bao gồm TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), quy định tại chương II, điều 13: “TNDL tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch

TNDL nhân văn gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của

Trang 14

con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch” [6]

Các thành phần của tự nhiên có tác động mạnh nhất đến du lịch là địa hình, khí hậu, nguồn nước và tài nguyên sinh vật Phần lớn các cơ sở du lịch được xây dựng ở những nơi có phong cảnh đẹp Phong cảnh của một lãnh thổ càng đa dạng, độc đáo, khí hậu càng thuận lợi thì chất lượng của lãnh thổ đó dành cho du lịch càng được nâng cao Tuy nhiên, chính sự ảnh hưởng của một số thành phần của tự nhiên nên hoạt động du lịch mang tính mùa vụ cao Ngoài các TNDL tự nhiên có tính chất cố định, còn có những TNDL tự nhiên không có tính chất cố định Đó là các hiện tượng thiên nhiên đặc biệt, có thể diễn ra định kỳ hoặc không định kỳ, có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch như: sự xuất hiện của sao chổi, mưa sao băng, hiện tượng nguyệt thực, nhật thực TNDL nhân văn chính là những giá trị văn hoá tiêu biểu cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia TNDL nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn tác dụng giải trí Thông qua những hoạt động du lịch dựa trên việc khai thác các TNDL nhân văn, du khách có thể hiểu được những đặc trưng cơ bản về văn hoá của dân tộc, địa phương nơi họ đến Những người quan tâm tới TNDL nhân văn thường có trình độ văn hoá, thu nhập cũng như nhận thức cao hơn so với khách du lịch thuần tuý Đặc biệt, khai thác TNDL nhân văn góp phần làm giảm tính mùa vụ của du lịch bởi đại bộ phận nguồn tài nguyên này không phụ thuộc vào khí hậu và các điều kiện tự nhiên khác [10, 37-58] [5, 11

Trang 15

Sơ đồ 2 Sơ đồ các loại tài nguyên du lịch[10, 36]

1.1.4 Sản phẩm du lịch

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, được hợp thành bởi nhiều bộ phận kinh doanh

Vì vậy, sản phẩm du lịch (SPDL) bao gồm các DVDL, các hàng hoá và tiện nghi cung cấp cho du khách trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho khách

du lịch một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng SPDL gồm những sản phẩm hữu hình (hàng hoá) và những sản phẩm vô hình (dịch vụ) Như quan niệm của Michael M Coltman: “SPDL là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình” Trong nhiều trường hợp, SPDL là sự kết hợp của nhiều yếu tố vô hình và hữu hình, có thể là sản phẩm đơn lẻ hoặc sản phẩm tổng hợp

Theo Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch

vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” [6]

Hiểu một cách chung nhất, SPDL là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các TNDL đáp ứng nhu cầu, mong muốn và sở thích của khách du lịch Do vậy, thành phần hợp thành SPDL là DVDL và TNDL

Tài nguyên du lịch nhân văn

Di tích văn hoá, lịch

sử

Nhân văn khác

Làng nghề truyền thống

Lễ hội

Nguồn nước

Trang 16

Trong đó, DVDL được hiểu là việc cung cấp dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, mua sắm, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ bổ sung khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch TNDL bao gồm TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn

SPDL có sáu đặc điểm cơ bản sau:

- Tính vô hình: SPDL về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật thể

Nó là một kinh nghiệm du lịch hơn là một món hàng cụ thể Vì thế, việc đánh giá, kiểm tra chất lượng SPDL thường mang tính chủ quan, phụ thuộc vào khách du lịch

- Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng: Việc tiêu dùng SPDL diễn ra cùng một không gian và thời gian với nơi sản xuất Do đó, SPDL không thể lưu kho, dự trữ Ví

dụ, một buồng khách sạn không được thuê đêm nay, khách sạn sẽ mất doanh thu chứ không thể lưu kho để cộng thêm vào số buồng cho thuê đêm tiếp theo được

- Tính không chuyển đổi quyền sở hữu: Khách du lịch không có quyền sở hữu sản phẩm mình mua, chỉ có quyền sử dụng sản phẩm trong những điều kiện cụ thể

- Tính không thể di chuyển: SPDL không có khả năng di chuyển đến nơi tiêu thụ, người dùng phải di chuyển để tiếp cận với SPDL

- Tính mùa vụ: Do nhu cầu về SPDL thường xuất hiện vào những thời điểm nhất định trong năm tuỳ thuộc vào một số điều kiện nhất định

- Tính không đồng nhất: Không phải SPDL nào cũng giống nhau, nó đa dạng theo nhu cầu đa dạng của du khách [2, 21-22]

1.1.5 Thị trường du lịch

Ngành kinh doanh du lịch đã và đang có sức hút mạnh mẽ với nhiều doanh nhân, doanh nghiệp Để có thể phát triển ổn định, bền vững và đạt được nhiều lợi nhuận, đòi hỏi các đơn vị kinh doanh du lịch kiểm soát thị trường du lịch có hiệu quả Vậy thị trường du lịch là gì?

Thị trường du lịch được hiểu là “bộ phận của thị trường hàng hoá chung, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hoá, DVDL, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người bán và người mua, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch” [4, 11]

Trang 17

Hay nói cách khác, thị trường du lịch là nơi trao đổi hàng hoá, DVDL, nơi tập trung và thực hiện cung cầu du lịch về một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó; là tổng thể các mối quan hệ kinh tế hình thành giữa khách du lịch và người kinh doanh du lịch Thông qua thị trường du lịch, các doanh nghiệp nhận biết được nhu cầu xã hội, tiến hành hoạt động kinh doanh phù hợp và đánh giá được hiệu quả kinh doanh của mình Đối với khách du lịch, thị trường du lịch cung cấp cho họ những thông tin về khả năng cung cấp, thông tin về SPDL…

Cung và cầu là hai yếu tố cấu thành nên thị trường du lịch Hai yếu tố này có mối liên hệ mật thiết Khi một thành phần biến động sẽ kéo theo sự biến động về sự hình thành và phát triển, sự giảm sút về cơ cấu, số lượng và chất lượng của thành phần kia.[4]

- Cầu trong du lịch: là một bộ phận của nhu cầu xã hội có khả năng thanh toán về sản phẩm và DVDL nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu văn hoá, chữa bệnh, tham gia vào các chương trình du lịch đặc biệt khác; bao gồm cầu về DVDL (dịch vụ chính, dịch vụ đặc trưng và dịch vụ bổ sung) và hàng hoá (hàng lưu niệm)

- Cung trong du lịch: là khả năng cung cấp hàng hoá và DVDL nhằm đáp ứng các nhu cầu du lịch Nó bao gồm toàn bộ hàng hoá du lịch, kể hàng hoá vật chất và DVDL trên thị trường Cung trong du lịch được tạo ra từ TNDL, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, DVDL và hàng hoá cung cấp cho du khách

1.2 Các loại hình du lịch

1.2.1 Khái niệm loại hình du lịch

Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các SPDL có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thoả mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách

tổ chức như nhau hoặc được xếp chung theo một mức giá bán [2, 24]

1.2.2 Các loại hình du lịch [10, 12-17]

Các hoạt động du lịch rất phong phú và đa dạng Tuỳ theo yêu cầu và mục đích khác nhau mà hoạt động đó được phân loại thành các loại hình khác nhau

1.2.2.1 Phân loại theo mục đích chuyến đi

• Du lịch thuần tuý:là chuyến đi có mục đích thuần tuý là tham quan, nghỉ ngơi,

giải trí, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh Du lịch thuần tuý bao gồm:

- Du lịch tham quan: mục đích là nâng cao nhận thức về mọi mặt

Trang 18

-Du lịch giải trí: với mong muốn để thư giãn, nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức

khoẻ sau những thời gian làm việc căng thẳng, mệt mỏi

- Du lịch thể thao không chuyên: là loại hình nhằm đáp ứng lòng ham mê thể thao

của mọi người Khách du lịch có thể tự mình chơi một môn thể thao nào đó để giải trí như: chơi golf, lướt ván, câu cá, bơi thuyền…

- Du lịch khám phá: nhằm mục đích nâng cao hiểu biết mới lạ về thế giới xung

quanh, bao gồm du lịch tìm hiểu và du lịch mạo hiểm

- Du lịch nghỉ dưỡng: nhằm khôi phục sức khoẻ của con người tại những địa điểm

có khí hậu mát mẻ, trong lành, phong cảnh đẹp

• Du lịch kết hợp:là loại hình du lịch ngoài những mục đích thuần tuý còn có

những mục đích khác như hội họp, công tác, tôn giáo…

- Du lịch tôn giáo: là một hình thức du lịch tâm linh Du khách đến hành hương,

cúng bái, chiêm ngưỡng trong sự tôn kính, gìn giữ bản sắc tự nhiên cùng với tín ngưỡng của dân bản xứ

- Du lịch học tập, nghiên cứu: là loại hình du lịch nảy sinh do nhu cầukết hợp lý

luận với thực tiễn, nghiên cứu, tìm hiểu thực tế

- Du lịch thể thao kết hợp: là chuyến đi của các vận động viên có mục đích chính

là luyện tập, thi đấu; ngoài thời gian đó, họ có thể tìm hiểu các giá trị tự nhiên, văn hoá-

xã hội ở nơi đến

- Du lịch công vụ: ngoài mục đích chính của những người đi dự hội nghị, hội

thảo, đàm phán kinh doanh là thực hiện các công việc, họ có thể tranh thủ nghỉ dưỡng, tham quan trong thời gian rảnh rỗi

- Du lịch chữa bệnh: mục đích chính của chuyến đi là để chữa bệnh, nâng cao sức

khoẻ cho khách du lịch

- Du lịch thăm thân: là loại hình du lịch kết hợp du lịch trong chuyến đi với mục

đích thăm hỏi họ hàng, bạn bè

1.2.2.2 Phân loại theo tài nguyên du lịch

Theo tài nguyên du lịch, du lịch được phân loại thành hai hình thức cơ bản sau:

- Du lịch văn hoá: Theo điều 4, chương I, Luật Du lịch Việt Nam quy định “là

hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống” Du lịch văn hoá là loại hình du lịch nhằm nâng cao hiểu biết cho du khách về lịch sử, kiến trúc, kinh tế- xã hội, lối

Trang 19

sống và phong tục tập quán ở nơi họ đến thăm Địa điểm du lịch có thể là các di tích văn hoá- lịch sử, bảo tàng, các lễ hội địa phương…

- Du lịch sinh thái: “là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn

hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” [6]

Du lịch sinh thái là hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu tìm hiểu về các hệ sinh thái

tự nhiên và văn hoá bản địa của du khách Địa điểm tổ chức loại hình du lịch này thường là những khu vực có hệ sinh thái còn tương đối hoang sơ, có phong cảnh đẹp, văn hoá bản địa đang được bảo tồn gần như nguyên vẹn như các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển, các khu bảo tồn thiên nhiên, các làng văn hoá…

1.2.2.3 Phân loại theo lãnh thổ hoạt động

- Du lịch trong nước: là tất cả các hoạt động phục vụ cho nhu cầu du khách ở

trong nước đi nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch trong phạm vi đất nước mình, chi phí bằng tiền nội tệ

- Du lịch quốc tế: là loại hình du lịch mà trong đó quá trình thực hiện có sự giao

tiếp với người nước ngoài, một trong hai phía hoặc là du khách hoặc là nhà cung ứng DVDL phải sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp Về mặt địa lý, du khách phải ra khỏi đất nước mình Về mặt kinh tế, phải có sự thanh toán bằng ngoại tệ Du lịch quốc tế bao gồm du lịch quốc tế chủ động và du lịch quốc tế bị động

1.2.2.4 Phân loại theo vị trí địa lý

- Du lịch biển: là loại hình du lịch gắn với biển, thuận lợi cho việc tổ chức các

hoạt động tắm biển, thể thao biển

- Du lịch núi: là loại hình du lịch gắn liền với các khu vực có địa hình cao

- Du lịch đô thị: điểm đến thường là các thành phố, các trung tâm kinh tế với

nhiều công trình kiến trúc lớn, khu thương mại, công viên giải trí…

- Du lịch đồng quê: thường diễn ra ở những nơi có không khí trong lành, yên tĩnh,

thanh bình và thoáng mát

Ngoài các cách phân loại trên, các loại hình du lịch còn được phân loại dựa theo

độ dài của chuyến đi (du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày); theo việc sử dụng các phương tiện giao thông (du lịch ô tô, du lịch máy bay, du lịch tàu hoả, du lịch tàu thuỷ…); theo hình thức tổ chức (du lịch theo đoàn, du lịch các nhân, du lịch gia đình); theo lứa tuổi của du khách (du lịch thiếu niên, du lịch thanh niên, du lịch trung niên, du lịch cao niên); theo phương thức hợp đồng (du lịch trọn gói, du lịch từng phần)…

Trang 20

1.3 Vai trò của du lịch

Du lịch ngày nay trở thành nhu cầu phổ biến của con người Ở nhiều quốc gia, du lịch không những chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, mà còn có vai trò không nhỏ trong việc phát triển kinh tế vùng chậm phát triển; xoá đói giảm nghèo ở các vùng sâu, vùng

xa và bảo vệ môi trường sinh thái

1.3.1 Vai trò của du lịch đối với kinh tế

Du lịch được coi là một ngành “công nghiệp không khói” Vai trò của ngành du lịch được đánh giá là rất quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch tại một số quốc gia đã góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh

tế của họ Du lịch là một loại hình xuất khẩu đặc biệt, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp cho người nước ngoài nhưng lại được tiêu thụ ngay tại nước sở tại và đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia Sự phát triển du lịch quốc tế có những ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế theo các hướng như: kết hợp đồng trao đổi khách giữa các nước tổ chức, các hãng du lịch, tham gia vào các tổ chức quốc tế về du lịch [12]

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp Sự phát triển của du lịch giúp đa đạng hoá

và kích thích sự phát triển của các ngành kinh tế khác như: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, ngoại thương

Ngoài ra, vai trò kinh tế của du lịch còn được thể hiện ở việc giúp con người- lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội phục hồi sức khoẻ cũng như khả năng lao động Thông qua hoạt động nghỉ ngơi, du lịch, tỷ lệ ốm đau trong khi làm việc giảm đi, tỷ lệ

tử vong ở độ tuổi lao động hạ thấp và rút ngắn thời gian chữa bệnh, giảm số lần khám bệnh tại các bệnh viện Sức khoẻ và khả năng lao động là một trong những nhân tố quan trọng để đẩy mạnh sản xuất xã hội và nâng cao hiệu quả kinh tế

1.3.2 Vai trò của du lịch đối với xã hội

Du lịch là điều kiện để con người có điều kiện tiếp xúc với nhau, gần gũi nhau hơn, hiểu nhau hơn, tăng thêm tính đoàn kết cộng đồng

Du lịch được xem như nhân tố củng cố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc

tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc Thông qua đó, tình hữu nghị giữa các dân tộc được đẩy mạnh

Du lịch góp phần quan trọng trong việc gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao lòng yêu nước, yêu thiên nhiên Sự phát triển du lịch tác động đến các mặt

Trang 21

văn hoá, xã hội của nơi đến Ngược lại, du khách cũng bị ảnh hưởng nhất định bởi sự khác biệt về văn hoá, đời sống ở các nước, các vùng họ đến thăm Họ có cơ hội để tìm hiểu và học hỏi lối sống và phong tục tập quán của dân tộc khác

Du lịch cũng góp phần giải quyết việc làm cho người lao động Đây là ngành tạo

ra rất nhiều việc làm Theo thống kê, số lao động trong ngành du lịch và các lĩnh vực liên quan chiếm 10,7% tổng số lao động toàn thế giới Do đó, tỷ lệ thất nghiệp giảm; đời sống vật chất, tinh thần của con người được cải thiện và nâng cao

1.3.3 Vai trò của du lịch đối với môi trường, sinh thái

Du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ và khôi phục môi trường thiên nhiên bao quanh vì chính môi trường này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và hoạt động của con người Thông qua hoạt động du lịch, khách du lịch có điều kiện hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, thấy được giá trị của tự nhiên đối với đời sống con người, là bằng chứng thực tiễn phong phú góp phần tích cực vào việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường Du lịch và môi trường có quan hệ mật thiết với nhau Du lịch góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tạo điều kiện để phát triển du lịch

Nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch của đông đảo quần chúng đòi hỏi phải hình thành các kiểu cảnh quan được bảo vệ giống như các công viên quốc gia Từ đó, hàng loạt các vườn quốc gia đã được thành lập Hoạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu các nguồn tài nguyên và môi trường du lịch góp phần tích cực vào việc bảo tồn các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu rừng văn hóa- lịch sử - môi trường

1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch

1.4.1 Yếu tố tự nhiên

Yếu tố tự nhiên bao gồm: địa hình, tài nguyên nước, sinh vật… Yếu tố này ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch của con người Chính sự khác biệt của yếu tố này giữa nơi cư trú thường xuyên và điểm thăm quan du lịch làm nảy sinh hoạt động du lịch

xuyên, yếu tố tự nhiên càng khắc nghiệt bao nhiêu thì càng thôi thúc con người đi du lịch bấy nhiêu Những nơi có khí hậu bất lợi như: thời tiết quá lạnh, quá nóng, địa hình đơn điệu, động thực vật không đa dạng; người dân nơi đó sẽ có nhu cầu ra khỏi nơi đó

và tìm đến những nơi có điều kiện tự nhiên tốt hơn

Trang 22

- Đặc điểm các yếu tố tự nhiên của điểm thăm quan du lịch: Những nơi có vị trí

địa lý, khí hậu, địa hình, động thực vật, chế độ thuỷ văn thuận lợi, đặc biệt là những nơi

có danh lam thắng cảnh là những nơi có sức hấp dẫn du lịch

1.4.2 Điều kiện về tài nguyên du lịch

Du lịch là một trong những ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt TNDL ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ, đến việc hình thành chuyên môn hoá và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch TNDL bao gồm TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn

1.4.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

• Địa hình

Địa hình có vai trò quan trọng đối với du lịch Trước hết, bề mặt địa hình là nơi diễn ra các hoạt động của du khách, đồng thời cũng là nơi xây dựng các công trình thuộc cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Địa hình càng đa dạng thì phong cảnh càng đẹp, càng phong phú, có sức hấp dẫn Những kiểu địa hình có ý nghĩa trong du lịch như: hang động karst, địa hình vùng đồi núi, biển đảo… Những đặc trưng của các kiểu địa hình này là yếu tố cần thiết để hình thành và phát triển các loại hình du lịch Ví dụ, miền núi là khu vực thuận lợi để tổ chức du lịch mạo hiểm, leo núi…

• Khí hậu

Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên có tác động đối với hoạt động du lịch Những nơi có khí hậu ôn hoà thường được khách du lịch ưa thích Điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến đi hoặc các hoạt động du lịch

Khí hậu có tác động dến sức khoẻ con người và tạo ra mùa vụ trong năm của hoạt động du lịch Ví dụ, mùa hè có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch biển,

du lịch núi, du lịch nghỉ dưỡng…

• Tài nguyên nước

Nguồn nước là tài nguyên tất yếu cần thiết để duy trì đời sống sinh hoạt của con người Ngoài phục vụ nhu cầu sinh hoạt của du khách, các dạng địa hình chứa nước, chủ yếu là nước mặt còn tạo ra những phong ảnh đẹp Nhiều loại hình du lịch được triển khai dựa trên đặc điểm của nguồn nước Chẳng hạn, những dòng sông thơ mộng phù hợp cho hoạt động du thuyền; thác nước có thể gắn với du lịch mạo hiểm

Trang 23

Trong số các loại tài nguyên nước, cần phải nói đến nước khoáng Nước khoáng là loại tài nguyên tổng hợp mà giá trị kinh tế và du lịch chữa bệnh thể hiện rất rõ Hiện nay, nhu cầu đi du lịch kết hợp với việc an dưỡng, chữa bệnh ở các nguồn nước khoáng ngày càng tăng mạnh

• Sinh vật

Tài nguyên sinh vật là nhân tố tạo nên phong cảnh thiên nhiên đẹp, sống động Đồng thời tài nguyên cũng có ý nghĩa quan trọng với các loại hình du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu khoa học Tài nguyên sinh vật phục vụ mục đích du lịch tập trung khai thác ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển thế giới, hệ sinh thái rừng ngập mặn… Thêm vào đó, động thực vật đặc sản còn là nguyên liệu chế biến những món ăn độc đáo thoả mãn nhu cầu ẩm thực của du khách

1.4.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

• Các di sản văn hoá thế giới và các di tích lịch sử- văn hoá

Các di sản văn hoá thế giới và các di tích lịch sử- văn hoá (di tích LS-VH) được coi là một trong những TNDL nhân văn quan trọng nhất Đây là nguồn lực để phát triển

và mở rộng hoạt động du lịch Một di sản quốc gia được tôn vinh là di sản thế giới thì các giá trị về văn hoá, thẩm mỹ sẽ được nâng cao trong mối quan hệ có tính toàn cầu

Do vậy, khả năng thu hút khách du lịch và phát triển dịch vụ sẽ mạnh hơn Di tích

LS-VH là tài sản văn hoá vô giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước và của cả nhân loại Lãnh thổ nào có số lượng cũng như giá trị các di sản thế giới, di tích LS-VH, danh lam thắng cảnh càng cao thì càng có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình

du lịch tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử, văn hoá

• Lễ hội

Lễ hội là hình thức sinh hoạt tâm linh của các dân tộc Khách du lịch thường có nhu cầu tham dự các lễ hội và thường cảm thấy sự hoà đồng mãnh liệt, say mê nhập cuộc Thông qua việc tham gia các lễ hội của địa phương, khách du lịch có thể hiểu thêm về phong tục, những nét đẹp trong văn hoá tâm linh của dân bản địa Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội; nội dung; quy mô của lễ hội là những đặc điểm có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch và đặc biệt là khả năng thu hút du khách

• Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học

Mỗi dân tộc có những điều kiện sinh sống, đặc điểm, văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang sắc thái riêng của mình trên địa bàn cư trú nhất định Những

Trang 24

đặc thù của từng dân tộc có sức hấp dẫn riêng đối với du khách Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có giá trị với du lịch là các tập tục lạ về cư trú, tổ chức xã hội, thói quen ăn uống sinh hoạt, kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc

• Các đối tượng văn hoá, thể thao và hoạt động nhận thức khác

Các đối tượng văn hoá cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu Đó là các viện khoa học, các thành phố triển lãm nghệ thuật, các cuộc thi đấu thể thao quốc tế, các cuộc thi hoa hậu… Những thành phố có nhiều đối tượng văn hoá hoặc tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao đều được đông đảo khách tới thăm và đã trở thành những trung tâm lớn về du lịch văn hoá Ngoài ra, các cuộc triển lãm, hội chợ cũng thu hút nhiều đối tượng khách khác nhau Các đặc sản địa phương và món ăn dân tộc cũng là những TNDL nhân văn độc đáo, hấp dẫn du khách

Như vậy, TNDL là yếu tố cơ bản để tạo thành các SPDL Chính sự phong phú, đa dạng của TNDL đã tạo nên sự hấp dẫn của SPDL để có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch Số lượng và chất lượng của TNDL và mức độ kết hợp giữa chúng trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong hình việc hình thành và phát triển du lịch của một vùng hay một quốc gia Một lãnh thổ có nhiều TNDL với chất lượng càng cao và mức kết hợp càng phong phú thì sức thu hút du khách của vùng đó càng mạnh

1.4.3 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất- kỹ thuật du lịch

1.4.3.1 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế trong đó có việc đẩy mạnh du lịch

• Hệ thống giao thông vận tải

Du lịch là chuyến đi của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình Do vậy, hoạt động du lịch phụ thuộc vào mạng lưới đường sá và phương tiện giao thông Nếu mạng lưới giao thông chưa hoàn thiện, điểm đến dù có sức hấp dẫn đối với khách

Trang 25

du lịch thì vẫn không thể khai thác được Giao thông thuận tiện giúp cho việc đi lại của

du khách tới các điểm du lịch nhanh chóng, dễ dàng hơn; rút ngắn thời gian di chuyển, tăng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn Mỗi loại hình giao thông có những đặc điểm riêng biệt, đem lại cho du khách những trải nghiệm thú vị khác nhau Ví dụ, giao thông đường thuỷ có tốc độ chậm hơn nhưng có thể kết hợp với việc tham quan giải trí dọc theo lộ trình trên sông hoặc ven biển

• Thông tin liên lạc

Thông tin liên lạc là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hoạt động du lịch Nó đảm nhiệm việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng, kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu trong nước và quốc tế Các hệ thống thông tin hiện đại cho phát truyền và nhận thông tin, hình ảnh ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất Nhờ sự phát triển của các phương tiện thông tin liên lạc mà các điểm đến, SPDL được du khách biết đến nhiều hơn thông qua việc quảng bá, xúc tiến du lịch bằng internet trên các trang mạng thông tin du lịch

Sự kết hợp hài hoà giữa TNDL và cơ sở vật chất- kỹ thuật của ngành giúp cho các

cơ sở dịch vụ hoạt động hiệu quả và kéo dài thời gian sử dụng chúng trong năm

Cơ sở vật chất- kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất- kỹ thuật của ngành và của một số ngành kinh tế quốc dân tham gia vào phục vụ du lịch như thương mại, dịch vụ… chủ yếu là các cơ sở lưu trú (khách sạn, biệt thự du lịch, bungalow,…); cơ sở vui chơi giải trí; hệ thống các nhà hàng ăn uống và cửa hàng dịch vụ thương mại; các cơ sở

y tế, thể thao; các công trình văn hoá

Trang 26

1.4.4 Yếu tố văn hoá, xã hội

Yếu tố văn hoá, xã hội là một trong những nhân tố quan trọng trong việc phát triển du lịch Nhóm yếu tố này bao gồm:

- Tình trạng tâm, sinh lý của con người: Khi tâm trạng vui vẻ, thoải mái, sức khoẻ

tốt hay chán nản, mệt mỏi con người đều nảy sinh nhu cầu du lịch Tuy nhiên, họ sẽ có thái độ tiếp nhận SPDL khác nhau

- Độ tuổi và giới tính khách du lịch:

+ Độ tuổi của khách du lịch thường ảnh hưởng đến loại hình du lịch mà khách lựa chọn Đối với những người trẻ tuổi, họ thường thích tham gia du lịch mạo hiểm, khám phá… Những người cao tuổi thì thường tham gia loại hình du lịch tâm linh, thăm thân…

+ Giới tính của du khách: thông thường nam giới đi du lịch nhiều hơn phụ nữ

- Thời gian rảnh rỗi: Là điều kiện tất yếu để con người có thể tham gia vào hoạt

động du lịch Nếu không có thời gian rảnh rỗi, con người không thể thực hiện các chuyến đi Yếu tố này quyết định đến độ dài của chuyến đi

- Bản sắc văn hoá và tài nguyên nhân văn khác:

Sự khác biệt giữa các nền văn hoá của các địa phương, các vùng, các quốc gia kích thích ham muốn tìm hiểu của con người Quốc gia nào giữ được bản sắc dân tộc, bảo tồn được những nét văn hoá truyền thống sẽ có sức hấp dẫn và thu hút được nhiều khách du lịch Bên cạnh đó, các tài nguyên nhân văn như: di sản văn hoá thế giới, di tích LS-VH, các lễ hội, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học… sẽ là nhân tố tạo ra

sức hấp dẫn du khách

- Trình độ văn hoá: Khi trình độ văn hoá cao thì động cơ du lịch của con người

càng tăng Họ đi du lịch với mục đích tìm hiểu, nghiên cứu, mở mang kiến thức nên thói quen du lịch hình thành ngày một rõ rệt Trình độ văn hoá của khách du lịch ảnh hưởng đến cách cảm nhận điểm đến du lịch cũng như là dịch vụ trong du lịch Mặt khác, trình độ văn hoá của “người làm du lịch” tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, khả năng phục vụ khách du lịch

- Nghề nghiệp: Nhân tố nghề nghiệp có ảnh hưởng đến thói quen đi du lịch và

mục đích đi du lịch của khách du lịch Thường thì các nhà kinh doanh, các nhà báo, các nhà ngoại giao… tham gia vào hoạt động du lịch nhiều hơn các nghề nghiệp khác

- Thị hiếu và các kỳ vọng: ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng SPDL của du khách

Trang 27

1.4.5 Yếu tố kinh tế

- Thu nhập: nhu cầu du lịch chỉ xuất hiện khi thu nhập của dân cư vượt trên mức

cân đối đáp ứng các nhu cầu thiết yếu để thoả mãn những nhu cầu cao hơn như là những chuyến du lịch Khi thu nhập của khách du lịch tăng sẽ dẫn đến tiêu dùng du lịch tăng và ngược lại

- Giá cả hàng hoá: Thông thường, nếu giá cả hàng hoá trên TTDL tăng thì hành

vi tiêu dùng hàng hoá, DVDL của du khách sẽ giảm và ngược lại

- Tỷ lệ trao đổi ngoại tệ: Thông thường, khách du lịch sẽ quyết định đến những

nơi mà tỷ giá hối đoái cao nhất giữa đồng tiền của nơi mà họ đang sinh sống với điểm đến du lịch

1.4.6 Yếu tố chính trị

Điều kiện chính trị ổn định, hoà bình sẽ làm tăng số lượng khách du lịch giữa các nước bởi vì điểm đến an toàn là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của du khách Bên cạnh đó, đường lối đối ngoại, chính sách phát triển kinh tế- xã hội của nhà nước trong đó có chính sách phát triển du lịch; các thủ tục đi lại giữa các quốc gia thuận tiện cũng kích thích sự gia tăng của cầu du lịch

1.4.7 Cách mạng khoa học- công nghệ, xu hướng hội nhập quốc tế và đô thị hoá

Những tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ và sự phát triển mạnh

mẽ của xu hướng toàn cầu hoá là những nhân tố trực tiếp làm nảy sinh nhu cầu và hoạt động du lịch

Nhờ có sự trợ giúp của máy móc, lao động bằng chân tay giảm nhanh chóng nhưng sự căng thẳng trong lao động lại tăng Điều đó đòi hỏi phải được phục hồi sức lực thông qua con đường nghỉ ngơi, du lịch

Quá trình đô thị hoá tách con người ra khỏi môi trường tự nhiên xung quanh, lao động căng thẳng, sự ồn ào của đô thị làm con người có nhu cầu thay đổi bầu không khí

và được sống thoải mái giữa thiên nhiên Do vậy, họ tìm đến những nơi có thể đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn của mình thông qua hoạt động du lịch

1.4.8 Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế

Sự phát triển của nền sản xuất xã hội làm nảy sinh nhu cầu nghỉ ngơi, phát triển các hoạt động DVDL

Trong nội bộ nền kinh tế, hoạt động của một số ngành như nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải có ý nghĩa quan trọng để phát triển du lịch

Trang 28

Cụ thể là, công nghiệp phát triển cao, sản xuất ra được những vật liệu đa dạng để xây dựng các cơ sở dịch vụ và hàng loạt hàng hoá đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Nông nghiệp có ý nghĩa lớn vì du lịch không thể phát triển được nếu như không đảm bảo được việc ăn uống cho khách du lịch Sự có mặt của nguồn rau xanh, hoa quả, thảo mộc mở ra khả năng phát triển du lịch chữa bệnh

Sự phát triển của mạng lưới giao thông, của phương tiện vận chuyển và sự linh hoạt trong điều hành giao thông sẽ tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của cầu du lịch

Ngoài ra những hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, mức độ ô nhiễm của môi trường các hiện tượng thiên nhiên bất thường, dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch

1.5 Tóm tắt chương 1

Toàn bộ chương 1 là cơ sở lý luận về phát triển du lịch bao gồm bốn nội dung sau:

- Trình bày một cách khái quát những khái niệm cơ bản về du lịch, khách du lịch, TNDL, SPDL và thị trường du lịch Có khá nhiều quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu, học giả Tuy nhiên, những khái niệm được quy định trong Luật Du lịch Việt Nam được lấy là cơ sở chính để phân tích

- Các hoạt động du lịch đa dạng theo mục đích chuyến đi, TNDL, lãnh thổ hoạt động, vị trí địa lý, hình thức tổ chức… Chính vì vậy, có nhiều loại hình du lịch khác nhau được hình thành và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách

- Du lịch có vai trò quan trọng tích cực đối với kinh tế, xã hội và môi trường nó kích thích nền kinh tế phát triển; cải thiện đời sống xã hội và góp phần giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ và khôi phục môi trường sinh thái bao quanh

- Du lịch muốn phát triển đòi hỏi rất nhiều nhân tố Ngoài những nhân tố đặc thù

là TNDL, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất- kỹ thuật du lịch còn có những nhân tố kinh

tế, văn hoá- xã hội, chính trị và một số các yếu tố khác Những nhân tố này ảnh hưởng

có thể là tích cực hay tiêu cực đến cung và cầu du lịch trong TTDL

Việc nghiên cứu cơ sở lý luận là cơ sở để phân tích, đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Thái Bình ở chương 2 và đưa ra những định hướng, giải pháp phù hợp để phát triển du lịch Thái Bình ở chương 3

Trang 29

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

TỈNH THÁI BÌNH 2.1 Tiềm năng phát triển du lịch

2.1.1 Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ

Tỉnh Thái Bình nằm ở phía Đông Nam đồng bằng châu thổ Sông Hồng Thái Bình

là một miền quê sông nước, được bao bọc bởi ba dòng sông lớn Phía Tây và Tây Nam

là sông Hồng, giáp hai tỉnh Hà Nam và Nam Định; phía Bắc là sông Luộc, giáp hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương; phía Đông là sông Hóa, giáp thành phố Hải Phòng Phía Đông là biển cả mênh mông với trên 50 km bờ biển trong Vịnh Bắc Bộ Cùng với ba con sông lớn bao quanh, được thông nguồn với gần 70 km các con sông lớn nhỏ, mảnh đất Thái Bình như một hòn đảo nổi và một chiếc võng được đan bằng các dòng sông Với vị trí đó, Thái Bình là một vùng đất phì nhiêu được phù sa của hệ thống sông Hồng

và sông Thái Bình bù đắp

Không những thế, đây là một tỉnh đồng bằng, có địa hình bằng phẳng, sông ngòi,

hồ ao nhiều, khí hậu mát mẻ, giao thông thuận tiện, có nhiều làng nghề với nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống có giá trị; nhiều di tích lịch sử và văn hóa với các

lễ hội, trò chơi, điệu múa dân gian đặc sắc, hấp dẫn Đó là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế du lịch

Thái Bình là một tỉnh nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh là địa bàn chịu tác động lớn của quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong vùng Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110km, cách thành phố Hải Phòng 70km, có trên 50km bờ biển với 5 cửa sông lớn (Ba Lạt, Lân, Trà Lý, Diêm Điền, Thái Bình), nên thuận lợi cho giao lưu kinh tế hướng ra biển Ngoài ra, Thái Bình còn có hệ thống giao thông đường bộ vô cùng thuận tiện, có thể liên thông ra các tỉnh lân cận dễ dàng Điển hình như nút giao với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường 395 thông ra quốc lộ 5…

Trong quy hoạch phát triển du lịch Quốc gia, Thái Bình nằm trong không gian trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận, thuộc vùng du lịch Bắc Bộ với tiềm năng du lịch

Trang 30

sinh thái; du lịch văn hóa, lễ hội, làng nghề, du lịch biển độc đáo,…Thái Bình có vị thế

kề cận trung tâm du lịch biển Hải Phòng, Hạ Long - Di sản văn hóa thế giới Đó là một điểm mạnh để hình thành các tuyến du lịch liên tỉnh và quốc tế

có núi; địa hình đơn giản hơn so với nhiều tỉnh ở miền Bắc

Nền địa hình Thái Bình là đồng bằng được hình thành cách đây không lâu Đường

bờ biển hiện nay chỉ mới được bồi đắp trong vòng 100-200 năm trở lại đây

Thái Bình là một tỉnh đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1%; cao trình biến thiên phổ biến từ 1-2m so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam

Tỉnh Thái Bình nằm trong đồng bằng Bắc bộ, có đặc điểm chung của đồng bằng châu thổ, đồng thời có những nét riêng Nhìn chung đất Thái Bình được bồi đắp từ phù

sa của các dòng sông lớn: ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ trừ một phần nhỏ nằm về phía đông bắc (phía đông huyện Quỳnh Phụ, phía Bắc huyện Thái Thụy) chịu ảnh hưởng của cả hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, còn lại chịu ảnh hưởng của các sông Sông Hồng, sông Trà Lý, sông Hóa Trong đó vai trò bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng là chủ yếu Quá trình bồi tụ diễn ra liên tục và từ từ, trải qua thời gian dài (hàng nghìn năm), kết hợp với gió bão, sóng biển, diễn biến thủy triều của biển Đông, nên ở đây địa hình thấp, bằng phẳng với những cánh đồng thẳng cánh cò bay và quanh năm tươi tốt như ngày hôm nay Thái Bình trở thành một trọng điểm lúa nước nằm trong vựa lúa của đồng bằng Bắc Bộ và cả nước

Phần đất phía đông, gồm huyện Tiền Hải, Thái Thụy và một phần phía đông nam huyện Kiến Xương có thể coi là diện tích đất mới được bồi tụ, lắng đọng, phần còn lại nằm sâu trong đất liền phù sa được bồi đắp lâu ngày

Địa hình tương đối cao ven biển gọi là vùng tiếp giáp biển, gồm các xã phía đông, nam huyện Tiền Hải, đông nam huyện Thái Thụy Đây là vùng đất cao,chịu tác động trực tiếp của sóng gió biển Đông

Trang 31

Đáng chú ý là những dải đất cao ven biển có địa hình đặc biệt tạo thành vành đai ven biển Đất đai được sóng, gió biển Đông tác động, một số nơi tạo thành cồn cát cao (tối đa 3-4m) Đặc biệt từ cửa Trà Lý đến cửa Ba Lạt, dải đất cao ven biển có chỗ rộng vài ba km chúng xen kẽ với đất trũng Tại một số địa phương thuộc huyện Thái Thụy

có những cồn cát cao dài hàng chục km, rộng 1-2km

Thái Bình có khoảng 50km bờ biển, đây là nguồn lợi đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản và giao lưu buôn bán theo đường bờ biển Hiện nay, Tỉnh Thái Bình cũng đã và đang tận dụng ưu thế về đường bờ biển nhằm cải tạo và xây dựng các khu du lịch ven

bờ biển như Cồn Vành, Cồn Đen, Đầm Trâu

Nhìn chung, địa hình của tỉnh Thái Bình khá đơn điệu, song lại có không khí thoáng mát, trong lành của cảnh quan đồng quê và cảnh quan tự nhiên Địa hình bằng phẳng là điều kiện thuận lợi trong việc đi lai, thăm thú của du khách Không những thế, Thái Bình còn có những tiềm năng phát triển du lịch biển và du lịch sinh thái vô cùng

to lớn Vì vậy, trong quy hoạch xây dựng phát triển cần phải tính toán và đưa ra những

dự án khả thi để phát triển du lịch tỉnh Thái Bình ngày càng phát triển hơn nữa

ẩm trong không khí quá cao

- Lượng mưa : Tổng lượng mưa trong năm đạt 1700 – 2200mm Lượng mưa phân

bố không đều trong năm, tập trung tới 70% vào mùa mưa dưới hình thức mưa giông,

Trang 32

nhất là vào tháng 6 và tháng 7 Mùa khô lạnh và có mưa phùn

- Chế độ gió :Là tỉnh đồng bằng nằm sát biển, khí hậu Thái Bình được điều hòa bởi hơi ẩm từ vịnh Bắc Bộ tràn vào Gió mùa đông bắc qua vịnh Bắc Bộ tràn vào Gió mùa đông bắc qua vịnh Bắc Bộ vào Thái Bình làm tăng độ ẩm so với những nơi khác nằm xa biển Vùng áp thấp trên đồng bằng Bắc Bộ về mùa hè hút gió biển bào làm bớt tính khô nóng ở Thái Bình Sự điều hòa của biển làm cho biên độ nhiệt tuyệt đối ở Thái Bình thấp hơn ở Hà Nội 5ºC Ngay trong phạm vi tỉnh, sự điều hòa nhiệt ẩm ở vùng ven biển Thái Thụy, Tiền Hải rõ rệt hơn những vùng xa biển Biên độ nhiệt trung bình trong năm ở Diêm Điền là 12,8ºC, còn ở thành phố Thái Bình là 13,1ºC Tuy nhiên do diện tích nhỏ, gọn và địa hình tương đối bằng phẳng nên sự phân hóa theo lãnh thổ tỉnh không rõ rệt

Nhìn chung, so với đặc điểm của nhiều vùng trên cả nước, khí hậu của Thái Bình tương đối thuận lợi cho mọi hoạt động sản xuất cũng như hoạt động du lịch, tham quan nghỉ dưỡng Thái Bình là tỉnh trồng lúa có năng suất cao ở vùng đồng bằng sông Hồng với nhiều loại gạo ngon Khí hậu của tỉnh cũng thích hợp để trồng các loại cây rau vụ đông, tạo ra những món ăn đặc sản cho khách du lịch thập phương khi đến với Thái Bình Tuy nhiên, vào mùa hè, nhiệt độ của tỉnh nhiều khi rất cao, có khi lên đến

những ngày gió mùa đông bắc với thời tiết lạnh, mưa phùn hay khả năng giông bão

có thể gây trở ngại đáng kể cho hoạt động du lịch

c Nguồn nước

Tỉnh Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nên hàng năm đón nhận một lượng mưa lớn (1.700-2.200mm), lại là vùng bị chia cắt bởi các con sông lớn, đó là các chỉ lưu của sông Hồng, trước khi chạy ra biển Mặt khác, do quá trình sản xuất nông nghiệp, trải qua nhiều thế hệ,người ta đã tạo ra hệ thống sông ngòi dày đặc Tổng chiều dài các con sông, ngòi của Thái Bình lên tới 8492km, mật độ bình quân từ 5-6km/km2 Hướng dòng chảy của các con sông đa số theo hướng tây bắc xuống đông nam Phía bắc, đông bắc Thái Bình còn chịu ảnh hưởng của sông Thái Bình

Biển Thái Bình nằm trong vùng biển vịnh Bắc Bộ, là một phần của Biển Đông Biển Đông là một biển lớn thông với Thái Bình Dương qua các eo biển rộng

Vịnh Bắc Bộ nằm ở phía tây bắc biển Đông, thực ra là phần lục địa bị chìm dưới nước biển do đó biển nông, nơi sâu nhất không quá 200m

Trang 33

Một điểm đặc biệt tại Thái Bình là nguồn nước khoáng nóng thuộc xã Duyên Hải, huyện Hưng Hà Năm 1994, tổ chức UNICEF khi khoan tìm nước sinh hoạt đã phát hiện ra nguồn nước khoáng ngầm này Từ năm 1993-1996, nước khoáng chỉ khai thác phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân Từ tháng 12/1996 đến nay, ngoài phục vụ sinh hoạt, nước khoáng còn được bán cho nhà máy nước khoáng Vita, công ty bia Việt

Hà để sản xuất các sản phẩm nước khoáng ngọt-mặn-có ga tốt cho sức khỏe và phục vụ người dân Tổng sản lượng khai thác từ đầu năm 1993 đến nay ước tính khoảng 29-30 nghìn mét khối

d Sinh vật

Với địa hình tương đối bằng phẳng, không có đồi núi, đất đai mầu mỡ được hình thành từ phù sa do các sông bồi đắp, thích hợp cho việc phát triển các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp hàng năm và các loại cây ăn quả lâu năm, đặc biệt phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm lấy tơ, các loài hoa, cây ăn quả, trồng cấy các giống lúa đặc chủng truyền thống: lúa Tám thơm, nếp cái, nếp quýt

Tại vùng ven biển Thái Bình hiện nay có 11.750 ha rừng ngập mặn, trong đó rừng nguyên sinh có hơn 500 ha, rừng bần và 3000 ha rừng sú, vẹt nguyên sinh, còn lại hơn

7000 ha là rừng trồng

Hiện tại và trong tương lai với đà phát triển kinh tế nói chung và kinh tế của tỉnh nói riêng, nhu cầu chất lượng sống được nâng cao, xu hướng người dân sẽ chú ý hơn tới vấn đề sức khoẻ, tới ẩm thực, nghỉ dưỡng, thăm quan Nếu tổ chức, khai thác tốt thì nghề trồng lúa nước truyền thống, trồng rau sạch, hoa, quả, trồng dâu nuôi tằm, dệt vải chẳng những đem lại nguồn lợi kinh tế lớn mà còn làm đa dạng, phong phú hơn các sản phẩm du lịch, tạo cho ngành du lịch Thái Bình có sản phẩm độc đáo hấp dẫn thu hút khách du lịch bốn phương

2.1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

a Các di tích lịch sử- văn hoá

Thái Bình là một tỉnh thuộc vùng đất phù sa cổ của đồng bằng Bắc Bộ, được kiến tạo, hình thành từ hàng vạn năm về trước Từ thời Hùng Vương dựng nước, cư dân nơi đây đã biết trồng lúa nước, đánh cá, nuôi tằm, dệt vải…Vùng đất đã hình thành và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước và dân tộc, đã tích tụ cả một bề dày truyền thống lịch sử và văn hoá

Trang 34

So với các tỉnh thuộc châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, Thái Bình có diện tích đất tự nhiên thuộc loại hẹp nhưng mật độ các di tích lịch sử văn hóa lại tương đối dày Tính đến tháng 6/2013 số lượng di tích là 2200, trong đó có 109 di tích xếp hạng cấp Quốc gia và 475 di tích xếp hạng cấp tỉnh Đặc biệt vào tháng 9/2012, Thủ tướng Chính phủ

đã Quyết định xếp hạng Chùa Keo là di tích quốc gia đặc biệt, cùng với 10 di tích khác của cả nước

Thái Bình cũng là một vùng văn hóa dân gian phong phú, đa dạng mà lễ hội truyền thống ở Thái Bình đáng được xem là tiêu biểu về số lượng, đa dạng về loại hình với khoảng 200 lễ hội được lưu giữ: Hội Chùa Keo, hội đền Tiên La, hội đền Đồng Bằng, hội đền Côn Giang, hội Lơ, hội trình nghề La Vân, hội chiếu làng Hới, hội làng

An Cố… Đây là nguồn tài nguyên quý báu để phát triển du lịch văn hóa Thái Bình

• Các tuyến du lịch

Hiện nay ở Thái Bình đã hình thành các tuyến du lịch nội tỉnh và liên tỉnh Tuyến du lịch nội tỉnh gồm 5 tuyến chính, đối tượng tham quan chính là các danh lam, thắng cảnh, làng nghề, các vùng sinh thái – văn hóa biển

Bảng 1: Các tuyến du lịch nội tỉnh chủ yếu ở Thái Bình

2

TP Thái Bình – Đền Tiên La-

khu lăng mộ các vua Trần – từ

đường Lê Quý Đôn- TP Thái

Bình

Các di tích lịch sử- văn hóa tại thị xã Thái Bình Khu di tích lịch sử đền Tiên La, khu mộ cổ các vua Trần, từ đường danh nhân Lê Quý Đôn (nhà bác học Việt Nam thế kỷ XVIII), đền Lưu Xá, làng chiếu Hới, làng dệt Mẹo

Di tích lịch sử - văn hóa đền Đồng Bằng, nhà lưu niệm Bác Hồ, làng dệt chiếu An Vũ, đình Đông Linh, khu sinh thái Miếu Sổ, đền Hòe Thị

Trang 35

4

Tp Thái Bình – Diêm Điền-

Tiền Hải- Đồng Châu- Tp Thái

Bình

Các di tích lịch sử - văn hóa và các khu vui chơi giải trí tại Thị xã Thái Bình

Làng nghề trạm bạc Đông Kinh, đình Phất Lộc Khu di tích vùng ngập mặn Thụy Trường Khu di tích đền An Cổ, đền Chòi

Khu lưu niệm Nguyễn Đức Cảnh Khu công nghiệp và cảng biển Diêm Điền Khu công nghiệp Tiền Hải, bãi biển Đồng Châu, Cồn Vành

5 Tp Thái Bình- cửa Trà Lý

(tuyến đường sông Trà Lý)

Các di tích lịch sử - văn hóa và các khu vui chơi giải trí tại thị xã Thái Bình

Tham quan di tích lịch sử Chùa Am, làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Thụy Trường

(Nguồn : Trung Tâm Xúc Tiến Du Lịch Tỉnh Thái Bình)

• Các điểm du lịch chính

Chùa Keo tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư; là một di tích kiến trúc, nghệ thuật cấp siêu hạng của Thái Bình, được Nhà nước công nhận từ năm 1957 Chùa được xây dựng năm 1630 với quy mô lớn, chạm gỗ tinh xảo, thể hiện phong cách thời Lê Theo văn bia và địa hạ chùa Keo, diện tích toàn khu kiến trúc rộng 28 mẫu (108.000m2; bề ngang gần 500 mét, chiều sâu 200 mét) Nếu chỉ tính 154 gian của 21 công trình, chùa đã có diện tích 58.000m2 Hiện tại, toàn bộ kiến trúc chùa Keo còn 17 công trình với 128 gian Chùa Keo là một tổ hợp kiến trúc chùa - đền, thờ Phật và Thiền Sư Không Lộ (thời Lý – thế kỷ XI)

Chùa Keo từ lâu đã được coi là một di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng của Thái Bình và của cả nước, một điểm du lịch có sức thu hút lớn đối với khách trong nước và ngoài nước

Một năm chùa Keo có hai lần mở hội: Hội Xuân được tổ chức vào ngày 4 tháng giêng âm lịch; hội tháng 9 (vào các ngày 13,14,15 âm lịch) Hai hội này có nội dung, tính chất và hình thức hoàn toàn khác nhau

Hội vui xuân là hội cầu may và đón xuân, với ba trò vui chính: Thi bắt vịt, thi ném pháo và thi thổi cơm Trong truyền thống, hội vui xuân do 8 giáp làng Keo đứng ra

Trang 36

tổ chức.Hội tháng 9 là hội chính ở chùa Keo, thu hút hàng vạn phật tử, du khách tới dự

và tham quan, vãng cảnh chùa Dân gian có câu:

“Dù cho cha mắng mẹ treo

Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm”

Nếu hội xuân ở chùa Keo vừa có tính chất thi hài, vừa là hội làng về phong tục, thì hội chùa Keo tháng 9 mang đậm tính chất lễ hội lịch sử, văn hóa, được gắn kết với cuộc đời Thiền sư Không Lộ Điệu múa cổ ếch vồ và bơi chải cạn trong hội chùa Keo tháng

9 được xem là di sản độc đáo của vùng sông nước đồng bằng Bắc Bộ, mà đến nay vẫn

là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước

Khu lăng mộ các vua Trần ở thôn Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà Tam Đường có tên cổ xưa là Thái Đường, thuộc huyện Ngự Thiên, phủ Long Hưng, thời Trần Bảy trăm năm trước, khi nhà Trần lên ngôi đã chọn vùng Tức Mặc, Thiên Đường (Nam Định) – quê tổ 4 đời, làm nơi xây dựng hành cung để nghỉ ngơi và chọn Thái Đường Ngự Thiên làm nơi đặt lăng mộ Trong số 14 vị vua triều Trần thì có gần một nửa các vua và hoàng hậu, sau khi tạ thế được đưa về an táng ở Ngự Thiên và có lăng miếu phụng thờ Thọ Lăng, Chiêu Lăng, Dụ Lăng, Đức Lăng là nơi an táng Thái Thượng hoàng Trần Thừa và các vua Thái Tôn, Thánh Tôn, Nhân Tôn Tuy nhiên, Thái Đường không hẳn chỉ là nơi đặt lăng tẩm, ở đây còn có những hành cung, đền, miếu lớn lộng lẫy, như điện Thiên An, điện Diên Hiền, thềm Thiên Trì… khu vực này có hai đội quân lớn mang tên Hải Khẩu và Hổ Dục ngày đêm bảo vệ Hơn nữa, vây quanh khu lăng tẩm, đền, miếu là các điền trang, thái ấp lớn của các vương hầu, quý tộc nhà Trần; trong đó nổi tiếng là thái ấp của Trần Nhật Hiệu ở thôn Dương Xá (một trong số 3 thôn của làng Thái Đường) Theo ghi chép của Lê Quý Đôn, ở đó có mộ

Trần Nhật Hiệu rộng chừng 5 sào, nằm cạnh một ngôi mộ của ai không rõ cũng rộng chừng 5 sào, trên đó có rùa đá, bia đá và 8 mẫu tự điền!Cho đến trước khi nhà Trần di chuyển hài cốt các vua đầu nhà Trần ở Long Hưng về An Sinh (Đông Triều, Quảng Ninh), nhân dân trong vùng không chỉ được tham dự những buổi mai táng, tế tự long trọng của triều đình đối với các vua, hoàng hậu và các bậc công hầu, mà còn được chứng kiến và tham dự những sự kiện có ý nghĩa chính trị quốc gia Đó là những cuộc viếng thăm, những buổi làm lễ mừng chiến thắng quân xâm lược , do đích thân các vua

Trang 37

Trần đứng ra tổ chức; để tạ ơn tổ tiên đã phù hộ cho con cháu giữ vững cơ nghiệp tổ tông đất nước

Theo sử sách, trong những ngày lễ lớn tại Thái Đường, “Nghi tượng kéo qua nghìn cửa đón chào nghiêm túc, áo mũ các quan đủ cả bảy phẩm”, dân trong vùng xem

là ngày hội lớn, tại các đình chùa đều nổi chiêng trống tế thành hoàng và lễ Phật; trên các sân đình trai tráng đánh gậy, dưới sông thi bơi trải, thi bắt vịt, nhà nhà tổ chức ăn mừng chiến thắng.Năm tháng trôi qua, nhiều công trình đã bị hư hại, đang được khôi phục lại Cũng với các cụm di tích khác, như lăng mộ Thái hậu Trần Thị Dung (bà chúa Ngừ), lăng mộ Thái sư Trần Thủ Độ (ở xã Liên Hiệp), khu lăng mộ các vua Trần thực

sự là một cụm di tích có quy mô lớn và rất có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng dân tộc

Ở Hưng Hà, Thái Bình hiện vẫn còn cụm di tích liên quan đến danh nhân văn hóa

Lê Qúy Đôn Tổng thể di tích lưu niệm danh nhân Lê Quý Đôn bao gồm:

+ Khu từ đường

Từ đường gồm 2 tòa, mỗi tòa 3 gian Phía trước là hai nhà bia đặt, một bên là bia

“Hà Quốc Công bi ký”, được làm vào năm Tự Đức thứ 12 (1860) do cử nhân Phạm Chi Hưởng, cháu ngoại của Lê Trọng Thứ soạn lời

Ba gian điện thờ (hậu cung) là nơi khám gian, ngai, bài vị thờ tổ họ Lê, dưỡng tổ của họ

Lê và tượng tiến sỹ Lê Trọng Thứ (thân sinh Lê Quý Đôn) và tượng Lê Quý Đôn

+ Lăng Tiến sỹ Lê Trọng Thứ, nằm cách từ đường khoảng 150 mét về phía đông Đây là nơi yên nghỉ của ông

+ Khu hồ Lê Quý Đôn, nằm cạnh từ đường Trong hồ có một khu đất nổi cao Sinh thời, Lê Quý Đôn đã cho xây một nhà thủy tạ Đây là nơi bảng nhãn Lê Quý Đôn tiếp khách, đọc và viết sách (1742-1752), nghỉ ngơi trong 3 năm cáo quan Cụm di tích này được Bộ Văn hóa xếp hạng Quốc gia năm 1987

Khu lưu niệm đặt tại xã Tân Hòa, huyện Vũ Thư, cách Thành phố Thái Bình 15 km

về phía tây

Năm 1965, Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, văn phòng Ban Thường vụ Tỉnh Thái Bình sơ tán về thôn Đại Đồng, xã Tân Hòa huyện Vũ Thư Để động viên cán bộ và nhân dân Thái Bình thi đua sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi, Bác đã về thăm Thái Bình vào

Trang 38

cuối năm 1966 Chiều tối ngày 31-12, đồng chí Ngô Duy Đông- Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Lê Thị Định vinh dự được cử đi đón Bác tại bến phà Triều Dương Vì điều kiện thời chiến, xe Bác qua phà rất bí mật Đoàn xe không bật đèn, chạy thẳng đến bến đò Cống Vực để qua sông Trà Lý sang đất Thư Trì Sáng hôm sau, Bác gặp mặt cán bộ và nhân dân ở đình Phương Cáp (Hiệp Hòa) Đây là lần cuối cùng Bác về thăm Thái Bình Nơi Bác đã nghỉ lại đêm giao thừa 1966-1967 được xây thành Khu lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh Ngoài khu nhà lá là di tích gốc, năm 1974, Tỉnh ủy, UBND tỉnh còn quyết định xây dựng bổ sung thêm ngôi nhà trưng bày và nhà khách Hàng năm, vào dịp sinh nhật Bác (19-5) và Quốc Khánh 2-9, Đảng bộ và nhân dân địa phương cùng các ngành, các cấp trong tỉnh thường tổ chức lễ dâng hương và tổ chức cho cán bộ và nhân dân tham quan lưu niệm để tưởng nhớ công ơn của Người Trong những năm gần đây có nhiều đoàn khách quốc tế đến tham quan Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khu lưu niệm này đã được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia

“ Dù ai buôn bán trăm nghề

20 tháng 8 nhớ về Đào thôn”

Hội đền Đồng Bằng mở trùng với hội đền Kiếp Bạc (Hải Dương) vào ngày mất của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn (20-8) Hội lễ có tục bơi trải, đua thuyền rất hấp dẫn, gợi nhớ trận thủy chiến Bạch Đông trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần thứ 3 (1288) của dân tộc

Trang 39

+ Đền Tiên La

Đền Tiên La (Tiên La linh từ) nằm trên một gò đất cao, diện tích gần 4000m2, thuộc thôn Tiên La, xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, thờ Bát Nạn tướng quân Vũ Thị Thục – một nữ tướng của Hai Bà Trưng

Tướng quân Vũ Thị Thục hy sinh tại căn cứ gò Kim Quy Nhân dân trong vùng lập đền thờ bà để ghi nhớ công ơn Hàng năm, mở hội vào ngày 16 tháng 3 âm lịch Trong

lễ hội có rước kiệu Thánh và các trò chơi chọi gà, đánh cờ, múa võ, bơi trải và diễn trận

Hội Đền Tiên La được xếp vào hội lớn của vùng thu hút đông khách thập phương về

dự Đền Tiên La được xây theo kiểu “Tiền nhất, hậu đinh” với 3 tòa chính là tiền tế, đệ nhị và hậu cung; đã qua nhiều lần tu sửa

Đền Tiên La không chỉ có giá trị lịch sử, văn hóa mà còn có giá trị về kiến trúc, nghệ thuật Nét đặc sắc trong kiến trúc của đền là sự kết hợp giữa kiến trúc gỗ và đá Trong đền còn nhiều hiện vật quý.Đền đã được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1987

+ Đền Đồng Xâm

Khu di tích đền Đồng Xâm thuộc làng Đồng Xâm, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương là một tổ hợp di tích gồm đền Đồng Xâm, đền thờ Trình Thị Hoàng Hậu (vợ của vua Triệu Vũ Đế) và đền thờ Nguyễn Kim Lâu ( thế kỷ XV) – vị tổ nghề trạm bạc cổ truyền và hệ thống đền, chùa liền kề, cạnh sông Vông

Theo thần tích đền Đồng Xâm, ngôi đền cổ được xây dựng vào thế kỷ III sau Công nguyên, về sau mục nát Từ năm 1920-1925, nhân dân ở 13 làng của tổng Đồng Xâm

cũ đã góp tiền xây dựng lại ngôi đền theo kiến trúc thời Nguyễn

Đền Đồng Xâm được xây dựng trên một khu đất rộng, thoáng từ bờ sông đông sang

bờ tây sông Đông Giang (sông Vông) Nhìn chính diện từ cửa đền, bờ phía tây là các tòa, các lâu 5 cửa, cao gần 20 mét Dưới sông, gần bờ phía đông là tòa thủy tạ hình lục lăng, trên sông xây dựng hai cầu gạch lớn, làm thành hai đường đưa khách tham quan vào khu đền chính

Đồng Xâm là làng nổi tiếng bởi nghề kim hoàn Khám gian đặt tại hậu cung là một tác phẩm độc đáo mang nét đặc thù của nghệ thuật kim hoàn Đồng Xâm; được phong kín bằng những lá đồng chạm thủng, với các đề tài tứ linh, tứ quý, lưỡng long chầu nguyệt…

Trang 40

Dưới ánh sáng của những ngọn nến trong khám gian, những lá đồng với nét chạm trổ tinh xảo đã tạo ra quầng sáng huyền ảo, linh thiêng Trong khám đặt tượng Triệu Vũ

Đế và Hoàng hậu Trịnh Thị Cả hai pho tượng đều được đúc bằng đồng khảm vàng thiếp bạc Trong khám thờ còn có nhiều hiện vật quý, trong đó có kiếm đúc bằng vàng, búa sắt, theo giai thoại, đó là báu vật của Triệu Vũ Đế để lại

Hàng năm, hội đền Đồng Xâm mở vào ngày 1-4 âm lịch Để có hội tháng 4, ngay từ cuối tháng 3 các chức sắc trong xã, thôn đã phải họp bàn, chọn người giữ sức mạnh bái (chủ tế) để đọc chúc văn, đọc thông xướng, tổ chức doàn rước và các trò chơi dân gian độc đáo, đặc biệt là trò thi bơi chải truyền thống Trai, gái làng Đồng Xâm có tài bơi chải nên hàng năm, hội làng trở thành tụ điểm của những nghệ nhân và những người ưa thích môn nghệ thuật này Vào ngày hội, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp lộng lẫy của đền, sự náo nức, hấp dẫn của các trò chơi, mà còn được chứng kiến tài hoa của nghệ nhân, thông qua các sản phẩm trạm bạc của làng được trưng bày và bán lưu niệm

Đồng Xâm trong quá khứ và hiên tại vẫn nổi danh là một làng nghề - làng văn hóa dân gian đặc sắc, một điểm du lịch hấp dẫn khách tham quan trong và ngoài nước

Nguyên Xá còn có tên làng Nguyễn, nằm ở trung tâm huyện Đông Hưng Nguyên Xá vốn là một làng Việt cổ, nổi tiếng về văn hóa sản xuất, văn hóa vũ trang, văn nghệ dân gian, học hành khoa bảng Truyền thống văn vật, văn hiến của các thế hệ

cư dân ở đây được duy trì và phát triển trong mọi thời kỳ lịch sử, từ cách mạng giải phóng dân tộc đến kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội Nhiều thập niên qua, “hiện tượng làng Nguyễn” đã thu hút hàng trăm nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật trong và ngoài nước, thuộc nhiều cơ quan khác nhau, tìm về nghiên cứu, đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về làng Nguyễn đã được công bố bằng tiếng Việt và tiếng Anh Chỉ dưới góc độ làng Nguyễn – “Làng kháng chiến kiểu mẫu” trong kháng chiến chống Pháp, cũng đã cuốn hút khách du lịch

Từ lâu, sản phẩm bánh cáy và pháo bông làng Nguyễn được nhiều người biết đến Ngày nay, làng Nguyễn được xem là một làng đa nghề, cả làng có tới hơn 40 nghề Hầu hết các gia đình trong làng đều có từ 2-3 nghề, vừa sản xuất sản xuất nông nghiệp vừa làm nghề thủ công và làm dịch vụ

Ngày đăng: 22/03/2018, 19:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Lê Quỳnh Chi,Tổng quan du lịch, Khoa Du Lịch,Viện Đại Học Mở Hà Nội, 08/2010, 107tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: T"ổ"ng quan du l"ị"ch
[3] Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Địa lý du lịch Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2010, 359tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: a lý du l"ị"ch Vi"ệ"t Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
[4] Nguyễn Thị Lan Hương, Phát triển du lịch bền vững- Du lịch sinh thái, Khoa Du Lịch,Viện Đại Học Mở Hà Nội, 2010, 70tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát tri"ể"n du l"ị"ch b"ề"n v"ữ"ng- Du l"ị"ch sinh thái
[6] Phạm Thuỷ Quỳnh,Phát triển du lịch tỉnh Hưng Yên trong xu thế hội nhập, Luận văn thạc sĩ khoa học, trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội, 2011, 124tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát tri"ể"n du l"ị"ch t"ỉ"nh H"ư"ng Yên trong xu th"ế" h"ộ"i nh"ậ"p
[7] Vũ Thuỳ Trang, Du lịch Nam Định: tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển, Luận văn thạc sĩ khoa học địa lí, 2013, 143tr.Các trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du l"ị"ch Nam "Đị"nh: ti"ề"m n"ă"ng, th"ự"c tr"ạ"ng và "đị"nh h"ướ"ng phát tri"ể"n
[5] Đề Án Phát Triển Du Lịch Thái Bình Giai Đoạn 2006 - 2010, Định Hướng 2020, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w