Do đó, năng suất và phẩm chấtcủa cây trồng bị giảm sút… Việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tínhchịu mặn của thực vật nói chung và cây cà chua nói riêng góp phần tìm kiếmcác giống
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang 3DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang 4PHẦN I MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Rau xanh trong bữa ăn hàng ngày cung cấp nhiều chất dinh dưỡng chocon người như: vitamin, các khoáng chất và chất xơ hỗ trợ quá trình tiêu hóa
Ở Việt Nam, nhu cầu rau xanh hàng ngày cho một người dân vào khoảng
200 – 300g/ngày Trong khi đó, theo thống kê thì bình quân đầu người hiệnnay chỉ mới được 60g/ngày [2] Trong các loại rau hàng ngày, không thểkhông nhắc tới cà chua Đó là loại cây được trồng rộng rãi khắp các Châulục, là loại rau ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩucủa nhiều nước Ở nước ta, cà chua được trồng khoảng trên 100 năm nay.Quả cà chua có giá trị dinh dưỡng cao, trong quả chín có nhiều đườngglucoza, các vitamin và dưỡng chất thực vật: caroten, B1, B2, C; axit amin
và các chất khoáng quan trọng: Ca, P, Fe… rất cần thiết cho cơ thể Ngoài
ra, quả cà chua còn được dùng làm nguyên liệu chế biến đồ uống, nước éphay cung cấp nguyên liệu cho ngành dược phẩm và mĩ phẩm Cây cà chua
là loại cây dễ thích nghi với điều kiện khí hậu ở Việt Nam
Trên thế giới, đất mặn chiếm một diện tích khá lớn, khoảng 25% diệntích lục địa Ở Việt Nam diện tích đất nhiễm mặn chưa cao, song cứ tăng dầnqua nhiều năm, chiếm khoảng 3% diện tích tự nhiên cả nước Trong đó, đất bịnhiễm mặn ở các vùng đồng bằng có diện tích khoảng hơn một triệu hecta (ha),chiếm khoảng 10,6% diện tích đất nông nghiệp (9,4 triệu ha, 2000) [11] Mặngây ra thế nước trong đất thấp, gây khó khăn cho rễ cây hấp thụ nước dẫn tới
sự mất cân bằng nước trong cây, gây hại cho cây trồng Nồng độ muối trongmôi trường cao làm ức chế sự hấp thụ nước, ảnh hưởng đến quá trình đống mởkhí khổng và lượng khí CO2 hấp thụ vào tế bào lá cây… gây tổn thương mô tếbào thực vật Không những thế, trong môi trường mặn, tế bào thực vật bị mất
Trang 5nước và tạo ra nhiều các dạng oxi hoạt hóa tác động tiêu cực lên lục lạp và bộmáy quang hợp Do đó, cây trồng không thích nghi được với môi trường mặntrở lên khô héo và chết Đồng thời ở điều kiện mặn, quá trình trao đổi chất bịrối loạn, mất sự liên kết nhịp nhàng giữa các phản ứng hóa sinh trong trao đổichất Mặn gây hư hại vi cấu trúc của vi tế bào, đặc biệt là lục lạp và ty thể.Nhiều chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa của cây trồng nói chung và cây cà chua nóiriêng sống trên đất mặn bị biến đổi theo chiều hướng xấu, quá trình sinhtrưởng, phát triển của cây trồng bị kìm hãm Do đó, năng suất và phẩm chấtcủa cây trồng bị giảm sút… Việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tínhchịu mặn của thực vật nói chung và cây cà chua nói riêng góp phần tìm kiếmcác giống cà chua chịu mặn tốt.
Cây cà chua là đối tượng được rất nhiều tác giả trong nước và quốc tếquan tâm Có rất nhiều công trình nghiên cứu về cà chua chuyển gen, cà chuakháng sâu bệnh, bảo quản…Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về cà chuachịu mặn còn chưa nhiều, xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã tiến hành
đề tài: “ Nghiên cứu một số đáp ứng sinh lý, hóa sinh ở giai đoạn cây con của 4 giống cà chua trồng trong môi trường mặn NaCl”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Thấy được sự khác biệt của một số chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý, hóa sinhcủa 4 giống cà chua ở giai đoạn cây con khi trồng trong dung dịch NaCl có nồng
độ khác nhau
- Dựa vào các chỉ tiêu nghiên cứu để so sánh mức độ chịu mặn của 4giống cà chua nghiên cứu Đây là cơ sở khoa học cho việc chọn giống cà chuachịu mặn
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Thu thập các giống cà chua, gieo hạt và thu lấy cây con ở giai đoạn 4
lá thật Chuyển cây con vào rọ nhựa chứa giá thể và gây mặn nhân tạo
- Xác định một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh và khả năng sinh trưởng của
Trang 64 giống cà chua ở giai đoạn cây con.
1.4 Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa lí luận: Bổ sung thêm những dẫn liệu khoa học về mối liên
quan giữa tính chịu mặn và một số đặc điểm sinh lý, hóa sinh làm cơ sở khoahọc cho các nghiên cứu sâu sắc hơn về khả năng chịu mặn của cây cà chua
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu bằng chứng về
giống cà chua chịu mặn để phục vụ công tác chọn giống Đề xuất giống cókhả năng chịu mặn tốt hơn cả trong các giống nghiên cứu để trồng thử nghiệm
ở khu vực đất nhiễm mặn
Trang 72. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung về cây cà chua
2.1.1. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm thực vật học của cây cà chua
* Nguồn gốc phân loại
Cà chua là cây trồng thuộc ngành Magnoliophyta họ Cà (Solanaceae),
tên khoa học là Lycopersicon esculentum Mill có nguồn gốc ở vùng Andes
(Peru, Ecuado, Bolivia) thuộc Nam Mỹ [3] Cà chua được người Tây BanNha đem về châu Âu từ thế kỷ 16 và gọi tên theo tiếng thổ dân Mỹ là
“tomato”
Theo đặc điểm của quả phân nhóm nhiều giống cà chua như cà chuahồng, cà chua đỏ, cà chua anh đào, cà chua dai… Hiện nay, ở Việt Nam có 16chi thuộc họ Cà với gần 50 loài khác nhau [3], được trồng quanh năm và rộngrãi trên phạm vi cả nước, đặc biệt là các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng nhưThái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh…
*Đặc điểm thực vật học của cây cà chua
Hệ rễ: Hệ rễ cây cà chua thuộc loại rễ chùm, có khả năng ăn sâu trong
đất Rễ phụ cấp 2 phân bố dày đặc trong đất ở thời kỳ cây sinh trưởng mạnh.Khi gieo thẳng rễ cà chua có thể ăn sâu tới 1,5m; nhưng ở độ sâu dưới 1m rễ
ít, khả năng hút nước và chất dinh dưỡng ở tầng đất 0 – 30cm Khả năng táisinh của hệ rễ cà chua mạnh, khi rễ chính bị đứt, rễ phụ phát triển mạnh
Thân: Đặc tính của cây cà chua là bò lan ra xung quanh hoặc mọc thành
bụi Căn cứ vào đặc điểm chiều cao cây có thể phân thành 3 loại Loại lùn:Cây thấp, chiều cao cây dưới 65cm, cây lùn mập, khoảng cách giữa các lóngngắn, loại này trong sản xuất hạn chế việc tỉa cành, không phải làm giàn Loạicao: Cây cao trên 120cm đến trên 200cm, thân lá sinh trưởng mạnh Trongsản xuất cần phải tỉa cành, tỉa hoa, quả, nhất thiết phải làm giàn Loại caotrung bình: Trên 65cm đến dưới 120cm, thân lá sinh trưởng mạnh, trong sản
Trang 8xuất cần tạo hình, tỉa cành Thân cây cà chua thay đổi trong quá trình sinhtrưởng phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ) và chất dinhdưỡng,…
Lá: Lá cà chua là đặc trưng hình thái để phân biệt giống này với giống
khác Lá cà chua thuộc lá kép lông chim sẻ, mỗi lá hoàn chỉnh gồm 3 – 4 đôi
lá chét tùy theo giống ngọn lá có một phiến lá riêng biệt gọi là lá đỉnh Ở giữacác đôi lá chét còn có lá giữa, trên gốc lá chét có những phiến lá nhỏ gọi là lábên Bộ lá có ý nghĩa quan trọng đối với năng suất, số lá trên cây ít, khi lá bịbệnh hại sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất quả Số lá là đặc tính di truyền củagiống, nhưng quá trình hình thành cũng chịu ảnh hưởng của nhiệt độ Để hìnhthành 10 lá đầu sau khi trồng cần nhiệt độ trung bình trên 13oC, khi hìnhthành 20 lá cần nhiệt độ trung bình ngày đêm là 24oC, nếu nhiệt độ thấp hơn
13oC thời gian xuất hiện lá mới sẽ chậm lại
Hoa: Hoa cà chua thuộc loại hoa hoàn chỉnh Cà chua tự thụ phấn là
chủ yếu, do đặc điểm cấu tạo của hoa Các bao phấn bao quanh nhụy, thôngthường vị trí của nhụy thấp hơn nhị Núm nhụy thường thành thục sớm hơnphấn hoa Hoa cà chua nhỏ, màu sắc không sặc sỡ, không có mùi thơm, nênkhông hấp dẫn côn trùng Màu sắc cánh hoa thay đổi theo quá trình phát triển
từ vàng xanh, vàng tươi rồi đến vàng úa Hoa cà chua mọc thành chùm, hoađính vào chùm bởi cuống ngắn Cà chua có 3 loại chùm hoa: Chùm đơn giản,chùm trung gian và chùm phức tạp Số chùm hoa trên một cây trong một chu
kỳ sống khoảng 20 chùm hoặc nhiều hơn Điều đó phụ thuộc chủ yếu vào đặctính của giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật trồng trọt
Quả: Quả cà chua chín thuộc loại quả mọng bao gồm: Vỏ, thịt quả,
vách ngăn, giá noãn Quả được cấu tạo từ 2 ngăn đến nhiều ngăn Số lượngquả trên cây là đặc tính di truyền của giống, nhưng cũng chịu ảnh hưởng củađiều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật trồng trọt [7]
2.1.2. Nhu cầu về nhiệt độ, ánh sáng, nước, đất và chất dinh dưỡng của
Trang 9cây cà chua.
Nhiệt độ: Cà chua thích hợp khí hậu ấm áp, khả năng thích nghi rộng.
Cà chua chịu được nhiệt độ cao nhưng rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp Cà chua
có thể sinh trưởng, phát triển trong phạm vi nhiệt độ từ 15 – 35oC Hầu hết cácgiống cà chua sinh trưởng và phát triển không tốt ở nhiệt độ dưới 15oC và trên
35oC Nhiệt độ thích hợp nhất từ 22 – 24oC, khi nhiệt độ thấp hơn 10oC câysinh trưởng kém, lá xoăn, ngọn tẽ, thân lùn, thậm chí cây có thể bị chết [7] Càchua là cây ưa sáng, nếu bị rợp bóng lâu ngày hay nắng quá to cây ra hoa đậuquả kém, các tế bào phôi và hạt sẽ bị hủy hoại khi nhiệt độ lớn hơn 37oC TheoTiwari và Choudhury (1993) thì nhiệt độ tối ưu cho hạt nảy mầm của hạt càchua là 24 – 25oC, nhiều giống nảy mầm nhanh ở nhiệt độ 28 – 320C [61].Nghiên cứu của Harrington (1954) cho thấy giới hạn tối ưu cho hạt nảy mầm là15-30oC Nhiệt độ quá cao làm hạt mọc chậm, dễ mất sức sống, mầm bị dịdạng Nhiệt độ trên 39oC làm giảm sự lan rộng của hệ rễ [48] Theo Kuo C.G,Opena R.T and Chen J.T (1998), nhiệt độ trên 30oC (ngày) và 24oC (đêm) có
xu hướng làm giảm kích cỡ hoa, khối lượng noãn, bao phấn và số ngăn hạt.Nhiệt độ cao còn làm giảm số lượng hạt phấn, sức sống hạt phấn cũng nhưnoãn [53] Theo Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng (1999) nhiệt độ trên 27oCkéo dài cũng hạn chế sinh trưởng, ra hoa, đậu quả cà chua [29]
Ánh sáng: Cà chua là cây trồng phản ứng không chặt chẽ với độ dài
ngày Vì vậy nhiều giống cà chua trồng trọt có thể ra hoa trong điều kiện thờigian chiếu sáng dài hoặc ngắn Nếu điều kiện nhiệt độ thích hợp thì cây càchua có thể sinh trưởng, phát triển ở nhiều vùng sinh thái và nhiều mùa vụkhác nhau Các nghiên cứu của các tác giả cho thấy cường độ ánh sáng ảnhhưởng nhiều tới sinh trưởng và phát triển của cây cà chua Theo Kallo (1993),cường độ ánh sáng cao làm tăng diện tích lá và tốc độ sinh trưởng của cây.Ánh sáng cường độ thấp làm vòi nhụy vươn dài, gây khó khăn cho sự thụ
Trang 10phấn và tạo nên những hạt phấn không có sức sống, giảm khả năng thụ tinh,khi thiếu ánh sáng năng suất giảm và quả thường bị dị hình [51].
Các giống cà chua yêu cầu thời gian chiếu sáng không khác nhau lắm.Điều kiện ánh sáng mạnh tại trung tâm phát sinh đã làm cho cây cà chua cóyêu cầu lớn với cường độ ánh sáng Cường độ ánh sáng thấp nhất cho cà chuasinh trưởng và phát triển là 4000 lux Cây sinh trưởng trong điều kiện thiếuánh sáng sẽ yếu ớt, lá nhỏ, mỏng, lóng vươn dài, cây mọc vống, ra hoa quảchậm, năng suất và chất lượng quả giảm, hương vị kém Thiếu ánh sángnghiêm trọng dẫn đến rụng nụ, rụng hoa, rụng quả
Nước: Chế độ nước trong cây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến
cường độ của các quá trình sinh lý cơ bản như: quang hợp, hô hấp, sinhtrưởng và phát triển,… Cà chua tương đối chịu hạn nhưng là cây ưa nước.Theo Asahira, T., H Takagi, Y.Takeda and Y Tsukamoto, (1968), để tạo 1 tấnchất khô, cà chua cần 570 – 600m3 nước [38] Theo Kuo và cs (1998), trongquá trình sinh trưởng cà chua cần được tưới một lượng nước tương đương vớilượng mưa từ 460 – 500nm [53] Hạt cà chua cần lượng nước từ 80% so vớikhối lượng hạt để nảy mầm Khi độ ẩm đất đạt 70% thì số hạt nảy mầm caonhất, số cây giống cũng nhiều nhất Nhiệt độ trong đất là yếu tố quan trọngthúc đẩy quá trình hút nước của hạt Trong phạm vi nhiệt độ thích hợp, nhiệt
độ càng cao thì hạt hút nước càng mạnh [7]
Độ ẩm đất thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển là 70 – 80% Càchua là cây trồng không chịu được úng, nhưng đất thiếu nước cây sinh trưởngkém, còi cọc, lóng ngắn, lá nhỏ, thiếu nước nghiêm trọng dẫn đến rụng nụ,rụng hoa, quả, năng suất và chất lượng quả giảm Cà chua yêu cầu độ ẩmkhông khí thấp trong quá trình sinh trưởng và phát triển, độ ẩm không khíthích hợp là 45 – 55% Khi độ ẩm không khí trên 65% ảnh hưởng đến sự pháttriển của hạt phấn, làm vỡ hạt phấn, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ
Trang 11tinh… dẫn đến giảm số lượng hoa và quả [7].
Đất và chất dinh dưỡng: Đất phù hợp với cà chua là đất thịt nhẹ, đất
thịt trung bình, đất thịt pha cát, giàu mùn, tơi xốp, tưới tiêu thuận lợi, có ítmầm bệnh Độ pH từ 6,0 – 6,5 thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển.Không trồng cà chua trên các loại đất mà cây trồng vụ trước là những câytrong họ Cà, nhất là cây khoai tây
Theo Figueira (1972) (trích theo tài liệu của Tạ thu Cúc) lượng các chất
N, P, K cây cà chua lấy đi từ đất theo xu hướng chung là K>N>P Nitơ (N) có tácdụng thúc đẩy sự sinh trưởng thân lá, phân hóa hoa sớm, số lượng hoa trên câynhiều, hoa to, tăng khối lượng quả và làm tăng năng suất trên đơn vị diện tích.Photpho (P): Cây cà chua có hệ rễ hút lân kém, đặc biệt trong thời kỳ cây non.Lân có tác dụng kích thích hệ rễ sinh trưởng, cây sử dụng lân nhiều khi cây có 3– 4 lá thật Lân giữ vai trò quan trọng trong đời sống cây cà chua, xúc tiến sựtăng trưởng của hệ rễ, hình thành chùm hoa sớm, hoa nở sớm và chín [7]
2.2 Tính chống chịu với tác nhân mặn của thực vật
Cơ thể và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Hoạt động sốngcủa thực vật phụ thuộc vào các yếu tố của môi trường Trong quá trình sống,thực vật đã hình thành được nhu cầu xác định đối với môi trường sống, đồngthời mỗi cơ thể thực vật cũng tạo được khả năng thích nghi với các nhân tố biếnđổi Khả năng thích nghi của cơ thể đối với tác nhân của môi trường rất đa dạng
và phong phú Bằng cách biến đổi hình thái, giải phẫu hoặc trao đổi chất, thựcvật có thể tránh được những tác nhân bất lợi của môi trường Tùy đặc điểm củatừng loài, giống mà chúng có phản ứng khác nhau với các stress môi trường vớimức độ thiệt hại khác nhau như: một số loài không bị ảnh hưởng nhiều, một sốloài bị tổn thương nhưng một số loài lại bị chết [18], [20]
2.2.1 Cơ chế chịu mặn ở cấp độ phân tử
Trang 12Đất mặn chứa nhiều ion Na+, Cl-, sunfat, borat, liti… các ion này có thểgây độc cho cây nếu ở nồng độ cao Những đặc điểm giúp cho thực vật thích
nghi với điều kiện mặn như: phát triển tuyến muối ở Limonium sp., phát triển
tế bào mô biểu bì chứa không bào dự trữ muối ở Mesembryanthemum crystallium, dẫn đến tăng cường lượng nước sử dụng có hiệu quả khi phát
triển theo hướng quang hợp C4 Ở cây lúa nước, nồng độ muối trong đất cao
sẽ làm giảm diện tích lá [37] Muối tích tụ ở các lá già, lá già cuộn lại, héo vàchết dần mang theo lượng muối nhất định Những cây lúa chịu mặn chỉ cònlại lá non có hàm lượng muối ít hơn
Nồng độ muối trong môi trường cao làm ức chế sự hấp thụ nước, ảnhhưởng đến khả năng đóng mở khí khổng và lượng khí CO2 hấp thụ vào tế bào
lá cây… gây tổn thương mô tế bào thực vật Những thay đổi trong trao đổichất thường dẫn đến sự gia tăng một số chất liên quan đến điều chỉnh áp suấtthẩm thấu trong tế bào như glyxin betain, prolin, ectoin… Tuy nhiên, sự điềuchỉnh này chỉ đòi hỏi tăng cường của một trong những enzim trong con đườngtổng hợp hoặc chuyển hóa các chất đó Sự điều tiết các ion cũng liên quan đến
một số lượng nhỏ các gen Khoảng 21000 gen ở Arabidopsis thực hiện chức
năng chủ yếu trong quá trình phát triển cá thể của thực vật, hình thành hoa,phát triển quả và hạt, nhưng chỉ có một số lượng nhỏ các gen phản ứng vớiđiều kiện mặn [20], [22]
Trong vùng bị mặn muối kéo dài như ven biển, những cây có khả năngchịu mặn thích nghi với môi trường sống đều có những thay đổi sâu sắc trongquá trình trao đổi chất cũng như có các cơ chế chống chịu thích hợp Các biếnđổi đó thường đi theo các hướng sau đây:
- Loại bỏ các dạng oxi hoạt hóa sinh ra trong điều kiện mặn
- Tăng cường các chất điều chỉnh áp suất thẩm thấu
- Kiểm soát sự hấp thụ ion Na+, K+ , Ca 2+ và hấp thụ nước
- Sinh tổng hợp một số protein có khả năng chống chịu mặn
Trang 132.2.1.1 Loại bỏ các dạng oxy hoạt hóa
Trong môi trường mặn, hạn và lạnh, tế bào thực vật đều bị mất nước vàtạo ra nhiều dạng oxi hoạt hóa trong tế bào Dạng oxi hoạt hóa có những tácđộng lớn đến tế bào và cơ thể của thực vật: làm khí khổng đóng lại; gây tổnthương cho các đại phân tử như lipit, protein trên màng tế bào; gây tổn thươngADN; làm thất thoát các chất như ion K+ và gây chết tế bào
- Dạng oxi hoạt hóa tác động lên tế bào: gây tổn thương cho các đại
phân tử như: lipit và protein trên màng tế bào, tạo ra các gốc tự do, làm tổnthương màng tế bào chất, làm thay đổi sự lưu chuyển các ion, ức chế hoạt tínhbơm H+, tăng độ thấm của màng, suy giảm khả năng màng và tăng lượng ion
Ca2+ vào tế bào
- Dạng oxi hoạt hóa tác động và gây tổn thương lên ADN: làm đột biến
ADN như mất đoạn hoặc những hiệu ứng di truyền bất lợi khác; tác động lênlục lạp và hệ quang hợp bằng cách làm giảm cường độ phiên mã, dịch mã củarubisco Nếu cây trồng thích nghi được với điều kiện mặn muối thì cây pháttriển bình thường, ngược lại cây bị khô héo và chết
- Dạng oxi hoạt hóa tác động lên lipit: gây tổn thương cho màng, làm
mất khả năng kiểm soát tính thấm của màng
- Dạng oxi hoạt hóa tác động lên protein: làm biến đổi những điểm đặc
biệt nhạy cảm, các vị trí amino axit quyết định hoạt tính của protein, làm ngắtđoạn chuỗi peptit, thay đổi điện tích Các protein mất đi chức năng sinh học
và cuối cùng chúng trở thành điểm “nóng” để cho các proteaza dễ nhận biết
và phân hủy
- Tác dụng của dạng oxi hoạt hóa : tuy nhiên, không phải dạng oxi hoạt
hóa luôn có hại Dạng oxi hoạt hóa được tế bào sản sinh ra khi mầm bệnhxâm nhập để tiêu diệt các tế bào gây bệnh và nó kết hợp với enzim chống oxihóa như một dạng tín hiệu, hoạt hóa các phản ứng của cơ thể để kháng bệnh
Trang 14Như vậy, dạng oxi hoạt hóa sinh ra đa số gây hại cho cây trồng Do đó,
hệ thống bảo vệ cây trồng nhằm loại bỏ dạng oxi hoạt hóa được thực hiện nhờcác chất chống oxi hóa tồn tại trong các bào quan Các chất này bao gồm cácenzim và các hợp chất chống oxi hóa không có bản chất enzim Các chấtchống oxi hóa không có mặt ở tất cả các vị trí trong tế bào mà phụ thuộc vàocác hệ thống bảo vệ của các loài khác nhau, chúng có thể biểu hiện ở nhữngbào quan nhất định Các enzim và các chất chống oxi hóa không có bản chấtenzim hầu hết trong các bào quan nhưng phân bố khác nhau: chủ yếu tậptrung trong không bào (73%) và lục lạp (17%), sau đó đến tế bào chất (5%),apoplast (4%) và ti thể (1%), hầu như chúng không có trong nhân tế bào [20]
2.2.1.2 Tăng cường các chất điều chỉnh áp suất thẩm thấu
Sự tăng cường áp suất thẩm thấu được phát hiện thấy trong nhiềutrường hợp như hạn hán, mặn muối và lạnh giá Mặn muối bên ngoài môitrường sẽ tạo nồng độ dung dịch rất cao, giữ lại nước và nước không thể hấpthụ vào tế bào thực vật, gây ra khan hiếm nước trầm trọng trong tế bào Sựtăng cường các chất điều chỉnh áp suất thẩm thấu như prolin, chuyển hóa cácdạng mono xacarit, polyol được cảm ứng trong điều kiện này
Đặc biệt trong điều kiện mặn, thực vật còn tăng cường tổng hợp glyxinbetain Glyxin betain có thể tăng đến nồng độ 45mM để chống chịu mặn.Chúng dễ dàng được tổng hợp từ những chất có ở lượng đáng kể trong quátrình trao đổi chất ở cây nhờ sự điều tiết các hệ enzim mới Glyxin betainđược tổng hợp từ colin qua hai phản ứng được xúc tác nhờ colinmonoxygenaza và betain andehyt dehydrogenaza
2.2.1.3 Các protein kiểm soát hấp thụ ion Na + , K + , Ca 2+ và hấp thụ nước
Đối với các cây chịu mặn, việc kiểm soát sự hấp thụ các ion và nướcđóng vai trò then chốt trong việc hạn chế sự xâm nhập của ion Na+ và Cl- Vậnchuyển nước và ion qua màng đều do các protein hoặc các phức hệ proteinđảm nhiệm Cơ chế kiểm soát việc gia tăng sự biểu hiện cũng như hoạt hóa
Trang 15các protein hoặc các phức hệ protein rất phức tạp và tiến hành theo nhiềubước Trên màng tế bào có hệ thống các chất làm nhiệm vụ vận chuyển cácion và các chất hữu cơ nhỏ khác qua màng Các chất vận chuyển đó bao gồmcác bơm, các chất mang và các kênh vận chuyển Các bơm là các enzim dạngATPaza vận chuyển các proton H+ và Na+ qua màng tế bào Các protonthường vận chuyển thụ động qua màng tế bào Các chất mang ion hoặc chấthòa tan nhỏ qua màng tế bào theo hướng vào nguyên sinh chất gọi là chấtmang cùng chiều, hoặc ra khỏi nguyên sinh chất gọi là chất mang ngượcchiều Chất mang đều là protein hoặc các phức hệ protein Các kênh vậnchuyển nước và các chất ion K+, Ca2+ và ion thành dòng.
Aquaporin, protein chuyển nước qua màng đóng vai trò quan trọngtrong việc kiểm soát sự hấp thụ nước qua màng tế bào trong điều kiện bìnhthường cũng như khi gặp hạn, lạnh, mặn…
P-ATPaza là protein có khoảng lượng phân tử khoảng 100kDa Hoạttính của enzim này ở các cây chịu mặn đều tăng khi gặp điều kiện mặn Đâychính là bơm proton H+ qua màng sinh chất
Vận chuyển ion K+ qua màng tế bào nhờ có chất mang và kênh vậnchuyển K+ được xảy ra thường xuyên Ion K+ có lượng đáng kể trong tế bàochất và đóng vai trò quan trọng trong dinh dưỡng của cây, điều tiết sự pháttriển cũng như quá trình sinh lý trong cây Ion Na+ có thể xâm nhập vào tế bàoqua kênh vận chuyển K+ này Ion Na+ từ nguyên sinh chất có thể đi vào khôngbào nhờ có chất mang đối chiều Na+/H+ Protein này xúc tác cho phản ứngthay thế chuyển ion Na+ bằng H+ qua màng và đóng vai trò quan trọng trongviệc điều hòa pH nguyên sinh chất tế bào, nồng độ Na+ và sức căng của tếbào Hoạt tính của chất mang đối chiều Na+/H+ tăng khi gặp mặn được pháthiện thấy trong các mô tế bào, không bào song song cùng với hoạt tính củaATPaza Đây là cơ chế điều tiết nồng độ ion Na+ trong nguyên sinh chất: khi
Trang 16nồng độ ion Na+ lên cao, ion Na+ sẽ được vận chuyển vào không bào dự trữ,không gây độc cho tế bào và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất khác.
Enzim Ca2+-ATPaza phân bố trên màng nguyên sinh chất, lưới nội chất,
vỏ lục lạp và màng không bào Dạng Ca2+-ATPaza trên màng nguyên sinh cókhối lượng phân tử khoảng 130kDa và có vùng gắn calmodulin Calmodulin làthụ thể đơn giản gắn với ion có bản chất protein và khối lượng phân tử khoảng từ15-17kDa Calmodulin hoạt hóa cho các enzim Ca2+-ATPaza Ca2+-ATPaza trênlưới nội chất có khối lượng phân tử khoảng 110kDa Enzim dạng này không phụthuộc vào calmodulin Bơm Ca2+ phần lớn theo hướng chuyển ion Ca2+ ra khỏinguyên sinh chất Ion Ca2+ còn được vận chuyển qua màng tế bào nhờ các kênhvận chuyển đặc hiệu Tăng lượng ion Ca2+ trong tế bào cải thiện được khả năngchịu mặn của cây: làm tăng pH của không bào, hoạt hóa chất mang đối chiều
Na+/H+ Việc kiểm soát nghiêm ngặt nồng độ ion Ca2+ trong nguyên sinh chất vàcác bào quan như không bào, ti thể và lưới nội bào chứng tỏ vai trò quan trọngcủa ion này trong khả năng phản ứng chịu mặn của cây
Như vậy, yếu tố mặn muối gây ra hiện tượng hạn sinh lý cho cây Phảnứng chống chịu của cây đều được hoạt hóa qua các con đường dẫn truyền tínhiệu như trong trường hợp cây gặp hạn Các cây chịu mặn có các gen điều hòachống chịu Các gen này được chia ra thành các nhóm khác nhau như trao đổiphotphoinosit, sinh tổng hợp các chất điều hòa áp suất thẩm thấu, giải độc oxyhoạt hóa, chuyển các chất qua màng, trao đổi chất hoocmon và truyền tín hiệuphản ứng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi hạn, mặn… [20]
2.2.2 Cơ chế chịu mặn ở mức độ cơ thể
Cơ chế chịu mặn bao gồm các nhóm sau:
• Hiện tượng ngăn chặn muối: Cây không hấp thu một lượng muối dưthừa nhờ khả năng hấp thu có chọn lọc
• Hiện tượng tái hấp thu: Cây hấp thu một lượng muối thừa nhưng đượctái hấp thu trong mạch libe, Na+ không chuyển vị đến chồi thân
Trang 17• Chuyển vị từ rễ đến chồi : Tính chịu mặn được phối hợp với một mức
độ cao về điện phân ở rễ lúa, và mức độ thấp về điện phân ở chồi, làm cho sựchuyển vị Na+ trở nên ít hơn từ rễ đến chồi
• Hiện tượng ngăn cách từ lá đến lá: Lượng muối dư thừa được chuyển
từ lá non sang lá già, muối được định vị tại lá già không có chức năng, khôngthể chuyển ngược lại
• Chống chịu ở mô: Cây hấp thu muối và được ngăn cách trong cáckhông bào của lá, làm giảm ảnh hưởng độc hại của muối đối với hoạt độngsinh trưởng của cây
• Ảnh hưởng pha loãng: Cây hấp thu muối nhưng sẽ làm loãng nồng độmuối nhờ tăng cường tốc độ phát triển nhanh và gia tăng hàm lượng nướctrong chồi Tất cả những cơ chế này đều nhằm hạ thấp nồng độ Na+ trong các
mô chức năng, do đó làm giảm tỉ lệ Na+ /K+ trong chồi (< 1) [39], [42]
Axit abxixic (ABA) được xem như một yếu tố rất quan trọng của câytrồng phản ứng với những stress gây ra do mặn, do nhiệt độ cao Do đó ABAcòn được xem như là gen cảm ứng (inducible genes) trong cơ chế chống chịumặn của cây trồng [20]
G Joshi (1976), Phan Nguyên Hồng (1991) dựa vào khả năng điềuchỉnh muối trong cơ thể đã chia thực vật chịu mặn thành ba nhóm:
- Nhóm cây cản muối (salt-excluding) gồm các họ Đước (Rhizophoraceae).
- Nhóm cây tiết muối ra ngoài (salt-excreting): có tuyến tiết muối gồm
các loài thuộc chi Mắm (Avicennia), Ôrô (Acanthus) và Sú (Aegiceras)
- Nhóm cây tích tụ muối (salt-accumulating): tích tụ muối ở lá già sắp
rụng gồm các loài thuộc chi Bần (Sonneratina), chi Cóc (Lummitzera) và Giá(Excceraria agallocha L.)… Những loài cây chịu mặn không có tuyến tiếtmuối thích ứng bằng sự pha loãng dịch tế bào, không bào có nồng độ NaClcao, có mô nước và lớp tế bào hạ bì phát triển Sự mọng nước ở lá cây của cácloài cây chịu mặn là một đặc điểm thích ứng chứng tỏ không thể loại trừ muối
Trang 18bằng rễ mà muối vẫn tích lũy trong những mô lá Thực vật chịu mặn tích lũymuối thường lắng đọng Na+ và Cl- trong thân vỏ và trong lá già Na+ và Cl-được tích lũy với nồng độ cao ở các lá già lão hóa của cây chịu mặn, sau đó lácây rụng đi Bằng cách này, một lượng muối tích lũy trong cây được đào thải
ra khỏi mô trao đổi chất Đối với loài rụng lá ở chi Xu (Xylocarpres), sự rụng
lá hàng năm có thể là cơ chế loại muối thừa trước khi bắt đầu mùa sinh trưởngmới và mùa ra quả [50], [16]
Bằng chứng cho sự thích ứng với môi trường mặn là sự phát triển mạnh
mẽ khả năng mọng nước ở hầu hết các loài cây chịu mặn Đó cũng là điều giảinghĩa cho sự cân bằng muối Quang hợp của cây bị ức chế trong điều kiệnnồng độ muối cao của môi trường sống Sống trong môi trường có độ mặncao các loài cây chịu mặn đã hình thành một số đặc điểm thích nghi theohướng tăng áp suất thẩm thấu để tăng cường khả năng hút nước từ đất vào câyhoặc thu nhận các muối không có giá trị dinh dưỡng vào cơ thể và tự điềuchỉnh bằng cách sử dụng một phần các chất hoạt động thẩm thấu để nâng caosức hút nội tại [19], [21]
Như vậy, cơ chế chịu mặn của thực vật rất phức tạp, nó không chỉ vềthành phần sinh hóa trong tế bào, sự điều chỉnh của các gen
Như vậy đất mặn làm biến đổi các quá trình sinh lý, sinh hóa làm cho
sự trao đổi chất trong cây diễn ra theo chiều hướng không thuận lợi và cuốicùng làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng
2.3 Một số nghiên cứu về đáp ứng sinh lý, hóa sinh của cây trồng chịu mặn nói chung
2.3.1 Một số nghiên cứu trên thế giới
Anthraper và đồng tác giả (2003) bằng cách sử dụng NaCl để tạo ápsuất thẩm thấu của môi trường trồng cây keo giậu, đã cho rằng áp suất thẩmthấu của môi trường làm giảm khối lượng khô của mô, làm giảm nitơ tổng sốtrong lá, rễ Tuy nhiên những ngày đầu, áp suất thẩm thấu không ảnh hưởng
Trang 19tới hoạt động của enzim nitrogenaza [40].
Từ tháng 7 năm 2004 đến tháng 9 năm 2007, V D Tafouo, S.Braconnier, M Kenn, Ndongo Din, J R Priso, N L Djiotie và Amougou
Ako đã nghiên cứu các đặc điểm sinh lý và sinh thái của cây bầu (Lagenaria siceraria) và dưa hấu (Citrullus lanatus) trong điều kiện gây mặn Các tác giả
đánh giá quá trình sinh trưởng của cây, hàm lượng nước liên kết, hàm lượngdiệp lục và mối tương quan giữa ion K+ và Na+ trong lá, khối lượng quả dướiảnh hưởng của nồng độ muối khác nhau: 0, 50, 100 và 200mM NaCl Kết quảnghiên cứu cho thấy: tốc độ sinh trưởng của cây giảm khi nồng độ muối tăng,hàm lượng ion K+ cao ở cây dưa hấu, cây bầu sinh trưởng trong điều kiện mặntốt hơn cây dưa hấu [59]
Victor Dersire Tafouo và cộng sự (2008) đã nghiên cứu ảnh hưởng của
stress muối đến sinh trưởng và sinh thái của ba giống bầu Cucurbita lanatus,
C moshata và Lagenaria siceraria Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu ảnh
hưởng của ba giống bầu ở 4 nồng độ muối: 0, 50, 100 và 200mM NaCl Dựavào kết quả về số lượng lá, hàm lượng diệp lục a, b và ion K+ trong lá, thời giansinh trưởng, khối lượng và chất lượng quả, quá trình sinh trưởng của
Lagenaria siceraria ít bị ảnh hưởng bởi stress muối so với 2 giống còn lại [62].
Farsiaini A và đồng tác giả khi nghiên cứu về cây ngô được trồng trongmôi trường có NaCl ở các nồng độ khác nhau đã chỉ ra rằng có sự suy giảm
về tỉ lệ nảy mầm; chiều dài rễ mầm và thân mầm; khối lượng tươi, khối lượngkhô của rễ mầm và thân mầm [45] Tác giả Kulkami cũng có kết luận tương
tự như vậy trên đối tượng là cây cà chua [52]
Khi nghiên cứu về phản ứng nảy mầm của đậu xanh, Al-Rawi và cáctác giả khác cũng đã kết luận các chỉ tiêu tỉ lệ nảy mầm, chiều dài thân mầm,khối lượng tươi và khối lượng khô của cây đều bị ảnh hưởng khi áp suất thẩmthấu của môi trường nuôi cấy tăng lên [37]
Trang 20Theo Halit (2009), áp suất thẩm thấu gây ra bởi NaCl có ảnh hưởng tới
tỉ lệ nảy mầm, chiều dài rễ mầm, thân mầm, khối lượng tươi của rễ mầm vàthân mầm, ít ảnh hưởng tới khối lượng khô của rễ mầm và thân mầm, cùngvới sự tăng lên của áp suất thẩm thấu thì làm tích lũy thêm hàm lượng đườngtan, tăng hoạt độ của enzim amilaza [46] Một số tác giả khác đã nghiên cứu
về ảnh hưởng của các nồng độ muối NaCl khác nhau đến các đặc điểm hìnhthái và sinh lí ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây đậu xanh thấychiều cao của cây, chiều dài của rễ, hàm lượng diệp lục a và b, cường độquang hợp, khối lượng tươi và khối lượng khô của cây giảm khi nồng độmuối tăng
Năm 2004, Shabina Syeed và N.A Khan nghiên cứu ảnh hưởng củanồng độ muối khác nhau đến hoạt độ của enzim cacboxydaza, catalaza,oxidaza ở đậu xanh cho kết quả khi nồng độ muối tăng (0mM NaCl – 100mMNaCl) hoạt độ của enzim catalaza và enzim oxidaza tăng còn hoạt độ củaenzim cacboxydaza, nitơ tổng số trong lá, cường độ quang hợp, khối lượngtươi và khối lượng khô của cây giảm [58]
Có nhiều nhân tố góp phần vào tính chịu mặn của cây lúa Theo Yeo vàFlowers (1983) cho rằng việc hạn chế xâm nhập của ion Na vào trong cây lànhân tố chính đối với tính thích nghi của cây lúa đối với mặn Hàm lượng Natrong thân mầm biến động tùy thuộc vào tính chọn lọc của rễ đối với Na vàvào tỷ lệ diện tích lá (diện tích lá trên trọng lượng khô tổng số) Hàm lượng
Na xâm nhập vào trong cây lúa càng nhiều khi độ mặn của môi trường càngcao và thời gian xử lý càng dài Trong các bộ phận của cây lúa thì hàm lượng
Na tích lũy nhiều nhất ở trong bẹ lá, thân cây và ít nhất là trong phiến lá Tùytheo giống lúa, sự tích lũy Na trong các bộ phận này cũng khác nhau, ở giốngchịu mặn kém, sự tích lũy Na cao hơn giống chịu mặn tốt [64]
2.3.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam
Năm 1973, Lê Dụ (theo mô tả của Võ Minh Thứ) đã nghiên cứu ảnh
Trang 21hưởng của NaCl và Na2SO4 ở nồng độ 0,05% và 0,1% đến đậu Hà Lan cũngcho thấy NaCl, Na2SO4 ở nồng độ 0,1% làm giảm sự nảy mầm, diện tích lá,sinh khối khô, số lượng và trọng lượng của quả Xử lý Mo để làm giảm táchại của mặn [35].
Võ Minh Thứ (1999) đã nghiên cứu so sánh một số chỉ tiêu sinh lý, sinhhóa của 4 giống lúa chịu mặn khác nhau dưới ảnh hưởng của mặn NaCl vàmặn có xử lý KClO3 cho thấy nồng độ muối tăng thì hàm lượng đường khửtăng, trong khi đó hàm lượng đường tổng số lại giảm Dưới tác động củaNaCl hàm lượng nước liên kết ở các giống chịu mặn tốt TH85 và OM15tăng lên, nhưng giảm ở giống chịu mặn kém OM13 và không chịu mặnCR203 [32]
Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2003) nghiên cứu khả năng chịu mặncủa một số giống lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long tiến hành tạo môi trườngmặn bằng cách hòa tan NaCl trong nước cất xử lý mặn trong 3 tuần, sau đótheo dõi các chỉ tiêu và thấy rằng: khối lượng khô của rễ mầm và thân mầmđều chịu ảnh hưởng của mặn [5]
Lê Trần Bình, Lê Thị Muội (1998) tiến hành đánh giá khả năng chịu mặnmuối NaCl của các giống lúa CR203, C8, C0 ở mức độ mô sẹo, sau khichuyển vào môi trường bổ sung NaCl 1% và 2% Sau 12 tuần theo dõi chothấy khả năng chịu muối của giống C0 cao nhất và giống CR203 có khả năngchịu muối thấp nhất [4]
Năm 1999, Võ Minh Thứ đã nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí, sinh hóacủa 4 giống lúa khác nhau thấy nồng độ muối tăng thì hàm lượng đường khửtăng, trong khi đó hàm lượng đường tổng số giảm [32]
Điêu Thị Mai Hoa và Trần Thị Thanh Huyền (2007), sự biến đổi hàmlượng amino axit prolin ở rễ và lá cây đậu xanh có những biến đổi rõ rệt dưới
Trang 22tác động của stress muối NaCl Thời gian 30 ngày tuổi, các giống đậu xanh cóhàm lượng prolin trong rễ và lá giảm so với đối chứng Thời gian 40 ngàytuổi, các giống đậu xanh có hàm lượng prolin trong rễ và lá tăng (% so với đốichứng: 237,5% ở rễ, 282,3% ở lá) [12].
Điêu Thị Mai Hoa, Nguyễn Phương Thảo, Lê Thị Thanh Hiếu (2011), tiếnhành nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất thẩm thấu cao đến sự nảy mầm củađậu xanh kết luận: trong điều kiện áp suất thẩm thấu cao, kết thúc giai đoạnnảy mầm, giống Vàng Phú Thọ thể hiện khả năng nảy mầm tốt nhất sau đóđến Tiêu Hải Dương, DX14 và V123 có mức suy giảm khả năng sinh trưởngmầm mạnh nhất so với đối chứng; hàm lượng axit amin prolin ở giai đoạncuối của sự nảy mầm tăng mạnh ở giống Vàng Phú Thọ [14]
Phạm Phước Nhẫn và Phạm Minh Thùy (2011), khi cây lúa bị nhiễm mặn2g/l trở lên thì ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây Mặnlàm giảm chiều cao cây, số rễ/cây, chiều dài rễ, khối lượng khô của rễ và thântheo mức độ nhiễm mặn và thời gian nhiễm mặn Hàm lượng prolin trongthân lúa gia tăng theo mức độ nhiễm mặn nhưng hàm lượng đường tổng số lạibiến đổi phức tạp [27]
2.4.Một số nghiên cứu về cây cà chua và tính chịu mặn ở cà chua
Trên thế giới, cây cà chua đã được trồng phổ biến từ lâu đời, tại nhiềuquốc gia khác nhau, với nhu cầu sử dụng cà chua tương đối cao nên đã cónhiều công trình nghiên cứu từ rất sớm về loại rau quả này Tuy nhiên, nghiêncứu về cà chua chịu mặn còn chưa nhiều, các công trình nghiên cứu đượccông bố thường tập trung vào bảo quản, chuyển gen, chọn dòng lai,… Chẳnghạn như Parson C.S (1970) đã có nghiên cứu về bảo quản cà chua ở độ chíngià trong khí quyển điều chỉnh, nhằm mục đích tìm ra giải pháp giữ cho càchua ổn định về chất lượng và không bị thất thoát các vitamin quan trọngtrong quả [55] Hay Sulunke D.K, Jadhav S.J., Yu M.H (1974) nghiên cứu về
Trang 23ảnh hưởng của biến đổi các chỉ tiêu sinh lý hóa sinh liên quan đến chất lượng
và dinh dưỡng quả cà chua [57]
Với sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, những nghiên cứu trên cây càchua còn được tiến hành theo những hướng khác như : lai ghép, chuyển gen
Từ năm 1986 đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyển gen vào cây
cà chua được công bố Năm 1986, McCormick và cs đã có thông báo đầu tiên
về chuyển gen vào cây cà chua thông qua A.tumefaciens Kết quả nghiên cứu
đã thu được 300 cây cà chua mang gen mã hóa tổng hợp nopaline từ 8 giống
cà chua thương mại [54]
Năm 1991, Davis và cộng sự nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu gen, tuổivật mẫu và chủng vi khuẩn đến hiệu quả chuyển gen vào 3 giống cà chua
Ohio7880, Roma và UCD82b thông qua A.tumefaciens Các tác giả này cho
biết 2 giống cà chua Ohio7870 và Roma cho hiệu quả biến nạp tốt hơn giốngUCD82B; mẫu lá già và chủng vi khuẩn A281 làm nguồn chuyển gen tốt hơn
lá non [44]
Hamza và cộng sự (1993) đã khảo sát những điều kiện thích hợp choviệc tái sinh cây từ lá mầm của 4 giống cà chua UC82B, Castone, F1 Ferline
và Monalbo chuyển gen gus và gen nptII thông qua A.tumefaciens Kết quả
nghiên cứu cho thấy lá mầm cà chua từ 8 đến 10 ngày tuổi tái sinh cây tốtnhất trên môi trường MS cơ bản có bổ sung 0,5ml/l zeatin và 0,5ml/l IAA.Hiệu quả biến nạp của giống UC82B đạt cao nhất (14%) Sự kết hợp của gen
gus và nttpII trong DNA genom của cây cà chua đã được xác định nhờ phân
tích Southern blot [47]
Một số công trình nghiên cứu về chịu mặn của cà chua Chẳng hạn nhưtheo nghiên cứu của V D Taffouo, A.H Nouck, S.D Dibong and A.Amougou (2010), hàm lượng diệp lục trong lá cà chua sau 6 tuần gây mặngiảm dần khi tăng dần độ mặn, hàm lượng diệp lục của các giống giảm xuống
ở mức thấp nhất so với đối chứng ở độ mặn 200mM NaCl
Trang 24Theo He ZhongQun và cộng sự (2010) khi nghiên cứu trên đối tượngcây cà chua nhiễm nấm và không nhiễm nấm trồng trong môi trường mặncũng có kết luận: hàm lượng prolin trong lá giảm ở mẫu nhiễm nấm và tăngcao ở mẫu không nhiễm nấm (tăng trên 200μg/g lá tươi) ở nồng độ NaCl 1%giai đoạn 10 ngày gây mặn
Theo nghiên cứu của Alessandra Padiglia và cộng sự (1995), hoạt tínhcủa enzim catalaza trong lá kê và lá cà chua tăng lên rõ rệt trong điều kiệnmặn Ở cây kê hoạt tính enzim này tăng lên mạnh trong mặn sunfat, còn càchua tăng lên trong mặn clo Theo mức độ thích nghi của cây đối với mặn,hoạt tính catalaza ở trong lá giảm rõ rệt Sự tăng hoạt tính enzim catalaza,peroxydaza trong lá của cây thích nghi với điều kiện mặn gắn liền với sựgiảm hàm lượng muối trong các mô và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tác độngcủa chúng với môi trường bên trong
Reda E.A Moghaieb, Akiko Nakamura, Hirofumi Saneoka andKounosuke Fuijta (2011), tiến hành nghiên cứu trên 5 dòng cà chua khácnhau ở nồng độ muối 0mM, 100mM, 200mM và 300mM thấy rằng: khốilượng khô của cây giảm dần khi tăng nồng độ muối Ở nồng độ muối cao300mM, khối lượng khô của dòng SWT giảm xuống thấp nhất
Ở Việt Nam, cây cà chua cũng được khá nhiều các nhà khoa học chọnlàm đối tượng nghiên cứu của mình Những nghiên cứu về cà chua chịu mặncòn chưa nhiều, các tác giả đi sâu vào nghiên cứu cà chua chuyển gen, tạodòng lai có khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi… Chẳng hạn,
Phan Tường Lộc và cộng sự (1998) khi chuyển gen gusA và gen hpt vào cây
cà chua thông qua A.tumefaciens chỉ thu được callus có mang gen gusA và
sinh trưởng tốt trên môi trường có 25mg/l htp nhưng không tái sinh được câyhoàn chỉnh [23]
Nguyễn Đức Doanh và cộng sự (2006) đã chuyển gen kháng kim loại
nặng mMTF1 vào các giống cà chua P375, H18, XXIA và N120 Trong
Trang 25cùng một điều kiện thí nghiệm, giống P375 và giống XXIA có kết quả táisinh cao tương ứng là 78,3% và 77,8%; 2 giống còn lại có tỷ lệ tái sinhthấp hơn rất nhiều chỉ đạt 13,3% (N120) và 25% (H18) Kết quả phân tíchPCR cho thấy trong 34 cây tái sinh trên môi trường chọn lọc, chỉ có 8,8% có
gen mMTF1 [9].
Đỗ Xuân Đồng và cộng sự (2007) đã dùng chủng A.tumefaciens LBA4404 mang vector pBI121 để chuyển gen gus vào giống cà chua PT18.
Hiệu quả biến nạp đạt khoảng 13,6% [10]
Đặng Thị Chín (1995) đã nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của 4giống cà chua nhập nội của Bugari và 2 giống địa phương trong vụ đông xuân
và xuân hè Xác định được giống nhập nội “số 6” có khả năng chịu nóng vàhạn Tạo được dòng lai ch1 phối hợp được khả năng chống chịu với điều kiệnbất lợi của giống địa phương, chịu nóng, cho năng suất cao và phẩm chất tốtcủa giống nhập nội (số 6) [6]
Một số nghiên cứu khác lại tập trung nghiên cứu về đặc điểm củagiống, chọn tạo những giống sử dụng cho chế biến, thích nghi với điều kiệnkhí hậu Việt nam… Chẳng hạn như nghiên cứu của Trần Khắc Thi, DươngKim Thoa (2001), qua nhiều năm liên tục khảo nghiệm và đánh giá tập đoàngồm trên 200 mẫu giống cà chua có nguuồn gốc từ nhiều nơi trên thế giới nhưNga, Bungari, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật, Đài Loan, Trung Quốc, các tác giả củaViện nghiên cứu rau quả đã xác định được một tập đoàn 60 giống cà chua cókhả năng sử dụng cho mục đích chế biến công nghiệp [30]
Vũ Tuyên Hoàng, Đào Xuân Thảng, Đoàn Xuân Cảnh (Viện CLT &CTP, 1999) đã chọn tạo thành công 2 giống cà chua chế biến C95 và C50, haigiống này được công nhận khu vực hóa năm 1999 Trong đó C95 được chọnlọc từ tổ hợp lai NN325 x Số 7, C50 có nguồn gốc nhập nội từ Mỹ [15]
Mai Phương Anh (1998), từ tập đoàn cà chua gồm 109 mẫu giống gồmcác giống nhập nội và địa phương đã kết luận được 15 giống cà chua có
Trang 26những đặc tính tốt phù hợp với chế biến ở các chỉ tiêu độ brix, độ pH, hàmlượng chất khô…Trong đó một số giống có khả năng thích ứng với điều kiệnViệt Nam, tiềm năng năng suất cao, phẩm chất tốt [1].
Cà chua thuộc nhóm quả mọng nước, nhanh chín, dễ dập nát vànhanh thối hỏng nên công tác bảo quản gặp nhiều khó khăn, xuất phát từthực tế đó, nhóm đề tài nghiên cứu đi sâu vào công tác bảo quản, hạn chếtổn thất sau thu hoạch và chế biến nhận được nhiều sự quan tâm hơn cả.Theo Cao Văn Hùng, Nguyễn Thị Tú Quỳnh (2008) thì độ chín thu hái vàcông tác đóng gói có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bảo quản cà chuachế biến, nếu thu hái cà chua chưa chín tới hoặc chín quá đều làm công tácbảo quản trở lên khó khăn, dẫn tới làm giảm chất lượng và vị tự nhiên củaquả [17]
Theo Kiều Thị Thư (1998), từ tập đoàn công tác giống gồm các giống
cà chua nhập nội, các giống địa phương, các dòng chọn lọc từ nuôi cấyinvitro, các dòng chọn lọc từ một số tổ hợp lai trong loài, đã cho thấy Ở vụxuân hè đã thu được các giống lai F1 chịu nóng, có năng suất cao hơn giốngchịu nóng MV1, rất thích hợp trồng rải vụ Nhóm giống quả cứng gồm: HT.7,HT.8, HT106 thích hợp trồng ở vụ xuân hè, có khả năng chín đỏ ở nhiệt độcao, quả vận chuyển tốt, bảo quản được lâu [31]
Trang 273. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 4 giống cà chua: giống XH5, VT3,C155, FM20 do Viện Nghiên cứu rau quả và Viện Cây lương thực & cây thựcphẩm - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cung cấp
Giống cà chua XH5
- Nguồn gốc: Là giống cà chua do Viện Nghiên cứu Rau Quả tiến hành chọnlọc từ dòng cà chua CLN1621J của Trung tâm nghiên cứu và phát triển rauchâu Á (AVRDC) là giống cà chua chịu nóng Xuân hè 5 (XH), được côngnhận Quốc gia năm 2006 Đây là giống được cơ quan cung cấp giống khuyếncáo là mẫn cảm với điều kiện mặn
- Đặc điểm: Giống cà chua XH5 là giống thuần, sinh trưởng hữu hạn Quả hìnhtròn cao, màu đỏ đẹp, khối lượng trung bình quả 57 – 62g
- Thời vụ:
Vụ chính: Gieo hạt 5/9 – 15/9, trồng đầu tháng 10
Vụ muộn: Gieo hạt 15/1 – 20/1, trồng từ 15/2 – 20/2 dương lịch [33]
Giống cà chua lai VT3
- Nguồn gốc: Được Viện Cây lương thực và cây thực phẩm chọn tạo từ tổ hợp lai
ưu tú (số 15 x VX3) Giống được công nhận là giống quốc gia năm 2008
- Đặc điểm:
Là giống lai F1, khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh
Quả hình tròn hơi dẹt, cùi dày, vai quả xanh, khi chín quả có màu đỏ thẫm
- Thời vụ:
Vụ Đông sớm gieo hạt 15/8 – 5/9
Vụ Đông chính vụ gieo hạt 15/9 – 15/10
Vụ xuân hè 15/1 – 5/2
Trang 28Giống cà chua C155
- Nguồn gốc: Viện Cây lương thực và cây thực phẩm chọn tạo theo phương phápchọn lọc cá thể nhiều đời để phân lập, chọn lọc và tạo dòng thuần Giống đãđược Bộ Nông nghiệp và PTNN công nhận chính thức năm 2010
- Đặc điểm:
Là giống thuần, ra quả sớm và chín khá tập trung
Quả có dạng tròn cao, vai quả trắng, khi chín có màu đỏ tươi, quả chắc,cùi dày 0,72 cm
- Thời vụ:
Vụ sớm gieo hạt 15/8 – 5/9
Vụ chính gieo hạt 15/9 – 15/10
Vụ xuân hè gieo hạt ngày 15/1 – 5/2
Giống cà chua lai FM20
- Nguồn gốc: Là giống cà chua F1, do Viện Nghiên cứu rau quả lai tạo Đượccông nhận giống tạm thời năm 2006
- Đặc điểm: Quả thuôn, hình trứng, màu sắc quả đẹp, cùi dày
- Thời gian nghiên cứu: 8/2013 – 6/2014
- Thời gian gieo hạt và thực hiện các thí nghiệm tiếp theo từ tháng 1/2014 –6/2014
Địa điểm nghiên cứu
Phòng thực hành bộ môn Sinh lý thực vật và ứng dụng
Vườn thực nghiệm khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trang 293.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Bố trí thí nghiệm trồng cà chua trong dung dịch
để có đủ độ ẩm Sau khi gieo xong, chăm sóc cây đến giai đoạn cây con được
4 lá thật thì chuyển vào rọ nhựa chứa giá thể GT5 với độ sâu khoảng 1cm(GT5 là giá thể sinh học không đất, có hàm lượng chất hữu cơ và dinh dưỡngcao: 44% chất hữu cơ; 1,2% đạm N; 0,8% lân P2O5; 0,7% Kali K2O và cácchất dinh dưỡng trung, vi lượng cần thiết khác Giá thể có độ tơi xốp, thoángkhí, nhẹ, sạch nguồn bệnh, không có tuyến trùng, hút và giữ ẩm tốt)
Thí nghiệm trồng cà chua dựa theo phương pháp thủy canh cải tiến của Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á [24]
- Thí nghiệm gây mặn bao gồm 5 công thức:
Trang 30Cây cà chua
Thùng xốp chứa dung dịch Knop
Lỗ khoan
thùng xốp được khoan 8 lỗ có kích thước phù hợp với rọ nhựa Sau khi gieo
hạt được 20 ngày, hạt nảy mầm và xuất hiện cây con được 4 lá thì đặt rọ vào
các lỗ khoan trong nắp hộp
- Trong thời gian thí nghiệm theo dõi thường xuyên mực nước trong
hộp, nếu lượng dung dịch tụt xuống 5cm so với mép hộp thì bổ sung thêm
dung dịch
- Quan sát và thu mẫu lá đem phân tích các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh
sau 5 ngày, 10 ngày, 15 ngày xử lý mặn
Hình 1 Thí nghiệm trồng cà chua trong dung dịch thủy canh
Trang 31Hình 2 Tổng thể thí nghiệm
3.3.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh
3.3.2.1 Xác định hàm lượng nước liên kết trong lá cây cà chua
Xác định hàm lượng nước liên kết trong lá bằng cách ngâm lá trongdung dịch saccarozo [26] như sau:
Lấy mẫu: Mẫu lá được lấy ở cùng vị trí, những cây có cùng độ
tuổi Mỗi công thức lấy 4 mẫu ngẫu nhiên, số mẫu bằng số lần lặp lại củathí nghiệm
Tiến hành:
Cắt lá ngài vườn vào sáng sớm cho vào túi nilon đưa nhanh vào phòngthí nghiệm cân được khối lượng tươi ban đầu là A1 Ngâm lá trong dung dịchsaccarozơ 70% trong 6 giờ ở nhiệt độ phòng, thấm khô lá, đem cân lại đượckhối lượng là A2 Sau đó đem sấy khô ở nhiệt độ 105°C trong 3 giờ để xácđịnh khối lượng khô của lá Sự chênh lệch giữa khối lượng tươi và khối lượng
Trang 32khô cho biết lượng nước tổng số của lá X(g).
Công thức tính hàm lượng nước tự do:
Z = A1 – A2Trong đó:
Z: Hàm lượng nước tự do (g)
A1: Khối lượng lá tươi ban đầu (g)
A2: Khối lượng lá sau khi ngâm trong dung dịch saccarozơ 70% (g)Công thức tính lượng nước liên kết:
Y = X – ZTrong đó:
Y: Hàm lượng nước liên kết (g)
X: Hàm lượng nước tổng số (g)
3.3.2.2 Xác định hàm lượng diệp lục tổng số trong lá cây cà chua
Xác định hàm lượng diệp lục tổng số bằng phương pháp quang phổ tínhtheo phương trình của Wettstein (1957) [26]
Phương pháp tiến hành :
Nguyên lý: Dùng dung môi phân cực mạnh (axeton 100%) để rút toàn
bộ diệp lục vào dung dịch So màu trên máy quang phổ để xác định được mật
độ quang học, từ đó tính được diệp lục a, b và a + b
Lấy mẫu: Mẫu lá được lấy ở cùng vị trí cùng số lá, các cây có cùng
độ tuổi (lấy lá thứ 4 tính từ lá mầm đến ngọn), mỗi công thức lấy 4 mẫungẫu nhiên, số mẫu bằng số lần lặp lại của thí nghiệm
Phương pháp tiến hành:
Cân 40 mg lá tươi cho vào cối sứ nghiền nhỏ, thêm 1ml axeton 100%
và tiếp tục nghiền đến khi tạo thành khối đồng thể
Chuyển dịch nghiền sang phễu lọc thủy tinh xốp gắn với bình Bunsen.Nối bình với máy hút chân không để chiết lấy dịch lọc Bổ sung thêm 2ml
Trang 33dung dịch axeton 100% để tráng phễu và tiếp tục chiết cho đến khi giọtaxeton 100% nhỏ xuống không còn màu xanh Chuyển dung dịch diệp lụcvào bình định mức có dung tích 10ml sau đó dùng axeton định mức đến vạch.Tiếp đó chuyển sang ống nghiệm để thực hiện so màu trên máy quang phổ.
So màu trên máy quang phổ ở bước sóng 662nm và 644nm
Nồng độ diệp lục được tính theo công thức Wettstein như sau:
Ca = 9,784 × E662 – 0,990 × E644
Cb = 21,426 × E644 – 4,650 × E662
Ca+b = 5,134 × E662 + 20,436 × E644
Hàm lượng diệp lục trong 1g lá tươi được tính theo công thức:
A = .1000
.
P
V C
(mg/g lá tươi)Trong đó :
E662 và E644: Kết quả so màu diệp lục (OD) ở bước sóng 662 nm và 644 nm C(a+b): Hàm lượng diệp lục a và b (diệp lục tổng số) (mg/l)
A: Hàm lượng diệp lục trong 1g lá tươi
C: Nồng độ diệp lục trong dịch chiết (mg/l)
V: Thể tích dịch chiết sắc tố (10 ml)
P: Khối lượng mẫu (g)
1000: Hệ số quy đổi 1 lít = 1000ml
3.3.2.3 Xác định hàm lượng đường khử trong lá cây cà chua
Theo phương pháp DNS của Miller – 1959 [26]
Nguyên lý: 3,5 – dinitrosalyxylic axit phản ứng với đường khử và các
hợp chất để tạo ra 3 – amino – 5 – nitrosalixylic đây là chất có độ hấp mạnh ởbước sóng 540nm
Phương pháp tiến hành:
Trang 34Chuẩn bị các dung dịch glucose chuẩn có nồng độ từ 0; 0,2; 0,4; 0,6;0,8 mg/ml Lấy 250μl glucose tương ứng với từng nồng độ cho vào ốngeppendorf rồi thêm 250μl thuốc thử DNS, trộn đều Đun sôi cách thủy 5 phút,(thêm vào 250μl muối Kanitarat 40% nếu mẫu không đo ngay), rồi làm lạnhbằng cách ngâm trong bồn nước ở nhiệt độ phòng Lấy 200μl đo trên máyquang phổ ở bước sóng 540nm với đối chứng là nước Dựng đồ thị chuẩntheo nồng độ glucose.
Xác định hàm lượng đương khử của mẫu:
Nghiền 0,5g mẫu với 5ml nước cất Sau đó lấy mẫu cho vào ốngeppendorf ly tâm trong 10 phút và thu lấy dung dịch trong
Pha loãng mẫu đến nồng độ thích hợp Sử dụng 0,5ml dịch mẫu đã phaloãng và 0,75ml dung dịch DNS, đun cách thủy trong 5 – 7 phút Để nguộicho đến nhiệt độ phòng và đem đo mật độ hấp thụ quang ở bước sóng 540nm
Song song với mẫu thí nghiệm ta chuẩn bị mẫu đối chứng tương tự nhưtrên chỉ thay 0,5ml dịch mẫu bằng 0,5ml dung môi dùng để chiết mẫu
Hàm lượng đường khử trong lá được tính bằng công thức sau:
y = (15,759 × x +0,5181) × ATrong đó:
y: Hàm lượng đường khử trong 1ml dung dịch;
m: Khối lượng mẫu đem phân tích;
3.3.2.4 Xác định hàm lượng axit amin prolin trong lá cây cà chua
Theo phương pháp của Bates (1973) và mô tả của Đinh Thị Phòng
Trang 35(2001) [41] [28].
Nguyên tắc chung:
- Dịch chiết sau khi nghiền mô, tế bào trong môi trường axit sulfosalixylic cóchứa prolin được phản ứng với axit ninhydrin Hợp chất tạo thành có màuhồng được tách riêng bằng dung môi toluen Xác định hàm lượng prolin bằngphương pháp đo mật độ quang học (OD = optical density) của dịch chiết màuhồng ở bước sóng 520nm
Phương pháp tiến hành:
Lấy mỗi mẫu 0,5g nghiền kỹ với 5ml dung dịch axit sulfosalixylic 3%.Thêm 5ml dung dịch axit sulfosalixylic 3%, trộn đều, tráng cối chày sứ bằng5ml dung dịch axit sulfosaxylic 3%, trộn đều toàn bộ hỗn hợp Quay li tâm
7000 vòng trên phút trong thời gian 5 phút, thu lấy dịch trong
Lấy 2ml dịch chiết cho vào bình (hoặc lọ thủy tinh penicilin, ốngnghiệm…), thêm 2ml axit axetic và 2ml dung dịch ninhydrin-axit (dung dịch nàygồm 30ml axit axetic và 1,25g ninhydrin), đậy để hạn chế axit axetic bay hơi, ủtrong nước nóng 100°C trong vòng 1 giờ, sau đó ủ trong khay đá trong vòng 5phút, bổ sung vào bình phản ứng 4ml toluen, lấy phần dịch màu hồng ở trên đem
đo mật độ quang học ở bước sóng 520nm trên máy quang phổ
Hàm lượng axit amin prolin:
Y= 1,4083 × X + 0,014(công thức suy ra từ việc lập đường chuẩn prolin)
Trong đó :
Y: Hàm lượng prolin được tính bằng μg/l
X: Giá trị mật độ quang học đo được ở bước sóng 520 nm
Quy đổi ra hàm lượng μg/g mẫu:
Từ công thức trên để tính ra μg prolin/g mẫu tươi như sau:
Trang 36A =
1000
.
P
V Y
a Hoạt độ enzim catalaza trong lá cây cà chua
Xác định hoạt độ của enzim catalaza bằng phương pháp Bak – Oparin [26]
Trang 37Lấy 2 bình tam giác có dung tích 100ml Cho vào mỗi bình 20ml dungdịch lọc (enzim) Đun sôi một bình trong 2 – 3 phút để làm mất hoạt tính củaenzim (Bình đối chứng), sau đó để nguội Thêm vào mỗi bình 20ml nước cất
và 3ml H2O2 1%, lắc nhẹ và để yên trong tủ ấm ở nhiệt độ 30oC trong thờigian 30 phút Lấy ra và thêm vào mỗi bình 5ml dung dịch H2SO4 10% đểenzim ngừng hoạt động Dùng KMnO4 0,1N chuẩn độ cho đến khi xuất hiệnmàu hồng nhạt khoảng 1 phút
Tính kết quả:
Hoạt độ catalaza được tính theo công thức sau:
X = (mg H2O2/gam/phút)Trong đó:
X: Hoạt độ của catalaza (mg H2O2 bị phân hủy trong 1 gam nguyên liệusau 1 phút)
V1: Số ml KMnO4 0,1N tiêu thụ khi chuẩn độ đối chứng
V2: Số ml KMnO4 0,1N tiêu thụ khi chuẩn độ thí nghiệm
1,7 Số mg H2O2 tương ứng với 1ml KMnO4 0,1N chuẩn độ
P: Khối lượng mẫu tương đương với số ml dung dịch lấy để phân tích (gam) (5g ứng với 100ml vì vậy 20ml dung dịch ứng với 1g mẫu; p =1)
t: Thời gian tiến hành thí nghiệm (ủ 30 phút)
b Hoạt độ enzim peroxydaza trong lá cây cà chua [26]
Nguyên tắc:
Peroxydaza đóng vai trò quan trọng trong quá trình oxy hóa khử Nóxúc tác sự oxy hóa polyphenol khác nhau trong mô thực vật ở dạng tự do hoặcliên kết cũng như enzim thơm
AH2 + H2O2 → A + 2H2OTrong đó AH2 là chất mang hydro ở dạng khử (polyphenol, amin thơm),
A là chất mang ở dạng oxy hóa
Trang 38Phương pháp này dựa vào sự xác định tốc độ oxy hóa benzidin dưới tácdụng của enzim có trong mô thực vật, để hình thành sản phẩm có màu xanhvới nồng độ khác nhau Đo cường độ màu trên máy quang phổ.
Dung dịch cần thiết:
+ Dung dịch đệm axetat: Lấy 2,3ml axit axetic kết tinh cho vào bìnhđịnh mức 200ml Rót vào một ít nước và thêm 5,45g axetat natri Sau đó dinhnước cất lên thể tích đến vạch 200ml
+ Dung dịch benzidin trong dung dịch axetat: Rót 100ml nước cất vàobình định mức 200ml Thêm 2,3ml axit axetic và 180mg benzidin sau đó đunnóng trong bình cách thủy, nhiệt độ < 60oC cho nóng dần, sau đó để nguội vàthêm vào bình 5,45g axetat natri Thêm nước cất đưa thể tích đến vạch 200ml
Phương pháp tiến hành:
Cân 500mg lá, cắt nhỏ và cho vào cối sứ nghiền với dung dịch đệmaxetat có pH = 4,7 Chuyển dịch nghiền vào bình định mức dung tích 50ml vàdùng dung dịch đệm axetat tăng thể tích đến vạch Để đứng yên trong 10 phút(trong thời gian này lắc định kỳ) Trong thời gian đó peroxydaza chuyển vàodung dịch Sau đó lọc hoặc li tâm trong 10 phút với vận tốc 3000 vòng/phút.Dùng chất lỏng trong suốt bên trên để xác định hoạt tính của enzim
Lấy 1,5ml dung dịch chiết cho vào cuvet có độ dày 1cm, thêm 1,5mldung dịch benzidin trong dung dịch đệm axetat; 1,5ml nước cất Chỉnh máy
đo ở màng lọc ánh sáng đỏ (660nm) Thêm 1,5ml H2O2 3% vào cuvet Lập tứcbấm đồng hồ bấm giây Dưới tác dụng của peroxydaza benzidin bị oxy hóathành phức chất màu xanh
Sau 15 giây đọc giá trị mật độ quang (E) trên máy
Tính kết quả:
Hoạt độ peroxydaza được tính theo công thức:
U = (U/g/15 giây)Trong đó:
Trang 39U: Hoạt độ của enzim/1 gam thực vật/15 giây
E: Độ dập tắt (mật độ quang) đọc trên máy
a: Tổng dịch chiết ban đầu
b: Độ pha loãng dịch chiết trong cốc (cuvet)
d: Độ dày cuvet (1cm)
t: Thời gian (15 giây)
p: Khối lượng mẫu (g)
3.3.3 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây cà chua trồng trong điều kiện mặn
Trồng cây trong dung dịnh thủy canh sau 15 ngày thì tiến hành thu rễ,thân lá để tiến hành xác định các chỉ tiêu về sinh trưởng [25]
3.3.3.1 Đo chiều cao thân
Tiến hành đo chiều cao thân hai ngày một lần lúc bắt đầu gây mặn,chiều cao thân được xác định bằng thước có độ chính xác đến milimet Đochiều cao của thân tính từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng của thân
3.3.3.2 Đo chiều dài rễ
Sau 15 ngày gây mặn, tiến hành thu rễ Cách lấy rễ: xả nước vào lỗ ởđáy rọ nhựa để giá thể dần dần tách khỏi rễ, sau đó rửa sạch rễ, thấm khô vàtiến hành đo chiều dài rễ tính từ cổ rễ đến chóp rễ dài nhất, sau đó cân khốilượng rễ
3.3.3.3 Xác định khối lượng tươi toàn cây
Ở mỗi công thức thí nghiệm của từng giống cà chua lấy các cây ra khỏi
rọ nhựa Dùng nước cất rửa sạch hết thành phần của giá thể bám vào cây Cắtriêng từng bộ phận rễ, thân, lá cây để xác định khối lượng tươi
3.3.3.4 Xác định khối lượng khô toàn cây
Trang 40Sau khi xác định được khối lượng tươi, sấy khô ở nhiệt độ 1200C–
1250C trong thời gian 20 phút, tiếp tục sấy ở 1050C trong 3 giờ được khốilượng khô
3.3.3.5 Đếm số lượng lá chết trên cây
Đếm số lượng lá chết ở ngày thứ 5, 10, 15 xử lý mặn
3.3.4 Phương pháp xử lý thống kê số liệu
Các kết quả nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm SPSS, đánh giátính khác biệt theo phương pháp Duncan