1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

NGHIỆP vụ CÔNG tác đoàn thể r

31 315 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 228 KB

Nội dung

MÔN NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC MẬT TRẬN TỔ QUỐC VÀ ĐOÀN THỂ NHÂN DÂN Ở CƠ SỞ Câu hỏi: vì sao Đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng hãy làm tốt công tác dân vận?nêu giải pháp để cấp ủy Đảng ở địa phươ

Trang 1

MÔN NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC MẬT TRẬN TỔ QUỐC VÀ ĐOÀN THỂ NHÂN DÂN Ở CƠ SỞ

Câu hỏi: vì sao Đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng hãy làm tốt công tác dân vận?nêu giải pháp để cấp ủy Đảng ở địa phương làm tốt công tác dân vận 1Câu 2: Phân tích quan điểm công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị,của cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức, Đoàn Viên, hội viên các đoàn thể nhândân, Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trong đó, Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chứcthực hiện, mặt trận, đoàn thể làm tham mưu và nòng cốt? Liên hệ thực tiễn quan điểmtrên ở địa phương, đơn vị đồng chí đang công tác 5Cầu 3: Trình bày nội dung và phương thức hoạt động của mặt trận tổ quốc cấp xã ? nêugiải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của mặt trận tổ quốc ở địa phương 8

Khái niêm Mặt trận Tổ quốc VN 8

Mật trận tổ quốc VN là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - XH, tổ chức XH và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp XH, các dân tộc, các tôn giáo và người VN định cư ở nước ngoài 8Cầu 4: Trình bày nội dung hoạt động chủ yếu của công đoàn cơ sở? nêu giải pháp đểnâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở ở địa phương đơn vị (trang42-44) 12Câu 5: (Bài 3) Trình bày nội dung hoạt động chủ yếu của Hội Nông dân Việt Nam ở cơsở? nêu giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của hội nông dân Việt Nam ở địaphương đơn vị ( Trang 67-71) 14Câu 6 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác vận động nông dân ở nước ta hiệnnay? Trong công tác dân vận nông dân ở địa phương đồng chí hiện nay cần giải quyếtnhững vấn đề cơ bản nào? 17Câu 7: ( bài 4) Trình bày vị trí, vai trò của thanh niên và tổ chức Đoàn? nêu những giảipháp để phát huy xung kích của thanh niên ở địa phương hiện nay (trang 82-84) 20Câu 8 (bài 5 PN) Trình bày nội dung và phương thức hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ

nữ cấp cơ sở nêu những giải pháp cơ bản về vai trò của công tác phụ nữ cấp cơ sở?(Trang 113-116) 24Câu 8: Trình bày nghiệp vụ vận động của cựu chiến binh Việt Nam tham gia phát triểnkinh tế xã hội ? cần làm gì để phát huy vai trò của cụ chiến binh ở địa phương đồng chíhiện nay? (Trang 134-136) 26

Trang 2

Câu hỏi: vì sao Đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng hãy làm tốt công tác dân vận? nêu giải pháp để cấp ủy Đảng ở địa phương làm tốt công tác dân vận

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi mộtngười dân không để sót một người dân nào góp thành lực lượng toàn dân để thực hànhnhững công việc nên làm, những công việc Chính quyền và đoàn thể giao cho

Công tác dân vận của Đảng là toàn bộ hoạt động của Đảng nhằm tăng cường mốiquan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, được thể hiện bằng việc vận động nhân dânthực hiện đường lối của Đảng, đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông quanhà nước XHCN, các tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị – xã hội và vai trò tiên phonggương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên

Công tác dân vận của tổ chức cơ sở Đảng là toàn thể những hoạt động của Đảng

bộ, Chi bộ và các tổ chức khác trong xã hội dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng nhằmtuyên truyền, giáo dục, thuyết phục và tổ chức nhân dân thực hiện tốt các chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy vai trò, tiềm năng tolớn của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng cần phải làm tốt công tác dân vận xuất phát tư các lý do chủ yếu sau:

Thứ nhất, xuất phát tư quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chi Minh về vai trò của quần chúng nhân dân:

Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, quần chúng nhân dân là lực lượngsản xuất cơ bản của xã hội; quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra mọi của cải vậtchất và những giá trị tinh thần quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò sức mạnh của quần chúng nhândân: Dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết; “trong bầu trời không có gì quý bằng nhândân Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết nhân dân”; Hồ Chí Minhkhẳng định Dân là gốc của nước, của cách mạng: “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũnglàm được Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”; Dân là chủ, mọiquyền hành và lực lượng đều ở nơi dân

Thứ hai, xuất phát tư vai trò của tổ chức cơ sở đảng đối với công tác dân vận

-Cơ sở là nơi trực tiếp đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với nhân dân

Tổ chức cơ sở Đảng là đơn vị trực tiếp tuyên truyền, phổ biến cương lĩnh, đườnglối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho nhân dân để mọingười dân hiểu rõ, tin tưởng và quyết tâm thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chínhsách, pháp luật

Tổ chức cơ sở Đảng là nơi xây dựng các mục tiêu về kinh tế, văn hóa – xã hội,quốc phòng an ninh,… thành những nội dung cụ thể và vận động nhân dân thực hiệncác nội dung đó Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước muốnđược nhân dân nhất trí, tin tưởng, quyết tâm thực hiện tốt đều phụ thuộc vào công tácdân vận tốt hay kém

Trang 3

Hai là, các tổ chức cơ sở Đảng là những điểm tựa, qua đó Đảng hiểu từng tập thể, từng người dân để tiến hành công tác tuyên truyền, cổ động và tổ chức nhân dân.

Hằng ngày tiếp xúc trực tiếp với nhân dân, tổ chức cơ sở đảng hiểu rõ tâm tư,nguyện vọng, nhu cầu và những bức xúc của từng người dân; nhận được từ họ nhữngthông tin kịp thời về thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và đời sống để kịp thời giảiquyết những vấn đề đặt ra Đồng thời góp phần sửa đổi và hoàn thiện đường lối đổi mớicủa Đảng Sự quan tâm thường xuyên và liên tục của tổ chức cơ sở đảng đối với côngtác dân vận sẽ góp phần trực tiếp củng cố và mở rộng mối quan hệ giữa Đảng, Nhànước với nhân dân

Tổ chức cơ sở Đảng có tốt thì mọi chính sách của Đảng mới được thi hành tốt,mọi công việc đều tiến bộ không ngừng, trái lại nếu tổ chức cơ sở đảng kém thì côngviệc sẽ không trôi chảy Đảng lãnh đạo xã hội bằng chủ trương, chính sách, đường lối

đề ra, muốn biết đúng hay sai đều phải đưa vào thực tiễn để kiểm nghiệm

Ba là, các tổ chức cơ sở đảng là gốc rễ của Đảng, bắt sâu vào dân, tiếp thêm sức mạnh và nhựa sống từ quần chúng.

Bởi lẽ, nguồn sức mạnh của Đảng không chỉ bắt nguồn từ bản thân Đảng mà cònbắt nguồn từ mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân Khi được dân tin tưởng,dân ủng hộ, dân đồng lòng thì sẽ tạo được sự tự giác trong thực hiện, đồng thời củng cốniềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước Chính sách đúng, cơ chế phù hợp còn làyếu tố quan trọng của Nhà nước, của cơ quan chính quyền trong việc phục vụ nhân dân

và phát huy sức mạnh toàn dân

Muốn nhân dân đồng thuận, nhất trí, đoàn kết, thúc đẩy tính tích cực chính trị củanhân dân thì trước hết phải quan tâm đến lợi ích của họ Phải lấy lợi ích thiết thân củangười lao động làm cơ sở để xây dựng chủ trương, chính sách, xây dựng và phát triểnđất nước, bởi vì lợi ích là cái gắn bó người ta lại với nhau, là động lực thúc đẩy mọihành động của nhân dân

Bốn là, các tổ chức cơ sở Đảng đều từ quần chúng nhân dân mà ra, hoạt động trong các phong trào cách mạng của quần chúng nên tổ chức cơ sở Đảng phải làm công tác dân vận.

Công tác dân vận chỉ có thể đóng vai trò chủ động khi những người làm công tácdân vận lăn mình vào cuộc sống, có hiểu biết sâu sắc thực tiễn, nắm được ý nguyệnchân chính của nhân dân phản ánh với Đảng, biến nó thành đường lối để lãnh đạo quầnchúng, lãnh đạo nhân dân thực hành những ý kiến của chính mình đã được phân tích,nghiên cứu, sàng lọc, sắp đặt thành hệ thống

Thực trạng công tác dân vận ở địa phương

Thành tựu

Hệ thống dân vận của tổ chức cơ sở đảng ở địa phương được củng cố, tăngcường Qua thực tiễn đã xuất hiện một số cách làm hay, kinh nghiệm mới, quan điểmchỉ đạo đúng đắn trong việc phát huy vai trò của nhân dân theo hướng trọng dân, gầndân hơn, có trách nhiệm với dân

Trang 4

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, của hệ thống chính trị có nhữngchuyển biến rõ rệt Tổ chức, bộ máy dân vận dần được kiện toàn, củng cố, đã có nhiềuđổi mới cả về nội dung, phương thức, tác phong công tác.

Sự phối hợp của cấp ủy đảng với chính quyền, các cơ quan, của Mặt trận Tổquốc, các đoàn thể nhân dân trong công tác dân vận đã có gắn bó hơn, chặt chẽ hơn

dự báo tình hình, tham mưu để có những biện pháp giải quyết phù hợp, nhất là chínhsách về đất đai

Giải pháp

Một là, tăng cường nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm, nội dung, phươngthức công tác dân vận cho đội ngũ làm công tác dân vận ở cấp ủy của địa phương Phảitiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, tinh thần tráchnhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân vềcông tác dân vận Tổ chức nghiên cứu, quán triệt đầy đủ, nghiêm túc các nghị quyết củaĐảng về công tác dân vận trong thời kỳ mới

Thứ hai, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở Mở rộng và phát huy quyền làmchủ của nhân dân; đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tiếp dân, công tác giải quyếtđơn, thư khiếu nại tố cáo của công dân Tăng cường cử cán bộ xuống cơ sở để nắm bắtnhanh, kịp thời những ý kiến, tâm tư nguyện vọng của nhân dân, có ảnh hưởng đến tìnhhình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, những vấn đề liên quan đến tôn giáo, dântộc Tạo mọi điều kiện để nhân dân tham gia xây dựng các thể chế, chính sách ngay từkhi đang còn dự thảo, lắng nghe ý kiến nhân dân trong quá trình thực hiện chính sách đểđiều chỉnh kịp thời

Thứ ba, công tác dân vận phải góp phần tạo điều kiện, động viên, cổ vũ, tổ chứcphong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân, phấn đấu hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ của địa phương, đơn vị, biến nghị quyết của Đảng thành hiện thực trong cuộcsống Không máy móc, rập khuôn, giáo điều khi thực hiện chủ trương, nghị quyết củaĐảng

Thứ tư coi trọng công tác kiểm tra, tổng kết, rút kinh nghiệm, xây dựng mô hình

và biểu dương gương người tốt, việc tốt đối với thực hiện công tác dân vận Tổ chứcĐảng cấp trên cần kiểm tra, đánh giá định kỳ hoạt động công tác dân vận của địa

Trang 5

phương Thường xuyên giám sát các nội dung và hình thức triển khai để kịp thời pháthiện, uốn nắn, nhắc nhở kịp thời.

Thứ năm, cấp ủy cơ sở khi làm công tác dân vận cần phối hợp chặt chẽ với Mặttrận tổ quốc và các đoàn thể khác

“Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” Tăng cường vai trò của công tácdân vận trong việc tham gia xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vữngmạnh hiện nay cũng chính là thúc đẩy mối quan hệ tương tác, tương trợ lẫn nhau giữaBan Dân vận và cấp ủy, chính quyền địa phương, góp phần củng cố và nâng cao vai tròlãnh đạo của Đảng, phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân, nhằm đạt mục tiêuphát huy và tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, thúc đẩy sự phát triểnkinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị, nâng cao đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân đáp ứng thiết thực các yêu cầu xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ hội nhập

Câu 2: Phân tich quan điểm công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chinh trị, của cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức, Đoàn Viên, hội viên các đoàn thể nhân dân, Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trong đó, Đảng lãnh đạo, chinh quyền tổ chức thực hiện, mặt trận, đoàn thể làm tham mưu và nòng cốt? Liên hệ thực tiễn quan điểm trên ở địa phương, đơn vị đồng chi đang công tác.

Khái niệm (Trang 131)

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một

người dân không để sót một người dân nào góp thành lực lượng toàn dân để thực hànhnhững công việc nên làm, những công việc chính quyền, đoàn thể giao cho

Công tác dân vận của Đảng là toàn bộ hoạt động của Đảng nhằm tăng cường mốiquan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, được thể hiện bằng việc vận động nhân dânthực hiện đường lối của Đảng, đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông quanhà nước XHCN, các tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị – xã hội và vai trò tiên phonggương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên

Đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng cần phải làm tốt công tác dân vận xuất phát tư các lý do chủ yếu sau:

Thứ nhất, xuất phát tư quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chi Minh về vai trò của quần chúng nhân dân:

Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, quần chúng nhân dân là lực lượngsản xuất cơ bản của xã hội; quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra mọi của cải vậtchất và những giá trị tinh thần quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội; đồng thờiquần chúng nhân dân là lực lượng cơ bản quyết định thắng lợi của các cuộc cách mạng

xã hội tạo nên sự phát triển của xã hội

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò sức mạnh của quần chúng nhândân: Dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết; “trong bầu trời không có gì quý bằng nhândân Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết nhân dân”; Hồ Chí Minh

Trang 6

khẳng định Dân là gốc của nước, của cách mạng: “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũnglàm được Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”; Dân là chủ, mọiquyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.

Thứ hai, xuất phát tư vai trò, tầm quan trọng của hệ thống chinh trị đối với công tác dân vận.

Hệ thống chính trị thực hiện việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh đến với quần chúng nhân dân

Hệ thống chính trị đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến với quần chúng nhân dân

Hệ thống chính trị phản ánh ý chí, nguyện vọng của quần chúng nhân dân

Hệ thống chính trị tạo sự đồng thuận, đoàn kết, nhất trí thúc đẩy hệ thống chínhtrị đến với quần chúng nhân dân

Thứ ba, xuất phát tư quan điểm của Đảng về công tác quần chúng trong thời ky mới

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 BCH TW khóa VI, Đảng ta xác định “Công tácquần chúng không chỉ là trách nhiệm của các đoàn thể, mà còn là trách nhiệm của các tổchức khác trong hệ thống chính trị, có sự phối hợp với nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng.Mọi cán bộ, đảng viên, nhân viên nhà nước đều phải làm công tác quần chúng theochức trách của mình”

Nội dung quan điểm:

Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI tiếp tụckhẳng định: “Công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán bộ,đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, các đoàn thể nhân dân, cán bộ,chiến sỹ lực lượng vũ trang Trong đó, Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện,Mặt trận, đoàn thể làm tham mưu và nòng cốt” Như vậy, lực lượng làm công tác dânvận bao gồm:

Trước hết là Đảng Cần khẳng định công tác dân vận trước hết là trách nhiệm, lànhiệm vụ chiến lược quan trọng của Đảng Bởi vì, toàn bộ sức mạnh của Đảng khôngchỉ từ thân Đảng mà còn bắt nguồn từ mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân.Đảng vừa là người lãnh đạo của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tiến hành công tácdân vận, vừa là lực lượng trực tiếp vận động, lôi cuốn, tổ chức nhân dân Các tổ chứcĐảng từ Trung ương đến chi bộ phải lấy việc vận động và chăm lo lợi ích của nhân dânlàm một nội dung chủ yếu trong hoạt động của mình Mọi cán bộ, đảng viên phải làmcông tác dân vận, tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng,Nhà nước và vận động nhân dân thực hiện theo chức trách của mình; khắc phục hiệntượng không muốn làm hoặc không biết làm dân vận

Trách nhiệm của bộ máy nhà nước Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vìdân, do đó liên hệ chặt chẽ với dân thuộc về bản chất của Nhà nước Vì vậy, Nhà nướcphải làm công tác dân vận Để nhà nước thực sự là của nhân dân, do nhân dân, vì nhândân, Quốc hội, HĐND các cấp, Chính phủ và UBND các cấp phải thể chế hóa các quan

Trang 7

điểm, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật; tạo môi trường thuận lợi chonhân dân làm ăn Bộ máy nhà nước từ cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp đều phảinêu cao tinh thần phục vụ và ý thức trách nhiệm trước nhân dân, gắn bó với nhân dân,phát huy quyền làm chủ của nhân dân Mọi cán bộ, công chức nhà nước đều phải làmcông tác dân vận theo chức trách của mình; đẩy mạnh việc cải cách hành chính, khắcphục tệ quan liêu, cửa quyền, hách dịch,… trong cán bộ, công chức khi thực thi nhiệm

vụ Nhà nước phải phối hợp và tạo điều kiện để phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc

và các đoàn thể nhân dân, quyền giám sát của Quốc hội, HĐND, Mặt trận Tổ quốc vàcác đoàn thể đối với hoạt động của cơ quan Nhà nước

Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân Mặt trận Tổ quốc

và các đoàn thể nhân dân là đội quân chủ lực của công tác dân vận, là sợi dây nối liềnĐảng với các tầng lớp nhân dân Mặt trận Tổ quốc là cơ sở chính trị – xã hội của chínhquyền nhân dân, là liên minh chính trị rộng lớn của các đoàn thể nhân dân, các tôn giáo,các giai cấp, các tầng lớp xã hội thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, tạo sứcmạnh toàn dân thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vănminh” Các đoàn thể nhân dân là lực lượng nòng cốt và trực tiếp, đội quân chủ lực trongphong trào quần chúng

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân,cần tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, phát huy hơn nữa vai trò của Mặttrận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; củng cố bộ máy tổ chức và đổi mới phương thứchoạt động của Mặt trận và các đoàn thể, nhất là ở cơ sở, thể chế hóa các quy định củaNhà nước Tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân thựchiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong thời kỳ mới Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ

ở cơ sở, có sự phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận, đoàn thể và chính quyền dưới sự lãnhđạo của Đảng

* Liên hệ thực tiễn quan điểm trên ở địa phương, đơn vị đang công tác.

Thành tựu

Với ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác dân vận, thời gian qua, cấp ủy củađịa phương đã phối hợp với chính quyền và các đoàn thể tập trung chỉ đạo nâng caohiệu quả công tác dân vận trong các lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước; chỉ đạo các

ấp cử cán bộ chủ chốt phụ trách công tác dân vận; thường xuyên quan tâm đến công táctuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và hành động về công tác dân vận cho độingũ cán bộ, công chức, viên chức; đặc biệt là người đứng đầu cơ quan; nâng cao tráchnhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tham gia giải quyết công việc một cách nhanh chóng,thuận lợi, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phục vụ nhân dân, phát huy quyền làmchủ của nhân dân, động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia tích cực xây dựng chínhquyền trong sạch, vững mạnh góp phần phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốcphòng

Tại địa phương, một số ấp đã triển khai một số mô hình “dân vận khéo” như:

“chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bồi thường,giải phóng mặt bằng, tái định cư, hiến đất, đóng góp tiền xây dựng giao thông nông

Trang 8

thôn, chỉnh trang đô thị, xây dựng các công trình trọng điểm”, “xây dựng các ấp, khómdân cư tự quản, bảo vệ môi trường”, “Nhân dân phát hiện và tố giác tội phạm”; “Câulạc bộ phòng, chống tội phạm”; “Xây dựng ấp văn hóa”; “Cổng an ninh trật tự”, gópphần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên địabàn tỉnh.

Hạn chế

Trình độ cán bộ phụ trách công tác của địa phương còn thiếu và yếu Một số ấpvẫn chưa phân công cán bộ phụ trách công tác dân vận

Công tác phối hợp kiểm tra, giám sát chấn chỉnh chưa kịp thời

Việc xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trong các ấpchưa được quan tâm thường xuyên nên mô hình còn ít về số lượng, hiệu quả nhiều môhình chưa cao

Để thực hiện tốt các quan điểm trên cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

Giải pháp

Một là, nâng cao sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về công tác dân vận Phối hợp tổchức đối thoại trực tiếp với nhân dân và tiếp thu ý kiến của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng đảng, xây dựngchính quyền; đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấpvới nhân dân; giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân; làm tốt côngtác thanh tra nhân dân; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở

Hai là, tiếp tục thực hiện tốt công tác dân tộc, công tác tôn giáo, công tác dân vậncủa lực lượng vũ trang tại địa phương Tăng cường công tác dân vận trong thực hiệnChương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; xây dựng và nhân rộngcác mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực trong các ấp của địa phương

Ba là, đẩy mạnh công tác giáo dục cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, chiến sỹlực lượng vũ trang nâng cao tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ nhân dân, tổ chức,doanh nghiệp Đảm bảo mọi công việc đều được tiếp nhận và giải quyết nhanh chóng,hợp lý, hợp tình, đúng quy định của pháp luật

Bốn là, tiếp tục phát động phong trào thi đua yêu nước; xây dựng và nhân rộngcác mô hình điển hình “Dân vận khéo” có hiệu quả trong các chương trình công tác củađịa phương

Năm là, phối hợp kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ởcác loại hình cơ sở góp phần thực hiện cải cách thủ tục hành chính, giải quyết đơn thưkhiếu nại, tố cáo của công dân;

Cầu 3: Trình bày nội dung và phương thức hoạt động của mặt trận tổ quốc cấp xã ? nêu giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của mặt trận tổ quốc ở địa phương.

Khái niêm Mặt trận Tổ quốc VN

Trang 9

Mật trận tổ quốc VN là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổchức chính trị, các tổ chức chính trị - XH, tổ chức XH và các cá nhân tiêu biểu trongcác giai cấp, các tầng lớp XH, các dân tộc, các tôn giáo và người VN định cư ở nướcngoài.

Vai trò của mặt trận tổ quốc Việt Nam ở cơ sở

Các cơ sở xã, phường, thị là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú sinh sống cótruyền thống lâu đời, là thành lũy Kiên cường chống lại âm mưu xâm lược của kẻ thù

Các cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, truyềnthống yêu nước và cách mạng; là nơi phát huy quyền làm chủ của nhân dân; là nơi khơidậy nguồn lực và sức mạnh toàn dân trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa hiệnđại hóa đất nước

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cơ sở là nơi trực tiếp tập hợp đoàn kết, vận độngmọi người dân, là nơi thể hiện ý chí, nguyện, chăm lo và bảo vệ lợi ích của các tầng lớpnhân dân, theo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước

Nội dung và phương thức hoạt động của mặt trận tổ quốc cấp xã

1/.Phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên trong mặt trận

Là phương thức hoạt động mà còn là nguyên tắc làm việc của mặt trận Phươngthức này được thực hiện từ trung ương đến cơ sở, trên các lĩnh vực hoạt động của mặttrận về chính trị, kinh tế, văn hóa, Xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại nhân dân vàbảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân

+Đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, hát về các thành phần kinh tế, huyđộng được nhiều nguồn lực để phát triển sản xuất, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấukinh tế sát hợp

+ Đoàn kết phát huy tiện truyền “ uống nước nhớ nguồn” “ tương thân tươngái”Có nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa và nhân đạo từ thiện

+ Đoàn kết phát huy dân chủ, Giữ gìn kỷ luật, mọi người sống và làm việc theopháp luật, theo quy ước, hương ước của cộng đồng, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơsở

+ Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dântộc và thuần Phong Mỹ tục trong nhân dân, Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh

+Đoàn kết chăm lo sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe ban đầu và chươngtrình dân số - kế hoạch hóa gia đình

Trang 10

+Đoàn kết xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, gắn bó với nhân dân trong khuvực

-Cuộc vận động “ ngày vì người nghèo” và xây dựng “ quỹ vì người nghèo” cần bán xác các nội dung như sau:

+ Nắm chắc những hộ nghèo và số hộ nghèo có nhà tạm, dốt nát ở khu dân cư để

có kế hoạch giúp đỡ, hỗ trợ xếp hợp, kịp thời

+ Cuộc vận động được tiến hành thường xuyên nhưng tập trung vào những thángcao điểm tiến hành cuộc vận động có trọng tâm, trọng điểm hướng về những người cóthu nhập không cao, những cơ sở sản xuất kinh doanh có lãi đóng góp trên địa bàn, coitrọng vận động giúp đỡ tại chỗ của cộng đồng bà con dòng họ

- Tổ chức ngày hội đoàn kết toàn dân ngày 18 tháng 11 hàng năm

+ Ngày hội đoàn kết toàn dân tộc được tổ chức tập trung ở khu dân cư vào dịp kỷniệm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam ngày 18 tháng 11 hàng năm,nhằm tuyên truyền giáo dục về truyền thống cách mạng vẻ vang của mặt trận dân tộcthống nhất Việt Nam

- Giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ công chứcnhà nước Tập trung triển khai, tổ chức thực hiện nghị quyết liên tịch đó là:

-Tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo ở địa phương

2 Phối hợp với chinh quyền

Phối hợp giữa mặt trận với chính quyền đã được quy định trong Hiến pháp năm

2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong các nghị quyết của Đảng,trong luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong các động lực và văn bản pháp quy của nhànước

Nội dung phối hợp gồm các lĩnh vực như: xây dựng, giám sát và bảo vệ chínhquyền, tham gia xây dựng các chủ trương, chính sách, chăm lo, bảo vệ lợi ích chínhđáng của các tầng lớp nhân dân; thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội an ninh quốcphòng

Để việc phối hợp đạt hiệu quả thiết thực, cần xây dựng quy chế phối hợp công tácgiữa ủy ban mặt trận với Ủy ban nhân dân và hội đồng nhân Ban thường vụ mặt trận tổquốc cấp xã cần khắc phục tình trạng tự ti, tỷ lệ, chủ động đề xuất với chính quyềnnhững việc cần phối hợp, xây dựng kế hoạch phối hợp …

3 Hướng dẫn hoạt động tự quản của nhân dân thông qua Ban công tác mặt trận của khu dân cư

Trang 11

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã hướng dẫn Ban công tác Mặttrận ở khu dân cư tổ chức, thực hiện các hoạt động tự quản của nhân dân theo những nộidung sau: phối hợp với trưởng thôn triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, làng, áp, 6 thánghoặc bất thường hoàn toàn thể cử tri hoặc chủ hộ tham gia

Thảo luận và quy định các công việc của khu dân cư về xây dựng cơ sở hạ tầng,giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, đoàn kết tương trợ, giúp đỡ nhau trong sảnxuất và đời sống, …

Thảo luận góp ý kiến vào các báo cáo kết quả công tác và tự phê bình, kiểm điểmcủa trưởng thôn, của Chủ tịch Hội đồng Nhân dân và chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã

- Phối hợp với trưởng thôn để trở thành viên Ban thanh tra nhân dân, thành lập vàhướng dẫn hoạt động của các tổ chức tự quản ở khu dân cư như: ban hòa giải, báo anninh, bảo vệ sản xuất, ban kiến thiết, các tổ chức này đều do dân bầu

4/ vận động các cá nhân tiêu biểu

Đối tượng vận động

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã từ chủ trì việc phối hợp giữacác tổ chức thành viên và chính quyền cùng cấp trong công tác tuyên truyền, vận độngcác nhân sĩ, trí thức tiêu biểu, các chức sắc tôn giáo, người tiêu biểu trong các dân tộctiểu sử thiểu số, các công thương gia, những người cao tuổi, thân nhân người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài

Mặt trận tổ quốc Việt Nam ở cơ sở tham gia với chính quyền để giải quyết cácmâu thuẫn trong nội bộ nhân dân., thực hiện và phát huy dân chủ ở cơ sở, tham gia xâydựng, giám sát và bảo vệ chính quyền, tham gia quản lí xã hội, tổ chức thực hiện cáccuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, góp phần cùng Đảng và chính quyền

cơ sở thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội an ninh quốcphòng ở địa phương

Nêu giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận tổ quốc ở địa phương

Thực trạng, hạn chế:

Trang 12

Mặt trận tổ quốc cơ sở ở địa phương, đơn vị đã từng bước đổi mới phương thứchoạt động; đa dạng hoá các hình thức tập hợp quần chúng, chăm lo củng cố tổ chức,phát triển thành viên, đoàn viên, hội viên, xây dựng cốt cán, bồi dưỡng nghiệp vụchuyên môn cho cán bộ

Tổ chức Mặt trận cơ sở đạt vững mạnh; hầu hết tổ chức các đoàn thể ở cơ sở đạttiên tiến, vững mạnh trở lên; tỷ lệ tập hợp quần chúng vào các tổ chức đoàn thể đạt khácao Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở đã được Mặt trận,các đoàn thể thực hiện khá tốt như: phối hợp mở các lớp tập huấn về chuyên môn,nghiệp vụ, tổ chức các hội thi cán bộ giỏi

Việc tổ chức sinh hoạt các chi đoàn, chi hội ở một số địa bàn dân cư còn hạn chế;nội dung sinh hoạt chưa thật sự hấp dẫn và phù hợp với đoàn viên, hội viên

Cán bộ Mặt trận, các đoàn thể ở cơ sở đa số lớn tuổi, kiêm nhiệm, một số nơi cònthiếu về số lượng, yếu về năng lực, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Công tác củng cố kiện toàn tổ chức, cán bộ Mặt trận, các đoàn thể, tuy đã đượcquan tâm nhưng chưa chú trọng làm tốt khâu tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡngcán bộ dẫn đến nhiều nơi hụt hẫng cán bộ Chế độ, chính sách đối với cán bộ Mặt trận,các đoàn thể ở cơ sở chưa thỏa đáng

Giải pháp

Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng ở cơ sở đối với Mặt trận

tổ quốc theo hướng tổng kết thực tiễn, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện cụthể, phù hợp với từng đối tượng quần chúng Tăng cường công tác xây dựng Đảng, pháthuy vai trò của tổ chức đảng và đảng viên trong tổ chức Mặt trận tổ quốc ; phân côngcán bộ thực sự có năng lực và uy tín phụ trách công tác Mặt trận tổ quốc Làm tốt côngtác phát triển Đảng trong đoàn viên, hội viên, nhất là đối với thanh niên…

Lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ với Mặt trận

tổ quốc trong công tác tuyên truyền, vận động, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cáctầng lớp nhân dân; tích cực tham gia xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật; tậphợp động viên nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng,

an ninh của địa phương, cơ sở

Lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận tổ quốc phải thật sự đổi mới, bám sát các nhiệm vụkinh tế - xã hội của địa phương, cơ sở Thường xuyên đi sâu, đi sát cơ sở và từng đối

Trang 13

tượng quần chúng, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, kịp thời phản ánh vớicấp ủy, chính quyền, xem xét giải quyết

Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động về cơ sở, củng cố kiện toàn, xây dựng tổ chứcthực sự vững mạnh; đa dạng hoá các hình thức tập hợp ở thôn, ấp, khu phố, tổ dân cư,vùng có đông đồng bào theo đạo, đồng bào dân tộc thiểu số và trong các doanh nghiệp,phát triển và nâng cao chất lượng đoàn viên, hội viên và đội ngũ cốt cán

Cầu 4: Trình bày nội dung hoạt động chủ yếu của công đoàn cơ sở? nêu giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở ở địa phương đơn vị (trang 42-44)

Tổ chức công đoàn cơ sở :

Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của công đoàn, được thành lập ở các cơ quan,

tổ chức, doanh nghiệp khi có ít nhất 5 đoàn viên công đoàn hoặc người lao động có đơn

tự nguyện gia nhập công đoàn Việt Nam

Hình thức tổ chức Công đoàn

Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn không có tổ chức Công đoàn, tổ chức nghiệpđoàn

Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn có tổ chức Công đoàn, tổ chức nghiệp đoàn

Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn có đoàn Bộ phận, nghiệp đoàn Bộ phận

Công đoàn cơ sở có công đoàn cơ sở thành viên

Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn không đủ điều kiện tồn tại và hoạt động, côngđoàn cấp trên trực tiếp xem xét quyết định giải thể

Điều lệ Công đoàn Việt Nam quy định: Công đoàn cơ sở được thành lập ở cáchợp tác xã sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, các đơn vị sự nghiệp,các cơ quan nhà nước, các cơ quan tổ chức chính trị, chính trị xã hội và tổ chức xã hộinghề nghiệp, có 5 đoàn viên trở lên và được công đoàn cấp trên quyết định thành lập

Nội dung hoạt động chủ yếu của công đoàn cơ sở (trang 44-45)

Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhànước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Vận động đoàn viên và người lao động nângcao trình độ chính trị, văn hóa pháp luật, khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ

Phối hợp với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiệnquy chế dân chủ, tổ chức hội nghị cán bộ, Công chức cơ quan, đơn vị; cử đại diện thamgia các hội đồng xét và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên và người lao động Cùng

Trang 14

với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống của đoàn viên, người lao động, tổ chức các hoạt động văn hóa, thểthao, hoạt động xã hội trong đoàn viên, người lao động.

Kiểm tra, giám sát việc thực thi các chế độ, chính sách, pháp luật, bảo đảm việcthực hiện quyền lợi của đoàn viên và người lao động; đấu tranh ngăn chặn tiêu cực,tham nhũng và các tệ nạn xã hội, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phát hiện và thamgia giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết các tranh chấp lao động và thực hiện cácquyền của công đoàn ở cơ sở theo quy định của pháp luật

Tổ chức vận động Đoàn Viên, người lao động trong cơ quan ,Đơn vị thi đua yêunước, thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, lao động tham gia quản lý

cơ quan, đơn vị, cải tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượnghiệu quả công tác

Phát triển, quản lý Đoàn Viên; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh và tham giaxây dựng Đảng

Quản lý tài chính, tài sản của công đoàn theo quy định của pháp luật và tổ chứcCông đoàn

Giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở của đơn vị, địa phương

Ưu điểm:

Công đoàn đã có sự đổi mới trong trong việc tham gia xây dựng, hoàn thiện cácvăn bản quy phạm pháp luật nội quy, quy chế trong đơn vị, nhất là về các chế độ, chínhsách tiền lương, bảo hộ lao động, các khoản hỗ trợ khác

Công đoàn cơ sở của đơn vị đã xây dựng quỹ "Mái ấm Công đoàn" để có thể hỗtrợ kịp thời đến các công đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn như hỗ trợ nhà ở và hỗ trợvốn để công đoàn viên tăng gia sản xuất

Công đoàn cơ sở cũng nâng cao chất lượng các hình thức tuyên truyền, phổ biến,giáo dục pháp luật, giúp viên chức, người lao động trong đơn vị hiểu rõ hơn về vai trò,chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật củangười lao động và người sử dụng lao động

Hạn chế

Tại đơn vị tôi đang công tác cán bộ công đoàn cơ sở đều kiêm nhiệm, thiếu cán

bộ chuyên trách cho hoạt động công đoàn

Kinh phí hỗ trợ và cơ sở vật chất cho hoạt động công đoàn còn thiếu Kinh phíhoạt động chủ yếu dựa vào kinh phí của đơn vị nên khả năng chủ động của công đoàncòn thấp

Trình độ chuyên môn của cán bộ công đoàn còn yếu, chưa được đào tạo bài bản,hoạt động chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân

Trang 15

Chế độ đãi ngộ cho cán bộ làm công tác công đoàn còn thấp.

Giải pháp

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng trong đơn vị đối với tổ chức công đoàn.Kiện toàn, củng cố bộ máy, tổ chức, đội ngũ cán bộ làm công tác công đoàn Xâydựng hệ thống cán bộ công đoàn có phẩm chất, kiến thức, kinh nghiệm, năng lực, hoànthành tốt nhiệm vụ được giao

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm côngtác công đoàn, tập trung đào tạo về các vấn đến liên quan trực tiếp đến viên chức, ngườilao động trong đơn vị như: luật lao động, BHXH,…

Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, động viên cán bộ công đoàn yên tâmcông tác, ổn định tư tưởng và được nâng cao về vật chất và tinh thần; hướng tới mụctiêu “công đoàn là một nghề” được đảm bảo

Xác định chương trình, mục tiêu đáp ứng nguyện vọng, lợi ích hợp pháp chínhđáng của đoàn viên phù hợp với điều kiện tại đơn vị

Đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động, phát huy sức mạnh tập thể và sựchủ động sáng tạo của mỗi đoàn viên; tạo động lực cho sự phát triển đơn vị, xây dựngmối quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa, ổn định

Tham gia xây dựng, bổ sung hoàn thiện các chế độ chính sách pháp luật liên quanđến viên chức, người lao động của đơn vị; tham gia kiểm tra, giám sát một cách thựcchất các hoạt động của cơ quan quản lý với trọng tâm là “hướng về đoàn viên, hướng vềngười lao động” Đặc biệt là các vấn đề thiết thực phù hợp với quyền lợi cơ bản, hợppháp chính đáng của viên chức, người lao động như: tiền lương, tiền thưởng, BHXH,BHYT,…

Tổ chức triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch phải cụ thể, thiết thực, hiệuquả, trên cơ sở pháp lý, khoa học, tính quần chúng, lộ trình, thời gian, phân công thựchiện, điều kiện đảm bảo, kiểm tra và tổng kết thực hiện Phát huy phong trào quầnchúng của đoàn viên và CNVCLĐ thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra, góp phần xâydựng tổ chức công đoàn vững mạnh

Tổ chức công đoàn cần chủ động tạo nguồn kinh phí hoạt động

Câu 5: (Bài 3) Trình bày nội dung hoạt động chủ yếu của Hội Nông dân Việt Nam ở cơ sở? nêu giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của hội nông dân Việt Nam ở địa phương đơn vị ( Trang 67-71)

Nội dung hoạt động chủ yếu của Hội Nông dân Việt Nam ở cơ sở

Vị tri, vai trò HND VN

Tổ chức cơ sở của hội quan hệ trực tiếp với nông dân, tuyên truyền, vận độngnông dân dạ hội; nấm và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nông dân với Đảng và

Ngày đăng: 20/03/2018, 10:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w