1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Lịch sử đảng cộng sản việt nam

28 213 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 209 KB

Nội dung

Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền: Nội dung lãnh đạo: Đảng phải lãnh đạo toàn diện đối với các lĩnh vực của đờisống xã hội và toàn diện hệ thống chính trị, các

Trang 1

THAM KHẢO CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Câu hỏi 1: (Trang 71) Anh chị hãy phân tích nội dung và phương thức lãnh đạo của ĐCS

cầm quyền ? làm thế nào để nâng cao năng lực cầm quyền của ĐCS Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 1

Câu 2 : (Trang 105) Trình bày nội dung cương lĩnh đầu tiên của ĐCS VN và ý nghĩa của

nó? 5

Câu 3: (Trang 134) Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương: 8 Câu 4 : (Trang 169) Những Chủ trương và biện pháp của đảng sau khi giành chính quyền

từ tháng 9/1945- 12/1946 9

Câu 5 : (Trang 178) Nội dung Đường lối kháng chiến đường lối kháng chiến chống thực

dân Pháp và đường lối cách mạng đảng ta của đại hội II (Trang 185) (1946-1954): 13

Câu 6: (Trang 212 ) Anh/chị trình bày nội dung đường lối của Đảng ta trong cuộc tổng tiến

công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 giai phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước? 14

Câu Đại Hội 4 Trang 269 Nội dung đường lối cách mạng XHCN 1970 15 Câu 7: Bằng kiến thức lịch sử Đảng, anh/chị hãy chứng minh Đảng Cộng sản Việt Nam ra dời là sản phẩm kết hợp ba yếu tố Chủ nghĩa Mac-Lê nin với phong tào công nhân và quá trình yêu nước? 15

Câu 8 Bằng kiến thức Lịch sử Đảng anh/chị hãy chứng minh Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là tất yếu khách quan? 17

Câu 9: Trình bày hoàn cảnh lịch sử với mối quan hệ biện chứng giữa hai miền được Đảng

ta thông qua Đại Hội III toàn quốc của Đảng (9/1960)? 21

Câu 10: Anh/chị hãy trình bày hoàn cảnh lịch sử và nội dung đường lối đổi mới của Đảng

ta thông qua Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (T12/1986) 24

Câu 11: Anh/chị hãy chứng minh vì sao Đảng ta xem xây dựng Đảng là nghĩa vụ then chốt

có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng ? 26

Câu hỏi 1: (Trang 71) Anh chị hãy phân tích nội dung và phương thức lãnh đạo của ĐCS cầm quyền ? làm thế nào để nâng cao năng lực cầm quyền của ĐCS Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Anh chị hãy phân tích nội dung và phương thức lãnh đạo của ĐCS cầm quyền:

Đảng cầm quyền : Có nghĩa là đảng lãnh đạo chính quyền, chi phối chính

quyền, làm cho mọi hoạt động của chính quyền, thể hiên và thực hiện tư tưởng, đường

Trang 2

lối chủ trương của đảng đó phù hợp với lập trường và phụ cấp lợi ích của giai cấp,tầng lớp mà đảng đó đại diện.

Đảng cộng sản cầm quyền : Có nghĩa là Đảng lãnh đạo nhân dân giành được

chính quyền, thiết lập hệ thống chính trị mới, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân

Đảng cộng sản cầm quyền là thời kỳ Đảng giành được chính quyền Nhà nước

và sử dụng Nhà nước như một cộng cụ mạnh mẽ và sắc bén của giai cấp công nhân,nhân dân lao động nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu chính trị của mình, xây dựng xãhội chủ nghĩa và bảo vệ vững chắc Tổ quốc

Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền:

Nội dung lãnh đạo: Đảng phải lãnh đạo toàn diện đối với các lĩnh vực của đờisống xã hội và toàn diện hệ thống chính trị, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hộihợp pháp Không một tổ chức, một lĩnh vực nào của đời sống xã hội mà Đảng khônglãnh đạo, không phải chịu trách nhiệm Đảng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân,trước dân tộc Tuy nhiên, do đã có Nhà nước và các đoàn thể nhân dân thực hiện cáccông việc quản lý và hoạt động theo chức năng của mỗi tổ chức, cho nên Đảng tậptrung thực hiện tốt các nội dung lãnh đạo chủ yêu như sau:

Một là : Đảng đề ra cương lĩnh chính trị, chiến lược, đường lối, chính sách lớntrên các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, giáo dục, an ninh, quốcphòng v v… Đây được coi là những quan điểm, nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo củaĐảng để Nhà nước và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị vận dụng, thể chế hóathành Hiến pháp, pháp luật, chính sách, cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch côngtác và tổ chức thực hiện phù hợp với chức năng của từng tổ chức Đảng tôn trọng tínhđộc lập, sáng tạo và quy chế hoạt động của từng tổ chức

Hai là : Đảng lãnh đạo xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh đủnăng lực và hoạt động có hiệu quả, thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân ;chăn lo xây dựng và cũng cố các đoàn thể nhân dân đủ sức tập hợp được rộng rãi quầnchúng nhân dân và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực đời sống

xã hội Trên lĩnh vực này, sự lãnh đạo của Đảng thể hiện ở việc đề ra các quan điểm,nguyên tắc, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo việc xây dựng tổ chức và hoạt động của các

tổ chức; giúp đở các tổ chức xác định mục tiêu, chức năng nhiệm vụ trong thời kỳmới Đảng không can thiệp vào công việc cụ thể, quy tắc, quy chế hoạt động của cácthành viên khác trong hệ thống chính trị

Ba là: Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngủ cán bộ theonguyên tác tập trung dân chủ, nhất là chủ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị.Trên lĩnh vực này, nội dung lãnh đạo của Đảng thể hiện ở việc Đảng đề ra các quanđiểm, chủ trương về công tác cán bộ từ khâu đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, đánh giá, sửdụng, luân chuyển cán bộ… Đảng quyết định những chính sách lớn về cán bộ Đảngtrực tiếp bố trí và quản lý cán bộ của các tổ chức đảng trong các cơ quan nhà nước vàcác đoàn thể nhân dân

Bố là : Đảng tiến hành kiểm tra, giám sát đối với Nhà nước và các tổ chức trong

hệ thống chính trị Nội dung kiểm tra, giám sát của Đảng chủ yếu tập trung vào việc

Trang 3

quán triệt và tổ chức thực hiện các quan điểm, nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo của Đảng,việc chấp hành pháp luật và tinh thần trách nhiệm trước nhân dân Đảng vừa trực tiếpkiểm tra, giám sát vừa tổ chức phối kết hợp hoạt động kiểm tra, giám sát của các hệthống kiểm tra, giám sát của Đảng, thanh tra nhà nước, kiểm tra, giám sát của cácđoàn thể nhân dân.

Về phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong điều kiện đảng cầm quyền:

Với vai trò là người lãnh đạo đối với hệ thống chính trị và xã hội, Đảng cộngsản cầm quyền lãnh đạo của mình không phải bằng quyền lực hành chính mà bằng cácphương thức thích hợp như:

- Đảng xây dựng cương lĩnh chính trị, đường lối, quan điểm, chủ trương, cácnghị quyết có tính nguyên tắc nhằm giải quyết các vấn đề lớn, có ý nghĩa chính trịquan trọng

- Bằng công tác tư tưởng và công tác tổ chức cán bộ, bằng hoạt động của độingủ đảng viên và hệ thống tổ chức đảng, bằng phát huy vai trò làm chủ của quầnchúng nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Đảng không bao biện và làmthay chức năng quản lý nhà nước, lạm dụng quyền lực, nhưng Đảng cũng không buônlỏng sự lãnh đạo Lực lượng lãnh đạo của xã hội, song Đảng lãnh đạo trong khuôn khổHiến pháp và Pháp luật Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X xác định đây là mộtnguyên tắc xây dựng Đảng Đảng đòi hỏi các tổ chức Đảng, mọi cán bộ, đảng viênphải nghiêm chĩnh chấp hành pháp luật Ở bắt kỳ đâu trên bất cứ cương vị nào, đảngviên cũng phải phấn đấu hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao, gương mẫu tronglao động, sản xuất, công tác và học tập, luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức, là mgườicông dân gương mẫu trong XH

Làm thế nào để nâng cao năng lực cầm quyền của ĐCS Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam là tổng hòa những phẩm chất, tri thức, kinh nghiệm, phương thức, phương pháp lãnh đạo của Đảng tạo thành sức mạnh, uy tín giúp Đảng có thể tập hợp lực lượng, đáu tranh giành chính quyền

và tổ chức thực hiện thành công lý tưởng, mục tiêu chính trị,củng cố địa vị cầm quyền của Đảng cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Một là : Đảng phải nâng cao bản lĩnh chính trị, giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng.

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong chính trị của giai cấp công nhân,nhân dân lao động và cả dân tộc Đảng phải nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩaMác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp thu những kinh nghiệm, tri thức của nhânloại, tham khảo kinh nghiệm các Đảng Cộng sản trên thế giới để áp dụng vào thực tiễncách mạng nước ta Biểu hiện cụ thể ở việc hiểu sâu sắc về bản chất cách mạng vàkhoa học, phương pháp luận, nắm vững tinh thần, lập trường, quan điểm của chủnghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 4

Thứ hai, nâng tầm trí tuệ, không ngừng phát triển tư duy lý luận và tổng kết thực tiễn của Đảng

Tầm trí tuệ của Đảng chính là trình độ trí tuệ của Đảng gắn với mỗi giai đoạnlịch sử nhất định, là sự kết hợp chặt chẽ của bốn yếu tố: năng lực tư duy, tri thức tíchlũy được, sự sáng tạo phát hiện ra cái mới, sự vận dụng các yếu tố của trí tuệ vào cuộcsống Nâng tầm trí tuệ của Đảng, trình độ lý luận của Đảng là phương thức hiệu quảnhất để khắc phục bệnh chủ quan, duy ý chí Đảng ta cần quan tâm tập trung một sốnội dung sau:

Kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vềđảng, chống lại những quan điểm bôi nhọ, những luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Quan tâm tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm, thành công và khôngthành công từ thực tiễn lãnh đạo, cầm quyền của Đảng ta cũng như các Đảng Cộngsản trên thế giới để bổ sung, phát triển học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;

Mặt khác, đấu tranh chống biểu hiện bảo thủ, giáo điều khi vận dụng lý luậnvào thực tiễn Kịp thời thay đổi những chủ trương, chính sách không phù hợp

Thứ ba, đổi mới, chỉnh đốn Đảng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới

Đổi mới, chỉnh đốn là việc Đảng quyết tâm từ bỏ những lạc hậu, lỗi thời, khắcphục những sai lầm, khuyết điểm, giữ vững và tăng cường mối liên hệ máu thịt vớinhân dân, vững vàng trước mọi thử thách, tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới đến thắnglợi

Đổi mới, chỉnh đốn Đảng phải bắt đầu từ việc thực hiện tốt nguyên tắc tậptrung dân chủ và kiện toàn hệ thống tổ chức của Đảng, đảm bảo cho Đảng có tổ chứcchặt chẽ, đoàn kết thống nhất và có sức chiến đấu cao

Thứ tư, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trọng tâm là phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước

Lãnh đạo bằng Nhà nước, thông qua Nhà nước là một trong những phương thứccầm quyền chủ yếu của Đảng Đảng lãnh đạo nhưng không bao biện, làm thay Nhànước mà phải có cơ chế phát huy mạnh mẽ vai trò chủ động, sáng tạo của Nhà nướctrong quản lý đất nước và xã hội Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước phảiđược triển khai toàn diện trên các mặt lập pháp, hành pháp, tư pháp; trong tất cả cáclĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, anninh, đối ngoại

Thứ năm, đổi mới công tác tổ chức, công tác cán bộ trọng tâm là đội ngũ cán

bộ chủ chốt các cấp

Công tác tổ chức và cán bộ là hai nội dung trọng tâm trong nhiệm vụ đổi mớiĐảng về tổ chức Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới Đảng về tổ chức đòi hỏi phải tậptrung lãnh đạo tiếp tục kiện toàn tổ chức của Đảng các cấp trọng tâm là tổ chức cơ sởĐảng, phân định rõ bộ máy tổ chức Đảng với tổ chức của Nhà nước cả về quy mô vàchức năng, nhiệm vụ

Thứ sáu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế giám sát quyền lực hiệu quả

Trang 5

Chế độ một đảng duy nhất cầm quyền đảm bảo cho Đảng không có sự cạnhtranh quyền lực Tuy nhiên, đây cũng là thách thức đối với Đảng ta do nguy cơ sự thahóa quyền lực mà biểu hiện cụ thể là sự độc đoán, chuyên quyền, xa rời quần chúng.Chính vì vậy, để củng cố vị trí và nâng cao năng lực cầm quyền, Đảng phải thiết lập

cơ chế kiểm soát quyền lực một cách hiệu

Câu 2 : (Trang 105) Trình bày nội dung cương lĩnh đầu tiên của ĐCS VN

và ý nghĩa của nó?

Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Đến cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộngsản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một đảng cộng sảnthống nhất, chấm dứt sự chia rẽ trong phong trào cộng sản Việt Nam Điều này phảnánh quá trình tự ý thức của người cộng sản Việt Nam về nhu cầu phải thống nhất các

tổ chức cộng sản thành một đảng công sản duy nhất

- Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình vắn tắt, Điều

lệ vắn tắt của Đảng và lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản vàĐảng Công sản Việt Nam gởi tới đồng bào cả nước như việc thành lập Đảng Các vănkiện đó hợp thành thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

- Quyết định đặt tên là Đảng Cộng sản Việt Nam

- Đại diện Đông Dương Cộng sản Đảng không đến kịp nên ngày 24 tháng 2năm 1930 đã xin gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam

Nội dung cơ bản của Luận cương chính trị đầu tiên của Đảng là:

Thứ nhất: Về phương hướng cách mạng Việt Nam là làm tư sản dân quyền

cách mạng để đi tới xã hội cộng sản

Thứ Hai: Nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Việt Nam

+ Về chính trị: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm chonước Việt Nam được hoàn toàn độc lập; lập chính phủ công nông binh và tổ chứcquân đội công nông

+ Về kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái, tịch thu toàn bộ các sản nghiệp lớncủa đế quốc (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng,…) giao cho chính phủ công nôngbinh quản lí, tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa làm của công chiacho dân cày nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, miễn thuế cho dân càynghèo, thi hành luật ngày làm việc 8 giờ

+ Về văn hóa – xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức; phổ thông giáo dục theohướng công nông hóa, nam nữ bình quyền…

Thứ ba: Về lực lượng cách mạng: Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận

dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thuộc địa cách mạng, đánh đổ bọnđịa chủ và phong kiến; phải đoàn kết công nhân, nông dân và phải dựa vào dân càynghèo, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trungnông …đi vào phe vô sản giai cấp; đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ, tư bản An

Trang 6

Nam mà chưa rõ phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít nhất làm cho họ đứng trung lập;đối với những đối tượng đã ra mặt phản cách mạng (Đại địa chủ, tư sản mai bản) thìkiên quyết đánh đổ.

Thứ tư: Về xác định phương pháp cách mạng: Sử dụng bạo lực cách mạng

quần chúng để đánh đổ đế quốc phong kiến

Thứ năm: Về lãnh đạo cách mạng: Giai cấp vô sản là sực lượng lãnh đạo cách

mạng Việt Nam Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục được đại

bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng; trongkhi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào ngượng bộ một chứt lợi

ít gì của công nông mà đi vào con đường thỏa hiệp

Thứ sáu: Về quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế

giới: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, phải thực hành liênlạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp

Thực tiễn quá trình vận động của cách mạng Việt Nam trong gần 80 năm qua đãchứng minh rõ tính khoa học và tính cách mạng, tính đúng đắn và tiến bộ của Cươnglĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

a/ Ý nghĩa của sự ra thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã qui tụ 3 tổ chức cộngsản thành một Đảng cộng sản duy nhất- Đảng Cộng sản Việt Nam - theo một đườnglối chính trị đúng đắn, tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và hành động củaphong trào cách mạng cả nước, hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc vàđấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam

và hệ tư tưởng Mác - Lênin đối với cách mạng Việt Nam Sự kiện Đảng Cộng sản ViệtNam ra đời là “một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam

ta Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cáchmạng”

Về quá trình ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đãkhái quát: “Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong tràoyêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930”

Thực tế lịch sử cho thấy, trong quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổchức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc không chỉ vậndụng sáng tạo mà còn bổ sung, phát triển học thuyết Mác - Lênin về Đảng Cộng sản.Đại hội VII của Đảng (năm 1991) chỉ rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của

sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nướccủa nhân dân Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân trọn vẹn nhất cho sự kếthợp đó, là tiêu biểu sáng ngời cho sự kết hợp giai cấp và dân tộc, dân tộc và quốc tế,độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội”

Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và việc ngay từ khi ra đời, Đảng đã

có cương lĩnh chính trị xác định đúng đắn con đường cách mạng là giải phóng dân tộc

Trang 7

theo phương hướng cách mạng vô sản, chính là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Namvừa ra đời đã nắm bắt được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam; giảiquyết được tình trạng khủng khoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạocách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX; mở ra con đường và phương hướng phát triển mớicủa đất nước Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương cách mạng Việt Nam

là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới, đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớncủa cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nênnhững thắng lợi vẻ vang Đồng thời cách mạng Việt Nam cũng góp phần tích cực vào

sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập, dân tộc, dân chủ

và tiến bộ xã hội

b/ Ý nghĩa lịch sử của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta là một cương lĩnh cách mạng giảiphóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đượmtính dân tộc và tính nhân văn sâu sắc

Đường lối lãnh đạo là một trong những vấn đề chiến lược của mỗi Đảng cầmquyền Xác định được điều đó,ngay từ khi ra đời,tại hội nghị thành lập Đảng,các đạibiểu đã thông qua Chính cương vắn tắt,sách lược vắn tắt,điều lệ tóm tắt,đó được coinhư là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta.Mặc dù còn sơ lược,vắn tắt nhưng nó

đã khẳng định tính đúng đắn sáng tạo khoa học và trở thành kim chỉ nam cho mọihành động của Đảng ta trong mọi thời kì cách mạng và đặc biệt có giá trị trong thờiđại ngày nay!

Trước hết chính cương lĩnh khẳng định tính chất của cách mạng Việt nam làcách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới cách mạng xã hội chủnghĩa.Nước ta hiện nay đang trong giai đoạn quá độ lên XHCN,tức là đã hoàn thành

cơ bản nhiệm vụ CMTSDQ và CMRĐ,vì vậy nhiệm vụ hàng đầu hiện nay là xây dựng

cơ sở vật chất cho CNXH tiếp tục,kiên trì con đường đi lên XHCN,xây dựng nền kinh

tế hàng hoá nhiều thành phần nhưng định hướng xã hội chủ nghĩa,tức là không thayđổi chiến lược cách mạng,không xa rời nguyên lí của Chủ nghĩa Mác Lê nin mà làmcho nhiệm vụ ấy thực hiện có hiệu quả ,vận động theo tiến trình của lịch sử và dântộc

Cương lĩnh cũng khẳng định lực lượng cách mạng là công nhân nông dân,tiểutưu sản trí thức.Đối với phú nông trung nông hoặc tư sản thì phải lôi kéo lợi dụng họhoặc ít nhất là làm cho họ trung lập! Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong thời đại ngàynay,bên cạnh liên minh công nông làm nền tảng,chúng ta cần phát huy hơn nữa sứcmạnh đại đoàn kết của cả dân tộc, trong đó có mọi thành phần xã hội tạo nên sứcmạnh tổng hợp để tiến nhanh tiến mạnh vào thời đại

Cương lĩnh cũng khẳng định Đảng cộng sản -đội tiên phong của giai cấp vôsản-giữ vai trò lãnh đạo Điêù này có vai trò quan trọng trong việc chống âm mưu diễnbiến hoà bình,trong bối cảnh tình hình thế giới còn nhiều phức tạp với các cuộc bạoloạn lật đổ, đảo chính! Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng không chỉ tạo nên một nền chính

Trang 8

trị hoà bình ổn định mà còn tạo nên điều kiện cơ bản từ đó phát triển kinh tế,đảm bảođời sống nhân dân,thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Bên cạnh đó Cương lĩnh khẳng định CMVN là một bộ phận của cách mạng thếgiới vì vậy phải đoàn kết giai cấp vô sản các nước, đây phải chăng cũng chính là cơ sở

mà sau này được Đảng ta kế thừa và phát huy

Như vậy dù còn rất vắn tắt sơ lược nhưng Cương lĩnh chính trị đã khẳng địnhtính đúng đắn trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và đặc biệt có ýnghĩa lâu đai trong tiến tình vận động cách mạng của Đảng ta nhất là trong thời đạingày nay

Câu 3: (Trang 134) Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương:

Sau một thời gian tích cực chuẩn bị, Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sảnĐông Dương diễn ra tại Ma Cao (Trung Quốc) từ ngày 27-31/3/1935 do đồng chí HàHuy Tập chủ trì Đại hội có 13 đại biểu đại diện cho các tổ chức cơ sở Đảng trongnước và ngoài nước Đại hội thông qua 14 Nghị quyết quan trọng và 6 bản Điều lệ củaĐảng và của các đoàn thể quần chúng, một bản tuyên ngôn gửi Quốc tế Cộng sảncùng các Đảng Cộng sản anh em…

Đại hội thảo luận và đề ra 3 nhiệm vụ chủ yếu trước mất:

Một là: Cũng cố và phát triển Đảng Nhiệm vụ củng cố và phát triển Đảng bao

gồm : Mở rộng tổ chức đảng; củng cố lực lượng hiện tại; khôi phục, liên lạc vớinhững tổ chức và đảng viên mất liên lạc; Phát triển Đảng ở vùng công nghiệp”biếnmỗi sản nghiệp thành một thành lũy cách mạng” kết nạp thêm công nhâ, nông dân, tríthức, phụ nữ, dân tộc thiểu số; làm cho các tổ chức đảng thực sự trong sạch, vữngmạnh, thống nhất về ý chí và hành động thường xuyên giáo dục lý luận cho đảng viên

và quần chúng” Trong các cơ quan chỉ đạo của Đảngbắt buộc để cho các phần tử vôsản chiến đa số để đảm bảo cho Đảng đi đúng đường lối chính trị vô sản” Đại hội ủyquyền cho Ban Cháp hành Trung ương định kế hoạch phát triển đảng viên mới đào tạocán bộ

Hai là : thu phục quảng đại quần chúng lao động Đại hội chỉ rõ, Đảng mạnh là

căn cứ vào ảnh hưởng và thế lực của Đảng trong quần chúng Nếu Đảng không liênlạc mật thiết với quần chúng, không được quần chúng tán thành và ủng hộ các khẩuhiệu của Đảng thì Nghị quyết của Đảng chỉ là lời nói suông Để thu hút rộng rãi quầnchúng, Đảng phải bênh vực, dẫn dắt quần chúng, củng cố và phát triển các tổ chứcquần chúng, đưa họ vào mật trận thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Đại hội chỉ rõĐảng muốn chỉ huy nổi phong trào, muốn đưa phong trào cách mạng tiến tới trình độcao, tới toàn quốc vũ trang bạo động, đánh đổ đế quốc phong kiến

Ba là : Chống chiến trang đế quốc, Đại Hội chỉ rõ Đảng phải mở rộng tuyêntruyền chống đế quốc, chống chiến tranh, phải vạch trần mặt nạ hòa bình giả dối củabọn đế quốc, nhất là đế quốc Pháp ở Đông Dương Đại Hội đề ra nhiệm vụ chốngchiến tranh đế quốc, bảo vệ liên bang Xôviết là nhiệm vụ của Đảngvà của các đoànthể cách mạng

Trang 9

Đại hội thông qua điều lệ của Đảng Cộng sản Đông Dương, gồm 59 điều quyđịnh về tên đảng, về tôn chỉ, mực đích, nhiệm vụ của đảng viê, về điều kiện kết nạpđảng viên, về những đối tượng phải đưa ra khỏi đảng, về tổ chức của Đảng, về nguyêntắc của Đảng, về thu, chi tài chính của Đảng, về đảng đoàn và nhiệm vụ của các đạibiểu Đảng đối với tổ chức thanh niên cộng sản.

Đại hội đã bầu Ban chấp hành Trung ương gồm 13 ủy viên ( 9 chính thức, 4 dựkhuyết) Đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư

Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng Sản Đông Dương đánh dấu sự khôi phục

hệ thống tổ chức của Đảng, nhất là khôi phục được cơ quan lãnh đạo Trung ương và

sự hồi phục phong trào cách mạng của nhân dân Đông Dương, Thành công của Đạihội đem đến cho đảng viên và quần chúng cách mạng niềm tin vào sự thắng lợi củacách mạng trong tương lai, chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến đấu mới

Câu 4 : (Trang 169) Những Chủ trương và biện pháp của đảng sau khi giành chính quyền từ tháng 9/1945- 12/1946

Sau khi Cách mạng tháng tám thành công, tình hình khó khăn đặt ra trước mắtĐảng và nhân dân ta những nhiệm vụ nặng nề và cấp bách Chúng ta vừa phải xâydựng và củng cố chính quyền cách mạng ở các cấp, vừa phải khôi phục kinh tế, giảiquyết nạn đói, nạn thất học, vừa phải đấu tranh với các thế lực thù địch để bảo vệchính quyền cách mạng và khẳng định vị thế của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

Xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng và chế độ xã hội mới

Ngày 3-9-1945 tại Bắc Bộ phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì phiên họp đầutiên của Chính phủ lâm thời Người đã thay mặt Chính phủ nêu lên “những nhiệm vụcấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”: giải quyết nạn đói, nạn dốt; tổchức tổng tuyển cử; giáo dục tinh thần của nhân dân bằng cách thực hiện: cần, kiệm,liêm, chính; bỏ những thứ thuế vô nhân đạo; cấm hút thuốc phiện và đề nghị Chínhphủ tuyên bố: “tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết”

Ngày 25-11-1954, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “ Kháng chiến, kiến quốc”,trong đó xác định nhiệm vụ trước mắt: “ Nhiệm vụ riêng trong nước là phải củng cốchính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống chonhân dân”

Ngày 6-1-1946, cuộc Tổng tuyển cử toàn quốc đã thu được thắng lợi to lớn.Chủ tịch Hồ Chí Minh trúng cử tại Hà Nội với số phiếu cao nhất 98,4% Ngày 2-3-

1946 tại phiên họp đầu tiên, Quốc hội khóa I đã chỉ thị Chủ tịch Hồ Chí Minh đứngđầu Chính phủ liên hiệp kháng chiến gồm 12 thành viên Ở các địa phương, nhân dân

đã bầu ra Hội đồng nhân dân các cấp Hội đồng nhân dân cử ra Ủy ban hành chínhthay cho Ủy ban lâm thời được thành lập trong tổng khởi nghĩa Ngày 9-11-1946 tại

kỳ họp thứ hai, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp dân chủ đầu tiên của nước ta

Trang 10

Với sự ra đời của Hiến pháp năm 1946, tính hợp hiến và hợp pháp của Nhà nước ViệtNam Dân chủ Công hòa được xác lập.

Nhằm tăng cường sức mạnh về chính trị, Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủtịch Hồ Chí Minh chủ trương mở rộng khối đoàn kết toàn dân Ngày 29-5-1946, HộiLiên hiệp quốc dân việt Nam được thành lập Đảng Xã hội Việt Nam ra đời ngày 22-7-1946, các đoàn thể như công thương cứu quốc, sinh viên cứu quốc, công nhân cứuquốc, thanh niên cứu quốc lần lượt mở hội nghị để thống nhất tổ chức và hành động

Để mở rộng Mặt trận đoàn kết, Nha dân tộc thiểu số được thành lập Hội nghị các dântộc thiểu số được thành lập Hội nghị các dân tộc thiểu số toàn quốc được tổ chứctháng 12-1945 và Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số khu vực miền Nam là cơ sởchính trị - xã hội rộng lớn, là chỗ dựa cho chính quyền nhân dân trong những nămkháng tháng đầu tiên quản lý đất nước, chống thù trong, giặc ngoài

khắc phục những khó khăn về kinh tế, văn hóa, xã hội

Phong trào diệt giặc đói được phát động trên cả nước Trong thư gửi nhân dân

toàn quốc về việc chống giặc đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị: “ Cứ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo” Cả nước dáy lên nhiều phong trào: “Hũ gạo tiết kiệm”, “ ngày đồng tâm”,

“tăng gia sản xuất”, “tấc đất, tấc vàng”, khai hoang phục hóa, khôi phục hầm mở, xínghiệp, nhà máy, v.v Đồng thời, chính phủ lâm thời ký một loạt các sắc lệnh quantrọng: sắc lệnh ngày 7-9-1945, bãi bỏ thuế thân; ngày 26-10-1945, Chính phủ banhành nghị định giảm thuế 20% và miễn thuế hoàn toàn cho đồng bào vùng bị lụt bão;ngày 16-11-1945, Chính phủ ra thông tư về việc tạm chia ruộng đất công cho dân càynghèo Đến cuối 1945, đầu năm 1946 nạn đói về cơ bản bị đẩy lùi, đời sống nhân dânbước đầu ổn định

Để khắc phục khó khăn cho nền tài chính quốc gia, Chính phủ phát động “tuần

lễ vàng”, “quỹ độc lập” và “quỹ đảm phụ quốc phòng” Trong tuần lễ vàng từ ngày 17đến ngày 24-9-1945 nhân đan đóng góp 370 kg vàng và 60 triệu đồng

Để chống lại nạn dốt, ngày 8-9-1945 Chính phủ ra sắc lệnh thành lập Nha bình

dân học vụ Trong lời kiêu gọi Chống nạn thất học, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “

Muốn giữ nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh nước giàu Mọi người Việt Nam phảihiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, có kiến thức mới để có thể tham giavào công việc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”

Hưởng ứng lời kiêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong trào xóa mù chữ đãphát triển rộng khắp cả nước Chỉ trong một thời gian ngắn đã có 2,5 triệu người biếtđọc, biết viết Thắng lợi của diệt giặc đói và diệt giặc dốt có ý nghĩa to lớn về mặtchính trị, xã hội và văn hóa Đây là một trong những nhân tố chủ yếu đầu tiên tạo nên

sự ổn định chính trị, niềm tin của nhân dân vào Đảng và Chính phủ do Chủ tịch HồChí Minh đứng đầu

Tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ

Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Nam Bộ, mở đầu cuộcxâm lược nước ta lần thứ hai Ngay sáng 23-9-1945 trong khi quân và dân Sài Gòn –

Trang 11

Chợ Lớn đang chống trả quyết liệt cuộc xâm lược của thực dân Pháp, Xứ ủy và ủy bannhân dân Nam Bộ họp tại đường Cây Mai – Chợ Lớn (nay là số nhà 629 đườngNguyễn Trãi – Quận 5) đề ra chủ trương chỉ đạo cuộc kháng chiến.

Cuộc kháng chiến của nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn diễn ra vô cùng anh dũng.Ngày 26-9-1945, Chủ tịch hồ Chí Minh đã gửi thư kiêu gọi đồng bào miền Namkháng chiến và khẳng định sự giúp đỡ của cả nước đối với cuộc chiến đấu chống thựcdân Pháp

Cuối tháng 10 – 1945, quân Pháp được tăng viện đã phá vỡ vòng vây sài Gòn –Chợ Lớn và mở rộng đánh chiếm toàn miền Nam Ngày 25-10-1945, Xứ ủy Nam Bộhọp tại Thiên Hộ (Mỹ Tho) đã kiểm điểm tình hình cuộc kháng chiến và đề ra các biệnpháp về quân sự, chính trị, xây dựng chính quyền, v.v để tiếp tục đẩy mạnh kháng

chiến Bản Chỉ thị về Kháng chiến kiến quốc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

ngày 25-11-1945 nêu rõ: ”Cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách

mạng dân tộc giải phóng… Khẩu hiệu vẫn là “dân tộc trên hết” “Tổ quốc trên hết”.

Kẻ thù chính chúng ta là thực dân Pháp xâm lược Phải tập trung ngọn lửa đấu tranh

vào chúng” Tháng 12-1945, Ủy ban kháng chiến miền Nam được thành lập

Cuộc chiến đấu không cân sức của nhân dân Nam Bộ chống lại một đội quânnhà nghề diễn ra hết sức ác liệt Ở Nam Bộ, chúng ta không đánh bại được kế hoạch

mở rộng chiến tranh của Pháp, nhưng chính cuộc chiến đấu đó đã bước đầu làm thấtbại chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp và để lại nhiều kinhnghiệm cho cuộc kháng chiến của cả nước sau này

Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao

Để tránh đương đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc, Đảng ta đã có những đốisách hòa hoãn thích hợp với từng kẻ thù và lợi dụng mâu thuẫn giữa các kẻ thù đểphân hóa, loại bỏ chúng

- Tạm hòa với Tưởng ở miền bắc để tập trung chống Pháp ở miền Nam ( từ

tháng 9-1945 đến tháng 3-1946):

Đảng ta xác định: Mặc dù quân Tưởng thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, lật

đổ chính quyền cách mạng song kẻ thù chính của nhân dân ta vẫn là thực dân Phápxâm lược Do đó, chúng ta cần phải nhân nhượng, hòa hoãn với quân Tưởng để tậptrung ngon lửa đấu tranh chống lại thực dân Pháp

Mục tiêu nhân nhượng: Tạm hòa hoãn với Tưởng để có thời gian xây dựng lựclượng về mọi mặt, chuẩn bị cho kháng chiến toàn quốc

Nguyên tắc nhân nhượng: Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, chính quyềncách mạng và mục tiêu độc lập dân tộc thống nhất đất nước

Nội dung hòa hoãn, nhân nhượng với Tưởng: Về kinh tế, ta cung cấp lươngthực, thực phẩm cho 20 vạn quân Tưởng, thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu về nhà ở,điều kiện sinh hoạt cho quân đội Tưởng, cho lưu hành đồng tiền quan kim trên thịtrường Về chính trị, ta chấp nhận mở rộng thành phần Chính phủ liên hiệp lâm thờicho Việt Quốc, Việt Cách tham gia và chấp nhận dành 70 ghế trong Quốc hội cho Việt

Trang 12

Quốc, Việt Cách tham gia không qua bầu cử Về quân sự, tránh mọi xung đột với quânđội Tưởng.

Sách lược tạm hòa hoãn với Tưởng đã làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyềndân chủ nhân dân Việt Nam của Quốc dân Đảng Trung Hoa, tạo điều kiện cho nhân ta

có thêm thời gian củng cố và xây dựng lực lượng về mọi mặt, chuẩn bị bước vào cuộckháng chiến chống thực dân pháp xâm lược

- Hòa hoãn với thực dân Pháp, xây dựng và pháp triển lực lượng cách mạng, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến toàn quốc (từ tháng 3-1946 đến tháng 12- 1946):

Ngày 28-12-1946, chính quyền Tưởng và thực dân Pháp ký kết Hiệp ước Pháp, theo đố Tưởng tạo điều kiện cho Pháp đưa quân ra miền Bắc nước ta thay thếquân Tưởng Trước sự thay đổi của tình hình, Đảng chủ trương chuyển sang thực hiệnsách lược hòa hoãn, nhân nhượng với Pháp

Hoa-Mục đích của sách lược nhằm đuổi ngay quân Tưởng về nước, tránh cùng lúcđối phó nhiều kẻ thù và bảo toàn thực lực, tranh thủ thời gian hòa hoãn để chuẩn bịcho cuộc chiến đấu mới

Ngày 6-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khanh đã ký với đại diệnChính phủ Pháp J.Xanhtơny Hiệp định sơ bộ về quan hệ Việt – Pháp

Ngày 9-3-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Hòa để tiến nêu rõ

ý nghĩa quan trọng của việc ký hiệp định với Pháp nhằm thống nhất tư tưởng trongtoàn Đảng, đồng thời nhấn mạnh việc cảnh giác đề phòng, chuẩn bị sẵn sàng chiếnđấu nếu Pháp bội ước

Sau Hiệp định sơ bộ 6-3, nhiều hoạt động trên mặt trận ngoại giao được đẩymạnh nhằm đi đến một hội nghị chính thức Ngày 24-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã có cuộc hội đàm với Đắcgiăngliơ – Cao ủy Pháp ở Đông Dương tại Hạ Long quyếtđịnh họp Hội nghị trù bị tại Đà Lạt trước khi tiến hành đàm phán chính thức tại Pari.Ngày 16-4-1946, phái đoàn Quốc hội Việt Nam do đồng chí Phạm Văn Đồng dẫn đầusang thăm nước Pháp Hội nghị trù bị diễn ra tại Đà Lạt từ ngày 19-1946 đến ngày 11-5-1946 thì bế tắc do thực dân Pháp vẫn cố tình chia cắt đất nước ta

Ngày 31-5-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn Việt Nam lên đường thămchính thức Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp

Hội nghị Việt – Pháp diễn ra tại Phôngtennơblô từ ngày 6-7-1946 đến ngày 9-1946 thì bế tắc Ngày 14-9-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với M.Mute Bộ

10-trưởng Hải ngoại Pháp bản Tạm ước nhằm tiếp tục tìm một giải pháp hòa bình cho

cuộc xung đột Pháp – Việt

Các nỗ lực ngoại giao của chính phủ Việt Nam Dân chủ Công hòa sau Tạm ước14-9-1946 đều bị tư tưởng hiếu chiến của các thế lực thực dân phá bỏ Đêm 19-12-

1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, sự hòa hoãn với thực dân Pháp chấm dứt

Những kinh nghiệm của Đảng về xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng

Trang 13

Quá trình xây dựng và bảo vệ chính quyền nhà nước trong những năm

1945-1946 đã để lại những kinh nghiệm có ý nghĩa căn bản đối với sự nghiệp cách mạngcủa Đảng, toàn dân

Nhanh chóng xác lập cơ sở pháp lý và tính hợp hiến của chính quyền nhà nước;chăm lo xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền nhân dân từ Trung ương đến tận cơsở

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của toàn dân để xâydựng và bảo vệ những thành quả chính quyền cách mạng Đồng thời tranh thủ thờigian chuẩn bị những điều kiện thiết yếu để sẳn sàng đối phó với cuộc chiến tranh cóthể xảy ra

Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, thực hiện sự nhân nhượng

có nguyên tắc về chính sách ngoại giao thêm bạn bớt thù

Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong mọi hoàn cảnh, nhất làtrong tình hình có nhiều đảng phái đối lập và sự chống phá của các loại kẻ thù

Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Nhà nước Việt nam trong những năm 1945-1946

đã khẳng định được sức mạnh và tính ưu việt của một thể chế chính trị mới trong lịch

sử phát triển của đất nước và con người Việt Nam

Câu 5 : (Trang 178) Nội dung Đường lối kháng chiến đường lối kháng

chiến chống thực dân Pháp và đường lối cách mạng đảng ta của đại hội II (Trang 185) (1946-1954):

Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng

Ngày 19-12-1946, thay mặt Đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra

lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến Từ Tuyên ngôn độc lập đến Chỉ thị về Kháng chiến kiến quốc (25-11-1945); Công việc khẩn cấp bây giờ (10-1946); Chỉ thị Toàn dân kháng chiến ngày 12-12-1946 và lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch

Hồ Chí Minh (19-12-1946), những quan điểm cơ bản của đường lối kháng chiến đãhình thành Giữa năm 1947, Tổng Bí thư Trường Chinh đã viết một loạt các bài báo

tập hợp thành cuốn sách kháng chiến nhất định thắng lợi Về cơ bản, đường lối chung

của cuộc kháng chiến tập trung ở một số nội dung sau:

Mục đích của cuộc kháng chiến là giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc,xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, góp phần bảo vệ hòa bình thế giới

Tính chất của kháng chiến lúc này vẫn là “cuộc cách mạng giải phóng Cuộccách mạng ấy đang tiếp diễn, nó chưa hoàn thành, vì nước chưa được hoàn độc lập”

Nhiệm vụ của cuộc kháng chiến được xác định ngay từ đầu là “ vừa khángchiến, vừa kiến quốc” Hai nhiệm vụ đó bổ sung, hỗ trợ cho nhau đưa sự nghiệp cáchmạng đến thắng lợi

Lực lượng kháng chiến: Huy đông sức mạnh toàn dân tộc, các tầng lớp nhândân tập hợp trong Mặt trận Việt Minh, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam và các tổchức quần chúng khác

Trang 14

Phương châm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được khái quát: Toàndân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính để đưa cuộc kháng chiến đi đếnthắng lợi.

Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp về bản chất là đường lối chiếntranh nhân dân Việt Nam Trong quá trình tiến hành cuộc kháng chiến, Đảng và Chủtịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc bổ sung, phát triển, cụ thể hóa đường lối khángchiến phù hợp với yêu cầu thực tế của từng giai đoạn lịch sử Đường lối đó đã trởthành ngọn cờ dẫn dắt và là động lực chính trị tinh thần đưa nhân dân ta tiến lên chiếnđấu và chiến thắng thực dân Pháp xâm lược

Đường lối cách mạng đảng ta của đại hội II (Trang 185)

Đại Hội II của Đảng được tổ chức tại xã Vĩnh quang

Câu 6: (Trang 212 ) Anh/chị trình bày nội dung đường lối của Đảng ta trong

cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 giai phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước?

Sau khi thất bại điện Biên phủ trên không năm 1972 với 12 ngày đêm Đế quốc

Mỹ cuối đầu ký hiệp định Pari, trên đà thắng lợi đó đảng ta đã đề ra đường lối để giảiphóng Miền Nam Nội dung đường lối của Đảng ta đã được thể hiện rõ ở Hội nghị lầnthứ 21 Ban chấp hành trung ương Đảng

Hiệp định Pari đã ký kết, nhưng do mưu đồ của đế quốc Mỹ và chính quyền SàiGòn nên miền Nam vẫn chưa được hòa bình Mỹ tiếp tục chi viện cho chính quyền SàiGòn Chính quyền tay sai ngang nhiên xé bỏ hiệp ước Pari, thực hiện nhiều hành độngkhủng bố trong vòng tạm chiến và tiến hành lấn chiếm vùng giải phóng

Trước tình hình đó, tháng 7/1973 Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành trungương Đảng đã ra bản Nghị quyết lịch sử “Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiếnchống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ cách mạng miền Nam Việt Nam trong giai đoạnmới”

Khi phân tích tình hình cách mạng miền Nam, hội nghị dự kiến hai khả năng: Một là, ta có thể từng bước buột địch thi hành Hiệp định Pari;

Hai là, ta lại phải tiến hành chiến tranh cách mạng để đánh bại địch, giành thắnglợi hoàn toàn Trong bất kể tình huống nào, cách mạng miền Nam vẫn là con đườngbạo lực cách mạng, chiến lược của cách mạng miền Nam vẫn là chiến lược tiến công

Hội nghị 21 đã đề ra những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là hoànthành cách mạng dân tộc, tập trung mũi nhọn vào đế quốc Mỹ và tập đoàn tư sảnthống trị, tay sai đắc lực của đế quốc Mỹ, đẩy lùi và thắng địch, từng bước xóa bỏ chế

độ thực dân mới, thiết lập một chính quyền dân tộc dân chủ thực sự, thực hiện hòahiệp dân tộc, thoát ly hẳn sự lệ thuộc vào Mỹ, thực hiện một miền Nam hòa bình, đôclập, dân chủ, trung lập, phồn vinh tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà

Về con đường của Cách mạng miền Nam, Nghị quyết khẳng định: “Con đườngcách mạng miền Nam là con đường bạo lực cách mạng” Bất kể trong tình hình nào, ta

Ngày đăng: 20/03/2018, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w