1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Câu hỏi ôn tập đảng cộng sản và lịch sử đảng cộng sản việt nam

21 234 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 160,5 KB

Nội dung

Câu 1: Hãy làm sáng tỏ những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng học thuyết MácLênin về Đảng của giai cấp công nhân vào xây dựng Đảng ta? Câu 2: Trình bày những nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ. Câu 3: Tính tất yếu lịch sử của sự ra đời của Đảng CSVN. Câu 4: Nội dung và ý nghĩa đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng giai đoạn 1945 1954. Câu 5: Vị trí và vai trò của miền Bắc đối với sự nghiệp cách mạng cả nước giai đoạn 19541975. Câu 6: Nội dung cơ bản đường lối đổi mới được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của ĐCSVN (121986). Câu 7: Thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm của 25 năm đổi mới đất nước?

Trang 1

Câu 1: Hãy làm sáng tỏ những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng họcthuyết Mác-Lênin về Đảng của giai cấp công nhân vào xây dựng Đảng ta?

Câu 2: Trình bày những nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ.

Câu 3: Tính tất yếu lịch sử của sự ra đời của Đảng CSVN.

Câu 4: Nội dung và ý nghĩa đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng giai

Trang 2

Câu 1: Hãy làm sáng tỏ những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng học thuyết Mác-Lênin về Đảng của giai cấp công nhân vào xây dựng Đảng ta?

Học thuyết Mác là một học thuyết khoa học nhất, cách mạng nhất, đã chứng minh quaphong trào đấu tranh của giai cấp vô sản Là học thuyết duy nhất nêu lên con đường để đấutranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người Là học thuyết kế thừa những tinh hoa củanhân loại, của xã hội Lê nin viết: “Học thuyết của Mác là học thuyết vạn năng vì nó là mộthọc thuyết chính xác Nó là một học thuyết hoàn chỉnh và chặt chẽ; nó cung cấp cho con người

ta một thế giới quan hoàn chỉnh, không thỏa hiệp với một thế giới quan mê tín nào, một thếlực phản động nào, một hành vi nào bảo vệ sự áp bức của tư sản Nó là người thừa kế chínhđáng của tất cả những cái tốt đẹp nhất mà loài người tạo ra hồi thế kỷ XIX, đó là triết học Đức,kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp”

Những nội dung cơ bản trong học thuyết của V.I Lênin về Đảng kiểu mới của giai cấpcông nhân phát triển sáng tạo những luận điểm của C Mác và Ph Ăngghen về chính đảng độclập của giai cấp công nhân, sau khi khái quát một cách khoa học và phân tích toàn bộ kinhnghiệm đã tích lũy được của phong trào công nhân Nga, với những điều kiện lịch sử mới trongthời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản V.I Lênin đã xây dựng nên học thuyết vềĐảng cách mạng của giai cấp công nhân, một Đảng khác hẳn về chất so với các Đảng cơ hộichủ nghĩa trong Quốc tế II Sở dĩ có thể coi những luận điểm của V.I Lênin về Đảng cáchmạng của giai cấp công nhân là học thuyết về Đảng kiểu mới là bởi V.I Lênin đã khái quátnhững tư tưởng của C Mác và Ph Ăngghen, phát triển lên tầm cao mới và đưa đến sự ra đờimột lý luận hoàn chỉnh về Đảng của giai cấp công nhân Nền tảng tư tưởng của Đảng, theoV.I Lênin, một Đảng chân chính phải là một Đảng trung thành với chủ nghĩa Mác, kiên quyếtđấu tranh chống mọi thứ chủ nghĩa cơ hội hòng xét lại, xuyên tạc chủ nghĩa Mác Đồng thời,phải coi chủ nghĩa Mác không phải là giáo điều mà là kim chỉ nam cho hành động, phải biếtphân biệt chủ nghĩa Mác một cách sáng tạo, phát triển nó về mọi mặt Và nhiệm vụ của nhữngngười cộng sản, theo V.I Lênin, là phải học tập ngày càng nhiều hơn tất cả các vấn đề lý luận,phải tự giải thoát ngày càng nhiều hơn khỏi ảnh hưởng của những quan niệm cổ truyền về thếgiới quan cũ, và không bao giờ được quên rằng CNXH, từ khi trở thành một khoa học, đòi hỏiphải được coi là một khoa học, nghĩa là phải được nghiên cứu xây dựng Đảng về chính trịcùng với việc xây dựng nền tảng tư tưởng, lý luận thì vấn đề về bản chất giai cấp công nhâncủa Đảng là một nội dung rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấpcông nhân theo quan điểm của V.I Lênin Trên cơ sở xây dựng và củng cố nền tảng tư tưởngcùng với bản chất giai cấp công nhân của Đảng, V.I Lênin đã vạch ra một kế hoạch xây dựngĐảng có tính sáng tạo để chuẩn bị về mặt tổ chức cho việc xây dựng Đảng công nhân dân chủ

- xã hội Nga V.I Lênin đã đề cập một cách toàn diện các nguyên tắc xây dựng Đảng như:nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình trong Đảng, nhằm tăng cường sứcchiến đấu của Đảng, giúp Đảng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng đi đến thắng lợi Nhữngnguyên tắc của V.I Lênin trong việc xây dựng Đảng và tổ chức có quan hệ với nhau rất chặtchẽ, nó có ý nghĩa rất lớn, quyết định đến việc Đảng của giai cấp công nhân có hoàn thànhđược sứ mệnh lịch sử của mình hay không? Có đủ sức lãnh đạo quần chúng nhân dân tiếnhành cuộc đấu tranh lật đổ giai cấp tư sản, xây dựng xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩahay không? Nhưng nếu Đảng chỉ mạnh về tổ chức thôi thì chưa đủ mà Đảng của giai cấp vôsản phải được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận, tư tưởng của chủ nghĩa Mác, Đảng phải đạidiện cho quần chúng nhân dân, là đội tiên phong lãnh đạo của giai cấp công nhân và nhân dânlao động thông qua cương lĩnh, điều lệ của mình Đó là những điều kiện cần và đủ để một

Trang 3

đảng kiểu mới của giai cấp công nhân có thể hoàn thành xuất sắc được nhiệm vụ của mình Sự

ra đời của Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga năm 1903 được tổ chức theo những nguyêntắc trong học thuyết của V.I Lênin về Đảng kiểu mới đã chứng minh sự thắng lợi của tư tưởngcủa V.I Lênin trong việc xây dựng Đảng trên cơ sở của chủ nghĩa quốc tế vô sản Ý nghĩa lýluận và thực tiễn của học thuyết của V.I Lênin về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhânkhông những đã đem lại thắng lợi cho nhân dân Nga mà còn đem lại thắng lợi cho phong tràogiải phóng dân tộc ở nhiều nước trên thế giới

Thực tế lịch sử của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã chứng minh rằng, họcthuyết Mác - Lênin về Đảng cộng sản đến nay vẫn có giá trị to lớn Mặt khác, học thuyết Mác

- Lênin về chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân với thuộc tính cách mạng và khoahọc của nó đòi hỏi các chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân phải xuất phát từ điềukiện cụ thể của dân tộc, giai cấp, thực tiễn chính trị và xã hội của đất nước mình mà vận dụngsáng tạo

Ngay từ năm 1924, Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã xác định rất rõ ràngrằng: Học thuyết Mác Lênin là học thuyết cách mạng nhất, đúng đắn nhất và đó cũng là họcthuyết duy nhất có thể soi đường cho cách mạng Việt Nam Song, Người vẫn hết sức trăn trở,bởi vì Người nhận thấy: “Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định củalịch sử, nhưng lịch sử nào? Đó là lịch sử châu Âu Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thểnhân loại” Từ đó, Người đi đến một quyết định, phải “Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sởlịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông” Xuất phát từ ý tưởng đúng đắnnày, Người đã vận dụng học thuyết Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam hết sứcsáng tạo Sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thểhiện trên tất cả các lĩnh vực:

Về tên Đảng và bản chất của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định, cách mạngViệt Nam muốn thắng lợi phải có một đảng cách mạng chân chính lãnh đạo để trong thì vậnđộng và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên hệ với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản toànthế giới Đảng ấy có vững thì cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thìthuyền mới chạy nhanh và đúng hướng Đảng ấy ở Việt Nam là Đảng Cộng sản theo chủ nghĩaMác - Lênin Trong các văn kiện quan trọng của Hội nghị thành lập Đảng tháng 2.1930:

“Chánh cương vắn tắt của Đảng”, “Sách lược vắn tắt của Đảng”, “Điều lệ vắn tắt của Đảng”,

“Chương trình tóm tắt của Đảng”, tên Đảng được xác định là “Đảng Cộng sản Việt Nam” Vàbản chất Đảng cũng được xác định: “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp” Đến năm

1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi mới là

“Đảng Lao động Việt Nam” Lúc này, Chủ tịch Hồ Chí Minh bổ sung thêm những ý mới rấtquan trọng vào nội hàm khái niệm “bản chất Đảng” Người khẳng định dứt khoát: “Đảng Laođộng Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảngcủa dân tộc Việt Nam” Khi Đảng ta đổi tên là Đảng Lao động Việt Nam và tuyên bố đó làĐảng của dân tộc Việt Nam, đã bị Ban lãnh đạo Quốc tế Cộng sản phê phán kịch liệt Họ chorằng như thế là Đảng ta đã làm lu mờ bản chất giai cấp công nhân của Đảng, xóa bỏ ranh giớigiữa giai cấp công nhân với các giai cấp và tầng lớp khác, sa vào quan điểm “Đảng toàn dân”của chủ nghĩa xét lại Song, nhận xét như thế là chưa hiểu đúng về Hồ Chí Minh, về Đảng ta

và về thực tiễn mang tính rất đặc thù của cách mạng Việt Nam Dân tộc Việt Nam có tới 90%dân số là nông dân; giai cấp công nhân còn nhỏ bé; giai cấp tư sản phần lớn là tư sản dân tộc,

họ cũng yêu nước, ghét đế quốc Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp,

đã có không ít các nhà tư sản dân tộc hiến nhà cửa, vàng bạc cho cách mạng Còn giai cấp địa

Trang 4

chủ cũng phần lớn là địa chủ nhỏ và đi theo kháng chiến; số đại địa chủ phản động, độc ác, đitheo đế quốc, bóc lột nông dân đến tận xương tủy không nhiều Ngoài ra, còn có hàng loạtnhững nhân sĩ, trí thức yêu nước đã từ bỏ cuộc sống giàu sang ở nước ngoài, trở về Tổ quốc,phục vụ đất nước theo tiếng gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh Trong bối cảnh như vậy mà lúcnào cũng cứng nhắc tuyên bố Đảng là của giai cấp công nhân thì làm sao có thể tập hợp đượclực lượng, dốc sức cho cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi Phải thấy rằng, dù tên Đảng cóthay đổi nhưng bản chất Đảng vẫn không thay đổi Đảng bao giờ cũng là đội tiền phong củagiai cấp công nhân, đồng thời là đội tiền phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc ViệtNam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dântộc Mục đích của Đảng là xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hộicông bằng, văn minh, không có người bóc lột người Đó cũng chính là một nước Việt Namhòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh mà Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mơ ước.

Về mối quan hệ giữa Đảng của chủ nghĩa Mác Lênin với phong trào công nhân vàphong trào yêu nước, V I Lênin cho rằng, sự ra đời của đảng cộng sản là quá trình kết hợpchủ nghĩa Mác với phong trào công nhân Điều đó hoàn toàn đúng với thực tế ở các nước châu

Âu Còn ở Việt Nam thì khác Yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam đã có

từ lâu đời Mỗi khi có giặc ngoại xâm thì phong trào yêu nước lại dâng cao Giai cấp côngnhân Việt Nam ra đời sau khi thực dân Pháp đã thiết lập nền thống trị của chúng trên đất nước

ta và qua hai lần khai thác thuộc địa Phong trào công nhân mới bắt đầu hình thành và pháttriển từ những năm 20 của thế kỷ trước Khi đó, phong trào yêu nước vẫn là phong trào rộnglớn nhất, lôi cuốn giai cấp nông dân chiếm tới 90% dân số Đấy là chưa kể những bộ phận hợpthành khác của phong trào yêu nước như tầng lớp tiểu tư sản, tư sản dân tộc, các nhân sĩ, tríthức yêu nước Giai cấp công nhân mặc dù là giai cấp tiên tiến, nhưng còn nhỏ bé, nếu khôngbiết gắn chặt với phong trào yêu nước, làm hạt nhân của phong trào yêu nước thì cũng khôngthể tập hợp được lực lượng, mở rộng được cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và đưacách mạng đến thắng lợi hoàn toàn Nói cho thật chính xác thì ở Việt Nam vào thời điểm đó,phong trào công nhân mới chỉ là một bộ phận của phong trào yêu nước và nằm trong phongtrào yêu nước Chính vì lẽ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: chủ nghĩa Mác Lênin kếthợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sảnViệt Nam Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá rất cao phong trào yêu nước ở ViệtNam, coi nó là một thành tố không thể thiếu được cho sự ra đời của Đảng Cộng sản và chỉ cónhư thế thì giai cấp công nhân Việt Nam mới trở thành dân tộc như C Mác, Ph Ăngghen đãyêu cầu đối với giai cấp công nhân toàn thế giới từ khi viết “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”.Với sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo này mà trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạngcủa mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết rất thành công mối quan hệ giữa Đảng chủnghĩa Mác Lênin phong trào công nhân phong trào yêu nước Lịch sử cách mạng Việt Nam

đã kiểm chứng điều đó

Về mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩaMác - Lênin từ chủ nghĩa yêu nước Chính vì thế Người cũng đã giải quyết rất tốt, rất đúngđắn mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn rất chặtgiai cấp với dân tộc Song, quan điểm của Người hơi khác với quan điểm của các nhà lý luậnMácxít đương thời Trong mối quan hệ này, các nhà lý luận Mácxít trên thế giới, kể cả một sốnhà lý luận Mácxít ở nước ta, thường đề cao vấn đề giai cấp mà có phần xem nhẹ vấn đề dântộc Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng cả hai Song, mặc dù vậy vẫn phải thừa nhận làNgười có phần ưu tiên hơn tới vấn đề dân tộc Quan điểm này của Người đã có lúc bị phê phán

là nặng về dân tộc, nhẹ về giai cấp Song, thực tiễn của phong trào cách mạng thế giới cũng

Trang 5

như thực tiễn của phong trào cách mạng Việt Nam đã kiểm nghiệm và chứng minh luận điểmcủa Người là hoàn toàn đúng đắn Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nướcĐông Âu là minh chứng rõ ràng cho việc họ không quan tâm và không giải quyết đúng đắnmối quan hệ giai cấp dân tộc Nếu họ giải quyết đúng đắn mối quan hệ này và quan tâm nhiềuhơn tới vấn đề dân tộc thì đã không xảy ra tình trạng bi đát đó Chính vì tầm quan trọng đặcbiệt của vấn đề dân tộc, cho nên ngày nay, hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đều đưavấn đề dân tộc lên hàng đầu và coi nó như một động lực lớn của đất nước.

Về một số nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng: Để luôn luôn là một tổ chức chặt chẽ

và mạnh mẽ của những người cộng sản, Đảng phải tổ chức và hoạt động theo những nguyêntắc về Đảng kiểu mới mà V I Lênin đã đề ra, như: nguyên tắc tập trung, dân chủ; nguyên tắctập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; nguyên tắc tự phê bình và phê bình Mỗi vấn đề này, Chủtịch Hồ Chí Minh đều có sự vận dụng rất sáng tạo Lênin luôn nói “tập trung dân chủ” và luônđặt “tập trung” lên trên “dân chủ” Các nhà lý luận Mácxít - Lêninnít và các sách giáo khoa vềhọc thuyết Mác - Lênin cũng thống nhất dùng câu chữ như vậy Chi phối nguyên tắc này chính

là quan điểm chuyên chính vô sản Đã chuyên chính thì dứt khoát phải đưa tập trung lên hàngđầu Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh hầu như chỉ nói “dân chủ, tập trung” Tại sao lại như vậy? Cốtlõi của vấn đề chính là ở chỗ Người khẳng định chế độ ta là chế độ dân chủ và dân chủ là thứquý báu nhất của nhân dân Người nói “dân chủ, tập trung” là có ý nhấn mạnh tới vấn đề dânchủ Phải dân chủ trước đã, sau đó mới tính đến tập trung Ngay cả nguyên tắc “tập thể lãnhđạo, cá nhân phụ trách”, Người cũng giải thích: tập thể lãnh đạo là dân chủ (lên trước); cánhân phụ trách là tập trung (xuống sau) Nói dân chủ, tập trung không phải chỉ là sự đảo vế,

mà chính là sự thay đổi cấu trúc của khái niệm; là sự sắp xếp lại thứ tự nội hàm của khái niệm;

là sự chú trọng tới hàm lượng của yếu tố cần nhấn mạnh Yếu tố cần nhấn mạnh ở đây chính làdân chủ Chỉ một vấn đề nhỏ này thôi cũng cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú ý vận dụnghọc thuyết Mác - Lênin sao cho phù hợp với thực tiễn của cách mạng nước ta

Vấn đề đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân: Mác

và Ănghen quan niệm, Đảng là Đảng cầm quyền; còn đối với Hồ Chí Minh Đảng là đảng củanhân dân Vào đảng là để phục vụ nhân dân chứ không phải vào đảng là để làm quan, phát tài.Vậy đảng vừa là người nhân văn sâu sắc nhất, vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ thậttrung thành của nhân dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân và liên hệ mật thiết với nhândân Đảng phải được thường xuyên chăm lo, xây dựng và chỉnh đốn để đảng ngày càng vữngmạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao Hoàn thành nhiệm vụ của từng giai đoạncách mạng, đưa cách mạng nước ta đi đến thắng lợi

Trang 6

Câu 2: Trình bày những nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ

Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản về xây dựng tổ chức và hoạt động của Đảng Nóđảm bảo sự thống nhất ý chí và hành động, tạo nên sức mạnh vô địch của Đảng cách mạng.Hiện nay, Đảng ta đang hoạt động trong hoàn cảnh môi trường mới rất phức tạp, nó mở ra thời

cơ và cả những thách thức mới hết sức gay gắt, đòi hỏi Đảng ta hơn bao giờ hết phải được củng

cố vững mạnh không những về chính trị, tư tưởng mà cả về tổ chức Đảng phải trở thành mộtkhối đoàn kết thống nhất chặt chẽ mới hoàn thành được vai trò, sứ mệnh của mình trong giaiđoạn hiện nay Muốn vậy, Đảng phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ và cụthể hóa những nội dung của nguyên tắc này trong sinh hoạt và hoạt động của Đảng, xem đó lànguyên tắc sống còn của Đảng

Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, Hồ Chí Minh đã khái quát nội dungcủa nguyên tắc tập trung dân chủ có nghĩa là:

1 Các cơ quan lãnh đạo đều do quần chúng đảng viên bầu cử lên.

2 Phương châm, chính sách, nghị quyết của Đảng đều do quần chúng Đảng viên tậptrung kinh nghiệm và ý kiến lại mà thành Rồi lại do các cuộc hội nghị của Đảng thảo luận giảiquyết, chứ không ai được tự ý độc đoán

3 Quyền lực của cơ quan lãnh đạo là do quần chúng đảng viên giao phó cho, chứ khôngphải tự ai tranh giành được Vì vậy, người lãnh đạo phải gần gũi và học hỏi quần chúng đảngviên, nghe ngóng ý kiến của họ Nếu lên mặt với quần chúng, lạm dụng quyền lực, thế là sailầm

4 Trật tự của Đảng là: Cá nhân phải phục tùng tổ chức; số ít phải phục tùng số nhiều; cấpdưới phải phục tùng cấp trên; các địa phương phải phục tùng trung ương”

Còn đối với dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung, Hồ Chí Minh cho rằng:

“Ở trong Đảng, mọi đảng viên có quyền nêu ý kiến, đặt đề nghị, tham gia giải quyết vấn

đề Nhưng quyết không được trái sự lãnh đạo tập trung của Đảng, trái nghị quyết và trái kỷ luậtcủa Đảng Quyết chống: không xét thời gian, địa điểm, điều kiện mà nói lung tung; tự do hànhđộng; dân chủ quá trớn

1 Chỉ có cơ quan lãnh đạo có quyền khai thác các cuộc hội nghị

2 Tất cả các nghị quyết của Đảng phải do cơ quan lãnh đạo chuẩn bị kỹ càng, rồi giaocho các cấp thảo luận Không được làm qua loa, sơ sài

3 Khi bầu cử các cơ quan lãnh đạo trong Đảng, phải xem xét rất kỹ lưỡng để lập danhsách những đảng viên ứng cử

4 Toàn thể đảng viên phải theo đúng đảng chương thống nhất, kỷ luật thống nhất củaĐảng Toàn thể đảng viên phải theo sự lãnh đạo thống nhất của trung ương

Đảng Cộng Sản Việt Nam trước sau như một kiên trì thực hiện nguyên tắc tập trung dânchủ So sánh các nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ ghi trong điều lệ Đảng quacác kỳ đại hội Đảng, chúng ta thấy rằng, Đảng ta đã luôn coi trọng nguyên tắc tập trung dân chủ

và cụ thể hóa nguyên tắc này trong tổ chức và hoạt động của Đảng phù hợp với tình hình nội bộĐảng và thực tiễn cách mạng

Hiện nay, nước ta bước vào thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trongbối cảnh tình hình quốc tế, trong nước có nhiều biến đổi sâu sắc, nội dung cơ bản của nguyên

Trang 7

tắc tập trung dân chủ đã được Đảng ta chỉ rõ trong Điều 9 - Điều lệ Đảng do Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua:

1 Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cánhân phụ trách

2 Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc Cơ quan lãnh đạo ởmỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên Giữa 2 kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo củaĐảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là Ban Chấp hành Đảng bộ, chi bộ (cấp ủy)

3 Cấp ủy các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùngcấp, trước cấp ủy cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các

tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình

4 Tổ chức Đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng Thiểu số phục tùng

đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảngphục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương

5 Nghị quyết các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị khi có hơn một nửa số thànhviên trong cơ quan đó tán thành Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến củamình Đảng có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp ủy cấp trên chođến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không đượctruyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng Cấp ủy có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiếnđó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số

6 Tổ chức Đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song khôngđược trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyếtcủa cấp trên

Qua các nội dung trên, tính tập trung trên cơ sở dân chủ trong Đảng được thể hiện ở tính

tự giác của toàn thể đảng viên Tính tập trung trong Đảng đòi hỏi Đảng phải có cương lĩnh,đường lối, mục tiêu cách mạng thống nhất, được mọi tổ chức Đảng và đảng viên tuân thủ vàthực hiện, toàn dân hướng vào phấn đấu Đảng phải có điều lệ thống nhất - Điều lệ chính là bộluật của toàn Đảng mà mọi tổ chức Đảng và đảng viên phải chấp hành vô điều kiện cả về mặtnhận thức và chấp hành Tập trung trong Đảng còn đòi hỏi Đảng phải có một cơ quan lãnh đạothống nhất, đó là đại hội đại biểu toàn quốc, giữa 2 kỳ đại hội là Ban chấp hành TW do đại hộibầu ra Về mặt tổ chức, Đảng phải thống nhất về quy mô và hình thức tổ chức của Đảng Đảngphải có kỷ luật thống nhất mà mọi tổ chức Đảng, đảng viên không phân biệt đều phải chấp hànhnghiêm túc kỷ luật của Đảng, không có những đặc quyền đặc lợi

Tính dân chủ trong Đảng được thể hiện ở nội dung toàn thể Đảng viên đều bình đẳng vềquyền và lợi ích, đều được tham gia trực tiếp hoặc thông qua đại biểu để thực hiện quyền củamình, thể hiện ý kiến của mình trong mọi công việc của Đảng, khi thảo luận thì phải thực sự dânchủ, nhưng khi hành động thì thống nhất trăm người như một Tất cả những người có tráchnhiệm trong Đảng và tất cả các cơ quan lãnh đạo của Đảng đề do dân chủ bầu cử mà lập nên,đều có trách nhiệm thực hiện và báo cáo trước tổ chức đã bầu ra mình và họ có thể bị bãi miễnbất kỳ lúc nào nếu không xứng đáng và không hoàn thành nhiệm vụ tổ chức giao

Có ý kiến xuyên tạc cho rằng tập trung đối lập với dân chủ Cần phải nhận thức đúng đắnrằng tập trung dân chủ thể hiện sự thống nhất hài hòa và biện chứng giữa hai mặt tập trung vàdân chủ trong một sự việc, một hiện tượng Đó là những yếu tố không hề loại trừ lẫn nhau màcòn làm tiền đề cho nhau, lập thành một chỉnh thể và là một tất yếu khách quan trong tổ chức vàhoạt động của Ðảng Chúng ta biết rằng ở đâu có hoạt động của số đông, ở đó cần đến tổ chức,cần đến sự phân công, phối hợp, cần đến vai trò điều khiển, chỉ huy của người nhạc trưởng như

Trang 8

Mác nói Ðảng Cộng sản là một Ðảng cách mạng, Ðảng chiến đấu và Ðảng hành động, sứcmạnh của tổ chức và hiệu quả của hoạt động trong toàn Ðảng chỉ có thể đạt được khi dựa trênsức mạnh và hiệu quả của tập trung dân chủ, của việc thực hành dân chủ và tập trung dân chủmột cách tự giác, thống nhất và nhất quán từ các cơ quan lãnh đạo đến mọi cán bộ, đảng viên.

Có dân chủ mới có sự thúc đẩy và phát huy tính chủ động, sáng tạo, mới nuôi dưỡng và pháttriển được các tài năng Có tập trung mới tạo ra được sức mạnh chung, thống nhất ý chí và hànhđộng vì mục tiêu chung của cách mạng Tập trung đúng đắn, hợp lý sẽ làm tăng sức mạnh củadân chủ Dân chủ lành mạnh phải dựa trên cơ sở tập trung Tóm lại, giữa 2 mặt tập trung và dânchủ phải được coi trọng như nhau, không được xem nhẹ mặt nào, không nên tuyệt đối hóa mộtmặt nào đều dẫn đến sai lầm nguy hiểm, có hại cho sự lãnh đạo của Đảng

Tóm lại, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Ðảng không những là vấn đề cốt

tử, sống còn của Ðảng mà còn là nhân tố bảo đảm sự lãnh đạo bền vững của Ðảng đối với Nhànước và xã hội Ý thức đầy đủ, sâu sắc điều này là điều kiện đầu tiên để toàn Ðảng tích cựcnghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, tìm tòi những hình thức, biện pháp thích hợp hơn để mởrộng dân chủ và thực hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong Ðảng Chúng ta tin tưởngsâu sắc rằng, với trí tuệ và bản lĩnh chung của toàn Ðảng, với sự ủng hộ của nhân dân, các đảngcộng sản cầm quyền sẽ luôn là chính đảng kiểu mẫu về dân chủ, về đoàn kết, thống nhất ý chí vàhành động

Trang 9

Câu 3: Tính tất yếu lịch sử của sự ra đời của Đảng CSVN.

* Những tác động tình hình thế giới (t/g)

Sau khi chủ nghĩa tư bản (CNTB) tự do cạnh tranh phát triển nhiều công ty xuyên quốcgia, tư bản độc quyền… trở thành hệ thống chủ nghĩa đế quốc trên toàn thế giới, đã chiếm hầuhết các vùng đất trên thế giới, biến những nước nhỏ thành thuộc địa và phụ thuộc bóc lột tàinguyên, sức lao động và mở rộng thị trường Từ đó đã xảy ra những mâu thuẫn: nhân dân thuộcđịa và đế quốc; giai cấp(g/c) vô sản chính quốc và giai cấp tư sản chính quốc Lênin và quốc tếcộng sản bổ sung và phát triển tư tưởng đó bằng khẩu hiệu chiến lược “Vô sản toàn thế giới vàcác dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”; tư tưởng HCM “Những người lao động trên toàn thế giớiđoàn kết lại”

Thắng lợi CM/10 Nga 1917, CNXH trở thành hiện thực có ý nghĩa mở ra thời đại mớitrong lịch sử loài người, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên toàn thế giới; đối với các dântộc thuộc địa và phụ thuộc, CM tháng 10 Nga là tấm gương cổ vũ cho các dân tộc bị áp bức noitheo trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, tác động sâu sắc đến phong trào yêu nướcViệt Nam

Hai năm sau CM/10 Nga, ngày 2/3/1919 Quốc tế Cộng sản III được thành lập do Lêninsáng lập, trở thành bộ tham mưu chiến đấu, tổ chức lãnh đạo các phong trào đấu tranh giảiphóng dân tộc ở các nước thuộc địa

Nhờ ảnh hưởng CM /10 Nga và Quốc tế CS cùng sự ra đời nhiều ĐCS trên t/g: Mỹ 1919,Anh 1920, Mông Cổ 1921, Trung quốc 1921, Nhật 1922, mở ra thời đại quá độ lên CNXH Tưtưởng, lý luận CNCS đã ảnh hưởng và thức tỉnh phong trào dân tộc ở các thuộc địa, trong đó cóVN

* Tình hình trong nước:

Năm 1858 Thực dân Pháp (TD P) xâm lược Việt Nam (nổ phát súng đầu tiên tại bán đảoSơn Trà- Đà Nẵng), gần 30 năm sau (Hiệp ước Patơnốt năm 1884), triều Nguyễn đã đầu hàng,dâng nước ta cho Pháp; về cơ bản TD.P đã đặt ách thống trị lên VN

TD.P thực hiện chính sách cai trị, bóc lột hà khắc; về chính trị, chúng thực hiện chính trịchuyên chế điển hình( chia đất nước ta thành 3 miền để dễ cai trị), về kinh tế phụ thuộc vàochính quốc, về VH-XH thực hiện chính sách ngu dân Tóm lại TD.P thâu tóm quyền lực và biến

VN từ xã hội phong kiến trở thành nước thuộc địa, nửa phong kiến (Mọi quyền hành tập trungvào TD.P)

* Chuyển biến về cơ cấu g/c XH

Phong kiến ( phong tước, kiến địa ruộng đất) đã bị tan rã, một số ít g/c phong kiến phảnđộng, đầu hàng kẻ thù: bộ phận ít g/c phong kiến cam tâm làm tay sai cho địch; đa số g/c phongkiến còn lại có tinh thần yêu nước và dân tộc

Nông dân(chiếm 90% dân số); về mặt tích cực: có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dântộc cao, sẵn sàng theo g/c công nhân làm cách mạng giải phóng dân tộc; hạn chế: có ý thức về tưhữu của sản xuất nhỏ

Công nhân: (năm 1929: chiếm 1,2% dân số); tính tích cực: gắn bó với nông dân và cũngxuất thân từ nông dân trở thành công nhân khi TD.P khai thác nước ta sớm tiếp nhận chủ nghĩaMác – Lê nin G/c công nhân là g/c tiên tiến nhất lãnh đạo CM thông qua chính Đảng của mình;hạn chế: lực lượng còn ít, trình độ chuyên môn thấp đã làm giảm vai trò của g/c công nhân VN

Trang 10

Tư sản: (Đặc biệt ra đời sau g/c công nhân); tư sản dân tộc(đa số): có tinh thần yêu nước

và tinh thần dân tộc, sẵn sàng tham gia vào CM giải phóng dân tộc ; tư sản mại bản(ít): gắnquyền lợi chính trị, kinh tế với thực dân P

Tiểu tư sản (nhiều thành phần): đặc biệt đội ngũ trí thức và HCM xem là lực lượng châmngòi pháo CM; hạn chế: tinh thần dao động trong giờ phút quyết định nhất

Do vậy giai cấp công nhân VN có sứ mệnh lịch sử to lớn lãnh đạo CM VN tiến hànhcuộc đấu tranh giải phóng dân tộc (g/c công nhân VN được tiếp nhận và trang bị lý luận Mác –Lênin tư tưởng tiên tiến của thời đại thể hiện là g/c có năng lực lãnh đạo CM; do Đảng CS lãnhđạo)

Mâu thuẫn cơ bản của dân tộc VN trong giai đoạn này là: mẫu thuẫn giữa toàn thể dântộc VN với thực dân pháp ngày càng sâu sắc (đấu tranh chống TD.P giành độc lập cho dân tộc),trở thành mâu thuẫn chủ yếu nhất Mâu thuẫn cơ bản của XH VN thay đổi bên cạnh mâu thuẫngiữa nông dân với địa chủ, phong kiến đã có từ trước (lật đổ giai cấp phong kiến giành ruộng đấtcho nông dân)

* Các phong trào yêu nước

Kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc

- Các phong trào đấu tranh chống TD.P xảy ra rất nhiều nơi và nhiều tầng lớp tham giakhởi xướng:

Nhìn chung có hai khuynh hướng:

Phong kiến: phong trào Cần Vương do Tôn Thất Thuyết đứng đầu (1885-1896) điển hình

là các cuộc khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hóa), Bãi Sậy (Hưng Yên), Hương Khê (Hà Tĩnh);phong trào khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám đứng đầu (1884-1913) đều bị thất bại

Dân chủ tư sản: Phan Bội Châu (Đứng đầu phong trào Đông Du); Phan Chu Trinh (phongtrào Duy Tân: đổi mới, cải cách nâng cao dân trí) nhưng theo chủ nghĩa cải lương đấu tranhbằng cách thông qua nghị trường nhưng đều bị thất bại

Tóm lại CMVN đầu thế kỷ XX bị bế tắc về đường lối, không có tổ chức chân chính lãnhđạo và chưa tập hợp được sức mạnh tổng hợp các lực lượng trong xã hội tham gia

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc (NAQ): Ngày 19/5/1890, NAQ sinh ra tại Nghệ An Từnhỏ, Người đã kế thừa và sớm tiếp thu được các giá trị truyền thống quý báu của dân tộc đó làtinh thần yêu nước, thương dân; có tính chủ động và sáng tạo, có bản lĩnh và cực kỳ thông minh.Ngày 5/6/1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước Người đã đi năm châu bốn biển (qua thực tiễn,trí tuệ cộng với bản lĩnh của mình) đã thấy được bản chất của chủ nghĩa thực dân là bóc lột.Tiếp cận sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăngtrên báo Nhân đạo Điều đó đã làm chuyển biến quyết định tư tưởng và lập trường chính trị củaNAQ từ lập trường yêu nước chuyển sang lập trường cộng sản và trở thành người CS đầu tiêncủa VN

NAQ tham gia đảng XH Pháp, là một đảng tiến bộ nhất lúc đó ở Pháp Sau một năm rưỡihoạt động ở Liên Xô tháng 11/1924 người quyết định về Quảng Châu (TQ) để chuẩn bị về chínhtrị, tư tưởng, tổ chức thành lập Đảng CSVN cụ thể:

Về Chính trị: đấu tranh giai cấp (độc lập dân tộc gắn với CNXH); mối quan hệ giữa CMchính quốc với CM thuộc địa (tính chủ động) là động lực; nền tảng CM: khối liên minh côngnông; thành lập Đảng; lực lượng CM tập hợp được toàn dân

Ngày đăng: 10/11/2017, 12:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w