Câu 1: Phân tích nội dung mối liên hệ biện chứng giữa lí luận và thực tiễn. Rút ra ý nghĩa phương pháp luận. Liên hệ thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Câu 2: Nội dung quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Liên hệ với quá trình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Câu 3 : Tại sao nói thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là khó khăn, lâu dài và phức tạp? Vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lên nin và tư tưởng HCM vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở VN? Câu 4: Điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan quyết định sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân ? Liên hệ với thực tiễn đẩy mạnh CNHHĐH gắn với kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay. Câu 5: Thực trạng khối liên minh côngnôngtrí thức ở Việt Nam và phương hướng tăng cường liên minh côngnôngtrí thức ở Việt Nam ta hiện nay?
Trang 1Câu 1: Phân tích nội dung mối liên hệ biện chứng giữa lí luận và thực tiễn Rút ra ý
nghĩa phương pháp luận Liên hệ thực tiễn của cách mạng Việt Nam
Câu 2: Nội dung quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất Liên hệ với quá trình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Câu 3 : Tại sao nói thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là khó khăn, lâu dài và phức
tạp? Vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lên nin và tư tưởng HCM vào con đường đilên chủ nghĩa xã hội ở VN?
Câu 4: Điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan quyết định sứ mệnh lịch sử toàn
thế giới của giai cấp công nhân ? Liên hệ với thực tiễn đẩy mạnh CNH-HĐH gắn với kinh tếtri thức ở nước ta hiện nay
Câu 5: Thực trạng khối liên minh công-nông-trí thức ở Việt Nam và phương hướng
tăng cường liên minh công-nông-trí thức ở Việt Nam ta hiện nay?
Trang 2Câu 1: Phân tích nội dung mối liên hệ biện chứng giữa lí luận và thực tiễn Rút ra
ý nghĩa phương pháp luận Liên hệ thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
Sự gắn kết giữa nhận thức lý luận và hoạt động thực tiễn luôn là một đòi hỏi cấp bách
và là một phương thức để mang đến thành công cho hoạt động của mỗi cá nhân, của tổ chức vàcủa một chính đảng Nhận thức đúng và giải quyết hợp lý mối quan hệ biện chứng tác độngqua lại của lý luận và thực tiễn, dùng lý luận làm kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn, tổngkết thực tiễn để phát triển lý luận, thực tiễn phải là cơ sở, động lực của nhận thức và tiêu chuẩncủa chân lý luôn là chìa khóa để để giải quyết mọi vướng mắc trên con đường đi đến mụctiêu đã định Ngược lại, nhận thức không đúng và giải quyết không tốt mối quan hệ giữa lýluận và thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa giáo điều, kinh viện và chủ nghĩa kinh nghiệm hoặc chủquan duy ý chí, tất nhiên sẽ dẫn đến những thất bại mà đối với một chính đảng, sự thất bại đó
có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng
Trước hết, ta đi vào các khái niệm cơ bản:
Khái niệm thực tiễn:
Quan điểm trước Mác: Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng thực tiễn là hoạt độngnhận thức, hoạt động tinh thần Các nhà tôn giáo cho hoạt động sáng tạo ra vũ trụ của nhữnglực lượng siêu nhiên là thực tiễn
Điđơrô (nhà triết học Pháp): hiểu chưa đầy đủ về thực tiễn, cho rằng thực tiễn là hoạtđộng thực nghiệm khoa học trong phòng thí nghiệm
Phoiơbắc (nhà triết học duy vật siêu hình người Đức): thực tiễn chỉ là những hoạt độngbẩn thỉu của các con buôn
Hêghen (nhà triết học duy tâm khách quan người Đức): thực tiễn chỉ là khái niệm, tưtưởng thực tiễn chứ không phải bản thân thực tiễn với tư cách là hoạt động vật chất
Đây là quan niệm đúng nhưng chưa đầy đủ
Quan điểm Mácxít: Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho thực tiễn là hoạt động vật chất cảm tính, mang tính lịch sử, có mục đích của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội Từquan niệm này của triết học duy vật biện chứng về thực tiễn, chúng ta thấy thực tiễn có ba đặctrưng sau:
-Một là, thực tiễn không phải là tất cả hoạt động của con người mà chỉ là những hoạt
động vật chất - cảm tính Đó là những hoạt động mà con người phải sử dụng công cụ vật chất,lực lượng vật chất tác động vào các đối tượng vật chất để làm thay đổi chúng Ví dụ hoạt độngsản xuất ra của cải vật chất như xây nhà, đắp đê, cày ruộng,v.v…
Hai là, thực tiễn là những hoạt động có tính lịch sử - xã hội Nghĩa là hoạt động thực
tiễn là hoạt động của con người, diễn ra trong xã hội với sự tham gia của đông đảo người, vàtrải qua những giai đoạn lịch sử phát triển nhất định
Ba là, thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm trực tiếp cải tạo tự nhiên và xã hội
phục vụ con người tiến bộ Đặc trưng này nói lên tính mục đích, tính tự giác của hoạt độngthực tiễn
Có ba hình thức thực tiễn cơ bản:
Một là, sản xuất vật chất Đó là những hoạt động sản xuất ra của cải vật chất thỏa mãn
nhu cầu tiêu dùng và trao đổi của con người
Hai là, những hoạt động chính trị-xã hội Chẳng hạn như đấu tranh giải phóng dân tộc,
mít tinh, biểu tình
Ba là, hoạt động thực nghiệm khoa học Đây là hình thức đặc biệt, bởi lẽ trong thực
nghiệm khoa học, con người chủ động tạo ra những điều kiện nhân tạo để vận dụng thành tựukhoa học, công nghệ vào nhận thức và cải tạo thế giới
Ba hình thức thực tiễn này liên hệ, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, trong đó, sản xuất vậtchất đóng vai trò quyết định, hai hình thức kia có ảnh hưởng quan trọng tới sản xuất vật chất
Trang 3Khái niệm lý luận:
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, lý luận là hệ thống những tri thức, được khái quát
từ kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh những mối quan hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luậtcủa các sự vật hiện tượng trong thế giới và được biểu đạt bằng hệ thống, nguyên lý, quy luật,phạm trù
Lý luận có những đặc trưng :
Thứ nhất, lý luận có tính hệ thống, tính khái quát cao, tính lô gic chặt chẽ.
Thứ hai, cơ sở của lý luận là những tri thức kinh nghiệm thực tiễn Không có trí thức
kinh nghiệm thực tiễn thì không có cơ sở để khái quát thành lý luận
Thứ ba, lý luận xét về bản chất có thể phản ánh được bản chất, hiện tượng.
Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn:
Vai trò của thực tiễn đối với lý luận:
Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức, lý luận Thông qua và bằng hoạt động thực
tiễn con người tác động vào sự vật, làm cho sự vật bộc lộ thuộc tính, tính chất, quy luật Trên
cơ sở đó, con người có hiểu biết về chúng Nghĩa là thực tiễn cung cấp « vật liệu » cho nhậnthức Không có thực tiễn thì không thể có nhận thức Chính việc đo đạt ruộng đất trong chế độchiếm hữu nô lệ ở Hi Lạp - La Mã cổ đại là cơ sở cho định lý Talét, Pitago ra đời
Thực tiễn luôn đặt ra nhu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi nhận thức phải trả lời Nói cách khác,thực tiễn là người đặt hàng cho nhận thức giải quyết Trên cơ sở đó, nhận thức phát triển
Thực tiễn còn là nơi rèn luyện giác quan cho con người Chẳng hạn, thông qua các hoạtđộng sản xuất, chiến đấu, sáng tạo nghệ thuật những cơ quan cảm giác như thính giác, thịgiác được rèn luyện Các cơ quan cảm giác được rèn luyện sẽ tạo ra cơ sở cho chủ thể nhậnthức hiệu quả hơn, đúng đắn hơn
Thực tiễn còn là cơ sở chế tạo công cụ, máy móc cho con người nhận thức hiệu quả hơnnhư kính thiên văn, máy vi tính đều được sản xuất, chế tạo trong sản xuất vật chất Nhờnhững công cụ máy móc này mà con người nhận thức sự vật chính xác hơn, đúng đắn hơn.Trên cơ sở đó, thúc đẩy nhận thức phát triển
Thực tiễn là mục đích của nhận thức, lý luận Nhận thức của con người bị chi phối bởi
nhu cầu sống, nhu cầu tồn tại Ngay từ tưở mông muội, để sống, con người phải tìm hiểu thếgiới xung quanh, tức là để sống, con người phải nhận thức Nghĩa là ngay từ khi con ngườixuất hiện trên trái đất, nhận thức của con người đã bị chi phối bởi nhu cầu thực tiễn
Những tri thức, kết quả của nhận thức chỉ có ý nghĩa đích thực khi được vận dụng vàothực tiễn phục vụ con người Nói khác đi, chính thực tiễn là tiêu chuẩn đánh giá giá trị của trithức - kết quả của nhận thức
Nếu nhận thức không vì thực tiễn mà vì cá nhân, vì chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩathành tích thì nhận thức sớm muộn sẽ mất phương hướng
Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra sự đúng sai của nhận thức, lý luận Theo triết học
duy vật biện chứng, thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan của chân lý Bởi lẽ chỉ có thông quathực tiễn, con người mới vật chất hóa được tri thức, hiện thực hóa được tư tưởng Thông quaquá trình đó, côn người có thể khẳng định chân lý, bác bỏ sai lầm Phải hiểu thực tiễn là tiêuchuẩn chân lý một cách biện chứng, nghĩa là nó vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối.Tính tuyệt đối thể hiện ở chỗ, thực tiễn ở những giai đoạn lịch sử cụ thể là tiêu chuẩn kháchquan duy nhất có thể khẳng định chân lý, bác bỏ sai lầm Tính tương đối thể hiện ở chỗ, bảnthân thực tiễn luôn vận động, biến đổi, phát triển Cho nên, khi thực tiễn đổi thay thì nhận thứccũng phải thay đổi cho phù hợp Nghĩa là những tri thức đã đạt được trước đây, hiện nay vẫnphải được kiểm nghiệm thông qua thực tiễn
Vai trò của lý luận đối với thực tiễn:
Trang 4Lý luận đóng vai trò soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn Nhờ những đặc trưng ưu trội
so với tri thức kinh nghiệm mà lý luận có vai trò hết sức to lớn đối với hoạt động thực tiễn củacon người Lý luận khoa học, thông qua hoạt động thực tiễn của con người góp phần làm biếnđổi thế giới khách quan và biến đổi chính thực tiễn
Lý luận khoa học góp phần giáo dục, thuyết phục, động viên, tập hợp quần chúng để
tạo thành phong trào hoạt động thực tiễn rộng lớn của đông đảo quần chúng
Lý luận đóng vai trò định hướng, dự báo cho hoạt động thực tiễn, giúp hoạt động thực
tiễn chủ động, tự giác, giúp cho hoạt động thực tiễn bớt mò mẫm, vòng vo
- Ý nghĩa phương pháp luận:
Phải có quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hoạt động thực tiễn Quan điểm thựctiễn yêu cầu:
Một là, nhận thức sự vật phải gắn với nhu cầu thực tiễn của con người, xuất phát từ
thực tiễn của địa phương, của ngành và đất nước
Hai là, nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học phải gắn với hành.
Ba là, phải chú trọng công tác tổng kết thực tiễn để bổ sung, hoàn thiện phát triển lý
luận cũng như chủ trương, đường lối, chính sách Phải lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra sựđúng sai của lý luận
Trong hoạt động thực tiễn phải chủ động ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm vàbệnh giáo điều Nếu coi thường thực tiễn và tách rời lý luận với thực tiễn thì sẽ dẫn đến sailầm của bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều
Bệnh kinh nghiệm: là căn bệnh tuyệt đối hóa kinh nghiệm, nhận thức và hành động chỉdựa vào kinh nghiệm, đề cao vai trò thực tiễn, hạ thấp lý luận, không chịu học hỏi để vươnglên, không coi trọng việc tổng kết thực tiễn để khái quát thành lý luận
Bệnh giáo điều: là căn bệnh tuyệt đối hóa lý luận, nhận thức và hành động chỉ dựa vào
lý luận, coi thường và hạ thấp kinh nghiệm thực tiễn; hoặc vận dụng kinh nghiệm của ngườikhác, ngành khác, địa phương khác, nước khác không tính đến điều kiện thực tiễn cụ thể củamình, coi lý luận là "chìa khóa vạn năng" cho tư duy và hành động, bất chấp điều kiện, hoàncảnh cụ thể
Trong công tác, mỗi cán bộ phải gương mẫu thực hiện phương châm "nói đi đôi vớilàm", tránh nói một đằng, làm một nẻo; nói nhiều làm ít; nói mà không làm
Liên hệ thực tiễn cách mạng Việt Nam:
Trước đổi mới: Do chưa nhận thức đầy đủ lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình lịch sử tương đối dài, phải trải qua nhiều chặngđường, chưa gắn lý luận với thực tế điều kiện, hoàn cảnh ở nước ta nên đã chủ quan, nóng vội,
bỏ qua những bước đi cần thiết Một trong những sai lầm trong chính sách của Đảng trong thời
kỳ trước đổi mới là xuất phát từ căn bệnh giáo điều, xuất phát từ sự lạc hậu, yếu kém về lýluận cách mạng xã hội chủ nghĩa Sự yếu kém về lý luận làm cho chúng ta tiếp thu lý luận Chủnghĩa Mác Lênin một cách giản đơn, phiến diện, cắt xén sơ lược, không đến nơi đến chốn,CNXH được hiểu một cách giản đơn, ấu trĩ Trong thời kỳ này, đã có lúc ta bắt chước rậpkhuôn mô hình CNXH ở Liên Xô trong việc thành lập các bộ ngành của bộ máy nhà nước.Hoặc áp dụng máy móc theo học thuyết của Mác về kinh tế là phải xóa bỏ tư hữu, do đó khi ápdụng vào nước ta, Đảng đã có biểu hiện nóng vội trong việc tiến hành cải tạo XHCN nhằmxóa tất cả các thành phần kinh tế mà không thấy được vai trò quan trọng của các thành phầnkinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta Đảng ta cũng vấp phải những sai lầm trongviệc đề ra chủ trương, đường lối, chính sách phát triển đất nước: Chủ trương tập trung chocông nghiệp hóa đất nước mà chủ lực là phát triển công nghiệp nặng mà không chú ý đến điềukiện vật chất và lực lượng sản xuất của ta còn chưa tương xứng, với xuất phát điểm còn rấtthấp từ một nền kinh tế lạc hậu, sản xuất nông nghiệp là chính, trình độ lực lượng sản xuất
Trang 5không cao, sản xuất thủ công là chủ yếu Có thể nói việc bố trí cơ cấu kinh tế trước hết là sảnxuất và đầu tư, chúng ta thường chỉ xuất phát từ lòng mong muốn đi nhanh, không tính đếnđiều kiện khả năng thực tế Sự nhận thức giản đơn, yếu kém trong việc vận dụng xơ cứng lýluận vào trong còn thể hiện ở việc hiểu và vận dụng chưa đúng các quy luật khách quan đangtác động trong thời kỳ quá độ ở nước ta (quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất
và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, các quy luật sản xuất hàng hoá, quy luật thịtrường ), quá nhấn mạnh một chiều vai trò của quan hệ sản xuất, của chế độ công hữu, chế độphân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳquá độ Mặt khác, duy trì quá lâu cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, quá tập trung quyềnlực nhà nước, dùng kế hoạch pháp lệnh để chỉ huy toàn bộ nền kinh tế đất nước, bao cấp trongphân phối làm cản trở sự sáng tạo, tạo nên sự bảo thủ trì trệ của đời sống xã hội
Hậu quả của những sai lầm xuất phát sự nhận thức yếu kém về lý luận và xa rời thựctiễn đã làm cho đường lối chính sách của Đảng ta đề ra không phù hợp với thực tiễn nên đấtnước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội : nhiều vấn đề mấu chốt và thiết yếu nhấtcủa cuộc sống nhân dân (ăn, mặc, ở) vẫn chưa được giải quyết đầy đủ; đất nước chưa cónhững thay đổi sâu sắc và triệt để trong phương thức phát triển; tình trạng mất cân đối trongnền kinh tế ngày càng trầm trọng; nhiệt tình lao động và năng lực sáng tạo của nhân dân, tàinguyên và các nguồn lực chưa được khai thác, phát huy đầy đủ, thậm chí bị xói mòn Nhìntổng quát, với cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nền kinh tế Việt Nam vận động thiếu năng động
và kém hiệu quả Đại hội IV chưa xác định được những mục tiêu của chặng đường đầu tiên
Cụ thể là trong 5 năm 1976 – 1980, đảng ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khichưa có đủ các tiền đề cần thiết, chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế Đại hội V đã cụ thể hóamột bước đường lối kinh tế trong chặng đường trước mắt, đề ra những mục tiêu tổng quát, cácchính sách lớn về kinh tế, xã hội nhưng trong chỉ đạo thực hiện đã không quán triệt đầy đủ cácquy luật khách quan, chưa kiên quyết khắc phục tư tưởng nóng vội chủ quan và bảo thủ thểhiện chủ yếu trong các chủ trương về cơ cấu kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và cơ chế quản lýkinh tế
Xét đến cùng, những sai lầm trên đây của Đảng ta xuất phát từ việc chưa quán triệt đầy
đủ nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn
Thời kỳ đổi mới: Nhận thức được những sai lầm trên, từ ĐH Đảng lần VI (1986), Đảng
đã khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó
có mọi phương hướng đổi mới phải xuất phát từ thực tiễn như Văn kiện Đại hội VI của Đảng
đã xác định “Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luậtkhách quan” Đại hội VI đã rút ra bốn bài học kinh nghiệm trong đó bài học thứ hai là "Đảngphải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan Năng lựcnhận thức và hành động theo quy luật là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng".Nền kinh tế hàng hóa nhiều thanh phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhànước từng bước được hình thành Đại Hội Đảng lần IX cũng đã nhấn mạnh “Tiến hành đổimới xuất phát từ thực tiễn và cuộc sống xã hội Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm tốt của thếgiới, không sao chép bất cứ một mô hình có sẵn nào…” Những nhận định trên của Đảngchính là sự tiếp thu và vận dụng đúng đắn quan điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng XHCNphải lấy thực tế làm điểm xuất phát để xác định phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ của cáchmạng, kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn để xác định chủ trương, chính sách Nhữngbiến đổi ấy vừa có ảnh hưởng tới Việt Nam, vừa gợi ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn
mà Việt Nam có thể tham khảo với các mức độ khác nhau để lựa chọn con đường phát triển.Xuất phát từ đặc điểm đó, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội (năm 1991), Đảng đã nêu: chúng ta phải tiếp tục nâng cao ý chí tự lực tự cường,phát huy mọi tiềm năng vật chất và trí tuệ của dân tộc đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc
Trang 6tế, tìm tòi bước đi, hình thức và biện pháp thích hợp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Xãhội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng làm một xã hội: do nhân dân lao động làm chủ,
có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu vềcác tư liệu sản xuất chủ yếu, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, con người đượcgiải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộcsống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân, các dân tộc trongnước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, có quan hệ hữu nghị và hợp tácvới nhân dân tất cả các nước trên thế giới Sáu đặc trưng nêu trên thể hiện bản chất tốt đẹp củachế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta sẽ xây dựng Đại hội IX tiếp tục khẳng định "Đổi mớiphải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn luôn sáng tạo Tiếnhành đổi mới xuất phát từ thực tiễn và cuộc sống của xã hội Việt Nam, tham khảo kinh nghiệmtốt của thế giới, không sao chép bất cứ một mô hình sẵn có nào; đổi mới toàn diện, đồng bộ vàtriệt để với những bước đi, hình thức và cách làm phù hợp Có những điều chỉnh, bổ sung vàphát triển cần thiết về chủ trương, phương pháp, biện pháp; tìm và lựa chọn những giải phápmới, linh hoạt, sáng tạo, nhạy bén nắm bắt cái mới, tận dụng thời cơ, khắc phục sự trì trệ, làmchuyển biến tình hình" Trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tổng kết kinh nghiệm thành công và cả kinh nghiệm chưa thành công trong thực tiễnxây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và các nước khác, đặc biệt là những kinh nghiệm củanhững năm đổi mới, Đảng ta đã nêu ra những phương hướng cơ bản xây dựng chủ nghĩa xãhội ở nước ta, gồm:
Một là, "xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vìnhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nềntảng do Đảng Cộng sản lãnh đạo Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nguyên
kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích Tổ quốc và của nhândân"
Hai là, "phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đạigắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bướcxây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất laođộng xã hội và cải thiện đời sống nhân dân"
Ba là, "phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệsản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu Phát triển nềnkinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thịtrường có sự quản lý của Nhà nước Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thànhnền tảng của nền kinh tế quốc dân Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theokết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu"
Bốn là, "tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa làmcho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đờisống tinh thần xã hội Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả cácdân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ,văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực
và thẩm mỹ ngày càng cao Chống tư tưởng, văn hóa phản tiến bộ, trái với những truyền thốngtốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài người, trái với phương hướng đi lên chủnghĩa xã hội"
Năm là, "thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dântộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh Thực hiệnchính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước; trung thành với chủnghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, với tất cả cáclực lượng đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới"
Trang 7Sáu là, "xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược củacách mạng Việt Nam Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân taluôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xãhội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng".
Bảy là, "xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngangtầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã hộichủ nghĩa ở nước ta" Hiện nay, công cuộc đổi mới ở nước ta càng đi vào chiều sâu, những biếnđổi trên thế giới nhanh chóng, phức tạp, khó lường thì những vấn đề mới đặt ra ngày càngnhiều, trong đó có những vấn đề liên quan đến nhận thức về CNXH và con đường xây dựngCNXH Không ít vấn đề về nhận thức lý luận còn chưa đủ rõ; không ít vấn đề về thực tiễn,nhất là những vấn đề bức xúc nảy sinh từ cuộc sống, chưa được giải quyết kịp thời và tốt nhất
Trên cơ sở đó Văn kiện Đại hội IX tiếp tục chỉ rõ: “Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn vànghiên cứu lý luận, thảo luận dân chủ, sớm làm rõ và kết luận những vấn đề mới, bức xúc nảysinh từ thực tiễn; từng bước cụ thể hóa, bổ sung phát triển đường lối, chính sách của Đảng, đấutranh với khuynh hướng, tư tưởng sai trái
Đại hội X tiếp tục khẳng định: "đổi mới không phải xa rời mà là nhận thức đúng, vậndụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nềntảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng", "phải đổi mới từ nhậnthức, tư duy đến hoạt động thực tiễn", "đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhândân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cáimới" Lý luận đổi mới ở nước ta ngày càng có vai trò quan trọng trong việc tác động trở lạithực tiễn Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành cơ sở khoahọc cho việc hoạch định đường lối chính sách của Đảng, cho việc quản lý của nhà nước Đạihội X đã chỉ ra: "Thường xuyên tổng kết thực tiễn để phát triển lý luận, dự báo tình hình và xuthế phát triển của thế giới, khu vực và trong nước, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạchđịnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Đại hội X đã đưa ra những phương hướng, giải pháp để phát triển lý luận, đó là: "pháthiện, ủng hộ và nhân rộng những nhân tố mới, qua thực tiễn làm sáng tỏ những vấn đề mới, bổsung, hoàn thiện và phát triển đường lối", "chú trọng nâng cao tính khoa học, tính thực tiễn và
sự mạnh dạn khám phá, sáng tạo trong công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận Sớmxây dựng và ban hành quy chế dân chủ trong nghiên cứu lý luận" Thực trạng hiện nay chothấy không ít cán bộ đảng viên ta chưa thực sự quán triệt quan điểm thực tiễn, không bám sátthực tiễn, không thường xuyên tổng kết thực tiễn, tổ chức hoạt động thực tiễn cho nên việctriển khai lý luận chưa tốt, lý luận chưa được bổ sung kịp thời để theo kịp với thực tiễn
Đại hội X đã chỉ ra biện pháp: "Thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ sung phát triển lýluận, giải quyết đúng đắn những vấn đề do cuộc sống đặt ra"
Tóm lại, từ những phân tích trên cho thấy rõ phải coi trọng lý luận nhưng không đượccường điệu vai trò của lý luận coi thường thực tiễn trong nhận thức khoa học và hoạt độngcách mạng Cội nguồn của những đột phá tạo ra những bước tiến vượt bật của xã hội loàingười có sự đóng góp của lý luận đích thực Tuy nhiên, lý luận phải gắn với thực tiễn, phảiđược kiểm tra, đúc kết, khái quát từ thực tiễn thông qua việc tổng kết thực tiễn Trong côngcuộc xây dựng CNXH ở nước ta khi đất nước nảy sinh những vấn đề cần được giải đáp về mặt
lý luận, Đảng ta đã đứng trên quan điểm, phương pháp luận của CN Mác - Lênin và TT HCM
để xem xét Hàng lọat các vấn đề từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội không thể giải quyếtchỉ bằng lý luận mà đòi hỏi Đảng ta phải thực hiện thông qua thực tiễn, tổng kết thực tiễn, chỉ
có như vậy công cuộc xây dựng CNXH của ta mới giảm bớt chông gai, gập ghềnh
Trang 8Câu 2: Nội dung quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Liên hệ với quá trình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Từ khi xuất hiện con người trên hành tinh này, đến ngày nay đã trải qua 5 phương thứcsản xuất: công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, chủ nghĩa tư bản, chủnghĩa xã hội Tư duy nhận thức của con người không dừng lại ở một chỗ mà ngày càng pháttriển hoàn thiên hơn Từ đó kéo theo sự thay đổi phát triển lực lượng sản xuất cũng như quan
hệ sản xuất Từ hái lượm săn bắt để duy trì cuộc sống đến trình độ khoa học kĩ thuật lạc hậu,đến ngày nay trình độ khoa học đã đạt tới mức tột đỉnh Mà cốt lõi của nền sản xuất xã hộichính là sự thống nhất biện chứng giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, như Mác vàĂnghen nói, đó là quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất
Nội dung quan hệ sản xuất phù hợp với sự trình độ phát triển của lực lượng sản xuất làphép biện chứng cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, thể hiện phương pháp nhận thức khoahọc, đối lập với phép nhận thức siêu hình Phép biện chứng này nhìn thấy sự tác động qua lạicủa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong từng gia đoạn lịch sử nhất định
Vậy quan hệ sản xuất là gì? Lực lượng sản xuất là gì? Nó có quan hệ phù hợp như thếnào?
Trước hết, ta đi vào các khái niệm cơ bản:
Phương thức sản xuất (PTSX):
Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất trongtừng giai đoạn lịch sử nhất định Ở một giai đoạn lịch sử, một hình thái kinh tế - xã hội nhấtđịnh có một phương thức sản xuất riêng Phương thức sản xuất bao gồm hai mặt có quan hệmật thiết với nhau: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Lực lượng sản xuất (LLSX):
Trong quá trình thực hiện sản xuất vật chất, con người tác động vào giới tự nhiên, chinhphục giới tự nhiên bằng tổng hợp các sức mạnh hiện thực của mình, sức mạnh đó được kháiquát trong khái niệm lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất là sự thống nhất hữu cơ giữa người lao động với tư liệu sản xuất,trước hết là công cụ lao động
Trong lực lượng sản xuất, chủ nghĩa duy vật lịch sử đánh giá cao vai trò của người laođộng và công cụ lao động Con người với tư cách là chủ thể sản xuất vật chất, luôn sáng tạo racông cụ tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất Với ý nghĩa đó, người laođộng là nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất Khẳng định điều đó, V.I Lênin viết : "Lựclượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân lao động là công nhân, là người lao động"
Công cụ lao động là khí quan vật chất "nối dài", "nhân lên" sức mạnh con người trongquá trình biến đổi giới tự nhiên Nó là yếu tố quyết định trong tư liệu sản xuất Trình độ pháttriển của công cụ là thước đo trình độ chinh phực tự nhiên của con người, vừa là tiêu chuẩnphân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế - kỹ thuật trong lịch sử Mác viết: "Những thờiđại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuấtbằng cách nào, với những tư liệu lao động nào"
Khoa học, trước hết là khoa học kỹ thuật có vai trò to lớn trong việc phát triển lựclượng sản xuất Đặc biệt ngày nay, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nó đãtrở thành nguyên nhân trực tiếp của mọi biến đổi to lớn trong sản xuất vật chất mà ở những thế
kỷ trước không có được Có thể nói, chưa bao giờ tri thức khoa học được vật chất, kết tinh,thâm nhập vào các yếu tố của lực lượng sản xuất một cách nhanh chóng và có hiệu quả nhưngày nay
Lực lượng sản xuất do con người tạo ra nhưng nó luôn là yếu tố khách quan Hay nói cụthể hơn, lực lượng sản xuất là kết quả của năng lực thực tiễn của con người, nhưng bản thân
Trang 9năng lực thực tiến này bị quyết định bởi những điều kiện khách quan trong đó con người sinhsống; bởi những lực lượng sản xuất đạt được do thế hệ trước tạo ra.
Trình độ của lực lượng sản xuất dùng để chỉ năng lực, mức độ hiệu quả chinh phục giới
tự nhiên thông qua việc sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra sảnphẩm thỏa mãn nhu cầu của con người
Quan hệ sản xuất :
Để tiến hành sản xuất vật chất, con người không chỉ có quan hệ với tự nhiên (lực lượngsản xuất) mà còn phải quan hệ với nhau theo một cách nào đó Quan hệ đó được khái quáttrong khái niệm quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong sản xuất vật chất Quan hệ sảnxuất được cấu thành từ quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản lý và trao đổihoạt động với nhau, quan hệ phân phối sản phẩm lao động, trong đó quan hệ sở hữu về tư liệusản xuất giữ vai trò quết định Quan hệ sản xuất được hình thành một cách khách quan trên cơ
sở một trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, quan hệ sở hữu giữ vai trò quyết địnhđối với quan hệ quản lý, quan hệ phân phối ngược lại, quan hệ quản lý, quan hệ phân phốicũng tác động trở lại to lớn đến quan hệ sở hữu
Quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất:
Đây là một quy luật cơ bản của sự vận động và phát triển của xã hội loài người Nộidung của quy luật được thể hiện trên ba điểm chủ yếu sau:
Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ khách quan,vốn có trong mọi quá trình sản xuất vật chất Nói cách khác, để tiến hành sản xuất vật chất,con người phải thực hiện mối quan hệ đôi, quan hệ kép, quan hệ song trùng này Thiếu mộttrong hai quan hệ đó, quá trình sản xuất vật chất không thực hiện được
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trước đây, ở nhiều nước, trong đó có cảnước ta, do nóng vội, chủ quan duy ý chí đã sớm thiết lập một nền kinh tế thuần nhất dưới haihình thức sở hữu tư liệu sản xuất (sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể), nên đã để lãng phí rấtnhiều năng lực sản xuất trong nước và trên thế giới
Trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thì lực lượng sản xuất biểu hiện mặt nội dung, còn quan hệ sản xuất biểu hiện mặt hình thức của một PTSX LLSX giữ vai trò quyết định Khuynh hướng của sản xuất xã hội là không ngừng biến đổi theo chiều
tiến bộ Sự biến đổi đó, xét đến cùng, bao giờ cũng bắt đầu tự sự biến đổi và phát triển của lựclượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động Trong một phương thức sản xuất, lực lượng sảnxuất bao giờ cũng giữ vai trò quyết định Lực lượng sản xuất phát triển đến một mức độ nhấtđịnh sẽ làm cho quan hệ sản xuất phải biến đổi theo phù hợp với nó
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là mộttrạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất là hình thức phát triển tất yếu của lực lượng sản xuất.Nghĩa là trạng thái mà ở đó quan hệ sản xuất, các yếu tố cấu thành của nó "tạo địa bàn đầy đủ"cho lực lượng sản xuất phát triển
Như vậy, trong trạng thái phù hợp, cả ba mặt của quan hệ sản xuất đạt tới thích ứng vớitrình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện tối ưu cho việc sử dụng và kết hợpgiữa lao động và tư liệu sản xuất Sự phù hợp đó biểu hiện rõ rệt ra kết quả lực lượng sản xuấtphát triển, kinh tế phát triển, phát huy được mọi năng lực sản xuất và năng suất lao động cao
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là sựphù hợp biện chứng, sự phù hợp bao hàm mâu thuẫn Đây là sự phù hợp giữa một yếu tố động(lực lượng sản xuất luôn biến đổi) với một yếu tối mang tính ổn định tương đối (quan hệ sảnxuất ổn định hơn, ít biến đổi hơn) Quan hệ sản xuất từ chỗ thích ứng với sự phát triển của lực
Trang 10lượng sản xuất, nhưng do lực lượng sản xuất luôn biến đổi, phát triển, lại trở thành xiềng xích,kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất Con người phát hiện những yếu tố dẫn đếnkhông phù hợp, tức là phát hiện những mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó đem lại
sự thích ứng mới của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất Sự vận động và phát triển củasản xuất xã hội cứ tiếp diễn theo tiến trình đó
Cho nên sự phù hợp - không phù hợp - phù hợp là biểu hiện khách quan của quá trìnhtương tác giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất của mọi phương thức sản xuất trong lịchsử
Trước đây, trong cải tạo và xây dựng nền kinh tế mới ở các nước xã hội chủ nghĩa,chúng ta đã nhận thức về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất một cáchchủ quan, giản đơn, máy móc, cứng nhắc Đó là những quan niệm cho rằng nền sản xuất tưbản chủ nghĩa luôn diễn ra sự không phù hợp giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, vì
ở đó, quan hệ sản xuất được xây dựng trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tưliệu sản xuất Còn nền sản xuất xã hội chủ nghĩa thường xuyên có sự phù hợp của quan hệ sảnxuất đối với lực lượng sản xuất, vì ở đây, quan hệ sản xuất được xây dựng trên cơ sở chế độcông hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất Cả hai quan niệm trên đều trái với phép biệnchứng khách quan của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xãhội đều tồn tại khách quan về sự phù hợp này Nghĩa là trong chủ nghĩa tư bản hay trong chủnghĩa xã hội, nền sản xuất vật chất của xã hội đều chứa đựng trong nó mâu thuẫn của sự phùhợp - không phù hợp -phù hợp, như là yếu tố nội sinh Vấn đề là ở chỗ, nhân tố chủ quan cóphát hiện kịp thời và giải quyết một cách có hiệu quả những mâu thuẫn giữa lực lượng sảnxuất và quan hệ sản xuất hay không
Giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cũng không phải chỉbằng cách duy nhất là xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới Giải quyếtmâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là một quá trình, mà biện pháp thườngxuyên là đổi mới, cải cách, điều chỉnh quan hệ sản xuất trước mỗi sự phát triển của lựa lượngsản xuất Dĩ nhiên, cải cách, điều chỉnh quan hệ sản xuất bao giờ cũng có giới hạn của nó Khimâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất đã trở nên gay gắt, không thể khônggiải quyết thông qua biện pháp cải cách, điều chỉnh được nữa thì tất yếu phải xóa bỏ quan hệsản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới cho phù hợp với sự phát triển của lực lượng sảnxuất
Ngày nay, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã tạo ra một lực lượng sản xuất đồ sộ, tínhchất xã hội hóa ngày càng cao, dẫn đến mâu thuẫn ngày càng gay gắt với quan hệ sản xuất dựatrên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất Biện pháp mà các nước tưbản đang cố giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là cải cách, điềuchỉnh quan hệ sản xuất tạo ra sự thích nghi nhất định Biện pháp đó trước mắt vẫn tạo ra đượctiềm năng để phát triển kinh tế Tuy nhiên, biện pháp đó không giải quyết được triệt để cácmâu thuẫn, khủng hoảng chu kỳ vẫn đang tiếp tục diễn ra đang đòi hỏi phải có những thay đổicăn bản quan hệ sản xuất, thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển củalực lượng sản xuất
Dưới chủ nghĩa xã hội, sự phù hợp và không phù hợp, của quan hệ sản xuất với lựclượng sản xuất cũng tồn tại khách quan, bên trong của nền sản xuất vật chất như là yếu nội nộisinh của sự phát triển Chính vì thế, chủ nghĩa xã hội cũng phải thường xuyên phát hiện mâuthuẫn và giải quyết mâu thuẫn một cách có hiệu quả, tạo ra sự phù hợp của quan hệ sản xuấtvới trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, kinh tếphát triển
Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Trang 11Quan hệ sản xuất được xây dựng trên cơ cơ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,
do lực lượng sản xuất quyết định Nhưng sau khi được xác lập, nó có sự tác động trở lại sựphát triển của lực lượng sản xuất
Quan hệ sản xuất quy định mục đích xã hội của sản xuất, quy định hình thức tổ chức,quản lý sản xuất, quy định khuynh hướng phát triển của các nhu cầu về lợi ích vật chất và lợiích tinh thần, từ đó hình thành hệ thống những yếu tố tác động trở lại đối với sự phát triển củalực lượng sản xuất
Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nó sẽ tạođịa bàn cho sự phát triển lực lượng sản xuất, trở thành một trong những động lực thúc đẩy lựclượng sản xuất phát triển Ngược lại, nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ pháttriển của lực lượng sản xuất thì sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất
Tác động theo chiều hướng tiêu cực của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển lựclượng sản xuất chỉ có ý nghĩa trương đối Quan hệ sản xuất không phù hợp với lực lượng sảnxuất, sớm muộn gì cũng được thay thế bằng một quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độmới của lực lượng sản xuất Đó là xu thế tất yếu của sự phát triển sản xuất, sự phát triển kinh
tế, mà không một gia cấp nào, một chủ thể nào có thể cưỡng lại được
Liên hệ với quá trình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam :
Trước thời kỳ đổi mới, việc nhận thức và vận dụng quy luật này ở các nước xã hội chủ
nghĩa nói chung và ở những nước mà xuất phát điểm đi lên chủ nghĩa xã hội thấp như ở nước
ta nói riêng đã mắc phải những lệch lạc, sai lầm, chủ quan
Chủ trương xây dựng sớm một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa thuần nhất với hai hìnhthức sở hữu là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể trong khi trình độ lực lượng sản xuất cònthấp kém và phát triển không đồng đều là một chủ trương nóng vội, chủ quan, duy ý chí Đókhông phải là sự vận dụng một cách sáng tạo quy luật - như có thời kỳ chúng ta vẫn lầm tưởng
- mà là vi phạm quy luật, làm trái quy luật khách quan
Ở nước ta Đại hội IV (năm 1976) đến trước Đại hội VI (năm 1986) của Đảng, chúng ta
đã mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí, nóng vội và bệnh bảo thủ trì trệ do vi phạm các quy luậtkhách quan, đặc biệt là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượngsản xuất Chúng ta đã thoát ly khỏi điều kiện thực tiễn của một đất nước kinh tế kém phát
triển, còn nghèo nàn lạc hậu nhưng lại muốn tạo ra một quan hệ sản xuất tiên tiến đi trước để
mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển Nhưng hậu quả thì ngược lại
Đúng như văn kiện Đại hội VI đã khẳng định: “Kinh nghiệm thực tế chỉ rõ: lực lượngsản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệsản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lựclượng sản xuất” Lúc đó chúng ta đã chủ quan muốn tạo ra một quan hệ sản xuất vượt trướctrình độ lực lượng sản xuất, làm cho mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuấttrở nên gay gắt, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội Chúng ta đã có nhữngbiểu hiện nóng vội muốn xóa bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, nhanhchóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh; mặt khác, duy trì quá lâu cơ chế tập trungquan liêu bao cấp, kìm hãm sự phát triển của đất nước Chúng ta vừa chủ quan nóng vội, vừabảo thủ trì trệ, hai mặt đó cùng tồn tại và cản trở bước tiến của cách mạng
Sự nhận thức sai quy luật chứng tỏ sự lạc hậu về nhận thức lý luận và vận dụng quy luậtđang hoạt động trong thời kỳ quá độ; thành kiến không đúng những quy luật của sản xuất hànghóa; coi nhẹ việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn Cuộc sống dạy cho chúng ta một bài học
thấm thía là không thể nóng vội làm trái quy luật
Trang 12Từ sự trình bày trên đây, có thể rút ra một số sai lầm phổ biến trong nhận thức và vậndụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tức mốiquan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất không phù hợp thực tiễn:
Không hiểu đúng quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất,tách rời quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, cường điệu quan hệ sản xuất mà coi nhẹ lựclượng sản xuất, coi nhẹ việc phát triển, giải phóng lực lượng sản xuất, muốn tạo ra quan hệ sảnxuất tiên tiến đi trước mở đường cho lực lượng sản xuất, muốn nhanh chóng thực hiện nhiềumục tiêu của chủ nghĩa xã hội trong điều kiện kinh tế còn lạc hậu, mới giành được chínhquyền
Nhận thức quan hệ sản xuất không trong chỉnh thể, cường điệu chế độ sở hữu, nhất làmuốn nhanh chóng thiết lập chế độ công hữu với bất kỳ giá nào, coi sở hữu tư nhân nằm ngoàibản chất của chủ nghĩa xã hội cần phải nhanh chóng xóa bỏ; coi nhẹ quan hệ tổ chức - quản lý
và phân phối; coi nhẹ động lực lợi ích cá nhân của người lao động
Duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, coi nhẹ quy luật giá trị, quan hệhàng hóa - tiền tệ, cơ chế thị trường, từ đó tạo thành cơ chế kìm hãm sự phát triển của lựclượng sản xuất
Muốn tạo ra một quan hệ sản xuất nhất loạt như nhau trong những ngành sản xuất khácnhau, những vùng miền, địa bàn khác nhau (vùng đồng bằng, miền núi, vùng sâu, vùng xa )với những trình độ lực lượng sản xuất rất khác nhau, tức là cào bằng quan hệ sản xuất
Tóm lại, những sai lầm có tính phổ biến trên đây chính là do nhận thức không đúng bảnchất quy luật quan hệ sản xuất phù hợp trình độ lực lượng sản xuất, những điều kiện tác độngcủa nó, không tính đến điều kiện thực tiễn khi vận dụng, kết cục không tránh khỏi rơi vào thấtbại
Từ những sai lầm trong nhận thức đã dẫn tới những chỉ đạo sai lầm trong chỉ đạo thựctiễn Cụ thể:
Một là, xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất một cách ồ ạt, trong khi chế độ
đó đang tạo địa bàn cho sự phát triển lực lượng sản xuất
Hai là, xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất một cách tràn lan, trong khi trình
độ lực lượng sản xuất còn thấp kém và phát triển không đồng đều; khả năng quản lý còn yếukém
Thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã chủ trương chuyển từ một nền kinh tế thuần nhất xã hội
chủ nghĩa sang nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Đảng nhận thức rằng: sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất khôngbao giờ là sự phù hợp tuyệt đối, không có mâu thuẫn, không thay đổi Sự phù hợp của quan hệsản xuất với lực lượng sản xuất không bao giờ là sự phù hợp chung mà bao giờ cũng tồn tạidưới những hình thức cụ thể, thích ứng với những đặc điểm nhất định với trình độ nào đó củaLực lượng sản xuất Trong thời kì quá độ đi lên CNXH, nền kinh tế không còn là nền kinh tế
tư bản, nhưng cũng chưa hoàn toàn là nền kinh tế XHCN Bởi vậy công cuộc cải tạo XHCNphải chú ý đến đặc điểm của sự tồn tại khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần Trong cảitạo Quan hệ sản xuất cũ và xây dựng Quan hệ sản xuất mới, Đại hội VI đã nhấn mạnh là phảigiải quyết đồng bộ ba mặt, xây dựng chế độ sử hữu, chế độ quản lý và chế độ phân phối,không chỉ nhấn mạnh việc xây dựng chế độ sở hữu mà bỏ qua việc xây dựng hai chế độ kia.Không nên quá đề cao chế độ công hữu, coi đó là cái duy nhất để xây dựng Quan hệ sản xuấtmới Thực tế chỉ rõ, nếu chế độ quản lý và phân phối không được xác lập theo những nguyêntắc của CNXH và trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất nhằm củng cố chế độ công hữu
về tư liệu sản xuất mà còn cản trở Lực lượng sản xuất phát triển
Đối với chế độ quản lý, chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất có những qui định gì ? Trướctiên, nó qui định tính chất mục tiêu, phương pháp của quản lý đó là quyền làm chủ của nhândân lao động đối với việc tổ chức quản lý nền kinh tế Làm sao cho mọi người lao động trong
Trang 13xã hội cũng làm chủ tư liệu sản xuất có quyền bình đẳng, hợp tác trong lao động sản xuất vàtrong lợi ích kinh tế Thứ hai là, cơ chế quản lý kinh tế dựa trên chế độ công hữu là phải cótính kế hoạch tính tập trung thống nhất Văn kiện Đại hội VI cũng đã khẳng định điều này: tính
kế hoạch là đặc trung số một của cơ chế quản lý kinh tế ngay từ buổi đầu của thời kì quá độ
Trong công cuộc đổi mới đất nước phải tuân thủ qui luật về sự phù hợp giữa Quan hệsản xuất với tính chất và trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất hiện có để xác định bước
đi và những hình thức thích hợp Qui luật đó luôn được coi là tư tưởng chỉ đạo công cuộc cảitạo Quan hệ sản xuất cũ, xây dựng Quan hệ sản xuất mới trên những điều kiện phát triển củaLực lượng sản xuất Đại hội VI chỉ rõ “đảm bảo sự phù hợp giữa Lực lượng sản xuất và Quan
hệ sản xuất luôn luôn kết hợp chặt chẽ tạo Quan hệ sản xuất với tổ chức và phát triển sảnxuất”, không nên nóng vội duy ý chí trong việc xác định trật tự bước đi cũng như việc lựachọn các hình thức kinh tế cần phải cải tạo nề sản xuất nhỏ, các thể để đưa nền sản xuất từngbước tiến lên sản xuất lớn Trên cơ sở sản xuất nhỏ xây dựng những hình thức của Quan hệsản xuất phù hợp, từng bước và đồng bộ Rà soát lại quá trình cải tạo XHCN trong thời gianqua Đảng ta đã đưa ra kết luận: “Theo qui luật về sự phù hợp giữa Quan hệ sản xuất với tínhchất và trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất, qúa trình cải tạo XHCN phải có bước đi vàhình thức thích hợp,phải coi trọng những hình thức kinh tế trung gian, quá độ từ thấp lên cao,
từ qui mô nhỏ đến qui mô lớn, trong mỗi bước đi của quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa, phảiđẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật tạo ra lực lượng sản xuất mới trên cơ sở đótiếp tục đưa quan hệ sản xuất lên hình thức và qui mô thích hợp để thúc đẩy lực lượng sản xuấtphát triển” Tóm lại việc xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN nhất thiết phải đảmbảo sự thích ứng đồng bộ giữa ba yếu tố của quan hệ sản xuất cũng như mối liên hệ biệnchứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Hiện nay nền kinh tế ở nước ta - như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của ĐảngCộng sản Việt Nam đã chỉ ra các thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế
tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luậtđều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh Kinh tếnhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng vàđiều tiết kinh tế, tạo nên môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng pháttriển
Sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất trong thời kỳ đổi mới đã làm cho nền kinh tế nước ta cónhững bước phát triển vượt bậc
Có thể nói quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX là quyluật phổ biến của mọi hình thái kinh tế xã hội vạch ra tính chất phụ thuộc khách quan củaQHSX vào sự phát triển của LLSX và sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX
QHSX và LLSX có mối quan hệ biện chứng với nhau, vì vậy khi nghiên cứu quy luậtnày thì ta phải chú ý đến tất cả các vấn đề liên quan đến nó, có vậy mới vận dụng tốt quy luậtnay vào việc phát triển kinh tế của đất nước
Trang 14Câu 3 : Tại sao nói thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là khó khăn, lâu dài và phức tạp? Vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lên nin và tư tưởng HCM vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở VN?
Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng là một xã hội
“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; Do nhân dân làm chủ; có nền kinh tếphát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; Cónền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnhphúc có điều kiện phát triển toàn diện; Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoànkết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển; Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; Có quan hệ hữu nghị vàhợp tác với nhân dân các nước trên thế giới”
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin là: thời
kỳ cải biến cách mạng sâu sắc toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm thực hiện sựchuyển biến từ xã hội cũ sang xã hội mới – xã hội chủ nghĩa Nó diễn ra từ khi cách mạng vôsản thắng lợi, giai cấp vô sản giành được chính quyền, bắt tay vào việc xây dựng xã hội mới vàkết thúc khi xây dựng thành công các cơ sở của xã hội xã hội chủ nghĩa về vật chất - kỹ thuật,kinh tế, văn hoá, tư tưởng Nói cách khác, kết thúc thời kỳ quá độ khi đã xây dựng xong cả vềlực lượng sản xuất lẫn quan hệ sản xuất, cả cơ sở kinh tế lẫn kiến trúc thượng tầng xã hội xãhội chủ nghĩa
Sau khi tiến hành cuộc cách mạng xã hội, giai cấp công nhân khi giành được chínhquyền cũng không thể đem áp dụng ngay tức khắc những nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xãhội Bởi vì, những nguyên tắc xây dựng và bản chất của chủ nghĩa xã hội khác với các xã hộitrước; giai cấp thống trị cũ mới bị đánh bại về chính trị nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn;những tàn dư của xã hội cũ còn in vết trong xã hội mới Do đó cần có thời gian để tiến hànhcải tạo những tàn dư của xã hội cũ, từng bước xây dựng các nhân tố của xã hội mới
Chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội không thể ra đời tự phát trong lòngchế độ tư bản chủ nghĩa hay các xã hội tiền tư bản chủ nghĩa Các xã hội trước chỉ chuẩn bịnhững điều kiện vật chất để giai cấp công nhân thực hiện bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội,còn bản thân công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ được thực hiện khi có cơ sở vật chất –
kỹ thuật cũng như với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa tương ứng
Do đó đặc điểm cơ bản nhất xuyên suốt và bao trùm của thời kỳ quá độ là sự tồn tạinền kinh tế nhiều thành phần và xã hội nhiều giai cấp Trong thời kỳ quá độ, nền kinh tế cótính chất quá độ: nó không còn là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhưng cũng chưa hoàn toàn lànền kinh tế xã hội chủ nghĩa V.I.Lênin viết: danh từ quá độ có nghĩa là gì ? Vận dụng vào nềnkinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay, có những thành phần, những bộ phận,những mảng của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội không ? Bất cứ ai cũng đều thừa nhận làcó
Trong thời kỳ quá độ, mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủnghĩa tư bản Theo V.I.Lênin, thời kỳ quá độ bao gồm tất cả những đặc điểm, đặc tính của chủnghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, là thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội mới ra đời nhưngcòn non yếu với chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn Chính vìtính chất quá độ đó nên trong nền kinh tế quá độ chưa có thành phần kinh tế thống trị chi phối,mới có thành phần kinh tế nhà nước vươn lên giữ địa vị chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân
Theo quan điểm của Các Mác, V.I.Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội
Như chúng ta đã biết, lịch sử xã hội loài người đã và sẽ trải qua năm phương thức sảnxuất, và được phát triển từ thấp đến cao, tương ứng với năm phương thức sản xuất là năm chế
độ xã hội khác nhau Đối với các xã hội trước xã hội chủ nghĩa thì sau khi cách mạng xã hội
Trang 15thắng lợi thì coi như cuộc cách mạng đã hoàn thành và thiết lập nên một chế độ xã hội kháctiến bộ hơn Thực chất của nó là chuyển từ chế độ bóc lột này sang từ chế độ bóc lột khác màthôi Còn đối với các nước đi lên chủ nghĩa xã hội tất yếu phải trải qua một thời kỳ Đó là thời
kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
Thật vậy, trong tác phẩm "Phê phán cương lĩnh Gôta", C.Mác chỉ rõ rằng: “Giữa xãhội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước,thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”
Cái xã hội mà C.Mác nói ở đây không phải là một xã hội cộng sản chủ nghĩa đã pháttriển trên cơ sở của chính nó, mà trái lại là một xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa “thoát thai” từ
xã hội tư bản chủ nghĩa Do đó là một xã hội về mọi phương diện: kinh tế, đạo đức, tinh thầncòn mang những dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra Trong xã hội này còn nhiều thiếusót “Nhưng đó là những thiếu sót không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của xã hội cộngsản chủ nghĩa, lúc nó vừa mới lọt lòng từ xã hội chủ nghĩa tư bản ra, sau những cơn đau đẻ kéodài”
Trong tập bút ký về “Chủ nghĩa Mác và vấn đề Nhà nước’, bên cạnh câu trích dẫn trênV.I Lênin ghi chú; Vậy là : I.“Những cơn đau đẻ kéo dài”; II “Giai đoạn đầu của xã hội cộngsản chủ nghĩa”; III “Giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa”
Như vậy, C.Mác và V.I.Lênin đều nhận thức rằng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩacộng sản gồm một thời kỳ quá độ, một giai đoạn đầu mà ngày nay gọi là chủ nghĩa xã hội vàgiai đoạn cao là chủ nghĩa cộng sản đã đứng vững trên cơ sở của chính nó
V.I.Lênin còn cho rằng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn bao gồm nhiều giaiđoạn quá độ nhỏ, mà năm 1918 nước Nga mới ở giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ và nước Ngacòn phải trải qua nhiều giai đoạn quá độ nữa mới tiến bộ tới chủ nghĩa xã hội cũng không biếttrước được, vì điều đó còn tùy thuộc vào cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Châu Âu thực sự bắtđầu trên quy mô lớn và thắng lợi dễ dàng hay chậm chạp
Chính vì thế, nhiệm vụ khó khăn nhất trong những giai đoạn quá độ và chuyển biếnmạnh mẽ trong đời sống xã hội là phải tính tới đặc điểm của bất kỳ một bước quá độ nào Hìnhdung thế nào là một xã hội xã hội chủ nghĩa phát triển Điều nầy cũng không phải là khó,nhưng làm thế nào để trên thực tế thực hiện được bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản cũ sang chủnghĩa xã hội, chưa hình thành hẳn, chưa có một cơ sở vững chắc, đó là nhiệm vụ khó khănnhất Trong trường hợp tốt nhất thì bước quá độ ấy cũng chiếm mất nhiều năm suốt thời kỳ đó,trong chính sách của chúng ta, cái chia ra nhiều bước quá độ nhỏ hơn nữa và tất cả cái khókhăn của nhiệm vụ của chúng ta phải làm, tất cả cái khó khăn của chính sách và tất cả sự khéoléo của chính sách cả ở chỗ biết tính đến những nhiệm vụ đặc thù của từng bước quá độ đó
Tính chất lâu dài, gian khổ, phức tạp của thời kỳ quá độ lên CNXH theo quan điểmcủa Lê nin: diễn ra trên ba mặt
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội lâu dài và khó khăn nhiều hay ít còn tùy thuộcvào điểm xuất phát, tại đó địa vị thống trị thuộc về chế độ tiểu chiếm hữu ruộng đất hay thuộc
về chế độ đại chiếm hữu ruộng đất, thuộc về chế độ canh tác quy mô nhỏ, hay thuộc về chế độcanh tác quy mô lớn
Sở dĩ có tính chất lâu dài và khó khăn đó là vì :
Một là, nhiệm vụ quan trọng nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là phải tạo
ra một năng suất lao động cao, vì xét đến cùng năng suất lao động là cái quan trọng nhất, chủyếu nhất cho thắng lợi của chế độ xã hội mới, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một năng suất laođộng chưa từng thấy dưới chế độ nông nô, nhờ đó mà đánh bại chủ nghĩa phong kiến, chủnghĩa tư bản cũng sẽ bị đánh bại chừng nào chủ nghĩa xã hội tạo ra được một năng suất laođộng cao hơn nhiều Đây là sự nghiệp rất khó khăn và lâu dài, chỉ được thực hiện thông quaquá trình công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân Vài ba ngày cũng đủ để giành chính quyền