Cách tiếp cận khi đánh giá PTB

Một phần của tài liệu Bài giảng môi trường và phát triển bền vững (Trang 27 - 32)

- Sinh viên nắm được các mục tiêu của phát triển bền vững và cách tiếp cận khi đánh giá phát triển bền vững.

2.4. Cách tiếp cận khi đánh giá PTB

Đánh giá về PTBV là tương đối khó, vì phát triển có liên quan đến nhiều mặt, nhiều

khía cạnh của xã hội. Sự PTBV của một xã hội có thểđược đánh giá bằng nhiều chỉ thị khác

nhau, bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau. Một trong cách tiếp cận phổ biến hiện nay là tiếp cận PTBV theo 3 thành phần: kinh tế, xã hội, môi trường.

Tính bền vững về kinh tế thường được thể hiện qua các chỉ số về phát triển kinh tế

quen thuộc như: tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP). Một quốc gia được coi là bền vững về kinh tế khi:

- Có tăng trưởng của GDP và GDP/người cao. Nước càng nghèo, thu nhập trong thời

gian trước càng thấp thì mức tằng trưởng này càng phải cao. Mức tăng GDP/người được coi

là bền vững khi đạt khoảng 5%/năm.

- Có GDP và GDP/người bằng hoặc cao hơn mức trung bình hiện nay của các nước

đang phát triển thu nhập trung bình. Nếu mức tăng GDP cao nhưng mức GDP/người thấp

cũng chưa đạt tới mức bền vững về kinh tế.

- Có cơ cấu GDP lành mạnh, có nghĩa là tỷ lệ đóng góp của công nghiệp và dịch vụ

trong GDP phải cao hơn nông nghiệp.

- Tính bền vững vềxã hội của một quốc gia có thể thể hiện qua chỉ sốphát triển con

người HDI, hệ số bình đẳng thu nhập, đảm bảo dinh dưỡng, hạn chế khoảng cách giữa

người giầu và người nghèo, các chỉ số vềgiáo dục, dịch vụ y tế, hoạt động văn hoá,…

- Ngoài ra tính bền vững cũng thể hiện ở việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên,

bảo tồn được đa dạng sinh học, hạn chếô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường,…

- Như vậy, một cộng đồng, một quốc gia chỉ có thể bền vững khi có mối quan hệhài hoà giữa ba khía cạnh trên.

* Mô hình của Jacobs và Sadler (1990):Theo mô hình này, PTBV là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của ba hệ thống chủ yếu của thế giới: hệ thống tự

nhiên (gồm tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái, các thành phần môi trường của Trái đất), hệ thống kinh tế (hệ sản xuất và phân phối sản phẩm), hệ thống xã hội (quan hệ của

con người trong xã hội). Quan hệ giữa PTBV với ba hệ thống chủ yếu này được mô tả qua

hình 2.2.

Hình 2.2. Tương tác giữa ba h thng tnhiên – kinh tếxã hội và phát triển bn vng

Trong mô hình này thể hiện phát triển bền vững là sự dung hoà các tương tác và thoả

hiệp giữa ba hệ thống chủ yếu trên. Sự tương tác và thoả hiệp của ba hệ thống trên dẫn đến

các mục tiêu phát triển bền vững trong các lĩnh vực hẹp.

* Mô hình “quả trứng”: Dựa trên sự cân bằng phúc lợi sinh thái và phúc lợi xã hội – nhân văn(Hình 2.3). Hệ thống này do IUCN đề xuất và cho rằng xã hội loài người như lòng đỏ trứng nằm bên trong lòng trắng trứng là hệ sinh thái (HST). Quả trứng chỉ thực sự tốt khi cảlòng đỏ và lòng trắng đều phải tốt. Tương tự, xã hội được bền vững chỉ khi nào cả điều kiện của con người và điều kiện của hệsinh thái đạt yêu cầu và được cải thiện. Con người

và HST đều quan trọng như nhau. Nếu một trong hai điều kiện không thoả mãn hoặc xấu đi thì xã hội trởlên không bền vững.

Hình 2.3. Mô hình quả trng ca h thống môi trường theo IUCN, 1996

Hệxã hội Hệ tự nhiên PTBV Hệ kinh tế Các yếu tố sinh thái Các yếu tố XH-NV

+ Mô hình chiếc ghế3 chân(Hình 2.4): Thường được dùng trong xây dựng làng sinh thái (ecovillage) trên thế giới, đó là cách tiếp cận dựa trên ba lĩnh vực sinh thái, xã hội và

tinh thần. Sự bền vững tổng thể của một cộng đồng (được coi như mặt ghế) được nâng lên

khi cả3 chân ghế(tương ứng với 3 lĩnh vực sinh thái, xã hội và tinh thần) cân bằng và đều

được nâng lên.

Hình 2.4. Mô hình sự bn vng ca cộng đồng theo CSA

Lĩnh vực sinh thái của cộng đồng được xem là cân bằng khi:

- Những thành viên trong cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ với địa bàn nơi họ sinh sống. Biên giới của địa bàn, điểm mạnh, điểm yếu và nhịp điệu phải rõ ràng, con người sống trong sựhoà hợp với hệsinh thái.

- Đời sống tự nhiên, các hệ thống và quá trình của nó phải được thừa nhận và tôn

trọng, cuộc sống hoang dã của động thực vật phải được bảo tồn.

- Cách sống của con người thay đổi theo chiều hướng tốt để giảm bớt ảnh hưởng tới

tính toàn vẹn của môi trường.

- Lương thực chủ yếu từ nguồn địa phương hoặc nguồn sinh học trong vùng, cung

cấp đủ chất dinh dưỡng.

- Các công trình kiến trúc được thiết kếsao cho phù hợp và bổ sung cho môi trường tự nhiên; Vật liệu và phương pháp xây dựng là tự nhiên từ vùng sinh học và thân thiện với

môi trường (có thểtái phục hồi, không độc hại).

- Tiêu thụvà phát sinh chất thải phải được giảm thiểu.

- Cộng đồng có nguồn nước sạch, có thể phục hồi. Họ biết về nguồn nước đó, quan tâm, và bảo vệvà bảo tồn nó.

- Rác thải sinh hoạt, nước thải phải được quản lý sao cho có lợi cho môi trường và

cộng đồng.

- Nguồn năng lượng không độc hại và có thể phục hồi được để cung cấp nhiệt năng và năng lượng cho cộng đồng.

Lĩnh vực xã hội của cộng đồng được xem là cân bằng khi:

- Tồn tại một ý thức vềổn định xã hội và tính năng động trong đời sống cộng đồng, một nền tảng của sựan toàn và lòng tin cho phép các cá nhân tự do thể hiện bản thân mình vì lợi ích chung.

- Có không gian và các hệ thống sẵn sàng cung cấp tới mức tối đa về truyền thông,

giao thiệp và sản xuất.

- Có các cơ hội công nghệtương xứng cho việc truyền thông trong cộng đồng và cho

việc liên lạc phù hợp trong khuôn khổ cộng đồng.

- Các năng khiếu kỹnăng và các nguồn lực khác trong cộng đồng phải được chia sẻ

tựdo trong và ngoài cộng đồng nhằm phục vụ mục đích cao cảhơn.

- Sựđa dạng được coi là cội nguồn của sức khoẻ, sự sống còn và sức sáng tạo trong

môi trường tựnhiên và trong các mối quan hệ cộng đồng.

- Sự phát triển cá nhân, việc học tập và sáng tạo được quan tâm và nuôi dưỡng, có các cơ hội cho việc dạy và học đối với mọi lứa tuổi thông qua nhiều hình thức giáo dục.

- Có nhiều sự lựa chọn cho việc khôi phục, duy trì hay cải thiện sức khoẻ bao gồm

các phương thuốc tựnhiên kết hợp với rèn luyện sức khoẻ.

- Dòng chảy của nguồn lực – việc cho và nhận quỹ hỗ trợ, hàng hoá và các dịch vụ -

được cân bằng để đáp ứng những nhu cầu và mong muốn của cộng đồng. Sự dư thừa sẽ được chia sẻ.

Lĩnh vực tinh thần của cộng đồng được xem là cân bằng khi:

- Sức sống về văn hóa được duy trì thông qua các hoạt động nghệ thuật và các hoạt

động văn hoá lễ hội khác.

- Sự sáng tạo và nghệ thuật được coi như một biểu hiện của sự đồng nhất và mối quan hệtương tác giữa vạn vật và được hỗ trợ qua nhiều hình thức khác nhau của đời sống nghệ thuật và qua sự bảo tồn và chia sẻcái đẹp cùng các giá trị thẩm mỹ.

- Thời gian rảnh rỗi được quý trọng.

- Trân trọng và khuyến khích các giá trị tinh thần được biểu lộ bằng nhiều cách.

- Có nhiều cơ hội đểphát triển nội tâm.

- Ý thức về hạnh phúc và mối quan hệ thân thích được nuôi dưỡng thông qua các lễ nghi và lễ hội.

- Nét đặc trưng và sự đồng cảm của cộng đồng đã tạo nên sự thống nhất và tính toàn

vẹn của đời sống cộng đồng. Đây có thể là sự nhất trí và tầm nhìn chung cho các cam kết,

có thể chia sẻ các tín ngưỡng văn hoá, các giá trị và hoạt động mà chính nó tạo nên nét đặc

trưng của mỗi cộng đồng.

- Có khảnăng phản ứng mền dẻo và thành công với các khó khăn nảy sinh.

- Cho dù ởđô thị, ngoại ô hay nông thôn, phát triển hay không phát triển thì vẫn tồn tại sự hiểu biết ngày càng cao về sựliên kết, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các yếu tố của cuộc sống trên Trái đất. Cộng đồng phải biết vị trí của mình trong các mối liên hệ của nó

với hệ thống chung.

- Cộng đồng tựgiác lựa chọn và đóng góp vào sự hình thành một thế giới hoà bình,

bền vững và tràn đầy tình thương.

Từ việc nghiên cứu các cách tiếp cận trên cho thấy, với mỗi cách tiếp cận có những

ưu và nhược điểm riêng.

Với cách tiếp cận thứ nhất (Hình 2.2), đây là cách tiếp cận cơ bản nhất, tiếp cận một

cách trực tiếp trên 3 lĩnh vực mấu chốt của một cộng đồng hay một quốc gia. Cách tiếp cận

này coi trọng sựphát triển đồng đều của 3 lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, và đặt chúng ngang hàng nhau. Cách tiếp cận này rất phù hợp cho việc xây dựng các chiến lược phát

triển bền vững và xem xét đánh giá nó ở mức độ một quốc gia.

Với cách tiếp cận thứ 2 (Hình 2.3), đây là cách tiếp cận được sử dụng nhiều trong việc xây dựng các phương pháp đánh giá bền vững cho một cộng đồng, bởi tính đơn giản dễ

hiểu của nó nhưng theo cách tiếp cận này thì mục tiêu kinh tế được nồng ghép trong mục

tiêu xã hội nhân văn, và quá coi trọng mục tiêu về sinh thái khi đặt hai mục tiêu sinh thái và

mục tiêu vềxã hội nhân văn ngang hàng nhau.

Với cách tiếp cận thứ3 (Hình 2.4), cách tiếp cận này dựa trên 3 lĩnh vực sinh thái, xã

hội và tinh thần, ba lĩnh vực này đã bao quát được tất cả các phương diện của một cộng

đồng. Đây là cách tiếp cận khá khôn khéo khi nồng ghép được cả 3 yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường vào. Cách tiếp cận này rất phù hợp và dễ dàng khi xây dựng các phương pháp đánh giá bền vững cho cộng đồng. Mặc dù vậy, cách tiếp cận này đòi hỏi người sử dụng phải có kiến thức tốt về lối sống, thực tiễn và những nét đặc trưng về văn hoá của cộng

đồng nghiên cứu.

CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Thảo luận chủđề “Mâu thuẫn giữa PTBV và BVMT”

CHƯƠNG 3.

MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở NHỮNG VÙNG KINH TẾ - SINH THÁI CƠ BẢN

Một phần của tài liệu Bài giảng môi trường và phát triển bền vững (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)