Hiện trạng dân số thế giớ

Một phần của tài liệu Bài giảng môi trường và phát triển bền vững (Trang 46 - 48)

- Quan điểm “xanh hoá chính trị”

4.4.1. Hiện trạng dân số thế giớ

Dân số (population) là tổng số dân sống của một nước. Quy mô dân số bị quy định bởi tỷ suất sinh (tính bằng phần nghìn), tỷ suất chết và sự di cư trong quá khứ và hiện tại. Trong các nền kinh tế cổ truyền, dân số ổn định mặc dù tỷ lệ sinh cao, tỷ lệ tử cũng cao và không có các luồng di cư lớn.

Khi các nước bước vào giai đoạn phát triển mạnh, mức sống tăng nhanh, điều kiện sinh hoạt, y tế tốt hơn, dẫn tới tỷ suất chết giảm và dân số tăng nhanh. Hiện tượng này được gọi là bùng nổ dân số. Sự bùng nổ dân số có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng và mức sống. Tuy nhiên, chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn có thể làm giảm, thậm chí loại trừ tác động tiêu cực này. Khi chiến lược phát triển phù hợp giúp cho đất nước hoàn thành quá

trình công nghiệp hóa, cả tỷ suất sinh và tỷ suất chết đều giảm, do đó dân số ổn định trở lại. Thực tế ở các nước tiên tiến như Mỹ, Đức, Nhật đã minh chứng cho nhận định này(Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân).

Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn gây ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Như vậy bản chất của bùng nổdân số chính là sự tăng lên nhanh chóng một cách đột biến của số lượng người sinh sống trong phạm vi của một quốc gia, khu vực, vùng địa lí, hay nói rộng ra đó là sựgia tăng trên phạm vi toàn cầu.

Dân số thế giới tăng rất nhanh và đột ngột từ thập niên 1950, khi các nước thuộc

địa ởchâu Á,châu Phivà Mỹ Latinh giành được độc lập, đời sống được cải thiện và tiến bộ

về y tếlàm giảm nhanh tỷ lệ tử vong, trong khi tỷ lệ sinh vẫn còn cao. Bùng nổdân số xảy ra khi tỉ lệgia tăng bình quân hằng năm của dân số thế giới lên đến 2,1 %. Dân sốtăng nhanh vượt quá khảnăng giải quyết các vấn đềăn, mặc, ở, học hành, việc làm... đã trởthành gánh

nặng đối với các nước chậm phát triển.

Hình 4.3. Biểu đồ biến động dân số thế giới qua các năm

Người ta tính rằng cứ 6 tháng dân số thế giới lại tăng thêm bằng số dân của nước Pháp (50 triệu) và cứ sau 10 năm lại có một nước Trung Quốc ra đời. Đó quả thật là những con số khủng khiếp..

Theo tốc độ tăng dân số như hiện nay, Liên hợp quốc dự tính, năm 2012, dân số thế giới sẽ là 7 tỉ, năm 2050 dân số thế giới sẽ tăng thêm 2,6 tỉ (trong vòng 45 ) là 9,2 tỉ người.

Bảng 4.1. Dự báo dân số toàn cầu đến năm 2050

(Nguồn: https://danso.org/)

Dân số tăng nhanh nằm ở khu vực những nước đang phát triển, với hơn 95% sự gia tăng dân số thế giới hằng năm nằm ở khu vực này. Theo điều tra của Cục Điều tra dân số Mỹ, tốc độ tăng dân số nhanh nhất là ở các khu vực: châu Phi, Trung Đông và tiểu lục địa Ấn Độ. Trong tương lai gần, tốc độ phát triển dân số nhanh nhất vẫn là khu vực châu Phi và Nam Á.

Theo Liên hợp quốc, đến năm 2050, dân số ở 50 quốc gia nghèo nhất sẽ tăng gấp đôi, có khoảng gần 10 nước tăng gấp 3.

Ở một số nước phát triển đạt dưới mức sinh thay thế lại có xu thế suy thoái dân số trong vòng 50 năm (2000 - 2050): CHLB Nga (số dân giảm 35 triệu), U-crai-na (23 triệu), Nhật (15 triệu), Ba-lan (7 triệu), Ru-ma-ni (5 triệu), CHLB Đức (4 triệu),...

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm của các nhóm nước và thế giới là khác nhau: Nhóm nước phát triển có tỉ suất ngày càng giảm dần: giai đoạn 1960-1965 là 1.2% tới giai đoạn 2001-2005 chỉ còn 0.1%. Nhóm nước đang phát triển thì tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên lớn, tuy có giảm nhưng giảm rất ít, vẫn là 1.5% vào giai đoạn 2001-2005.

Tỉ suất gia tăng tự nhiên của thế giới vẫn cao vào giai đoạn 2001-2005 là 1.2%.

Một phần của tài liệu Bài giảng môi trường và phát triển bền vững (Trang 46 - 48)