Các vấn đề Môi trường nông thôn

Một phần của tài liệu Bài giảng môi trường và phát triển bền vững (Trang 32 - 33)

- Sinh viên nắm được các mục tiêu của phát triển bền vững và cách tiếp cận khi đánh giá phát triển bền vững.

3.1.1. Các vấn đề Môi trường nông thôn

Mối liên hệ giữa môi trường và nghèo đói ở khu vực nông thôn:

Nghèo đói đã gây ra nhiều ảnh hưởng tới môi trường như: phá rừng, sa mạc hoá và di cư ở những vùng có các tai biến sinh thái, suy thoái môi trường, giảm năng suất đất, bệnh tật, thiếu nơi ởvà thu nhập thấp.

Khoảng 70% dân sốcác nước đang phát triển sống ở khu vực nông thôn. Mặc dù tốc

độ đô thị hoá ởcác nước này được dựbáo là có xu hướng đang tăng lên, nhưng hiện nay số người sống ở các khu vực nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ cao.

- Nông nghiệp và sinh kếởnông thôn

Sản xuất nông nghiệp phải dựa trên cơ sở trồng trọt và chăn nuôi. Ngoài ra, để đảm bảo cuộc sống, ngoài hình thức sản xuất chủ yếu là làm nông nghiệp, còn có các hình thức

khác như buôn bán, sản xuất các sản phẩm thủcông...

Sản xuất nông nghiệp được coi là các "hệsinh thái nông nghiệp" có thứ bậc. Nét đặc

trưng của hệ này là phải chịu ảnh hưởng của cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn. Có nghĩa là, các hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp không chỉ phụ

thuộc vào các điều kiện tựnhiên (như đất đai, khí hậu) mà còn phụ thuộc vào cảcác nhân tố chính trị, kinh tếvà xã hội ở những mức độkhác nhau.

Hệ sinh thái nông nghiệp không phải là bất biến. Chẳng hạn, nếu giảm nhu cầu sản xuất hàng thủ công như đan rổ rá (một nhân tố kinh tế) hay thiếu mưa (một nhân tố môi trường) có thể tạo ra sự thay đổi cách kiếm sống của người dân địa phương. Hay chỉ một

chính sách mới của chính phủliên quan tới việc bảo tồn đất cũng có thểlàmthay đổi cơ cấu

cây trồng ởđịa phương. Mỗi hệsinh thái đều bị giới hạn bởi nhiều nhân tố. Các nhân tốnày có thểcó ảnh ưởng trực tiếp hay gián tiếp, lớn hay nhỏ, ngay lập tức hay lâu đài, có quan hệ

mật thiết với nhau và với các hoạt động của hệsinh thái ở nhiều mức độ khác nhau. Điều

này tạo nên thách thức trong tương lai đối với PTBV ở nông thôn.

- Hệsinh thái nông nghiệp đang thay đổi

Hoạt động của con người trong quá trình đô thị hoá và phát triển kinh tế đã làm

chuyển đổi các mục đích sử dụng đất. Hiện nay, đất đai và lao động đã được tính thành tiền

và người ta có thể bán những gì họ tạo ra và mua những gì cần cho cuộc sống gia đình.

Nhiều người ở các nước đang phát triển có thể tạo ra thu nhập cao hơn bằng cách mở rộng hoạt động sản xuất nông nghiệp hoặc chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp. Tuy

nhiên, phần lớn người dân nông thôn ở các nước này vẫn chủ yếu chỉ làm công việc đồng

áng là chính - với những công cụ và kỹnăng sản xuất đơn giản.

- Đất đai khó canh tác và những người nông dân nghèo tiềm năng

Có 3 loại hình sản xuất nông nghiệp: "công nghiệp" (đối với các nước công nghiệp

hoá), "cách mạng xanh" (ở những vùng có đất đai màu mỡ, khí hậu ổn định và kỹ thuật tưới tốt), "nghèo tiềm năng" (nhiều nơi ởcác nước đang phát triển).

Ước tính có tới 1/4 dân số thế giới sống phụ thuộc vào loại hình nông nghiệp thứ ba -

"nghèo tiềm năng”. Họlà những người nghèo nhất và thường sống ở những vùng nhạy cảm

sinh thái. Điều đó cũng có nghĩa là họ thường xuyên phải đối mặt với những thách thức để

sinh tồn và duy trì cuộc sống của mình. Đồng thời, đây cũng là nơi gặp khó khăn trong việc mong muốn đạt được PTBV.

Những người nông dân nghèo tiềm năng được xem là những người phải canh tác trên

những "vùng đất khó canh tác" - nơi để xảy ra lũ lụt hay có các điều kiện khí hậu bất lợi,

trong khi các hành động sử dụng đất của họnhư đốt rừng làm rẫy đang đe doạ tới cân bằng

sinh thái của vùng. Hơn nữa, việc đầu tư tài chính cho phát triển sản xuất, cải thiện đất đai,

sử dụng các công nghệ phù hợp với đặc điểm sinh thái của vùng gặp nhiều khó khăn.

Những người nông dân thuộc nhóm này đã từng được gọi là các "tù nhân sinh thái". Họ cũng không dễ chấp nhận đầu tư cho các dịch vụ công cộng, cơ sở hạ tầng, hay cách thức sản xuất nông nghiệp hiện đại hơn.

3.1.2. Hướng tới phát triển bn vững nông thôn Các bài học ca sthành công

Một phần của tài liệu Bài giảng môi trường và phát triển bền vững (Trang 32 - 33)