Nguyên nhân của bùng nổ dân số

Một phần của tài liệu Bài giảng môi trường và phát triển bền vững (Trang 48 - 51)

- Quan điểm “xanh hoá chính trị”

4.4.2. Nguyên nhân của bùng nổ dân số

- Sự chênh lệch lớn về tỷ lệ sinh tử: Hiện nay, xu hướng tăng tỉ lệ sinh, giảm tỉ lệ tử dẫn đến tình trạng tăng dân số một cách chóng mặt.

- Nhu cầu về lực lượng sản xuất: Dân số thế giới không ngừng tăng lên một cách nhanh chóng, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của từng quốc gia. Đặc biệt, ở các nước đang phát triển, trình độ dân trí thấp và khoa học công nghệ chưa phát triển, trong điều kiện

dân số ngày càng tăng đột biến dẫn đến nhu cầu nhân lực lao động rất lớn.

- Quan niệm, phong tục lạc hậu: Những phong tục tập quán, thủ hủ lạc hay do trình độ nhận thức chưa cao dẫn tới gia tăng dân số nhanh không kiểm soát nổi.

- Nhân tố kinh tế xã hội: Điều kiện sống và mức sống thấp dẫn đến mức sinh cao;

Trình độ công nghiệp hóa và đô thị hóa thấp thường có mức sinh cao; Ở các nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nhu cầu lao động tay chân cao cũng là nguyên nhân dẫn đến việc đông

con; Sự phát triển của khoa học công nghệ, y tế.

4.4.3. Hậu quả

* Về mặt xã hội

- Áp lực đô thị hóa: Trong vòng 17 năm, trên thế giới đã diễn ra hàng loạt cuộc di dân khổng lồ từ nông thôn ra thành thị, tạo nên sức ép đối với tất cả các quốc gia. Tuy xu

thế công nghiệp hóa, đô thị hóa là tất yếu, nhưng với một tốc độ quá nhanh và quá mạnh diễn ra trong một thời gian quá ngắn thì hậu quả để lại không nhỏ và không thể giải quyết trong một thời gian ngắn. Số người làm việc ngày một giảm, trong khi số người sống phụ thuộc đang ngày một gia tăng. Những gánh nặng của các chính sách xã hội do những khoản tăng ngân sách chi tiêu cho bảo hiểm y tế, hưu trí và chăm sóc người già tăng khiến nhiều quốc gialo ngại về sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

- Dân số và vấn đề nghèo đói, lạc hậu:

+ Theo thống kê của LHQ: 94% thu nhập của thế giới thuộc về 40% dân số thế giới, và 6% còn lại được chia cho 60% dân số. Gần ½ dân số thế giới sống với mức thu nhập 2 USD/người/ngày.600 triệu trẻ em sống trong đói nghèo.

+ Thất học: 2/3 số người mù chữ là nữ. Thế giới vẫn còn 113 triệu trẻ em không được đi học..

+ Sức khỏe: Mỗi năm có 11 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết; 15 triệu trẻ em bị chết do các nguyên nhân có thể phòng ngừa được (chấn thương, tiêu chảy,…); 500.000 phụ nữ chết vì thai sản (Cứ 1 phút có một người mẹ bị chết).

+ 1/3 số người chết ở các nước đang phát triển có nguyên do từ nghèo đói. Chất lượng cuộc sống thấp, cơ sở vật chất phục vụ cuộc sống thiếu thốn. Cuộc sống trong các khu ổ chuột. Không đủ trường lớp để học tập. Cơ sở y tế thiếu thốn...

Hình 4.4. Nghèo đói là 1 hậu quả trực tiếp của bùng nổ dân số

- Dân số và vấn đề an ninh, xã hội: Khi dân số tăng cao, việc kiếm ăn sẽ trở lên khó khăn hơn, và để đảm bảo sinh tồn cho mình người ta có thể sẵn sàng làm mọi việc, kể cả phạm tội, thiếu “không gian sinh tồn” dẫn tới xung đột, chiến tranh, gây nên những hậu quả to lớn. Đặc biệt, bùng nổ dân số cũng là nguyên nhân của những xung đột môi trường.

- Dân số và vấn đề bệnh tật: Những nước có tốc độ bùng nổ dân số cao nhất thế giới cũng là những nước mà ở đó vấn đề dịch bệnh đang trở nên rất nghiêm trọng. Năm 2000, thế giới có khoảng 40 triệu người bị AIDS-90% là ở các nước đang phát triển, chủ yếu là ở châu Phi (chiếm tới 2/3 số người mắc bệnh).

- Dân số và vấn đề việc làm, y tế , giáo dục…: Khi dân số tăng nhanh, nhu cầu việc làm tăng, xã hội không thể đáp ứng được nên tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm nhiều.

* Về mặt kinh tế:

- Dân số và vấn đề thiếu đất canh tác, lương thực căng thẳng: Bình quân ruộng đất canh tác theo đầu người ngày một giảm đi. Ruộng đất giảm, dân số tăng nhanh dẫn đến vấn đề lương thực toàn cầu ngày càng trở lên căng thẳng. Đầu 2008 - khủng hoảng lương thực lớn và vấn đề an ninh lương thực được đặt ra rất cấp thiết. Hiện nay đại đa số các đang phát triển tại châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh đã phải nhập lương thực.

- Thiếu vốn đầu tư phát triển sản xuất.

- Tăng chi phí cho dịch bệnh, giáo dục, giải quyết các vấn đề môi trường...

* Về mặt môi trường

- Dân số và vấn đề ô nhiễm môi trường: Tại các nước đang phát triển, do sức ép của việc phát triển kinh tế, sử dụng một cách rộng rãi các loại thuốc trừ sâu, khai thác đất quá mức…khiến cho sự phá hoại môi trường sinh thái ngày càng tăng lên. Hiện có khoảng 1,1

tỷ người chưa được dùng nước sạch, 2,6 tỷ người vẫn chưa tiếp cận được các điều kiện vệ

sinh.

Hình 4.5. Ô nhiễm môi trường

- Dân số và vấn đề tài nguyên: Việc sử dụng, khai thác đến suy thoái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo được, chẳng hạnnhư dầu mỏ có thể cạn kiệt trong vài thập kỷ tới.

Một phần của tài liệu Bài giảng môi trường và phát triển bền vững (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)