- Quan điểm “xanh hoá chính trị”
4.5. Mặt trái của khoa học công nghệ
- Phải nói rằng những vấn đề bức xúc nhất của môi trường toàn cầu cũng như địa
phương đều được gây ra do các tác động xấu của kỹ thuật. Những tác ộng xấu này không
bao giờđược tính đúng, tính đủkhi các phát minh công nghệ ra đời.
- VD: Động cơ đốt trong và các thiết bị lò đốt sử dụng than đá đã mở cho cuộc cách
mạng công nghệ lần thứ 2 (sau phát minh ra động cơ hơi nước), nhưng lúc đó chưa ai biết
chính những phát minh này sẽ dẫn đến thảm hoạnóng lên của bầu khí quyển Trái Đất do sự phát xảquá nhiều khí nhà kính.
- Những mặt trái chưa quản trị được hoặc hết được của điện nguyên tử, của công
nghệ sinh học ngành, công nghệ hoá học... sau vài ba thập kỷ khi công nghệ đó được áp
dụng vào thực tế mới được phát hiện. Điều đó là tất nhiên vì những tác động xấu đến hệ sinh
thái cần có thời gian để tích tụ và biểu lộ thành sự cố. Ngày nay, danh mục các hoá chất
BVTV độc hại như Monitor, Wofatox, DDT,... bị cấm sử dụng trong nông nghiệp dài thêm dù tất cảđều biết rõ là khi các hoá chất này được phát minh, chúng đã được chính ngành bảo vệ thực vật đón chào và ca ngợi như những vị cứu tinh của nhà nông.
- Sẽ còn nhiều phát kiến khoa học trong tương lai, và loài người còn phải tốn nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để tìm hiểu và quản trị các tác động xấu đến môi trường của
các phát minh đó. Điều này thật dễ hiểu vì các nhà khoa học công nghệ ít khi đồng thời là các nhà môi trường. Mặt khác, sau mỗi phát minh khoa học công nghệ lại có hàng loạt công
ty bỏ vốn ra sản xuất, ứng dụng và quảng bá trên thịtrường bởi vì các công ty cần lợi nhuận.
Còn vận đề giải quyết hậu quảmôi trường không phải là điều họquan tâm hàng đầu.
- Để nhanh chóng khắc phục các tác động tới môi trường không mong đợi của các phát minh kỹ thuật, một mặt ngành khoa học - công nghệ vềmôi trường phải trở thành một
lĩnh vực mạnh, được đầu tư xứng đáng, phát triển ngang tầm với các lĩnh vực khoa học
lĩnh vực khoa học công nghệ có khả năng chứa đựng nhiều rủi ro đến môi trường. Việc
hàng loạt chính phủ trên thế giới ra sắc lệnh cấm các nghiên cứu về nhân bản người bằng sinh sản vô tính là một giải pháp phòng ngừa rất tích cực.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Những khó khăn trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trên thế giới và ở Việt Nam?
2. Phân tích các tác động của bùng nổ dân số, quan điểm phát triển cực đoan, lối sống tiêu
thụ, mặt trái của khoa học công nghệvà những thách thức chính trịđến môi trường?
3. Liên hệ thực tế: Phân tích và đề xuất các biện pháp giải quyết những khó khăn thách thức của địa phương mình trong BVMT và PTBV?