gợi ý các câu hởi ôn tập của môn học công tác xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm, để các bạn sinh viên có thể nắm bắt được cách thức trả lời và hướng giải quyết câu hỏi tốt nhất có thể, và có kết quả thi tốt nhât
Trang 1GỢI Ý ĐỐI VỚI MỘT SỐ CÂU HỎI
Chức năng của công tác xã hội với người nghèo:
Chức năng chữa trị:
Phải làm cho người nghèo và cộng đồng thấy những người nghèo vì
lý do gì
Người nghèo, cộng đồng và tác viên cùng thống nhất giải quyết đói nghèo bằng những giải pháp, biện pháp và làm như thế nào?
Chức năng phục hồi:
Phục hồi ý chí, nghị lực, niềm tin của người nghèo và cộng đồng về xóa bỏ nghèo đói
Tạo năng lực hành động, xây dựng các giá trị quan hệ xã hội tốt ra sao?
Phục hồi các kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức, sức khỏe cho người nghèo
Phục hồi những hoạt động của cộng đồng bị suy giảm
Chức năng phát triển:
Thúc đẩy người nghèo và cộng đồng hoạt động ngày một tốt hơn trong phát triển qua mỗi lần nâng chuẩn nghèo để cuộc sống người nghèo và cộng đồng ngày một khá hơn
Phát triển tiêu dùng xã hội ngày một cao hơn, quan hệ xã hội càng hài hòa, bền vững hơn
Vị thế, vai trò, giá trị của người nghèo và cộng đồng ngày một tốt hơn
Phòng ngừa tái phát:
Phòng chống tư tưởng định mệnh, rủi ro “không ai giàu ba họ, không ai khó
ba đời”; “nghèo trời định”
Phòng chống tư tưởng thỏa mãn, bóc ngắn cắn dài
Xây dựng ý chí tiến công vào làm giàu, ý thức dự phòng, tiết kiệm hợp lý
Tìm các dự án, chương trình mới để củng cố kết quả vừa đạt được, không
để bị tái nghèo
Yêu cầu: Giải quyết tốt quan hệ 3 bên: Người nghèo, tác viên và cộng đồng phải có kế hoạch biện pháp khả thi
PHƯƠNG PHÁP P.R.A
* Thời điểm thực hiện PRA
Trang 2 Nghiên cứu về phụ nữ, giới và sự phát triển có sự tham gia của người dân
Lập kế hoạch phát triển cộng đồng nông thôn, phát huy nội lực và có
sự tham gia của người dân
Cộng đồng nông thôn, người dân cần những giải pháp mới để phát triển
Xem xét đánh giá thực trạng sự phát triển nông thôn, từ đó có những biện pháp điều chỉnh phù hợp
Khi cộng đồng nông thôn cần những biện pháp để khắc phụ khó khăn
đã và đang xảy ra, giúp cho quá trình phát triển của cộng đồng được bền vững
* Ưu điểm của P.R.A
Dễ làm, vì thích hợp với mọi trình độ hiểu biết
Dễ hiểu nên thông tin chính xác cao, phong phú, đa dạng, sâu sắc
Dễ làm, sát thực tiễn cơ sở
Kết quả nhanh, họ lưu giữ lại trong nhận thức
Nâng cao năng lực, ý chí, tính tự lực cao trong vươn lên thoát nghèo
Dân chủ, công khai, rõ ràng
Cần được làm thường xuyên và có nề nếp
* Nguyên tắc của P.R.A
Sự tham gia: Người dân, người nghèo được tham gia ý kiến suốt tiến trình XĐGN,
để họ bàn bạc thống nhất việc lựa chọn các giải pháp, việc làm từ cá nhân đến nhóm hành động
Hành vi của tác viên điều phối: Thoải mái, kiên nhẫn, không vội vã, quan sát theo
dõi, không được ngắt quãng, lắng nghe, không thuyết trình thay, quan tâm đến người nói
và trình bày, gợi mở các vấn đề chuyển tiếp, tập trung vào các đối tượng khó khăn nhất và phụ nữ nghèo Thái độ cần thể hiến sự tôn trọng, khiêm tốn, không lấy ý kiến của mình áp đặt cho người khác
Tìm kiếm sự đa dạng: Tìm và học hỏi những điều mình chưa biết, chưa rõ từ mọi
thành phần người tham gia Khuyến khích những người nhút nhát và quan tâm đến cả ý kiến thiểu số
Coi trọng quyền tự quyết để họ tự làm: tác viên chỉ là người khởi động để mọi
người tham gia, không can thiệp và để mọi người bàn bạc, tự quyết (Nếu có vấn đề thì tác
Trang 3viên chỉ nêu lật ngược lại tình thế hoặc thế này hoặc thế khác thì xử lý ra sao? để mọi người tham gia)
Làm theo nhóm: Kết hợp sức mạnh giữa nhóm nghèo và các nhóm khác trong cộng
đồng hay ngoài cộng đồng để làm việc với nhiều nhóm khác nhau
Tự nhận thức, tự kiểm tra bản thân của cán bộ là Công tác xã hội với người nghèo
trong vai trò người điều phối thực hiện P.R.A là: Thực hiện các kỹ năng, phương pháp tự
quan sát, tự nhận thức, tự kiểm tra, tự đánh giá; có hướng sửa sai, khắc phục bản thân
Định hướng giảm nghèo và GQVL bền vững.
Đói nghèo là một vấn đề kinh tế-xã hội có tính toàn cầu, là sự thể hiện tính công bằng trong phân phối và chuyển tải các thành quả về phát triển kinh tế đến việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho mọi người dân Vì vậy, để đảm bảo công bằng xã hội, để nâng cao tiếng nói trên trường quốc tế thì không riêng Việt Nam mà tất cả các nước đều phải chú ý thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo Ngày nay giải quyết vấn đề đói nghèo đã được đặt thành nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của đất nước Việt Nam, thể hiện ở chỗ chúng ta đã có Chương trình mục tiêu quốc gia
về xoá đói giảm nghèo Vậy quan điểm và cách xoá đói giảm nghèo hiện nay như thế nào?
1.2.1 Xoá đói giảm nghèo gắn với tăng trưởng kinh tế.
Xoá đói giảm nghèo phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả
và bền vững, đồng thời chủ động tạo các nguồn lực cho các hoạt động trợ giúp người nghèo đói
Quan điểm này dựa trên lô-gic biện chứng là muốn giúp đỡ, hỗ trợ có hiệu quả người nghèo đói thì Nhà nước phải có đủ nguồn lực vật chất trong tay, bởi vì chính bản thân nhà nước là chủ thể có đầy đủ các khả năng điều hoà thu nhập giữa các nhóm dân cư Hơn nữa, các nguồn lực vật chất để thực hiện sự điều hoà thu nhập ấy lại chỉ có thể có được khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững Thực tế cho thấy, nhờ kinh tế phát triển mà Nhà nước đã có đủ tài chính để mở rộng các dự án, các chương trình xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ cho hàng ngàn xã khó khăn phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, trên cơ sở đó những người nghèo ở những
Trang 4vùng sâu, vùng xa có thêm cơ hội để vươn lên thoát nghèo đói Nhìn chung, ở đâu kinh tế phát triển, ngành nghề và hoạt động kinh tế đa dạng, việc làm đầy đủ, thì ở
đó số hộ nghèo đói giảm nhanh, số hộ giầu tăng lên và bộ mặt xã hội của cộng đồng thay đổi nhanh chóng
Bất cứ quốc gia nào cũng phải lấy kinh tế là gốc để xoá đói giảm nghèo vì có như vậy mới cho phép quốc gia tích luỹ đầu tư cho xoá đói giảm nghèo vì nó đòi hỏi một nguồn lực lớn trong một thời gian dài
Tăng trưởng kinh tế phải vì người nghèo, vùng nghèo mới làm cho khoảng cách giàu nghèo thu hẹp lại vì một trong những nhiệm vụ của xoá đói giảm nghèo là thu hẹp khoảng cách giàu nghèo một cách hợp lý với tiến trình tiến triển của xã hội Nếu tăng trưởng kinh tế không vì người nghèo thì chính nó lại làm cho khoảng cách này tăng thêm Điều này không phù hợp với mục tiêu kinh tế thị trường có sự quản
lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng, nhà nước ta
1.2.2 Xoá đói giảm nghèo gắn với công bằng xã hội.
Đây là mục tiêu xã hội quan trọng
Người nghèo luôn khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và hầu như không có cơ hội tiếp cận
Chiến lược xoá đói giảm nghèo nhằm giải quyết cái thiếu hụt mà các chương trình chiến lược khác chưa giải quyết được khi ưu tiên vào xã nghèo, vùng nghèo, người nghèo
1.2.3 Phát huy nội lực, tranh thủ sự trợ giúp của quốc tế.
Xoá đói giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, của toàn xã hội, mà trước hết là bổn phận của chính người nghèo, phụ thuộc vào sự vận động tự giác của bản thân người nghèo, cộng đồng nghèo
Đòi hỏi nguồn lực lớn
Cần cân đối nguồn lực, không trông chờ ỷ lại vào bên ngoài: phát huy sức mạnh của tập thể, cộng đồng; lồng ghép các chương trình dự án Ví dụ: dự án định canh định cư; ổn định dân di cư và xây dựng kinh tế mới ở các xã nghèo; hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề các xã nghèo… tập trung cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo
Trang 5Triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo bằng các nguồn tài chính trợ giúp của Nhà nước và các tổ chức trong và ngoài nước Biết tổ
chức, quản lý, sử dụng các nguồn lực bên ngoài
Trong những năm qua, Nhà nước đã giành nhiều kinh phí cho các chương trình xoá đói giảm nghèo Bên cạnh những thành tựu đáng kể của xoá đói giảm nghèo còn có vấn đề nổi cộm đó là tình trạng tham nhũng, cắt bớt phần tài chính từ các dự án, chương trình mà lẽ ra người nghèo được hỗ trợ để giúp họ thoát nghèo đói Quan điểm này có tác dụng hạn chế tình trạng tiêu cực đang diễn ra trong triển khai hiện nay, tạo cơ sở để đưa ra các biện pháp phòng ngừa và xử lý nghiêm theo pháp luật các trường hợp tiêu cực
1.2.4 Xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo.
Trách nhiệm của các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể; cộng đồng và chính người nghèo Phương châm “tự cứu lấy mình” các nguồn lực bên ngoài hỗ trợ, tạo điều kiện
Công tác xoá đói giảm nghèo phải thường xuyên, liên tục, lâu dài với sự huy động của tất cả các lực lượng xã hội
1.2.5 Hỗ trợ, cho vay vốn hộ nghèo và sử dụng vốn vay hiệu quả.
Thời gian qua, việc cho vay vốn hộ nghèo đói chưa thật hiệu quả, phần nhiều còn thiên về số lượng lượt hộ vay vốn nên khoản vay còn nhỏ bé, chưa thực sự giúp các hộ nghèo tạo được đà bứt phá, việc sử dụng vốn không đúng mục đích vấn còn khá phổ biến Nhìn chung, hiệu quả thực sự của các nguồn tài chính cung cấp cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo còn bị hạn chế Thực tế cho thấy nguồn vốn cho người nghèo vay sẽ phát huy tác dụng nếu có sự hướng dẫn sản xuất, tư vấn sử dụng vốn vay Việc sử dụng vốn vay hiệu quả không chỉ mang lại lợi ích trong việc hỗ trợ sản xuất, cải thiện đời sống, mà còn góp phần giải quyết việc làm cho người nghèo
1.3.7 Nguyên tắc công tác xã hội với người nghèo:
Tất cả vì người nghèo:
- Phải toàn tâm toàn ý với người nghèo không vụ lợi
- Tôn trọng đối tượng và cộng đồng, yêu cầu cao với đối tượng và cộng động trong xây dựng ý chí XĐGN
Trang 6- Xác lập được các giải pháp hợp lý, hiệu quả, vừa sức vươn lên của người nghèo và cộng đồng
- Không theo đuổi vô nguyên tắc
Bình đẳng với đối tượng:
- Trong suốt quá trình làm việc; trao đổi, tìm hiểu, thảo luận, giải pháp, kế hoạch hành động
- Không phê phán, áp đặt nhưng biết khơi dạy cho đối tượng và cộng đồng phân tích lựa chọn giải pháp và kế hoạch hành động hợp lý, tối ưu nhất
Tạo niềm tin cho đối tượng và cộng đồng và tin vào người nghèo:
- Khuyến khích đối tượng đưa ra ý kiến trong tất cả quá trình làm việc
- Khai thác, cổ vũ cộng đồng sẵn sàng giúp
- Cùng đối tượng và cộng đồng thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá kết quả và uốn nắn sai sót
Chấp nhận và thích ứng:
- Với đối tượng, với cộng đồng
- Tự thân cán bộ làm công tác xã hội phải hoàn thiện mình
Thiết thực và thích ứng:
- Phải sát thực tế cộng đồng và đối tượng và thiết lập giải pháp đúng, không xa vời
- Đạt kết quả cụ thể, rõ ràng từ thấp đến cao, từ từng mặt đến toàn diện
- Chắc chắn và có độ tin cậy, bền vững
1.3.9 Tiến trình công tác xã hội với người nghèo:
1.3.9.1 Khái niệm tiến trình công tác xã hội với người nghèo:
Là quá trình tổ chức hoạt động của tác viên công tác xã hội với người nghèo
và cộng đồng, bằng việc:
Thúc đẩy nhận thức, tăng năng lực và tự lực cho người nghèo trong việc tìm
ra nguyên nhân của nghèo đói; xác định ý thức trách nhiệm, khả năng, ý chí, lựa chọn giải pháp và biện pháp thoát nghèo đồng thời đón nhận và khai thác tích cực hợp lý, hiệu quả
sự giúp đỡ của nhà nước và cộng đồng
Sự huy động của cộng đồng xã hội giúp đỡ người nghèo
Trang 7Hay nói cách khác là quá trình làm cho người nghèo thay đổi nhận thức, hành
vi và thân phận và cộng đồng từ chưa sẵn sàng tới nhận thức đúng về vấn đề của người nghèo để giúp đỡ người nghèo thoát nghèo và cộng động phát triển tốt hơn
1.3.9.2 Các yếu tố kỹ thuật, thao tác nghiệp vụ cần có của cán bộ làm công tác
xã hội với người nghèo:
Các kỹ năng nghiệp vụ: Công tác xã hội với cá nhân, nhóm và cộng đồng
Các kỹ thuật cần thực hiện: Vấn đàm, quan sát khai thác tư liệu, hiện vật hòa nhập, đóng vai; xử lý case, khủng hoảng…; đánh giá, tự đánh giá lập kế hoạch,…
1.3.9.3 Tiến trình:
Gặp gỡ địa phương cơ sở nêu mục đích yêu cầu của công tác xã hội với người nghèo
Đặt vấn đề thông suốt với lãnh đạo và đoàn thể xã hội
Tuyên truyền trên mạng lưới thông tin cơ sở
Điều tra, thống kê, khảo sát địa bàn để nắm sơ bộ, khái quát mọi mặt cộng đồng và người nghèo
Triệu tập sinh hoạt cộng đồng và phân định nhóm nghèo:
Họp cộng đồng do địa phương và cán bộ công tác xã hội chủ trì quán triệt
về CTXH với XĐGN
Thảo luận phân loại các nhóm dân cư nghèo theo tiêu chí
Các nhóm nghèo họp để thảo luận làm rõ tình hình, đặc điểm, nguyên nhân nghèo và khó khăn của họ, muốn thoát nghèo cần phải làm thế nào (bản thân người nghèo thiếu gì và cộng đồng hỗ trợ gì?)
Cộng đồng hoặc đại biểu cộng đồng họp riêng nên những khó khăn, thuận lợi gì trong giúp đỡ người nghèo và định hướng giúp đỡ
Lập ban CTXH với người nghèo trong XĐGN, xây dựng kế hoạch, chương trình, tìm cơ quan và dự án:
Ban XDGN được chính quyền, cấp ủy, đoàn thể dự kiến, đưa ra cộng đồng biểu quyết (có cả người nghèo tham gia Ban này do người nghèo cứ ra)
Xây dựng quy chế làm việc
Lập chương trình, kế hoạch triển khai
Trang 8 Các nhóm nghèo họp thảo luận mọi vấn đề từ nguyên nhân nghèo, định hướng giải pháp; quyết tâm thực hiện, kế hoạch hành động tối ưu chung và của từng người
Sự phối hợp hành động: tác viên, cộng đồng, người nghèo
Tìm dự án, nguồn tài trợ (mời đại diện của họ tham gia Ban công tác)
Triển khai kết hợp giữa người nghèo và cộng đồng trong xóa đói giảm nghèo dưới sự điều hành của Ban (tác viên là trung tâm, cầu nối)
Chỉ đạo triển khai tiến độ, theo dõi kiểm tra, đánh giá, uốn nắn, động viên, biểu dương người tốt, việc tốt để hình thành phong trào (quan trọng nhất ở bước này
là người nghèo được thay đổi nhận thức, nâng cao năng lực, tự lực, hành vi, ứng xử, giá trị được xác lập
Bước 5: Lượng giá:
Theo mục tiêu, chương trình, kế hoạch
Có tiêu chí đánh giá thống nhất
Đánh giá từ các phía, quan trọng nhất là người nghèo tự đánh giá
Bước 6: Duy trì hay phát triển:
Duy trì: Nếu công việc chưa thực sự có kết quả rõ rệt, chưa an tâm ở độ chắc chắn, bền vững
Củng cố: Đã đạt được cơ bản ổn định bước đầu nhưng còn những yếu tố có thể đột biến, bất ngờ (ví dụ: sắp đến mưa bão hay đất nước lâm vào suy thoái kinh tế, lạm phát…)