1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ASEAN: Bình luận các đặc điểm của Pháp luật cộng đồng ASEAN. So sánh pháp luật cộng đồng ASEAN với pháp luật Việt Nam

13 2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 35,39 KB

Nội dung

Từ những ngày đầu, ASEAN đã lớn mạnh, trở thành Cộng đồng gồm 10 quốc gia làm chủ vận mệnh của mình và ngày càng trưởng thành hơn về chính trị, vững vàng hơn về kinh tế, hoàn thiện hơn về thể chế, gắn kết hơn trong quan hệ. Chúng ta cùng tự hào về ngôi nhà chung ASEAN mô hình liên kết khu vực rất thành công. Trải qua thăng trầm lịch sử, vượt kỳ vọng ban đầu, ASEAN không chỉ biến Đông Nam Á từ đối đầu sang đối thoại, từ nghi kỵ sang hợp tác, từ chia rẽ sang đoàn kết mà đỉnh cao là hình thành Cộng đồng ASEAN. Việc trở thành một khối đoàn kết đem lại nhưng lợi ích to lớn cho các thành viên và để việc hợp tác thành công cần có một hệ thống pháp luật áp dụng chung cho các thành viên để thuận tiện cho việc quản lý cũng như đảm bảo lợi ích cho các thành viên. Vì vậy sự ra đời của pháp luật Cộng đồng ASEAN là việc vô cùng quan trọng và cần thiết. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhóm em xin được chọn đề :“Bình luận các đặc điểm của Pháp luật cộng đồng ASEAN. So sánh pháp luật cộng đồng ASEAN với pháp luật Việt Nam dưới góc độ : Quan hệ pháp luật; Bản chất pháp luật; Cơ chế xây dựng pháp luật; Cơ chế thực thi và tuân thủ pháp luật.”

Trang 1

MỞ BÀI

Từ những ngày đầu, ASEAN đã lớn mạnh, trở thành Cộng đồng gồm 10 quốc gia làm chủ vận mệnh của mình và ngày càng trưởng thành hơn về chính trị, vững vàng hơn về kinh tế, hoàn thiện hơn về thể chế, gắn kết hơn trong quan hệ Chúng

ta cùng tự hào về ngôi nhà chung ASEAN - mô hình liên kết khu vực rất thành công Trải qua thăng trầm lịch sử, vượt kỳ vọng ban đầu, ASEAN không chỉ biến Đông Nam Á từ đối đầu sang đối thoại, từ nghi kỵ sang hợp tác, từ chia rẽ sang đoàn kết mà đỉnh cao là hình thành Cộng đồng ASEAN Việc trở thành một khối đoàn kết đem lại nhưng lợi ích to lớn cho các thành viên và để việc hợp tác thành công cần có một hệ thống pháp luật áp dụng chung cho các thành viên để thuận tiện cho việc quản lý cũng như đảm bảo lợi ích cho các thành viên Vì vậy sự ra đời của pháp luật Cộng đồng ASEAN là việc vô cùng quan trọng và cần thiết Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhóm em xin được chọn đề :

“Bình luận các đặc điểm của Pháp luật cộng đồng ASEAN So sánh pháp luật cộng đồng ASEAN với pháp luật Việt Nam dưới góc độ :

- Quan hệ pháp luật;

- Bản chất pháp luật;

- Cơ chế xây dựng pháp luật;

- Cơ chế thực thi và tuân thủ pháp luật.”

NỘI DUNG

I CƠ SỞ PHÁP LÍ

1 Khái quát về pháp luật cộng đồng ASEAN

1.1 Định nghĩa

Pháp luật Cộng đồng ASEAN là tổng thể nguyên tắc và quy phạm pháp luật

do ASEAN xây dựng và ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ của Cộng đồng

Trang 2

ASEAN, phát sinh trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị - an ninh và văn hóa – xã hội

1.2 Đặc điểm

- Thứ nhất, quan hệ do pháp luật Cộng đồng ASEAN điều chỉnh bao gồm quan hệ phát sinh giữa các quốc gia trong cộng đồng ASEAN và quan hệ hợp tác trong 1 số lĩnh vực giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài Quan hệ pháp luật Cộng đồng ASEAN phát sinh trong tất cả các lĩnh vực hợp tác, bao gồm kinh tế, chính trị - an ninh và văn hóa – xã hội

- Thứ hai, pháp luật Cộng đồng ASEAN do các quốc gia thành viên Cộng đồng ASEAN xây dựng và ban hành theo cơ chế tham vấn và đồng thuận (Điều 20 Hiến chương ASEAN)

- Thứ ba, cơ chế thực thi pháp luật Cộng đồng ASEAN được thực hiện thông qua hoạt động của các quốc gia thành viên và các thiết chế cộng đồng

- Thứ tư, giám sát thực thi pháp luật và giải quyết tranh chấp

Chức năng giám sát thực thi pháp luật của cộng đồng ASEAN được quy định cho tất cả các thiết chế của cộng đồng, từ Hội nghị cấp cao cho đến ban thư kí ASEAN Cơ chế giải quyết giải quyết tranh chấp bao gồm: giải quyết tranh chấp về chính trị - an ninh, giải quyết tranh chấp về kinh tế - thương mại và giải quyết tranh chấp trong một số lĩnh vực chuyên ngành

1.3 Bản chất của pháp luật Cộng đồng ASEAN

Ta có thể khẳng định bản chất của pháp luật Cộng đồng ASEAN là luật quốc tế Thứ nhất, nội hàm của hệ thống pháp luật Cộng đồng ASEAN chính là các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật được hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận của các quốc gia – chủ thể của luật quốc tế - nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong các lĩnh vực hợp tác giữa các chủ thể này

Thứ hai, trong hệ thống nguồn của pháp luât Cộng đồng ASEAN, các điều ước quốc tế chính là nguồn cơ bản Bên cạnh đó, cfon có các tuyên bố, các khuyến nghị, kế hoạch hành động có bản chất như nguồn bổ trợ, làm cơ sở hình thành

Trang 3

nên điều ước quốc tế Dưới góc độ luật quốc tế, đây chính là nguồn của luật tổ chức quốc tế

2 Khái quát về pháp luật Việt Nam

2.1 Định nghĩa

Là hệ thống các quy tắc xử sự, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, do Nhà nước XHCN ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sự thuyết phục và giáo dục mọi người tôn trọng thực hiện và bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước

2.2 Đặc điểm

- Là một hệ thống các quy tắc xử sự có tính thống nhất nội tại cao, bao gồm cơ

sở kinh tế, xã hội và pháp lí của nó quy định

- Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động

- Do Nhà nước XHCN – Nhà nước dân chủ, thể hiện quyền lực của nhân dân lao động – ban hành và bảo đảm thực hiện

- Có quan hệ chặt chẽ với chế độ kinh tế XHCN

- Có quan hệ mật thiết với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản

- Có quan hệ chặt chẽ với các quy phạm xã hội khác trong xã hội XHCN 2.3 Bản chất

Bản chất của pháp luật cũng giống như nhà nước là tính giai cấp của nó,

không có “pháp luật tự nhiên” hay pháp luật không có tính giai cấp.

Tính giai cấp của pháp luật trước hết ở chỗ, pháp luật phản ánh ý chí nhà

nước của giai cấp thống trị, nội dung của ý chí đó đựơc quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung thống nhất, hợp pháp hoá ý chí của nhà nước, được nhà nước bảo hộ thực hiện bằng sức mạnh của nhà nước

Trang 4

Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh của pháp luật.

Mục đích của pháp luật trước hết nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng

lớp trong xã hội Vì vậy, pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các

quan hệ xã hội nhằm hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ củng cố địa vị của giai cấp thống trị Với ý nghĩa đó, pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp

Mặt khác bản chất của pháp luật còn thể hiện thông qua tính xã hội của pháp

luật Tính xã hội của pháp luật thể hiện thực tiễn pháp luật là kết quả của sự “chọn

lọc tự nhiên” trong xã hội Các quy phạm pháp luật mặc dù do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tuy nhiên chỉ những quy phạm nào phù hợp với thực tiễn mới được thực tiễn giữ lại thông qua nhà nước, đó là những quy phạm “hợp lý”, “khách quan” được số đông trong xã hội chấp nhận, phù hợp với lợi ích của đa số trong xã hội

Giá trị xã hội của pháp luật còn thể hiện ở chỗ, quy phạm pháp luật vừa là

thước đo của hành vi con người, vừa là công cụ kiểm nghiệm các quá trình, các hiện tượng xã hội, là công cụ để nhận thức xã hội và điều chỉnh các quan hệ xã hội, hướng chú ý vận động, phát triển phù hợp với các quy luật khách quan

II Một số đánh giá về đặc điểm của pháp luật cộng đồng ASEAN

1 Về đặc điểm thứ nhất: quan hệ pháp luật do ASEAN điều chỉnh

Pháp luật cộng đồng ASEAN điều chỉnh hai mối quan hệ, đó là: quan hệ phát sinh giữa các quốc gia trong cộng đồng ASEAN và quan hệ hợp tác trong 1 số lĩnh vực giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài Cộng đồng ASEAN bao gồm ba trụ cột: Cộng đồng chính trị-an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hóa xã hội

Do vậy, pháp luật Cộng đồng ASEAN cũng được phân chia thành ba lĩnh vực chính: Luật Cộng đồng chính trị-an ninh, Luật Cộng đồng kinh tế và Luật Cộng đồng văn hóa-xã hội ASEAN

Như vậy, có thể thấy pháp luật Cộng đồng ASEAN giống với pháp luật Liên minh Châu Âu ở chỗ: cả hai đều điều chỉnh những quan hệ pháp luật liên quan đến

Trang 5

hợp tác về kinh tế, chính trị-an ninh Bên cạnh đó, pháp luật Cộng đồng ASEAN con điều chỉnh về lĩnh vực văn hóa-xã hội, trong khi pháp luật Liên minh Châu Âu không điều chỉnh vấn đề này

Pháp luật của Cộng đồng ASEAN cũng như pháp luật Liên minh Châu Âu điều chỉnh các quan hệ hợp tác về kinh tế, chính trị-an ninh vì một số lí do sau:

Thứ nhất là xuất phát từ bối cảnh quốc tế và khu vực tại thời điểm pháp luật

được xây dựng:

- Về tình hình quốc tế: trên thế giới đang hình thành xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa mạnh mẽ dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của các tổ chức quốc tế liên chính phủ Các tổ chức này tiến hành hợp tác với nhau trên những lĩnh vực quan trọng về kinh tế, an ninh-chính trị Xu hướng đó đã thúc đẩy các quốc gia có đặc điểm chung (vị trí địa lý, chính trị, kinh tế, xã hội…) tìm đến nhau cùng hơp tác Các quốc gia trong liên minh liên kết với nhau trong một hệ thống pháp luật riêng nhằm tạo ra những cơ hội cho các quốc gia thành viên phát triển, đồng thời tạo ra một môi trường pháp lý chung để quyền, lợi ích của các quốc gia thành viên được đảm bảo

- Về tình hình khu vực: xu hướng xích lại gần nhau hơn để xây dựng một cộng đồng chung, một hệ thống pháp luật chung, tạo ra sự ràng buộc cũng như điều kiện

để các quốc gia có thể cùng nhau hợp tác và phát triển

Thứ hai, bản thân mỗi quốc gia đều mong muốn hợp tác cùng nhau để hướng

tới mục tiêu chung về lợi ích mà các quốc gia có thể đạt được nhờ sức mạnh tập thể

và thông qua sự hợp tác, các quốc gia sẽ có nhiều điều kiện để hội nhập và phát triển toàn diện

Ngoài ra, mặc dù trình độ phát triển giữa các quốc gia thành viên là không

đồng nhất nhưng lại có sự đồng đều tương đối giữa các nhóm nước Vì vậy mà sự liên kết cộng đồng thông qua một hệ thống pháp luật chung là vô cùng quan trọng

và cần thiết, nó sẽ hỗ trợ và thúc đẩy cho việc phát triển chung

2 Xây dựng pháp luật cộng đồng ASEAN.

Trang 6

Pháp luật Cộng đồng ASEAN do ASEAN xây dựng và ban hành Điểm này cũng giống với việc xây dựng pháp luật của Liên minh Châu Âu

Theo quy định tại Điều 20 Hiến chương ASEAN, việc ban hành và ra quyết định của Cộng đồng ASEAN dựa trên nguyên tắc: tham vấn và đồng thuận Tham vấn và đồng thuận nghĩa là: một quyết định nào đó muốn được thông qua trước tiên phải được các quốc gia thành viên đưa ra cùng trao đổi ý kiến, sau đó phải được tất

cả các quốc gia thành viên nhất trí thông qua thì quyết định đó mới được thông qua

Có thể thấy cơ chế này mang lại một số ưu điểm sau:

- Tạo cơ hội cho các quốc gia thành viên đều được thương lượng, đưa ra ý kiến của mình về những vấn đề của ASEAN

- Đảm bảo cho tất cả các quốc gia trong ASEAN có quyền bình đẳng với nhau trong việc quyết định các vấn đề của Cộng đồng, đảm bảo cho ASEAN có thể tồn tại và phát triển theo định hướng “thống nhất đa dạng” trong suốt những năm qua Bên cạnh những ưu điểm trên, nguyên tắc này cũng không tránh khỏi những hạn chế sau:

- Làm chậm tiến trình hợp tác của Cộng đồng nói riêng và ASEAN nói chung

Do sự đa dạng về thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế vè nhiều nét khác biệt

về văn hóa-xã hội giữa các quốc gia thành viên nên quá trình thương lượng để có

sự đồng thuận của tất cả các quốc gia thành viên thường kéo dài rất lâu

- Do cơ chế là phải tất cả các thành viên phải nhất trí thì mới được thông qua,

dù chỉ thiếu sự đồng thuận của một quốc gia thành viên thì quyết định hay văn bản pháp luật cũng không được thông qua Vì điều này mà các nước lớn sẽ dễ chi phối các quyết định của ASEAN qua việc họ chỉ cần lôi kéo, tác động đến 1 quốc gia thành viên ASEAN

Như vậy, cơ chế tham vấn và đồng thuận của ASEAN hoàn toàn khác so với cơ chế ra quyết định và ban hành pháp luật của Liên minh Châu Âu: pháp luật Liên minh Châu Âu chủ yếu được ban hành theo nguyên tắc đa số phiếu kép, theo đó, quyết định được thông qua khi đa số quốc gia thành viên bỏ phiếu thuận và số

Trang 7

phiếu thuận đảm bảo đại diện cho đa số dân số của Liên minh Châu Âu Đây cũng chính là một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa Cộng đồng ASEAN với Cộng đồng Châu Âu nói riêng và Liên minh Châu Âu nói chung

3 Thực thi pháp luật Cộng đồng ASEAN.

Phụ thuộc vào nội dung hợp tác và phạm vi hợp tác, thực thi pháp luật Cộng đồng ASEAN là nghĩa vụ của các bên có liên quan, được thực hiện thông qua hoạt động của các quốc gia thành viên, các thiết chế cộng đồng và đối tác của ASEAN Pháp luật Cộng đồng ASEAN được thực thi ở hai cấp độ: cấp quốc gia và cấp cộng đồng Ở cấp độ cộng đồng, việc thực thi pháp luật được thực hiện thông qua hoạt động chức năng theo nhiệm vụ của các thiết chế trong cơ cấu tổ chức của cộng đồng Ở cấp độ quốc gia, trên cơ sở của pháp luật cộng đồng về từng lĩnh vực cụ thể, các quốc gia thành viên có thể áp ụng trực tiếp các quy phạm pháp luật hoặc có thể xây dựng những quy phạm cụ thể trong pháp luật mỗi quốc gia sao cho phù hợp

Với bất kì một pháp luật cộng đồng nào cũng sẽ có hai cấp độ để thực thi pháp luật như trên, bởi đây là các tổ chức quốc tế liên chính phủ nên việc thực thi pháp luật của các quốc gia trên cơ sở pháp luật chung phải dựa trên nguyên tắc của luật quốc tế

4 Giám sát thực thi pháp luật và giải quyết tranh chấp.

Chức năng giám sát thực thi pháp luật của Cộng đồng ASEAN được quy định cho tất cả các thiết chế của Cộng đồng Tuy nhiên cơ chế này không được quy định thống nhất trong một văn bản pháp luật của ASEAN mà được quy định ở hầu hết các văn bản pháp lý của ASEAN, từ Hiến chương tới văn bản hợp tác chuyên ngành Mỗi văn bản lại quy định các thủ tục khác nhau tùy thuộc vào từng lĩnh vực hợp tác cụ thể Chính sự không tập trung và thống nhất này đã làm giảm hiệu quả giám sát thực thi pháp luật của Cộng đồng ASEAN Trong khi đó, chức năng giám sát thực thi pháp luật của Liên minh Châu Âu được giao cho Ủy ban Châu Âu, với thủ tục giám sát cụ thể và chặt chẽ

Trang 8

Về cơ chế giải quyết tranh chấp, cho đến nay ASEAN đã xây dựng được hệ thống quy định pháp luật khá hoàn chỉnh và hiện đại Tuy nhiên, với đặc thù của truyền thống văn hóa pháp luật Đông Nam Á và một số nguyên nhân khác, thực tiễn của ASEAN trong suốt thời gian qua cho thấy các cơ chế giải quyết tranh chấp định sẵn của ASEAN rất ít được áp dụng

III So sánh pháp luật cộng đồng ASEAN với pháp luật Việt Nam.

1 Về quan hệ pháp luật.

Cộng đồng ASEAN là một tổ chức quốc tế liên chính phủ, thành lập dựa trên

cơ sở thỏa thuận của các nước thành viên thuộc khu vực Đông Nam Á, bởi vậy, pháp luật của cộng đồng ASEAN có những nét khác biệt so với pháp luật của Việt Nam – một quốc gia độc lập có chủ quyền Sự khác biệt đó được thể hiện qua những khía cạnh sau:

- Chủ thể: Pháp luật cộng đồng ASEAN được xây dựng nhằm điều chỉnh các

quan hệ phát sinh giữa các quốc gia trong cộng đồng ASEAN và điều chỉnh các quan hệ hợp tác của ASEAN với các đối tác khác Bởi vậy, chủ thể của pháp luật cộng đồng ASEAN là các quốc gia thành viên của ASEAN và các đối tác của ASEAN Pháp luật Việt Nam chủ yếu điều chỉnh các mối quan hệ pháp sinh giữa Nhà nước, tổ chức, cá nhân với nhau, vì vậy chủ thể của pháp luật Việt Nam chủ yếu là cá nhân và tổ chức

- Phạm vi: Cộng đồng ASEAN được xây dựng trên ba trụ cột chính là: cộng

đồng an ninh – chính trị, cộng đồng kinh tế và cộng đồng văn hóa – xã hội Do vậy, pháp luật của cộng đồng ASEAN tập trong điều chỉnh trong ba lĩnh vực chính: an ninh – chính trị, kinh tế và văn hóa – xã hội Khác với pháp luật cộng đồng ASEAN, pháp luật Việt Nam có phạm vi điều chỉnh rộng hơn, không chỉ gồm ba lĩnh vực như cộng đồng ASEAN mà còn các lĩnh vực khác như: hành chính nhà nước, đất đai, nhà ở,… Như vậy, có thể thấy pháp luật Việt Nam có phạm vi điều chỉnh rộng hơn so với pháp luật cộng đồng ASEAN, pháp luật của cộng đồng chỉ

Trang 9

điều chỉnh trong các lĩnh vực mà các quốc gia thành viên thỏa thuận hợp tác, còn pháp luật Việt Nam điều chỉnh tất cả các quan hệ pháp sinh trên lãnh thổ Việt Nam

Có sự khác nhau trên là do ASEAN và Việt Nam là hai chủ thể khác nhau trong pháp luật quốc tế Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền thể hiện trong việc có quyền tối cao quyết định các vấn đề xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam như xây dựng pháp luật, chính sách phát triển,… Nhà nước là chủ thể xây dựng pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên lãnh thổ nhằm duy trì trật tự xã hội Bởi vậy mà phát luật Việt Nam có chủ thể chủ yếu là cá nhân, tổ chức và cả Nhà nước; phạm vi điều chỉnh rất rộng, bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ASEAN là một tổ chức liên chính phủ do các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á thỏa thuận thành lập nên, bởi vậy mà quyền năng chủ thể của ASEAN chỉ

là quyền năng phái sinh Pháp luật của ASEAN do tất cả các thành viên thỏa thuận xây dựng nên chủ thể cũng như phạm vi điều chỉnh sẽ do các thành viên trao cho, giới hạn ở một mức độ nhất định Vì vậy, chủ thể của ASEAN chỉ bao gồm các quốc gia thành viên và đối tác, phạm vi điều chỉnh chỉ trong khuôn khổ các lĩnh vực hợp tác của ASEAN, không rộng và bao quát như pháp luật của Việt Nam

2 Về bản chất pháp luật.

Cộng đồng ASEAN là liên kết giữa các quốc gia – chủ thể của luật quốc tế trên

cơ sở một hệ thống pháp lí và thể chế pháp lí, vậy nên pháp luật cộng đồng ASEAN cũng mang đầy đủ bản chất của pháp luật quốc tế Pháp luật cộng đồng ASEAN có bản chất là ý chí và sự thỏa thuận của các quốc gia Khi tham gia vào quan hệ quốc

tế các quốc gia bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ Bản chất ý chí thể hiện ở việc các quốc gia tham gia vào quá trình xây dựng nên các quy phạm pháp luật, và các nguyên tắc, các quy phạm được ban hành đều thể hiện ý chí của các quốc gia thành viên Các quốc gia gia nhập sau, chấp nhận kí vào các văn bản gia nhập đồng nghĩa với việc các quốc gia này chấp nhận các quy định của tổ chức, có chung ý chí với các quốc gia thành viên Các quốc gia tham gia xây dựng cũng như tự nguyện chịu sự điều chỉnh của pháp luật cộng đồng ASEAN đều dựa trên cơ sở tự nguyện

Trang 10

về ý chí Ngoài ra, pháp luật cộng đồng ASEAN còn mang bản chất thỏa thuận Việc xây dựng nên các quy phạm pháp luật chung là dựa trên cơ sở thỏa thuận, thương lượng, đàm phán giữa các quốc gia Bản chất này thể hiện đặc thù của pháp luật quốc tế và để phân biệt với pháp luật quốc gia cụ thể là pháp luật Việt Nam (mang bản chất nhà nước và bản chất xã hội)

3 Cơ chế xây dựng pháp luật

Cơ chế xây dựng pháp luật ở ASEAN đó là thỏa thuận dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng giữa các thành viên, luôn bám sát tôn chỉ và mục đích của mình Trong đó nguyên tắc quan trọng nhất khi xây dựng pháp luật của ASEAN đó là tôn trọng độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia của các quốc gia thành viên Không can thiệp vào công việc nội bộ quốc gia thành viên theo bất kỳ hình thức nào

Đối với Việt Nam, cơ chế xây dựng pháp luật ở Việt Nam phải dựa vào lợi ích của toàn dân, và lợi ích của giai cấp công quyền nhân danh nhà nước Điều chỉnh những mối quan hệ liên quan đến chính trị, kinh tế, lao động, môi trường, an ninh… có yếu tố ảnh hưởng, tác động đến Việt Nam

Qua đó ta thấy cơ chế xây dựng pháp luật của ASEAN đề cao tính bình đẳng, tự nguyện giữa các thành viên còn ở Việt Nam thì mang tính quyền lực nhà nước

4 Thực thi pháp luật asean và Việt Nam

* Giống nhau:

Pháp luật cộng đồng Asean bắt buộc các thành viên của mình tuân thủ pháp luật chung mà Asean đã đề ra Các quốc gia thành viên sẽ áp dụng những quy định của Asean vào pháp luật quốc gia mình Vì vậy nhìn chung pháp luật cộng đồng Asean hay pháp luật Việt Nam đều có điểm chung là áp dụng cho toàn bộ thành viên của mình Pháp luật cộng đồng Asean được thực thi dựa trên hoạt động của các quốc gia thành viên và các thiết chế khác còn ở Việt Nam pháp luật được thực thi thông qua các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Như vậy Asean hay Việt Nam đều thực thi pháp luật thông qua hoạt động của các cơ quan của mình

* Khác nhau:

Ngày đăng: 19/03/2018, 20:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w