Quản lí TTSP với việc thực hiện tốt các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra quá trình TTSP sẽ đi đúng hướng, thu thập và xử lý thông tin để đánh giá và điều chỉnh hoạt
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
LÊ THỊ HÀ GIANG
QUẢN LÝ THỰC TẬP SƯ PHẠM TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON
Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY BẮC
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
LÊ THỊ HÀ GIANG
QUẢN LÝ THỰC TẬP SƯ PHẠM TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON
Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY BẮC
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 9.14.01.14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS PHẠM VĂN SƠN
2 PGS.TS NGUYỄN XUÂN THANH
HÀ NỘI - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu và thử nghiệm trong luận án là hoàn toàn trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào
Tác giả
Lê Thị Hà Giang
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Sau những ngày nghiên cứu miệt mài và nghiêm túc, luận án đã được hoàn thành tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Viện, trung tâm Đào tạo - Bồi dưỡng, các thầy cô trong hội đồng bảo vệ các chuyên
đề, seminar, hội đồng bảo vệ cấp bộ môn đã luôn quan tâm, định hướng, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tới PGS.TS Phạm Văn Sơn, PGS.TS Nguyễn Xuân Thanh, PGS.TS Nguyễn Xuân Thức, những người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện luận án
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự các đơn vị giáo dục, các trường cao đẳng, trường mầm non khu vực miền núi Tây Bắc, quý thầy cô, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, giúp đỡ, cung cấp số liệu, tài liệu và thông tin hữu ích trong quá trình nghiên cứu
Bên cạnh đó, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn
bè thân hữu đã luôn bên cạnh động viên, chia sẻ, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án
Trân trọng!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả
Lê Thị Hà Giang
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBQL : Cán bộ quản lý CĐSP : Cao đẳng sƣ phạm ĐHSP : Đại học sƣ phạm GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GDMN : Giáo dục mầm non
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BẢNG SỐ ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ xi
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 4
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5
4 Giả thuyết khoa học 5
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5
7 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 6
8 Luận điểm cần bảo vệ 8
9 Đóng góp mới của đề tài 9
10 Cấu trúc của luận án 9
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỰC TẬP SƯ PHẠM TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY BẮC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 11
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 11
1.1.1 Quản lý đào tạo trong các trường Đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên 11
1.1.2 Thực tập sư phạm và quản lý Thực tập sư phạm trong các trường đại học, cao đẳng 17
1.2 Vài nét đặc thù trong đào tạo GVMN ở các trường Cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc 24
1.2.1 Sứ mệnh của các trường cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc đối với sự phát triển Kinh tế - xã hội địa phương 24
1.2.2 Đặc thù trong đào tạo GVMN ở các trường Cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc 25
Trang 71.3 Đổi mới giáo dục mầm non và những yêu cầu đặt ra đối với năng lực
người GVMN, đối với TTSP và quản lý TTSP trong đào tạo GVMN 27
1.3.1 Đổi mới giáo dục, giáo dục mầm non và những yêu cầu đặt ra đối với năng lực người GVMN trong xu thế hiện nay 27
1.3.2 Hoạt động giáo dục và những yêu cầu đặt ra đối với người GVMN miền núi có nhiều dân tộc 32
1.3.3 Những yêu cầu đặt ra đối với TTSP và quản lý TTSP trong đào tạo GVMN ở khu vực miền núi có nhiều dân tộc 37
1.4 Thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên mầm non 41
1.4.1 Khái niệm Thực tập và Thực tập sư phạm 41
1.4.2 Vị trí của Thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên Mầm non 43
1.4.3 Mục tiêu TTSP trong đào tạo giáo viên mầm non 45
1.4.4 Nội dung Thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên mầm non 45
1.4.5 Các khâu TTSP trong đào tạo giáo viên mầm non 47
1.5 Quản lý Thực tập Sư phạm trong đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 49
1.5.1 Khái niệm Quản lý thực tập sư phạm 49
1.5.2 Nội dung quản lí TTSP trong đào tạo GVMN 51
1.5.3 Phân cấp quản lý TTSP trong đào tạo GVMN 59
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Thực tập Sư phạm trong đào tạo GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 62
1.6.1 Các yếu tố chủ quan 62
1.6.2 Các yếu tố khách quan 63
Kết luận chương 1 65
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ THỰC TẬP SƯ PHẠM TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NONCỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY BẮC 66
2.1 Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý thực tập sư phạm 66
2.1.1 Mục đích khảo sát 66
2.1.2 Nội dung khảo sát 66
Trang 82.1.3 Đối tượng khảo sát 66
2.1.4 Phạm vi khảo sát 66
2.1.5 Phương pháp khảo sát 67
2.1.6 Xử lý kết quả khảo sát 67
2.2 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội các tỉnh khu vực miền núi có nhiều dân tộc ở Tây Bắc và tình hình giáo dục đào tạo của các trường cao đẳng trong khu vực 69
2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực miền núi có nhiều dân tộc 69
2.2.2 Tình hình giáo dục và đào tạo của các trường cao đẳng khu vực Tây Bắc 72
2.3 Thực trạng hoạt động đào tạo GVMN và hoạt động thực tập sư phạm ở các trường khu vực miền núi có nhiều dân tộc 74
2.3.1 Thực trạng hoạt động đào tạo GVMN ở các trường khu vực miền núi có nhiều dân tộc 74
2.3.2 Thực trạng hoạt động thực tập sư phạm trong đào tạo GVMN ở các trường Cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc 78
2.4 Thực trạng quản lý Thực tập sư phạm trong đào tạo GVMN ở các trường Cao đẳng khu vực Tây Bắc 99
2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch TTSP 99
2.4.2.Thực trạng tổ chức TTSP 102
2.4.3 Thực trạng chỉ đạo TTSP 104
2.4.4 Thực trạng việc kiểm tra thực hiện kế hoạch TTSP trong đào tạo giáo viên mầm non 106
2.4.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Thực tập sư phạm trong đào tạo GVMN ở các trường Cao đẳng khu vực Tây Bắc 108
2.5 Đánh giá chung về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí TTSP trong đào tạo GVMN ở các trường Cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc 112
2.5.1 Thành công 112
2.5.2 Hạn chế 114
Kết luận chương 2 117
Trang 9Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ THỰC TẬP SƯ PHẠM TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY
BẮC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 118
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 118
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 118
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, thứ bậc và toàn diện 118
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính phối hợp và phù hợp với đối tượng 119
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 119
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 119
3.2 Các biện pháp quản lý Thực tập sư phạm trong đào tạo GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 120
3.2.1 Tổ chức xây dựng hệ thống cơ sở thực hành, thực tập trong đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 120
3.2.2 Tổ chức đánh giá kết quả TTSP trong đào tạo GVMN theo định hướng Chuẩn đầu ra về NLSP của sinh viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 124
3.2.3 Chỉ đạo xây dựng nội dung Thực tập sư phạm trong đào tạo GVMN phù hợp với đặc thù khu vực miền núi có nhiều dân tộc 128
3.2.4 Chỉ đạo hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với người GVMN khu vực miền núi có nhiều dân tộc 131
3.2.5 Chỉ đạo tăng cường giảng dạy Tiếng Việt trong chương trình đào tạo GVMN đáp ứng yêu cầu của địa phương 136
3.2.6 Hoàn thiện quy trình TTSP trong đào tạo GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 140
3.3 Mối quan hệ của các biện pháp quản lí Thực tập sư phạm 146
3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý Thực tập sư phạm 148
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 148
3.4.2 Đối tượng khảo nghiệm 149
3.4.3 Cách đánh giá kết quả khảo nghiệm 149
Trang 103.5 Thử nghiệm biện pháp: Chỉ đạo hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với người GVMN khu vực miền núi
có nhiều dân tộc 156
3.5.1 Mục đích thử nghiệm 156
3.5.2 Giả thuyết thử nghiệm 156
3.5.3 Mẫu thử nghiệm và địa bàn thử nghiệm 156
3.5.4 Các giai đoạn thử nghiệm 156
3.5.5 Phương pháp đánh giá thử nghiệm 157
3.5.6 Tiêu chí và thang đánh giá thử nghiệm 157
3.5.7 Kết quả thử nghiệm 159
3.5.8 Kết luận thử nghiệm 168
Kết luận chương 3 169
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 170
1 Kết luận 170
2 Kiến nghị 171
2.1 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo 171
2.2 Đối với chính quyền các tỉnh khu vực Tây Bắc 172
2.3 Đối với các trường Cao đẳng khu vực Tây Bắc 172 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 11DANH MỤC BẢNG SỐ
Bảng 2.1 Một số đặc điểm nổi bật của các tỉnh khu vực miền núi có nhiều dân tộc 71
Bảng 2.2 Khái quát tình hình giáo dục của các trường cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc 73
Bảng 2.3 Số liệu đào tạo GVMN ở các trường cao đẳng khu vực miền núi Tây Bắc (tính đến hết năm học 2015-2016) 74
Bảng 2.4 Số liệu TTSP tốt nghiệp trong các năm gần đây 75
Bảng 2.5 Kết quả thực tập tốt nghiệp ngành GDMN (năm học 2015-2016) 77
Bảng 2.6 Các mức độ nhận thức về tầm quan trọng của TTSP trong đào tạo GVMN 78
Bảng 2.7 Kết quả nhận thức của CBQL và GVHD về từng vị trí của TTSP trong đào tạo GVMN 79
Bảng 2.8 Kết quả thực hiện các mục tiêu TTSP 82
Bảng 2.9 Kết quả thực hiện các nội dung TTSP của sinh viên ngành GDMN 84
Bảng 2.10 Kết quả thực hiện nội dung Tìm hiểu thực tiễn giáo dục 85
Bảng 2.11 Kết quả thực hiện nội dung Thực tập giáo dục 85
Bảng 2.12 Kết quả thực hiện nội dung Thực tập giảngdạy 87
Bảng 2.13 Kết quả thực hiện nội dung Viết báo cáo thu hoạch 88
Bảng 2.14 Nhận thức của CBQL và GVHD về mức độ thực hiện các khâu trong quá trình TTSP 90
Bảng 2.15 Kết quả thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá TTSP 92
Bảng2.16 Những thuận lợi trong TTSP ngành GDMN 94
Bảng 2.17 Những khó khăn trong TTSP ngành GDMN 96
Bảng 2.18 Kết quả thực hiện các nội dung lập kế hoạch TTSP 100
Bảng 2.19 Kết quả thực hiện các nội dung tổ chức TTSP 102
Bảng 2.20 Kết quả thực hiện các nội dung chỉ đạo TTSP 104
Bảng 2.21 Kết quả thực hiện các nội dung kiểm tra TTSP 106
Bảng 2.22 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến quản lí TTSP 108
Bảng 2.23 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến quản lí TTSP 110
Trang 12Bảng 3.1 Kiểm chứng tính cần thiết của các biện pháp quản lý TTSP 149 Bảng 3.2 Kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp quản lý TTSP 151 Bảng 3.3 Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các BPQL TTSP 154 Bảng 3.4 Tiêu chí và chỉ báo đo kết quả thử nghiệm 157 Bảng 3.5 Kết quả khảo sát biểu hiện trong việc đáp ứng những yêu cầu riêng đặt
ra đối với người GVMN miền núi có nhiều dân tộc trước thử nghiệm 160 Bảng 3.6 Kết quả khảo sát biểu hiện đáp ứng những yêu cầu riêng đặt ra đối với người GVMN miền núi có nhiều dân tộc sau thử nghiệm 161 Bảng 3.7 Kết quả khảo sát kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
em lứa tuổi mầm non người DTTS trước thử nghiệm 163 Bảng 3.8 Kết quả khảo sát kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
em lứa tuổi mầm non người DTTS sau thử nghiệm 164 Bảng 3.9 Kết quả đo kỹ năng chuẩn bị và lên lớp dạy học của sinh viên ngành GDMN đối với lớp học có trẻ người DTTS trước thử nghiệm 166 Bảng 3.10 Kết quả đo kỹ năng chuẩn bị và lên lớp dạy học của sinh viên ngành GDMN đối với lớp học có trẻ người DTTS sau thử nghiệm 167
Trang 13DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực miền núi có nhiều dân tộc ở Tây Bắc 70 Biểu đồ 2.1 Kết quả nhận thức về vị trí của TTSP trong thực tiễn 81 Biểu đồ 2.2 Kết quả thực hiện các nội dung TTSP của sinh viên ngành GDMN 84 Biểu đồ 2.3 Mức độ thực hiện các khâu trong TTSP 92
Sơ đồ 3.1 Mô hình đảm bảo chất lượng TTSP trong đào tạo GVMN 141 Biểu đồ 3.1 Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý TTSP 155
Trang 14và con người Việt Nam Mục tiêu cuối cùng của giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực
có chất lượng mà trong đó nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục [83] Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 khẳng
định:“Phát triển đội ngũ nhà giáo là một trong những nhiệm vụ hết sức cấp thiết
của ngành GD&ĐT nói chung và của từng cấp học, bậc học nói riêng”, bên cạnh
đó báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ XI của Đảng tiếp tục định hướng:
“Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng Quan tâm hơn tới phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn”[138]
Trong bối cảnh mới, phát triển nhân lực là phát triển nhân cách con người với năng lực hành nghề, năng lực sáng tạo, năng lực tạo lập nghề nghiệp và năng lực tự phát triển [66] Đội ngũ giáo viên là lực lượng giữa vai trò quan trọng trong việc phát huy nguồn nhân lực đồng thời là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và đào tạo Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các trường ĐTGV trong
bối cảnh hiện nay là phát triển đội ngũ giáo viên, đồng thời “chuyển mạnh quá trình
giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn” [138] Như vậy,
đào tạo nghề giáo viên chính là việc phát triển hệ thống năng lực nghề nghiệp cho sinh viên thông qua việc định hướng cho họ lĩnh hội tri thức và thực hành các kỹ năng nghề sư phạm Và như vậy TTSP trong đào tạo là phương thức quan trọng nhằm tạo cho người học được nghiên cứu và trải nghiệm thực tiễn Thông qua quá trình TTSP sinh viên được trau dồi kiến thức, nâng cao nhận thức và lòng yêu nghề
Trang 15dạy học, củng cố và hình thành những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản phục vụ cho công tác của người giáo viên trong tương lai TTSP giúp sinh viên nắm được các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người giáo viên, được tiếp xúc với thực tế giáo dục, được hòa mình với tập thể sư phạm ở các nhà trường; được thường xuyên thực hành, luyện tập các kỹ năng sư phạm, làm quen với công tác giảng dạy, chủ nhiệm và các hoạt động giáo dục ngoại khóa khác Điều đó tạo cơ
sở, tiền đề hình thành cho sinh viên những phẩm chất và năng lực sư phạm của người giáo viên thực thụ, phát huy tính chủ động, sáng tạo và giá trị nghề nghiệp Bên cạnh đó, TTSP còn gắn kết, cộng đồng trách nhiệm giữa trường ĐTGV với các
cơ sở THTT, nơi sử dụng lao động sư phạm trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm sư phạm TTSP chính là phương tiện, công cụ nhanh và hiệu quả nhất góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề và quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên Do đó, việc tổ chức TTSP một cách hiệu quả sẽ là yếu tố quyết định đến chất lượng quá trình đào tạo giáo viên
Trên cơ sở đó, đặt ra những yêu cầu đối với quản lí TTSP trong đào tạo giáo viên phải là công cụ góp phần quán triệt, tổ chức thực hiện tốt các nguyên lý và mục
tiêu giáo dục “học đi đôi với hành”, đồng thời chỉ đạo thực hiện “phương pháp giáo
dục nghề nghiệp phải biết kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lí thuyết để người học có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc” [83] Quản lí TTSP với việc thực hiện tốt các chức năng lập kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra quá trình TTSP sẽ đi đúng hướng, thu thập và xử
lý thông tin để đánh giá và điều chỉnh hoạt động TTSP, có cơ sở đánh giá chất lượng
và sản phẩm đào tạo, từ đó đề xuất phương hướng nâng cao chất lượng đào tạo, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ GV; xây dựng và đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, RLNVSP và TTSP nhằm đào tạo con người có phẩm chất, kỹ năng
và phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và các yêu cầu
xã hội Quản lý TTSP hiệu quả còn là cơ sở, động lực giúp sinh viên có tâm thế, yên tâm với nghề nghiệp đã chọn và tạo dựng được uy tín, thương hiệu của trường đào tạo đối với các địa phương và cộng đồng xã hội
Trang 16Như vậy, Thực tập sư phạm và quản lý TTSP có vị trí và vai trò rất quan trọng trong nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên
1.2 Thực tiễn hoạt động TTSP và quản lý TTSP trong đào tạo GVMN ở các trường Cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc ở Tây Bắc
Đào tạo GVMN luôn chiếm ưu thế và là thế mạnh của các trường cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc ở Tây Bắc Trước bối cảnh đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới GDMN nói riêng, các nhà trường đã thường xuyên chú trọng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên GDMN, đặc biệt chú trọng đến công tác tổ chức cho sinh viên ngành GDMN tham gia đợt TTSP cuối khóa
Hoạt động TTSP trong đào tạo GVMN có vị trí hết sức quan trọng bởi tính đặc thù nghề nghiệp và tính đặc thù khu vực miền núi có nhiều dân tộc Các nội dung TTSP trong đào tạo GVMN được thực hiện đầy đủ Tuy nhiên quá trình TTSP trong những năm qua còn bộc lộ nhiều tồn tại và hạn chế như: nội dung lên lớp giảng dạy và thực tập giáo dục (chăm sóc, giáo dục trẻ) có hiệu quả chưa cao và chưa sát thực với đặc thù khu vực miền núi có nhiều dân tộc dẫn đến sinh viên chưa chủ động, sáng tạo trong các hoạt động chăm sóc trẻ, tìm hiểu học sinh cá biệt, lập
kế hoạch giáo dục cho nhóm lớp; việc tổ chức các hoạt động lên lớp dạy học còn lúng túng, việc đặt câu hỏi và gợi ý trẻ lời câu hỏi cho trẻ chưa linh hoạt; kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng mềm của sinh viên còn rất hạn chế, vốn tiếng Việt của sinh viên chưa phong phú Bên cạnh đó, một số khâu trong TTSP còn hình thức, thực hiện chưa bài bản và chu đáo Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả TTSP chưa thực sự phản ánh đúng năng lực của sinh viên, chưa gắn với các Chuẩn đầu ra và chuẩn nghề nghiệp hiện hành
Trong quản lí TTSP, chủ thể quản lý TTSP là phòng Đào tạo đã chủ động tham mưu cho Ban giám hiệu trường ĐTGV và các Ban chỉ đạo TTSP quản lí TTSP theo đúng các chức năng, nhiệm vụ; quán triệt đầy đủ và nghiêm túc các nội quy, quy chế thực hành, thực tập trong đào tạo GVMN; xây dựng các văn bản hướng dẫn các nội dung thực hành thực tập riêng đối với ngành GDMN; cử giảng viên đi khảo sát để lựa chọn địa điểm TTSP phù hợp, đưa đoàn đến cơ sở thực tập và trực tiếp hướng dẫn mọi hoạt động TTSP Phối kết hợp với các ban chỉ đạo TTSP trong kiểm
Trang 17tra đánh giá, kết quả Tuy nhiên, trong quản lí TTSP cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế như: Công tác quản lí TTSP trong đào tạo GVMN còn chưa thật sự khoa học, mỗi trường có cách thức quản lí và tổ chức khác nhau; việc đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình TTSP còn chung chung, chưa cụ thể, sát thực, chưa tăng cường và chú trọng rèn luyện các phẩm chất, năng lực và kỹ năng nghề nghiệp cho người học, việc tiếp cận chương trình giáo dục mầm non mới còn mờ nhạt; tổ chức một số khâu TTSP còn phiến diện, chưa linh hoạt; công tác tổ chức RLNVSP, trang bị kỹ năng sư phạm phục vụ cho nghề nghiệp của người GVMN chưa thường xuyên, còn hình thức và chưa có chiều sâu.Việc kiểm tra, đánh giá TTSP nói chung của một số
cơ sở thực tập còn lỏng lẻo, còn hình thức và chưa khách quan, chưa định hướng theo Chuẩn đầu ra về NLSP trong đào tạo GVMN; Một số Ban chỉ đạo TTSP chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ trong công tác điều hành, chỉ đạo Công tác xây dựng kế hoạch chưa cụ thể, chi tiết; công tác phối hợp giữa một số BCĐ TTSP chưa kịp thời và chưa thống nhất; kinh nghiệm quản lí, hướng dẫn TTSP ở một số ban chỉ đạo, một bộ phận giảng viên, GVHD còn hạn chế,
Xuất phát từ yêu cầu xã hội, yêu cầu đổi mới GDMN trong bối cảnh hiện nay, chuẩn hóa nội dung đào tạo GVMN kết hợp với chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục trẻ phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý, yêu cầu phát triển thể lực và hình thành nhân cách Xuất phát từ vị trí, vai trò và thực tiễn của TTSP, quản lí TTSP trong ĐTGV mầm non, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TTSP, nâng cao chất lượng ĐTGV mầm non của các trường cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc ở
khu vực Tây Bắc trong những năm tiếp theo, tác giả đã chọn vấn đề: “Quản lý Thực
tập sư phạm trong đào tạo giáo viên mầm non của các trường Cao đẳng khu vực Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” làm đề tài nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn TTSP, quản lý TTSP từ đó đề xuất các biện pháp quản lý TTSP trong đào tạo GVMN phù hợp với đặc thù khu vực, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Mầm non ở các trường cao đẳng khu vực Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Trang 183 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Thực tập sư phạm trong đào tạo GVMN ở các
trường Cao đẳng khu vực Tây Bắc
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý TTSP trong đào tạo GVMN ở các
trường Cao đẳng khu vực Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay
4 Giả thuyết khoa học
TTSP trong đào tạo GVMN là hình thức học tập quan trọng nhằm tạo cho người học được nghiên cứu và trải nghiệm thực tiễn Trước bối cảnh đổi mới giáo dục, quản lí TTSP trong đào tạo GVMN là một yêu cầu hết sức cần thiết Tuy nhiên, quản lí TTSP ở các trường cao đẳng khu vực Tây Bắc những năm gần đây còn bộc lộ một số hạn chế trong công tác tổ chức,chỉ đạo, đánh giá kết quả TTSP dẫn đến chất lượng đào tạo GVMN chưa đảm bảo, chưa đáp ứng được yêu cầu về năng lực nghề GVMN tại các cơ sở giáo dục mầm non Đề xuất và áp dụng thực hiện các biện pháp quản lý TTSP một cách đồng bộ, phù hợp với đặc thù khu vực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở các trường cao đẳng khu vực miền núi Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lý TTSP ở các trường đào tạo giáo viên 5.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng TTSP và quản lý TTSP trong đào tạo
GVMN ở các trường Cao đẳng khu vực Tây Bắc
5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý TTSP trong đào tạo GVMN ở các trường
cao đẳng khu vực Tây Bắc phù hợp với đặc thù khu vực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay
5.4 Khảo nghiệm và thử nghiệm các biện pháp quản lý TTSP đã đề xuất
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Luận án xác định chủ thể chính thực hiện các biện pháp quản lí TTSP trong đào tạo GVMN là BGH các trường cao đẳng ĐTGV mầm non khu vực Tây Bắc
Trang 19Các trường Cao đẳng ở khu vực Tây Bắc hầu hết đào tạo ở hai trình độ Cao
đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp Luận án nghiên cứu biện pháp quản lý TTSP tốt
nghiệp trong đào tạo trình độ cao đẳng cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non
theo chuẩn đầu ra về năng lực sư phạm mà GVMN cần đạt được đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở khu vực miền núi có nhiều dân tộc trong bối cảnh hiện nay
6.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lí TTSP trong đào tạo GVMN của các trường cao đẳng công lập khu vực Tây Bắc, trong đó tập trung chủ yếu ở các trường: Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu, Cao đẳng Sơn
La Đây là các trường thuộc 3 tỉnh đại diện cho khu vực miền núi Tây Bắc có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống gồm Điện Biên, Lai Châu và Sơn La
6.3 Giới hạn về khách thể khảo sát
Đề tài khảo sát 590 người, gồm các khách thể:
Lãnh đạo và chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện/thị xã/thành phố;
Ban giám hiệu; cán bộ phòng đào tạo; Ban chủ nhiệm/lãnh đạo khoa; tổ trưởng bộ môn, giảng viên thuộc các khoa quản lý ngành Giáo dục Mầm non (Khoa
sư phạm/khoa Tiểu học - mầm non/khoa Giáo dục mầm non) ở các trường cao đẳng trong khu vực miền núi có nhiều dân tộc;
Ban giám hiệu, GVHD ở các trường Mầm non có sinh viên tham gia TTSP
7 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1 Cách tiếp cận
7.1.1 Tiếp cận hệ thống
Đào tạo trình độ Cao đẳng là một bộ phận của bậc giáo dục đại học nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân Xuất phát từ mục đích, yêu cầu của quá trình đào tạo mà TTSP là khâu quan trọng cuối cùng trong quá trình đào tạo nghề giáo viên, quản lí TTSP là một nội dung trong quản lí quá trình đào tạo và quản lí hoạt động học tập của SV do đó trong quá trình nghiên cứu đề tài phải xác định TTSP và quản
lí TTSP là những thành tố cấu thành quá trình đào tạo Tiếp cận hệ thống giúp luận
Trang 20án lựa chọn các thành tố chủ yếu và xác định được mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố cấu thành đó
7.1.2 Tiếp cận chức năng
Vận dụng các chức năng quản lý (bốn chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra) vào quản lí TTSP Tiếp cận chức năng giúp cho luận án xác định được hướng nghiên cứu và đi sâu vào các chức năng trong quản lí TTSP Tuy nhiên luận án vận dụng, khai thác các góc độ của các chức năng quản lí gắn với các vấn
đề thực tiễn trong hoạt động TTSP
7.1.3 Tiếp cận chuẩn đầu ra về NLSP
Đó là các yêu cầu tối thiểu về phẩm chất, kiến thức, năng lực với hệ thống kỹ năng mà sinh viên tốt nghiệp và người GVMN phải đạt được Đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề là một trong những nhiệm vụ và giải pháp nhằm đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục Lấy Chuẩn đầu ra về NLSP làm đích đến giúp cho luận án đề xuất được những giải pháp quản lí TTSP phù hợp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non trong bối cảnh hiện nay
7.1.4 Tiếp cận năng lực
Quản lí TTSP hướng đến rèn luyện năng lực cho SV sau khi tốt nghiệp (phẩm chất, năng lực chung, năng lực sư phạm) Đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề là một trong những nhiệm vụ và giải pháp nhằm đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục
7.1.5 Tiếp cận thực tiễn
TTSP là học phần mang tính thực hành, giáo sinh phải thể hiện được năng lực thực tiễn của người GVMN trong tất cả các hoạt động ở trường mầm non Qua hoạt động thực tiễn trong thời gian TTSP, giáo sinh mới hiểu rõ lí luận về quy trình dạy học của người GVMN một cách sâu sắc Đó là con đường tốt nhất, phương thức hay nhất để giáo sinh biến lí luận dạy học thành năng lực thực tiễn của bản thân
7.2 Phương pháp nghiên cứu
7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Trang 21Hồi cứu tư liệu, đọc, phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa, tóm tắt và trích dẫn các tài liệu ở trong nước và nước ngoài có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận của luận án Các khái niệm công cụ
và khung lý luận về TTSP và quản lí TTSP trong đào tạo ở các trường ĐH, CĐ được xác lập tạo cơ sở để thiết kế công cụ khảo sát và định hướng tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng TTSP và quản lí TTSP trong đào tạo GVMN
7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Luận án sử dụng và phối hợp các phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi kết hợp với gặp gỡ và phỏng vấn,quan sát, sử dụng phương pháp chuyên gia, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động, phân tích, tổng hợp, so sánh, thử nghiệm, tổng kết kinh nghiệm nhằm phát hiện và đánh giá thực trạng TTSP, quản lý TTSP trong đào tạo GVMN ở các trường cao đẳng khu vực Tây Bắc
7.2.3 Nhóm phương pháp xử lý thông tin
Trên cơ sở phân tích, xử lí số liệu, sử dụng các phương pháp so sánh, chọn lọc và tổng hợp để đưa ra các luận điểm của luận án có tính khái quát cao Việc xử
lí số liệu thực hiện bởi các công thức toán thống kê như tính trung bình cộng, số trung vị, xếp thứ bậc, hệ số tương quan thứ bậc Spearman để định lượng kết quả nghiên cứu
7.2.4 Phương pháp thử nghiệm
Phương pháp được sử dụng để tiến hành thử nghiệm một số biện pháp đề xuất nhằm xác định tính khoa học, tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp quản lí TTSP và khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã trình bày
8 Luận điểm cần bảo vệ
8.1 Khu vực miền núi Tây Bắc có những đặc thù riêng và khác biệt về địa hình, điều kiện kinh tế xã hội và là khu vực miền núi có nhiều dân tộc GVMN công tác ở khu vực miền núi có nhiều dân tộc ngoài phẩm chất và năng lực chung của nghề GVMN cần đáp ứng được một số yêu cầu riêng được đặt ra mới có thể thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ TTSP và quản lý TTSP góp phần quan trọng trong việc hình thành, rèn luyện và phát triển các kỹ năng cơ
Trang 22bản của nghề GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục QL TTSP có vị trí, vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo đào tạo nghề GVMN
8.2 Công tác quản lí TTSP trong đào tạo GVMN ở các trường cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc trong những năm vừa qua còn bộc lộ nhiều hạn chế trong việc chỉ đạo, tổ chức xây dựng nội dung, quy trình, đánh giá kết quả và phối hợp thực hiện các khâu TTSP, nên có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng đào tạo nghề GVMN và thực chất chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với người GVMN khu vực miền núi
8.3 Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý TTSP theo tiếp cận chuẩn đầu
ra về năng lực sư phạm phù hợp với đặc thù khu vực miền núi có nhiều dân tộc sẽ khắc phục được những hạn chế và nâng cao chất lượng hoạt động TTSP cũng như chất lượng đào tạo GVMN ở các trường cao đẳng khu vực Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay
9 Đóng góp mới của đề tài
Đề tài góp phần bổ sung và làm phong phú thêm lí luận về quản lí TTSP trong đào tạo giáo viên nói chung, đào tạo GVMN đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
Phát hiện và làm sáng tỏ thực trạng hoạt động TTSP, quản lí TTSP ở các trường cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc Thông qua các thông tin khảo sát và phân tích số liệu cùng những phản ánh sâu sắc về thực trạnglàm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lí TTSP ở các trường cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc trong thời gian tiếp theo
Đề xuất và khẳng định hiệu quả các biện pháp quản lí TTSP trong đào tạo GVMN ở các trường cao đẳng khu vực có nhiều dân tộc trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay Trên cơ sở đó các nhà trường có cơ sở định hướng cải tiến, đổi mới phương pháp quản lý TTSP nhằm nâng cao chất lượng TTSP, nâng cao chất lượng đào tạo GVMN đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực GVMN cho khu vực
10 Cấu trúc của luận án
Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị gồm có 3 chương:
Trang 23Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý TTSP trong đào tạo giáo viên mầm non
ở các trường cao đẳng khu vực Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Chương 2 Thực trạng quản lý thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên mầm non của các trường Cao đẳng khu vực Tây Bắc
Chương 3 Biện pháp quản lý thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên mầm non của các trường Cao đẳng khu vực Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Trang 24Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỰC TẬP SƯ PHẠM
TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY BẮC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Quản lý đào tạo trong các trường Đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên
1.1.1.1.Nghiên cứu ngoài nước
Từ cuối những năm 1980, trên thế giới nói chung và Châu Âu nói riêng đã chứng kiến một sự thay đổi lớn về triết lí giáo dục đại học, đó là xu hướng chung của các trường đại học đa dạng hóa CTĐT nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, đa ngành
và tự trị, GDDH đã chuyển dịch sang một mô hình có tính thương mại và hướng tới
xã hội nhiều hơn Một số công trình nghiên cứu của các tác giả John E.Kerrigan and Jeff S.Luke, R.Noonan đã đề cập đến quản lý đào tạo được thực hiện trong cơ chế thị trường theo quy luật cung -cầu, tiếp cận hiện đại gắn nhà trường với các bên sử dụng lao động, dựa trên nhu cầu của việc làm và người học trong cộng đồng [74] Ở nhiều nước phát triển ở Châu Âu, châu Mỹ như Đức, Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Canada
và một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, các vấn đề về lí thuyết đào tạo, quản lý và phát triển nguồn nhân lực đã được các tác giả nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc [79] Chẳng hạn ở Nga, hệ thống giáo dục coi trọng tự học nhưng nhấn mạnh chuẩn giáo dục thống nhất của nhà nước đối với mọi hình thức Các cơ sở đào tạo đại học được quyền tự trị Điều khác biệt giữa cơ
sở công lập và tư thục là nguồn tài chính và sở hữu [70] Còn ở Hoa Kỳ, các trường nói chung hoạt động theo nguyên tắc tự quản và tự do về học thuật Bản chất giáo dục ở đây xuất phát từ ba nét đặc trưng nổi bật là: lí tưởng, năng động và năng suất cao [70] Nghiên cứu của David G.Imig cho thấy CTĐT hiện nay bị coi là vừa thiếu tính học thuật nghiêm ngặt vừa xa rời thực tế giáo dục [5]
Ở Nhật Bản, chiến lược giáo dục là một mô hình của sự giao lưu văn hóa có tính độc lập và thông minh ở chỗ tiếp thu văn minh Tây Âu ở mức độ cao, tuy nhiên
mô hình giáo dục chuyên nghiệp ở Nhật đáng để cho các nước phát triển tham khảo Việc quản lí các trường đại học ở Nhật rất đa dạng, đào tạo sư phạm được đảm bảo
Trang 25ở trình độ đại học cho dù người tốt nghiệp dạy ở bậc học nào [70] Các nghiên cứu
ở các quốc gia Châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore đều nêu lên hiện trạng là chương trình ĐTGV theo kiểu truyền thống đang đứng trước những thử thách gay go bởi những bất cập về sản phẩm, chất lượng, chính sách hay chương trình đào tạo [86]
Khi bàn về các giải pháp quản lý, các Tác giả Jenni Koivula và Risto Rinne cho rằng các trường đại học hiện nay đang có nhiều thách thức mới, đòi hỏi phải cải
tổ lại về nhiều mặt, các trường cần phải trở nên tích cực hơn, chủ động và sáng tạo đối với những đổi mới bên ngoài, đồng thời cũng phải định hình lại tính năng động
trong giảng dạy, nghiên cứu, quản trị, tổ chức và lãnh đạo Nhà nghiên cứu Patrick
Demougin cho rằng cải cách ĐTGV như một công cụ để đổi mới hệ thống giáo dục Nội dung đổi mới trong ĐTGV là triển khai áp dụng đào tạo theo hướng tiếp cận kỹ năng mà cách tốt nhất là thông qua các hoạt động THTT [49].Tác giả John West -
Burham nhấn mạnh "khoảng cách giữa hình ảnh và giá trị càng lớn thì tổ chức sẽ
càng ít khách hàng, chất lượng của việc dạy quyết định thành tích của các học sinh, chất lượng của người lãnh đạo quyết định chất lượng của việc dạy học" [49] Tiếp
đó, một số nghiên cứu của các tác giả Dorothy Myers và Robert Stonihill, Freeman, Danielle Colardyn đã nhấn mạnh rằng QLCL trong giáo dục cần được đổi mới, trong đó ĐBCL là cách tiếp cận có hệ thống đảm bảo được các nhu cầu đặt ra [59]
Điều đó cho thấy yêu cầu đặt ra đối với một người giáo viên trong thế kỉ XXI
là hết sức lớn lao, nặng nề và toàn diện Bên cạnh đó, hoạt động học tập của sinh viên là một vấn đề đã được các chuyên gia giáo dục, các nhà nghiên cứu luôn quan
tâm John Dewey (1859) - Mỹ đưa ra một luận điểm: “Mục đích của giáo dục nhà
trường là đảm bảo quá trình giáo dục liên tục bằng cách tổ chức các hoạt động tích cực của người học, … Giáo dục là cuộc sống, nhà trường là xã hội, lấy người học làm trung tâm”[51] Đó là quan điểm QLĐT tương đối cởi mở, hiện đại và tiến bộ
Charles T Towley với nghiên cứu của mình đã tổng kết mô hình quản lý nhà trường
ở ĐH New Mexico dựa trên nguyên tắc cùng quản lý điều hành, trong đó cho thấy hoạt động giảng dạy và học tập trong trường đại học đòi hỏi phải có sự hợp tác, phối hợp của giáo viên và sinh viên Hoạt động học tập của sinh viên được đề cập
Trang 26như một hoạt động của người cộng tác, SV cần phải tự xây dựng, khám phá mở rộng và kiến tạo kiến thức cho bản thân [46] TTSP thực chất là một hoạt động học tập của SV, do đó cần xem xét quản lí TTSP là một thành tố của quản lý quá trình dạy và học nhằm nâng cao chất lượng TTSP hay sản phẩm sư phạm được tạo thành
Vấn đề quản lí đào tạo, phát triển đội ngũ GVMN trên thế giới đã được đề
cập đến khá nhiều bởi những công trình nghiên cứu chuyên sâu hay báo cáo những nét đặc trưng ở một số nước Báo cáo giám sát về toàn cầu về giáo dục cho thấy
“Trình độ chuyên môn cho giáo viên trước tuổi đi học khác nhau ở nhiều nước Các nước thuộc tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế thường yêu cầu trình độ đại học
Ở Pháp, giáo viên trước tuổi đi học phải thi đỗ kì thi quốc gia dành cho SV có bằng
3 năm sau trung học Ở Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Hy Lạp, Bồ Đào Nha,…cũng phải hoàn thành ít nhất giáo dục 3 năm sau trung học Ở Tây Ban Nha, trình độ của giáo viên trước tuổi đi học là thạc sĩ” [137] Ở Đức, thực hiện theo Thỏa thuận
khung, trong đó nêu rõ những nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ, các năng lực cần thiết, nội dung đào tạo và các yêu cầu, điều kiện đòi hỏi người học phải đáp ứng được để sau tốt nghiệp trở thành giáo viên độc lập [88] Còn ở Hoa Kỳ, các trường mầm non phải sử dụng chương trình liên kết với chuẩn tiểu học, thực hiện thực hành tốt nhất cho trẻ, tỷ lệ trẻ/giáo viên thấp (không vượt quá 10/1) Đối với khu vực châu Á, Nhật Bản có GDMN bình đẳng cho mọi trẻ và mang tính xã hội hóa cao, không có chương trình chung do nhà nước quy định mà mỗi trường tự xây dựng phù hợp với sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ [88] Như vậy, tuy có sự khác biệt trong thời lượng và chính sách ở các nước khác nhau trong đào tạo và quản lí đào tạo GVMN song đều hướng tới các năng lực cần thiết trong đào tạo để đáp ứng được các mục tiêu chăm sóc và giáo dục trẻ
1.1.1.2 Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, xu hướng hiện nay cho thấy hầu hết các trường ĐH,CĐ đã không còn là trường đào tạo chuyên ngành nữa mà đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực Xuất phát
từ nhu cầu xã hội, vị trí và uy tín của các nhà trường đối với xã hội và cộng đồng địa phương, một số trường đã thay đổi tên trường, sứ mạng cho phù hợp với thực tế và xu hướng chung Các tác giả Trần Khánh Đức [37], Nguyễn Minh Đường [38], Nguyễn
Trang 27Đức Trí [122] đã giới thiệu tổng thể và chi tiết đến công tác QLĐT, đề xuất các giải pháp trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Đó là những định hướng giá trị cho quá trình QLĐT nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội theo tiếp cận thị trường
QLĐT là hệ thống các tác động có mục đích đến quá trình đào tạo, trong đó bao gồm nhiều yếu tố cùng vận động trong các mối quan hệ mật thiết với nhau [74] Đối tượng của QLĐT trong nhà trường là sự hoạt động của GV, SV và các tổ chức sư phạm trong việc thực hiện các kế hoạch và CTĐT nhằm đạt được mục tiêu đào tạo Mục tiêu của QLĐT là đảm bảo thực hiện đầy đủ các mục tiêu, kế hoạch, nội dung CTĐT theo đúng tiến độ thời gian quy định, đảm bảo quá trình đào tạo chất lượng cao [122] Từ mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam đặt ra mục tiêu của các trường
ĐTGV hiện nay:“Đào tạo những người có phẩm chất chính trị vững vàng, có lập
trường tư tưởng đúng đắn, có tư cách đạo đức tốt, yêu nghề và sẵn sàng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, có khả năng chuyên môn và nghiệp vụ tổ chức giảng dạy,
có óc sáng tạo, có khả năng và sự say mê tự học, tự nghiên cứu, …” [113]
Xuất phát từ mục tiêu đó, đổi mới chương trình ĐTGV nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo là phát triển năng lực và phẩm chất của sinh viên sư phạm - những nhà giáo tương lai hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề phù hợp với mục tiêu giáo dục Việt Nam là việc làm cần thiết Từ đó các Nghị quyết, Chương trình hành động nhằm xác định các giải pháp quản lý, đổi mới giáo dục được ban hành [6], [7].Các Hội thảo khoa học, công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả cũng liên tục được thực hiện trên nhiều phương diện khác nhau [8], [128], [22], Nghiên cứu “Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục” của tác giả Trần Kiểm [68]
đề cập đến “tiếp cận phức hợp” và “tiếp cận dựa vào nhà trường”, nghĩa là chủ thể QLĐT phải nhìn nhận đối tượng quản lý như một chỉnh thể, cần phải có cái nhìn biện chứng đồng thời người dạy, người học được tham gia một cách dân chủ vào việc quản lý Đó là một xu thế mới, hiện đại góp phần nâng cao hiệu quả, vị thế và phát triển cơ sở đào tạo Bên cạnh đó, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc [76], Bùi Minh Hiền [51] đã chỉ ra rằng nhà trường phải trở thành tổ chức biết học hỏi và luôn đổi mới Tác giả Hoàng Tâm Sơn lại cho rằng đổi mới hoạt động quản lí của Hiệu trưởng trường ĐH, CĐ là yếu tố quan trọng và tích cực nâng cao hiệu quả
Trang 28giáo dục đại học [9] Các tác giả Trần Thị Bích Liễu [9], Nguyễn Kim Hồng [9], Nguyễn Huy Vị [9], Hồ Cảnh Hạnh [9] lại đưa ra giải pháp riêng và thực tiễn cho khối trường CĐCĐ hay các trường CĐSP địa phương trong giai đoạn hiện nay
"Thực hiện chức năng hướng nghiệp, giáo dục thường xuyên cho học sinh phổ thông, đồng thời thực hiện chức năng giáo dục cộng đồng bằng các hình thức không chính quy, hình thành kỹ năng sư phạm; tăng cường việc kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động dạy và học”[140] Trên cơ sở đó “cần tập trung các giải pháp nâng cao năng lực độc lập, sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu của người học, người giáo viên tiếp tục duy trì, phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng dạy học” [47] Bằng
những phân tích thực tiễn tác giả Bùi Văn Quân nêu ý kiến “Vấn đề đưa văn hóa
phát triển chuẩn và sử dụng chuẩn trong đào tạo là vô cùng quan trọng lúc này và cần phải được nghiên cứu rộng rãi, sâu sắc hơn nữa Đào tạo dựa vào chuẩn cũng
là điều kiện bắt buộc để từ đó có thể phát triển các hệ thống kiểm định chất lượng đào tạo, kiểm định cơ sở đào tạo đủ tin cậy" [128] Tuy nhiên, "Không có giải pháp nào là vạn năng và vĩnh cửu, biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng người, đúng việc thì mới phát huy được tác dụng" [85]
Trong QLĐT, việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng ĐTGV nói riêng đều gắn với việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, quản lý chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng, CTĐT phải gắn với Chuẩn đầu ra Tác
giả Nguyễn Tiến Hùng nhận định: “quản lí chất lượng giáo dục được xem là hệ
thống, bao gồm các cơ chế và các quy trình, được sử dụng để ĐBCL thông qua liên tục cải tiến chất lượng hoạt động của hệ thống giáo dục hay cơ sở giáo dục hoặc lớp học” [57] Bởi “mục đích của kiểm định chất lượng là nhằm đảm bảo đạt được ngưỡng chuẩn mực nhất định trong đào tạo, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng nguồn nhân lực và đảm bảo quyền lợi cho người học” [111] Từ đó “các trường sư phạm cần có các tiêu chí đánh giá chất lượng cho chính mình và cho giáo viên, các tiêu chí này phải là một phần của các chính sách phát triển hệ thống ĐBCL nhằm giữ vững các chuẩn mực chuyên môn sư phạm” [31] Tiếp đó, các tác giả Nguyễn
Minh Đường [38], [39], Phạm Thành Nghị [94] tiếp tục đề cập đến các nhân tố
Trang 29ĐBCL, cho rằng đây là các điều kiện ĐBCL đào tạo như chương trình, giáo viên, cơ
sở vật chất và thiết bị dạy học, tổ chức quá trình dạy học, tài chính,…
Bước vào thời kỳ hội nhập, phát triển khoa học giáo dục đã chuyển từ quan
điểm dạy học “lấy người dạy làm trung tâm” sang quan điểm “lấy người học làm
trung tâm” [46] Trong Đề án phát triển GDMN giai đoạn 2006-2015, Thủ tướng
Chính phủ đã nhấn mạnh: "GDMN là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc
dân, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mĩ của trẻ em Việt Nam" [11] Như vậy, vấn đề phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của
GVMN, chất lượng đào tạo GVMN cũng như mức độ đáp ứng những đòi hỏi của xã hội đang dành sự quan tâm lớn trong ngành giáo dục cũng như toàn xã hội Đào tạo GVMN có những đặc thù riêng, khác biệt với các bậc học sau đó, đòi hỏi các trường đào tạo GVMN phải tiếp tục đổi mới về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, quản lí quá trình dạy và học nhằm đáp ứng chương trình GDMN và
các yêu cầu đổi mới giáo dục Một trong những biện pháp được đề xuất thực hiện là
“Dựa vào Chuẩn nghề nghiệp GVMN xác định và chỉ đạo đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết cho người GVMN, xây dựng nội dung dạy học phù hợp đảm bảo cân đối giữa lí thuyết và thực hành, tạo điều kiện thuận lợi cho người học được thực hành, phát triển các kỹ năng nghề nghiệp”[75] Kết hợp với Chuẩn đầu ra về
năng lực sư phạm trong CTĐT ngành GDMN, đào tạo phải đáp ứng sự phát triển đội ngũ GVMN cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ theo tiêu chuẩn chung, đồng thời phải đáp ứng được những yêu cầu riêng đặt ra về phẩm chất, nhân cách, năng lực đối với người GVMN theo từng khu vực, địa phương cụ thể, đặc biệt
ở khu vực miền núi có nhiều dân tộc, người GVMN luôn phải biết chung sống với
mọi người và biết tự khẳng định mình [55] Bởi người GVMN phải gánh trên vai sứ
mệnh lịch sử cao cả, bởi đó chính là những người thầy đầu tiên trong cuộc đời trẻ,
là người đặt nền móng tri thức cho các em ngay từ những năm tháng đầu tiên đến
trường Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã khẳng định: “GVMN - nhà tổ chức - nhà
quản lý” [78] Ở trường mầm non “GVMN giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, phát hiện năng khiếu ban đầu, định hướng cho sự phát triển nhân cách của trẻ,…” [44], Đồng thời “GVMN là người tham gia
Trang 30xây dựng chương trình và thực thi trong thực tiễn, biết đánh giá trẻ để xác định hiệu quả của chương trình giáo dục, là người tư vấn về việc điều chỉnh chương trình giáo dục mầm non, tư vấn cho cha mẹ trẻ về việc giáo dục trẻ” [99] Dựa trên
lôgic việc xây dựng quá trình dạy học trong các cơ sở đào tạo GVMN, trường ĐHSPHN đã xây dựng quy trình đào tạo GVMN nhằm thực hiện quá trình phát triển nhân cách trẻ gồm 5 giai đoạn: Hình thành mục đích, động cơ; trang bị kiến thức lí luận; Thiết kế dạy học; Học tập thực hành và giai đoạn thực tập nghề [81]
1.1.2 Thực tập sư phạm và quản lý Thực tập sư phạm trong các trường đại học, cao đẳng
1.1.2.1 Nghiên cứu ngoài nước
Từ những năm đầu của thế kỷ XX, các nhà khoa học Liên Xô như Gutes, Ivanop đã có những công trình đề cập đến việc chuẩn bị cho sinh viên làm công tác thực hành giảng dạy; Bên cạnh đó còn có các tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục Liên Xô (cũ) năm 1946, của Cộng hòa Liên bang Nga năm 1949 về việc chuẩn bị cho sinh viên làm công tác thực hành giảng dạy Ngoài ra có một số rất ít tài liệu nghiên cứu, hướng dẫn chuyên biệt về công tác thực hành, TTSP trong các trường Đại học sư phạm (Liên Xô cũ) như: Những con đường nâng cao hiệu quả TTSP ở các trường đại học sư phạm, Kiep-1974; Hình thành nhân cách người giáo viên -
nhà giáo dục trong thực hành -TTSP [134]
Tuy nhiên từ những năm 1960 trở đi vấn đề này mới trở thành hệ thống lý luận và kinh nghiệm vững chắc cho sinh viên các trường sư phạm có một hệ thống
kỹ năng thực hành trong giảng dạy Đó là những nghiên cứu của O.A.Abdoullina “Về
kỹ năng sư phạm”, “Hình thành cho sinh viên những kỹ năng sư phạm trong việc tổ chức công tác giáo dục học sinh”[134], F.N.Gônôbôlin với nghiên cứu “Những phẩm chất tâm lí người giáo viên” [41], N.V.Bôndưrep với nghiên cứu "Những cơ sở của việc chuẩn bị cho sinh viên ĐHSP làm công tác giáo dục" [23] và các nghiên cứu
khác của các tác giả N.V.Kuzmina, V.A.Onishuk Tuy nhiên, những nghiên cứu về công tác tổ chức TTSP chưa thể coi là hoàn thiện, bởi như Viện sĩ - Tiến sĩ
N.I.Bôndyrev đã nhận xét: “Cần phải nói rằng, nghề chuyên môn của người thầy
giáo còn được nghiên cứu quá ít” [23] Chính tác giả O.A.Abdoullinacũng nhận xét
Trang 31“Cho tới nay, thiếu hẳn một cơ sở khoa học của nội dung thực hành, TTSP, thiếu hẳn những tiêu chuẩn đánh giá thống nhất, Điều đó dẫn đến chỗ một số người làm công tác chỉ đạo thực hành đã xác định một cách chủ quan về nội dung và về phương pháp
tổ chức thực hành, TTSP ”[134] Đặc biệt hơn là công trình nghiên cứu “Hình thành các kỹ năng và kỹ xảo sư phạm cho sinh viên trong điều kiện của nền giáo dục đại học” của tác giả X.I.Kixegof [141] và các cộng sự Công trình đã nghiên cứu thiết
kế với hơn 100 kỹ năng giảng dạy, trong đó tập trung vào 50 kỹ năng cần thiết nhất được phân phối theo từng kỹ năng thực hành, TTSP Các tác giả đã đề cập ở nhiều góc độ, nhiều mặt và nhiều khía cạnh khác nhau cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn liên quan đến TTSP Những quan điểm của các nhà khoa học Liên Xô trước đây cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị
Ở các nước phương Tây xuất hiện các nghiên cứu của các tác giả J.Watshon (1926), A.Pojoux (1926), F.Skinner (1963), Những năm 1974-1980 ở rất nhiều
trường đại học phương Tây đã sử dụng các tài liệu như: cuốn “The Studying of
teaching” của Michael.J.Dunkin và Bruce.J.Biddle trong việc nghiên cứu hoạt động
dạy học và đào tạo người thầy giáo “The process of learning”của Bigss.J.B và Tellfer.R(1987) [134], “Begening teaching”của Barry.K, và King.L(19930, [134])
được sử dụng như các giáo trình thực hành lý luận dạy học trong việc đào tạo giáo viên ở Australia Các tác giả Darling - Hammond và Haselkom với quan niệm
“Chương trình TTSP phải xác định rõ những năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm mà sinh viên cần phải đạt được để đảm bảo trong tương lai họ đứng lớp được dễ dàng; phải tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa lí thuyết và thực hành, ” [108] Cuốn
“Teaching Practice, handbook” của Roger Gower, Diane Phillips và Steve Walters
phân tích các biện pháp cần thiết để giáo viên hướng dẫn thực tập áp dụng giúp đỡ sinh viên sư phạm thực hành và luyện tập tốt hơn tại trường phổ thông [108] Đây là những cuốn sách có giá trị không chỉ cho giáo viên sư phạm mà còn có tác dụng và
có ý nghĩa thiết thực đối với với vấn đề TTSP của sinh viên Trong các cuốn sách này, các tác giả đã chỉ rõ vai trò của Teaching Practice, chỉ rõ các bước của hoạt động dạy học một cách cụ thể để giúp cho SVSP luyện tập, đồng thời định hướng cho hoạt động hướng dẫn của người GV trong các trường ĐHSP Có thể nói, khác với quan
Trang 32điểm của các nước Đông Âu (cũ), quan điểm của các nhà khoa học ở phương Tây đã
có tính thực tiễn và cụ thể hơn và theo xu hướng đào tạo phát triển KN và năng lực
Ở Châu Á, Hội thảo về đổi mới đào tạo giáo viên các nước Châu Á và Thái Bình Dương (1988) đã xác định tầm quan trọng của việc hình thành tri thức và KNSP cho sinh viên cũng như những bất cập trong hoạt động thực hành, TTSP Từ
đó, mối quan hệ biện chứng giữa việc hình thành tri thức nghề nghiệp và KNSP đã được khẳng định Thời điểm đó, các nhà khoa học cũng đồng quan điểm với các nhà khoa học phương Tây ở chỗ xem xét việc cải tiến hoạt động thực hành, TTSP có tính thực tiễn, cụ thể hơn [58] Riêng các quốc gia Đông Á, phần lớn các cuộc thảo luận tập trung vào sự sắp xếp việc TTSP trong chương trình ĐTGV.Việc thực tập là một phần bắt buộc, nhưng độ dài và tầm quan trọng thì khác nhau Có thể thấy ở các nước càng Âu hóa như Singapore và Hong Kong thì có thời gian thực tập nhiều hơn Tuy nhiên, vai trò của các nhà trường phổ thông trong việc ĐTGV và sự gắn kết giữa trường sư phạm với các trường phổ thông hầu hết chưa được chú trọng Nhật Bản là nơi chú trọng nhấn mạnh thực tiễn hơn lí luận, do đó việc đào tạo của các trường sư phạm thường gắn với việc tham quan thực tế trường phổ thông và việc soạn giáo án [86] Còn ở Singapore, trong hầu hết các CTĐT sư phạm, việc đảm bảo kiến thức giảng dạy sau này cho sinh viên theo học được chú ý ngay từ đầu Việc đánh giá thực tập bao gồm ba nét cơ bản: quan sát bài giảng trên lớp; quan sát kết hợp bộ ba (giáo viên, học sinh và các giám sát viên ở trường đại học); nhận xét, đánh giá việc giảng dạy thực tập Ba nét chính này diễn ra với mục đích giúp giáo sinh hiểu rõ tính chất của việc giảng dạy cũng như nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của mình khi làm việc với các em học sinh trên lớp[109]
1.1.2.2 Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, Chương trình, Quy chế thực hành - TTSP đã được Bộ GD&ĐT ban hành thống nhất cho tất cả các trường ĐHSP từ năm 1961 và đã nhiều lần được sửa đổi bổ sung vào các năm 1974, 1982, 1986 [134] Hiện nay các trường đào tạo nghề sư phạm đang thực hiện theo Quyết định 36/2003 [12] Tuy nhiên, với sự hội nhập quốc tế và sự phát triển, đổi mới CTĐT, đa dạng hóa trong ĐTGV thì quy chế
đó đang có nhiều điểm bất cập cần phải điều chỉnh và bổ sung
Trang 33Tình hình nghiên cứu về lĩnh vực TTSP những thập niên trước nhìn chung còn
ít được chú ý Trên các tạp chí, tập san của ngành thường thấy một số "trao đổi kinh nghiệm" hay "sáng kiến cải tiến", một số báo cáo, tham luận, nhưng còn mang tính chất tự phát, tản mạn, còn tương đối nhỏ lẻ, chẳng hạn như năm 1978, Báo cáo
nghiệp vụ ĐHSP đăng “Một vài suy nghĩ về vấn đề đánh giá giảng dạy trong đợt
TTSP của sinh viên năm thứ 4”, năm 1980 có bài “Nâng cao chất lượng toàn diện công tác TTSP thường xuyên của sinh viên khoa Tâm lý giáo dục” [30] Tiếp đó có
“Vài suy nghĩ về công tác trưởng đoàn TTSP” [91],"Về phát huy tác dụng của nhật
ký TTSP " [143], là những nghiên cứu bước đầu về hoạt động TTSP
Đến những năm đầu của thập niên 90, khi Bộ GD&ĐT triển khai rộng rãi chủ trương đổi mới quy trình đào tạo, vấn đề giáo dục NVSP, trong đó có các hoạt động thực hành - TTSP về giảng dạy mới được chú ý nhiều hơn Bởi vậy một số trường, khoa đã xác định công tác Thực hành - TTSP là một trong các mũi nhọn cho
NCKH và là "đòn bẩy" nâng cao chất lượng đào tạo Các Hội thảo, đề tài các cấp về
NVSP và hoạt động TTSP liên tiếp được tổ chức [132],[133] Trong đó, các trường ĐHSP Huế, ĐHSP Tp.Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ đã hoàn thành đề tài cấp Bộ
(B91-30-02 năm 1993) "Tìm hiểu thực trạng hai đợt TTSP tập trung" do tác giả Bùi
Ngọc Hồ làm chủ nhiệm đã thu được thành công đáng kể bởi nghiên cứu trên diện rộng đối tượng sinh viên và GVHD [134] Bên cạnh đó có một số nghiên cứu của các tác giả Phạm Thanh Bình - Lê Phong [10], Phạm Hồng Quang [103], [104], Đào Văn Phong [98], Bùi Ngọc Hồ [54] về một số mặt liên quan đến hoạt động TTSP của sinh viên như: Những khó khăn trong giờ lên lớp của sinh viên TTSP; vấn đề đánh giá kết quả TTSP hiện nay; xây dựng mạng lưới trường phổ thông và đội ngũ giáo viên hướng dẫn ổn định để nâng cao chất lượng TTSP,… Tuy nhiên về nội dung cũng như quy mô, cấp độ các sản phẩm nghiên cứu trên vẫn ở mức độ như các tham luận, "suy nghĩ bước đầu" hay những cải tiến kinh nghiệm, báo cáo còn chắp
vá, chưa có chiều sâu, chưa bao quát được đầy đủ các nội dung trong hoạt động TTSP, chưa được thực nghiệm và thử nghiệm trên phạm vi rộng
Một số công trình nghiên cứu khác đã được sử dụng làm tài liệu cho các
trường ĐH và CĐSP trong TTSP như: “Nghiệp vụ sư phạm - Vấn đề lớn của các
Trang 34trường sư phạm hiện nay”, “Tài liệu hướng dẫn cho cán bộ giảng dạy, sinh viên các trường ĐHSP, CĐSP”, “Thực tập sư phạm” của Nguyễn Đình Chỉnh [25],
[26], [27]; “Kiến tập và TTSP ” của Nguyễn Đình Chỉnh, Phạm Trung Thanh [28];
“Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên”,“Thực tập sư phạm năm thứ hai”,
"giáo trình TTSP năm thứ ba" [110], "Hướng dẫn Thực tập sư phạm" [80], "Hướng
dẫn công tác kiến tập và TTSP " [92] Đây là những công trình nghiên cứu đã đề
cập và giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản, bao quát được cả tính lý luận và thực tiễn của hoạt động TTSP và là những cẩm nang hữu hiệu đối với GVHD và sinh viên các trường ĐTGV trong việc rèn luyện tay nghề
Trong những năm đầu của thế kỉ XX và những năm gần đây, trước xu thế hội nhập toàn cầu, vấn đề chất lượng đào tạo và đổi mới giáo dục Hoạt động thực hành, TTSP và rèn luyện NVSPTX càng được quan tâm nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu
xã hội và nhu cầu sử dụng nhân lực Trường ĐHSP Hà Nội và Viện nghiên cứu Giáo dục - trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh cùng các trường ĐTGV đã tổ
chức rất nhiều các Hội thảo chuyên về Nâng cao chất lượng TTSP, chất lượng
nghiệp vụ sư phạm hay vấn đề trường thực hành trong công tác ĐTGV,… Hầu hết
các báo cáo tham luận xoay quanh những hạn chế bất cập, những khó khăn, thực trạng trong công tác TTSP, từ đó đề xuất rất nhiều các biện pháp tổ chức và quản
lý TTSP nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TTSP, NVSP cho sinh viên
Năm 1996, Luận án “Xây dựng quy trình tập luyện các kỹ năng giảng dạy cơ
bản trong các hình thức thực hành - TTSP ”[134] của Trần Anh Tuấn là công trình
nghiên cứu công phu trên phạm vi rộng, dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn,
có sức thuyết phục lớn Luận án đã phản ánh những vấn đề thực tế, nhiều mặt của công tác thực hành - TTSP ở các trường sư phạm Trong phần kết luận của mình,
tác giả đã khẳng định: "Luận án đã cố gắng vạch ra được "bức tranh toàn cảnh",
chân xác, có định lượng về thực trạng các hoạt động thực hành, TTSP Luận án đã góp phần xác định hệ thống KN giảng dạy cơ bản như một tập hợp các mục tiêu cụ thể, xác định được logic vận hành của quy trình KN giảng dạy" [134] Có thể nói
đây là công trình có tầm nhìn khoa học và tâm huyết rất lớn của tác giả trong việc xây dựng quy trình tập luyện các KN giảng dạy cơ bản cho SV Từ đó GV, SVSP
Trang 35có thể soi chiếu vận dụng làm hành trang trong việc tổ chức, hướng dẫn và tham gia các hoạt động TH, TTSP tự tin và đạt hiệu quả cao hơn
Bên cạnh đó còn rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu lí luận hay luận văn, luận án đã được khảo nghiệm thực tiễn về hoạt động TTSP Nghiên cứu quản
lý TTSP tại các nhà trường ĐTGV trong những năm qua có thể kể ra như: “Một số
biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả TTSP cho sinh viên các trường Đại học sư phạm”[144]; “Một số biện pháp nâng cao chất lượng TTSP trong quá trình đào tạo giáo viên dạy nghề”[90]; “Cải tiến quy trình TTSP của giáo sinh hệ chính quy trường THSP mầm non TP.HCM theo hướng rèn luyện kỹ năng nghề”[29]; “Quản lí hoạt động đánh giá kết quả TTSP của sinh viên theo yêu cầu đổi mới giáo dục”[116] “Đổi mới công tác TTSP để nâng cao chất lượng đào tạo”[114] Trên mỗi góc độ, khía cạnh khác nhau các tác giả đều cho thấy các yếu
tố ảnh hưởng đến quản lý TTSP là không nhỏ,“TTSP còn là một điều kiện để kiểm
định, kiểm tra quá trình đào tạo của nhà trường”[144], do đó cần phải thực hiện
đồng bộ các biện pháp, giải pháp trong việc tổ chức TTSP cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng QLĐT trong đó có quản lí TTSP
TTSP cần hướng theo tiếp cận chuẩn đầu ra về NLSP cho sinh viên Tác giả Nguyễn Văn Khải nhấn mạnh tới biện pháp tích cực hóa người học, chuyển vị trí người học từ bị động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm
kiếm tri thức: “ĐTGV phải hướng vào bồi dưỡng về tri thức, năng lực và tình cảm
nghề nghiệp cho giáo sinh theo các lĩnh vực: tri thức nghề, kĩ năng nghề, thái độ, phẩm chất nhân cách, tình cảm nghề nghiệp”[67] Hay “Kỹ năng giảng dạy là kỹ năng quan trọng nhất mà nhà trường sư phạm cần phải hình thành trong quá trình đào tạo…, hình thành kỹ năng giảng dạy qua nhiều con đường nhưng con đường cơ bản nhất là qua TTSP ”[62] Năm 2011, Tổng cục dạy nghề phối hợp với tổ chức
lao động Quốc tế xuất bản cuốn “Kỹ năng dạy học-Tài liệu bồi dưỡng NVSP cho
giáo viên và người dạy nghề” đã mô tả tương đối đầy đủ về quan niệm dạy học, cấu
trúc và tiêu chí đánh giá theo năng lực [42] Các tác giả Nguyễn Minh Đường [38], Nguyễn Đức Trí [122] trong các nghiên cứu của mình cũng đã làm sáng tỏ thêm việc đưa phương thức đào tạo này vào quá trình ĐTGV ở Việt Nam.Tác giả Vũ
Trang 36Xuân Hùng [58] đã phân tích sâu sắc thực trạng rèn luyện năng lực dạy học cho sinh viên ĐHSPKT còn nhiều điểm bất cập Bên cạnh đó, tác giả Mỵ Giang Sơn [108] chỉ
ra rằng hoạt động TTSP phải được quản lí theo định hướng chuẩn đầu ra do đó sử
dụng Chuẩn làm “hệ quy chiếu” để thiết lập mục tiêu, nội dung, xây dựng phương
pháp kiểm tra, đánh giá TTSP.Qua các công trình nghiên cứu và thực tiễn cho thấy hoạt động TTSP cần hình thành cho SV nhân cách, tình cảm nghề nghiệp, đồng thời trang bị và hoàn thiện cho SV kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản để có thể độc lập hành nghề Trên cơ sở đó quản lý TTSP cần phải đổi mới theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra về NLSP cho sinh viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục song phải phù hợp với thực tiễn địa phương, khu vực, vùng miền
Trong hoạt động TTSP, vai trò của mạng lưới trường thực hành là vô cùng quan trọng bởi những đóng góp của hệ thống các trường này trong công tác đào tạo
nghề dạy học cho giáo sinh "Trường thực hành, trường phổ thông là thực tiễn sinh
động, là người bạn đồng hành, là đối tác quan trọng cho mục tiêu đào tạo nghề dạy học của trường sư phạm, cho nên phải tạo cho nó những điều kiện có thể để nó có thể
kề vai, sát cánh cùng với các trường sư phạm trong đào tạo những thế hệ giáo viên"
[32] Do đó, mạng lưới các trường thực hành được bàn đến một cách nghiêm túc trên
cơ sở khoa học và thực tiễn đào tạo nghề dạy học: "Nhà trường phổ thông và xã hội
là môi trường sư phạm của nhà trường sư phạm Nhà trường phổ thông là cái nôi nuôi dưỡng của tập thể trường sư phạm, từ phổ thông họ rút ra những chất dinh dưỡng cho việc đào tạo và tự đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng Đặc biệt đối với sinh viên, nhà trường phổ thông là nơi thực tập và tập dượt để trở thành giáo viên"
Chính vì thế:"cơ cấu sư phạm - phổ thông là sự sống còn của nhà trường sư phạm
trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, cơ cấu này phải được gắn với xã hội trong mối quan hệ giữa cái bộ phận và cái toàn phần một cách biện chứng" [60] Từ đó trường
thực hành "luôn coi công tác THSP là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đội ngũ
giáo viên hướng dẫn luôn tìm những giải pháp tối ưu giúp các em sinh viên được học nghề, rèn luyện nghề, hòa mình với không khí sư phạm chuẩn mực và thân thiện" [22]
là một yêu cầu thiết yếu của các trường ĐTGV
Qua các hướng nghiên cứu trong và ngoài nước có thể nhận xét rằng:
Trang 37- Vấn đề QLĐT trong các trường đại học, cao đẳng từ lâu đã được rất nhiều các tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu Mỗi công trình nghiên cứu chia sẻ các thông tin và hàm lượng khoa học khác nhau hướng tới chất lượng và sự phát triển của giáo dục và đào tạo Quản lí đào tạo gồm có nhiều thành tố trong đó chủ yếu gồm quản lí quá trình đào tạo, quản lí dạy và học theo mục tiêu đã đề ra nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo Trong các trường ĐTGV, vấn đề quản lí đào tạo nói chung được tập trung nghiên cứu nhiều và nghiên cứu trên phạm vi rộng
- TTSP là một nội dung riêng biệt, đặc trưng trong các hoạt động Dạy và Học Quản lí TTSP thực chất là một nội dung, một thành tố của quản lý quá trình dạy và học trong ĐTGV Những nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy TTSP và quản lí TTSP có vị trí rất quan trọng trong nâng cao chất lượng ĐTGV Tuy nhiên những nghiên cứu về quản lí TTSP trong khoa học quản lí còn ít và chưa có nghiên cứu định hướng sâu cho một ngành đào tạo trong một khu vực, địa phương cụ thể
- Nghiên cứu về quản lí TTSP trong đào tạo GVMN ở khu vực miền núi Tây Bắc chưa có tác giả nào thực hiện Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, quản lý TTSP cần phải tiếp cận chuẩn đầu ra về NLSP và phù hợp với thực tiễn địa phương, khu vực, vùng miền Do đó, nghiên cứu quản lí TTSP trong đào tạo GVMN ở các trường cao đẳng khu vực Tây Bắc đảm bảo tính thống nhất giữa cái chung và cái cụ thể, gắn kết giữa lí luận và thực tiễn trong thực hiện nhiệm vụ GD&ĐT hiện nay
1.2 Vài nét đặc thù trong đào tạo GVMN ở các trường Cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc
1.2.1 Sứ mệnh của các trường cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc đối với sự phát triển Kinh tế - xã hội địa phương
Giáo dục đại học trong đó có đào tạo trình độ cao đẳng tạo ra kiến thức giá trị và hình thành thái độ của con người để đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững
và giảm đói nghèo, là công cụ chủ yếu để truyền bá những thành tựu của nền văn minh nhân loại Đào tạo trình độ cao đẳng thể hiện giá trị của nó qua các điểm: (1) góp phần phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững; (2) Đào tạo trình độ cao đẳng góp phần xóa đói, giảm nghèo; (3) Trường cao đẳng mở rộng khả năng thích ứng linh hoạt với yêu cầu nguồn nhân lực của thị
Trang 38trường lao động; (4) Đào tạo trình độ cao đẳng góp phần tạo lập công bằng trong xã hội [45] Điều đó đã chứng minh đào tạo trình độ cao đẳng trở thành lĩnh vực quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia Tuy có cách diễn đạt
sứ mệnh khác nhau nhưng các trường cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc đều xác định đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng, tạo cơ hội học tập suốt đời cho người học góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội địa phương, cộng đồng dân cư trong khu vực và xã hội
Các trường Cao đẳng khu vực miền núi được thành lập phù hợp với chủ trương, đường lối của mỗi tỉnh, do địa phương xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân tại địa phương Các trường hiện hoạt động theo điều lệ trường cao đẳng do Bộ GD&ĐT ban hành [14] và Luật giáo dục 2005 [83] Từ cuối năm 2016, các trường thực hiện theo Luật giáo dục nghề nghiệp [84], chuyển đổi các CTĐT ngoài sư phạm theo hệ thống dạy nghề theo quy định của BLĐ TBXH Tuy nhiên, trong ĐTGV vẫn tổ chức thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của BGD&ĐT Các nhà trường hoạt động dưới sự quản lý nhà nước của cấp thẩm quyền tại địa phương, trực thuộc UBND tỉnh hoặc trực thuộc Sở GD&ĐT Các trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, tổ chức hoạt động đào tạo theo hướng cộng đồng với phương châm do địa phương và vì địa phương
1.2.2 Đặc thù trong đào tạo GVMN ở các trường Cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc
Đào tạo GVMN là một chương trình, loại hình trong hoạt động đào tạo đa dạng của các trường cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc Đặc thù trong đào tạo GVMN ở đây là: đối tượng được đào tạo chủ yếu là nữ, người dân tộc địa phương, hầu trong cùng một tỉnh, có nhận thức không đồng đều, có bản sắc văn hóa khác nhau Sinh viên tốt nghiệp ngành GDMN thường có cơ hội công tác, gắn bó ở các vùng sâu,vùng
xa, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn mỗi tỉnh CTĐT và chương trình GDMN không
áp dụng được đầy đủ, nguyên si cho tất cả các vùng mà phải vận dụng linh hoạt để phù hợp với đặc thù từng địa bàn trong khu vực
Do đó, các trường đã tập trung xây dựng, phát triển và điều chỉnh chương trình đào tạo nhằm phù hợp với đối tượng đào tạo, phù hợp với yêu cầu công việc của người
Trang 39GVMN tại khu vực miền núi có nhiều dân tộc Dựa trên khung CTĐT và chương trình GDMN hiện hành của Bộ GD&ĐT, các nhà trường xem xét những điểm phù hợp với thực tế địa phương miền núi có nhiều dân tộc để xây dựng và thiết kế CTĐT một cách linh hoạt, mềm dẻo, theo hướng mở chứ không hẳn vận dụng nguyên si như quy định:
- Thực hiện phân tích, đánh giá chung nhu cầu xã hội và địa phương:Tìm
hiểu hiện trạng chung về nguồn nhân lực GVMN ở các vùng, địa phương trong mỗi tỉnh; Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, quy hoạch vùng, điều kiện tự nhiên xã hội, nhu cầu của cộng đồng dân cư,…Các thông tin này giúp các trường đảm bảo CTĐT phù hợp với nhu cầu của xã hội và địa phương, từ đó năng động cung cấp các loại hình đào tạo khác nhau để bù đắp các thiếu hụt về nguồn nhân lực GVMN trong khu vực, đào tạo từ trình độ sơ cấp, TCCN, cao đẳng và liên thông lên trình độ cao đẳng, đại
học “Phục vụ cộng đồng và xã hội” chính là triết lý chung của các trường cao đẳng
khu vực miền núi có nhiều dân tộc, các trường chủ động tìm hiểu và “đáp ứng” yêu cầu mà cộng đồng dân cư cần, ưu tiên hơn trong thực hiện những nhiệm vụ chính trị
và chỉ tiêu đào tạo do cơ quan chủ quản giao
- Dựa trên những đặc điểm của khu vực và hoạt động giáo dục của người
GVMN miền núi tổ chức đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực:
Xuất phát từ đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực miền núi Tây Bắc
và hoạt động giáo dục của người GVMN miền núi, các trường xác định ngoài việc cung cấp kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản cho đội ngũ GVMN tương lai, còn phải xem xét và trang bị thêm các tiêu chuẩn kỹ năng nghề GVMN trong nội dung giảng dạy, rèn luyện cho SV như: kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đồng bào dân tộc địa phương; tiếng dân tộc địa phương, kỹ năng đọc và nói, thực hành chăm sóc giáo dục trẻ người DTTS, làm đồ chơi cho trẻ; bổ sung vào khung CTĐT ngành GDMN hiện hành một số học phần có sắc thái riêng, phù hợp với văn hóa và lịch sử địa phương, giới thiệu về các dân tộc địa phương với các điều kiện sinh hoạt
và phong tục tập quán, tín ngưỡng riêng của cộng đồng dân tộc; phối hợp với các địa phương đưa SV đến thăm quan, THTT ở những trường có điểm bản để SV có điều kiện tiếp xúc thực tế giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, rèn tính kiên nhẫn, lòng thương yêu con người và tình yêu nghề nghiệp; thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa,
Trang 40văn nghệ, thể thao, các diễn đàn ngoại khóa, hội thi NVSP để HSSV được tham gia, trau dồi kỹ năng sống, giao tiếp, thuyết trình, hòa nhập với cộng đồng… Phối hợp với
Sở GD&ĐT và các ngành chức năng tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn
về tiếng dân tộc, tăng cường nội dung tiếng Việt thực hành trong CTĐT nhằm giúp
SV ra trường có vốn tiếng phong phú, kết hợp với khả năng tự học đảm bảo công tác chăm sóc giáo dục trẻ em dân tộc thiểu số nhằm nâng cao chất lượng GDMN
- Thực hiện đánh giá kết quả đào tạo và điều chỉnh chương trình theo yêu
cầu của công việc thường xuyên theo năm học, nội dung giảng dạy và các tài liệu
dạy - học đều được Ban tư vấn chương trình, các chuyên gia bên ngoài góp ý và thẩm định kỹ lưỡng nhiều lần Hoạt động đánh giá kết quả đào tạo và điều chỉnh chương trình đào tạo còn có sự tham gia của các cấp quản lý giáo dục, các đơn vị sử dụng lao động sư phạm, các trường thực hành sư phạm nhằm xây dựng CTĐT sát thực tế Kết quả là chương trình đào tạo của các trường trong khu vực trong những năm qua cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng và sinh viên ngành GDMN tốt nghiệp vẫn có cơ hội việc làm cao hơn
1.3 Đổi mới giáo dục mầm non và những yêu cầu đặt ra đối với năng lực người GVMN, đối với TTSP và quản lý TTSP trong đào tạo GVMN
1.3.1 Đổi mới giáo dục, giáo dục mầm non và những yêu cầu đặt ra đối với năng lực người GVMN trong xu thế hiện nay
Nghị quyết số 29/NQ-TW [7] đã chỉ rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới GD&ĐT Một số quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đã tác động đến GDMN như: Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạovà việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả bậc học, ngành học Trong quá trình đổi mới, cần
kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc Đổi mới phải đảm bảo tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với