1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Đề thi cuối kỳ và đáp án luật CHỦ THỂ KINH DOANH VÀ phá sản 2018 ĐH LUẬT TP HCM

13 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 296,22 KB

Nội dung

Đây là đề thi cuối kỳ và đáp án mới nhất của lớp Luật Dân sự 08. Luật chủ thể kinh doanh và phá sản năm 2017. Đề thi có đầy đủ đáp án chính xác, các bạn có thể tham khảo đề thi này để làm căn cứ ôn luyện cho hiệu quả. Các bạn cố gắng ôn luyện nhé, luật tuy phức tạp nhưng nếu cố gắng thì chúng ta sẽ thành công thôi.

Trang 1

ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

NĂM 2017

MÃ ĐỀ THI: CDPS0393892017

LỚP DÂN SỰ 08 MÔN: LUẬT CHỦ THỂ KINH DOANH VÀ PHÁ SẢN

Thời gian làm bài 75 phút

Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL khi làm bài thi

Câu 1 (4 điểm)

1- Thành viên ban kiểm soát của Công ty TNHH 2 Thành Viên phải là thành viên của Công ty đó

Nhận định sai:

Vì:

“3 Kiểm soát viên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này;

b) Không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người có thẩm quyền trực tiếp

bổ nhiệm Kiểm soát viên;

c) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán hoặc trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong ngành, nghề kinh doanh của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.”

Trang 2

2- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên có quyền xin mở thủ tục phá sản công ty cổ phần

Nhận định sai:

Vì:

Điều 5 Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

1 Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán

2 Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán

3 Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán

4 Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

Trang 3

5 Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên

trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ

tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán Cổ đông hoặc nhóm

cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất

06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định

6 Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán

3- Thẩm phán có quyền mở hoặc không mở thủ tục phá sản

Nhận định đúng:

Vì:

Điều 9 Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản

1 Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu

mở thủ tục phá sản trong trường hợp cần thiết

2 Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

3 Quyết định chỉ định hoặc thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

4 Giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

Trang 4

5 Quyết định việc thực hiện kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong trường hợp cần thiết

6 Quyết định việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán sau khi mở thủ tục phá sản để bảo đảm chi phí phá sản

7 Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật

8 Áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền dẫn giải đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật

9 Tổ chức Hội nghị chủ nợ

10 Quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh

11 Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản

12 Quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán

13 Áp dụng biện pháp xử phạt hành chính, đề nghị cơ quan có thẩm quyền

xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật

Trang 5

14 Tham khảo quyết định giải quyết phá sản trước đó trong vụ việc phá sản tương tự theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao

15 Phải từ chối giải quyết phá sản nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này

16 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

4- Quản Tài Viên có nhiệm vụ thu thập tài liệu, chứng cứ; tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã

bị bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp;

Nhận định sai:

Vì:

Điều 16 Quyền, nghĩa vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

1 Quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, gồm:

a) Xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã;

b) Lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ;

Trang 6

c) Bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản;

d) Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật;

đ) Được thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công việc theo quy định của pháp luật;

e) Đề xuất với Thẩm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm chi phí phá sản;

g) Bán tài sản theo quyết định của Thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản;

h) Tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định của Luật này; báo cáo

cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản;

i) Gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng

2 Đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật

Trang 7

3 Báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán

4 Đề nghị Thẩm phán tiến hành các công việc sau:

a) Thu thập tài liệu, chứng cứ;

b) Tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp;

c) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật

5 Được hưởng thù lao và thực hiện trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật

6 Báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự; chịu trách nhiệm trước Thẩm phán,

cơ quan thi hành án dân sự và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình

Trang 8

Câu 2 (2 điểm) Những tổ chức, cá nhân nào có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp?

Trả lời:

Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về quyền thành lập, góp vốn, mua

cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp,cụ thể:

Tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp sau đây:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các

Trang 9

trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh

Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức

Câu 3 (2 điểm): Anh X, chị Y, anh Z, anh T cùng góp vốn dự định thành lập Công ty A là công ty cổ phần Trong đó, anh X, anh Z, anh T đều góp vốn bằng tiền Việt Nam Chị Y góp vốn bằng ngôi nhà và quyền sử dụng đất nơi dự kiến làm trụ sở chính của doanh nghiệp.Vậy việc định giá ngôi nhà và quyền sử dụng đất là tài sản góp vốn của chị Y được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Điều 37 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về định giá tài sản góp vốn như sau:

“1 Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam

2 Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp

Trang 10

định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế

3 Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một

tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn

và doanh nghiệp chấp thuận

Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc

cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.”

Như vậy, với tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp là ngôi nhà và quyền

sử dụng đất của chị Y, việc định giá có thể được thực hiện bởi tất cả các cổ đông theo nguyên tắc nhất trí Trong trường hợp không thống nhất được thì các cổ đông nhờ/thuê một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá (Công

ty có chức năng thẩm định giá…) Trong trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các cổ đông

Trang 11

Trường hợp ngôi nhà và quyền sử dụng đất của chị Y được định giá cao hơn

so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì anh X, chị Y, anh Z, anh T cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực

tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế

Câu 4 ( 2 điểm): Việc huy động vốn điều lệ của Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 23 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư và sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, việc huy động vốn của doanh nghiệp

do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như sau:

- Doanh nghiệp được quyền vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính; vay của tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp, của người lao động; phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật

- Nguyên tắc huy động vốn:

+ Căn cứ chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp;

+ Phương án huy động vốn phải bảo đảm khả năng thanh toán nợ;

+ Người phê duyệt phương án huy động vốn phải chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra bảo đảm vốn huy động được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả; + Việc huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước phải thực hiện thông qua hợp đồng vay vốn với tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; trường hợp vay vốn từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tín dụng đầu tư phát triển và quy định khác của pháp luật có liên quan;

Trang 12

+ Việc huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài, vay hoặc phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công và quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Việc huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật

- Thẩm quyền huy động vốn:

+ Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định phương án huy động vốn đối với từng dự án có mức huy động không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công

Việc huy động vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm tổng số nợ phải trả bao gồm các khoản bảo lãnh đối với công ty con quy định tại khoản

4 Điều này không quá ba lần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn

Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phân cấp cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốc quyết định phương án huy động vốn theo quy định tại điều lệ hoặc quy chế tài chính của doanh nghiệp;

+ Trường hợp huy động vốn trên mức quy định tại điểm a khoản này, huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt

- Doanh nghiệp được quyền bảo lãnh cho công ty con vay vốn tại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc sau đây:

+ Tổng giá trị các khoản bảo lãnh vay vốn đối với một công ty con do doanh nghiệp nắm giữ 100% vốn điều lệ không quá giá trị vốn chủ sở hữu của công

Ngày đăng: 19/03/2018, 10:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w