Kiến thức - Nhận biết được số có năm chữ số - HS nắm được các hàng chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị.. Kĩ năng - HS biết viết và đọc các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản
Trang 1Ngày soạn: 16/03/2018
Ngày dạy: 19/03/2018
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: TOÁN LỚP 3
1. Kiến thức
- Nhận biết được số có năm chữ số
- HS nắm được các hàng chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị
2. Kĩ năng
- HS biết viết và đọc các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản ( không có chữ số 0 ở giữa)
3. Thái độ
- HS tích cực học tập và yêu thích môn toán
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác khi thực hiện giải các bài toán
II. Đồ dùng học tập
- Giáo viên:
+ Giấy to kẻ ô biểu diễn cấu tạo số: gồm 5 cột chỉ tên các hàng: chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị
+ Các mảnh bìa có thể gắn vào bảng như sau:
+ Các mảnh bìa ghi các chữ số: 0, 1, 2, …, 9
- Học sinh: SGK, vở bài tập
III. Phương pháp dạy học chủ yếu
Phương pháp trực quan; phương pháp đàm thoại; phương pháp giảng giải; phương pháp luyện tập, thực hành
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
100
Trang 21 Ổn định tổ chức
- Cả lớp hát
2 Kiểm tra bài cũ
- GV: Các em đã được học bài Các số có bốn chữ
số, trước khi đi vào bài mới cô sẽ kiểm tra bài mới.
- GV gọi 2 HS lên bảng, GV đọc các số 4865, 9957,
2316 cho 2 HS viết, các HS khác viết vào bảng con
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét
- GV gọi 2 HS đọc các số trên
- GV hỏi:
+ Số 2316 có mấy chữ số?
+ Số 2316 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục,
mấy đơn vị?
3 Bài mới:
a Giới thiệu bài
- GV đính lên bảng số 10 000 và yêu cầu HS đọc
- GV hỏi: Số 10 000 gồm mấy chục nghìn, mấy
nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?
- GV: Mười nghìn còn gọi là một chục nghìn, đây là
số có năm chữ số nhỏ nhất Hôm nay chúng ta sẽ
cùng tìm hiểu về số
có năm chữ số qua bài Các số có năm chữ số.
- GV ghi đề bài lên bảng: Các số có năm chữ số
b Các hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1: Giới thiệu cách viết và đọc số có
năm chữ số.
- GV treo bảng có gắn các số như phần bài học
trong SGK lên bảng
- GV mời 1 HS lên bảng chỉ và nói tên các hàng đã
học
- GV mời 1 HS lên bảng chỉ và nói tên hàng chưa
học
- GV lần lượt giới thiệu các thẻ 10 000, 1000, 100,
10, 1 và gắn vào bảng
- GV yêu cầu HS cho biết:
+ Có bao nhiêu chục nghìn?
- Cả lớp hát bài : Lớp chúng mình
- 2 HS lên bảng thực hiện, các
HS khác viết vào bảng con
- HS nhận xét
- 2 HS đọc các số
- HS trả lời : + Số 2316 có 4 chữ số + Số 2316 gồm 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục, 6 đơn vị
- 1 HS đọc số
- HS trả lời : Số 10 000 gồm 1 chục nghìn, 0 trăm, 0 chục và
0 đơn vị
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc đề bài
- HS chú ý quan sát
- 1 HS chỉ và nói : các hàng đã học là nghìn, trăm, chục, đơn vị
- 1 HS chỉ và nói : hàng chưa học là hàng chục nghìn
- HS chú ý quan sát
- HS trả lời : + Có 4 chục nghìn + Có 2 nghìn + Có 3 trăm + Có 1 chục + Có 6 đơn vị
Trang 3+ Có bao nhiêu nghìn?
+ Có bao nhiêu trăm?
+ Có bao nhiêu chục?
+ Có bao nhiêu đơn vị?
- GV gọi 1 HS lên bảng điền các số vào ô trống
(bằng cách gắn các chữ số thích hợp vào ô trống)
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét
- Dựa vào cách viết số có bốn chữ số bạn nào có thể
viết số có 4 chục nghìn, 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục, 6
đơn vị
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét
- GV hỏi: Số vừa viết là số có mấy chữ số?
- Khi viết số này thì chúng ta sẽ viết như thế nào?
- Ngoài cách viết trên còn có cách viết nào khác
không?
- HS nhận xét
- GV nhận xét và chốt lại: Đó chính là cách viết số
có năm chữ số Khi viết số có năm chữ số ta viết lần
lượt từ trái sang phải hay viết từ hàng cao đến hàng
thấp: Hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng
chục, hàng đơn vị
- GV: Các em đã biết cách viết số có năm chữ số
rồi Bây giờ cô sẽ hướng dẫn các em cách đọc số
này Cả lớp nhìn vào số trên bảng
- GV chỉ vào số và nêu cách đọc: “Bốn mươi hai
nghìn ba trăm mười sáu”
- GV gọi HS đọc lại vài lần
- GV lưu ý cho HS: Số có năm chữ số mà hàng đơn
vị là 1 và hàng chục là 1 ta đọc là một
VD: 23 411 đọc là: Hai mươi ba nghìn bốn trăm
mười một
Còn số có 5 chữ số mà hàng đơn vị là 1 và hàng
chục từ 2 đến 9 ta đọc là mốt
VD: 23 431 đọc là: Hai mươi ba nghìn bốn trăm ba
mươi mốt
- 1 HS lên bảng gắn các số
- HS nhận xét
- 1 HS lên bảng viết số, các
HS khác viết vào bảng con
- HS nhận xét
- Số vừa viết là số có 5 chữ số
- Khi viết số này ta sẽ viết từ trái sang phải
- Ta có thể viết từ hàng cao đến hàng thấp
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- HS lắng nghe
- HS đọc lại : Bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu
- HS lắng nghe và quan sát
- HS đọc
Trang 4- GV lưu ý cho HS: Với trường hợp số có năm chữ
số trở lên, khi học đọc và viết số, có thể viết tách
các chữ số lớp đơn vị và các chữ số lớp nghìn một
chút (trong các phép tính thì không viết tách ra)
GV thị phạm trên bảng số 56 782
- GV cho HS luyện đọc các cặp số
5327 và 45 327; 8735 và 28 735; 6581 và 96 581
- GV cho HS luyện đọc các số:
32 741; 83 253; 65 711; 87 721
*Hoạt động 2 : Luyện tập, thực hành
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS quan sát bảng số thứ nhất mà GV
đính lên bảng
- GV gọi 1 HS lên ghi các số vào cột tương ứng
- GV gọi 1 HS lên bảng viết số, các HS khác viết
vào bảng con
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét
- GV gọi HS đọc số trên Mời vài em nhắc lại
- GV treo bảng câu b lên bảng
- GV phát phiếu bài tập câu b cho HS làm trong thời
gian 2 phút
- 1 HS đọc đề
- HS chú ý quan sát
- 1 HS lên bảng điền số vào các cột
- 1 HS lên bảng viết số : 33 214
- HS nhận xét
- HS đọc : Ba mươi ba nghìn hai trăm mười bốn
- HS quan sát
- HS hoàn thành phiếu bài tập
- HS lên bảng làm bài
- 1 HS đọc đề
- Bài toán yêu cầu Viết (theo mẫu)
- HS hoàn thành phiếu bài tập
Trang 5Họ và tên:………
Lớp :………
PHIẾU BÀI TẬP HÀNG
Chục
nghìn Nghìn Trăm
Chụ c
Đơn vị
10 000
10 000 10001000
1000 1000
100 100 100
1
Viết số:
Đọc số:
- GV thu phiếu bài tập
- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét và cho cả lớp đọc lại số đã viết
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV đính bảng như SGK lên bảng rồi làm mẫu cho
HS dòng 1
- GV phát phiếu bài tập cho HS và yêu cầu HS làm
trong thời gian 5 phút
ẾT SỐ
ĐỌ C SỐ Ch
ục
ngh
ìn
Ngh
ìn Trăm Chục
Đ ơn vị
- GV thu phiếu bài tập
- HS lên bảng làm bài
- HS đọc
- 1 HS đọc đề bài
- Bài tập yêu cầu Đọc các số sau
- HS thực hành theo nhóm đôi
- HS đọc các số và trả lời
- HS nhận xét
- HS trả lời : Khi viết số có năm chữ số, ta viết từ trái sang phải hoặc từ hàng cao đến hàng thấp
- HS đọc : Năm mươi bốn nghìn hai trăm ba mươi sáu
- HS nhận xét
Trang 6- GV gọi HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, GV nhận xét
- Gọi HS đọc lại các số trong bảng
Bài 3: GV treo bảng phụ ghi bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Bài tập yêu cầu gì?
- GV cho HS thực hành theo nhóm đôi: một bạn đọc, một bạn nghe rồi nhận xét và ngược lại trong thời gian 2 phút
- GV chỉ vào số 23 116, 12 427, 3116, 82 427 và chỉ bất kì cho HS đọc, sau mỗi lần đọc GV hỏi lại: số gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét
4 Củng cố
- Khi viết số có năm chữ số, ta viết như thế nào.
- GV viết lên bảng số 54 236 và yêu cầu HS đọc số
- GV gọi HS nhận xét
- HS nhận xét
5 Nhận xét, dặn dò
- GV dặn dò HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài
tiếp theo đó là Luyện tập
- Nhận xét tiết học