1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM _ QUỸ TIẾT KIỆM HIỆP PHÚ, CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH

122 212 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 5,5 MB

Nội dung

Trải qua quá trình thực tập tại Techcombank, nhận thức rõ tầm quan trọng trong công tác kế toán huy động vốn đối với một ngân hàng thương mại hàng đầu, em đã chọn đề tài “Kế toán nghiệp

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

***************

NGUYỄN THỊ TRÚC LIÊN

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM _ QUỸ TIẾT KIỆM HIỆP PHÚ, CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

***************

NGUYỄN THỊ TRÚC LIÊN

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM _ QUỸ TIẾT KIỆM HIỆP PHÚ, CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH

Trang 3

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế toán nghiệp vụ tiền gửi tại NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Quỹ Tiết Kiệm Hiệp Phú, Chi Nhánh TP.Hồ

Chí Minh” do Nguyễn Thị Trúc Liên, sinh viên khóa 34, ngành Kế toán,đã bảo vệ

thành công trước hội đồng vào ngày _

HOÀNG OANH THOA Người hướng dẫn,

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết em xin chân thành cảm sắc đến thầy Trịnh Trường Giang-hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm cùng tất cả các thầy cô đã tận tình giảng dạy, dìu dắt em trong suốt 4 năm qua Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Hoàng Oanh Thoa- người đã hướng dẫn tận tình, cung cấp nhiều kiến thức chuyên môn quý giá trong suốt quá trình làm bài khóa luận

Để có thể hoàn thành tốt bài báo cáo, em xin gửi lời cảm ơn đến anh Đặng Thiên Phú Giám đốc Quỹ tiết kiệm Hiệp Phú, Ngân hàng Teckcombank, cùng các anh chị cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ

em trong đợt thực tập vừa qua Đặc biệt là chi Nguyễn Thị Hằng Nga-cán bộ hướng dẫn trực tiếp đã cung cấp tài liệu, giải đáp cặn kẽ những thắc mắc cho em trong những lúc cần thiết

Cuối cùng tôi gửi lời cảm ơn tất cả bạn bè cùng những người thân yêu đã chia

sẻ khó khăn, niềm vui, nỗi buồn và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập Cảm

ơn mẹ đã cho con tất cả

Kiến thức tích lũy được trong thời gian thực tập và làm bài khóa luận này là những kinh nghiệm vô giá sẽ là nền tảng cho công việc, nghề nghiệp của em sau khi tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn

Trang 5

NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN THỊ TRÚC LIÊN Tháng 06 năm 2012.”Kế Toán nghiệp vụ tiền gửi tại

NHTMCP KỸ THƯƠNG- Qũy tiết kiệm hiệp Phú, chi nhánh TP Hồ Chí Minh”

NGUYEN THI TRUC LIEN June 2012 “The Acounting of deposit business Technical and Commercial-QTK HIEP PHU, Ho Chi Minh Branch

Khóa luận tìm hiểu công tác kế toán nghiệp vụ tiền gửi tại QTK Hiệp Phú, chi nhánh TP.Hồ Chí Minh qua các mặt: các sản phẩm tiền gửi, quy trình thực hiện, quy trình luân chuyển chứng từ, phương pháp hoạch toán kế toán Từ đó đưa ra những ưu nhược điểm, có những kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

Trang 6

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận 2

1.4.Cấu trúc khóa luận 2

2.1.GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

(TECHCOMBANK) 3

2.2.GIỚI THIỆU QUỸ TIẾT KIỆM HIỆP PHÚ _CHI NHÁNH GIA ĐỊNH

_TECHCOMBANK 5 2.2.1.Chức năng và nhiệm vụ 5

2.2.2.Những thuận lợi và khó khăn của Techcombank Hiệp Phú : 5

2.2.3.Hướng phát triển trong tương lai của phòng giao dịch 6

2.2.4.Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Techcombank Hiệp Phú 7

2.2.5.Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ bộ máy kế toán 8

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

3.1.Khái quát nghiệp vụ tiền gửi 10

3.1.1.Khái niệm 10 3.1.2.Ý nghĩa và nhiệm vụ của công tác kế toán nghiệp vụ tiền gửi 10

3.2.Các hình thức nghiệp vụ tiền gửi 11

3.2.1.Tiền gửi không kỳ hạn (Tiền gửi thanh toán-TGTT) 11

Trang 7

3.2.2.Tiền gửi có kỳ hạn dành cho tổ chức (TG CKH) 12

3.2.3.Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (TGTK KKH) 12

3.2.4.Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn(TGTK CKH) 12

3.2.5.Nguồn vốn huy động bằng chứng từ có giá 13

3.3.Phương pháp hạch toán kế toán nghiệp vụ tiền gửi 13

3.3.1.Tài khoản sử dụng 13

3.3.2.Phương pháp hạch toán kế toán nghiệp vụ tiền gửi 15

3.4.Hệ thống tài khoản sử dụng tại Techcombank 23

3.5.Phương pháp nghiên cứu 25

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27

4.1.Tình hình huy động Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, chi nhánh Gia

4.2.Các sản phẩm huy động “chiến lược” tại Techcombank Hiệp Phú 29

4.2.2.Sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp 31

4.3.CHẾ ĐỘ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN TẠI TECHCOMBANK HIỆP PHÚ 33

4.3.2.Kiểm soát chứng từ 34

4.3.3.Luân chuyển chứng từ 34

4.3.4.Lưu trữ chứng từ 35 4.4.CÁC TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TIỀN GỬI TẠI NH

4.7.Kế toán nghiệp vụ tiền gửi tại NH Techcombank-QTK Hiệp Phú 42

4.7.1.Tiền gửi không kỳ hạn 42

4.7.2.Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn (Hợp đồng TG CKH ) 67

4.7.3.Tiền gửi tiết kiệm 69

Trang 8

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86

5.1.Kết luận 86 5.1.1.Ưu điểm 86 5.1.2.Hạn chế 87 5.2.Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn 87

Trang 9

UNC Uỷ nhiệm chi

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 4.1 Sơ Đồ Quy Trình Giao Dịch Một Cửa (số tiền giao dịch <= 30.000.000

VND) 39 Hình 4.2 Sơ Đồ Quy Trình Giao Dịch Nhiều Cửa (Số tiền giao dịch >

30.000.000VND) 40

Hình 4.4 Quy Trình Nộp Tiền 47

Hình 4.5 Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Quy Trình Nộp Tiền 48

Hình 4.6 Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Rút Tiền Từ Tài Khoản TGNH 57

Hình 4.7 Sơ Đồ Quy Trình Giao Dịch Nhận Tiền Gửi Tiết Kiệm 69

Hình 4.8 Sơ Đồ Quy Trình Chi Trả Tiền Gửi Tiết Kiệm 70

Hình 4.9 Sơ Đồ Quy Trình Chuyển Quyền Sở Hữu Sổ Tiết Kiệm 72

Hình 4.11 Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Gửi Tiết Kiệm 74

Hình 4.12 Sơ Đồ Nghiệp Vụ Tiền Gửi Tiết Kiệm Có Hạn Bằng Ngoại Tệ 85

Trang 12

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1.Giấy đề nghị kiêm hợp đồng sử dụng tài khoản

Giấy nộp tiền , bảng kê

Phụ lục 2.Giấy nộp tiền kiêm bẳng kê của KH Ngô Hoàng Tiến

Phụ lục 3 Giấy nộp tiền kiêm bảng kê của Đỗ Thịnh Đạt ngày 05/02/2012

Phụ lục 4 Giấy lĩnh tiền mặt kiêm bẳng kê của Ngô Thị cẩm Hằng ngày 21/01/2012 Phụ lục 5.Giấy lĩnh tiền mặt kiêm bảng kê ngày 16/01/2012

Phụ lục 6 Ủy nhiệm chi ngày 16/03/2012 của Nguyễn Thị Hằng Nga

Phụ lục 7 Giấy lĩnh tiền mặt kiêm bảng kê của Nguyễn Thái Học ngày 12/03/2012 Phụ lục 8 Hồ sơ đăng ký mở tài khoản TGTT của Công ty TNHH Việt Bảo Long Phụ lục 9 Giấy nộp tiền kiêm bảng kê của Công ty Máy và Thiết bị Gia Phú ngày 27/02/2012

Phụ lục 10 Séc lĩnh tiền mặt do Công ty Máy và Thiết bị Gia Phú phát hành

Phụ lục 11 Ủy nhiệm chi của Công ty Máy và Thiết bị Gia Phú ngày 04/03/2012

Phụ lục 12 Giấy lĩnh tiền mặt của Trần Hữu Thùy

Phụ lục 13 Hợp đồng tiền gửi của Công ty TNHH Việt Bảo Long

Phụ lục 14 Giấy gửi tiền tiết kiệm kiêm thẻ lưu của KH Nguyễn Thị Thanh Tuyền Phụ lục 15 Phiếu chi tiền khuyến mãi của KH Phan Thị Ánh Tuyết

Phụ lục 16a Sổ tiết kiệm của KH Bùi Thị Xin

Phụ lục 16b Sổ tiết kiệm đã tât toán của KH Bùi Thị Xin

Phụ lục 17 Sổ tiết kiệm đã tất toán của Bùi Thị Xin

Phụ lục 18 Giấy đăng ký séc của Giám đốc Ngô Hoàng Tiến – công ty Máy và Thiết bị Gia Phú

Phụ lục 19 Sổ Nhật ký quỹ

Phụ lục 20 Liệt kê giao dịch

Phụ lục 21

Trang 13

2010 _ báo cáo cuối năm của Chính phủ)

“Chính sách điều hành tiền tệ năm 2012 của NHNN Việt Nam vẫn theo hướng chặt chẽ để ưu tiên kiềm chế lạm phát, song có thêm yếu tố linh hoạt, tùy theo diễn biến thị trường” (ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Ngân hàng nhà nước NHNN) Nhiều nhận định cho rằng nếu ở mức này, các ngân hàng nhỏ có thể đáp ứng khá tốt cho các khách hàng hiện hữu, song để mở rộng thị trường và đáp ứng thêm cho khách hàng mới thì buộc phải tìm cách nâng cao huy động vốn.Đây cũng là điều được đánh giá là khá khó khăn không chỉ ngân hàng nhỏ mà còn hầu hết NHTM, ít nhất là trong bối cảnh lãi huy động cào bằng như hiện tại

Trải qua quá trình thực tập tại Techcombank, nhận thức rõ tầm quan trọng trong công tác kế toán huy động vốn đối với một ngân hàng thương mại hàng đầu, em đã chọn đề tài “Kế toán nghiệp vụ tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Thương mại Kỹ Thương Việt Nam – QTK Hiệp Phú”

Trang 14

.1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu các tính năng nổi trội, phương thức chăm sóc khách hàng của các hình thức tiền gửi: Tiền gửi thanh toán, Hợp đồng tiền gửi dành cho tổ chức, Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng

ngoại tệ…

Mô tả thực tế công tác kế toán nghiệp vụ tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – QTK-Hiệp Phú,CN-Gia Định: Quy trình luân chuyển chứng từ, phương pháp hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh…

Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, phát huy ưu thế công tác kế toán

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận

Thời gian thực hiện: từ ngày 05/01/2012 đến 15/04/2012, số liệu minh họa nghiên cứu

vào quý I /2012

Không gian: NH Techcombank Hiệp Phú, 189 Lê Văn Việt, Q.Thủ Đức, TP.HCM Đối tượng nghiên cứu: Kế toán nghiệp vụ tiền gửi tại QTK-Hiệp Phú, CN-Gia Định

1.4.Cấu trúc khóa luận

- Chương 1 xác định rõ nguyên nhân, mục tiêu, phạm vi và đối tượng mà khóa luận đề cập đến

- Chương 2 giới thiệu sơ lược về NH Techcombank và đơn vị thực tập nhằm cung cấp những thông tin cần thiết về bộ máy tổ chức, hình thức kế toán

- Chương 3 xây dựng hệ thống kiến thức, phương pháp nghiên cứu làm cơ sở lý thuyết để giải trình kết quả nghiên cứu

- Chương 4 mô tả cách tính lãi thực tế, hạch toán và quản lí, cất trữ hồ sơ kế toán

- Chương 5 rút ra những kết luận và kiến nghị để hoàn thiện quy trình giao dịch

và công tác kế toán

Trang 15

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1.GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK)

2.1.1.Thông Tin Chung Về Techcombank

Techcombank chính thức thành lập ngày 27/9/1993 Vốn điều lệ ban đầu 20 tỷ đồng, 16 cán bộ nhân viên và một trụ sở kiêm phòng giao dịch rộng 45 m2 tại 24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

Cũng rất nhanh chóng, ngay trong năm 1994, Techcombank đã đạt 189 tỷ đồng doanh

số, 4,5 tỷ đồng lợi nhuận ròng và tăng 250% vốn điều lệ lên 51 tỷ đồng Năm 1995 chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng của ngân hàng này khi lợi nhuận ròng tăng trưởng 344% so với năm trước, nguồn vốn hoạt động tăng 350% và doanh số thanh toán qua Techcombank tăng 209%

Thế nhưng, “cậu bé” mới tròn ba tuổi đã phải đối mặt với một trong những cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ năm 1931.Đây là thời điểm đổ vỡ của hàng loạt quỹ tín dụng và các tổ chức tài chính, không ít ngân hàng cũng điêu đứng, phải trông chờ sự cứu giúp của nhà nước

Ở thời điểm khó khăn đó, người ta thấy bóng dáng của một trong những người

có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển của Techcombank hôm nay: ông Lê Kiên Thành, con trai của cố Tổng bí thư Lê Duẩn Ông Thành đã làm Chủ tịch của Techcombank hơn 10 năm, từ 1995 đến 2005.Trong thời kỳ này, Techcombank đã có những bước chuyển mình quan trọng cho sự phát triển hôm nay.Bước ngoặt lớn nhất trong quá trình phát triển của Techcombank diễn ra năm 2001 với cái giờ đây đã trở

Trang 16

thành bắt buộc với mỗi ngân hàng - áp dụng hệ thống core banking hay “ngân hàng lõi” Khi đó, Techcombank đã đầu tư gần 20 tỷ đồng, tương đương 20% vốn điều lệ ngân hàng mới tăng từ 80 tỷ đồng lên 102,345 tỷ đồng, cho hệ thống core banking của Temenos (Thụy Sĩ)

Sự phát triển nhanh và có chiều sâu đó của Techcombank có ở ngay trong ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 - 2010.Năm 2009, họ trở thành ngân hàng hàng đầu trong nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần về hiệu quả kinh doanh với chỉ số ROA và ROE cao nhất.Cũng trong năm 2010, Techcombank được trao giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất 2010 tại Việt Nam” của Euromoney Năm 2011, nối tiếp là 8 giải thưởng quốc tế uy tín, trong đó có sự kiện là ngân hàng Việt Nam đầu tiên đạt trọn 3 giải thưởng quan trọng của Finance Asia

2.1.2.Kết quả kinh doanh năm 2011

Năm 2011, theo số liệu hợp nhất trước kiểm toán, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đạt 4.203 tỷ đồng, tăng 53,18% so với năm 2010, tổng tài sản tăng 20,35% lên mức 180.874 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng 19,89% và tăng trưởng huy động tăng hơn 14% Đặc biệt tỷ lệ an toàn vốn CAR của Techcombank vẫn luôn duy trì ở mức tốt 11,43% (cao hơn nhiều so với mức 9% do NHNN quy định) đồng thời tỷ lệ dư nợ trên huy động ở mức an toàn cao: 64,3%

2.1.3.Định hướng phát triển năm 2012

Trong năm 2012, Techcombank sẽ tập trung vào chiến lược phát triển đã được hoạch định rõ ràng để tối đa hóa lợi ích cho các bên có liên quan đồng thời tiếp tục cùng với nhân viên và khách hàng tạo dựng và cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng với nhiều giá trị gia tăng và cách phục vụ phù hợp nhất

Trang 17

2.2.GIỚI THIỆU QUỸ TIẾT KIỆM HIỆP PHÚ _CHI NHÁNH GIA ĐỊNH _TECHCOMBANK

TECHCOM BANK HIỆP PHÚ

189 Lê Văn Việt, P.Hiệp Phú, Q.9, Tp Hồ Chí Minh

Phối hợp các phòng nghiệp vụ Ngân hàng trong công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên,thực hiện công tác kiểm tra mọi mặt hoạt động tại các đơn vị trực thuộc theo quy định, quy chế của Ngân hàng

Xây dựng kế hoạch của quỹ tiết kiệm theo định hướng kế hoạch phát triển chung tại khu vực và của toàn Ngân hàng trong từng thời kì

Tổ chức công tác hành chính quản trị, nhân sự nhằm phục vụ cho hoạt động của đơn vị.Thực hiện công tác hướng dẫn,bồi dưỡng nghiệp vụ,tạo môi trường làm việc nhằm phát huy tối đa năng lực,hiệu quả phục vụ của CBNV toàn chi nhánh một cách tốt nhất

2.2.2.Những thuận lợi và khó khăn của Techcombank Hiệp Phú :

a/ Thuận lợi :

- Tạo được niềm tin đối với khách hàng ở quận 9 , là điều kiện tốt để giới thiệu Techcombank Hiệp Phú đến khách hàng , thu hút khách hàng đến gửi tiết kiệm và tăng khả năng cạnh tranh đối với các Ngân hàng khác trong khu vực Đồng thời, nhiều chính sách khuyến mãi rất thu hút khách hàng

Trang 18

- Đội ngũ nhân viên và cán bộ quản lý luôn tuân thủ các quy định của cấp trên

đề ra,có thái độ phục vụ tốt khách hàng,góp phần xây dựng Techcombank Hiệp Phú phát triển nhanh,bền vững

- Cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị hiện đại và nâng cấp đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho công việc,diện tích phòng khá lớn tạo sự thoải mái cho khách hàng

- Các chính sách khuyến khích nhân viên khi hoàn thành chỉ tiêu chưa nhiều, công việc quá nhiều ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và tâm lí nhân viên

2.2.3.Hướng phát triển trong tương lai của phòng giao dịch

- Tăng cường công tác quản lí và nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên thông qua các lớp đào tạo nghiệp vụ,kĩ năng mềm trực tuyến

- Khuyến khích nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ bằng các khoản thưởng,phụ cấp làm thêm ngoài giờ hành chính

- Tận dụng không gian rộng chưa đưa vào sử dụng của văn phòng để cho thuê các tổ chức khác thuê tăng thu nhập và thu hút thêm khách hàng từ bên đối tác

- Nâng cao chỉ số huy động để hoàn thiện về mặt pháp lý trở thành phòng giao dịch thuận tiện trong công tác cho vay

Trang 19

- Thông qua các mối quan hệ với khách hàng cũ,tìm kiếm thêm nhiều mối quan hệ khác trong và ngoài khu vực đẩy mạnh công tác tìm kiếm khách hàng tiềm năng

2.2.4.Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Techcombank Hiệp Phú

a/ Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lí :

Sơ đồ tổ chức của Techcombank Hiệp Phú :

b/ Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Giám đốc: tiếp nhận và triển khai kịp thời đầy đủ những thông tin,văn bản chế

độ đến từng cán bộ nhân viên trong quỹ tiết kiệm

Phòng kế toán: có chức năng hướng dẫn,tiếp nhận,kiểm tra,tổ chức và hạch

toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách chính xác, trung thực phản ánh đúng tình hình tài chính của chi nhánh,thực hiện kiểm soát hoạt động,hạch toán,tổ

chức lưu trữ,bảo quản chứng từ kế toán trong khi chờ chuyển về theo quy định.Tổng

hợp và xây dựng kế hoạch kinh doanh,tài chính hàng tháng,hàng năm,theo dõi đánh

giá tình hình thực hiện, đề xuất cho Giám đốc các biện pháp khó khăn trong công tác

Phòng ngân quỹ: chịu trách nhiệm việc thu chi tiền mặt đúng,đủ theo chứng từ

kế toán phát sinh,quản lý tiền,quản lý và cất giữ các giấy tờ có giá,tài sản thế chấp

theo đúng quy định về quản lý kho,kiểm tra kiểm soát việc lưu thông và tính chất các loại tiền trong NH mình,báo cáo lên Giám đốc các trường hợp thiếu hụt,thừa quỹ hay

GIÁM ĐỐC

DOANH

Trang 20

các trường hợp mất mát,hư hỏng liên quan đến tài sản thế chấp và giấy tờ có giá.Bảo quản và sử dụng khuôn dấu theo đúng quy định.Tuy nhiên,tại Techcombank Hiệp Phú với tư cách là một quỹ tiết kiệm nên ko có bộ phận quản lý kho giữ tiền Hằng ngày, thủ quỹ đi nhận và chuyển tiền về chi nhánh Gia Định

2.2.5.Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ bộ máy kế toán

Kiểm soát viên: kiểm soát và phê duyệt các giấy tờ thu,chi trước khi cho phép

GDV hạch toán trên phần mềm, chịu trách nhiệm trực tiếp các số liệu tài chính, nghiệp

vụ phát sinh với Giám đốc.Cuối ngày, KSV chấm chứng từ, cân đối thu chi trên sổ quỹ tiền mặt , hoàn tất các công việc giấy tờ,xử lí các vi phạm do mất,csai sót chứng từ (nếu có)

Giao dịch viên: đóng vai trò như kế toán viên,thực hiện các nghiệp vụ liên

quan đến hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm của quỹ tiết kiệm,lập chứng từ có liên quan đến việc thu tiền mặt,nhập liệu liên quan vào máy tính,định khoản và kiểm tra sổ sách vào cuối ngày.Cuối ngày,kế toán viên in nhật ký quỹ,sao kê sổ tiết kiệm,nhật ký quỹ tiền mặt

Thủ quỹ: thực hiện các hoạt động thu chi tiền thông qua phiếu thu, phiếu

chi.Hằng ngày,thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt tiền ngoại tệ, đối chiếu với số liệu quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt.Nếu có chênh lệch kế toán tiền mặt thì thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác minh nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lí chênh lệch

KIỂM SOÁT VIÊN

Trang 21

2.2.6.Hình thức kế toán áp dụng

Theo quyết định số 1789/2005/ QĐ – NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam ngày 12/12/2005 về việc ban hành chế độ chứng từ kế toán quy định thống nhất về cách thức lập,kiểm soát,lưu chuyển và bảo quản,lưu trữ chứng từ tài liệu kế toán tại Techcombank

- Sử dụng hệ thống ngân hàng lõi (Core banking ) TEMENOS với sự phân quyền người sử dụng giữa GDV, TQ và KSV bằng mật mã riêng.Giao diện phần mềm

dễ hiểu,logic theo dữ liệu làm việc

- Hình thức kế toán áp dụng: hình thức kếtoán máy nhưng thiết lập sổ tuân thủ theo hình thức nhật ký chung.Hiện nay,NH sử dụng phần mềm T24.Hằng ngày, GDV căn cứ trên các chứng từ gốc tiến hành hạch toán vào các tài khoản thích hợp.Những bút toán này sẽ tập trung về máy chủ của KSV.Cuối ngày, KSV in bảng nhật kí quỹ và bảng liệt kê giao dịch, tiến hành chấm chứng từ trên cơ sở đối chiếu giữa chứng từ gốc

và bút toán trên bảng liệt kê giao dịch.Phần mềm được thiết kế sẵn sẽ tự động tạo bảng cân đối tài khoản ngày,tháng,quý,năm và các báo cáo khác phục vụ nhu cầu quản lí của ngân hàng

Trang 22

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.Khái quát nghiệp vụ tiền gửi

3.1.1.Khái niệm

Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM.Các NHTM nhận vốn từ những người gửi tiền, các chủ thể cho vay để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của mình nên nguồn vốn này được xem như một khoảng nợ

của NH Do vậy, nghiệp vụ tiền gửi còn được gọi là nghiệp vụ tài sản Nợ

3.1.2.Ý nghĩa và nhiệm vụ của công tác kế toán nghiệp vụ tiền gửi

Thông qua việc huy động vốn bằng tiền gửi mà các NH đã và đang thực hiện cácdịch vụ trung gian trong nền kinh tế quốc dân, có huy động vốn thì nguồn vốn mới tăng lên.Do vậy, vốn đầu tư được mở rộng, hoạt động sản xuất kinh doanh được kích thích,sản phẩm xã hội tăng lên, từ đó mà đời sống nhân dân được cải thiện.Việc huy động vốn NHTM có ý nghĩa quan trọng đốivới toàn bộ nền kinh tế,thông qua con đường tín dụng nó tài trợ cho các hoạtđộng công thương nghiệp,nông lâm ngư nghiệp của cả nước.Thực tế cho thấy dù các doanh nghiệp lớn mạnh cũng không thể có

Trang 23

mộtlượng vốn lớn hơn tổng số tiền dự trữ của dân chúng.Mỗi người trong xã hội chỉ có một số tiền nhỏ nhưng tập hợp lại sẽ trở thành một nguồn vốn lớn.Thông qua các hình thức tiền gửi,phần lớn số vốn tích trữ tập trung qua hệ thống NH và đưa vào công cuộc đầu tư mang tính chất sản xuất tạo ra của cải cho xãhội.Mặt khác,nhờ vào việc huy động vốn NHTM mới làm tốt chức năng trung gian tín dụng điều hòa tiền tệ từ nơi tạm thời thừa đến nơi tạmthời thiếu,có như vậy người dân mới được cấp tín dụng,mới có khả năng trang bị đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Ngoài ra, kế toán nghiệp vụ tiền gửi cho biết mức độ huy động vốn đầu vào, từ

đó có kế hoạch nên mở rộng hoạt động

b/ Nhiệm vụ

Phản ánh ghi chép một cách kịp thời đầy đủ, chính xác về mọi hoạt động tiền gửi của QTK khi có nghiệp vụ tiền gửi phát sinh Đồng thời, theo dõi chặt chẽ các kỳ hạn rút tiền,hoạch toán trả nợ và lãi kịp thời để có thể rút tiền và lãi đúng hạn chính xác cho KH nhằm tạo uy tín cho QTK

Thông qua việc kiểm soát các chứng từ tiền gửi,trả nợ và tính lãi để kế toán huy động vốn phản ánh vào sổ thích hợp tình hình huy động vốn và trả nợ giúp lãnh đạo quỹ có kế hoạch phương hướng huy động vốn và sử dụng vốn ngày càng hiệu quả

3.2.Các hình thức nghiệp vụ tiền gửi

3.2.1.Tiền gửi không kỳ hạn (Tiền gửi thanh toán-TGTT)

TGTT là hình thức huy động vốn của NHTM bằng cách mở cho KH tài khoản gọi là TGTT.Tài khoản này mở cho các đối tượng KH cá nhân hoặc tổ chức, có nhu cầu thực hiện thanh toán qua NH Số dư có trên TK TGTT của KH có thể hình thành

từ hai nguồn: (1)do KH nộp tiền mặt vào,(2)do KH nhận tiền chuyển khoảng từ các đơn vị khác Số dư này nhằm duy trì khả năng thanh toán và chi trả của KH ở bất kỳ thời điểm nào

Tuy nhiên, do TKGT là loại tài khoản không kỳ hạn, KH có thể rút bất kỳ lúc nào mà không cần báo trước cho NH, nên NH rất khó kế hoạch hóa việc sử dụng loại tiền gửi này Chính vì vậy, đối với loại tiền gửi này thường NH trả lãi suất rất thấp, hoặc thậm chí không trả lãi cho KH

Cách tính lãi:

Trang 24

Tiền lãi= số dư tài khoản* Số ngày tồn tại số dư* Lãi suất theo năm/360

Hầu hết các NH đều chương trình hóa công việc tính lãi và hàng tháng tự động nhập lãi vào sổ gốc dư tài khoản của NH

3.2.2.Tiền gửi có kỳ hạn dành cho tổ chức (TG CKH)

Đây là loại tiền gửi có kỳ hạn (TG CKH) thường dành cho tổ chức.Thường gọi

là hợp đồng tiền gửi.Về tính chất hoạt động giống như tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhưng về mục đích gửi tiền thì khác nhau và đối tượng cũng khác nhau.Về nguyên tắc,khách hàng không được rút ra khi chưa đến hạn,nhưng để tăng khả năng cạnh tranh nên ngân hàng cho phép khách hàng được rút trước hạn nhưng hưởng lãi suất không

kỳ hạn 1,05%.Đây là khoảng tiền ổn định vì ngân hàng chủ động thời hạn tút tiền của khách hàng nên lên kế hoạch chuẩn bị tiền đầy đủ,nâng cao khả năng thanh khoản và mức tín nhiệm.Bên cạnh đó ngân hàng đưa ra nhiều gói thời hạn khác nhau nhằm thu hút khách hàng, đáp ứng tương đối nhu cầu của khách hàng

3.2.3.Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (TGTK KKH)

Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (TGTK KKH) được thiết kế dành cho đối tượng KH cá nhân hoặc tổ chức, có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi NH vì mục tiêu an toàn và sinh lợi nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền gửi trong tương lai

Đối với KH khi chọn lựa tiền gửi này thì mục tiêu an toàn và tiện lợi quan trọng hơn là mục tiêu sinh lợi Đối với NH, vì loại tiền gửi này NH muốn rút bất cứ lúc nào cũng được nên NH phải bảo đảm tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng Do vậy, NH thường trả lãi suất rất thấp cho loại tiền gửi này

3.2.4.Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn(TGTK CKH)

Khác TGTK CKH, TGTK CKH được thiết kế dành riêng cho KH cá nhân và tổ chức có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai.Đối tượng khách hàng chủ yếu của loại tiền gửi này là các cá nhân muốn có thu nhập ổn định và thường xuyên đáp ứng cho chỉ tiêu hàng tháng hoặc hàng quý.Mục tiêu quan trọng của họ là lợi tức có được theo định kỳ.Do vậy, lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút đối tượng khách hàng này Dĩ nhiên, lãi suất cho loại TGTK CKH cao hơn lãi trả cho loại TGTK KKH Ngoài ra, mức lãi suất còn thay

Trang 25

đổi tùytheo loại tiền gửi tiết kiệm (VND, USD, EUR, VÀNG), và tùy theo uy tín và rủi ro của NH nhận tiền gửi

Khách hàng chỉ được rút tiền gửi theo đúng kỳ hạn đã cam kết, không được phép rút tiền trước hạn Tuy nhiên, để khuyến khích và thu hút khách hàng gửi tiền, đôi khi NH cho phép KH được phép rút tiền gửi trước hạn nếu có nhu cầu, nhưng khi

đó KH bị mất tiền lãi hoặc được nhận lãi theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn

TGTK CKH có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau làm cho sản phẩm tiền gửi của NH trở nên phong phú và đa dạng có thể đáp ứng được nhu cầu tiền gửi đa dạng của KH

Các loại tiết kiệm khác: Ngoài hai loại tiền gửi tiết kiệm chính là TGTK CKH

và TGTK KKH hầu hết các NHTM đều có thiết kế những loại tiền gửi tiết kiệm khác như Tiết kiệm tích lũy, Tiết kiệm dự thưởng…với nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn được đổi mới theo nhu cầu KH và tăng khả năng cạnh tranh

3.2.5.Nguồn vốn huy động bằng chứng từ có giá

Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy độngvốn, trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhấtđịnh, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa các tổ chức tín dụngvà người mua Ở Việt Nam hiện nay, khi các NHTM cần huy động số vốn lớntrong thời gian ngắn thì ngân hàng có thể phát hành các loại giấy tờ có giá như kỳ phiếu ngân hàng có mục

đích, trái phiếu ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi

3.3.Phương pháp hạch toán kế toán nghiệp vụ tiền gửi

3.3.1.Tài khoản sử dụng

Tài khoản cấp I: TK 42- tiền gửi của KH

Tài khoản cấp II và III:

TK 421- Tiền gửi của KH trong nước bằng đồng Việt Nam

TK 4211- Tiền gửi không kỳ hạn

TK 4212- Tiền gửi có kỳ hạn

TK 4214- Tiền gửi vốn chuyên dùng

TK 422- Tiền gửi của KH trong nước bằng ngoại tệ

TK 4221- Tiền gửi không kỳ hạn

Trang 26

TK 4222- Tiền gửi có kỳ hạn

TK 4224- Tiền gửi vốn chuyên dùng

TK 423- Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam

TK 4321- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

TK 4322- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

TK 4323- Tiền gửi tiết kiệm khác

TK 424- Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng

TK 4241- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

TK 4242- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Nội dung và kết cấu các TK tiền gửi từ TK 421 đến TK 424

 Bên nợ : Số tiền và KH đã sử dụng

 Bên có : Số tiền KH chuyển vào NH

 Số dư Có : Số tiền KH gửi tại NH

TK 491- Lãi phải trả cho tiền gửi

TK 4911- Lãi phải trả cho tiền gửi bằng đồng Việt Nam

TK 4912- Lãi phải trả cho tiền gửi bằng ngoại tệ

TK 4913- Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiện bằng đồng Việt Nam

TK 4914- Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng Nội dung và kết cấu TK 491

 Bên nợ : Số lãi tiền gửi NH đã thanh toán cho KH

 Bên có : Số tiền lãi tích lũy NH đã tính trước vào chi phí

 Số dư Có : Số tiền lãi NH chưa thanh toán với khách hàng

TK 519- Thanh toán khác giữa đơn vị trong từng NH

TK 5191- Điều chuyển vốn

TK 5192- Thu hộ, chi hộ

TK 5199- Thanh toán khác

Nội dung và kết cấu của TK 519

 Bên nợ : Số tiền PGD chi hộ

 Bên có : Số tiền PGD thu hộ

TK 801- trả lãi tiền gửi

Trang 27

TK này dùng để phản ánh số tiền lãi PGD phải trả cho KH gửi tiền tại PGD

 Bên nợ : Số tiền lãi tiền gửi QTK đã thanh toán cho KH

 Bên có : Số tiền lãi

3.3.2.Phương pháp hạch toán kế toán nghiệp vụ tiền gửi

a/ Đối với Tiền gửi thanh toán

1 Khi KH nộp tiện mặt vào tài khoản: kế toán căn cứ vào các liên giấy nộp tiền hạch toán vào các tài khoản:

Nợ TK 1011- Tiền mặt tại quỹ

Có TK 4211- Tiền gửi không kỳ hạn

Có TK 5192- Thu hộ, chi hộ trong hệ thống

2 Khi KH nhận tiền từ nơi khác chuyển đến: căn cứ vào các chứng từ, bảng kê nộp Sec chuyển khoảng, Sec bảo chi, UNC,… hạch toán vào các tài khoảng:

Nợ TK thích hợp (1113, 5012, 5112, 5212

Có TK 4211- Tiền gửi không kỳ hạn

3 Khi KH rút tiền mặt từ tiền gửi thanh toán tại NH: Căn cứ vào các liên giấy lĩnh tiền, kế toán hạch toán vào các tài khoản :

+ KH rút tiền tại nơi mở TK

Nợ TK 4211- Tiền gửi không kỳ hạn

Có TK 1011- Tiền mặt tại quỹ + KH rút tiền tại chi nhánh khác

Nợ TK 5192- Thu hộ, chi hộ trong hệ thống

Có TK 1011- Tiền mặt tại quỹ

4 Khi KH chuyển tiền để thanh toán cho người thụ hưởng : Căn cứ vào các chứng

từ UCN, Sec chuyển khoản,… kế toán hạch toán vào các tài khoản

Nợ TK 4211- Tiền gửi không kỳ hạn

Có TK thích hợp (4211, 4212, 1113, 5012, 5111, 5211)

Có TK 711 (nếu có)- thu từ dịch vụ thanh toán

Có TK 4531- thuế giá trị gia tăng phải nộp

5 Trả lãi tiền gửi thanh toán

Tiền lãi= Số dư tài khoản* Số ngày tồn tại số dư * Lãi suất %/năm)/360

Hạch toán :

Trang 28

 Khi tính ra tiền lãi phải trả

Nợ TK 801- Chi phí trả lãi tiền gửi

Có TK 4911- Lãi phải trả cho tiền gửi bằng đồng Việt Nam

 Khi KH đến rút lãi bằng tiền mặt

Nợ TK 4911, 801

Có TK 4211- Tiền gửi không kỳ hạn

b/ Đối với Tiền gửi có kỳ hạn

1 Khi KH nộp tiền mặt vào tài khoản : Căn cứ vào các liên giấy lĩnh tiền, kế toán hạch toán vào các tài khoản:

Nợ TK 1011- Tiền mặt tại quỹ

Nợ TK 4211/ 4221- Tiền thanh toán có kỳ hạn bằng VND/ ngoại tệ

Có TK 4212/ 4222- Tiền gửi có kỳ hạn bằng VND/ ngoại tệ

2 Khi đáo hạn KH rút tiền mặt : Căn cứ vào các liên giấy lĩnh tiền kế toán hạch toán:

 Phần gốc

Nợ TK 4212/4222- Tiền gửi có kỳ hạn bằng VND/ ngoại tệ

Có TK 1011- Tiền mặt tại quỹ

Có TK 4211/ 4221- Tiền gửi thanh toán bằng VND/ ngoại tệ

 Phần lãi

Nợ TK 8010- Chi phí trả lãi tiền gửi ( chưa dự trả)

Nợ TK 4911/4912- Lãi phải trả cho tiền gửi bằng VND/ ngoại tệ

Có TK 1011- Tiền mặt tại quỹ

Có TK 4211/4221- Tiền gửi thanh toán bằng VND/ ngoại tệ

3 Trả lãi tiền gửi có kỳ hạn

Tiền lãi= Vốn gốc * Lãi suất * Thời gian gửi tiền

Hạch toán : tương tự TGTT

c/ Đối với tiền gửi tiết kiệm

- Đối với đồng Việt Nam

1 Khi KH gửi tiết kiệm: Kế toán căn cứ vào các liên giấy nộp tiền gửi tiết kiệm hợp lệ, hợp pháp, hạch toán vào các tài khoản:

Trang 29

Nợ TK 1011- Tiền mặt tại đơn vị

Có TK 4231/4232- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn/ có kỳ hạn

2 Khi KH rút tiết kiệm bằng tiền mặt: Căn cứ vào các liên giấy lĩnh tiền tiết kiệm hợp lệ, kế toán hạch toán vào các tài khoản:

Nợ TK 4231/4232

Có TK 1011- Tiền mặt tại đơn vị

3 Khi KH yêu cầu thay đổi các kỳ hạn gửi tiền

Nợ TK 4231

Có TK 4232 hoặc

Nợ TK 4232

Có TK 4231

4 Trả lãi tiền gửi tiết kiệm

Khi tính lãi phải trả

Kế toán tính lãi theo phương pháp dự chi

Nợ TK 8010- Trả tiền gửi có kỳ hạn

Có TK 4913- Lãi phải trả cho tiền gửi

` Khi KH đến rút lãi

Thanh toán tiền lãi cho KH

Nợ TK 4913- Lãi phải trả cho tiền gửi

Có TK 1011- Tiền mặt tại đơn vị Khi KH đề nghị nhập lãi vào vốn

Nợ TK 4913/801

Có TK 4231/4232

5 Tất toán tiền gửi tiết kiệm

Nợ TK 4231/4232- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn/ có kỳ hạn

Nợ TK 8010- Lãi phải trả cho tiền gửi

Có TK 1011- Tiền mặt tại đơn vị

- Đối với ngoại tệ

1 Khi KH gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ

Nợ TK 1031- Ngoại tệ tại đơn vị

Trang 30

Có TK 4241/4242- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn/ có kỳ hạn

2 Khi KH rút tiết kiệm bằng ngoại tệ

Trang 31

Nợ TK 803

Có TK 492- Lãi phải trả về phát hành các GTCG Cuối thời hạn của GTCG, TCTD thanh toán gốc và lãi:

Nợ TK 492- Lãi phải trả về phát hành các GTCG (Tsố tiền lãi)

Nợ TK 431/434- Mệnh giá GTCG

-Nếu trả trước lãi GTCG ngay khi phát hành, chi phí vay được phản ánh vào bên Nợ TK 388 (chi tiết lãi GTCG trả trước), sau đó phân bổ dần vào chi phí: +Tại thời điểm phát hành GTCG

Nợ TK 388 (chi tiết: Chi phí phát hành GTCG)

Có TK Thích hợp (Tmặt, Tgửi…) Định kỳ, phân bổ chi phí phát hành GTCG vào chi phí từng kỳ:

Nợ TK 809

Có TK 388 (Stiền chi phí phát hành GTCG phân bổ trong kỳ)

4 Thanh toán GTCG khi đáo hạn:

Trang 32

Nợ TK 432/435- Chiết khấu GTCG (Số tiền về bán<M giá)

Có TK 431/434- Mệnh giá GTCG

2 Khi trả lãi

-Nếu trả lãi GTCG theo định kỳ:

Nợ TK 803- Trả lãi phát hành GTCG

Có TK Thích hợp- Số tiền trả lãi GTCG trong kỳ

Có TK 432/435- Chiết khấu GTCG (Số phân bổ chiết khấu từng ky)

-Nếu trả lãi GTCG sau (khi GTCG đáo hạn), định kỳ TCTD phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí:

Nợ TK 803

Có TK 492- Lãi phải trả về phát hành các GTCG

Có TK 432/435- Chiết khấu GTCG (Số phân bổ chiết khấu từng kỳ)

Cuối thời hạn của GTCG, TCTD thanh toán gốc và lãi:

Nợ TK 492- Lãi phải trả về phát hành các GTCG ( Tsố tiền lãi0

Nợ TK 431/434- Mệnh giá GTCG

Có TK Thích hợp -Nếu trả trước lãi GTCG ngay khi phát hành, chi phí lãi vay được phản ánh vào bên Nợ TK 388 (chi tiết lãi GTCG trả trước), sau đó phân bổ dần vào chi phí:

+Tại thời điểm phát hành GTCG

Nợ TK Thích hợp (Tsố tiền thực thu)

Nợ TK 388- Chi phí chờ phân bổ (lãi GTCG trả trước)

Nợ TK 432/435- Chiết khấu GTCG (M.giá – Stiền thu – Lãi trả trước)

Có TK 431/434- Mệnh giá GTCG

+Định kỳ, phân bổ lãi GTCG trả trước vào chi phí đi vay từng kỳ:

Nợ TK 803

Có TK 388- (Stiền lãi GTCG phân bổ trong kỳ)

Có TK 432/435- Chiết khấu GTCG ( Sốphân bổ chiết khấu từng kỳ)

3.Chi phí phát hành GTCG (như trên)

4.Thanh toán GTCG khi đáo hạn:

Nợ TK 431/434- Mệnh giá GTCG

Có TK Thích hợp

Trang 33

- Phát hành GTCG có phụ trội:

1 Phản ảnh số tiền thu về phát hành GTCG

Nợ TK Thích hợp (Tiền mặt, Tiền gửi…) – Stiền thu về bán trái phiếu

Có TK 433/436- Phụ trội GTCG (Stiền thu về bán>M.giá)

Có TK 431/434- Mệnh giá GTCG

2 Khi trả lãi

-Nếu trả lãi GTCG theo định kỳ:

Nợ TK 803- Trả lãi phát hành GTCG

Có TK Thích hợp- Stiền trả lãi GTCG trong kỳ

Đồng thời phân bổ dần phụ trội GTCG để ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ:

Đồng thời phân bổ dần phụ trội GTCG để ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ:

Nợ TK 433/436- Phụ trội GTCG (Số phân bổ phụ trội từng kỳ)

Có TK 803- Trả lãi phát hành GTCG

Cuối thời hạn của GTCG, TCTD thanh toán gốc và lãi:

Nợ TK 492- Lãi phải trả về phát hành các GTCG (Tổng số tiền lãi)

Nợ TK 431/434- Mệnh giá GTCG

Có TK Thích hợp

-nếu trả trước lãi GTCG ngay khi phát hành, chi phí lãi vay được phản ánh vào bên Nợ

TK 388 (chi tiết lãi GTCG trả trước), sau đó phân bổ dần vào chi phí:

+Tại thời điểm phát hành GTCG

Nợ TK Thích hợp (Tổng số tiền thực thu)

Nợ TK 388- Chi phí chờ phân bổ (lãi GTCG trả trước)

Có TK 433/436- Phụ trội GTCG (Stiền thu – Mệnh giá+Lãi trả trước)

Có TK 431/434- Mệnh giá GTCG

Trang 34

+Định kỳ, phân bổ lãi GTCG trả trước vào chi phí đi vay từng kỳ

Nợ TK 803

Có TK 388- (Stiền lãi GTCG phân bổ trong kỳ)

Đồng thời phân bổ dần phụ trội GTCG để ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ:

Nợ TK 433/436- Phụ trội GTCG (Số phân bổ phụ trội từng kỳ)

Có TK 803- Trả lãi phát hành GTCG

3 Chi phí GTCG (như trên)

4 Thanh toán GTCG khi đáo hạn:

Nợ TK 431/434- Mệnh giá GTCG

Có TK Thích hợp

3.Phương pháp tính lãi và hạch toán lãi

a) Đối với tiền gửi:

+Nếu tiền gửi không kỳ hạn thì tính theo công thức:

Lãi= [ tổng (số dư thực tế ngày thứ I * số ngày tương ứng với số thứ I ) chia cho tổng

số ngày tương ứng với số thứ I ]* lãi suất

+Nếu tiền gửi có kỳ hạn

Lãi =Số dư thực tế*lãi suất*kỳ hạn

Sau khi tính lãi nếu chưa đến ngày khách rút tiền lãi hoặc chưa đến ngày nhập vốn ban đầu nếu có tính lãi phải trả trước thì ghi:

Nợ 801- Chi trả tiền gửi

Có 4911- Lãi phải trả cho TG bằng ĐVN

-Khi khách hàng đến rút lãi bằng tiền mặt:

b) Đối với tiền gửi tiết kiệm

* Nếu không kỳ hạn thì cách tính lãi giống như tiền gửi thanh toán không kỳ hạn

Trang 35

* Nếu có kỳ hạn thì tùy theo cách gửi: loại rút lãi hàng tháng hay rút lãi khi đáo hạn Cách tính lãi đơn giản hơn vì số dư trên tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn không biến động như tiền gửi không kỳ hạn

Lãi= Số dư * Lãi suất * Kỳ hạn (nếu có)

* Sau khi tính lãi nếu có tính trước lãi phải trả, hạch toán:

Nợ TK 801- Chi trả tiền gửi

Có TK 4913- Lãi phải trả cho TGTK bằng ĐVN

c) Đối với các giấy tờ có giá do NH phát hành:

-Lãi= Mệnh giá * Lãi suất * (Kỳ hạn)

-Hạch toán: (như trên)

3.4.Hệ thống tài khoản sử dụng tại Techcombank

Hệ thống tài khoản Techcombank được ban hành theo đúng quy định NHNN ngày 29/04/2004 của thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành hệ thống

479/2004/QĐ-tài khoản kế toán của các tổ chức tín dụng và căn cứ vào:

Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/ QH 10 ngày 12/12/1997

Luật kế toán số 03/2003/QH 11 ngày 17/06/2003

Điều lệ của NHTMCPKỹ thương Việt Nam

Việc hạch toán chi tiết tại Techcombank được thực hiện theo dõi chi tiết đến từng khoản mục, KH, theo loại giao dịch, loại tiền tệ và đáp ứng tất cả các yêu cầu về báo cáo nội bộ và báo cáo bên ngoài theo quy định của Bộ tài chính và NHNN hiện hành

3.4.1.Cấu trúc tài khoản

* Hệ thống tài khoản gồm các loại TK nội bảng và TK ngoại bảng được chia thành 9 loại:

- Các TK nội bảng gồm 8 loại(từ loại 1 đến loại 8)

Trang 36

- Các TK ngoại bảng có 1 loại(loại 9)

- Các TK được bố trí theo hệ thống số thập phân nhiều cấp, từ TK cấp1 đến TK cấp V,

ký hiệu từ 2 đến 6 chữ số

* Cấu trúc TK của KH gồm 15 ký tự, gồm 2 phần:

- Phần thứ nhất: Số hiệu TK tổng hợp và ký hiệu tiện tệ

- Phần thứ hai: Mã đơn vị và số thứ tự tiểu khoản trong TK tổng hợp

+ Số thứ tự tiểu khoản được quy định:

Nếu một TK tổng hợp có dưới 10 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản được ký hiệu bằng 2 chữ số từ 1đến 9

Nếu một TK tổng hợp có dưới 100 tiểu khoảng, số thứ tự tiểu khoản được ký hiệu bằng 2 chữ số từ 01 đến 99

Nếu một TK tổng hợp có dưới 1000 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản được ký hiệu bằng 3 chữ số 001 đến 999

+ Mã đơn vị trong hệ thống Techcombankđược ký hiệu bằng 02 ký tự

Ký hiệu đầu tiên dùng ký tự Chữ là ký hiệu của Hội sở và CN cấp I

Ký tự tiếp theo là ký hiệu đơn vị trực thuộc Hội sở, CN Nếu đơn vị trực thuộc CN cấp

I là cấp II thì ta dùng ký tự chữ để ký hiệu Nếu đơn vị trực thuộc Hội sở, CN cấp I là PGD thì ta dùng ký tự số hiệu ( dùng ký hiệu 1 đến 9)

Ký tự thứ 2 là ký hiệu đơn vị trực thuộc Hội sở, CN cấp I, CN cấp II, PGD Không có Chi nhánh cấp II trực thuộc Hội sở

Phòng giao dịch số 2 trực thuộc Chi nhánh Hà Nội H2

Mã đơn vị được ghi vào bên phải của số hiệu TK tổng hợp và ký hiệu tiền tệ, cuối cùng là số thứ tự tiểu khoản Giữa số hiệu TK tổng hợp, ký hiệu tiền tệ, số thứ tự tiểu khoản và mã đơn vị ghi thêm dấu chấm (.) để phân biệt

Ví dụ :

- Tài khoản chi tiết: 4321.10.37.H1.6

4321 Tiền gửi không kỳ hạn của KH trong nước bằng ngoại tệ

10 Doanh nghiệp quốc doanh ( thành phần kinh tế)

37 USD (đơn vị tiền tệ)

H1 Tài khoản mở tại chi nhánh Hà Nội

6.Phòng giao dịch số 1 thuộc chi nhánh Hà Nội

Trang 37

10 Số thứ tự tiểu khoản của đơn vị gửi tiền

Số thứ tự của tiểu khoản của đơn vị tiểu khoản đã ngừng hoạt động giao dịch và tất toán tài khoản không được sử dụng lại để mở cho đơn vị khác

Mặt khác để dễ theo dõi và quản lý có một số quy ước sau:

Trong hệ thống Techcombank có 2 mã KH nội bộ: Mã “1” dùng cho KH tiết kiệm, mã

“0” là mã nội bộ

3.4.2.Phương pháp hạch toán các tài khoản

Việc hạch toán các tài khoản trong Bảng được tiến hành theo phương pháp ghi

sổ kép (Nợ - Có):

- Loại tài sản thuộc tài sản Có luôn luôn có số dư Nợ: Bên Nợ biểu hiện Số dư đầu kỳ, cuối kỳ, số phát sinh tăng trong kỳ; Bên Có biểu hiện số phát sinh giảm trong kỳ

- Loại tài sản thuộc tài sản Nợ luôn luôn có số dư Có: Bên Có biểu hiện Số dư đầu kỳ, cuối kỳ, số phát sinh tăng trong kỳ; Bên Nợ biểu hiện số phát sinh giảm trong kỳ

- Loại tài sản thuộ tài sản Nợ - Có: lúc có số dư Có,lúc có số dư Nợ, hoặc có cả hai số dư

- Loại tài sản Thu nhập và Chi phí: trong kỳ kế toán có số dư, cuối kỳ kế toán được kết chuyển toàn bộ số dư sang tài khoản 691“lợi nhuận năm nay”

Khi lập Bảng cân đối tài khoản tháng và năm, các chi nhánh Techcombank phải phản ánh đầy đủ và tính số dư các tài khoản nói trên ( đối với các tài khoản thuộc tài sản Có và tài khoản thuộc tài khoản Nợ) và không được bù trừ giữa hai số dư Nợ- Có (đối với tài khoản thuộc loại Có- Nợ)

Việc hạch toán các tài khoản ngoại bảng được tiến hành theo phương pháp ghi

sổ đơn (Nhập-Xuất-Còn lại)

3.5.Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập số liệu từ sổ sách, chứng từ : xem xét tra cứu các tài liệu, tổ chức kế toán và báo cáo kế toán tại NH, xem xét các chứng từ, sổ sách kế toán tại NH để đánh giá đúng công tác kế toán huy động vốn của NH

Trang 38

- Phỏng vấn nhà quản lý và nhân viên Kế toán: phương pháp này được tiến hành thông qua thực tế quan sát và phỏng vấn các nội dung liên quan đến kế toán huy động vốn của NH

- Vận dụng phương pháp mô tả, phân tích, đánh giá thực tế công tác kế toán tại Techcombank CN TP Hồ Chí Minh- PGD….: dựa vào quan sát bằng mắt, kiểm tra tài liệu sổ sách và phỏng vấn nhân viên NH mà tiến hành mô tả lại toàn bộ kế toán huy động vốn tại NH

- Thu thập thông tin từ Internet

Trang 39

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.Tình hình huy động Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, chi nhánh Gia Định, QTK Hiệp Phú quý I/2012

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam _ QTK Hiệp Phú huy động vốn chủ yếu từ tài khoản tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm Trong đó, tài khoản tiền gửi bao gồm tiền gửi thanh toán và Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn (dành cho tổ chức) Tiền gửi tiết kiệm bao gồm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Để nhằm thu hút nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế cũng như các cá nhân, những tháng đầu năm 2012, Tân tổng giám đốc Techcombank đã triển khai các chương trình khuyến mãi lớn “ Thỏa sức khuyến mãi cùng Techcombank , giật giải 3,6

tỷ đồng”, chương trình tích lũy điểm thưởng đổi quà “Gắn kết bền lâu”, chương trình

“12 tháng trọn niềm vui” với nhiều phần quà hấp dẫn trong suốt 12 tháng trong năm…đạt được thành tựu to lớn

Trang 40

Bảng 4.1 Kết quả huy động của Techcombank Hiệp Phú năm qua 2 năm hoạt động 2010 và2011

ĐVT: Triệu đồng

1 Tiền gửi TCKT 233,652 28.7 466,000 32 232,348 199

2 Tiền gửi tiết kiệm 579,348 71.3 990,303 68 643000 171

Ngày đăng: 18/03/2018, 09:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w