PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ. Sau khi là thành viên của WTO, Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội và con người. Hoà chung trong không khí đó của cả nước, các tỉnh thành phố trong cả nước cũng đã không ngừng đẩy mạnh công cuộc xây dựng phát triển kinh tế, giữ vững những truyền thống văn hoá của cha ông và từng bước hội nhập, giao lưu văn hoá với các quốc gia trên thế giới. Là con em của mảnh đất Hải Hậu Nam Định, em đã đang được sống ở một nơi với nhiều truyền thống tốt đẹp, với những con người chăm chỉ lao động làm việc để làm giàu cho quê hương đất nước. Nơi đây còn ghi dấu công ơn của nhiều vị anh hùng liệt sỹ đánh giặc bảo vệ Tổ quốc. Không những thế Hải Hậu đã cung cấp cho nhiều vùng nguồn thuỷ hải sản phong phú, cải thiện đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được thì huyện Hải Hậu cũng là nơi có tình hình an ninh trật tự phức tạp. Nơi đây có dân số đông, tỉ lệ thất nghiệp còn cao, thành phần dân cư khó kiểm soát nên tình hình tội phạm có chiều hướng gia tăng cả về số lượng các vụ án xảy ra, số lượng các đối tượng tham gia phạm tội, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội… Bên cạnh đó, công tác giải quyết, xét xử các vụ án phạm tội trộm cắp tài sản nói riêng và công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này nói chung ở địa phương còn tồn tại một số vấn đề cần xem xét, giải quyết nhằm đảm bảo nhanh chóng, kịp thời đúng pháp luật, góp phần ổn định an ninh trên địa bàn, giúp cho người dân và các cơ quan, tổ chức yên tâm sinh hoạt, lao động sản xuất. Vì những lí do đó, em đã chọn cho mình chuyên đề thực tập:” Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Hải Hậu và các biên pháp đấu tranh phòng chống loại tộ phạm này” làm nội dung cho bài báo cáo tổng kết cuối khoá của mình để có thể phần nào tìm ra được những nguyên nhân và biện pháp để khắc phục tình trạng trộm cắp tài sản ở địa phương. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các bác cán bộ ở Viện Kiểm Sát huyện Hải Hậu cùng thầy cô, bạn bè đã giúp em hoàn thành bài báo cáo kỳ thực tập cuối khoá này
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ Sau khi là thành viên của WTO, Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội và con người Hoà chung trong không khí đó của cả nước, các tỉnh thành phố trong cả nước cũng đã không ngừng đẩy mạnh công cuộc xây dựng phát triển kinh tế, giữ vững những truyền thống văn hoá của cha ông và từng bước hội nhập, giao lưu văn hoá với các quốc gia trên thế giới Là con em của mảnh đất Hải Hậu Nam Định, em đã đang được sống ở một nơi với nhiều truyền thống tốt đẹp, với những con người chăm chỉ lao động làm việc để làm giàu cho quê hương đất nước Nơi đây còn ghi dấu công ơn của nhiều vị anh hùng liệt sỹ đánh giặc bảo vệ Tổ quốc Không những thế Hải Hậu đã cung cấp cho nhiều vùng nguồn thuỷ hải sản phong phú, cải thiện đời sống của nhân dân Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được thì huyện Hải Hậu cũng là nơi có tình hình an ninh trật tự phức tạp Nơi đây có dân số đông, tỉ lệ thất nghiệp còn cao, thành phần dân cư khó kiểm soát nên tình hình tội phạm có chiều hướng gia tăng cả về số lượng các vụ án xảy ra, số lượng các đối tượng tham gia phạm tội, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội… Bên cạnh đó, công tác giải quyết, xét xử các vụ án phạm tội trộm cắp tài sản nói riêng và công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này nói chung ở địa phương còn tồn tại một số vấn đề cần xem xét, giải quyết nhằm đảm bảo nhanh chóng, kịp thời đúng pháp luật, góp phần ổn định an ninh trên địa bàn, giúp cho người dân và các cơ quan, tổ chức yên tâm sinh hoạt, lao động sản xuất Vì những lí do đó, em đã chọn cho mình chuyên đề thực tập:” Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Hải Hậu và các biên pháp đấu tranh phòng chống loại tộ phạm này” làm nội dung cho bài báo cáo tổng kết cuối khoá của mình để có thể phần nào tìm ra được những nguyên nhân và biện pháp để khắc phục tình trạng trộm cắp tài sản ở địa phương Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các bác cán bộ ở Viện Kiểm Sát huyện Hải Hậu cùng thầy cô, bạn bè đã giúp em hoàn thành bài báo cáo kỳ thực tập cuối khoá này! PHẦN II: QUÁ TRÌNH THU THẬP THÔNG TIN NƠI THỰC TẬP Trên tinh thần giúp đỡ tận tình đối với con em quê hương về Viện Kiểm Sát thực tập, Viện Kiểm Sát đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời gian cũng như nơi nghỉ, nơi nghiên cứu và thời gian trao đổi với các sinh viên về thực tập I Về thời gian thu thập thông tin: Trên cơ sở những yêu cầu của chuyên đề thực tập, ngay từ những ngày đầu của khoá thực tập em luôn trú trọng việc thu thập, nắm bắt thông tin về tình hình trộm cắp tài sản như: đọc hồ sơ vụ án, xem xét xử về tội phạm này trên địa bàn địa phương Ngoài thời gian làm việc hành chính trên VKS, các sinh viên còn được tham gia các buổi ngoại khoá như thứ bảy hay chủ nhật Đây thực sự là những buổi tổ chức giup sinh viên nâng cao được chuyên môn, được tiếp cận với thực tế Khoảng thời gian hơn ba tháng( từ 12/01/2009 đến 26/04/2009) là khoảng thời gian cần thiết giúp em có thể thu thập được những thông tin đúng đắn, chính xác phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của mình II Phương pháp thu thập thông tin: Trong chuyên đề thực tập này em đã sử dụng những phương pháp để làm sáng tỏ được những thông tin một cách khách quan, đầy đủ, bao quát được toàn bộ vấn đề cần tìm hiểu Những phương pháp đó là: 1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tài liệu có sẵn: Đây là một phương pháp thu thập rất quan trọng trong quá trình hoàn thành chuyên đề của mình Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là nghiên cứu tư liệu gồm các luật, tài liệu, tạp chí liên quan đến tội trộm cắp taì sản, qua đó xử lý thông tin, dùng các thao tác trí tuệ, thao tác tư duy nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Nguồn tài liệu: + Hồ sơ vụ án hình sự sơ thẩm qua các năm 2006, 2007, 2008 + Sổ thụ lý sơ thẩm các vụ án hình sự qua các năm 2006, 2007, 2008 + Sổ kết quả xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự qua các năm 2006, 2007, 2008 + Sổ theo dõi số án, số quyết định qua các năm 2006, 2007, 2008 + Báo cáo tổng kết công tác Viện kiểm sát nhân dân huyện Hải Hậu qua các năm 2006, 2007, 2008 + Thông qua các cuộc trao đổi trò chuyện với các cán bộ trong Viện kiểm sát 2 Phương pháp điều tra xã hội học: Đối với phương pháp này, em sử dụng cách thức chủ yếu là: phỏng vấn, toạ đàm Em đã trực tiếp tìm hiểu ý kiến đề xuất từ những người trực tiếp thụ lý, giải quyết các vụ án trộm cắp tài sản cũng như các đối tượng phạm tội về loại tội phạm này nhằm củng cố và bổ sung thêm các thông tin đảm bảo tính khách quan trong chuyên đề thực tập 3 Phương pháp quan sát: Ngay từ ngày đầu thực tập tại VKS huyện hải Hậu, em đã được nghiên cứu các vụ án cũ vả trực tiếp xem xét các vụ án mới tại toà án nhân dân huyện Hải Hậu theo sự hướng dẫn cuả các cô chú bên VKS, được dự các phiên toà xét xử các loại tội phạm trộm cắp tài sản, sử dụng trái phép chất ma tuý… mà em đã được đọc và nghiên cứu hồ sơ Tại phiên toà có nhiều bị cáo tuổi đời còn rất trẻ, thậm chí là chưa đủ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự như các bị cáo sinh năm 1993, 1994,1988 + Khi nghiên cứu đối tượng” Tình hình trộm cắp tài sản ở địa phương” trong điều kiện hoạt động bình thường, cũng như trong các phiên toà tại toà án nhân dân huyện Hải Hậu thì phương pháp quan sát cho phép ta ghi lại những biến đổi khác nhau của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội… cho phép nắm bắt đối tượng một cách trực tiếp, đầy đủ với những đặc điểm và mối liên hệ có thực Tuy nhiên: + Bằng quan sát khó tránh khỏi sự áp đặt những ấn tượng, ý chí chủ quan của người nghiên cứu tới đối tượng được quan sát Sự can thiệp của chủ thể vào quá trình quan sát sẽ làm ảnh hưởng đến tính khách quan và tính tự nhiên trong hoạt động của đối tượng + Bằng quan sát khó xác định được ý kiến, đánh giá của người quan sát, mục đích nguyên nhân của hành động bởi vì chỉ thấy được những biểu hiện bên ngoài mà khó đi sâu tìm hiểu bản chất bên trong của đối tượng 4 Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê áp dụng trong chuyên đề theo trình tự gồm ba bước: + Bước thứ nhất: Thu thập các tài liệu về loại tội phạm trộm cắp xảy ra theo thời gian và lãnh thổ Việc thu thập các tài liệu này là bước khởi đầu cho quá trình thống kê và đóng vai trò quan trọng cho phương pháp này + Bước thứ hai: Phân loại tài liệu thống kê Cách này thường được áp dụng trong khi nghiên cứu các đặc điểm, dấu hiệu nhân thân người phạm tội, còn cách phân loại dấu hiệu dựa vào tài sản bị xâm hại thường được áp dụng phân loại tội phạm này thành những nhóm: thời gian phạm tội, đặc điểm phạm tội, thủ đoạn và phương pháp thực hiện tội phạm, công cụ và phương tiện phạm tội + Bước thứ ba: Phân tích, so sánh va tổng hợp các tài liệu, số liệu thống kê thu nhận được III Nguồn thu thập thông tin: Với mong muốn chuyên đề thực tập của mình được hoàn chỉnh cũng như các con số được trình bày trong chuyên đề có sự chính xác, em đã thu thập từ nhiều nguồn và có sự so sánh chọn lọc để tìm ra những nguồn chính xác để viết bài hoàn chỉnh hơn Trước hết, đó là Bộ luật hình sự Việt Nam 1999( có hiệu lực từ 08/07/2000) Tội trộm cắp tài sản được quy định tại điều 138 chương Được sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị, cô chú trong cơ quan, sự cho phép được tiếp cận với một số loại hồ sơ, sổ sách lưu trữ tại cơ quan nên trong chuyên đề này em đã sử dụng số liệu thông tin của ba năm là 2006, 2007, và 2008 Ngoài ra để hoàn thành kỳ thực tập và đề tài này, chúng em đã được học hỏi, giao lưu với các cơ quan liên ngành như cơ quan: Công an, Toà án, Phòng thi hành án để có những thông tin đầy đủ hơn về các vụ việc liên quan, về nhân thân người phạm tội, tình hình xu hướng an ninh trật tự trên địa bàn huyện Hải Hậu Những thắc mắc của chúng em được các cán bộ ở đây giải đáp rõ ràng, chi tiết và cụ thể giúp cho sinh viên hiểu và nắm bắt vấn đề một cách thuận lợi, nhanh chóng Vì thế chúng em đã được trang bị cho mình những phương pháp tiếp cận thông tin một cách chính xác, đúng đắn, các phương pháp đó đã giúp chúng em rất nhiều trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu được những yêu cầu của kỳ thực tập PHẦN III THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẢI HẬU 1 Một số vấn đề kinh tế- xã hội huyện Hải Hậu Hải Hậu là một huyện ven biển nằm ở phía Đông Nam tỉnh Nam Định, với diện tích 226km2, có trên 28 vạn dân( trong đó có gần 40% đồng bào theo đạo Thiên chúa), gồm 35 xã, thị trấn và có trên 32km bờ biển Là một huyện có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng của tỉnh- một huyện có nghề truyền thống là trồng lúa, nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản và làm dịch vụ du lịch… Ngoài số dân có đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa phương, hiện tại Hải Hậu còn một bộ phận không nhỏ lao động từ các nơi khác ở đây với nhiều mục đích khác nhau, có thể là làm việc, có thể là vì những mục đích xấu ảnh hưởng đến an ninh của địa phương Cơ cấu dân số của huyện Hải Hậu thuộc loại dân số trẻ Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ khá lớn( khoảng 57%) Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, một bộ phận lao động trẻ khá đông làm nghề mộc, xây, đầm, đánh bắt thuỷ hải sản… Tuy nhiên với tốc độ đô thị hoá nhanh như vậy, những năm gần đây các tệ nạn này ngày càng gia tăng làm cho tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn địa phương trở lên mất ổn định Nhiều vụ vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao, hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, quyền sở hữu của tổ chức cá nhân đã liên tiếp xảy ra khiến cho Hải Hậu trở thành một điểm nóng về các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tội” Trộm cắp tài sản” 2 Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Hải Hậu: a Thực trạng: Trong những năm gần đây tình hình tội trộm cắp tài sản ở Hải Hậu diễn ra rất phức tạp cả về số lượng các vụ án xảy ra cũng như tính chất và mức độ phức tạp của chúng -Năm 2006: Toà án nhân dân huyện Hải Hậu thụ lý 24 vụ án hình sự với 37 bị cáo( không có án tồn năm 2005) trong đó phân loại tội phạm như sau: + Tội trộm cắp tài sản: 12 vụ= 18 bị cáo + Các loại tội khác: 12 vụ= 19 bị cáo Bảng 1: Số liệu các vụ án về tội trộm cắp tài sản năm 2006 Tiêu chí Số lượng vụ án đã thụ lý Số lượng vụ án đã giải quyết Số lượng án tồn Số lượng vụ án bị kháng cáo Vụ 12 11 01 01 Số lượng các vụ đồng phạm 04 Số lượng vụ án do người 01 chưa thành niên phạm tội Số lượng các bị cáo 18 Tỷ lệ phần Cơ sở so sánh trăm 100% 91,67% 8,33% 9,09% Số lượng vụ án thụ lý So với số vụ án đã thụ lý So với số vụ án đã thụ lý So với số vụ án đã giải 33,33% 9,09% quyết So với số vụ án đã thụ lý So với số vụ án đã giải 48,65% quyết So với tổng số bị cáo trong các vụ án hình sự năm 2004 Như vậy qua thống kê cho thấy số lượng vụ án về loại tội phạm “ Trộm cắp tài sản” trong năm 2006 chiếm đa số( 50%) trong các loại án hình sự ở địa phương Đây là một con số khá cao so với số lượng án cùng loại trên địa bàn các huyện lân cận( huyện Giao Thuỷ 9 vụ, huyện Xuân Trường 10 vụ, huyện Nghĩa Hưng 8 vụ…) - Năm 2007: Toà án nhân dân huyện Hải Hậu đã thụ lý 40 vụ án hình sự, án tồn năm 2006 là 2 vụ tổng số án hình sự là 42 vụ với 75 bị cáo trong đó phân loại tội phạm như sau: + Tội trộm cắp tài sản: 8 vụ= 13 bị cáo + Các loại tội khác: 34 vụ= 62 bị cáo Bảng 2: Số liệu các vụ án về tội trộm cắp tài sản năm 2007 Tỷ lệ Tiêu chí Số lượng vụ án đã thụ lý Số lượng vụ án đã giải quyết Số lượng án tồn Số lượng vụ án bị kháng cáo Số lượng các vụ đồng phạm Vụ 12 11 01 01 04 Số lượng vụ án do người 01 chưa thành niên phạm tội Số lượng các bị cáo 18 phần Cơ sở so sánh trăm 100% 91,67% 8,33% 9,09% Số lượng vụ án thụ lý So với số vụ án đã thụ lý So với số vụ án đã thụ lý So với số vụ án đã giải 33,33% quyết So với số vụ án đã thụ lý 9,09% So với số vụ án đã giải 48,65% quyết So với tổng số các bị cáo trong các vụ án hình sự Như vậy qua thống kê cho thấy số lượng vụ án về loại tội” Trộm cắp tài sản” trong năm 2007 đã giảm so với năm 2006 là 4 vụ Đây là một con số trung bình so với lượng án cùng loại trên địa bàn các huyện lân cận( huyện Giao Thuỷ 8 vụ, huyện Xuân Trường 9 vụ, huyện Nghĩa Hưng 7 vụ…) - Năm 2008: Toà án nhân dân huyện Hải Hậu thụ lý mới 37 vụ án hình sự( không có án tồn từ năm 2007) với 64 bị cáo trong đó phân loại tội phạm như sau: + Tội cố ý gây thương tích: 2 vụ= 2 bị cáo + Tội hiếp dâm trẻ em: 1 vụ= 1 bị cáo + Tội cướp tài sản: 1 vụ= 4 bị cáo + Tội cưỡng đoạt tài sản: 2 vụ= 2 bị cáo + Tội cướp giật tài sản: 1 vụ= 1 bị cáo + Tội trộm cắp tài sản: 13 vụ= 23 bị cáo + Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: 3 vụ= 3 bị cáo + Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý: 3 vụ= 3 bị cáo + Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ: 2 vụ= 3 bị cáo + Tội đánh bạc: 5 vụ= 17 bị cáo + Tội chống người thi hành công vụ: 1 vụ= 1 bị cáo + Tội tham ô tài sản: 1 vụ= 1 bị cáo + Tội đưa hối lộ: 1 vụ= 1 bị cáo Toà án nhân dân huyện Hải Hậu đã thụ lý giải quyết 37/37 vụ với 64/64 bị cáo đạt tỉ lệ 100% Trong đó đã xét xử 34 vụ- 61 bị cáo và hoàn trả hồ sơ cho Viện Kiểm Sát 3 vụ- 3 bị cáo Riêng loại tội phạm “ Trộm cắp tài sản” trong năm qua có diễn biến phức tạp chiếm số lượng 13/37 vụ tương đương với 35,14%, và có xu hướng ngày càng gia tăng Qua nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng tình hình thì thấy: Chủ thể của loại tội phạm này đa số là nam giới đang trong độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi, nghề nghiệp thường là lao động tự do, trình độ văn hoá thấp Ví dụ như: vụ Đoàn Văn Đông ở xóm 4 xã Hải Hà huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định, vụ Kim Văn Kiệm ở xóm 13 xã Hải Đường huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định… Trong đó đáng quan tâm là các đối tượng là người nghiện ma tuý, có tiền án tiền sự là tương đối lớn như bị cáo Kim Văn Kiệm Bị cáo này đã có 4 tiền án về tội trộm cắp tài sản: + Ngày 23/09/1999 bị toà án nhân dân tỉnh Nam Định xử phạt 15 tháng tù giam về tội” Trộm cắp tài sản” + Ngày 29/06/2001 bị toà án nhân dân huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định xử phạt 09 tháng tù giam về tội” Trộm cắp tài sản” + Ngày 04/09/2002 bị toà án nhân dân thị xã Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh xử phạt 30 tháng tù giam về tội” Trộm cắp tài sản” + Ngày 17/08/2005 bị toà án nhân dân huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định xử phạt 30 tháng tù giam về tội” Trộm cắp tài sản” Một số vụ án điển hình mà em đã đọc và thu thập được là: Ví dụ 1: Họ và tên: Lê Văn Tuấn sinh năm 1971 STQ: xóm 13- xã Hải Đường- huyện Hải Hậu- tỉnh Nam Định Quốc tịch: Việt Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: không Nghề nghiệp: Làm ruộng Đoàn, đảng: không Văn hoá: 4/12 Con ông: Lê Văn Lưu sinh năm 1928, con bà: Phạm Thị Nhường sinh năm 1929 Nhận thấy: Bị cáo: Lê Văn Tuấn bị Viện Kiểm Sát nhân dân huyện Hải Hậu truy tố về hành vi phạm tội như sau: Lê Văn Tuấn là đối tượng nghiên ma tuý Do không có tiền mua ma tuý sử dụng nên sáng ngày 05/03/2008, Tuấn mượn tiền của bố đẻ là ông Lê Văn Lưu 200.000đồng, rồi đón xe khách lên khu vực Cửa Trường- Nam Định mua Hêrôin của một người đàn ông không biết tên, điạ chỉ, sau đó đến gầm cầu Đò Quan để sử dụng Khoảng 18h cùng ngày, Tuấn đón xe khách về khu vực chợ Cầu Đôi xã Hải Hưng huyện Hải Hậu với mục đích trộm cắp tài sản để bán lấy tiền mua ma tuý sử dụng Về đến chợ, Tuấn đi theo đường liên xóm phía đông chợ quan sát nếu có cơ hội thì trộm cắp tài sản Khi phát hiện ở khu vực chợ phía Đông có nhiều xe đạp dựng cạnh tường rào không có người trông coi, Tuấn vào lấy một chiếc xe đạp mini màu tím than, của chị Vũ Thị Vân ở xóm 16 xã Hải Hưng rồi đi dọc theo quốc lộ 21 về phía thị trấn Yên Định Khi vừa đi được một đoạn thì thấy có tiếng người hô hoán, đuổi theo, Tuấn đạp nhanh bỏ trốn theo đường phía tây sông Múc đến uỷ ban nhân dân thị trấn Yên Định thì bị chị Vân, anh Lê Văn Tâm cùng công an thị trấn Yên Định bắt giữ đưa về trụ sở UBND thị trấn Yên Định lập biên bản bắt giữ người có hành vi phạm tội quả tang, thu giữ chiếc xe đạp và một bơm tiêm nhựa, 4.000đồng trong người Tuấn Sau đó, Công an thị trấn Yên Định giao Tuấn và tang vật cho cơ quan điều tra Công an huyện Hải Hậu để giải quyết theo thẩm quyền Họ và tên: Kim Văn Tưởng sinh năm 1985 STQ: xóm Trần Hiềng(Đội 3), xã Hải Phú, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định Quốc tịch: Việt Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Nghề nghiệp: Làm ruộng Đoàn, Đảng: không Văn hoá: 9/12 Họ và tên: Nguyễn Vũ Khánh sinh năm 1977 STQ: xóm Nguyễn Trung(Đội 11), xã Hải Phú, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định Quốc tịch: Việt Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: không Nghề nghiệp: làm ruộng, Đoàn, Đảng: không Văn hoá: 12/12 Họ và tên: Đỗ Văn Truyền, sinh năm 1986 STQ: xóm 4, xã Hải Toàn, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định Quốc tịch: Việt Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: không Nghề nghiệp: làm ruộng, Đoàn, Đảng: không Văn hoá: 12/12 Nhận thấy: Các bị cáo Kim Văn Tưởng, Nguyễn Vũ Khánh, Đỗ Văn Truyền bị Viện Kiểm Sát nhân dân huyện Hải Hậu truy tố về hành vi phạm tội như sau: Kim Văn Tưởng, Nguyễn Vũ Khánh là những đối tượng nghiện ma tuý Để có tiền sử dụng ma tuý, Kim Văn Tưởng rủ Nguyễn Vũ Khánh trộm cắp tài sản, Khánh nhất trí Khoảng 24giờ ngày 30/08/2008, Tưởng, Khánh đến khu vực thuộc Tổ dân phố số 13 thị trấn Thịnh Long, phát hiện tại xưởng của anh Nguyễn Văn Thuận còn sáng đèn và có mấy chiếc xe máy dựng ở hiên nhà Tưởng bảo Khánh đứng ngoài cảnh giới và coi xe còn Tưởng đi vào trong xưởng dùng chìa khoá xe máy có sẵn từ trước mở khoá lấy đi chiếc xe máy nhãn hiệu Jincheng BKS 18S3- 9469 trị giá 2.000.000đồng của anh Nguyễn Văn Thuận Sau khi lấy được xe, Tưởng, Khánh đến nhà anh Sướng ở xóm Phạm Thoại xã Hải Phú ngủ nhờ Khoảng 6h ngày 31/08/2008, Tưởng và Khánh đưa xe máy đến nhà anh rể của Tưởng là Lê Văn Bắc ở xóm 8 xã Hải Phong để ở đó rồi Tưởng chở Khánh về nhà Sau đó Tưởng tháo BKS và giá bảo vệ đèn chiếu hậu cảu chiếc xe ra và cho chị Trần Thị Tinh là hàng xóm của anh Bắc đem xe đi thay tem, mác và một số đồ nhựa Ngày 03/09/2008, Tưởng nhờ Cao Huy Lễ ở thị trấn Yên Định dẫn đến nhà Phạm Hồng Dương ở xóm 1 xã Hải Anh nói dối là xe của Tưởng bị mất giấy tờ và bán cho Hoàng Văn Khá với giá 1.050.000đồng, Tưởng chia cho Khánh 300.000đồng Khi mua được xe Khá đã xin được chiếc biển số xe máy biển số 14P8- 6175 của Đồng Văn Thuận ở xóm 2 Hải Anh gắn vào xe để đi Ngày 22/09/2008 Cơ quan điều tra Công an huyện Hải Hậu đã thu hồi chiếc xe trên tại nhà Hoàng Văn Khá Chị Trần Thị Tinh đã giao nộp chiếc biển số xe 18S3- 9469 và giá bảo vệ đèn xe cho cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật Kim Văn Tưởng còn khai nhận trước đó: khoảng 19h ngày 28/08/2008, Tưởng cùng Đỗ Văn Truyền đến Kiốt số 59 của chị Nguyễn Thị Biển thuộc Tổ dân phố số 19 thị trấn Thịnh Long trộm cắp tài sản Tưởng bảo Truyền dừng xe đứng ngoài cảnh giới còn Tưởng vào Kiốt, thấy không có ai trông coi Tưởng vào khu vực bếp lục tìm chìa khoá xe và lấy đi một chiếc xe máy nhãn hiệu HonDa BKS 31- 248U5 trị giá 6.000.000đồng của chị Biển Khi lấy được xe, Truyền bảo Tưởng đi lên thành phố Nam Định tiêu thụ nhưng không bán được nên đã quay về theo hướng đường 55, khi cách thành phố Nam Định khoảng 10km Truyền bảo Tưởng tháo biển số và gương xe vất xuống mương tiêu nước để tránh bị phát hiện Tưởng và Truyền đi đến nhà bạn là Phạm Văn Tá ở xóm 6 Hải Phong nhờ tìm chỗ bán xe Tá đưa Truyền xuống nhà Đỗ Văn Quyết ở xóm 6 Hải Phong, Truyền nói dối là xe của bố Truyền, giấy tờ và biển số xe đã cắm, vì cần tiền trả nợ nên bán xe khi nào có tiền xin chuộc lại Quyết hỏi xe gì, giá bao nhiêu? Truyền bảo xe Dream, giá 2.500.000đồng, Quyết nhất trí mua và trả 2.300.000đồng Truyền nhận tiền và chia cho Tưởng 400.000đồng, còn lại 1.900.000đồng Truyền giữ lại ăn tiêu hết Quá trình điều tra Quyết đã giao nộp chiếc xe trên cho Cơ quan CSĐT Công an huyện Hải Hậu, chiếc biển số xe 31245U5 và 2 chiếc gương xe của chị Biển không có cơ sở để truy tìm Cơ quan điều tra Công an huyện Hải Hậu đã trả lại hai chiếc xe máy trên cho anh Nguyễn Văn Thuận và chị Nguyễn Thị Biển Anh Thuận và chị Biển không có yêu cầu gì về dân sự Quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã thu giữ số tiền mà các bị cáo Kim Văn Tưởng và Đỗ Văn Truyền bán chiếc xe trộm cắp của chị Biển bán cho anh Đỗ Văn Quyết và trả lại cho anh Đỗ Văn Quyết nhận đủ Số tiền 1.050.000đồng do Tưởng và Khánh bán xe cho Hoàng Văn Khá CQĐT đã thu giữ cùng một biển số xe 14P8- 6175 chuyển đến cơ quan thi hành án dân sự chờ xử lý theo quy định của pháp luật Trước phiên toà hôm nay, các bị cáo Kim Văn Tưởng, Nguyễn Vũ Khánh khai nhận đã thực hiện hành vi phạm tội đúng như nội dung vụ án đã nêu ở trên và tỏ ra ăn năn hối lỗi Các bị cáo đều đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo Những người bị hại vắng mặt tại phiên toà hôm nay nhưng đã có lời khai lưu tại hồ sơ vụ án, đề nghị xử lý nghiêm hành vi trộm cắp tài sản mà các bị cáo đã thực hiện đối với họ và xác nhận tài sản các bị cáo trộm cắp của họ đã được cơ quan điều tra thu hồi và trao trả cho họ đầy đủ Đại diện Viện Kiểm Sát tham gia phiên toà giữ nguyên quan điểm truy tố đối với các bị cáo về tội danh và điều luật áp dụng như bản cáo trạng số 43/QĐKSĐT ngày 28/11/2008 Sau khi phân tích tính chất của vụ án, nguyên nhân điều kiện phạm tội, tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội, vai trò, vị trí, nhân thân để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với từng bị cáo Đại diện VKS đã đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố các bị cáo phạm tội” trộm cắp tài sản” Áp dụng khoản 1 điều 138, điểm g khoản 1 điều 48; điểm p khoản 1 điều 46 Bộ luật hình sự đối với bị cáo Kim Văn Tưởng; áp dụng khoản 1 điều 138 điểm h, điểm p khoản 1 điều 46; khoản 2 điều 46 Bộ luật hình sự đối với bị cáo Nguyễn Vũ Khánh; áp dụng khoản 1 điều 138, điểm h, điểm p khoản 1; khoản 2 điều 46, điều 60 Bộ luật hình sự đối với bị cáo Đỗ Văn Truyền và đề nghị hội đồng xét xử tuyên phạt các bị cáo: Kim Văn Tưởng 18- 24 tháng tù, Nguyễn Vũ Khánh 69 tháng tù, thời hạn tính từ 22/09/2008; Đỗ Văn Truyền 6-9 tháng tù cho hưởng án treo nhưng được khấu trừ 1 tháng 20 ngày, đề nghị áp dụng thời gian thử thách theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2007, NQ- HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Đồng thời đại diện VKS cũng đề nghị xử lý vật chứng của vụ án Căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên toà, căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, và những người tham gia tố tụng khác Xét thấy Lời khai nhận tội của bị cáo được chứng minh bằng lời khai của những người bị hại, bằng lời khai của những người làm chứng, bằng biên bản thu giữ và trao trả tang vật mà cơ quan điều tra đã thực hiện trong quá trình điều tra cùng các tài liệu khác đã được lưu trong hồ sơ vụ án Như vậy đã có đủ hồ sơ kết luận: Kim Văn Tưởng, Nguyễn Vũ Khánh đã thực hiện hành vi trộm cắp chiếc xe môtô BKS 18S3-9469 của gia đình anh Nguyễn Văn Thuận hồi 24giờ ngày 30/08/2008 trị giá 2.000.000đồng Ngoài ra trước đó, ngày 28/08/2008 Kim Văn Tưởng cùng Đỗ Văn Truyền trộm cắp xe môtô BKS 31-248U5 trị giá 6.000.000đồng của chị Nguyễn Thị Biển ở tổ dân phố số 19 thị trấn Thịnh Long bán lấy tiền ăn tiêu hết Xét thấy hành vi phạm tội mà các bị cáo đã thực hiện không những xâm phạm đến tài sản của công dân mà còn gây mất trật tự trị an xã hội, gây bất bình trong quần chúng nhân dân Do đó cần phải xử lý nghiêm nhằm trừng trị, giáo dục đối với các bị cáo và phòng ngừa chung Xét vai trò, vị trí, nhân thân và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo thì thấy: Các bị cáo đã đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội trộm cắp tài sản của công dân Trong vụ án này, bị cáo Kim Văn Tưởng đã thực hiện 02 vụ trộm cắp tài sản của công dân là 02 chiếc xe máy( trong đó bị cáo Kim Văn Tưởng và bị cáo Nguyễn Vũ Khánh cùng thực hiện một vụ trộm cắp chiếc xe máy của gia đình anh Nguyễn Văn Thuận Bị cáo Kim Văn Tưởng và bị cáo Đỗ Văn Truyền cùng thực hiện một vụ trộm cắp chiếc xe máy của chị Nguyễn Thị Biển) Bị cáo Nguyễn Vũ Khánh, bị cáo Đỗ Văn Truyền mỗi bị cáo độc lập cùng với bị cáo Kim Văn Tưởng thực hiện một lần trộm cắp tài sản Do đó bị cáo Kim Văn Tưởng giữ vai trò số 1 trong vụ án; bị cáo Nguyễn Vũ Khánh và bị cáo Đỗ Văn Truyền giữ vai trò số 2 trong vụ án Bị cáo Kim Văn Tưởng có 1 tiền án về tội trộm cắp tài sản; các bị cáo Nguyễn Vũ Khánh, Đỗ Văn Truyền chưa có tiền án tiền sự, lần đầu phạm tội; các bị cáo đều khai báo thành khẩn và ăn năn hối lỗi; trong quá trình điều tra gia đình các bị cáo đã tự nguyện nộp đàu đủ số tiền do các bị cáo bán tài sản trộm cắp mà có Đối với bị cáo Kim Văn Tưởng và Nguyễn Vũ Khánh là đối tượng nghiện ma tuý; Đỗ Văn Truyền có bố là thương binh; Nguyễn Vũ Khánh có bố là bệnh binh Xét vai trò vị trí, nhân thân và các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm; cần thiết phải tập trung giáo dục đối với các bị cáo Kim Văn Tưởng và Nguyễn Vũ Khánh một thời gian nhất định mới có thể giáo dục cải tạo các bị cáo này trở thành người công dân có ích cho xã hội Đối với bị cáo Đỗ Văn Truyền có thể được miễn chấp hành hình phạt tù và ấn định một thời gian thử thách theo quy định của pháp luật và giao bị cáo này cho UBND xã Hải Toàn giám sát giáo dục trong thời gian thử thách cũng có thể cải tạo bị cáo Truyền trở thành người công dân có ích cho xã hội Do đó việc đề nghị của vị đại diện Viện kiểm sát tại phiên toà hôm nay là phù hợp Đối với anh Đỗ Văn Quyết, người đã mua một chiếc xe máy do bị cáo Kim Văn Tưởng và bị cáo Đỗ Văn Truyền trộm cắp cuả chị Nguyễn Thị Biển đem bán với số tiền 2.300.000đồng nhưng không biết là xe do Truyền và Tưởng trộm cắp mà có Quá trình điều tra, anh Đỗ Văn Quyết nộp lại chiếc xe máy đã mua Xét việc mua bán giữa anh Đỗ Văn Quyết với các bị cáo là bất hợp pháp nhưng ngay thẳng; Cơ quan điều tra đã trả lại tài sản cho chị Nguyễn Thị Biển và thu lại số tiền mà các bị cáo bán tài sản mà có trả lại cho anh Đỗ Văn Quyết nhận đầy đủ Đối với Hoàng Văn Khá mua một chiếc xe máy do bị cáo Kim Văn Tưởng và bị cáo Nguyễn Vũ Khánh trộm cắp của anh Nguyễn Văn Thuận đem bán với số tiền 1.050.000đồng Quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã thu hồi chiếc xe máy và đã trả cho người bị hại và đã thu hồi lại số tiền 1.050.000đồng do các bị cáo bán tài sản mà có Xét việc mua bán tài sản giữa anh Hoàng Văn Khá và các bị cáo là bất hợp pháp, không ngay thẳng Do đó số tiền 1.050.000đồng cơ quan điều tra đã thu giữ không thể trả lại cho anh Hoàng Văn Khá mà cần tịch thu sung quỹ Nhà nước Chiếc biển số 14P8-6175 không xác định được chủ sở hữu, không còn giá trị sử dụng nên tịch thu tiêu huỷ là phù hợp Xét cần buộc các bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật Vì các lẽ trên, Quyết định 1 Tuyên bố các bị cáo: Kim Văn Tưởng; Nguyễn Vũ Khánh; Đỗ Văn Truyền phạm tội” Trộm cắp tài sản” - Áp dụng khoản 1 điều 138; điểm g khoản 1 điều 48; điểm p khoản 1 điều 46 Bộ luật hình sự đối với bị cáo Kim Văn Tưởng Xử phạt Kim Văn Tưởng 18 tháng tù, thời hạn tính từ 22/09/2008; - Áp dụng khoản 1 điều 138; điểm h, điểm p khoản 1 điều 46; khoản 2 điều 46 Bộ luật hình sự đối với bị cáo Nguyễn Vũ Khánh Xử phạt Nguyễn Vũ Khánh 6 tháng tù, thời hạn tù tính từ 22/09/2008; - Áp dụng khoản 1 điều 138; điểm h điểm p khoản 1 điều 46; khoản 2 điều 46; điều 60 Bộ luật hình sự đối với bị cáo Đỗ Văn Truyền Xử phạt Đỗ Văn Truyền 6 tháng tù giam cho hưởng án treo nhưng được khấu trừ 1 tháng 20 ngày và đề nghị áp dụng thời gian thử thách theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2007/ NQ- HĐTP ngày 02/10/2007 của hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Đồng thời đại diện VKS cũng đề nghị xử lý vật chứng của vụ án b, Nguyên nhân của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Hải Hậu Tình hình tội trộm cắp nêu trên có nguồn gốc sâu xa từ nhiều nguyên nhân Sau đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng tình hình tội trộm cắp tài sản diễn ra phổ biến, ngày càng gia tăng ở địa bàn huyện Hải Hậu: + Thứ nhất, sự giáo dục của gia đình và xã hội chưa tốt Lối sống buông thả, không quan tâm, chăm sóc con cái của nhiều gia đình đã dẫn đến tình trạng con em họ lớn lên có những suy nghĩ lệch lạc, dễ mắc vào các tệ nạn xã hội, coi thường pháp luật + Thứ hai, tình hình kinh tế của Hải Hậu trong mấy năm gần đây có tốc độ phát triển cao nhưng chưa đồng đều, số lượng người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm vẫn còn ở mức lớn Đặc biệt, ở một số địa phương, khi mà chính quyền thực hiện việc thu hồi đất để mở rộng đường, người dân được đền bù một khoản tiền lớn Lẽ ra khoản tiền này dùng để phát triển kinh tế gia đình, làm giàu quê hương đất nước, nhưng một bộ phận người dân lại dùng số tiền này để tiêu xài cá nhân như: chơi cờ bạc, đề, sử dụng ma tuý để đua đòi Một bộ phận nhân dân có trình độ văn hoá thấp, không nghề nghiệp, không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, lại khó khăn về kinh tế… cũng là những nguyên nhân dễ dẫn họ đến việc coi thường pháp luật, thực hiện các hành vi phạm tội + Thứ ba, do địa phương có tốc độ đô thị hoá mạnh, sự du nhập của nhiều lối sống lệch lạc như nghiện cờ bạc, nghiện hút, mại dâm cùng với sự phức tạp về thành phần dân cư… khiến cho nguy cơ dẫn đến hành vi phạm tội là rất cao + Thứ tư, do có sự sơ xuất của chủ sở hữu Nhiều vụ án, kẻ gian tuy không có ý thức trộm cắp từ đầu nhưng khi phát hiện tài sản được cất giữ, trông coi sơ sài đã nảy sinh ý định phạm tội + Thứ năm, sự quản lý của chính quyền địa phương còn chưa thật hiệu quả, chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những vi phạm pháp luật như cờ bạc, ma tuý… Thêm vào đó, chính quyền địa phương còn chưa quản lý tốt các loại hình dịch vụ mua bán các đồ cũ, cầm đồ… ở một mức độ nào đó, các cơ sở này đã tiếp tay cho những hành vi trộm cắp bằng cách mua lại những tài sản do đối tượng trộm cắp được PHẦN IV: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ: 1 Một số nhận xét về tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Hải Hậu: Như vậy, qua những số liệu và phân tích ở trên ta thấy, tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Hải Hậu diễn ra rất phổ biến và hết sức phức tạp Số lượng các vụ án liên tục gia tăng Trong 3 năm 2006, 2007, 2008 và những tháng đầu năm 2009 số lượng các vụ án trộm cắp tài sản được thụ lý và giải quyết tại Toà án nhân dân huyện Hải Hậu đã tăng lên đáng kể Bên cạnh đó, mức độ nguy hiểm và phức tạp của các vụ án phạm tội trộm cắp tài sản ngày càng tăng Điều này được thể hiện ở chỗ các vụ án liên tục xảy ra, không chỉ vào ban đêm, nơi mà tài sản được cất giữ kín đáo và trông coi cẩn thận Một số trường hợp kẻ gian còn vào trộm cắp tài sản của ngay chính người thân của mình Địa bàn hoạt động của chúng không chỉ thu hẹp trong phạm vi thôn xóm mà còn mở rộng trên địa bàn huyện, thậm chí còn ở các địa phương lân cận Một vấn đề đáng quan tâm của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Hải Hậu là đặc điểm nhân thân của các đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản Hầu hết các đối tượng phạm tội trộm cắp là thanh niên, trình độ văn hoá thấp, không nghề nghiệp, nhiều đối tượng còn là học sinh phổ thông Số lượng các vụ án có sự tham gia của nhiều đối tượng(đồng phạm) cũng tăng Giữa các đối tượng thường có sự bàn bạc, phân công nhiệm vụ, hành vi trước một cách chặt chẽ 2 Một số kiến nghị, giải pháp trong việc hạn chế và nâng cao hiệu quả trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Hải Hậu: Thực trạng tội trộm cắp tài sản ở địa phương đòi hỏi các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức và nhân dân phải có những giải pháp cấp thiết để phòng chống loại tội phạm này Trộm cắp tài sản là một hiện tượng xã hội, nó có nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ nhiều yếu tố, do đó trong quá trình đấu tranh phòng chống loại tội phạm này đòi hỏi phải sử dụng tổng hợp các biện pháp mới có thể thu được kết quả cao a Tiến hành giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân: Đây là công tác hết sức quan trọng trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội nói chung và trong đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài sản nói riêng Trong điều kiện kinh tế xã hội như hiện nay của địa phương, khi mà trình độ dân trí chưa cao, sự am hiểu pháp luật của quần chúng nhân dâncòn hạn chế thì việc tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân là rất cần thiết Các cơ quan, tổ chức trên địa bàn địa phương cần có những hoạt động tích cực, hữu hiệu để đẩy mạnh phong trào đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài sản Thông tin kịp thời cho nhân dân nắm được tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn địa phương để từ đó nhân dân có ý thức cao trong việc cảnh giác, phòng chống loại tội phạm này Đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền nâng cao ý thức đoàn kết đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trong nhân dân như hình thành mở phiên toà lw động tại các nơi mà có tội phạm xảy ra… Thực hiện xã hội hoá công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, tội phạm trộm cắp tài sản nói riêng Hình thành tình cảm và lòng tin của nhân dân vào sự nghiêm minh của pháp luật, vào hiệu quả của hoạt động các cơ quan bảo vệ pháp luật là rất cần thiết Ngoài ra còn phải tạo điều kiện cho việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án được nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật Muốn làm được điều đó cần mở rộng tính dân chủ, công khai, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia tích cực, đông đảo vào hoạt động này Phải dùng sức mạnh của pháp luật kết hợp với dư luận quần chúng, tích cực lên án hành vi vi phạm pháp luật Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân b Dạy nghề, hướng nghiệp tạo việc làm ổn định và nâng cao đời sống cho nhân dân: Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng tội phạm trộm cắp tài sản diễn ra phổ biến trên địa bàn huyện Hải Hậu là thiếu việc làm cho người lao động Trong những năm qua, mặc dù tốc độ đô thị hoá ở Hải Hậu diễn ra rất mạnh, nhiều nhà máy, xí nghiệp được xây dựng, thu hút hàng ngàn người lao động trong và ngoài địa phương Tuy nhiên, vẫn có một số lượng lớn người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm đặc biệt là số người trong độ tuổi từ 16 đến 30 Hải Hậu là địa phương có dân số chủ yếu là làm nghề nông nghiệp Bản thân nghề này đã là yếu tố làm cho sức lao động của địa phương dôi dư rất nhiều Trong khi đó, khi các nhà máy được xây dựng trên cơ sở chủ yếu là lấy từ đất nông nghiệp thì số lượng lao động dôi dư tăng lên rất nhiều Trên thực tế, số người thiếu việc làm này chủ yếu là những người có trình độ văn hoá thấp, chưa được đào tạo, hướng nghiệp nên mặc dù các nhà máy, xí nghiệp cần số lượng lớn lao động nhưng họ lại không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng Bên cạnh đó, ý thức chủ quan của họ cũng ảnh hưởng rất lớn, nhiều người trong số họ mặc dù đang trong độ tuổi lao động nhưng lại không chịu học tập, lười lao động Thói quen ăn chơi, đua đòi… đã đẩy nhiều người vào con đường cờ bạc, ma tuý, mại dâm… dẫn đến tình trạng muốn có tiền ăn chơi, họ không còn con đường nào khác là trộm cắp của người khác Nhiều đối tượng sau khi trộm cắp, đi tù về không có công ăn việc làm lại lao vào con đường cũ và tái phạm Tình hình đó đòi hỏi địa phương cần có những biện pháp thiết thực trong việc dạy nghề, hướng nghiệp tạo việc làm và thu nhập cho người lao động Mạng lưới cơ sở dạy nghề cần được rà soát, điều chỉnh theo hướng xã hội hoá: + Tăng cường xây dựng cơ chế hỗ trợ ngân sách đầu tư dạy nghề cho những người nghèo, con em gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo tới mức cao nhất khả năng dạy và đào tạo nghề cho mọi đối tượng + Cần quan tâm tổ chức lại sản xuất, phát triển các ngành nghề thủ công và truyền nghề cho lớp trẻ, khuyến khích các ngành nghề thu hút nhiều lao động, cần có chính sách thu hút đầu tư cân đối giữa phát triển các doanh nghiệp lớn kết hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thu hút thêm nhiều lao động + Tại các địa phương thực hiện việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các nhà máy, xí nghiệp cần có cơ chế ràng buộc giữa phát triển các doanh nghiệp với địa phương, giữa chủ doanh nghiệp với các địa phương, giữa chủ doanh nghiệp với những hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất Các chủ dự án khi sử dụng đất phải cam kết nhận một số con em các hộ thiếu đất sản xuất vào làm tại các doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ địa phương chuyển đổi nghề, tìm việc làm cho nông dân Đây là vấn đề đặc biệt quan tâm bởi trên thực tế những năm qua, các doanh nghiệp tuy co cam kết nhận số nông dân bị mất ruộng vào làm tại các doanh nghiệp mình nhưng chỉ được một thời gian ngắn rồi lại với nhiều lý do khác nhau như không đủ việc làm, người lao động không đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả nên trả lương công nhân thấp… nên họ rơi vào tình trạng không đất sản xuất, không việc làm + Các cơ sở dạy nghề, hướng nghiệp bên cạnh việc từng bước đầu tư mở rộng quy mô, đầu tư trang thiết bị dạy nghề, nâng cao chất lượng đào tạo còn cần hướng nhiều hơn vào đối tượng lao động nông thôn Điều đó đáp ứng được nguyện vọng tha thiết của bà con nông thôn được hoc nghề, có việc làm, có thu nhập ổn định trước mắt và lâu dài Bên cạnh đó cần chú trọng hơn nữa công tác đào tạo nghề, hướng nghiệp dạy việc làm cho những đối tượng sau khi ra tù, trại cai nghiện… Đây là những đối tượng rất dễ tiếp tục vi phạm pháp luật, sa vào tệ nạn xã hội nếu không nhận được sự quan tâm, giúp đỡ kịp thời của gia đình, xã hội c Áp dụng các biện pháp để thúc đẩy và thực hiện công tác đấu tranh phòng chống tội phạm được kịp thời: Trong thời gian qua, thực hiện các quy định của pháp luật cải cách sửa đổi trong thời gian tới và Chỉ thị của ban cải cách tư pháp Trung ương, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án… của Hải Hậu đã có những chuyển biến tích cực trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình Đặc biệt TAND huyện Hải Hậu đã xét xử nhiều phiên toà mẫu lưu động về tội trộm cắp, ma tuý như vụ án xử bị cáo Phạm Ngọc Duy ở xóm 17 xã Hải Nam về sử dụng trái phép chất ma tuý; lấy kết quả tranh tụng tại phiên toà kết tội bị cáo Qua những phiên toà mẫu này đã thể hiện tính dân chủ trong quá trình xét xử của toà án cũng như sự có mặt của kiểm sát viên, hình thức và nội dung phiên toà đã được nâng lên rõ rệt, được quần chúng nhân dân đồng tình cao, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản Tuy nhiên, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này, đẩy nhanh tiến độ tiếp nhận và giải quyết các vụ án trộm cắp Các vụ án cần phải được thụ lý, giải quyết trong thời hạn nhất định, bảo đảm chất lượng, xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không xử oan người vô tội, đảm bảo tính giáo dục, răn đe nhưng đồng thời cũng phải cứng rắn, cương quyết Thường xuyên có biện pháp quản lý, theo dõi chặt chẽ các đối tượng đã từng có tiền án, tiền sự, các đối tượng nghiện ma tuý, thường xuyên chơi cờ bạc trên địa bàn, địa phương nhằm kịp thời phát hiện ngăn chặn những vi phạm của họ Tăng cường công tác tuần tra canh gác kết hợp với tiếp nhận kịp thời việc trình báo của quần chúng nhân dân Thực hiện việc kiểm tra thường xuyên các tụ điểm ăn chơi, nhà hàng, vũ trường trên địa phương… Vì đó thường là những nơi phức tạp và là nơi tụ tập của bọn tội phạm trước và sau khi gây án Một trong những nguyên nhân khiến cho tình hình tội phạm trộm cắp diễn ra phổ biến trên địa bàn huyện Hải Hậu là sự phức tạp về dân cư Như đã nói, Ngoài số dân có hộ khẩu thường trú, Hải Hậu còn có hàng ngàn người là các công dân lao động trong các ngành nghề khác nhau, học sinh học tập trong các trường trên địa bàn Và trên thực tế, trong số các vụ trộm cắp tài sản được thụ lý, giải quyết tại Toà án nhân dân huyện Hải Hậu trong ba năm 2006, 2007, 2008 có nhiều vụ mà đối tượng phạm tội là những người địa phương khác đến lao động, học tập tại Hải Hậu hoặc có liên quan đến họ Chính vì vậy, một yêu cầu cấp thiết đặt ra đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương là phải thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra hộ tịch, hộ khẩu, quản lý chặt chẽ các đối tượng tạm trú, tạm vắng Có như vậy mới có thể góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, hạn chế và phòng ngừa có hiệu quả tội phạm trộm cắp tài sản, tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức và quần chúng nhân dân yên tâm lao động, sản xuất Những biện pháp trên đây cần phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, đồng bộ, phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức và quần chúng nhân dân mói đảm bảo thu được kết quả cao trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn địa phương Đây là lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế, thời gian dành cho việc thực hiện chuyên đề không nhiều nhưng em đã rút ra được những bài học thực tế và phần nào đáp ứng được yêu cầu của bài báo cáo.Trên đây là những nhận xét và kiến nghị của chuyên đề này khi học hỏi, nghiên cứu và làm việc trong thời gian gần 4 tháng Em hi vọng những kiến nghị này sẽ được các cơ quan chức năng xem xét và đưa vào áp dụng trên thực tế có ý nghĩa hơn Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo để việc học tập, nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn MỤC LỤC PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ 1 PHẦN II: QUÁ TRÌNH THU THẬP THÔNG TIN NƠI THỰC TẬP 2 I Về thời gian thu thập thông tin: 2 II Phương pháp thu thập thông tin: .2 1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tài liệu có sẵn: 2 2 Phương pháp điều tra xã hội học: 3 3 Phương pháp quan sát: 3 4 Phương pháp thống kê: 4 III Nguồn thu thập thông tin: 4 PHẦN III THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẢI HẬU 6 1 Một số vấn đề kinh tế- xã hội huyện Hải Hậu 6 2 Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Hải Hậu: 6 PHẦN IV: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ: 22 1 Một số nhận xét về tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Hải Hậu: 22 2 Một số kiến nghị, giải pháp trong việc hạn chế và nâng cao hiệu quả trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Hải Hậu: .22 ... TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẢI HẬU Một số vấn đề kinh tế- xã hội huyện Hải Hậu Tình hình tội trộm cắp tài sản địa bàn huyện Hải Hậu: PHẦN IV: NHẬN XÉT VÀ... xét tình hình tội trộm cắp tài sản địa bàn huyện Hải Hậu: 22 Một số kiến nghị, giải pháp việc hạn chế nâng cao hiệu hoạt động đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài sản địa bàn huyện Hải. .. nhân tình hình tội trộm cắp tài sản địa bàn huyện Hải Hậu Tình hình tội trộm cắp nêu có nguồn gốc sâu xa từ nhiều nguyên nhân Sau số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tình hình tội trộm cắp tài sản