1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Nghiên cứu vai trò người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã Chân Sơn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang (Khóa luận tốt nghiệp)

78 236 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 888,66 KB

Nội dung

Nghiên cứu vai trò người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã Chân Sơn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang.Nghiên cứu vai trò người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã Chân Sơn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang.Nghiên cứu vai trò người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã Chân Sơn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang.Nghiên cứu vai trò người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã Chân Sơn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang.Nghiên cứu vai trò người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã Chân Sơn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang.Nghiên cứu vai trò người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã Chân Sơn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang.Nghiên cứu vai trò người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã Chân Sơn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang.Nghiên cứu vai trò người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã Chân Sơn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang.Nghiên cứu vai trò người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã Chân Sơn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang.

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG MAI HUY

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU VAI TRÒ NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

TẠI XÃ CHÂN SƠN, HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2011 - 2015

THÁI NGUYÊN - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG MAI HUY

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU VAI TRÒ NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

TẠI XÃ CHÂN SƠN, HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THÁI NGUYÊN - 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian nghiên cứu và học tập tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên (khóa học 2011 - 2015) em đã học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích, những kinh nghiệm, khả năng tư duy, , đó cũng là tiền đề và là động lực cho

em sau này ra trường

Trong quá trình nghiên cứu và viết khóa luận em đã nhận được sự quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường

Em xin chân thành cám ơn các Thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã dạy cho em những kiến thức, cách nghiên cứu, giúp em hiểu và hoàn thành đề tài khóa luận với khả năng của mình Đặc biệt em xin chân thành gửi

lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Dương Văn Sơn, người đã nhiệt tình hướng

dẫn, chỉ bảo giúp đỡ em trong quá trình viết khóa luận Đồng thời em xin chân thành cám ơn các cán bộ, các phòng ban của UBND xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này

Do lần đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên mặc dù bản thân em

đã cố gắng hết sức nhưng không tránh khỏi những thiếu xót Vì vậy em rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất 26

Bảng 4.2 Phân loại kinh tế hộ điều tra theo thôn 32

Bảng 4.3 Phân loại kinh tế hộ điều tra theo ngành nghề 33

Bảng 4.4 Tổng hợp ý kiến về khó khăn trong lao động phân theo kinh tế hộ 34

Bảng 4.5 tổng hợp ý kiến về lý do khó khăn của hộ 35

Bảng 4.6 Đánh giá mức độ hiểu biết của người dân về mô hình nông thôn mới 36 Bảng 4.7 Ý kiến đánh giá của hộ về mức độ trao đổi thông tin trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương phân theo kinh tế hộ 37

Bảng 4.8 Ý kiến đánh giá của hộ về sự cần thiết trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương phân theo kinh tế hộ 39

Bảng 4.9 Nguồn cung cấp thông tin của dự án nông thôn mới tại địa phương 40

Bảng 4.10 Ý kiến tham gia tuyên truyền vận động của người dân trong xây dựng nông thôn mới phân theo thôn 41

Bảng 4.11 Hình thức người dân tham gia công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới 42

Bảng 4.12 Đánh giá về mức độ tham gia đóng góp ý kiến của người dân trong các cuộc họp tại địa phương phân theo thôn 43

Bảng 4.13 Người dân tham gia tập huấn ứng dụng kĩ thuật trong sản xuất 45

Bảng 4.14 Đóng góp của hộ về hoạt động xây dựng đường giao thông tại địa phương phân theo thôn và kinh tế hộ 47

Bảng 4.15 Đóng góp ngày công lao động của hộ trong hoạt động giải phóng mặt bằng xây dựng đường giao thông 48

Bảng 4.16 Người dân tham gia công tác giám sát, xây dựng nông thôn mới 49

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt/ký hiệu Cụm từ đầy đủ

CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC BẢNG ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii

MỤC LỤC iv

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu chung 2

1.3 Mục tiêu cụ thể 2

1.4 Ý nghiã của đề tài 2

1.4.1 Ý nghĩa khoa học 2

1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở khoa học 4

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4

2.1.2 Cơ sở lý luận 5

2.1.2.1 Sự cần thiết của chương trình xây dựng nông thôn mới 5

2.1.2.2 Căn cứ pháp lý xây dựng nông thôn mới 7

2.1.2.3 Nội dung, vai trò của nông dân trong việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới 8

2.1.2.4 Tiêu chí xây dựng nông thôn mới 10

2.1.2.5 Những nguyên tắc xây dựng nông thôn mới theo chương trình mục tiêu quốc gia 12

2.2 Cơ sở thực tiễn 13

2.2.1 Tình hình xây dựng nông thôn mới một số nước điển hình trên thế giới 13

2.2.1.1 Mô hình nông thôn mới ở Hàn Quốc 13

Trang 7

2.2.1.2 Mô hình nông thôn mới ở Nhật Bản 15

2.2.1.3 Mô hình xây dựng nông thôn mới ở Thái Lan 16

2.2.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 17

2.2.2.1 Tình hình nông thôn mới ở Việt Nam 17

2.2.2.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 19 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 21

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 21

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 21

3.2 Nội dung nghiên cứu 21

3.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 21

3.2.2 Sự hiểu biết và nhận thức của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nghiên cứu 21

3.2.3 Sự tham gia của người dân vào xây dựng nông thôn mới tại địa phương 21

3.2.4 Những thuận lợi, khó khăn của người dân trong việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới 21

3.2.5 Đề xuất một số giải pháp để nâng cao vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới 21

3.3 Phương pháp nghiên cứu 21

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 21

3.3.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp 21

2.3.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp 22

3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu 24

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa bàn nghiên cứu 25

Trang 8

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 25

4.1.1.1 Vị trí địa lý 25

4.1.1.2 Địa hình 25

4.1.1.3 Về khí hậu, thuỷ văn 25

4.1.1.4 Tài nguyên đất 26

4.1.1.5 Tài nguyên nước 27

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 28

4.1.2.1 Điều kiện kinh tế 28

4.1.2.2 Tình hình sản xuất 29

4.1.2.3 tình hình phát triển xã hội 30

4.2 Sự hiểu biết của người dân trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nghiên cứu 32

4.2.1 Thông tin về các hộ điều tra 32

4.2.2 sự hiểu biết của người dân trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại địa phương 35

4.2.2.1 mức độ hiểu biết của người dân về xây dựng mô hình

nông thôn mới 35

4.2.2.2 Mức độ trao đổi thông tin trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương37 4.2.2.3 Đánh giá của người dân về mức độ thiết yếu trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương 39

4.3 Đánh giá sự tham gia của người dân vào xây dựng nông thôn mới

tại địa phương 41

4.3.1 Sự tham gia tuyên truyền vận động của người dân trong xây dựng nông thôn mới 41

4.3.2 Hình thức người dân tham gia công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới 42

Trang 9

4.3.3 Đánh giá mức độ tham gia thảo luận chiến lược phát triển, quy hoạch

xây dựng nông thôn mới của người dân 43

4.3.4 Đánh giá sự tham gia của người dân vào các lớp bồi dưỡng tập huấn khoa học kĩ thuật 44

4.3.5 Vai trò của người dân trong huy động vốn vào xây dựng nông thôn mới 46

4.3.6 Vai trò của người dân trong việc tham gia kiểm tra, giám sát, đánh giá xây dựng nông thôn mới 49

4.3.7 Vai trò của người dân trong việc quản lý sử dụng tài sản hình thành trong quá trình xây dựng nông thôn mới 50

4.4 Những thuận lợi, khó khăn của người dân trong việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới 51

4.4.1 Phân tích SWOT sự tham gia của cấp cơ sở vào xây dựng nông thôn mới 51 4.4.2 Phân tích SWOT sự tham gia của người dân vào xây dựng

nông thôn mới 52

PHẦN 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO VAI TRÕ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 53

5.1 Quan điểm, phương hướng, mục tiêu 53

5.1.1 Quan điểm 53

5.1.2 Phương hướng 58

5.1.2.1 Đối với các cấp cơ sở 58

5.1.2.2 Đối với người dân nông thôn 58

5.2 Một số giải pháp để nâng cao vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới 59

5.2.1 Giải pháp đối với cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới 59

5.2.1.1 Giải pháp về hệ thống tổ chức 59

5.2.1.2 Giải pháp về hoạt động tuyên truyền 60

5.2.1.3 Giải pháp cho công tác quản lý quy hoạch 60

Trang 10

5.2.1.4 Giải pháp cho công tác huy động vốn 61

5.2.2 Giải pháp đối với người dân trong xây dựng nông thôn mới 61

5.2.2.1 Nâng cao dân trí 61

5.2.2.2 Chuyển đổi cơ cấu 61

5.3 Kết luận 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I Tài liệu tiếng Việt

II Tài liệu internet

Trang 11

PHẦN 1

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn, có tầm chiến lược quan trọng đang được sự quan tâm trên diện rộng của Đảng và Nhà nước Kế thừa thành tựu sao 20 năm đổi mới, nông thôn với vai trò của mình đã liên tục phát triển góp phần quan trọng ổn định tình hình kinh tế, chính trị xã hộ, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân kể cả về vật chất lẫn tinh thần

Bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp nông thôn và nông dân vẫn còn nhiều thách thức ảnh hưởng đến quá trình phát triển bền vững của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa như: chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh thấp; quá trình đổi mới và gia tang giá trị đang chậm lại; suy thoái môi trường, chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng giữa các nhóm dân cư và tồn tại các cộng đồng tách biệt

Những khó khăn này tồn tại đã gây nhiều trở ngại cho tiến trình phát triển của đất nước Trong nước vẫn còn nhiều vùng, tỉnh thành, địa phương có nền kinh tế chậm phát triển, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn

Xuất phát từ những hạn chế trên, để phát triển một cách toàn diện tất cả các mặt của nông thôn hiện nay Đảng và Nhà nước ta để ra chương trình nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2010 -

2011, chương trình đã và đang được thực hiện các vùng nông thôn được triển khai trên toàn quốc

Chương trình đã thực hiện đã đạt được nhiều thắng lợi, tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống cho người dân Cùng với sự thực hiện chung của cả nước, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang cũng tiến hành chương trình xây dựng nông thôn mới theo chủ trương đường

Trang 12

lối của Đảng và Nhà nước Sau gần 5 năm thực hiện huyện Yên Sơn đã đạt

được nhiều kết quả tích cực Tuy nhiên, trên thực tế người dân là “chủ thể”

trong xây dựng nông thôn mới nhưng chưa phát huy được vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới

Xuất phát từ yêu cầu và tình hình thực tế trên, để hiểu rõ tầm quan trọng của người dân trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới, tôi tiến

hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu vai trò người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang”

1.2 Mục tiêu chung

Đánh giá vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang Trên cơ sở đó đề xuất biện pháp để nâng cao vai trò của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới

1.3 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu

- Đánh giá sự hiểu biết và nhận thức của người dân trong xây dựng nông thôn mới

- Đánh giá sự tham gia của người dân vào xây dựng nông thôn mới tại địa phương

- Đánh giá những khó khăn, thuận lợi của người dân khi tham gia xây dựng nông thôn mới

- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới

1.4 Ý nghiã của đề tài

Trang 13

kiến thức lý thuyết vào thực tiễn và cũng là cơ hội gặp gỡ, học tập trao đổi kiến thức với những người có kinh nghiệm và người dân địa phương

- Là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm đến vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới

Trang 14

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở khoa học

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

* Khái niệm nông nghiệp

Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn nuôi đàn gia súc (nuôi trong nhà) Công việc nông nghiệp cũng được biết đến bởi những người nông dân, trong khi đó các nhà khoa học, những nhà phát minh thì tìm cách cải tiến phương pháp, công nghệ và kỹ thuật để làm tăng năng suất cây trồng và vật nuôi [4]

* Khái niệm nông thôn

Nông thôn được coi là khu vực địa lý nơi đó là sinh kế cộng đồng gắn

bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp

Hiện nay trên thế giới chưa thống nhất định nghĩa về nông thôn Có nhiều quan điểm khác nhau Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam có thể hiểu:

“Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông

dân Tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội

và môi trường trong một thể chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác.[3]

* Khái niệm nông thôn mới

Là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới

Trang 15

Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội

* Khái niệm xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao

Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp

Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh

2.1.2 Cơ sở lý luận

2.1.2.1 Sự cần thiết của chương trình xây dựng nông thôn mới

Ngày nay việc phát triển nông thôn không còn là việc riêng của các nước đang phát triển mà còn sự quan tâm của cộng đồng thế giới Việt Nam là một nước đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu, nông thôn lại càng có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển đất nước Nông thôn là nơi sản xuất lương thực thực phẩm cho nhu cầu cơ bản của nhân dân, cung cấp nông sản nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu

- Nông thôn là nơi cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho xã hội trên 70,3% lao động xã hội Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông

Trang 16

nghiệp chuyển dần sang làm công nghiệp, dịch vụ, chuyển dần lao động nông thôn vào các khu đô thị và các khu chế xuất công nghiệp

- Nông thôn chiếm 69,4% dân số cản nước Đó là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, nông thôn phát triển cho phép nâng cao đời sống và thu nhập của dân cư, nông dân tạo ra điều kiện mở rộng thị trường để phát triển sản xuất trong cả nước

- Ở nông thôn Việt Nam có trên 50 dân tộc khác nhau sinh sống bao gồm nhiều thành phần, nhiều tầng lớp có các tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau là nền tảng quan trọng để đảm bảo ổn định tình hình kinh tế xã hội của đất nước, để tăng cường sự đoàn kết của cộng đồng các dân tộc

- Nông thôn nằm trên địa bàn rộng lớn của đất nước có điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khác nhau Đó là tiềm lực to lớn về tài nguyên đất đai, khoáng sản để phát triển bền vững đất nước

Mặt khác, do kết cấu hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi), còn nhiều yếu kém, vừa thiếu, vừa không đồng bộ, nhiều hạng mục công trình đã xuống cấp, tỷ lệ giao thông nông thôn được cứng hóa thấp, giao thông nội đồng ít được quan tâm đầu tư, hệ thống thủy lợi cần được đầu

tư nâng cấp; Chất lượng lưới điện nông thôn chưa được sự an toàn; cơ sở về giáo dục, y tế, vă hóa còn rất hạn chế, mạng lưới chợ nông thôn chưa được đầu tư đồng bộ, trụ sở xã nhiều nơi xuống cấp Mặt bằng để xây dựng cơ sở hạn tầng nông thôn đạt chuẩn quốc gia rất khó khăn dân cư phân bố rải rác, kinh tế hộ kém phát triển

Do sản xuất nông ngiệp manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến còn hạn chế, chưa gắn chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông sản chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp còn thấp; cơ giới hóa chưa đồng bộ

Trang 17

Do thu nhập của người dân thấp; số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn ít; sự liên kết giữa người sản xuất và các thành phần kinh tế khác ở khu vực nông thôn chưa chặt chẽ Kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợp tác xã còn nhiều yếu kém Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn cao,

cơ hội có việc làm mới ở địa phương không nhiều, tỷ lệ lao động nông lâm nghiệp qua đào tạo còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao

Do đời sống tinh thần của người dân còn hạn chế, nhiều nét văn hóa truyền thống đang có nguy cơ mai một (tiếng nói, phong tục, tập quán ); nhà

ở dân cư nông thôn vẫn còn nhiều nhà tạm, dột nát Hiện nay, kinh tế - xã hội khu vực nông thôn chủ yếu tự phát, chưa theo quy hoạch

Do yêu cầu của sự công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, cần 3 yếu

tố chính: đất đai, vốn và lao động kĩ thuật Qua việc xây dựng nông thôn mới

sẽ triển khai quy hoạch tổng thể, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa

Tuy nhiên, mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp Vì vậy, một nước công nghiệp không thể để nông nghiệp, nông thôn lạc hậu, nông dân nghèo khổ, việc phát triển nông thôn là hết sức cần thiết cho nước ta hiện nay

2.1.2.2 Căn cứ pháp lý xây dựng nông thôn mới

- Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Nghị quyết 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ

về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

Trang 18

- Nghị quyết số 08 NQ/TU ngày 19/5/2009 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

- Quyết định số 695/QĐ-TTg, ngày 8/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ

về sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thức hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

- Quyết định số 2165/QĐ-UBND ngày 16/7/2009 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 08 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh;

- Thông báo số 06/TB/BCĐ ngày 18/3/2010 của Ban chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng thí điểm nông thôn mới tỉnh

2.1.2.3 Nội dung, vai trò của nông dân trong việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới

a) Nội dung chương trình nông thôn mới

Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt

“Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010

- 2020” nêu rõ 11 nội dung chương trình:

(1) Quy hoạch xây dựng nông thôn mới

(2) Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

(3) Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập

(4) Giảm nghèo và an sinh xã hội

(5) Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn

(6) Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn

(7) Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn

(8) Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn

Trang 19

(9) Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

(10) Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn

(11) Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn

b) Vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới

Sự tham gia của người dân và việc xây dựng nông thôn mới được coi như

là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại của việc áp dụng phương pháp tiếp cận dựa vào nội lực và do cộng đồng là chủ trong thí điển mô hình Khi tham gia vào phát triển nông thôn mới với sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân tại các cộng đồn dân cư nông thôn sẽ từng bước tang cường kỹ năng, năng lực về quản lý nhằm tận dụng triệt để các nguồn lực tại chỗ và bên ngoài

Khi xem xét quá trình tham gia của người dân trong các hoạt động phát triển nông thôn, vai trò của người dân được thể hiện: Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi Như vậy, vai trò của người dân vẫn theo một trật tự nhất định, các trật tự ở đây hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Đảng ta “lấy dân làm gốc”

- Dân biết: là quyền lợi, nghĩa vụ và sự hiểu biết của người nông thôn

về những kiến thức bản địa có thể đóng góp vào quy hoạch nông thôn, quá trình khảo sát thiết kế các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mặt khác, người dân có điều kiện tham gia hiệu quả hơn vào các giai đoạn sau của quá trình xây dựng công trình Người dân nắm được thông tin đầy đủ về công trình, các yêu cầu đóng góp từ cộng đồng, trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng người dân được hưởng lợi

- Dân bàn: bao gồm sự tham gia ý kiến của người dân liên quan đến kế hoạch phát triển sản xuất, liên quan đến các giải pháp, mọi hoạt động của nông dân trên địa bàn như: bàn luận mở ra một hướng sản xuất mới, đầu tư xây dựng công trình phúc lợi công cộng, các giải pháp thiết kế, phương thức

Trang 20

khai thác công trình, tổ chức quản lý công trình, các mức đóng góp và đinh mức chi tiêu từ các nguồn thu, phương thức quản lý tài chính,… trong nội bộ cộng đồng dân cư hưởng lợi

- Dân làm: là sự tham gia lao động trực tiếp từ người dân vào các hoạt động phát triển nông thôn như: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt động của các nhóm khuyến nông, khuyến lâm, nhóm tín dụng tiết kiệm và những công việc liên quan đến tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng công trình Người dân trực tiếp tham gia vào quá trình cụ thể trong công việc lập kế hoạch có sự tham gia cho từng hoạt động thi công, quản lý và duy tu bảo dưỡng, từ những việc tham gia đó đã tạo cơ hội cho người dân có việc làm, tăng thu nhập cho người dân, ngoài ra người dân còn đóng góp công Hình thức đóng góp có thể bằng tiền, sức lao động, vật tư tại chỗ hoặc đóng góp bằng trí tuệ

- Dân kiểm tra: người dân tham gia kiểm tra mọi vấn đề, mọi công việc

đề ra là biểu hiện cao nhất của tinh thần “Dân chủ” Từ chủ trương của Nhà nước đưa ra xây dựng cơ sở hạ tầng, hoặc như việc cấp đất cấp vốn cho một đơn vị, cho đến hiệu quả đích thực của các vấn đề dầu tư xây dựng công trình, phúc lợi công cộng, các giải pháp thiết kế, phương thức khai thác công trình,

tổ chức quản lý công trình các mức đóng góp và các định mức chi tiêu từ các nguồn thu, phương thức quản lý tài chính… đều phải được dân kiểm tra, chất vấn, theo dõi, giám sát đến nơi đến chốn

- Dân hưởng lợi: là người dân được hưởng lợi từ những gì đã làm đã đóng góp trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương

2.1.2.4 Tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2009 của thủ tướng chính phủ ban hành bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

Bộ tiêu chí gồm 5 nhóm với 19 tiêu chí - là cụ thể hoá các định tính của nông thôn mới Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020

Trang 21

- Nhóm 1 quy hoạch (tiêu chí thứ nhất): Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng cần thiết cho phát triển sản xuất nông nghiệp, hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ Quy hoạch và phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

- môi trường theo tiêu chuẩn mới Quy hoạch và phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp

- Nhóm 2 Hạ tầng kinh tế - xã hội (tiêu chí thứ 2 đến thứ 9): Giao thông thủy lợi, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, trường học; cơ sở vật chất văn hóa; chợ nông thôn bưu điện nhà ở dân cư

Đáp ứng yêu cầu thị trường hóa, đô thi hóa, CNH, HĐH, chuẩn bị những điều kiện vật chất và tinh thần giúp nông dân làm ăn sinh sống và trở nên thịnh vượng ngay trên mảnh đất mà họ gắn bó lâu đời Trước hết cần tạo cho người dân có điều kiện chuyển đổi lối sống canh tác tự cung tự cấp, thuần nông sang sản xuất hàng hóa, dịch vụ, du lịch, để họ “ly nông bất ly lương”

- Nhóm 3 Kinh tế và tổ chức sản xuất (gồm tiêu chí thứ 10 đến 13): Thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất

Phải có khả năng khai thác hợp lý và nuôi dưỡng các nguồn lực, đạt tang trưởng kinh tế cao và bền vững môi trường sinh thái được giữ gìn; Tiềm năng du lịch được khai thác; làng truyền thống, làng nghề thủ công nghiệp được khôi phục; ứng dụng công nghệ cao vào quản lý, về sinh học…; cơ cấu kinh tế nông thôn phát triển hài hòa, hội nhập địa phương, vùng, cả nước và quốc tế

- Nhóm 4 văn hoá - xã hội - môi trường (gồm tiêu chí 14 đến 17): Giáo dục; y tế; văn hóa; môi trường Dân chủ nông thôn mở rộng và đi vào thực chất Các chủ thể nông thôn(lao động, nông thôn, chủ trang trại, hộ nông dân, các tổ chức phi chính phủ, nhà nước, nhân,…) có khả năng, điều kiện và trình

độ để tham gia tích cực vào các quá trình và ra quyết định về chính sách phát triển nông thôn; thông tin minh bạch, thông suốt và hiệu quả giữa các tác

Trang 22

nhân có liên quan; phân phối công bằng Người nông dân thực sự “được tự do quyết định trên luống cày và thửa ruộng của mình”, lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh làm giàu cho mình, cho quê hương theo đúng chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước

- Nhóm 5 Hệ thống chính trị (tiêu chí 18 đến 19): là chính trị, an ninh trật tự xã hội, nông dân, nông thôn và có văn hóa phát triển, dân trí được nâng lên, sức lao động được giải phóng, nhiệt tình được phát huy Đó chính là sức mạnh nội sinh của làng xã trong công cuộc xây dựng nông thôn mới Người nông dân có cuộc sống ổn định, giàu có, trình độ văn hóa, khoa học kĩ thuật

và tay nghề cao, lối sống văn minh hiện đại, nhưng vẫn giữ được giá trị văn hóa, bản sắc truyền thống, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tham gia tích cực mọi phong trào chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại,…nhằm vừa tự hoàn thiện bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, vừa góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp

2.1.2.5 Những nguyên tắc xây dựng nông thôn mới theo chương trình mục tiêu quốc gia

- Nội dung xây dựng nông thôn mới hướng tới thực hiện bộ tiêu chí quốc gia được quy định tại quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của thủ tướng chính phủ

- Xây dựng nông thôn mới theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, xã đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn,

xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện

- Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần

Trang 23

kinh tế; huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư

- Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -

xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có

quy hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở các

tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật do các Bộ chuyên ngành ban hành)

- Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp uỷ Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện Hình thành cuộc vận động “toàn dân xây dựng nông thôn mới" do Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng nông thôn mới

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Tình hình xây dựng nông thôn mới một số nước điển hình trên thế giới

2.2.1.1 Mô hình nông thôn mới ở Hàn Quốc

Hàn Quốc xây dựng nông thôn mới trên cơ sở về các ý tưởng trụ cột, mục tiêu và nguyên tắc của phong trào Cụ thể là:

- Ba ý tưởng trụ cột: Chăm chỉ - Tự lực vượt khó khăn Hợp tác;

- Bốn mục tiêu chính: Tăng thu nhập cho nông dân; Cải thiện môi trường sống; Nâng cấp kết cấu hạ tầng; Khuyến khích phát triển đời sống tinh thần và quan hệ xã hội ở nông thôn;

- Ba nguyên tắc: Từ thấp đến cao, từ thí điểm trên diện hẹp đưa ra toàn quốc, từ nông nghiệp lan sang các lĩnh vực khác

Từng làng quy hoạch khu dân cư, được sự tham gia góp ý của dân làng(Bầu ra 1 Ban lãnh đạo, độc lập với chính quyền ở làng; trong đó có 1 nam, 1 nữ chỉ huy, những người này không hưởng 1 quyền lợi nào) và họ đổi công cho nhau để thực thi, có 1 ít hỗ trợ của chính quyền tùy kết quả tranh đua giữa những hộ trong làng và làng này với làng kia

(1) Phong trào được bắt đầu từ những việc dễ:

Trang 24

Ban đầu phong trào đổi mới nông thôn Hàn Quốc đưa ra 10 nội dung như sau: Mở rộng,làm mới đường vào thôn xóm;Mở rộng, làm mới đường trong thôn;Làm vệ sinh thôn xóm; Xây dựng khu giặt giũ chung; Đào giếng nước chung; Cải tạo mái nhà từ lợp rạ thành mái ngói, xi măng; Cải tạo hàng rào quanh nhà từ tường đất thành tường xây gạch, xi măng; Sửa cầu; Sửa hệ thống đập sông ngòi và xây dựng điểm thu gom phân bắc;

Kết quả là sau 1 năm, 16.600 xã được cải thiện rõ rệt do biết tranh thủ

sự hỗ trợ của Chính phủ và vận động sự tham gia tích cực của người dân, làm nên thành công bước đầu;

Sang năm thứ 2, chỉ 16.600 xã có thành tích tốt được tôn vinh, khen thưởng và được Chính phủ tiếp tục hỗ trợ 500 bao xi măng và 1 tấn thép cho mỗi

xã Phấn khởi và tự tin, các xã này tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng và bắt đầu đi vào các dự án tăng thu nhập Cách thức này tạo nên không khí cạnh tranh sôi nổi trong nông thôn cả nước,là yếu tố thúc đẩy đáng kể tới phong trào

(2) Lan rộng phong trào:

Thành công của phong trào ở nông thôn đã lan tới các vùng không làm nông nghiệp như: các công sở, trường học, nhà máy với nhiều lĩnh vực khác nhau Các thành phố bắt đầu các dự án chống tham nhũng và xây dựng 1 đô thị hoàn hảo Ba chiến dịch được phát động là: Chiến dịch tinh thần; Cư xử và Môi trường

- Chiến dịch tinh thần: Nhằm xây dựng mối quan hệ thân thiện với láng giềng, kế thừa và phát huy những truyền thống dân tộc dựa trên lòng hiếu thảo và nâng cao ý thức cộng đồng

- Chiến dịch cư xử: Nhấn mạnh tới trật tự công cộng trên đường phố, cách ứng xử tích cực trong làng xóm và công sở, hành vi nơi công cộng và cấm say rượu dẫn tới cư xử không đúng đắn

- Chiến dịch môi trường: Tập trung vào vấn đề giữ gìn vệ sinh khu vực sinh sống và làm việc, giữ gìn môi trường đô thị và phát triển màu xanh thành

Trang 25

phố, làm sạch các con sông

Ba chiến dịch này hướng tới mục tiêu là tạo sự thống nhất và kỷ cương, giúp cho sự phát triển của xã hội một cách hài hòa.[11]

2.2.1.2 Mô hình nông thôn mới ở Nhật Bản

Giai đoạn 1: Từ năm 1956 đến năm 1962, giai đoạn đầu của quá trình

xây dựng nông thôn mới ở Nhật Bản, đất ruộng với quy mô nhỏ được sắp xếp

và điều chỉnh lại, không những nâng cao được sản lượng nông nghiệp, mà còn đặt nền móng cho việc áp dụng cơ giới hóa trên quy mô lớn trong nông nghiệp Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, trong 7 năm thúc đẩy công cuộc xây dựng nông thôn mới, tổng giá trị sản lượng của nông nghiệp Nhật Bản tăng từ 1.661,7 tỷ Yên năm 1955 lên 2.438,1 tỷ Yên năm 1962, biên độ tăng đạt 46,7%, trung bình lợi nhuận ròng của mỗi hộ nông dân cũng tăng 47%

Giai đoạn 2:Từ giữa thập kỷ 60 đến giữa thập kỷ 70

Nhờ có chính sách đúng đắn và nguồn vốn đầu tư mạnh từ Chính phủ, giai đoạn 2 của công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Nhật Bản đã đạt được kết quả rõ rệt Tiến trình HĐH nông nghiệp và nông thôn được đẩy mạnh, năng suất nông nghiệp được nâng cao rõ rệt, thu nhập của người nông dân tăng nhanh Theo thống kê, trong giai đoạn 2 xây dựng nông thôn mới kéo dài 13 năm, tổng sản lượng nông nghiệp tăng từ 4.166,1 tỷ Yên năm 1967 lên 11.564 tỷ Yên, biên độ tăng đạt 177,6% Năm 1979, thu nhập bình quân của hộ nông dân đạt 5,333 triệu Yên, cao hơn 12,7% so với các gia đình làm công ăn lương ở thành phố

Giai đoạn 3:Từ giữa thập kỷ 70 đến cuối thập kỷ 80

Qua hơn 20 năm xây dựng, phong trào xây dựng làng xã của Nhật Bản đã khiến bộ mặt nông thôn của đất nước này thay đổi rõ rệt, thể hiện ở một số mặt sau:

Một là, xóa bỏ khoảng cách giữa thành thị và nông thôn Xét về kết cấu

hạ tầng của hoạt động sản xuất và đời sống dân cư, nông thôn và thành thị

Trang 26

không có gì khác biệt

Hai là, tăng thu nhập cho người nông dân, thu nhập bình quân của hộ

gia đình đạt 5,5 triệu Yên, tương đương 44 nghìn USD, trong đó tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp chiếm 86%

Ba là, mở ra thị trường nông thôn cho sản phẩm phi nông nghiệp, kích

thích hoạt động tiêu dùng ở nông thôn phát triển theo hướng đa dạng

Giai đoạn 4: Sau thập kỷ 90

Trong giai đoạn này, Chính phủ Nhật Bản tiếp tục hạ thấp giá thành và tăng sức cạnh tranh quốc tế cho các sản phẩm nông nghiệp Chính phủ Nhật Bản lần lượt đưa ra các đạo luật hỗ trợ nông nghiệp Luật Lương thực mới thông qua năm 1995 và được sửa đổi cho phù hợp với những quy tắc của WTO và thị trường nông nghiệp thế giới [12]

2.2.1.3 Mô hình xây dựng nông thôn mới ở Thái Lan

Hiện nay người ta đang thực hiện các chính sách xây dựng và phát triển nông thôn một cách thiết thực như sau:

Thứ nhất là: chính sách trợ giá nông sản Ở Thái Lan đang thực hiện trợ

giá cho nông dân trên các lĩnh vực nông sản.Thái Lan cũng có hỗ trợ về giá cho nông dân trồng 05 loại cây chủ lực là sầu riêng, nhãn, vải, măng cụt và chôm chôm Thực hiện tốt chính sách hổ trợ này chính phủ Thái Lan đưa các chuyên viên cao cấp phụ trách chương trình với nhiệm vụ giám sát từ việc sản xuất, phân phối, chế biến, giá cả cho đến tìm thị trường xuất khẩu mới

Thứ hai là chính sách công nghiệp nông thôn Thái Lan vốn là nước

nông nghiệp truyền thống với số dân nông thôn chiếm khoảng 80% Do vậy, công nghiệp nông thôn được coi là nhân tố quan trọng giúp cho Thái Lan nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân

Công nghiệp chế biến thực phẩm Thái Lan phát triển mạnh nhờ một số chính sách sau:

Trang 27

+ Chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp với mục đích nâng cao chất lượng các mặt hàng nông sản gạo, dứa, tôm sú, cà phê bằng một chương trình “Mỗi làng một sản phẩm” (One tambon, One product - OTOP) tức là mỗi ngày làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng và có chất lượng cao Bên cạnh chương trình trên chính phủ Thái Lan cũng thực hiện chương trình “Quỹ Làng” (Village Fund Progam) nghĩa là mỗi làng sẽ nhận được một triệu baht

từ chính phủ để cho dân làng vay mượn Trên thực tế đã có trên 75.000 ngôi làng ở Thái Lan được nhận khoản vay này

+ Chính sách đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm Để thực hiện chính sách chính phủ Thái Lan đã phát động chương trình: “Thái Lan là bếp

ăn của thế giới” với mục đích khuyến khích các nhà chế biến và nông dân có những hành động thiết thực có hiệu quả để kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm đảm bảo cho xuất khẩu và người tiêu dùng

Thứ ba là: mở cửa thị trường thích hợp để thu hút đầu tư mạnh mẽ của

nước ngoài cho nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến thực phẩm Ở

đây chính phủ Thái Lan đã có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào các cơ sở hạ tầng như cảng, kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; xúc tiến công nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.[13]

2.2.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

2.2.2.1 Tình hình nông thôn mới ở Việt Nam

Trong 03 năm qua, Chính phủ cùng các Bộ, ngành, các cấp ủy, chính quyền cùng cả hệ thống chính trị và đông đảo nhân dân đã chung vai, góp sức thực hiện Chương trình và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng tạo nên nhiều chuyển biến mới trong nông nghiệp, bộ mặt nông thôn được đổi mới, đời sống nông dân được nâng lên Nông nghiệp, giữ được mức tăng trưởng ổn định, phát triển tương đối toàn diện; năng suất, chất lượng nhiều loại cây trồng vật

Trang 28

nuôi được nâng lên; sản xuất tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo đạt được nhiều tiến bộ; đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết sản xuất hiệu quả dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ

Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào quần chúng sôi nổi và tương đối đều khắp trong cả nước; bộ máy chỉ đạo thực hiện từ Trung ương đến cơ sở được tổ chức thống nhất, đồng bộ Các cơ chế chính sách được ban hành khá đồng bộ và kịp thời Nhận thức về Chương trình từ các cấp ủy, chính quyền đến người dân được nâng cao; công tác quy hoạch, lập đề án xây dựng nông thôn mới, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội có chuyển biến rõ rệt

Nguồn lực đầu tư cho Chương trình ngày càng tăng, mặc dù ngân sách Trung ương hỗ trợ còn có hạn, nhưng các địa phương đã chủ động sử dụng nguồn lực từ ngân sách địa phương, lồng ghép từ các chương trình, dự án khác, từ các nguồn vốn tín dụng và thu hút, huy động mạnh mẽ sự tham gia của các doanh nghiệp và đóng góp tự nguyện của người dân Công tác kiểm tra giám sát được tăng cường Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố và nâng lên Quyền và vai trò làm chủ của nhân dân được đề cao, vai trò lãnh đạo của Ðảng ở nông thôn được tăng cường, an ninh trật tự ở nông thôn được giữ vững Ðời sống của nông dân được cải thiện rõ rệt, an sinh xã hội ngày càng được đảm bảo; các điều kiện về giáo dục, y tế, văn hóa tiếp tục được cải thiện

Theo báo cáo tổng hợp của Ban Chỉ đạo, đến nay có 185 xã đạt 19 tiêu chí; số tiêu chí đạt chuẩn bình quân cả nước tăng từ 4,7 tiêu chí/xã năm 2011 lên 8,47 tiêu chí/xã năm 2014; có 93,1% số xã hoàn thành quy hoạch chung; 81% số xã phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới; có khoảng trên 9.000 mô hình sản xuất có hiệu quả, tăng thu nhập cho nông dân, bao gồm: mô hình sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị có ứng dụng công nghệ cao, cánh đồng lớn, gắn sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, liên kết giữa doanh nghiệp với

Trang 29

nông dân; thu nhập của dân cư nông thôn năm 2013 tăng hơn 1,8 lần so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo nông thôn đến hết 2013 là 12,6%, giảm bình quân 2% năm trong thời điểm kinh tế khó khăn

2.2.2.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Sau gần 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn và chất lượng cuộc sống của nhân dân nông thôn ngày càng được nâng cao Tỉnh đã có 3 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới;

7 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí; 21 xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí; 92 xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí Hết năm 2014, bình quân thu nhập đầu người đạt gần 28 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 13,09%

Trong đó, vốn ngân sách Trung ương gần 63,4 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh gần 63 tỷ đồng; vốn tín dụng 2.643,4 tỷ đồng; vốn lồng ghép các chương trình, dự án 1.428,9 tỷ đồng; huy động từ doanh nghiệp gần 184,4 tỷ đồng; nhân dân đóng góp hơn 576,5 tỷ đồng

Đến nay, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng được 50,35 km đường trục xã, liên xã; hơn 1.765 km đường trục thôn, xóm đạt chuẩn; xây dựng 66 công trình thủy lợi; kiên cố hóa 39,6 km kênh mương; hỗ trợ xây dựng trên 700 phòng học và hạng mục phụ trợ của trường học; xây dựng mới, cải tạo nâng cấp 33 trạm biến áp, 40,3 km đường dây trung thế, 160,1 km đường dây hạ thế; xây dựng mới, nâng cấp trên 120 công trình nhà văn hóa thôn bản, 3 nhà văn hóa xã, 50 sân thể thao thôn bản và liên thôn bản

Để đạt được những kết quả này, công tác tuyên truyền được xem là bước khởi đầu mang tính quyết định đến thành công của chương trình Tính đến hết tháng 6/2013, các cơ quan tuyên truyền đã xây dựng được 36 chuyên

đề, 24 tạp chí, hơn 50 bài viết, gần 130 tin, ảnh tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới Các địa phương đã tổ chức trên 500 hội nghị, dựng hơn 1.000

pa nô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về xây dựng nông thôn

Trang 30

mới; tổ chức biên tập và phát sóng hàng trăm tin, bài, chuyên mục và phát sóng định kỳ trên các đài truyền thanh địa phương

Cùng với công tác tuyên truyền vận động, công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới từ tỉnh đến cơ sở được tỉnh quan tâm thực hiện Đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức được trên 170 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho trên 14.500 lượt học viên là cán bộ các cấp Nội dung các chuyên đề tập huấn phù hợp với thực tiễn và yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở địa phương trong từng giai đoạn

Với những kết quả đã đạt được, tỉnh Tuyên Quang đặt mục tiêu đến năm 2015 phấn đấu có ít nhất 7 xã (mỗi huyện, thành phố có 1 xã) đạt chuẩn nông thôn mới

Trang 31

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Cán bộ và người dân tại xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: nghiên cứu đề tài tại 3 thôn Hoàng Pháp, Trường Sơn, Đèo Hoa thuộc xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, là 3 thôn nằm giáp gianh và cùng một cụm, nằm ở phía trung tâm của xã Chân Sơn

- Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015

3.2 Nội dung nghiên cứu

3.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

3.2.2 Sự hiểu biết và nhận thức của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nghiên cứu

3.2.3 Sự tham gia của người dân vào xây dựng nông thôn mới tại địa phương 3.2.4 Những thuận lợi, khó khăn của người dân trong việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới

3.2.5 Đề xuất một số giải pháp để nâng cao vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

3.3.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng hệ thống các

Trang 32

phương pháp thống kê để tiến hành các hoạt động điều tra thu thập số liệu, các số liệu thu thập từ các tài liệu đã công bố như: niên giám thống kê của các cấp chính quyền, số liệu tổng hợp điều tra nông nghiệp, nông thôn, các tài liệu, báo cáo của các cơ quan Trung ương và các cấp chính quyền ở địa phương nơi nghiên cứu Ngoài ra, các báo cáo khoa học, tạp chí chuyên ngành nông nghiệp, nông thôn, mạng Internet, được sử dụng làm nguồn tài liệu thu thập cho quá trình nghiên cứu

Thu thập số liệu đã công bố phải đảm bảo được độ tin cậy của số liệu, nguồn cung cấp số liệu phải có căn cứ pháp lý hoặc có cơ sở khoa học

Trong luận văn này, số liệu công bố cần thu thập các chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, của các xã thực hiện đề tài và của xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn

Các số liệu có liên quan đến chương trình nông thôn mới của Trung ương và địa phương

Các báo cáo khoa học và kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả được công bố trên sách báo, tạp chí chuyên ngành được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo

Thu thập số liệu trong các báo cáo kết quả thực hiện hàng năm của các thôn, xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn và tỉnh Tuyên Quang

2.3.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp

- Phương pháp chọn mẫu:

+ Chọn thôn điều tra: Chọn 3 thôn trong xã để tiến hành điều tra, trong đó:

 Thôn Trường Sơn: Là thôn gần trung tâm xã, có nhiều hộ dân buôn bán, dịch vụ nhỏ đa số là các hộ kiêm nông nghiệp, có thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc kinh có tổng số hộ là

186 hộ

Trang 33

 Thôn Hoàng Pháp: Là thôn chủ yếu là các hộ thuần nông chủ yếu

là làm nông nghiệp, có thành phần dân tộc chủ là dân tộc tày,

15 hộ Tổng số hộ dân điều tra phỏng vấn ở 3 thôn nghiên cứu là 45 hộ

- Thu thập số liệu sơ cấp

Các phương pháp chính sau đây:

+ Phỏng vấn bán cấu trúc: Sử dụng phương pháp này để phỏng vấn cán

bộ chủ chốt xã, thôn thông qua công cụ bảng kiểm kê nhằm liệt kê các vấn đề cần được thu thập thông tin

+ Phân tích SWOT: Là phương pháp phân tích các điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) Trong đó, điểm mạnh và điểm yếu là những yếu tố thuộc môi trường bên trong của chủ thể nghiên cứu Cơ hội và thách thức là các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài tác động đến chủ thể cần nghiên cứu

+ Quan sát trực tiếp để có trực giác về các vấn đề nghiên cứu, đồng thời giải thích các số liệu phân tích

+ Điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra: Đây là phương pháp quan trọng dựa trên tiếp cận vi mô đã mô tả ở trên Phiếu điều tra nông hộ cần được chuẩn bị, bao gồm các nội dung liên như: thông tin chung về chủ hộ (họ tên, tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, nhân khẩu, lao động, đất đai, phân loại giàu nghèo, ), nhận thức về nông thôn mới, sự tham gia trong xây dựng nông

Trang 34

thôn mới, Mỗi thôn điều tra 15 hộ được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, do đó tổng số 45 hộ được điều tra tại 3 thôn nghiên cứu

Trang 35

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa bàn nghiên cứu

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

- Vị trí địa lý:

Xã Chân Sơn nằm ở phía Bắc huyện Yên Sơn Xã có 13 thôn, dân số

đạt 1.098 hộ, 4442 khẩu, tổng diện tích đất tự nhiên 2.747,79 ha

- Về địa giới hành chính:

Phía Đông giáp xã Kim Phú và xã Trung Môn,

Phía Bắc giáp xã Lang Quán và Thắng Quân,

 Phía Nam giáp xã Kim Phú và Phú Lâm,

Phía Tây giáp xã Mỹ Bằng

Trên địa bàn xã Chân Sơn có 10,7 km đường huyện nối từ Km 6 Quốc

lộ 2 thuộc xã Trung Môn Đi xã Chân Sơn và xã Kim Phú

4.1.1.2 Địa hình

Xã Chân Sơn có địa hình đồi núi thấp, địa thế nghiêng dần theo hướng

từ tây sang đông, phận có địa hình núi cao phân bố chủ yếu ở phía tây, tây nam và tây bắc giáp với các xã: Phú Lâm, Mỹ Bằng, Yên Bái và tỉnh Yên Bái

Độ cao trung bình từ 40-250m chiếm khoảng 80% diện tích tự nhiên của xã Khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng tập trung chủ yếu ở các thôn: Làng

Là, Kim Sơn, Hoàng Sơn đã được sử dụng phần lớn để trồng cây hàng năm

Có dãy núi Là có độ cao 980 mét chia cắt bởi nhiều khe suối

4.1.1.3 Về khí hậu, thuỷ văn

a) Nhiệt độ: Xã Chân Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 18 - 300C, nhiệt độ tối cao từ

Trang 36

32-370C, tối thấp từ 9-150C Nhiệt độ có sự chênh lệch từ 5 - 70C giữa vùng thấp

và vùng núi cao, thuận lợi cho phát triển ngành du lịch

b) Lượng mưa: lượng mưa phân bố không đều trong năm và được chia thành 02 mùa rõ rệt Mùa mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 8 lượng mưa trung bình 1.600 - 1.800 mm, lượng mưa chiếm khoảng 86% lượng mưa cả năm

c) Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 80-82% Biến động về độ ẩm không khí không lớn giữa các tháng trong năm từ 76-82%

d) Thuỷ văn: Toàn xã có 27,32 ha diện tích đất mặt nước ao nhỏ, chiếm tổng diện tích tự nhiên

Trang 37

Trên địa bàn xã phần lớn diện tích là đất đỏ vàng trên đá xét (chiếm khoảng 40% diện tích), đất có thành phần cơ giới thịt trung bình độ dày tầng đất trên 120cm Ngoài ra còn có các loại đất vàng nhạt trên cát; đất xám bạc màu

Đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên: 2.747,79 ha; bao gồm:

a) Đất nông nghiệp 2.285,01 ha, trong đó:

+ Đất sản xuất nông nghiệp 675,85 ha (đất trồng cây hàng năm 135,43 ha; đất trồng lúa nước 191,29 ha; đất trồng cây hàng năm khác 38,09 ha; đất trồng cây lâu năm 311,04 ha)

+ Đất lâm nghiệp 1.595,39 ha(đất rừng tự nhiên 632,04ha; đất rừng sản xuất 948,55 ha;

+ Đất tôn giáo: 0,06 ha

+ Đất nghĩa trang: 9,3 ha

+ Đất sông suối: 13,35ha;

c) Đất chưa sử dụng 10,05 ha (đất bằng chưa sử dụng 5,57ha; đất đồi núi chưa sử dụng 4,48ha)

4.1.1.5 Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt của thôn được cung cấp chủ yếu từ các hệ thống công

trình thuỷ lợi trên địa bàn xã và nước mưa tự nhiên (lượng mưa hàng năm

khoảng 1.600 -1800 mm) Nguồn nước mặt của xã chịu ảnh hưởng theo mùa,

lượng nước dồi dào vào các tháng 7,8 hàng năm Về cơ bản nguồn nước đã đáp ứng được yêu cầu của người dân trong sản xuất và sinh hoạt

Trang 38

Nguồn nước ngầm: Là một xã miền núi cho nên nguồn nước ngầm cũng có nhiều hạn chế việc khai thác sử dụng nguồn nước của nhân dân trong

xã chưa cao Một số hộ gia đình khai thác nguồn nước này bằng cách đào giếng gia đình, nguồn nước sinh hoạt chưa đáp ứng dùng cho sinh hoạt đặc biệt vào mùa hè

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1 Điều kiện kinh tế

4.1.2.1.1 Thu nhập

Thu nhập của dân trên địa bàn xã chủ yếu vẫn từ sản xuất nông nghiệp năm 2010 có cơ cấu thu nhập tỷ lệ như sau: Sản xuất nông, lâm nghiệp 85%; dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp 15%

- Bình quân lương thực đầu người/năm: 485 kg người/năm

- Thu nhập quy giá trị bằng tiền: Đạt 7,0 triệu đồng/người/năm

4.1.2.1.2 Hộ nghèo

- Tổng số hộ nghèo (Theo chuẩn mới) là 458 hộ chiếm tỷ lệ 41,7%, hộ

giàu: 122 hộ chiếm 11,1%; hộ khá: 333 hộ chiếm 30,3%; hộ trung bình: 185

hộ chiếm 16,9%

4.1.2.1.3 Cơ cấu lao động

- Tổng số lao động toàn xã có 2.706 người, trong đó lao động nam có 1.422 người, nữ có 1.264 người

- Phân theo ngành nghề: lao động nông nghiệp có 2.412 người chiếm 89,1% tổng số lao động của toàn xã; lao động phi nông nghiệp có 294 người chiếm 10.9%

- Trình độ lao động: Lao động qua đào tạo có 162 người (Chiếm 6,0%

tổng số lao động), trong đó lao động nông lâm nghiệp 66 người

4.1.2.1.4 Hình thức tổ chức sản xuất

- Hợp tác xã: Hiện nay trên địa bàn xã có 01 Hợp tác xã Nông lâm

Trang 39

nghiệp quy mô toàn xã đã và đang đi vào hoạt động cơ bản đã cung cấp các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp tại địa phương

- Ngoài ra có một số hộ làm dịch vụ như các dịch vụ sửa chữa xe máy, dịch vụ đời sống

số lượng trên 20 con/hộ, còn lại từ 5-10 con

+ Chăn gia cầm có 3.7245 con, chủ yếu là gà tại các hộ gia đình, chưa

có trang trại chăn nuôi gia cầm

4.1.2.2.3 Thuỷ sản:

Diện tích ao hồ chăn thả cá của các hộ gia đình có 13,77 ha tại các hộ gia đình, tuy nhiên các hộ vẫn chủ yếu vẫn chủ yếu thả cá theo truyền thống, chưa đi vào thâm canh, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới còn chậm, nên năng xuất bình quân đạt dưới 4 tấn/ha; Chăn nuôi cá trên mặt nước hồ thuộc các công trình thuỷ lợi do HTX NLN quản lý diện tích gần 50 ha, năng suất 2,2 tấn/ha; sản lượng cá 28,1 tấn

4.1.2.2.4 Về lâm nghiệp:

Diện tích rừng sản xuất có 948,56 ha, trong đó đất rừng sản xuất của Công ty lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi quản lý và sản xuất là 283,25 ha sản

Ngày đăng: 09/03/2018, 11:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w