BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC TRÂM ANH KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINACAFÉ BIÊN HÒA (THÁNG 2 NĂM 2012) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KẾ TOÁN Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06 năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC TRÂM ANH KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINACAFÉ BIÊN HÒA (THÁNG 2 NĂM 2012) Ngành: Kế Toán LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Giáo viên hướng dẫn: ThS. TRỊNH ĐỨC TUẤN Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 62012 Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa” do Nguyễn Ngọc Trâm Anh, sinh viên khóa 34, khoa kinh tế, chuyên ngành kế toán, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ . Trịnh Đức Tuấn Người hướng dẫn, ________________________ Ngày tháng năm Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Ngày tháng năm Thư ký hội đồng chấm báo cáo Ngày tháng năm LỜI CẢM TẠ Kính gửi Ban Giám Hiệu và toàn thể thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Ban lãnh đạo cùng các cô chú, anh chị làm việc tại công ty cổ phần Vinacafé Biên Hòa. Trong thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa.Đối với bản thân em, đó là khoảng thời gian vô cùng quý báu. Được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trường Đại Học Nông Lâm và các anh chị trong Công Ty Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa, em đã được vận dụng những kiến thức học tại trường vào thực tế để hoàn thành bài báo cáo thực tập của mình với đề tài “Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa”. Em xin chân thành cảm ơn thầy TRỊNH ĐỨC TUẤN – giáo viên hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn để em hoàn thành tốt bài báo cáo của mình. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng các cô chú, anh chị trong công ty, đặc biệt là chú LÊ HÙNG DŨNG và cô TRƯƠNG THỊ HIẾU đã giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để bài báo cáo của em được hoàn chỉnh. Cuối cùng con xin cảm tạ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của ba mẹ, em xin cảm ơn sự động viên của bạn bè và tất cả mọi người đã luôn ủng hộ và giúp đỡ em trong thời gian qua. Biên hòa, Ngày 25 tháng 5 năm 2012 Sinh viên NGUYỄN NGỌC TRÂM ANH NỘI DUNG TÓM TẮT NGUYỄN NGỌC TRÂM ANH, Khoa Kinh tế, Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Tháng 6 năm 2012. “Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa”. NGUYEN NGOC TRAM ANH, Faculty of Economics, Nong Lam University. JUNE 2012.” Acounting Production Cost And Determination of the acual unit value of the contructional product at Vinacafé Biên Hòa JointStock Company”. Luận văn được thực hiện dựa trên nguồn số liệu thu thập chủ yếu tại phòng kế toán, kết hợp phỏng vấn trực tiếp nhân viên công ty về đề tài “ Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa”. Mô tả công tác tổ chức và hạch toán chí phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Qua đó thấy được những điểm mạnh cần phát huy và những điểm còn hạn chế cần khắc phục của công tác kế toán tập hợp chi phí và xác định giá thành tại công ty cổ phần Vinacafé Biên Hòa. Đề xuất các ý kiến góp phần làm cho công tác kế toán ngày càng hoàn thiện và phù hợp với các quy định. v MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. viii DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................... ix DANH MỤC PHỤ LỤC .......................................................................................... x DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... xi CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 2 1.4. Cấu trúc luận văn: ............................................................................................. 3 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN..................................................................................... 4 2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty........................................................................ 4 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển .................................................................. 4 2.1.2. Mục tiêu, sứ mạng và hoài bão của Công ty.................................................. 6 2.2. Thuận lợi và khó khăn của công ty: .................................................................. 6 2.2.1. Thuận lợi: ....................................................................................................... 6 2.2.2. Khó khăn:....................................................................................................... 7 2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm sản phẩm: .......................... 7 2.3.1. Các sản phẩm chủ lực và các sản phẩm khác: ............................................... 7 2.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất của công ty:.................................................... 8 2.4. Bộ máy tổ chức quản lý .................................................................................... 9 2.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý...................................................................... 10 2.4.2. Chức năng các phòng ban ............................................................................ 10 2.5. Tổ chức công tác kế toán tại công ty .............................................................. 12 2.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán ............................................................................... 12 2.5.2. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận .............................................................. 12 2.5.3. Chế độ và chính sách kế toán vận dụng tại công ty..................................... 13 vi CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................... 16 3.1. Chi phí sản xuất............................................................................................... 16 3.1.1. Khái niệm và đặc điểm của chi phí sản xuất................................................ 16 3.1.2. Phân loại chi phí sản xuất ............................................................................ 16 3.2. Giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất................................................. 18 3.2.1. Khái niệm và đặc điểm giá thành................................................................. 18 3.2.2. Phân loại giá thành....................................................................................... 18 3.2.3. Kỳ tính giá thành.......................................................................................... 18 3.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ............................ 18 3.4. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ...................... 19 3.5. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm .... 19 3.5.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất .............................................................. 19 3.5.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm .............................................................. 20 3.6. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm..................... 20 3.7 .Kế toán chi phí sản xuất.................................................................................. 20 3.7.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: ................................................ 20 3.7.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp ......................................................... 23 3.7.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung ............................................................... 24 3.7.4. Tổng hợp chi phí sản xuất:........................................................................... 27 3.7.5. Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất .............................................. 28 3.7.6. Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất.............................................................. 30 3.7.8. Hạch toán chi phí tính giá thành sản phẩm kinh doanh phụ ........................ 31 3.7.9. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. ........................................................... 31 3.8. Các phương pháp tính giá thành chủ yếu........................................................ 33 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................ 37 4.1. Những vấn đề chung về công tác hạch toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa...................................................... 37 4.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất .............................................................. 37 4.1.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm .............................................................. 37 4.1.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang.................................................... 37 vii 4.1.4. Phương pháp tính giá thành ......................................................................... 38 4.1.5. Kỳ tính giá thành .......................................................................................... 38 4.1.6. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và gía thành sản phẩm tại công ty....... 38 4.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất..................................................................... 39 4.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .....Error Bookmark not defined. 4.2.2. Chi phí nhân công trực tiếp.......................................................................... 54 4.2.3 Chi phí sản xuất chung.................................................................................. 61 4.2.4. Tập hợp chi phí sản xuất .............................................................................. 69 4.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ............................................................... 70 4.4. Tính giá thành sản phẩm ................................................................................. 71 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 77 5.1. Kết luận ........................................................................................................... 77 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 81 PHỤ LỤC................................................................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1. Bảng phân bổ Bán Thành Phẩm Năm 2012.................................................. 46 Bảng 4.2. Bảng kê chi phí NVL chính .......................................................................... 47 Bảng 4.3. Bảng kê chi phí vật liệu, bao bì trực tiếp ...................................................... 50 Bảng 4.4. Bảng trích lương tháng 122012 ................................................................... 59 Bảng 4.5. Bảng trích khấu hao cơ bản năm 2012.......................................................... 65 Bảng 4.6. Bảng tính giá thành tháng 022012 ............................................................... 72 ix DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1.Qui trình sản xuất cà phê RangXay ................................................................ 8 Hình 2.2.Qui trình sản xuất cà phê hòa tan ..................................................................... 9 Hình 2.3.Qui trình sản xuất cà phê sữa hòa tan............................................................... 9 Hình 2.4.Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý ........................................................................ 10 Hình 2.5. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty ..................................................... 12 Hình 2.6. Sơ đồ hệ thống ghi sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ ............................... 15 Hình 3.1. Mối quan hệ giữa giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.................... 19 Hình 3.2.Sơ đồ trình tự kế toán chí phí Nguyên Vật Liệu trực tiếp .............................. 22 Hình 3.3. Sơ đồ trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp ........................................ 24 Hình 3.5.Sơ đồ trình tự hạch toán CPSX và tính Z theo PP kết chuyển tuần tự .......... 34 Hình 4.1. Qui trình luân chuyển Chứng từ xuất kho bộ phận sản xuất ......................... 41 Hình 4.2. Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ......................................... 53 Hình 4.3. Lưu đồ luân chuyển chứng từ tiền lương công nhân..................................... 55 Hình 4.4. Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp ................................................. 58 Hình 4.5. Sơ đồ tập hợp và phân bổ chi phí quản lý phân xưởng ................................. 68 x DANH MỤC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 01: HỢP ĐỒNG KINH TẾ NHẬP NVL PHỤ LỤC 02: PHIẾU NHẬP KHO NVL PHỤ LỤC 03:HÓA ĐƠN GTGT MUA NVL PHỤ LỤC 04: PHIẾU NHẬP KHO NVL PHỤ LỤC 05: HÓA ĐƠN GTGT MUA NVL PHỤ LỤC 06: PHIẾU CHI MUA NVL PHỤ LỤC 07: PHIẾU NHẬP KHO MUA NVL PHỤ LỤC 08: HÓA ĐƠN GTGT MUA NVL PHỤ LỤC 09: LỆNH CHI MUA NVL PHỤ LỤC 10: PHIẾU NHẬP KHO CCDC PHỤ LỤC 11: HÓA ĐƠN GTGT MUA CCDC PHỤ LỤC 12: PHIẾU CHI MUA CCDC PHỤ LỤC 13: PHIẾU XUẤT KHO NVL PHỤ LỤC 14: BÁO CÁO TỒN KHO PHỤ LỤC 15:BÁO CÁO PHÂN XƯỞNG THÁNG 2 PHỤ LỤC 16: PHIẾU XUẤT KHO NHIÊN LIỆU PHỤ LỤC 17: PHIẾU XUẤT KHO CCDC PHỤ LỤC 18: PHIẾU XUẤT KHO BAO BÌ PHỤ LỤC 19: HÓA ĐƠN GTGT TIỀN ĐIỆN PHỤ LỤC 20: LỆNH CHI VÀ HÓA ĐƠN GTGT TIỀN NƯỚC PHỤ LỤC 21: HĐ GTGT BÁN HÀNG PHỤ LỤC 22: PHIẾU THU BÁN HÀNG PHỤ LỤC 23: SỔ CÁI 6211 PHỤ LỤC 24: SỔ CÁI 6213 PHỤ LỤC 25: SỔ CÁI 622 PHỤ LỤC 26: SỔ CÁI 6271 PHỤ LỤC 27: SỔ CÁI 152113 PHỤ LỤC 28: SỔ CÁI 2413 xi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SX Sản xuất CPSX Chi phí sản xuất BGĐ Ban Giám Đốc BHXH Bảo Hiểm Xã Hội BHYT Bảo Hiểm Y Tế KPCĐ Kinh Phí Công Đoàn KHTSCĐ Khấu Hao Tài Sản Cố Định SDĐK Số Dư Đầu Kỳ TSCĐ Tài Sản Cố Định TK Tài Khoản KKTX Kê Khai thường xuyên KKĐK Kiểm Kê Định Kỳ SP Sản Phẩm SPDD Sản Phẩm Dở Dang GTGT Giá Trị Gia Tăng ĐVT Đơn Vị Tính CCDC Công Cụ Dụng Cụ CP NVL Chi Phí Nguyên Vật Liệu CP NC Chi Phí Nhân Công CP SXC Chi Phí Sản Xuất Chung LCB Lương Căn Bản Z Giá Thành YCMH Yêu Cầu Mua Hàng CPBH Chi Phí Bảo Hiểm CPQLDN Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp XDCB Xây Dựng Cơ Bản TP Thành Phẩm CPHT Cà Phê Hòa Tan CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây Việt Nam có sự thay đổi về kinh tế chính trị xã hội, trong đó tiêu biểu là nền kinh tế đã và đang phát triển theo cơ chế thị trường. Việc mở rộng quan hệ hợp tác với các nước tạo điều kiện cho nước ta ngày càng có nhiều cơ hội để hiểu biết thêm về nền kinh tế của các nước khác trên thế giới, đồng thời rút ra những kinh nghiệm quý báu làm tiền đề cho công cuộc xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh hơn. Tuy nhiên, cơ chế thị trường đã đưa các doanh nghiệp xoay vòng trong quy luật cạnh tranh và quy luật đào thải. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng tham gia vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh tạo sự cạnh tranh quyết liệt nhằm tìm chỗ đứng trên thị trường. Do đó những doanh nghiệp nào không thích nghi trong tổng thể nền kinh tế sẽ bị loại trừ. Chính vì vậy mà doanh nghiệp để đứng vững trên thị trường thì phải tự khẳng định mình. Một doanh nghiệp được xem là hoạt động có hiệu quả khi doanh nghiệp đó có khả năng bù đắp chi phí đã bỏ ra để đảm bảo yêu cầu tái sản xuất. Vấn đề cơ bản để các nhà doanh nghiệp tồn tại và phát triển là sản phẩm sản xuất ra phải được thị trường chấp nhận và tiêu thụ nhanh để hoàn vốn và có điều kiện thực hiện chu kỳ tái sản xuất mới. Để làm được điều đó doanh nghiệp phải tìm cách để hạ giá thành sản phẩm đến mức thấp nhất có thể được mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Vì vậy, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng để giúp các doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Ngoài ra, giá thành còn là căn cứ để các doanh nghiệp xác định giá bán của sàn phẩm, từ đó xác định được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, biết được lợi nhuận thu được hay những khoản lỗ. Các doanh nghiệp hiện nay với sự trợ giúp của các kỹ thuật công nghệ hiện đại, tiên tiến nên đã không ngừng cho ra những sản phẩm với mẫu mã đẹp và chất lượng 2 cao, thu được nhiều lợi nhuận. Nhưng những doanh nghiệp này vẫn có nguy cơ bị phá sản nếu giá thành của sản phẩm cao, do người tiêu dùng không có khả năng tiêu thụ. Tác động vào giá thành có thể giúp doanh nghiệp này nâng cao lợi nhuận nhưng cũng có thể làm doanh nghiệp kia phá sản. Vậy để xác định được giá bán nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp đề ra là sản phẩm tiêu thụ nhanh để hoàn vốn và tái sản xuất thì kế toán cần phải tính đúng, tính đủ và hợp lý các loại chi phí phát sinh, xác định giá thành một cách chính xác nhất. Vì thế chúng ta có thể khẳng định rằng, giá thành là một chỉ tiêu quan trọng hàng đầu, là nhân tố quyết định sự sống còn của các doanh nghiệp. Trong quá trình hạch toán tại doanh nghiệp, việc hạch toán giá thành chính xác, kịp thời, phù hợp với chi phí phát sinh tại doanh nghiệp là yêu cầu có tính xuyên suốt và quan trọng nhất trong toàn bộ công tác kế toán ở doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của việc xác định chi phí và tính giá thành sản phẩm, em đã quyết định chọn và trình bày đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công Ty Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa” cho bài báo cáo của em. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu về quy trình sản xuất sản phẩm, quá trình luân chuyển chứng từ và trình tự hạch toán được áp dụng tại công ty Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa. Tìm hiểu về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, phân bổ chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm. Đối chiếu những quy định, chế độ chuẩn mực kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng và trên lý thuyết. Từ đó thấy được những điểm mạnh, điểm hạn chế còn tồn tại Kiến nghị phương hướng, giải pháp hoàn thiện hạch toán chi phí, tính giá thành sản phẩm Công Ty Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Công Ty Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa Phạm vi thời gian : Đề tài được thực hiện tư tháng 22012 đến tháng 52012 Nội Dung đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công Ty Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa. 3 1.4. Cấu trúc luận văn: Chương 1: Mở Đầu Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc luận văn. Chương 2: Tổng quan Giới thiệu khái quát về công ty, quá trình hình thành và phát triển,công tác tổ chức bộ máy quản lý tại công ty, tổ chức công tác kế toán tại công ty và quy trình sản xuất sản phẩm. Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Những vấn đề chung về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả và thảo luận Qua thực tế tại công ty nêu lên ưu nhược điểm và những điểm còn tồn tại của đơn vị về Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công Ty Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa Chương 5: Kết luận và kiến nghị Nhận xét và đưa ra kiến nghị để công tác về Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công Ty được hoàn thiện hơn CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển a. Quá trình hình thành: Công ty cổ phần Vinacafé Biên Hòa được thành lập từ việc tiếp quản Nhà Máy Chế Biến Cà Phê CORONEL của ông Marcel Coronel quốc tịch Pháp làm chủ. Nhà máy được xây dựng từ năm 1969 đến năm 1972 với tổng mức vốn đầu tư là 1.5 tỷ VNĐ. Tên của các loại sản phẩm trong giai đoạn này là cà phê rang – xay nhãn hiệu CHATNOIR (con mèo đen) và cà phê hòa tan mang nhãn hiệu SOLUCAFE. Trong những năm này nhà máy chỉ là đơn vị sản xuất hạch toán phụ thuộc vào cơ quan chủ quản là Xí Nghiệp Liên Hiệp Sữa Cà Phê Bánh Kẹo 1. Vì vậy, toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy đều theo sự chỉ đạo của Xí Nghiệp Liên Hiệp từ việc hạch toán sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu, các loại vật tư kỹ thuật chủ yếu cho đến phân phối thu nhập. Do đó, nhà máy còn hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của thời kỳ này. Thực hiện Nghị Quyết Đại Hội Đảng lần IV, năm 1988 nhà máy Cà Phê Biên Hòa là đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc Xí Nghiệp Liên Hiệp Sữa Bánh Kẹo 1 được chuyển giao sang Liên Hiệp Các Xí Nghiệp Cà Phê Việt Nam quản lý và bắt đầu từ đây nhà máy được giao quyền hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ về tài chính và chủ động trong sản xuất kinh doanh. Đây là bước ngoặt lớn mở ra thời kỳ mới. Qua báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Bộ Nông Nghiệp Và Công Nghiệp Thực Phẩm đánh giá nhà máy hoạt động có hiệu quả và có hướng phát triển, thực hiện nghị định 388HĐBT của hội đồng bộ trưởng đã chấp nhận cho nhà máy đăng ký lại doanh nghiệp nhà nước đồng thời ra quyết định thành lập doanh nghiệp số 5 226NNTCCB do Bộ Nông Nghiệp Và Công Nghiệp Thực Phẩm ký ngày 941993 với tên gọi là “ Nhà Máy Cà Phê Biên Hòa”. Ngày 1 tháng 1 năm 2005 Nhà Máy Cà Phê Biên Hòa đã đi vào cổ phần hóa với tên gọi là “Công Ty Cổ Phần VINACAFÉ Biên Hòa” là thành viên của Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh là: sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu cà phê, chè, thức uống nhanh và các sản phẩm thực phẩm khác. Trụ sở của công ty: KCN I – Biên Hòa – Đồng Nai Điện thoại: (061)836554 – 932271 – 932272 Fax: (061)836108 – MST: 3600261626 Email: bienhoacoffeehcm.vnn.vn Website: www.vinacafebienhoa.com b. Quá trình phát triển: Sau khi đưa vào vận hành chạy thử từ năm 1973 đến hết năm 1974 công suất chỉ đạt được 2.500kg cà phê hoà tan đạt chất lượng. Từ năm 1994 đứng trước sự tan rã của hệ thống các nước thuộc khối XHCN ở Đông Âu cùng với sự cạnh tranh của các sản phẩm trong và ngoài nước để duy trì được thị phần, công ty đã nhanh chóng hoạch định chính sách phát triển mặt hàng mới, mở rộng nhà xưởng sản xuất, lắp đặt thêm máy móc thiết bị để sản xuất cà phê sữa hoà tan. Đây là sản phẩm mới do công ty tự nghiên cứu thành công và thực tế đã tiêu thụ mạnh trên thị trường trong và ngoài nước. Từ đó đến nay công ty đã trở thành một trong những doanh nghiệp có tốc độ phát triển tốt, sản xuất kinh doanh vững vàng. Đặc biệt là vào tháng 42000 công ty mở rộng mặt bằng sản xuất, lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất cà phê sữa hòa tan với công suất 800 tấnnăm. Đây là bước đột phá mới, công ty đã nâng công suất lên gấp 8 lần công suất cũ. Bên cạnh việc hoạt động sản xuất kinh doanh, chế biến và cung ứng các sản phẩm về cà phê trong nước, công ty vừa nghiên cứu thành công một sản phẩm mới đó là cà phê sâm Vinacafé là sản phẩm mới nhất của công ty và cũng là loại cà phê 4 in 1 đầu tiên ở Việt Nam. Hiện nay, trên thị trường có thể tìm thấy hơn 20 nhãn hiệu khác nhau nhưng theo số liệu nghiên cứu thị trường của Taylor Nelson Sofree thị phần cà phê trong năm 2004 thì công ty Vinacafé chiếm 50.4%, Nescafé chiếm 32.2%, các nhãn hiệu khác 6 chiếm 16.4%. Qua sơ bộ nghiên cứu thị trường nhận thấy rằng sản phẩm cà phê hòa tan 3 in 1 của Vinacafé chiếm thị phần lớn. 2.1.2. Mục tiêu, sứ mạng và hoài bão của Công ty a. Mục tiêu: Vinacafé Biên Hòa luôn xác định vai trò là đầu tàu của ngành cà phê chế biến Việt Nam nên đã tập trung các nguồn lực cần thiết và tốt nhất của mình vào việc tạo ra nhiều sản phẩm có hàm lượng chất xám, tạo nhiều giá trị gia tăng cho cà phê Việt Nam: đó chính là cà phê hòa tan, sản phẩm đỉnh cao xét về mức độ chế biến sâu. Không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cà phê chất lượng cao ở trong nước, Vinacafé Biên Hòa luôn hướng đến mục tiêu tăng cường xuất khẩu cà phê chế biến, quảng bá hình ảnh và chất lượng của cà phê Việt Nam ra thế giới. b. Sứ mạng: Sứ mạng mà Vinacafé hướng đến là tôn trọng quyền lợi của khách hàng, người tiêu dùng. Quyền lợi đó chính là chất lượng sản phẩm và dịch vụ luôn nỗ lực phát triển không ngừng. Khi chuyển đổi sang hình thức Công ty CP, Vinacafé Biên Hòa đã xác định sứ mệnh của mình là sản xuất và phục vụ người tiêu dùng các sản phẩm chất lượng cao. Để thực hiện sứ mệnh này, Công ty đã đưa ra những kế hoạch cụ thể như: Không ngừng tìm kiếm để áp dụng phương cách tốt nhất trên thế giới vào tất cả các vấn đề liên quan đến quản trị DN, thực hiện các hoạt động tài chính để đối phó với rủi ro, phát triển và tiếp thị sản phẩm để đáp ứng với yêu cầu của khách hàng. c. Hoài bão: Phát triển thương hiệu của Vinacafé để tiến tới trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh trên thế giới, đồng thời luôn ổn định và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo công tác chống hàng giả và luôn làm mới thương hiệu. 2.2. Thuận lợi và khó khăn của công ty: 2.2.1. Thuận lợi: Công ty được sự quan tâm chỉ đạo của Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam, cùng với sự lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm của Ban lãnh đạo và sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà Nhà 7 nước đã giao. Công ty được xây dựng ngay đường lộ chính vì thế rất thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm tiêu thụ. Công ty mới đầu tư dây chuyền sản xuất mới, tiết kiệm được nguyên liệu tạo điều kiện thuận lợi trong việc sản xuất. Công ty lại là đơn vị duy nhất của Tổng Công Ty chuyên chế biến cà phê, sản phẩm đa dạng và phong phú, mạng lưới phân phối khắp cả nước nên việc đưa sản phẩm ra thị trường rất thuận lợi và nhanh chóng. 2.2.2. Khó khăn: Nguồn nguyên liệu chủ yếu như bột sữa, bao bì phải nhập khẩu nên giá cả không ổn định do biến động về ngoại tệ. Đối với mặt hàng cà phê hòa tan và cà phê sữa hòa tan gặp sự cạnh tranh gay gắt của một số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Đối với mặt hàng cà phê rang xay, công ty gặp sự cạnh tranh rất lớn những đối thủ như cà phê Trung Nguyên, cà phê Nam Nguyên và các cơ sở sản xuất tư nhân khác. Thiếu lực lượng tiếp thị ở các thị trường nước ngoài, đây cũng là một khó khăn lớn. 2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm sản phẩm: 2.3.1. Các sản phẩm chủ lực và các sản phẩm khác: Là doanh nghiệp thuộc ngành chế biến nên chi phí sản xuất có đầy đủ các loại chi phí, với quy trình công nghệ khép kín, không phức tạp lắm, chủng loại mặt hàng không nhiều và đơn giản gồm các mặt hàng cơ bản: Cà phê hạt rang và cà phê xay các loại: sản phẩm cà phê rang, xay là mặt hàng truyền thống của công ty nó được sản xuất giản đơn bao gồm: Cà phê xay Vinacafé Black, Cà phê xay Heritage Blend, Cà phê xay Mundo Espresso, Cà phê xay Vinacafé Super, Cà phê xay Vinacafé Gold. Cà phê hòa tan: sản xuất cà phê hòa tan là khâu sản xuất trọng tâm của công ty, sản phẩm của cà phê hòa tan là mặt hàng chủ lực của công ty bao gồm các sản phẩm: Vinacafé hòa tan đen hộp PS, Vinacafé hòa tan đen lọ PET 50gam. Cà phê sữa các loại: là sự kết hợp hài hòa giữa cà phê hòa tan Vinacafé với bột sữa công nghệ truyền thống Bắc Âu và đường tinh luyện tạo nên hương vị đặc trưng 8 cho Vinacafé Biên Hòa, bao gồm: Vinacafé 3 trong 1 hộp PS, Vinacafé 3 trong 1 bịch vàng, Vinacafé 4 trong 1… Ngoài ra, Công ty Vinacafé Biên Hòa còn cung cấp nhiều thức uống bổ dưỡng khác bao gồm:Ngũ cốc dinh dưỡng, Ngũ Cốc Dinh Dưỡng Dế Mèn là sự kết hợp tuyệt vời của các loại ngũ cốc có hàm lượng dinh dưỡng cao giúp phát triển tốt cả về thể chất và trí não. 2.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất của công ty: Là doanh nghiệp thuộc ngành chế biến nên chi phí sản xuất có đầy đủ các loại chi phí, với quy trình công nghệ khép kín, không quá phức tạp, bao gồm: Cà phê hạt rang và cà phê xay các loại: sản phẩm cà phê rang, xay là mặt hàng truyền thống của công ty nó được sản xuất giản đơn, từ cà phê hạt nguyên liệu qua khâu rang và khâu bao gói ta được sản phẩm cà phê hạt rang các loại, nếu đưa cà phê đã rang qua khâu xay rồi đưa đi bao gói ta được sản phẩm cà phê xay Hình 2.1.Qui trình sản xuất cà phê RangXay (Nguồn tin phòng kế toán) Cà phê hòa tan và cà phê sữa các loại: sản xuất cà phê hòa tan là khâu sản xuất trọng tâm của công ty, sản phẩm của cà phê hòa tan là mặt hàng chủ lực của công ty, sau khi được chế biến từ cà phê hạt qua các công đoạn rang – xay – trích ly – ly tâm – cô đặc – sấy phun thành bán thành phẩm cà phê hòa tan. Bán thành phẩm cà phê hòa tan này được kiểm định phân loại sử dụng để dùng cho sản xuất sản phẩm cà phê hòa tan hay làm sản phẩm cà phê sữa. Đối với loại bán thành phẩm cà phê hòa tan dùng cho sản xuất sản phẩm cà phê hòa tan nếu đưa đi bao gói theo các kiểu dáng bao bì Nguyên liệu thô Sàng lọc phân loại Rang Xay Đóng gói TP. Cà phê rang TP. Cà phê xay Đóng gói 9 TP. Cà phê hòa tan Đóng gói Nguyên liệu thô Sàng lọc phân loại Rang Xay Cân tự động Sấy phun Dịch cà phê (trữ lạnh) Trích ly Lưu hóa phối trộn Cà phê hòa tan khác nhau được gọi là sản phẩm cà phê hòa tan các loại. Còn đối với bán thành phẩm cà phê hòa tan dùng làm sản phẩm cà phê sữa được chuyển sang phân xưởng phối liệu thêm đường sữa và đưa đi bao gói theo các kiểu dáng bao bì khác nhau được gọi là sản phẩm cà phê sữa hòa tan các loại. Hình 2.2.Qui trình sản xuất cà phê hòa tan Loại bỏ tạp chất Loại bỏ bã cà phê (Nguồn tin phòng kế toán) Hình 2.3.Qui trình sản xuất cà phê sữa hòa tan Loại bỏ tạp chất Loại bỏ bã cà phê (Nguồn tin phòng kế toán) TP. Cà phê sữa hòa tan Nguyên liệu thô Sàng lọc phân loại Rang Xay Cân tự động Sấy phun Dịch cà phê (trữ lạnh) Trích ly Lưu hóa phối trộn Cà phê hòa tan Đấu trộn bột sữa + đường Đóng gói 10 2.4. Bộ máy tổ chức quản lý 2.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Hình 2.4.Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý (Nguồn tin phòng kế toán) 2.4.2. Chức năng các phòng ban Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý vốn và có quyết định quan trọng trong công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi công ty, trừ những vấn đề thuộc đại hội cổ đông. Một phó giám đốc tài chính: tham mưu cho giám đốc và thực hiện chức năng giám đốc về tài chính, chỉ đạo và tổ chức công tác kế toán. Một phó giám đốc kinh doanh: tham mưu cho giám đốc và thực hiện các chức năng và chiến lược sản xuất kinh doanh. PHÒNG HÀNH CHÍNH CHI NHÁNH HÀ NỘI HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH PX. THÀNH PHẨM PX. BÁN THÀNH PHẨM PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG KCS PHÒNG KINH DOANH CHI NHÁNH TP.HCM 11 Phòng kế toán: Phòng kế toán tài vụ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và phó giám đốc phụ trách lĩnh vực tài chính. Tham mưu cho giám đốc công ty về công tác tài chính kế toán và tình hình sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh. Thống kê, tổng hợp, cập nhật, ghi chép, phản ánh trung thực về hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính, quản lý tài sản, khấu hao tài sản và nợ khó đòi của công ty. Phòng hành chính: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và phó giám đốc trong lĩnh vực hành chính và quản trị. Quản lý, kiểm tra, duy trì các quy chế, quy định áp dụng tại công ty. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cơ quan, tài sản, hàng hóa. Đảm bảo an ninh, trật tự trong khu vực công ty. Thực hiện tốt công tác quản lý hành chính pháp chế, văn thư bảo mật. Phòng KCS Tổ chức giám định kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa, vật tư, bao bì, nguyên nhiên vật liệu xuất nhập khẩu, giám sát, kiểm định hàng hóa. Hoạch định chiến lược xây dựng vế chất lượng sản phẩm. Đề xuất các phương án xây dựng quy trình công nghệ bảo quản sản phẩm trong và sau khi chế biến. Phòng kỹ thuật Bảo đảm các điều kiện để máy móc hoạt động bình thường. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật phù hợp. Quản lý các thông tin và tài liệu kỹ thuật. Tổng kết báo cáo cho giám đốc về tình hình kỹ thuật máy móc thiết bị. Phòng kinh doanh Lập kế hoạch, hoạch định chiến lược trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, hệ thống phân phối, tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm. Tăng cường doanh thu hàng hóa thông qua việc xây dựng và phát triển mạng phân phối, xây dựng chính sách bán hàng, phân loại thị trường, các biện pháp bảo vệ thị phần, các chính sách hỗ trợ đại lý nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Tổng hợp báo cáo các số liệu liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, khuyến mãi, quảng cáo, công nợ phải thu và các hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. Chỉ đạo toàn bộ về các hoạt động sản xuất kinh doanh tại chi nhánh TP Hồ Chí Minh và chi nhánh tại TP.Hà Nội. 12 Hoạch định chiến lược trong công tác quản lý nhân sự, tuyển dụng lao động, công tác điều hành sản xuất, lao động, tiền lương phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty. 2.5. Tổ chức công tác kế toán tại công ty 2.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán Xuất phát từ nhiệm vụ kinh doanh, đặc điểm của đối tượng hoạch toán, yêu cầu quản lý của từng đối tượng để xác định mục tiêu cần đạt được trong hoạch toán. Tổ chức sử dụng các phương tiện hạch toán thích hợp với hoàn cảnh hiện tại của đơn vị nhằm tổ chức một cách khoa học và hợp lý công tác kế toán theo đúng nội dung đã được xác định. Quy định một cách cụ thể quan hệ giữa phòng kế toán với các bộ phận khác trong đơn vị về những vấn đề có liên quan đến công tác kế toán. Hướng dẫn chế độ tài chánh, kế toán cho công nhân viên chức trong đơn vị. Hình 2.5. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty (Nguồn tin phòng kế toán) 2.5.2. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận Bộ phận kế toán được phân công trách nhiệm như sau : Phó Giám Đốc tài chính : Thực hiện chức năng giám đốc tài chính, chỉ đạo và tổ chức công tác kế toán . Kế toán trưởng: Điều hành và tổ chức công tác hạch toán nghiệp vụ, hạch toán kế toán tại nhà máy và các chi nhánh trực thuộc, chịu trách nhiệm giám sát tài chính và tổ chức luân chuyển vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh toán, giúp Ban giám đốc THỦ QUỸ PHÓ GĐ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN THANH TOÁN KẾ TOÁN GIÁ THÀNH VÀ TỔNG HỢP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU KẾ TOÁN TIÊU THỤ 13 phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, chịu sự quản lý của kế toán trưởng cấp trên và của ban giám đốc . Kế toán nguyên vật liệu: Theo dõi nhập xuất tồn nguyên vật liệu, bao bì, thành phẩm, kiểm kê kho. Hằng ngày căn cứ vào phiều xuất, nhập số phát sinh vào phần mềm, định kỳ lập báo cáo xuất nhập tồn nguyên liệu, bao bì... Kế toán giá thành và tổng hợp: Theo dõi kiểm tra số liệu các phần hành kế toán, tập hợp, phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm, phân phối lợi nhuận và trích lập các qũy xí nghiệp, trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng trong năm, lập báo cáo tài chính Kế toán tiêu thụ: Theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm, theo dõi chi tiết và tổng hợp tình hình nhập và tiêu thụ thành phẩm. Lập báo cáo công nợ người mua hàng ngày, tháng, quý, năm. Lập báo cáo quyết toán thuế GTGT hàng tháng. Lập bảng đối chiếu công nợ với người mua, đòi nợ. Tham gia kiểm kê và lập báo cáo kiểm kê hàng tồn kho thành phẩm định kỳ Kế toán thanh toán : Kiểm tra những chứng từ thanh toán, lập phiếu thu, phiếu chi, chứng từ tổng hợpTheo dõi thu chi quỹ tiền mặt, các khoản công nợ và thanh toán với ngân sách nhà nước . Thủ quỹ : Thực hiện quản lý và thu chi tiền mặt, nhận và bàn giao chứng từ với kế toán thanh toán, cập nhật sổ quỹ tiền mặt. 2.5.3. Chế độ và chính sách kế toán vận dụng tại công ty a. Hình thức kế toán : Chế độ kế toán đang được áp dụng tại công ty là chế độ kế toán doanh nghiệp theo QĐ 152006QĐBTC ngày 20032006 của Bộ Tài Chính. Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 0101 và kết thúc vào ngày 3112 hằng năm. Báo cáo tài chính được lập theo năm, gồm 4 biểu mẫu theo quyết định QĐ 152006QĐBTC của Bộ trưởng Bộ tài chính: Bảng cân đối kế toán mẫu số B01DN, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mẫu số B02DN, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo mẫu số B03 DN, Bản thuyết minh báo cáo tài chính theo mẫu số B09DN. Đơn vị tiền tệ: Hạch toán vốn bằng tiền sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam (ký hiệu trong nước là đ, quốc tế là VND). Đối với ngoại tệ phải quy 14 đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán, nếu có phát sinh chênh lệch tỷ giá hạch toán trong kỳ, phản ánh vào TK 515 hoặc TK 635 hoặc do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ kế toán thì phải phản ánh số chênh lệch này trên TK413. Ngoài ra còn phải theo dõi chi tiết từng loại Nguyên tệ trên TK ngoài bảng Cân đối kế toán 007. Hệ thống tài khoản kế toán: Hệ thống tài khoản kế toán hiện hành thống nhất mà doanh nghiệp sử dụng bao gồm 10 loại tài khoản, từ loại 1 đến loại 9 là các tài khoản trong bảng Cân đối kế toán thực hiện theo phương pháp kép. Tài khoản loại 0 là tài khoản ngoài bảng Cân đối kế toán thực hiện theo phương pháp ghi đơn. Phương pháp khấu hao TSCĐ: công ty áp dụng tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng theo thông tư 2032009TTBTC ban hành ngày 20102009 hướng dẫn chế độ quản lý sử dụng TSCĐ và trích khấu hao. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Hiện tại công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp tính giá xuất kho NVL: Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Phương pháp xác định thuế GTGT: Công ty áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Ngòai ra còn sử dụng những chứng từ khác mang tính chất nội bộ để phục vụ cho nhu cầu cung cấp và xử lý thông tin của công ty. b. Chế độ kế toán áp dụng Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán: dựa vào đặc điểm sản xuất, quy mô trình độ cán bộ, công ty đã đưa chương trình tin học kế toán vào sử dụng và hệ thống máy tính được nối mạng nội bộ với nhau. Hiện công ty đang sử dụng phần mềm chương trình kế toán Accnet 7.1 do công ty Lạc Việt viết trên phần mềm Access. Hình thức sổ kế toán áp dụng: là nhật ký chứng từ theo phương pháp kê khai thường xuyên, hình thức này rất phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu quản lý của công ty. Niên độ kế toán của công ty : Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 . 15 Tài khoản sử dụng : Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán được ban hành theo quyết định QĐ 152006QĐBTC ngày 20032006 của Bộ Tài Chính. Hình 2.6.Sơ đồ hệ thống ghi sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ (Nguồn tin phòng kế toán) Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chứng từ: 1. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra, lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký Chứng từ có liên quan.Đối với các Nhật ký Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký Chứng từ. 2. Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ Sổ chi tiết Nhật ký chứng từ Sổ cái Báo cáo kế toán Bảng tổng hợp chi tiết CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Chi phí sản xuất 3.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa (chi phí nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố định) phát sinh để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. 3.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Do chi phí sản xuất phát sinh ở doanh nghiệp bao gồm nhiều loại có nội dung và công dụng khác nhau. Để thuận lợi cho việc quản lý và kế toán, chi phí sản xuất của doanh nghiệp được phân loại theo các cấp sau: a. Phân loại CPSX theo yếu tố (nội dung kinh tế của chi phí) Chi phí nguyên liệu vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ, xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo trừ nguyên liệu, vật liệu.... bán hoặc xuất cho XDCB Chi phí nhân công : bao gồm toàn bộ chi phí trả cho người lao động về tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương trong kỳ báo cáo trước khi trừ các khoản giảm trừ. Bao gồm cả chi phí BHYT, BHXH, KPCĐ mà doanh nghiệp phải nộp Nhà nước theo quy định. Không bao gồm chi phí nhân công cho XDCB hoặc được bù đắp bằng các nguồn kinh phí khác như: Đảng, đoàn..., các khoản chi từ quỹ khen thưởng. Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ TSCĐ của DN dùng trong SXKD kỳ báo cáo. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền DN phải trả về các dịch vụ mua từ bên ngoài: tiền Điện, Nước, Điện thoại,….phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 17 Chi phí bằng tiền khác: gồm toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoài các yếu tố chi phí đã được phản ánh ở trên như chi phí tiếp khách, hội nghị… b. Phân loại CPSX theo công dụng kinh tế của chi phí (theo khoản mục giá thành sản phẩm): Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: gồm có nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Chi phí nhân công trực tiếp: là những khoản tiền phải trả, phải thanh toáncho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền công, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất như BHXH, BHYT, KPCĐ. Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng như tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng, chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng, bộ phận sản xuất, các chi phí dịch vụ, lao vụ mua ngoài và chi phí khác thuộc phạm vi phân xưởng. c. Phân loại CPSX theo mối quan hệ giữa chi phí và khối lượng hoàn thành: Gồm 3 loại: Chi phí khả biến: Là khoản CP về tổng số thay đổi, tỷ lệ với những biến đổi của mức độ hoạt động. Trong các doanh nghiệp sản xuất chi phí khả biến thường bao gồm: CP NVL trực tiếp, CPNC trực tiếp và một số khoản của chi phí sản xuất chung Chi phí bất biến: Là các chi phí về tổng số không thay đổi, dù có sự thay đổi về mức độ hoạt động trong một phạm vi nhất định nào đó. Chi phí hỗn hợp: Là những khoản chi phí bao gồm cả hai yếu tố khả biến và bất biến. d. Phân loại CPSX theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí: Theo cách phân loại này CPSX chia làm 2 loại: Chi phí trực tiếp: Là những khoản chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất ra một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định. Chi phí gián tiếp: Là những khoản chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, dịch vụ. 18 e. Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí: Theo cách phân loại này CPSX chia làm 2 loại: Chi phí sản phẩm: Là chi phí gắn liền với sản phẩm sản xuất ra hoặc được mua trong kỳ để bán lại. Chi phí sản phẩm là những chi phí như nguyên vật liệu trực tiếp, lao động trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Chi phí thời kỳ: Là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ kinh doanh nào đó, hay còn gọi là chi phí phát sinh (CPBH, CPQLDN). Chi phí thời kỳ không phải là những chi phí tạo thành thực thể sản phẩm hay nằm trong các yếu tố cấu thành giá vốn của hàng hoá mua vào. 3.2. Giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất 3.2.1. Khái niệm giá thành Giá thành sản phẩm là những chi phí sản xuất gắn liền với 1 kết quả sản xuất nhất định. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến một kết quả sản xuất nhất định là khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành. 3.2.2. Phân loại giá thành Căn cứ theo thời điểm tính và nguồn số liệu, giá thành được chia làm 3 loại: Giá thành kế hoạch: được xác định trước khi bắt đầu sản xuất, trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. Giá thành định mức: được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm nhưng khác với giá thành kế hoạch là giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại một thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành thực tế: được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm,dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất. 3.2.3. Kỳ tính giá thành Kỳ giá thành là thời kỳ mà bộ phận kế toán cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng cần tính giá. Kỳ tính giá thành được xác định phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm : 3.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Giữa CPSX và giá thành sản phẩm thường có cùng bản chất kinh tế là hao phí lao động sống và lao động vật hoá nhưng lại khác nhau về thời kỳ, phạm vi, giới hạn. 19 Hình 3.1. Mối quan hệ giữa giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ dở dang đầu kỳ Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Kế toán chi phí sản xuất chính xác làm cơ sở để tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Bản chất của giá thành là chi phí, chi phí có mục đích, được sắp xếp theo yêu cầu của nhà quản lý. Qua việc tính giá thành sản phẩm để kiểm tra việc thực hiện định mức tiêu hao của chi phí sản xuất. Kế toán CP sản xuất và tính giá thành sản phẩm cùng hướng đến mục tiêu cung cấp thông tin chi phí, giá thành để phục vụ cho việc xác định giá thành phẩm tồn kho, giá vốn, giá bán, lợi nhuận từ đó đưa ra quyết định quản trị sản xuất, quyết định kinh doanh hợp lý, để phục vụ tốt hơn cho quá trình kiểm soát chi phí đạt hiệu quả cao, để phục vụ tốt hơn cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống định mức chi phí. 3.4. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Để phát huy vai trò của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và tổ chức tập hợp chi phí theo đúng đối tượng Xác định chính xác chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ Ghi chép phản ánh chính xác, đầy đủ các khoản chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất. Tính chính xác, kịp thời giá thành sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành Xác định hiệu quả kinh doanh Thực hiện phân tích tình hình chi phí, giá thành để phục vụ việc lập báo cáo kế toán 3.5. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm 3.5.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh. Phạm vi tập hợp chi phí sản xuất thường dựa vào địa 20 bàn sản xuất, tính chất quy trình công nghệ, loại hình sản xuất, đặc điểm SP,...như tập hợp chi phí theo phân xưởng sản xuất, theo đơn đặt hàng, theo quy trình công nghệ... 3.5.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành là khối lượng sản phẩm dịch vụ lao vụ hoàn thành nhất định mà doanh nghiệp cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành là xác định phạm vi giới hạn cần tổng hợp, là phải dựa trên đặc điểm của sản xuất, tính chất của sản phẩm, đặc điểm của quá trình công nghệ, cũng như yêu cầu của trình độ hạch toán kinh tế và quản lý của Doanh nghiệp thì đối tượng tính giá thành sẽ khác nhau. 3.6.Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Bước 1: Tập hợp CPSX phát sinh theo ba khoản mục: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí SXC. Bước 2: Tổng hợp các khoản CPSX đã phát sinh, phân bổ chi phí SXC cho các đối tượng liên quan và tiến hành kết chuyển CP này về tài khoản tính Z Bước 3: Tổng hợp toàn bộ CPSX phát sinh trong kỳ và đánh giá SPDD. Bước 4: Tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ. 3.7.Kế toán chi phí sản xuất 3.7.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí NVL trực tiếp bao gồm tất cả chi phí về NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí NVL được tính theo giá thực tế xuất kho sử dụng. Gía thực tế của NVL có thể được tính theo một trong các cách sau: Theo giá bình quân gia quyền tại thời điểm xuất kho Theo giá thực tế nhập trước xuất trước (FIFO) Theo giá thực tế nhập sau xuất trước (LIFO) Theo giá thực tế đích danh Chi phí NVL còn được hạch toán theo phương pháp kê khai bao gồm phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. 21 Theo phương pháp kê khai thường xuyên Đối với những chi phí nguyên vật liệu khi xuất dùng chỉ liên quan đến từng đối tượng cụ thể nào thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó trên cơ sở các chứng từ xuất kho vật liệu cho từng đối tượng. Đối với những chi phí nguyên vật liệu khi xuất dùng liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí khác nhau không hạch toán trực tiếp được thì phải dùng phương pháp phân bổ (hạch toán gián tiếp) cho các đối tượng như sau: Tiêu chuẩn phân bổ của nguyên liệu, vật liệu chính thường là: theo định mức tiêu hao, theo khối lượng sản phẩm, theo hệ số quy định. Tiêu chuẩn phân bổ nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu thường là: theo định mức tiêu hao, theo khối lượng vật liệu chính tiêu dùng, theo giờ máy… Để hạch toán CPNVL TT kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Nội dung kết cấu TK 621 Giá trị nguyên liệu, vật liệu dùng trực Giá trị NVL sử dụng không hết tiếp cho sản xuất lao vụ, dịch vụ trong nhậpkho Kết chuyển hoặc phân bổ vào Z sản phẩm, lao vụ, dịch vụ Tài khoản 621 không có số dư Phương pháp kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Hệ số phân bổ = Tổng chi phí cần phân bổ Tổng tiêu chuẩn cần phân bổ Chi phí phân bổ cho đối tượng n = Hệ số phân bổ x Tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng n 22 1Xuất vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ Nợ TK 621 (Chi tiết theo từng đối tượng) Có TK 152 2Nguyên vật liệu mua về dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 621 ( Chi tiết cho từng đối tượng) Nợ TK 133 thuế GTGT Có TK 111, 112, 331, 141… (Nếu mua về sử dụng luôn) Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Nợ TK 621 ( Chi tiết cho từng đối tượng) Có TK 111, 112, 331, 141… (Nếu mua về sử dụng luôn) 3Cuối kỳ nếu có vật liệu sử dụng không hết để lại phân xưởng sử dụng cho kỳ sau thì kế toán ghi bút toán đỏ để giảm chi phí nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ Nợ TK 152 Có TK 621 4Cuối kỳ kế toán, căn cứ Bảng phân bổ vật liệu tính cho từng đối tượng sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp để xác định giá thành Nợ TK 154 ( chi tiết theo từng sản phẩm ) Nợ TK 632 (Phần chi phí NVL trực tiếp vượt trên mức bình thường) Có TK 621 Hình 3.2.Sơ đồ trình tự kế toán chí phí Nguyên Vật Liệu trực tiếp (theo phương pháp kê khai thường xuyên) TK152 TK 621 TK152 Xuất VL dùng trực tiếp cho SXSP Giá trị NVL không dùng hết TK111, 112, 141, 331 TK 154 Mua về sử dụng luôn Cuối kỳ kết chuyển để tính giá thành TK 632 CP NVL vượt mức bình thường 23 3.7.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Khái niệm: CPNC trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện lao vụ, dịch vụ như lương, phụ cấp có tính chất lương, các khoản đóng góp quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ quy định theo chế độ hiện hành. Tiền lương và các khoản của công nhân sản xuất sản phẩm nào, đối tượng nào thì được hạch toán trực tiếp vào sản phẩm, đối tượng đó. Để hạch toán CP NCTT kế toán sử dụng tài khoản 622 “chi phí nhân công trực tiếp” Nội dung kết cấu: TK 622 Tài khoản này không có số dư cuối kỳ Phương pháp kế toán 1. Tính tiền lương và các khoản lương phải trả cho CNTT sản xuất sản phẩm, dịch vụ Nợ TK 622 ( Chi tiết theo từng đối tượng sản phẩm) Có TK 334 Phải trả người lao động 2. Trích BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ của công nhân sản xuất sản phẩm dịch vụ Nợ TK 622 (Chi tiết theo từng đối tượng sản phẩm ) Có TK 338 ( 3382, 3383, 3384) 3. Khi trích tr
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
*************
NGUYỄN NGỌC TRÂM ANH
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
*************
NGUYỄN NGỌC TRÂM ANH
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
VINACAFÉ BIÊN HÒA (THÁNG 2 NĂM 2012)
Ngành: Kế Toán
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Giáo viên hướng dẫn: ThS TRỊNH ĐỨC TUẤN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012
Trang 3Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa” do Nguyễn Ngọc Trâm Anh, sinh viên khóa 34, khoa kinh tế, chuyên ngành kế toán, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _
Trịnh Đức Tuấn Người hướng dẫn,
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Kính gửi
Ban Giám Hiệu và toàn thể thầy cô trường Đại Học Nông Lâm
Ban lãnh đạo cùng các cô chú, anh chị làm việc tại công ty cổ phần Vinacafé Biên Hòa
Trong thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa.Đối với bản thân em, đó là khoảng thời gian vô cùng quý báu Được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trường Đại Học Nông Lâm và các anh chị trong Công Ty Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa, em đã được vận dụng những kiến thức học tại trường vào thực tế để hoàn thành bài báo cáo thực tập của mình với đề tài “Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất
Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa”
Em xin chân thành cảm ơn thầy TRỊNH ĐỨC TUẤN – giáo viên hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn để em hoàn thành tốt bài báo cáo của mình
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng các cô chú, anh chị trong công ty, đặc biệt là chú LÊ HÙNG DŨNG và cô TRƯƠNG THỊ HIẾU đã giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để bài báo cáo của em được hoàn chỉnh
Cuối cùng con xin cảm tạ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của ba mẹ, em xin cảm ơn sự động viên của bạn bè và tất cả mọi người đã luôn ủng hộ và giúp đỡ em trong thời gian qua
Biên hòa, Ngày 25 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
NGUYỄN NGỌC TRÂM ANH
Trang 5NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN NGỌC TRÂM ANH, Khoa Kinh tế, Đại học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh Tháng 6 năm 2012 “Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa”
NGUYEN NGOC TRAM ANH, Faculty of Economics, Nong Lam University JUNE 2012.” Acounting Production Cost And Determination of the acual unit value of the contructional product at Vinacafé Biên Hòa Joint-Stock Company”
Luận văn được thực hiện dựa trên nguồn số liệu thu thập chủ yếu tại phòng kế toán, kết hợp phỏng vấn trực tiếp nhân viên công ty về đề tài “ Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa” Mô tả công tác tổ chức và hạch toán chí phí và tính giá thành sản phẩm tại công
ty Qua đó thấy được những điểm mạnh cần phát huy và những điểm còn hạn chế cần khắc phục của công tác kế toán tập hợp chi phí và xác định giá thành tại công ty cổ phần Vinacafé Biên Hòa Đề xuất các ý kiến góp phần làm cho công tác kế toán ngày càng hoàn thiện và phù hợp với các quy định
Trang 6MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
DANH MỤC PHỤ LỤC x
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Cấu trúc luận văn: 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 4
2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty 4
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển 4
2.1.2 Mục tiêu, sứ mạng và hoài bão của Công ty 6
2.2 Thuận lợi và khó khăn của công ty: 6
2.2.1 Thuận lợi: 6
2.2.2 Khó khăn: 7
2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm sản phẩm: 7
2.3.1 Các sản phẩm chủ lực và các sản phẩm khác: 7
2.3.2 Quy trình công nghệ sản xuất của công ty: 8
2.4 Bộ máy tổ chức quản lý 9
2.4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý 10
2.4.2 Chức năng các phòng ban 10
2.5 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 12
2.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán 12
2.5.2 Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận 12
2.5.3 Chế độ và chính sách kế toán vận dụng tại công ty 13
Trang 7CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 Chi phí sản xuất 16
3.1.1 Khái niệm và đặc điểm của chi phí sản xuất 16
3.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 16
3.2 Giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất 18
3.2.1 Khái niệm và đặc điểm giá thành 18
3.2.2 Phân loại giá thành 18
3.2.3 Kỳ tính giá thành 18
3.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 18
3.4 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 19
3.5 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm 19
3.5.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 19
3.5.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm 20
3.6 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 20
3.7 Kế toán chi phí sản xuất 20
3.7.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 20
3.7.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 23
3.7.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung 24
3.7.4 Tổng hợp chi phí sản xuất: 27
3.7.5 Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 28
3.7.6 Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất 30
3.7.8 Hạch toán chi phí tính giá thành sản phẩm kinh doanh phụ 31
3.7.9 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 31
3.8 Các phương pháp tính giá thành chủ yếu 33
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
4.1 Những vấn đề chung về công tác hạch toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa 37
4.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 37
4.1.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm 37
4.1.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 37
Trang 84.1.4 Phương pháp tính giá thành 38
4.1.5 Kỳ tính giá thành 38
4.1.6 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và gía thành sản phẩm tại công ty 38
4.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 39
4.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Error! Bookmark not defined 4.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp 54
4.2.3 Chi phí sản xuất chung 61
4.2.4 Tập hợp chi phí sản xuất 69
4.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 70
4.4 Tính giá thành sản phẩm 71
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 77
5.1 Kết luận 77
5.2. Kiến nghị 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Bảng phân bổ Bán Thành Phẩm Năm 2012 46
Bảng 4.2 Bảng kê chi phí NVL chính 47
Bảng 4.3 Bảng kê chi phí vật liệu, bao bì trực tiếp 50
Bảng 4.4 Bảng trích lương tháng 12/2012 59
Bảng 4.5 Bảng trích khấu hao cơ bản năm 2012 65
Bảng 4.6 Bảng tính giá thành tháng 02/2012 72
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1.Qui trình sản xuất cà phê Rang-Xay 8
Hình 2.2.Qui trình sản xuất cà phê hòa tan 9
Hình 2.3.Qui trình sản xuất cà phê sữa hòa tan 9
Hình 2.4.Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý 10
Hình 2.5 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 12
Hình 2.6 Sơ đồ hệ thống ghi sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ 15
Hình 3.1 Mối quan hệ giữa giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 19
Hình 3.2.Sơ đồ trình tự kế toán chí phí Nguyên Vật Liệu trực tiếp 22
Hình 3.3 Sơ đồ trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp 24
Hình 3.5.Sơ đồ trình tự hạch toán CPSX và tính Z theo PP kết chuyển tuần tự 34
Hình 4.1 Qui trình luân chuyển Chứng từ xuất kho bộ phận sản xuất 41
Hình 4.2 Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 53
Hình 4.3 Lưu đồ luân chuyển chứng từ tiền lương công nhân 55
Hình 4.4 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 58
Hình 4.5 Sơ đồ tập hợp và phân bổ chi phí quản lý phân xưởng 68
Trang 11PHỤ LỤC 05: HÓA ĐƠN GTGT MUA NVL
PHỤ LỤC 06: PHIẾU CHI MUA NVL
PHỤ LỤC 07: PHIẾU NHẬP KHO MUA NVL
PHỤ LỤC 08: HÓA ĐƠN GTGT MUA NVL
PHỤ LỤC 09: LỆNH CHI MUA NVL
PHỤ LỤC 10: PHIẾU NHẬP KHO CCDC
PHỤ LỤC 11: HÓA ĐƠN GTGT MUA CCDC
PHỤ LỤC 12: PHIẾU CHI MUA CCDC
PHỤ LỤC 13: PHIẾU XUẤT KHO NVL
PHỤ LỤC 14: BÁO CÁO TỒN KHO
PHỤ LỤC 15:BÁO CÁOPHÂN XƯỞNG THÁNG 2
PHỤ LỤC 16: PHIẾU XUẤT KHO NHIÊN LIỆU
PHỤ LỤC 17: PHIẾU XUẤT KHO CCDC
PHỤ LỤC 18: PHIẾU XUẤT KHO BAO BÌ
PHỤ LỤC 19: HÓA ĐƠN GTGT TIỀN ĐIỆN
PHỤ LỤC 20: LỆNH CHI VÀ HÓA ĐƠN GTGT TIỀN NƯỚC PHỤ LỤC 21: HĐ GTGT BÁN HÀNG
Trang 12DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPQLDN Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp
Trang 13Tuy nhiên, cơ chế thị trường đã đưa các doanh nghiệp xoay vòng trong quy luật cạnh tranh và quy luật đào thải Ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng tham gia vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh tạo sự cạnh tranh quyết liệt nhằm tìm chỗ đứng trên thị trường Do đó những doanh nghiệp nào không thích nghi trong tổng thể nền kinh tế sẽ bị loại trừ Chính vì vậy mà doanh nghiệp để đứng vững trên thị trường thì phải tự khẳng định mình Một doanh nghiệp được xem là hoạt động có hiệu quả khi doanh nghiệp đó có khả năng bù đắp chi phí đã bỏ ra để đảm bảo yêu cầu tái sản xuất Vấn đề cơ bản để các nhà doanh nghiệp tồn tại và phát triển là sản phẩm sản xuất ra phải được thị trường chấp nhận và tiêu thụ nhanh để hoàn vốn và có điều kiện thực hiện chu kỳ tái sản xuất mới Để làm được điều đó doanh nghiệp phải tìm cách để
hạ giá thành sản phẩm đến mức thấp nhất có thể được mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm Vì vậy, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng để giúp các doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình Ngoài ra, giá thành còn là căn cứ để các doanh nghiệp xác định giá bán của sàn phẩm, từ đó xác định được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, biết được lợi nhuận thu được hay những khoản lỗ
Các doanh nghiệp hiện nay với sự trợ giúp của các kỹ thuật công nghệ hiện đại, tiên tiến nên đã không ngừng cho ra những sản phẩm với mẫu mã đẹp và chất lượng
Trang 14cao, thu được nhiều lợi nhuận Nhưng những doanh nghiệp này vẫn có nguy cơ bị phá sản nếu giá thành của sản phẩm cao, do người tiêu dùng không có khả năng tiêu thụ Tác động vào giá thành có thể giúp doanh nghiệp này nâng cao lợi nhuận nhưng cũng
có thể làm doanh nghiệp kia phá sản Vậy để xác định được giá bán nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp đề ra là sản phẩm tiêu thụ nhanh để hoàn vốn và tái sản xuất thì kế toán cần phải tính đúng, tính đủ và hợp lý các loại chi phí phát sinh, xác định giá thành một cách chính xác nhất Vì thế chúng ta có thể khẳng định rằng, giá thành là một chỉ tiêu quan trọng hàng đầu, là nhân tố quyết định sự sống còn của các doanh nghiệp Trong quá trình hạch toán tại doanh nghiệp, việc hạch toán giá thành chính xác, kịp thời, phù hợp với chi phí phát sinh tại doanh nghiệp là yêu cầu có tính xuyên suốt và quan trọng nhất trong toàn bộ công tác kế toán ở doanh nghiệp Nhận thức được tầm quan trọng của việc xác định chi phí và tính giá thành sản phẩm, em đã quyết định chọn và trình bày đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công Ty Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa” cho bài báo cáo của em
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về quy trình sản xuất sản phẩm, quá trình luân chuyển chứng từ và trình tự hạch toán được áp dụng tại công ty Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa
Tìm hiểu về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, phân bổ chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm
Đối chiếu những quy định, chế độ chuẩn mực kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng và trên lý thuyết Từ đó thấy được những điểm mạnh, điểm hạn chế còn tồn tại
Kiến nghị phương hướng, giải pháp hoàn thiện hạch toán chi phí, tính giá thành sản phẩm Công Ty Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Công Ty Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa
Phạm vi thời gian : Đề tài được thực hiện tư tháng 2/2012 đến tháng 5/2012
Nội Dung đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công Ty
Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa
Trang 151.4 Cấu trúc luận văn:
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Những vấn đề chung về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Qua thực tế tại công ty nêu lên ưu nhược điểm và những điểm còn tồn tại của đơn vị về Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công Ty Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Nhận xét và đưa ra kiến nghị để công tác về Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công Ty được hoàn thiện hơn
Trang 16CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển
a Quá trình hình thành:
Công ty cổ phần Vinacafé Biên Hòa được thành lập từ việc tiếp quản Nhà Máy Chế Biến Cà Phê CORONEL của ông Marcel Coronel quốc tịch Pháp làm chủ Nhà máy được xây dựng từ năm 1969 đến năm 1972 với tổng mức vốn đầu tư là 1.5 tỷ VNĐ Tên của các loại sản phẩm trong giai đoạn này là cà phê rang – xay nhãn hiệu CHATNOIR (con mèo đen) và cà phê hòa tan mang nhãn hiệu SOLUCAFE Trong những năm này nhà máy chỉ là đơn vị sản xuất hạch toán phụ thuộc vào cơ quan chủ quản là Xí Nghiệp Liên Hiệp Sữa Cà Phê Bánh Kẹo 1 Vì vậy, toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy đều theo sự chỉ đạo của Xí Nghiệp Liên Hiệp từ việc hạch toán sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu, các loại vật tư kỹ thuật chủ yếu cho đến phân phối thu nhập Do đó, nhà máy còn hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của thời kỳ này
Thực hiện Nghị Quyết Đại Hội Đảng lần IV, năm 1988 nhà máy Cà Phê Biên Hòa là đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc Xí Nghiệp Liên Hiệp Sữa Bánh Kẹo 1 được chuyển giao sang Liên Hiệp Các Xí Nghiệp Cà Phê Việt Nam quản lý và bắt đầu
từ đây nhà máy được giao quyền hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ về tài chính và chủ động trong sản xuất kinh doanh Đây là bước ngoặt lớn mở ra thời kỳ mới Qua báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Bộ Nông Nghiệp Và Công Nghiệp Thực Phẩm đánh giá nhà máy hoạt động có hiệu quả và có hướng phát triển, thực hiện nghị định 388/HĐBT của hội đồng bộ trưởng đã chấp nhận cho nhà máy đăng ký lại doanh nghiệp nhà nước đồng thời ra quyết định thành lập doanh nghiệp số
Trang 17226/NN/TCCB do Bộ Nông Nghiệp Và Công Nghiệp Thực Phẩm ký ngày 9/4/1993 với tên gọi là “ Nhà Máy Cà Phê Biên Hòa”
Ngày 1 tháng 1 năm 2005 Nhà Máy Cà Phê Biên Hòa đã đi vào cổ phần hóa với tên gọi là “Công Ty Cổ Phần VINACAFÉ Biên Hòa” là thành viên của Tổng Công Ty
Cà Phê Việt Nam Ngành nghề kinh doanh là: sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu cà phê, chè, thức uống nhanh và các sản phẩm thực phẩm khác
Trụ sở của công ty: KCN I – Biên Hòa – Đồng Nai
Từ đó đến nay công ty đã trở thành một trong những doanh nghiệp có tốc độ phát triển tốt, sản xuất kinh doanh vững vàng Đặc biệt là vào tháng 4/2000 công ty mở rộng mặt bằng sản xuất, lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất cà phê sữa hòa tan với công suất 800 tấn/năm Đây là bước đột phá mới, công ty đã nâng công suất lên gấp 8 lần công suất
cũ Bên cạnh việc hoạt động sản xuất kinh doanh, chế biến và cung ứng các sản phẩm
về cà phê trong nước, công ty vừa nghiên cứu thành công một sản phẩm mới đó là cà phê sâm Vinacafé là sản phẩm mới nhất của công ty và cũng là loại cà phê 4 in 1 đầu tiên ở Việt Nam
Hiện nay, trên thị trường có thể tìm thấy hơn 20 nhãn hiệu khác nhau nhưng theo số liệu nghiên cứu thị trường của Taylor Nelson Sofree thị phần cà phê trong năm
2004 thì công ty Vinacafé chiếm 50.4%, Nescafé chiếm 32.2%, các nhãn hiệu khác
Trang 18chiếm 16.4% Qua sơ bộ nghiên cứu thị trường nhận thấy rằng sản phẩm cà phê hòa tan 3 in 1 của Vinacafé chiếm thị phần lớn
2.1.2 Mục tiêu, sứ mạng và hoài bão của Công ty
a Mục tiêu:
Vinacafé Biên Hòa luôn xác định vai trò là đầu tàu của ngành cà phê chế biến Việt Nam nên đã tập trung các nguồn lực cần thiết và tốt nhất của mình vào việc tạo ra nhiều sản phẩm có hàm lượng chất xám, tạo nhiều giá trị gia tăng cho cà phê Việt Nam: đó chính là cà phê hòa tan, sản phẩm đỉnh cao xét về mức độ chế biến sâu Không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cà phê chất lượng cao ở trong nước, Vinacafé Biên Hòa luôn hướng đến mục tiêu tăng cường xuất khẩu cà phê chế biến, quảng bá hình ảnh và chất lượng của cà phê Việt Nam ra thế giới
b Sứ mạng:
Sứ mạng mà Vinacafé hướng đến là tôn trọng quyền lợi của khách hàng, người tiêu dùng Quyền lợi đó chính là chất lượng sản phẩm và dịch vụ luôn nỗ lực phát triển không ngừng Khi chuyển đổi sang hình thức Công ty CP, Vinacafé Biên Hòa đã xác định sứ mệnh của mình là sản xuất và phục vụ người tiêu dùng các sản phẩm chất lượng cao Để thực hiện sứ mệnh này, Công ty đã đưa ra những kế hoạch cụ thể như: Không ngừng tìm kiếm để áp dụng phương cách tốt nhất trên thế giới vào tất cả các vấn đề liên quan đến quản trị DN, thực hiện các hoạt động tài chính để đối phó với rủi
ro, phát triển và tiếp thị sản phẩm để đáp ứng với yêu cầu của khách hàng
c Hoài bão:
Phát triển thương hiệu của Vinacafé để tiến tới trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh trên thế giới, đồng thời luôn ổn định và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo công tác chống hàng giả và luôn làm mới thương hiệu
2.2 Thuận lợi và khó khăn của công ty:
2.2.1 Thuận lợi:
Công ty được sự quan tâm chỉ đạo của Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam, cùng với sự lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm của Ban lãnh đạo và sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà Nhà
Trang 19nước đã giao Công ty được xây dựng ngay đường lộ chính vì thế rất thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm tiêu thụ
Công ty mới đầu tư dây chuyền sản xuất mới, tiết kiệm được nguyên liệu tạo điều kiện thuận lợi trong việc sản xuất
Công ty lại là đơn vị duy nhất của Tổng Công Ty chuyên chế biến cà phê, sản phẩm đa dạng và phong phú, mạng lưới phân phối khắp cả nước nên việc đưa sản phẩm ra thị trường rất thuận lợi và nhanh chóng
Thiếu lực lượng tiếp thị ở các thị trường nước ngoài, đây cũng là một khó khăn lớn
2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm sản phẩm:
2.3.1 Các sản phẩm chủ lực và các sản phẩm khác:
Là doanh nghiệp thuộc ngành chế biến nên chi phí sản xuất có đầy đủ các loại chi phí, với quy trình công nghệ khép kín, không phức tạp lắm, chủng loại mặt hàng không nhiều và đơn giản gồm các mặt hàng cơ bản:
Cà phê hạt rang và cà phê xay các loại: sản phẩm cà phê rang, xay là mặt hàng truyền thống của công ty nó được sản xuất giản đơn bao gồm: Cà phê xay Vinacafé Black, Cà phê xay Heritage Blend, Cà phê xay Mundo Espresso, Cà phê xay Vinacafé Super, Cà phê xay Vinacafé Gold
Cà phê hòa tan: sản xuất cà phê hòa tan là khâu sản xuất trọng tâm của công ty, sản phẩm của cà phê hòa tan là mặt hàng chủ lực của công ty bao gồm các sản phẩm:Vinacafé hòa tan đen hộp PS, Vinacafé hòa tan đen lọ PET 50gam
Cà phê sữa các loại: là sự kết hợp hài hòa giữa cà phê hòa tan Vinacafé với bột sữa công nghệ truyền thống Bắc Âu và đường tinh luyện tạo nên hương vị đặc trưng
Trang 20cho Vinacafé Biên Hòa, bao gồm: Vinacafé 3 trong 1 hộp PS, Vinacafé 3 trong 1 bịch vàng, Vinacafé 4 trong 1…
Ngoài ra, Công ty Vinacafé Biên Hòa còn cung cấp nhiều thức uống bổ dưỡng khác bao gồm:Ngũ cốc dinh dưỡng, Ngũ Cốc Dinh Dưỡng Dế Mèn là sự kết hợp tuyệt vời của các loại ngũ cốc có hàm lượng dinh dưỡng cao giúp phát triển tốt cả về thể chất và trí não
2.3.2 Quy trình công nghệ sản xuất của công ty:
Là doanh nghiệp thuộc ngành chế biến nên chi phí sản xuất có đầy đủ các loại chi phí, với quy trình công nghệ khép kín, không quá phức tạp, bao gồm:
Cà phê hạt rang và cà phê xay các loại: sản phẩm cà phê rang, xay là mặt hàng truyền thống của công ty nó được sản xuất giản đơn, từ cà phê hạt nguyên liệu qua khâu rang và khâu bao gói ta được sản phẩm cà phê hạt rang các loại, nếu đưa cà phê
đã rang qua khâu xay rồi đưa đi bao gói ta được sản phẩm cà phê xay
Hình 2.1.Qui trình sản xuất cà phê Rang-Xay
(Nguồn tin phòng kế toán)
Cà phê hòa tan và cà phê sữa các loại: sản xuất cà phê hòa tan là khâu sản xuất trọng tâm của công ty, sản phẩm của cà phê hòa tan là mặt hàng chủ lực của công ty, sau khi được chế biến từ cà phê hạt qua các công đoạn rang – xay – trích ly – ly tâm –
cô đặc – sấy phun thành bán thành phẩm cà phê hòa tan Bán thành phẩm cà phê hòa tan này được kiểm định phân loại sử dụng để dùng cho sản xuất sản phẩm cà phê hòa tan hay làm sản phẩm cà phê sữa Đối với loại bán thành phẩm cà phê hòa tan dùng cho sản xuất sản phẩm cà phê hòa tan nếu đưa đi bao gói theo các kiểu dáng bao bì
TP Cà phê xay Đóng gói
Trang 21TP Cà phê hòa tan
Đóng gói
Nguyên liệu
thô
Sàng lọc
(trữ lạnh)
Trích ly
Lưu hóa phối
khác nhau được gọi là sản phẩm cà phê hòa tan các loại Còn đối với bán thành phẩm
cà phê hòa tan dùng làm sản phẩm cà phê sữa được chuyển sang phân xưởng phối liệu thêm đường sữa và đưa đi bao gói theo các kiểu dáng bao bì khác nhau được gọi là sản phẩm cà phê sữa hòa tan các loại
Hình 2.2.Qui trình sản xuất cà phê hòa tan
Loại bỏ tạp chất
Loại bỏ bã
cà phê
(Nguồn tin phòng kế toán)
Hình 2.3.Qui trình sản xuất cà phê sữa hòa tan
(trữ lạnh)
Trích ly
Lưu hóa phối
Đấu trộn bột
sữa + đường
Đóng gói
Trang 222.4 Bộ máy tổ chức quản lý
2.4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý
Hình 2.4.Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý
(Nguồn tin phòng kế toán)
2.4.2 Chức năng các phòng ban
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý vốn và có quyết định quan trọng trong công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi công ty, trừ những vấn đề thuộc đại hội cổ đông
Một phó giám đốc tài chính: tham mưu cho giám đốc và thực hiện chức năng giám đốc về tài chính, chỉ đạo và tổ chức công tác kế toán
Một phó giám đốc kinh doanh: tham mưu cho giám đốc và thực hiện các chức năng và chiến lược sản xuất kinh doanh
PHÓ GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
PX
THÀNH PHẨM
PX BÁN THÀNH PHẨM
PHÒNG
KẾ TOÁN
PHÒNG
KỸ THUẬT
PHÒNG KCS
PHÒNG KINH DOANH
CHI NHÁNH TP.HCM
Trang 23Phòng kế toán:
Phòng kế toán tài vụ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và phó giám đốc phụ trách lĩnh vực tài chính Tham mưu cho giám đốc công ty về công tác tài chính kế toán và tình hình sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh
Thống kê, tổng hợp, cập nhật, ghi chép, phản ánh trung thực về hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính, quản lý tài sản, khấu hao tài sản và nợ khó đòi của công ty
Phòng hành chính:
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và phó giám đốc trong lĩnh vực hành chính và quản trị Quản lý, kiểm tra, duy trì các quy chế, quy định áp dụng tại công ty Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cơ quan, tài sản, hàng hóa Đảm bảo an ninh, trật tự trong khu vực công ty Thực hiện tốt công tác quản lý hành chính pháp chế, văn thư bảo mật
Phòng KCS
Tổ chức giám định kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa, vật tư, bao bì, nguyên nhiên vật liệu xuất nhập khẩu, giám sát, kiểm định hàng hóa Hoạch định chiến lược xây dựng vế chất lượng sản phẩm Đề xuất các phương án xây dựng quy trình công nghệ bảo quản sản phẩm trong và sau khi chế biến
Phòng kỹ thuật
Bảo đảm các điều kiện để máy móc hoạt động bình thường Áp dụng các tiến
bộ kỹ thuật phù hợp Quản lý các thông tin và tài liệu kỹ thuật Tổng kết báo cáo cho giám đốc về tình hình kỹ thuật máy móc thiết bị
Phòng kinh doanh
Lập kế hoạch, hoạch định chiến lược trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty, hệ thống phân phối, tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm
Tăng cường doanh thu hàng hóa thông qua việc xây dựng và phát triển mạng phân phối, xây dựng chính sách bán hàng, phân loại thị trường, các biện pháp bảo vệ thị phần, các chính sách hỗ trợ đại lý nhằm đạt hiệu quả cao nhất
Tổng hợp báo cáo các số liệu liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, khuyến mãi, quảng cáo, công nợ phải thu và các hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Chỉ đạo toàn bộ về các hoạt động sản xuất kinh doanh tại chi nhánh TP Hồ Chí Minh và chi nhánh tại TP.Hà Nội
Trang 24Hoạch định chiến lược trong công tác quản lý nhân sự, tuyển dụng lao động, công tác điều hành sản xuất, lao động, tiền lương phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty
2.5 Tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Xuất phát từ nhiệm vụ kinh doanh, đặc điểm của đối tượng hoạch toán, yêu cầu quản lý của từng đối tượng để xác định mục tiêu cần đạt được trong hoạch toán Tổ chức sử dụng các phương tiện hạch toán thích hợp với hoàn cảnh hiện tại của đơn vị nhằm tổ chức một cách khoa học và hợp lý công tác kế toán theo đúng nội dung đã được xác định Quy định một cách cụ thể quan hệ giữa phòng kế toán với các bộ phận khác trong đơn vị về những vấn đề có liên quan đến công tác kế toán Hướng dẫn chế
độ tài chánh, kế toán cho công nhân viên chức trong đơn vị
Hình 2.5 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
(Nguồn tin phòng kế toán)
2.5.2 Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận
Bộ phận kế toán được phân công trách nhiệm như sau :
Phó Giám Đốc tài chính : Thực hiện chức năng giám đốc tài chính, chỉ đạo và
tổ chức công tác kế toán
Kế toán trưởng: Điều hành và tổ chức công tác hạch toán nghiệp vụ, hạch toán
kế toán tại nhà máy và các chi nhánh trực thuộc, chịu trách nhiệm giám sát tài chính và
tổ chức luân chuyển vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh toán, giúp Ban giám đốc
THỦ QUỸ
Trang 25phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, chịu sự quản lý của kế toán trưởng cấp trên và của ban giám đốc
Kế toán nguyên vật liệu: Theo dõi nhập xuất tồn nguyên vật liệu, bao bì, thành phẩm, kiểm kê kho Hằng ngày căn cứ vào phiều xuất, nhập số phát sinh vào phần mềm, định kỳ lập báo cáo xuất nhập tồn nguyên liệu, bao bì
Kế toán giá thành và tổng hợp: Theo dõi kiểm tra số liệu các phần hành kế toán, tập hợp, phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm, phân phối lợi nhuận và trích lập các qũy xí nghiệp, trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng trong năm, lập báo cáo tài chính
Kế toán tiêu thụ: Theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm, theo dõi chi tiết và tổng hợp tình hình nhập và tiêu thụ thành phẩm Lập báo cáo công nợ người mua hàng ngày, tháng, quý, năm Lập báo cáo quyết toán thuế GTGT hàng tháng Lập bảng đối chiếu công nợ với người mua, đòi nợ Tham gia kiểm kê và lập báo cáo kiểm
kê hàng tồn kho thành phẩm định kỳ
Kế toán thanh toán : Kiểm tra những chứng từ thanh toán, lập phiếu thu, phiếu chi, chứng từ tổng hợpTheo dõi thu chi quỹ tiền mặt, các khoản công nợ và thanh toán với ngân sách nhà nước
Thủ quỹ : Thực hiện quản lý và thu chi tiền mặt, nhận và bàn giao chứng từ với
kế toán thanh toán, cập nhật sổ quỹ tiền mặt
2.5.3 Chế độ và chính sách kế toán vận dụng tại công ty
Đơn vị tiền tệ: Hạch toán vốn bằng tiền sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam (ký hiệu trong nước là đ, quốc tế là VND) Đối với ngoại tệ phải quy
Trang 26đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán, nếu có phát sinh chênh lệch tỷ giá hạch toán trong kỳ, phản ánh vào TK 515 hoặc TK 635 hoặc do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ kế toán thì phải phản ánh số chênh lệch này trên TK413 Ngoài ra còn phải theo dõi chi tiết từng loại Nguyên tệ trên TK ngoài bảng Cân đối kế toán 007
Hệ thống tài khoản kế toán: Hệ thống tài khoản kế toán hiện hành thống nhất
mà doanh nghiệp sử dụng bao gồm 10 loại tài khoản, từ loại 1 đến loại 9 là các tài khoản trong bảng Cân đối kế toán thực hiện theo phương pháp kép Tài khoản loại 0 là tài khoản ngoài bảng Cân đối kế toán thực hiện theo phương pháp ghi đơn
Phương pháp khấu hao TSCĐ: công ty áp dụng tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng theo thông tư 203/2009/TT-BTC ban hành ngày 20/10/2009 hướng dẫn chế độ quản lý sử dụng TSCĐ và trích khấu hao
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Hiện tại công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp tính giá xuất kho NVL: Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ
Phương pháp xác định thuế GTGT: Công ty áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ
Ngòai ra còn sử dụng những chứng từ khác mang tính chất nội bộ để phục vụ cho nhu cầu cung cấp và xử lý thông tin của công ty
b Chế độ kế toán áp dụng
Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán: dựa vào đặc điểm sản xuất, quy mô trình độ cán bộ, công ty đã đưa chương trình tin học kế toán vào sử dụng và hệ thống máy tính được nối mạng nội bộ với nhau Hiện công ty đang sử dụng phần mềm chương trình kế toán Accnet 7.1 do công ty Lạc Việt viết trên phần mềm Access
Hình thức sổ kế toán áp dụng: là nhật ký chứng từ theo phương pháp kê khai thường xuyên, hình thức này rất phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu quản lý của công ty
Niên độ kế toán của công ty : Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày
31 tháng 12
Trang 27Tài khoản sử dụng : Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán được ban hành theo quyết định QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính
Hình 2.6.Sơ đồ hệ thống ghi sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ
(Nguồn tin phòng kế toán)
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chứng từ:
1 Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra, lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy
số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký - Chứng từ có liên quan.Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký - Chứng từ
2 Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Bảng kê
Sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ Sổ chi tiết
Nhật ký chứng từ
Sổ cái
Báo cáo kế toán
Bảng tổng hợp chi tiết
Trang 28CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Chi phí sản xuất
3.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống
và lao động vật hóa (chi phí nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố định) phát sinh để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định
3.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
Do chi phí sản xuất phát sinh ở doanh nghiệp bao gồm nhiều loại có nội dung
và công dụng khác nhau Để thuận lợi cho việc quản lý và kế toán, chi phí sản xuất của doanh nghiệp được phân loại theo các cấp sau:
a Phân loại CPSX theo yếu tố (nội dung kinh tế của chi phí)
Chi phí nguyên liệu vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ, xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo trừ nguyên liệu, vật liệu bán hoặc xuất cho XDCB
Chi phí nhân công : bao gồm toàn bộ chi phí trả cho người lao động về tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương trong kỳ báo cáo trước khi trừ các khoản giảm trừ Bao gồm cả chi phí BHYT, BHXH, KPCĐ mà doanh nghiệp phải nộp Nhà nước theo quy định Không bao gồm chi phí nhân công cho XDCB hoặc được bù đắp bằng các nguồn kinh phí khác như: Đảng, đoàn , các khoản chi từ quỹ khen thưởng
Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ TSCĐ của DN dùng trong SXKD kỳ báo cáo
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền DN phải trả về các dịch vụ mua
từ bên ngoài: tiền Điện, Nước, Điện thoại,….phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 29Chi phí bằng tiền khác: gồm toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoài các yếu tố chi phí đã được phản ánh ở trên như chi phí tiếp khách, hội nghị…
b Phân loại CPSX theo công dụng kinh tế của chi phí (theo khoản mục giá thành sản phẩm):
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: gồm có nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ
Chi phí nhân công trực tiếp: là những khoản tiền phải trả, phải thanh toáncho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền công, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất như BHXH, BHYT, KPCĐ
Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng như tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng, chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng, bộ phận sản xuất, các chi phí dịch vụ, lao vụ mua ngoài và chi phí khác thuộc phạm vi phân xưởng
c Phân loại CPSX theo mối quan hệ giữa chi phí và khối lượng hoàn thành:
Gồm 3 loại:
Chi phí khả biến: Là khoản CP về tổng số thay đổi, tỷ lệ với những biến đổi của mức độ hoạt động Trong các doanh nghiệp sản xuất chi phí khả biến thường bao gồm:
CP NVL trực tiếp, CPNC trực tiếp và một số khoản của chi phí sản xuất chung
Chi phí bất biến: Là các chi phí về tổng số không thay đổi, dù có sự thay đổi về mức độ hoạt động trong một phạm vi nhất định nào đó
Chi phí hỗn hợp: Là những khoản chi phí bao gồm cả hai yếu tố khả biến và bất biến
d Phân loại CPSX theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí:
Theo cách phân loại này CPSX chia làm 2 loại:
Chi phí trực tiếp: Là những khoản chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất ra một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định
Chi phí gián tiếp: Là những khoản chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, dịch vụ
Trang 30e Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí:
Theo cách phân loại này CPSX chia làm 2 loại:
Chi phí sản phẩm: Là chi phí gắn liền với sản phẩm sản xuất ra hoặc được mua trong kỳ để bán lại Chi phí sản phẩm là những chi phí như nguyên vật liệu trực tiếp, lao động trực tiếp, chi phí sản xuất chung
Chi phí thời kỳ: Là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ kinh doanh nào
đó, hay còn gọi là chi phí phát sinh (CPBH, CPQLDN) Chi phí thời kỳ không phải là những chi phí tạo thành thực thể sản phẩm hay nằm trong các yếu tố cấu thành giá vốn
của hàng hoá mua vào
3.2 Giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất
3.2.1 Khái niệm giá thành
Giá thành sản phẩm là những chi phí sản xuất gắn liền với 1 kết quả sản xuất nhất định Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến một kết quả sản xuất nhất định là khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành
3.2.2 Phân loại giá thành
Căn cứ theo thời điểm tính và nguồn số liệu, giá thành được chia làm 3 loại:
- Giá thành kế hoạch: được xác định trước khi bắt đầu sản xuất, trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch
- Giá thành định mức: được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm nhưng khác với giá thành kế hoạch là giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại một thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch
- Giá thành thực tế: được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản
phẩm,dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất
3.2.3 Kỳ tính giá thành
Kỳ giá thành là thời kỳ mà bộ phận kế toán cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng cần tính giá Kỳ tính giá thành được xác định phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm :
3.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Giữa CPSX và giá thành sản phẩm thường có cùng bản chất kinh tế là hao phí lao động sống và lao động vật hoá nhưng lại khác nhau về thời kỳ, phạm vi, giới hạn
Trang 31Hình 3.1 Mối quan hệ giữa giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Kế toán CP sản xuất và tính giá thành sản phẩm cùng hướng đến mục tiêu cung cấp thông tin chi phí, giá thành để phục vụ cho việc xác định giá thành phẩm tồn kho, giá vốn, giá bán, lợi nhuận từ đó đưa ra quyết định quản trị sản xuất, quyết định kinh doanh hợp lý, để phục vụ tốt hơn cho quá trình kiểm soát chi phí đạt hiệu quả cao, để phục vụ tốt hơn cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống định mức chi phí
3.4 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Để phát huy vai trò của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và
tổ chức tập hợp chi phí theo đúng đối tượng
- Xác định chính xác chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ
- Ghi chép phản ánh chính xác, đầy đủ các khoản chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất
- Tính chính xác, kịp thời giá thành sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành Xác định hiệu quả kinh doanh
- Thực hiện phân tích tình hình chi phí, giá thành để phục vụ việc lập báo cáo
Trang 32bàn sản xuất, tính chất quy trình công nghệ, loại hình sản xuất, đặc điểm SP, như tập hợp chi phí theo phân xưởng sản xuất, theo đơn đặt hàng, theo quy trình công nghệ
3.5.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành là khối lượng sản phẩm dịch vụ lao vụ hoàn thành nhất định mà doanh nghiệp cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị Xác định đối tượng tính giá thành là xác định phạm vi giới hạn cần tổng hợp, là phải dựa trên đặc điểm của sản xuất, tính chất của sản phẩm, đặc điểm của quá trình công nghệ, cũng như yêu cầu của trình độ hạch toán kinh tế và quản lý của Doanh nghiệp thì đối tượng tính giá thành sẽ khác nhau
3.6.Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Bước 1: Tập hợp CPSX phát sinh theo ba khoản mục: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp và chi phí SXC
- Bước 2: Tổng hợp các khoản CPSX đã phát sinh, phân bổ chi phí SXC cho các đối tượng liên quan và tiến hành kết chuyển CP này về tài khoản tính Z
- Bước 3: Tổng hợp toàn bộ CPSX phát sinh trong kỳ và đánh giá SPDD
- Bước 4: Tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ
3.7.Kế toán chi phí sản xuất
3.7.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí NVL trực tiếp bao gồm tất cả chi phí về NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm
Chi phí NVL được tính theo giá thực tế xuất kho sử dụng Gía thực tế của NVL
có thể được tính theo một trong các cách sau:
- Theo giá bình quân gia quyền tại thời điểm xuất kho
- Theo giá thực tế nhập trước xuất trước (FIFO)
- Theo giá thực tế nhập sau xuất trước (LIFO)
- Theo giá thực tế đích danh
Chi phí NVL còn được hạch toán theo phương pháp kê khai bao gồm phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ
Trang 33Theo phương pháp kê khai thường xuyên
-Đối với những chi phí nguyên vật liệu khi xuất dùng chỉ liên quan đến từng đối tượng cụ thể nào thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó trên cơ sở các chứng từ xuất kho vật liệu cho từng đối tượng
-Đối với những chi phí nguyên vật liệu khi xuất dùng liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí khác nhau không hạch toán trực tiếp được thì phải dùng phương pháp phân bổ (hạch toán gián tiếp) cho các đối tượng như sau:
Tiêu chuẩn phân bổ của nguyên liệu, vật liệu chính thường là: theo định mức tiêu hao, theo khối lượng sản phẩm, theo hệ số quy định Tiêu chuẩn phân bổ nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu thường là: theo định mức tiêu hao, theo khối lượng vật liệu chính tiêu dùng, theo giờ máy…
Để hạch toán CPNVL TT kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Nội dung kết cấu
TK 621
- Giá trị nguyên liệu, vật liệu dùng trực -Giá trị NVL sử dụng không hết tiếp cho sản xuất lao vụ, dịch vụ trong nhậpkho
- Kết chuyển hoặc phân bổ vào Z sản phẩm,
Hệ số phân bổ x Tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng n
Trang 341-Xuất vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ
Nợ TK 621 (Chi tiết theo từng đối tượng)
Có TK 152 2-Nguyên vật liệu mua về dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ
Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 621 ( Chi tiết cho từng đối tượng)
Nợ TK 133 thuế GTGT
Có TK 111, 112, 331, 141… (Nếu mua về sử dụng luôn) Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Nợ TK 621 ( Chi tiết cho từng đối tượng)
Có TK 111, 112, 331, 141… (Nếu mua về sử dụng luôn) 3-Cuối kỳ nếu có vật liệu sử dụng không hết để lại phân xưởng sử dụng cho kỳ sau thì
kế toán ghi bút toán đỏ để giảm chi phí nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ
Nợ TK 152
Có TK 621 4-Cuối kỳ kế toán, căn cứ Bảng phân bổ vật liệu tính cho từng đối tượng sử dụng
nguyên vật liệu trực tiếp để xác định giá thành
Nợ TK 154 ( chi tiết theo từng sản phẩm )
Nợ TK 632 (Phần chi phí NVL trực tiếp vượt trên mức bình thường)
Có TK 621
Hình 3.2.Sơ đồ trình tự kế toán chí phí Nguyên Vật Liệu trực tiếp
(theo phương pháp kê khai thường xuyên)
Trang 353.7.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Khái niệm:
CPNC trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất
sản phẩm, trực tiếp thực hiện lao vụ, dịch vụ như lương, phụ cấp có tính chất lương, các khoản đóng góp quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ quy định theo chế độ hiện hành
Tiền lương và các khoản của công nhân sản xuất sản phẩm nào, đối tượng nào thì được hạch toán trực tiếp vào sản phẩm, đối tượng đó
Để hạch toán CP NCTT kế toán sử dụng tài khoản 622 “chi phí nhân công trực tiếp”
Nội dung kết cấu:
TK 622
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ
Phương pháp kế toán
1 Tính tiền lương và các khoản lương phải trả cho CNTT sản xuất sản phẩm, dịch vụ
Nợ TK 622 ( Chi tiết theo từng đối tượng sản phẩm)
Có TK 334 - Phải trả người lao động
2 Trích BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ của công nhân sản xuất sản phẩm dịch vụ
Nợ TK 622 (Chi tiết theo từng đối tượng sản phẩm )
Tiền lương phân bổ
tính theo đ/m
cho từng sản phẩm,
từng đối tượng Tổng số tiền lương định mức của CNSX
Tổng số tiền lương thực tế của CNSX
- CPNC trực tiếp sản xuất sản
phẩm
- Kết chuyển CPNC trực tiếp vào TK chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Trang 364 Khi công nhân sản xuất thực tế nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả về tiền
lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 334 - Phải trả người lao động
5 Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào các đối tượng nhằm xác định giá
thành sản phẩm, dịch vụ
Nợ TK 154 (KKTX)
Nợ TK 631 (KKĐK)
Nợ TK 632 (Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường)
Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Hình 3.3 Sơ đồ trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Trích trước tiền lương
công nhân nghỉ phép CP NVL vượt mức BT
3.7.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung
Khái niệm:
Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến phục vụ sản xuất, quản lý
sản xuất phát sinh trong quá trình chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phạm vi các
phân xưởng, bộ phận hay tổ đội sản xuất như: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí
vật liệu dụng cụ dùng trong quá trình quản lý sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí
dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền…
Trang 37Các chi phí sản xuất chung thường được hạch toán chi tiết theo từng điểm phát sinh: Phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất theo nội dung từng yếu tố chi phí Cuối kỳ tổng hợp lại và phân bổ cho các đối tượng theo những tiêu chuẩn thích hợp Tiêu chuẩn phân bổ thường dùng là:
- Phân bổ theo định mức chi phí chung
- Phấn bổ theo chi phí trực tiếp
- Phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp, theo giờ máy…
Để hạch toán CP SXC kế toán sử dụng tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung” Nội dung kết cấu:
TK 627
- Tập hợp chi phí - Phân bổ chi phí sản xuất
sản xuất chung thực tế chung cho các đối tượng
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung
Trang 385 Chi phí điện nước, điện thoại phải trả, chi phí dịch vụ sửa chữa TSCĐ
Trang 39Hình 3.4 Sơ đồ hạch toán Chi phí Sản xuất chung
111,112 627 154
Các khoản chi khác bằng tiền
Phân bổ và kết chuyển CPSX vào TK tính Z
Toàn bộ chi phí sản xuất: CPNVL TT, CPNC TT, chi phí SXC phát sinh trong
kỳ được hạch toán vào tài khoản 621, 622, 627 và theo dõi chi tiết trên các sổ chi tiết
chi phí sản xuất kinh doanh (chi tiết theo từng phân xưởng) Cuối kỳ đều phải tổng
hợp vào bên Nợ tài khoản 154 hoặc 631 nhằm phục vụ tính giá thành sản phẩm, lao
vụ, dịch vụ…
Trang 40Theo phương pháp KKTX sử dung TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
TK 154
+ K/C chi phí NVL trực tiếp + Giá trị phế liệu thu hồi từ qúa trình SX
+ K/C chi phí NC trực tiếp + Giá trị thiệt hại sản phẩm hỏng
+ K/C chi phí sản xuất chung + Giá trị thực tế sản phẩm hoàn thành
Số dư Chi phí sản xuất dở dang
Hình 3.4.Sơ Đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất tính giá thành
(Theo phương pháp kê khai thường xuyên)
3.7.5 Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất
Khái niệm: Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các điều kiện về chất lượng,
kỹ thuật quy định cho sản phẩm tốt (màu sắc, kích cở, trọng lượng, cách thức lắp ráp…)