PHÂN TÍCH QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÀ PHÊ NHÂN TẠI CÔNG TY TNHH OLAM VIỆT NAM – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG

80 368 0
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÀ PHÊ NHÂN TẠI CÔNG TY TNHH OLAM VIỆT NAM – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HOÀNG ANH PHƯƠNG PHÂN TÍCH QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÀ PHÊ NHÂN TẠI CÔNG TY TNHH OLAM VIỆT NAM – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 062012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HOÀNG ANH PHƯƠNG PHÂN TÍCH QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÀ PHÊ NHÂN TẠI CÔNG TY TNHH OLAM VIỆT NAM – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG Ngành: Quản Trị Kinh Doanh LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: G.V LÊ VĂN MẾN Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 062012 Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Quá Trình Kiểm Định Chất Lượng Cà Phê Nhân Tại Công Ty TNHH OLAM VIỆT NAM chi nhánh LÂM ĐỒNG” do Nguyễn Hoàng Anh Phương, sinh viên khóa 34, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày_____________ __________ G.V LÊ VĂN MẾN Giáo viên hướng dẫn, _______________________ Ngày tháng năm 2012 Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư kí hội đồng chấm báo cáo __________________________ ___________________________________ Ngày tháng năm 2012 Ngày tháng năm 2012 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm T.p HCM cũng như toàn thể quí thầy cô đã tạo điều kiện thuận lợi và truyền đạt những kiến thức quí báu cho em trong suốt những năm học. Em xin gửi lời cảm ơn đến: Thầy GV Lê Văn Mến là người đã tận tình chỉ dạy và giúp đỡ em trong toàn bộ quá trình làm đề tài tốt nghiệp. Ban lãnh đạo các phòng ban cùng toàn thể các anh chị nhân viên trong công ty TNHH OLam chi nhánh Di Linh đã tạo điều và kiện giúp đỡ cho em hoàn thành đề tài. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới cha, mẹ, gia đình và toàn bộ bạn bè, những người luôn bên cạnh và động viên giúp đỡ em trong những lúc khó khăn nhất. Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên thực tập nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của toàn thể thầy cô và mọi người để em có điều kiện bổ sung, khắc phục những hạn chế trong công việc thực tế sau này. Trân trọng kính chào Sinh viên Nguyễn Hoàng Anh Phương NỘI DUNG TÓM TẮT NGUYỄN HOÀNG ANH PHƯƠNG, Đại Học Nông Lâm T.p HCM. Tháng 6 năm 2012.“ Phân tích quá trình kiểm định chất lượng cà phê nhân tại công ty TNHH OLAM VIỆT NAM – chi nhánh LÂM ĐỒNG” NGUYỄN HOÀNG ANH PHƯƠNG, Agriculture and Forestry UniversityHo Chi Minh. March 2012. “Analysis of quality control process coffee Olam Co. Ltd. Viet NamLam Dong branch” Khóa luận tìm hiểu về qui trình kiểm định chất lượng cà phê nhân tại công ty TNHH OLam Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng. Trong quá trình thực hiện đề tài này, bằng phương pháp thu thật số liện từ các phòng, ban, website công ty kết hợp với các phương pháp phân tích , thống kê, so sánh nhằm tìm hiểu quá trình kiểm định trong công ty, đặc biệt là kiểm định chất lượng chất lượng cà phê robusta. Bài luận văn nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện về qui trình kiểm định chất lượng cà phê tại công ty TNHH Olam Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng qua đó xin đóng góp một vài giải pháp hi vọng hoàn thiện hơn nữa qui trình kiểm định giúp công ty ngày một phát triển. v M ỤC L ỤC Trang DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... viii DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... ix CHƯƠNG 1.MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1.1.Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1 1.2.Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................ 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 2 1.3.Phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 3 1.3.1 Phạm vi về không gian ............................................................................ 3 1.3.2 Phạm vi thời gian .................................................................................... 3 1.4.Cấu trúc của đề tài ............................................................................................... 3 CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN ............................................................................................ 4 2.1. Tổng quan về ngành chế biến cà phê nhân thành phẩm xuất khẩu .................... 4 2.2. Khái quát về công ty ......................................................................................... 5 2.2.1. Giới thiệu về công ty .............................................................................. 5 2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển Olam Việt Nam .................................. 6 2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty ......................................................... 7 2.2.4. Bộ máy tổ chức ...................................................................................... 8 2.2.5. Quá trình sản xuất chính của công ty ................................................... 10 2.3 Tình hình tài sản cố định của công ty chi nhánh Di Linh ................................ 12 2.4. Tình hình lao động của công ty ........................................................................ 14 2.5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .................................... 16 CHƯƠNG 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 18 3.1.Cơ sở lí luận ...................................................................................................... 18 3.1.1.Các khái niệm về chất lương sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm ........................................................................................................................ 18 3.1.2.Phân loại chất lượng sản phẩm ............................................................. 20 vi 3.1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ................................ 22 3.1.4.BỘ QUY TẮC CHUNG CHO CỘNG ĐỒNG CAFÉ 4C) ................... 27 3.1.5.CHƯƠNG TRÌNH UTZ CERTIFIED.................................................. 29 3.2.Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 31 3.2.1.Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 31 3.2.2.Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 31 CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 33 4.1. Tình hình chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Olam Việt Nam – chi nhánh Lâm Đồng .................................................................................. 33 4.2. Tình hình công tác quản lí chất lượng trong công ty ....................................... 35 4.2.1. Công tác triển khai áp dụng tiêu chuẩn 4C và UTZ CERTIFIED trong công ty 35 4.2.2. Phân tích qui trình quản lí chất lượng đầu vào đối với nguyên liệu ... 38 4.2.3. Phân tích qui trình quản lí chất lượng đối với qui trình chế biến nguyên ........................................................................................................................ 46 4.2.4. Phân tích qui trình quản lí chất lượng đầu ra thành phẩm ................... 50 4.3. Đánh giá chung về chất lượng và công tác quản lí chất lượng của công ty .... 51 4.3.1. Thành quả đạt được .............................................................................. 51 4.3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng qui trình quản lí chất lượng ........................................................................................................................ 55 4.4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty ......................... 56 CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 60 5.1. Kết luận ............................................................................................................ 60 5.2. Kiến nghị.......................................................................................................... 60 5.2.1. Đối với Công ty .................................................................................... 60 5.2.2. Đối với các cơ quan Nhà Nước: ........................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Tình hình trang thiết bị và TSCĐ của Công ty hai năm 20102011 13 Bảng 2.2.Tình hình lao động của công ty 15 Bảng 2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2010 và 2011 16 Bảng 4.1. Bảng tổng kết tình hình hoạt động chung của công ty năm 2011 so với năm 2010 34 Bảng 4.2. Bảng sản lượng các loại cà phê xuất khẩu qua 2 năm 2010 và 2011 35 Bảng 4.3. BẢNG TRỪ ĐỘ ẨM 42 Bảng 4.4. BẢNG TRỪ CỦA CTY OLAM L ÂM ĐỒNG VỤ MÙA 2011 2012 43 Bảng 4.9. Đánh giá của khách hàng đối với giá và chất lượng sản phẩm của công ty 53 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 8 Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Hợp Đồng Khách Hàng 10 Hình 2.3. Sơ đồ quy trình chế biến cà phê từ nguyên liệu cho tới thành phẩm của nhà máy Olam Việt Nam chi nhánh Di Linh 11 Hình 2.4. Biểu đồ so sánh cơ cấu các loại tài sản của công ty năm 2011 14 Hình 2.5. Biểu đồ so sánh các giá trị chính của công ty đạt được năm 2011 17 Hình 3.1. Sơ đồ các nhân tố bên trong ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm 22 Hình.4.1 Biểu đồ so sánh tỉ lệ % mức độ hài lòng của khách hàng đối với giá sản phẩm 54 ix DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1 Biên bảng nhận lại hang Phụ l ục 2 Phiếu thăm dò khách hang Phụ lục 3 Olam Robusta Quality Report 1 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam từ trước tới nay luôn có thế mạnh trong xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp nhưng nhìn chung các sản phẩm từ nông nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam thường chiếm tỉ trọng lớn nhưng lại có chất lượng không vượt trội, thậm chí thua kém so với các nước xuất khẩu cùng ngành khác như Thái Lan, Braxin…Cà phê là một trong số những mặt hàng nông nghiệp như vậy, mặc dù nước ta liên tục có thứ hạng cao trong danh sách các nước xuất khẩu cà phê, thậm chí đã có những khoảng thời gian Việt Nam vươn lên thành quốc gia xuất khẩu cà phê số 1 thế giới (tháng 32012 xuất khẩu cà phê robusta đã vượt Braxin hơn 18% về sản lượng) nhưng tỉ lệ lớn lại là cà phê phôi, chưa qua tinh chế nên giá trị của khối lượng lớn xuất khẩu không được cao như kì vọng. Nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu là yêu cầu bắt buộc đặt ra bên cạnh giữ vững vị thế là quốc gia đứng đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu nếu muốn tăng cao giá trị của việc xuất khẩu. Để làm được điều này cần có một qui trình cải tiến đồng bộ giữa người trồng nhà thu mua và doanh nghiệp chế biến cũng như sự chung tay của toàn ngành chế biến các sản phẩm liên quan đến cà phê nhằm nâng cao chất lượng, nâng cao giá trị, củng cố vị thế. Từ trước tới nay, nâng cao chất lượng sản phẩm luôn là yếu quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp, đặc biệt là trong một nền kinh tế thị trường đang hội nhập kinh tế toàn cầu như nước ta hiện nay. Quản lý chất lượng cũng như bất kỳ một lĩnh vực quản lý nào cũng phải thực hiện một số chức năng cơ bản như: Hoạch định tổ chức, kiểm tra, kích thích điều hoà phối hợp. Nhưng do mục tiêu và đối tượng quản lý của quản trị chất lượng có đặc thù riêng nên các chức năng quản trị cũng có những đặc điểm riêng và dưới tác động của khoa học công nghệ nhưng nhìn chung tư duy và cách tiếp cận của quản lý chất lượng luôn luôn cố gắng gắn với yêu cầu của thị trường và 2 khách hàng. Olam Việt Nam là một thành viên của Olam International Limited mà ngay khi bước đầu đặt chân vào thị trường Việt Nam với vai trò là một nhà xuất khẩu cà phê thành phẩm đã định hướng tạo nên giá trị cho mình dựa vào một chiến lược chất lượng khác biệt, vượt trội, dựa vào các tiêu chuẩn chất lượng cụ thể đối với yêu cầu của từng khách hàng. Sau hơn 20 năm đặt chân vào thị trường Việt Nam, bằng chiến lược tạo ra giá trị từ chất lượng sản phẩm vượt trội của mình, công ty hiện là một trong những doanh nghiệp nước ngoài hàng đầu trong ngành chế biến cà phê thành phẩm xuất khẩu. Từ những kiến thức chung, tổng quát về quản trị chất lượng và kỹ năng thực hành về quản lý và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng được trang bị trong quá trình ngồi trên ghế nhà trường và thực tập tại công ty Olam Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Phân tích quá trình kiểm định chất lượng cà phê nhân tại công ty TNHH Olam Việt Nam – chi nhánh Lâm Đồng” nhằm tìm hiểu về qui trình quản lí chất lượng sản phẩm, qua đó cũng xin đóng góp một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa chất lượng sản góp phần nâng cao chất lượng, lợi nhuận, uy tín đối với khách hàng. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Khóa luận tập trung tìm hiểu, phân tích tình hình kiểm định chất lượng cà phê nhân thành phẩm tại công ty TNHH OLam Việt Nam– chi nhánh Lâm Đồng qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng qua đó nâng cao kết quả kinh doanh, tạo dựng niềm tin, uy tín đối với đối tác, khách hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Bài luận văn hướng tới các mục tiêu cụ thể sau: Tình hình chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Olam Việt Nam – chi nhánh Lâm Đồng Tình hình công tác quản lí chất lượng trong công ty Đánh giá chung về chất lượng và công tác quản lí chất lượng của công ty Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty 3 1.3. Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Phạm vi về không gian Công ty TNHH Olam Việt Nam Chi nhánh Lâm Đồng. 1.3.2 Phạm vi thời gian Thời gian thực hiện và hoàn thành đề tài trong 4 tháng từ tháng 022012 đến tháng 052012 . Số liệu: Số liệu phân tích chủ yếu được lấy năm 2010 và năm 2011. 1.4. Cấu trúc của đề tài Đề tài gồm có 5 chương: CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU Chương mở đầu nêu lí do, ý nghĩa của việc chọn đề tài cũng như phạm vi, cấu trúc của đề tài và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN Giới thiệu về quá trình hình thành phát triển và kinh doanh của công ty. CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nêu lên những định nghĩa, khái niệm mà đề tài nghiên cứu đề cập tới, phương pháp nghiên cứu được dung trong đề tài. CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trình bày các kết quả đạt được trong quá trình thực hiện khóa luận và phân tích, thảo luận các kết quả đạt được về mặt lý luận cũng như thực tiễn. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Rút ra các kết luận trong quá trình thực hiện đề tài và trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã đạt được đề ra các kiến nghị có liên quan nhằm giải quyết vấn đề. 4 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1. Tổng quan về ngành chế biến cà phê nhân thành phẩm xuất khẩu Trong vòng 20 năm cuối thế kỷ XX ngành cà phê Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về diện tích, năng suất, tổng sản lượng cũng như lượng cà phê xuất khẩu. Nếu năm 1980, cả nước chỉ có 22.500 ha, trong đó diện tích ở thời kỳ sản xuất có 10.800 ha, sản lượng chỉ đạt 8.400 tấn (năng suất 0,78 tấnha) thì 20 năm sau, năm 2000, cả nước đã có 533.000 ha, trong đó diện tích sản xuất có 385.000 ha với sản lượng 720.000 tấn (năng suất 1,87 tấnha) và xuất khẩu được 705.300 tấn vươn lên hàng thứ 2 thế giới về sản lượng cà phê xuất khẩu. Sau 12 năm kể từ khi vươn lên vị trí thứ 2, cà phê Việt Nam vẫn giữ vững vị thế số 2, đáng mừng hơn có những thời điểm ngắn,Việt Nam đã vượt qua cả Braxin. Kết thúc năm 2011, Việt Nam xuất khẩu khoảng 1,2 triệu tấn cà phê mang lại doanh thu khoảng 2 tỉ Đô la. Từ trước tới nay, cà phê Việt Nam luôn gặp một vấn đề “muôn thuở” đó là được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa gây khó khăn rất lớn cho người trồng cũng như ảnh hưởng tiêu cực tới các công ty chế biến, xuất khẩu cà phê. Có một điểm đặc biệt cần chú ý đó là tỉ lệ khối lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước liên tục giảm so với các doanh nghiệp nước ngoài tham gia thị trường cà phê nước ta. Nếu như những năm trước, tỉ lệ các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu chiếm trên dưới 80% toàn bộ sản lượng thì một , hai năm gần đây, tỉ lệ của các doanh nghiệp này giảm xuống còn gần 56% và được dự báo sẽ còn giảm trong những năm tới nếu không có sự can thiệp, trợ giúp cần thiết từ phía nhà nước. Khi các công ty nước ngoài đơn thuần tham gia thị trường cà phê Việt Nam với vai trò là một công ty trực tiếp thu mua từ người dân để xuất khẩu thô sẽ gây áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước bởi những công ty này thường có qui mô lớn về kinh tế, có sức ảnh hưởng tới việc định giá thu mua (thường tạo các sức ép nhằm giảm giá cà phê ). Điều này là cực kì bất lợi cho ngành cà phê 5 nước ta lâu nay vốn là nước xuất khẩu cà phê thứ 2 nhưng tỉ lệ sản phẩm cà phê thô luôn ở mức cao trên dưới 95% và tiêu chuẩn vào loại trung bình trong các thang tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu thế giới. Theo báo cáo ngày 192009 của Tổ chức cà phê thế giới (ICO) có tới 75% cà phê Việt Nam không đạt chuẩn CQP (Coffee Quanlity Improbement Program). Điều này ảnh hưởng đến uy tín của cà phê Việt Nam và ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường cà phê thế giới. Như vậy, khi nhìn một cách tổng thể vào bức tranh xuất khẩu cà phê nhiều năm trở lại đây, dễ dàng nhận thấy ngành cà phê trong nước vẫn chưa có chiến lược đồng bộ nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như chủ động trong khâu tiêu thụ sản phẩm nên chưa thể điều tiết giá cả, việc xuất khẩu vẫn chưa có sự điều hành thống nhất nhưng cũng không thiếu những cuộc chiến ngầm thực sự về chất lượng, giá cả, cũng như thị phần. Khi mà sự xuất hiện của những nhà thu mua đơn thuần (xuất khẩu thô về các nhà máy chế biến đầu mối) nước ngoài, sự tham gia của các công ty chế biến thực phẩm, các doanh nghiệp trong nước… cùng tạo nên một thị trường khó kiểm soát và đầy rủi ro thì sự có mặt tham gia của những công ty như OLam với chiến lược nâng cao giá trị chất lượng sản phẩm là một điều đáng khích lệ. 2.2. Khái quát về công ty 2.2.1. Giới thiệu về công ty Công ty Công ty TNHH Olam Việt Nam là một thành viên của tập đoàn Olam International Limited kinh doanh đa ngành trong đó các sản phẩm về nông nghiệp là lĩnh vực chính. Olam có trụ sở chính tại Singapore và hiện đang là một trong số 40 công ty lớn nhất Singapore về vốn hóa thị trường. Olam là tập đoàn hàng đầu toàn cầu tích hợp chuỗi cung ứng quản lý và xử lý các sản phẩm nông nghiệp và thành phần thực phẩm, tìm nguồn cung ứng trên 20 sản phẩm với sự hiện diện trực tiếp tại 65 quốc gia, xử lý trung bình 8,5 triệu tấn sản phẩm nông nghiệp cho một doanh thu 15,7 tỷ USD mỗi năm. Bắt đầu tìm hiểu thị trường Việt Nam từ những năm 1990 và chính thức hoạt động năm 2000, Olam Việt Nam ngày càng lớn mạnh và có vị thế trong ngành chế biến các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là nhân cà phê thành phẩm. Tên công ty: Công ty TNHH Olam Việt Nam 6 Logo công ty : Trụ sở chính: 76 Lê LaiQuận 1Tp.HCM Việt Nam Tên thương hiệu: Olam Việt Nam Điện thoại +84 (63) 872583 Website www.olamonline.com 2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển Olam Việt Nam a. Các mốc lịch sử quan trọng Từ năm 1990, tập đoàn Olam International Limited đã bắt đầu tìm hiểu về thị trường cung ứng các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là cây cà phê, hồ tiêu và hạt điều. Đây là tiền đề cho sự quyết định thành lập Olam Việt Nam sau này. Năm 2000, Olam chính thức bắt đầu hoạt động tại Việt Nam vào khi thiết lập nhà máy sản xuất cà phê đầu tiên ở tỉnh Đăknông, trụ sở chính đặt tại Tp.HCM. Năm 2002, Olam mở rộng các văn phòng khu đại diện vực Long An, Đồng Nai, Đắc Lắc, Lâm Đồng và Gia Lai với mục đích sẽ mở rộng qui mô các nhà máy chế biến cà phê ra vùng trung tâm cây cà phê và sản xuất cà phê. Năm 2003, công ty quyết định đầu tư dây chuyền chế biến cà phê nhân thành phẩm tại Di Linh Lâm Đồng. Đây là bước đi quyết định cho sự mạnh dạn mở rộng mô hình kinh doanh của công ty. Năm 2005, từ một nhà máy thu mua, chế biến cà phê, công ty mở rộng mô hình tại các tỉnh …. Kể từ đó tới nay, công ty liên tục ổn định và nâng cao qui mô các nhà máy chế biến với tổng số vốn đầu tư cho máy móc hơn 45 triệu Đô la. Ngoài ra, Olam Việt Nam không chỉ có tham vọng về các sản phẩm từ các cây cà phê, hồ tiêu, điều mà Olam Việt Nam luôn định hướng sẽ mở rộng nhiều hơn nữa các sản phẩm từ nông nghiệp như gạo, bông, các sản phẩm từ gỗ… Olam luôn đánh giá cao và hi vọng đầu tư phát triển tốt ở đối với các sản phẩm của nền nông nghiệp Việt Nam. 7 b. Thành tựu Sau hơn 20 năm tìm hiểu và đi vào hoạt động tại thị trường Việt Nam, Olam Việt Nam vươn lên trở thành một trong những nhà xuất khẩu nước ngoài hàng đầu cà phê và các sản phẩm nông nghiệp khác bằng chuỗi giá trị mà công ty đã theo đuổi ngay từ khi mới bước đầu đặt chân vào thị trường Việt Nam. Bằng những kinh nghiệm và nỗ lực của mình, Olam Việt Nam đã dành được nhiều sự khen ngợi từ phía cơ quan chức năng địa phương, sự công nhận, bằng khen của các tổ chức chất lượng, đặc biệt có thể kể đến như giải thưởng Chất Lượng Vàng cho sảm phẩm cà phê xuất khẩu do phòng công nghiệp VCCI trao tăng; Top 10 Doanh nghiệp mạnh có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu cà phê do báo Sài Gòn Tiếp Thị phối hợp với website Giacaphe.com và ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng tổ chức bầu chọn năm 2008, chứng nhận công ty đáp ứng theo tiêu chuẩn chất lượng 4C … 2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ và kinh doanh thương mại cà phê nhân cho các doanh nghiệp khác. Sản xuất, chế biến, mua bán và xuất khẩu các loại nông sản thực phẩm. Mua bán cà phê xô, vỏ..phục vụ cho việc sản suất. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ về cây cà phê cũng như các loại sản phẩm nông nghiệp khác. Khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với quy định của pháp luật. Nghiên cứu một số loại hình cây trồng khác nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. 8 2.2.4. Bộ máy tổ chức Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Nguồn: Phòng TCHC Giám đốc Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, trực tiếp phụ trách các lĩnh vực sau: Tổ chức nhân sự, hành chính. Chỉ đạo hoạt động kinh doanh. Giúp việc cho PGĐ kinh doanh và PGĐ sản xuất và các phòng, trạm. Phó giám đốc kinh doanh Phụ trách các lĩnh vực sau: Công tác kế toán bao gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị. Công tác quản trị tài chính. Tham vấn cho giám đốc về các chính sách sử dụng vốn và chi tiêu của công ty. Sản xuất kinh doanh sản phẩm. GIÁM ĐỐC PGĐ SẢN XUẤT PGĐ KINH DOANH PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN BỘ PHẬN KCS BỘ PHẬN KHO BỘ PHẬN BẢO VỆ 9 Phó giám đốc sản xuất Phụ trách các lĩnh vực sau: Công tác sản xuất tại Công ty và các trạm, trại. Đại diện cho lãnh đạo trong việc triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. Phòng tổ chức hành chính Lập kế hoạch, chương trình đào tạo hàng năm và phối hợp với các phòng ban nghiệp vụ thực hiện. Giải quyết các thủ tục chế độ chính sách khi cử người đi học, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức. Lập và quản lý quỹ lương, các quy chế phân phối tiền lương, tiền thưởng. Tổng hợp báo cáo quỹ lương doanh nghiệp. Phòng kinh doanh Cung ứng vật tư cho sản xuất, quản lý kho hang. Tiêu thụ sản phẩm. Tham mưu chiến lược bán hang, khuyến mãi, tiếp thị. Phát triển thị trường mới. Phòng kế toán Cung ứng tiền vốn phục vụ sản xuất. Thực hiện báo cáo tài chính, thống kê theo quy định của pháp luật. Giám sát tất cả các hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty. Bộ phận KCS Theo dõi, kiểm tra tỉ lệ và đánh giá cụ thể tình hình chất lượng sản phẩm trước khi nhập và xuất xưởng. Theo dõi, tổng hợp, phân tích các phát sinh về chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. Kiểm tra qui trình quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất Tổng hợp và báo cáo tình hình chất lượng hàng tháng. Phát hiện kịp thời những sai hỏng và đề xuất biện pháp sửa chữa. Bộ phận kho Bảo quản, sắp xếp, theo dõi xuất, nhập, tồn các loại cà phê, vật dụng, phụ liệu theo đúng quy định của nhà máy không để bị mất cắp, thất thoát. 10 Lập sổ cái theo dõi, tuân thủ hệ thống ghi chép chứng từ của nhà máy (xuất, nhập, tồn) Kiểm tra, theo dõi, quản lý, đảm bảo an toàn chất lượng cà phê được giao. Chịu trách nhiệm trực tiếp về hao hụt, mất mát, thất thoát. Đóng, mở cửa kho, nhà máy theo đúng quy định, đảm bảo an toàn. 2.2.5. Quá trình sản xuất chính của công ty Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Hợp Đồng Khách Hàng Nguồn: Phòng KCS Hợp đồng sản xuất Kế hoạch sản xuất Kho nguyên liệu Chế biến KCS kiểm Kho tra Thanh lý hợp Xuất hàng đồng 11 Hình 2.3. Sơ đồ quy trình chế biến cà phê từ nguyên liệu cho tới thành phẩm của nhà máy Olam Việt Nam chi nhánh Di Linh Nguồn: Phòng KCS Qui Trình: Trên là sơ đồ qui trình khép kín từ khi thu mua cà phê của các đầu mối cho tới khi thành cà phê thành phẩm. Một điều cần chú ý là cà phê thành phẩm là thành phẩm đối với công ty Olam Việt Nam nhưng cũng có thể đây là sản phẩm bán thành phẩm đối với khách hàng của Olam. Nguyên liệu: Là cà phê nguyên liệu được công ty kí kết hợp đồng thu mua. Thường thì công ty kí kết hợp đồng trực tiếp với người trồng cà phê nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho người trồng cũng như đảm bảo sản lượng mục tiêu của công ty. Kiểm tra, lấy mẫu: Kiểm tra, lấy mẫu là một bước quan trọng trong qui trình quyết định đến chất lượng, giá cả, cách tính trọng lượng đối với cà phê của người bán. Phần này có trình bày rõ trong chương 4 khi áp dụng cách tính giá cho người bán Nhập kho: Cà phê thô khi vượt qua bước kiểm tra lấy mẫu sẽ được nhập kho chờ được chế biến. Kho của công ty luôn luôn đảm bảo các qui định về độ ẩm, độ nóng,tránh mối mọt… để giữ cho cà phê có chất lượng tốt nhât Nguyên liệu Kiểm tra, lấy mẫu Nhập kho Tách tạp, đá Phân loại kích thước, trọng lượng Đóng bao Sấy Đánh bóng Nhập kho thành phẩm 12 Tách tạp, đá: Cà phê từ kho sẽ được luân chuyển qua nhà máy để tiến hành chế biến. Cà phê sẽ được tách các tạp chất, đất đá (có thể lẫn trong quá trình thu hoạch, phơi sấy…) bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ: sàng lọc đá, máy hút kim loại,… Phân loại kích thước, trọng lượng: Cà phê sau khi tách bỏ các tạp chất sẽ được chuyển đến máy sang lọc chuyên biệt kết hợp với các biện pháp kĩ thuật về phân biệt kích thước và trọng lượng để phân loại cà phê. Đây chính là khâu phân loại các loại sản phẩm cà phê sao cho phù hợp với các kí kết đối với khách hàng về tiêu chuẩn trọng lượng, khối lượng. Đánh bóng: Cà phê sau khi được phân loại theo từng tiêu chuẩn sẽ được đánh bóng tạo hình thức bắt mắt đáp ứng yêu cầu về độ bóng cho sản phẩm của khách hàng. Có hai hình thức đánh bóng sản phẩm đó là đánh bóng ướt và đánh bóng khô, mỗi loại có một số ưu điểm vượt trội khác nhau đáp ứng tùy theo từng nhóm yêu cầu của khách hàng. Việc lựa chọn cách đánh bóng nào tùy thuộc vào quyết định của ban giám đốc dựa trên hợp đồng kí kết với khách hàng. Sấy: Cà phê được đưa vào sấy đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt về độ ẩm đảm bảo theo tiêu chuẩn. Việc sấy cà phê dựa trên thiết bị và tiêu chuẩn công nghệ cao còn giúp sản phẩm tránh được nhiều các mối hại đe dọa từ điều kiện thời tiết, sâu đục… Đóng bao: Tất cả các sản phẩm không đảm bảo yêu cầu trong các bước trên sẽ được loại bỏ trước khi đóng bao. Như vậy có nghĩa là chỉ những sản phẩm đạt yêu cầu về tiêu chuẩn định trước mới xuất cho khách hàng. Việc đóng bao cũng phải tuân thủ các qui định về trọng lượng bao, kích cỡ bao bì cũng như đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng tới chất lượng cà phê trong khi vận chuyển. 2.3 Tình hình tài sản cố định của công ty chi nhánh Di Linh Trang thiết bị máy móc là một yếu tố quyết định đến năng lực sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp đặc biệt là đối với ngành chế biến cà phê do khối lượng sản phẩm là vô cùng lớn cũng như đòi hỏi tính tương đối phức tạp đối với máy móc nếu muốn cho ra một sản phẩm cà phê đạt chất lượng cao, chính vì thế, trang thiết bị máy móc cũng đồng thời biểu hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Thời gian qua Công ty đã đầu tư và mua sắm trang thiết bị máy móc sao cho đáp ứng hiệu quả cao nhất công việc sản xuất. 13 Nhà cửa vật kiến trúc(NCVKT): Ngay từ khi gây dựng, Công ty đã chủ động xây dựng cơ sở vật chất, nhà xưởng rất rộng rãi, thoáng mát, tạo điều kiện thoải mái nhất, tốt nhất cho mọi công nhân viên trong Công ty. Máy móc thiết bị (MMTB): Do công ty ý thức được tầm quan trọng của máy móc ảnh hưởng đến sản phẩm nên máy móc thường xuyên được nâng cấp, thay mới. Dụng cụ quản lý (DCQL): Khâu quản lý là khâu vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu quản lý tốt sẽ sản xuất kinh doanh tốt và ngược lại, do vậy, Công ty đã trang bị khá đầy đủ các dụng cụ quản lý nhằm khai thác tối ưu hiệu quả của hoạt động này. Phương tiện vận tải (PTVT): Công ty đã trang bị một đội ngũ vận tải đủ lớn để đảm bảo vận chuyển hàng hóa đúng thời gian và địa điểm quy định Bảng 2.1 Tình hình trang thiết bị và TSCĐ của Công ty hai năm 20102011 Đvt: triệu đồng Tài sản Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch (20112010) Nguyên giá Tỷ trọng (%) Nguyên giá Tỷ trọng (%) ±∆ T ỷ lệ (%) NCVKT 15.610,47 34,01 17.519,56 32,67 1.909,09 12,23 MMTB 26.117,67 56,90 31.202,39 58,19 5.084,72 19,47 PTVT 3.042,25 6,63 3.342,31 6,23 300,06 9,86 DCQL 1.127,51 2,46 1.557,40 2,90 429,89 38,13 TỔNG 45.897,90 100,00 53.621,66 100,00 7.723,76 16,83 Nguồn: Phòng TCHC Nhìn chung, tình hình máy móc, trang thiết bị của Công ty luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu tài sản cố định của công ty nhằm đảm bảo cho hoạt động của công ty 14 Hình 2.4. Biểu đồ so sánh cơ cấu các loại tài sản của công ty năm 2011 Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của công ty (56,90% vào năm 2010 và 58,19% vào năm 2011), kế đến là nhà xưởng, vật kiến trúc tăng nhiều nhất chiếm đến 17.519,56 triệu đồng tương ứng 32,67% so với năm 2010. Nguyên nhân là sản lượng thu mua hạt cà phê và đơn hàng tăng lên đáng kể nên phải xây dựng thêm nhà kho, xưởng chế biến và lò sấy. Bên cạnh đó vào năm 2011 công ty có thêm khách hàng mới nên tình hình sản xuất cũng đã được mở rộng, vì thế phương tiện vận tải đã được nâng cấp đáng kể. Cụ thể, năm 2011 giá trị phương tiện vận tải tăng lên 300,06 triệu đồng, tương ứng là 9,86% so với năm 2010. 2.4. Tình hình lao động của công ty Lao động là nhân tố cơ bản nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, đóng một vai trò quyết định đối với năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm, cũng như tạo uy tín và hiệu quả sản xuất cho Công ty. Trong những năm qua, do nhu cầu về mở rộng sản xuất nên lực lượng lao động của Công ty ngày càng lớn mạnh 17519.56 31202.39 3342.31 1557.4 NC‐VKT MMTB PTVT DCQL 15 Bảng 2.2.Tình hình lao động của công ty Đơn v ị: Người Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch (20112010) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) ±∆ Tỷ lệ (%) Tổng số lao động 1.200 100 1.250 100 50 4,17 Phân theo chức năng Quản Lí 120 10,00 130 10,40 4 3,33 Trực tiếp sản xuất 1.080 90,00 112 89,60 46 4,26 Phân theo giới tính Nam 517 43,08 537 42,96 20 3,87 Nữ 683 56,92 713 57,04 30 4,39 Phân theo trình độ Đại học, trên đại học 70 5,83 90 7,20 20 28,57 Cao đẳng, Trung cấp kỹ thuật 130 10,83 150 12,00 20 15,38 Lao động phổ thông 1.000 83,34 1.010 80,80 10 1,00 Nguồn: Phòng Tổ Chức Hành Chính Bảng trên cho thấy đến cuối năm 2011, công ty có 1.250 nhân lực trong đó chủ yếu được huy động tại địa phương và các huyện đến làm việc. Như vậy, năm 2011 lượng lao động tăng 50 người ( tương đương 4,17%) so với năm 2010 để đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu mở rộng sản xuất. Lao động Công ty 90% là lao động trực tiếp và là lao động phổ thông. Công ty rất chú trọng đến nguồn nhân lực thông qua việc tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng. Một điều đáng chú ý trong cơ cấu lao động của công ty đó là trình độ lao động tăng cao. Năm 2011 tăng 50 người so với năm 2010 thì trong đó có tới 20 người ở trình độ đại học, trên đại học, 20 người ở trình độ cao đẳng, trung cấp và tăng 10 người ở trình độ lao động phổ thông. Như vậy, công 16 ty đang cố gắng cơ cấu nguồn lao động có trình độ cao phục vụ nhu cầu ngày một tăng cao của qui trình lao động sản xuất. 2.5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bảng 2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2010 và 2011 Đvt. Triệu đồng Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch (20112010) ± ∆ % DTBH và CCDV 94.150 126.340 32.190 34,19 Giá vốn hàng bán 51.370 66.860 15.490 30,15 1. Doanh thu thuần 42.780 59.480 16.700 39,04 Doanh thu HĐTC 1.045 1.215 170 16,27 Chi phí tài chính 978 1.115 137 14,01 2. Lợi nhuận tài chính 450 785 335 74,44 Thu nhập khác 610 720 110 18,03 Chi phí khác 712 775 63 8,85 3. Lợi nhuận khác 450 510 60 13,33 4. Chi phí BH và QLDN 9.810 11.365 1555 15,85 5. Lợi nhuận trước thuế 33.835 49.455 15.620 46,17 6. Thuế 11,842 17,309 5,467 46,17 7. Lợi Nhuận sau thuế 21.993 32.146 10.803 46,17 . Nhìn chung, năm 2011 công ty vẫn đạt được mức tăng trưởng như kì vọng. Tổng doanh thu của công ty năm 2011 đạt 126.340 triệu đồng, tăng 32.190 triệu so với năm 2010 tương ứng với 34.19% vượt kế hoạch đề ra. Trong khi đó, giá vốn hàng hóa , doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế có tỉ lệ tăng cao dần theo thứ tự, điều này có lợi cho tình hình kinh doanh của công ty. Dưới đây là biểu đồ so sánh các giá trị chính của công ty trong năm 2011 17 Hình 2.5. Biểu đồ so sánh các giá trị chính của công ty đạt được năm 2011 Đvt. Triệu đồng . Xét về cơ cấu doanh thu năm 2011, giá vốn hàng bán chiếm 52,92% tương ứng với 66.860 triệu đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 49.550 triệu đồng. Năm 2011 cho thấy lợi nhuận sau thuế đạt kết quả cao và tăng hơn hẳn so với năm 2010. Cụ thể năm 2010, lợi nhuận sau thuế đạt 21.993 triệu đồng thì sang năm 2011, con số này tăng thêm 10.803 triệu đồng (tương ứng với tăng 46,16%) đạt 32.146 triệu. so với Doanh thu thì lợi nhuận sau thuế bằng 25,44%. Đây là một con số đáng mơ ước trong tình trạng ảm đạm của nền kinh tế hiện nay nói chung và sự biến động lớn về giá của mặt hàng cà phê xuất khẩu nói riêng. 126.340 66.860 49.550 32.146 ‐ 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 DTBH và CCDV Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận trước thuế 7. Lợi Nhuận sau thuế 18 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Cơ sở lí luận 3.1.1. Các khái niệm về chất lương sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm a. Khái niệm về chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm đã được nhiều học giả của nhiều nước trên thế giới quan tâm. Họ đã đưa ra rất nhiều các quan điểm khác nhau về cách hiểu chất lượng sản phẩm. Các cách hiểu này tuy chưa hoàn chỉnh nhưng nó đã góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Tuỳ thuộc vào từng góc độ nghiên cứu, mục đích nghiên cứu của từng học giả mà có nhiều cách hiểu khác nhau về chất lượng sản phẩm. Dưới đây là một vài quan điểm về chất lượng sản phẩm : Theo quan điểm của Marx: Theo ông thì người tiêu dùng mua hàng hoá không phải vì giá trị của hàng hoá đó mà là giá trị sử dụng và thoả mãn mục đích sử dụng của họ. Có nghĩa là giá trị sử dụng được đánh giá rất cao. Ông cho rằng chất lượng sản phẩm là thước đo biểu hiện giá trị sử dụng của chính sản phẩm đó. Giá trị sử dụng của sản phẩm làm nên tính hữu ích của sản phẩm và nó chính là chất lượng sản phẩm. Theo giáo sư Ishiakawa chuyên gia về chất lượng của Nhật Bản cho rằng: “ Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất .”( Quản lý chất lượng theo phương pháp Nhật. Kaoru Ishikawa. NXB KHKT 1990) Theo Feigenbaum: “ Chất lượng sản phẩm là tập hợp các đặc tính kỹ thuật công nghệ và vận hành của sản phẩm, nhờ chúng mà sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.” ( Quản lý chất lượng đồng bộ. John.S.Oakard NXBTK 1994). 19 Còn Juran thì định nghĩa chất lượng sản phẩm đơn giản, ngắn gọn: “ Chất lượng là sự phù hợp với sử dụng, với công dụng.” ( Quản lý chất lượng đồng bộ. John.S.Oakard NXBTK 1994). Phần lớn các chuyên gia về chất lượng trong nền kinh tế thị trường coi chất lượng ản phẩm là sự phù hợp với nhu cầu hay mục đích sử dụng của người tiêu dùng. Quan điểm chất lượng sản phẩm theo hướng công nghệ: Những người theo quan điểm này thường gắn chất lượng sản phẩm với công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật. Theo họ chất lượng sản phẩm là sự phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật hay là những đặc tính bên trong của sản phẩm có thể đo được hoặc so sánh được, phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm. Quan điểm theo hướng khách hàng: Những người theo quan điểm này coi sự thành công hay thất bại là doanh nghiệp mang được bao nhiêu giá trị cho cho khách hàng. Chẳng hạn theo quan điểm của Philip Crosby (Mỹ) trong tác phẩm chất lượng là thứ cho không ông đưa ra quan điểm: “chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với yêu cầu”. Theo quan điểm của J.Susan chứng minh “Chất lượng sản phẩm là sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí nhỏ nhất”. Tổ chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO đã đưa ra khái niệm về chất lượng sản phẩm như sau: “Chất lượng sản phẩm là chất lượng của một sản phẩm nào đó là phù hợp với tất cả các tính chất biểu thị sử dụng phù hợp với tất cả các tính chất biểu thị giá trị sử dụng phù hợp với nhu cầu xã hội, điều kiện kinh tế xã hội nhất định, đảm bảo yêu cầu của người sử dụng, đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế và kỹ năng sản xuất của từng nước” (TCVN5814:1994). Quan điểm về chất lượng sản phẩm luôn luôn phát triển, bổ sung và mở rộng hơn nữa để phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ hiện nay. Nên các khái niệm về chất lượng sản phẩm luôn là chỉ tiêu động, vì vậy để đáp ứng yêu cầu của khách hàng các doanh nghiệp cần phải quan tâm tới vấn đề đổi mới, cải tiến chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không thể theo đuổi chất lượng sản phẩm với bất cứ giá nào vì luôn luôn có giới hạn về kinh tế, xã hội và công nghệ. Do đó, chất lượng sản phẩm là sự kết hợp các đặc tính của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu của khách hàng trong một giới hạn về chi phí nhất định phù hợp với doanh nghiệp. 20 Khái niệm về quản lý chất lượng sản phẩm Cũng như chất lượng sản phẩm, quản lý chất lượng sản phẩm cũng có nhiều khái niệm khác nhau. Nhưng tất cả các khái niệm này đều có điểm tương đồng và phản ánh được bản chất của công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Theo quan điểm của người Nhật: Quản lý chất lượng là hệ thống các biện pháp công nghệ sản xuất tạo điều kiện cho những sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng với chi phí thấp nhất. Quan điểm phương Tây cho rằng: “Quản lý chất lượng sản phẩm là một hệ thống các hoạt động thống nhất, có hiệu quả của các bộ phận khác nhau trong tổ chức chịu trách nhiệm triển khai các thông số chất lượng sản phẩm, duy trì chất lượng sản phẩm đã đạt được và nâng cao mức chất lượng thoả mãn nhu cầu người sử dụng “sản phẩm” của tổ chức tạo ra (gọi chung là khách hàng)”. Một quan niệm khác do tổ chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO đưa ra khá toàn diện và được chấp nhận rộng rãi hiện nay: “ Quản lý chất lượng là một tập hợp những hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm xác định chính sách chất lượng, mục đích trách nhiệm và thực hiện chúng bằng những hương tiện như: lập kế hoạch điều khiển chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ thống chất lượng ”. Thực chất của quản lý chất lượng sản phẩm là quá trình tác động liên tục có hướng đích, có tổ chức đối với chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu do doanh nghiệp đặt ra. Quản lý chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp yêu cầu của khách hàng với chi phí tối ưu. Quản lý chất lượng sản phẩm được thực hiện thông qua một cơ chế nhất định bao gồm hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đặc trưng về kỹ thuật, điều khiển. 3.1.2. Phân loại chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm có nhiều tiêu chí để đánh giá. Do đó, để tiện lợi trong việc theo dõi và quản lý chất lượng sản phẩm người ta chia chất lượng sản phẩm thành các loại sau: 21 a. Chất lượng sản phẩm thiết kế Chất lượng thiết kế là chất lượng của sản phẩm được phác họa trên cơ sở nghiên cứu về thị trường, các đặc điểm sản xuất tiêu dùng. Và so sánh với chỉ tiêu chất lượng của các mặt hàng cùng loại của nhiều hãng trong và ngoài nước. Dựa vào chất lượng thiết kế để có thể khẳng định chất lượng sản phẩm được sản xuất. Không thể có sản phẩm chất lượng tốt dựa trên sản phẩm được thiết kế tồi. Công nghệ dù hiện đại đến mấy cũng không thể biến một thiết kế sai thành sản phẩm có chất lượng cao. b. Chất lượng sản phẩm tiêu chuẩn Chất lượng sản phẩm tiêu chuẩn là chất lượng sản phẩm được đánh giá thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật của quốc gia, quốc tế trong mọi ngành. Nó là thuộc tính cũng như chỉ tiêu được thừa nhận, phê chuẩn và có ý nghĩa pháp lệnh buộc phải thực hiện nghiêm chỉnh trong quản lý chất lượng sản phẩm. Ở Việt Nam hiện nay có tiêu chuẩn cấp nhà nước TCVN, tiêu chuẩn cấp ngành TCN, tiêu chuẩn cấp cơ sở TCCS. c. Chất lượng sản phẩm thực tế Chất lượng sản phẩm thực tế là giá trị của các chỉ tiêu thực tế đạt được do các yếu tố chi phối như: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ… Chất lượng sản phẩm thực tế đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Để đạt chất lượng sản phẩm thực tế doanh nghiệp cần thực hiện quá trình quản lý liên tục. d. Chất lượng sản phẩm cho phép Là dung sai cho phép giữa chất lượng thực tế với chất lượng tiêu chuẩn. Chất lượng cho phép phụ thuộc vào điều kiện kỹ thuật của từng nước, phụ thuộc vào trình độ lành nghề của công nhân. Khi chất lượng thực tế của sản phẩm vượt quá dung sai cho phép thì hàng hóa sẽ trở thành hàng hóa phế phẩm. e. Chất lượng sản phẩm tối ưu Biểu thị khả năng thỏa mãn toàn diện nhu cầu của thị trường trong những điều kiện xác định với chi phí xã hội thấp nhất. Thông thường người ta phải giải quyết mối quan hệ chi phí và chất lượng sao cho chi phí thấp mà chất lượng vẫn đảm bảo. Có như vậy doanh nghiệp mới có lợi thế cạnh tranh và tăng được sức cạnh tranh. 22 3.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm không chỉ được hình thành trong quá trình sản xuất mà nó là kết quả của quá trình liên tục: từ thiết kế sản phẩm đến khi sản phẩm được đưa ra thị trường. Trong suốt quá trình đó chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng tác động của nhiều nhân tố, bao gồm nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài doanh nghiệp, cụ thể: a. Nhân tố bên trong doanh nghiệp Chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố bên trong doanh nghiệp, nên để tiện cho việc phân tích người ta đã sắp xếp chúng thành nhóm. Hình 3.1. Sơ đồ các nhân tố bên trong ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm Material (Nguyên vật liệu): Nguyên vật liệu phản ánh cấu tạo của sản phẩm về mặt giá trị, là cơ sở cơ bản tạo nên chất lượng sản phẩm, vì toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu được chuyển hết một lần vào giá trị của sản phẩm. Chủng loại cơ cấu, tính đồng nhất và chất lượng của nguyên vật liệu đều ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Machines (Máy móc và khả năng công nghệ): Máy móc thiết bị là quá trình phức tạp, nó làm biến đổi ít hoặc nhiều tính chất ban đầu của nguyên vật liệu (tuỳ từng giai đoạn sản xuất) sao cho phù hợp với công dụng của sản phẩm. Do đó, chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng không nhỏ của máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Method (Phương pháp tổ chức, phương pháp quản lý công nghệ, trình độ tổ chức quản lý và tính chất sản xuất của doanh nghiệp): Chất lượng sản phẩm Men (con ng ư ời) Material (NVL) Method (Phương thức) Machines (Máy móc) 23 Trình độ tổ chức quản lý là một trong những nhân tố cơ bản góp phần đẩy nhanh tốc độ cải tiến, hoàn thành chất lượng sản phẩm. Vì trình độ tổ chức quản lý phù hợp mới có khả năng kết hợp các nguồn lực một cách hài hoà hơn, tối ưu hơn và nắm bắt được các công nghệ tiên tiến nhanh chóng. Phương pháp quản lý hiệu quả thì việc xây dựng mục tiêu, kế hoạch, chính sách chất lượng cho doanh nghiệp mới hợp lý, chính xác. Nếu không nó có thể dẫn tới lãng phí và tổn thất cho doanh nghiệp. Phương pháp quản lý trong doanh nghiệp cũng luôn luôn đổi mới để phù hợp với thực tiễn. Men (Con người): Trong thời đại ngày nay, khi hiện đại hoá và tự động hoá ngày càng cao độ, máy móc dần thay thế các công việc của con người. Nhưng điều này không có nghĩa là vai trò của con người mờ nhạt, mà nó vẫn rất quan trọng và đòi hỏi cao hơn về trình độ. Con người là một tài sản quý đối với mỗi doanh nghiệp, sức lao động của con người sau mỗi quá trình sản xuất không bị mất đi hay hao mòn mà nó còn tăng thêm do tích luỹ tăng thêm về kinh nghiệm thực tế, trình độ chuyên môn, kỹ năng. Mặt khác, trên thực tế còn rất nhiều lĩnh vực mà máy móc vẫn chưa thể thay thế cho vai trò của con người: nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, tổ chức quản lý sản xuất, quản lý công nghệ…Vậy nếu doanh nghiệp có quy mô lao động hợp lý, lao động có trình độ tay nghề chuyên môn giỏi, được sắp xếp đúng chuyên môn thì sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững phải luôn quan tâm tới vấn đề con người trong doanh nghiệp như: tiến hành thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề lao động của mình. Yếu tố con người quyết định việc tác động của ba nhân tố trên tới chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. b. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp Đối với mỗi doanh nghiệp thì các nhân tố bên ngoài vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Các nhân tố bên ngoài tác động tới chất lượng sản phẩm gồm: Nhu cầu của nền kinh tế: Mỗi một nền kinh tế khác nhau có tiêu chuẩn đánh giá khác nhau về chất lượng sản phẩm. Một sản phẩm có thể được coi là đạt tiêu chuẩn chất lượng ở nước này 24 nhưng chưa chắc đã đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng ở nước khác. Trong nhu cầu của nền kinh tế có các nhân tố sau ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm: Nhu cầu của thị trường: Đầu tiên, nhu cầu thị trường sẽ quyết định tới tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm cho công tác thiết kế và phát triển sản phẩm. Nhu cầu thị trường rõ nét thì việc xác định tiêu chuẩn để thiết kế sản phẩm sẽ thuận lợi và chính xác. Sự biến động của nhu cầu thị trường sẽ làm cho chất lượng sản phẩm không ổn định và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng gặp khó khăn. Nhu cầu thị trường đưa ra câu hỏi phải trả lời: “sản xuất cái gì?” của các doanh nghiệp. Thứ hai, sản phẩm chỉ đạt tiêu chuẩn chất lượng khi nó thoả mãn được nhu cầu của một thị trường nhất định. Do vậy, sự tồn tại của sản phẩm do nhu cầu thị trường quyết định. Trình độ sản xuất: Trình độ sản xuất càng cao thì tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng sản phẩm càng cao và đòi hỏi càng công tác quản lý chất lượng sản phẩm phải cải tiến liên tục để phù hợp sự phát triển của trình độ sản xuất. Khi muốn xâm nhập vào một thị trường, doanh nghiệp phải tìm hiểu các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm (hay là đánh giá được trình độ sản xuất của nước đó) như thế nào để có hiệu quả nhất. Ngày nay, khoa học kỹ thuật càng phát triển mạnh thì trình độ sản xuất càng nâng cao, nên doanh nghiệp phải luôn luôn nắm bắt và đổi mới chất lượng sản phẩm cũng như cách thức quản lý chất lượng sản phẩm để phù hợp hơn với thực tiễn. Chính sách kinh tế xã hội: Chính sách kinh tế xã hội ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Chính sách hợp lý sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, trang thiết bị máy móc không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, công tác quản lý. Và chính sách kinh tế xã hội ổn định tác động tốt tới tâm lý tiêu dùng của khách hàng và tâm lý yên tâm lao động sản xuất của người lao động. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật: 25 Ngày nay, phát triển của khoa học kỹ thuật như vũ bão, đồng thời việc áp dụng thành quả của khoa học công nghệ vào thực tế sản xuất, tiêu dùng cũng rất nhanh chóng. Có nhà kinh doanh đã thừa nhận rằng sản phẩm ngày hôm nay của họ sản xuất ra cách đây năm năm là chưa nghĩ tới. Đồng thời với việc này là chất lượng sản phẩm cũng sẽ phải thay đổi để phù hợp. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật góp phần tạo ra những nguyên vật liệu mới, những công nghệ sản xuất mới… Tất cả các yếu tố này đã tác động không nhỏ tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Cơ chế quản lý của Nhà nước: Cơ chế quản lý của nhà nước chính là hành lang pháp lý quy định cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có hành lang pháp lý đối với các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và công tác quản lý chất lượng sản phẩm của một doanh nghiệp. Hiệu lực của cơ chế qản lý Nhà nước tạo đòn bẩy trong quản lý chất lượng về sản phẩm cũng như chất lượng nói chung của toàn doanh nghiệp. Đồng thời, nó cũng tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. 26 Nhân tố khách hàng: Một doanh nghiệp bất kỳ nào đều cần phải có khách hàng. Khách hàng quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, khách hàng chính là câu hỏi phải trả lời “Sản xuất cho ai?” mà các doanh nghiệp phải xác định trước khi bước vào sản xuất. Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp là do khách hàng mang lại thông qua mua bán trao đổi. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú trọng trong quan hệ với khách hàng. Để ổn định được sản xuất doanh nghiệp cần có các khách hàng truyền thống, để mở rộng sản xuất doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh: Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh là điều cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp để tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp phải phân tích từng đối thủ cạnh tranh để hiểu và nắm bắt được các ý đồ của họ cũng như các biện pháp phản ứng và hành động mà họ có thể thực hiện để dành lợi thế. Doanh nghiệp phải biết đối thủ của mình đang làm gì, mục tiêu chiến lược của họ như thế nào, phương thức quản lý chất lượng của họ ra sao. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng không thể coi nhẹ những sản phẩm tiềm ẩn có thể thay thế hoặc hạn chế sản phẩm của mình trên thị trường Người cung cấp: Những người cung cấp là một phần quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Đó là những nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu, chi tiết, phụ tùng, máy móc, trang thiết bị, cung cấp vốn cho doanh nghiệp. Họ là chỗ dựa vững chắc cho doanh nghiệp. Họ có thể gây áp lực với doanh nghiệp bằng cách tăng giá, giảm chất lượng hoặc cung cấp không đủ số lượng, không đúng thời hạn. Doanh nghiệp cần hiểu rõ những thông tin về người cung cấp, lựa chọn những bạn hàng tin cậy và tạo nên mối quan hệ lâu dài với họ. Nhân tố môi trường cảnh quan: Môi trường cảnh quan ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm bởi điều kiện khí hậu, điều kiện tự nhiên mưa, nắng, độ ẩm…tại nơi sản xuất bảo quản nguyên vật liệu và sản phẩm. Doanh nghiệp có thể chủ động phòng ngừa ảnh hưởng này thông qua việc thực hiện tốt các công tác quản lý chất lượng sản phẩm ở khâu bảo quản, vệ sinh công nghiệp. 27 Các nhân tố của môi trư

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH ******************** NGUYỄN HỒNG ANH PHƯƠNG PHÂN TÍCH QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÀ PHÊ NHÂN TẠI CÔNG TY TNHH OLAM VIỆT NAM – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2012   BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH ******************** NGUYỄN HỒNG ANH PHƯƠNG PHÂN TÍCH QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÀ PHÊ NHÂN TẠI CÔNG TY TNHH OLAM VIỆT NAM – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG Ngành: Quản Trị Kinh Doanh LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: G.V LÊ VĂN MẾN Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2012   Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Q Trình Kiểm Định Chất Lượng Cà Phê Nhân Tại Công Ty TNHH OLAM VIỆT NAM- chi nhánh LÂM ĐỒNG” Nguyễn Hồng Anh Phương, sinh viên khóa 34, ngành Quản Trị Kinh Doanh, bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _ G.V LÊ VĂN MẾN Giáo viên hướng dẫn, _ Ngày Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Ngày   tháng năm 2012 tháng năm 2012 Thư kí hội đồng chấm báo cáo _ Ngày tháng năm 2012 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm T.p HCM tồn thể q thầy tạo điều kiện thuận lợi truyền đạt kiến thức quí báu cho em suốt năm học Em xin gửi lời cảm ơn đến: Thầy -GV Lê Văn Mến  người tận tình dạy giúp đỡ em tồn q trình làm đề tài tốt nghiệp Ban lãnh đạo phòng ban tồn thể anh chị nhân viên công ty TNHH OLam chi nhánh Di Linh tạo điều kiện giúp đỡ cho em hoàn thành đề tài Em xin gửi lời cảm ơn tới cha, mẹ, gia đình tồn bạn bè, người ln bên cạnh động viên giúp đỡ em lúc khó khăn Với điều kiện thời gian có hạn kinh nghiệm hạn chế sinh viên thực tập nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót Em mong nhận đóng góp, bảo tồn thể thầy người để em có điều kiện bổ sung, khắc phục hạn chế công việc thực tế sau Trân trọng kính chào! Sinh viên Nguyễn Hồng Anh Phương   NỘI DUNG TĨM TẮT NGUYỄN HỒNG ANH PHƯƠNG, Đại Học Nơng Lâm T.p HCM Tháng năm 2012.“ Phân tích trình kiểm định chất lượng cà phê nhân công ty TNHH OLAM VIỆT NAM – chi nhánh LÂM ĐỒNG” NGUYỄN HOÀNG ANH PHƯƠNG, Agriculture and Forestry University-Ho Chi Minh March 2012 “Analysis of quality control process coffee Olam Co Ltd Viet Nam-Lam Dong branch” Khóa luận tìm hiểu qui trình kiểm định chất lượng cà phê nhân công ty TNHH OLam Việt Nam- chi nhánh Lâm Đồng Trong trình thực đề tài này, phương pháp thu thật số liện từ phòng, ban, website công ty kết hợp với phương pháp phân tích , thống kê, so sánh nhằm tìm hiểu q trình kiểm định cơng ty, đặc biệt kiểm định chất lượng chất lượng cà phê robusta Bài luận văn nhằm cung cấp nhìn tồn diện qui trình kiểm định chất lượng cà phê cơng ty TNHH Olam Việt Nam- chi nhánh Lâm Đồng qua xin đóng góp vài giải pháp hi vọng hồn thiện qui trình kiểm định giúp cơng ty ngày phát triển   M ỤC L ỤC Trang DANH MỤC CÁC BẢNG vii DANH MỤC CÁC HÌNH viii DANH MỤC PHỤ LỤC ix CHƯƠNG 1.MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề 1.2.Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1.3.Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Phạm vi không gian 1.3.2 Phạm vi thời gian 1.4.Cấu trúc đề tài .3 CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN 2.1 Tổng quan ngành chế biến cà phê nhân thành phẩm xuất 2.2 Khái quát công ty 2.2.1 Giới thiệu công ty 2.2.2 Lịch sử hình thành phát triển Olam Việt Nam 2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ Công ty 2.2.4 Bộ máy tổ chức 2.2.5 Q trình sản xuất cơng ty 10 2.3 Tình hình tài sản cố định công ty chi nhánh Di Linh 12 2.4 Tình hình lao động công ty 14 2.5 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty 16 CHƯƠNG 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 3.1.Cơ sở lí luận 18 3.1.1.Các khái niệm chất lương sản phẩm quản lý chất lượng sản phẩm 18 3.1.2.Phân loại chất lượng sản phẩm .20 v 3.1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm 22 3.1.4.BỘ QUY TẮC CHUNG CHO CỘNG ĐỒNG CAFÉ 4C) 27 3.1.5.CHƯƠNG TRÌNH UTZ CERTIFIED 29 3.2.Phương pháp nghiên cứu 31 3.2.1.Phương pháp thu thập số liệu 31 3.2.2.Phương pháp phân tích số liệu 31 CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33 4.1 Tình hình chung hoạt động sản xuất kinh doanh công ty TNHH Olam Việt Nam – chi nhánh Lâm Đồng 33 4.2 Tình hình cơng tác quản lí chất lượng cơng ty .35 4.2.1 Công tác triển khai áp dụng tiêu chuẩn 4C UTZ CERTIFIED công ty 35 4.2.2 Phân tích qui trình quản lí chất lượng đầu vào ngun liệu 38 4.2.3 Phân tích qui trình quản lí chất lượng qui trình chế biến nguyên 46 4.2.4 Phân tích qui trình quản lí chất lượng đầu thành phẩm 50 4.3 Đánh giá chung chất lượng cơng tác quản lí chất lượng cơng ty 51 4.3.1 Thành đạt 51 4.3.2 Những thuận lợi khó khăn việc áp dụng qui trình quản lí chất lượng 55 4.4 Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm công ty 56 CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60 5.1 Kết luận 60 5.2 Kiến nghị 60 5.2.1 Đối với Công ty 60 5.2.2 Đối với quan Nhà Nước: 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO vi    DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Tình hình trang thiết bị TSCĐ Cơng ty hai năm 2010-2011 13  Bảng 2.2.Tình hình lao động công ty 15  Bảng 2.3 Kết hoạt động sản xuất kinh doanh công ty năm 2010 2011 16  Bảng 4.1 Bảng tổng kết tình hình hoạt động chung công ty năm 2011 so với năm 2010 34  Bảng 4.2 Bảng sản lượng loại cà phê xuất qua năm 2010 2011 35  Bảng 4.3 BẢNG TRỪ ĐỘ ẨM 42  Bảng 4.4 BẢNG TRỪ CỦA CTY OLAM L ÂM ĐỒNG - VỤ MÙA 2011 2012 43  Bảng 4.9 Đánh giá khách hàng giá chất lượng sản phẩm công ty 53  vii    DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1 Sơ đồ cấu tổ chức công ty Hình 2.2 Sơ Đồ Quy Trình Hợp Đồng Khách Hàng Hình 2.3 10 Sơ đồ quy trình chế biến cà phê từ nguyên liệu thành phẩm nhà máy Olam Việt Nam chi nhánh Di Linh 11 Hình 2.4 Biểu đồ so sánh cấu loại tài sản cơng ty năm 2011 14 Hình 2.5 Biểu đồ so sánh giá trị cơng ty đạt năm 2011 17 Hình 3.1 Sơ đồ nhân tố bên ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm 22 Hình.4.1 Biểu đồ so sánh tỉ lệ % mức độ hài lòng khách hàng giá sản phẩm 54  viii    DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục Biên bảng nhận lại hang Phụ l ục Phiếu thăm dò khách hang Phụ lục Olam Robusta Quality Report ix    song gây đôi chút khó khăn cơng tác phổ biến cơng nhân viên thực tốt qui trình sản xuất đảm bảo qui trình chất lượng - Cơ cấu sản xuất chưa hợp lý, tập trung lớn vào cà phê Robusta lại chưa quan tâm đến mở rộng cà phê Arabica loại cà phê thị trường ưa chuộng giá cao Cà phê vối trồng phổ biến Việt Nam, nhiên nhu cầu giới lại thích tiêu dùng cà phê chè Điều đặt cho doanh nghiệp vấn đề không thay đổi cấu cà phê phù hợp dẫn đến tình trạng thừa mặt hàng cà phê vối song lại thiếu cà phê chè - Diện tích cà phê tăng nhanh không theo quy hoạch, giá cà phê xuất tăng cao cà phê nơng nghiệp có thu nhập cao kích thích người trồng cà phê tìm cách gia tăng sản lượng đẩy mạnh diện tích khơng theo quy hoạch, kế hoạch 4.4 Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cơng ty a Hồn thiện cơng tác quản lí chất lượng sản phẩm Yêu cầu lớn công ty Olam- Di Linh từ vào hoạt động thiết lập qui trình kiểm sốt chất lượng khơng cho phép sai sót vượt qui định hợp tác mở rộng mơ hình doanh nghiệp- người trồng cà phê đáp ứng chuẩn 4C UTZ Đây vốn yêu cầu không dễ dàng nhà máy vừa phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng lại đồng thời phối kết hợp với nông dân thực qui trình trồng cà phê theo tiêu chuẩn quốc tế Nếu 4C bước đầu quen thuộc với người trồng cà phê UTZ chuẩn nói khắt khe khiến người nơng dân buộc phải thực đầy đủ nghĩa vụ tồn diện mơi trường- sức khỏe- người sản phẩm cà phê Thực tốt tiêu giúp mang lại nhiều lợi ích cho tất bên tham gia lúc thuận lợi Như vậy, để định hướng sản phẩm xuất công ty đạt tiêu chuẩn cao tồn cầu cơng ty cần phải nỗ lực trình đưa 4C UTZ đến gần với người trồng cà phê- nhà cung cấp nguyên liệu trực tiếp cho công ty 56 Mở hội thảo nhằm hỗ trợ cho nơng hộ, cụ thể hợp tác với nhà cung cấp phân bón để hướng dẫn, tư vấn cách sử dụng phân bón cho tốt nhất, thời điểm nhằm mục đích tạo hiệu hạt cao nhất, nâng cao chất lượng sản phẩm Việc tạo điều kiện cho cơng ty có nguyên liệu đầu vào với chất lượng cao Hiện công cụ thống kê chưa sử dụng cách mạnh mẽ để khắc phục triệt để nguyên nhân gây vấn đề chất lượng Những yêu cầu khách hàng, đánh giá nội bộ, đánh giá sản phẩm phải đo lường cụ thể nhiều cách, có kỹ thuật thống kê Vì vậy, sử dụng công cụ thống kê quản lý giúp cho Công ty tìm ngun nhân sai sót cách xác Cần có hành động khắc phục nhằm loại bỏ nguyên nhân sụ không phù hợp, để ngăn ngừa tái diễn c Cải tiến máy móc thiết bị phục vụ sản xuất Máy móc thiết bị dùng để sản xuất quan trọng Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt việc công ty chủ động cải tiến công nghệ sản xuất, MMTB giúp trình sản xuất diễn nhanh hơn, tốn thời gian lao động, hạn chế sai sót q trình thực hiện, giảm sản phẩm khơng phù hợp, từ tạo sản phẩm có chất lượng hơn, hạ giá thành sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh Cơng ty đứng vững thương trường Nâng cấp máy đánh bóng khơ thành máy phun sương nhằm giảm tỷ lệ vỡ q trình đánh bóng Đầu tư máy tách đá với công suất lớn tạo điều kiện nâng cao suất sản phẩm sản xuất c Tích cực mở rộng cải thiện mối quan hệ với công nhân viên đối tác, khách hàng Với cơng nhân viên - Tăng cường sách hỗ trợ, ưu đãi lương, thưởng giúp nhân viên yên tâm làm việc gắn bó với cơng ty Thường xun tổ chức hoạt động giao lưu, 57 khen tặng cá nhân, tập thể có thành tích tốt nhằm khuyến khích hăng say lao động - Tổ chức thường xuyên khóa giảng dạy cho nhân viên kĩ cần thiết công việc , nghiệp vụ công việc tránh làm tắt, làm sai gây thiệt hại - Tăng cường hiệu quản lí cấp lãnh đạo công ty - Tổ chức chương trình giao lưu, gặp gỡ lãnh đạo nhân viên nhằm củng cố mối quan hệ Với đối tác Chăm sóc khách hàng tại: Cơng ty cần có chiến lược khách hàng cụ thể để phân loại đối tượng khách hàng Am hiểu khách hàng,nắm bắt nhu cầu phục vụ khách hàng chu đáo, lên kế hoạch, chương trình tri ân khách hàng trung thành, khách hàng giá trị hợp đồng cao Đây mặt quan trọng thời buổi cạnh tranh Có khách hàng khó phục vụ khách hàng lại điều khó nhiều Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm chủ đạo việc lên chương trình khuyến mãi, ưu đãi khách hàng điều khơng phần quan trọng Ngồi chiêu PR, quảng cáo khách hàng kênh quảng cáo tốt cho cơng ty Tìm kiếm đối tác mới: Định hướng phát triển cà phê sản phẩm nông nghiệp chủ đạo gia tăng giá trị xuất năm tới mục tiêu phủ nước ta Như vậy, tiềm phát ngành cà phê xuất lớn Việc tìm kiếm khách hàng việc quan trọng mang lại doanh thu, hội phát triển cho công ty Việc tạo mối liên kết với nhà trồng cà phê không phần quan trọng đem đến ổn định sản lượng, nâng cao chất lượng đầu vào nguyên liệu công ty d Nâng cao công tác dự báo giả sản lượng tiêu thụ sản phẩm cà phê để đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất Việc Olam thành viên tập đồn Olam International Limited điều vơ thuận lợi cho công tác đánh giá, dự báo giá cả, sản lượng cà phê tiêu thụ giúp thuận lợi việc đề kế hoạch, phương hướng sản xuất 58 Olam International Limited tập đoàn giàu kinh nghiệm lĩnh vực sản xuất sản phẩm nông nghiệp, có uy tín tiếng nói lĩnh vực Olam International Limited cơng ty có đội ngũ chuyên gia nghiên cứu, phân tích dự báo vấn đề liên quan đến sản phẩm nông nghiệp mà đặc biệt cà phê hàng đầu giới Như vậy, việc kết hợp với kinh nghiệm, thực tế sản xuất kinh doanh công ty với kinh nghiệm từ chuyên gia hàng đầu để vạch hướng tốt giúp cơng ty có lợi cạnh tranh định so với đối thủ ngành Cần kết hợp Công ty nông hộ, dựa vào tỷ lệ đậu trái vào lần hoa để dự báo sản lượng cung cấp cho Công ty 59 CHƯƠNG KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Trong thị trường toàn cầu hóa đòi hỏi cạnh tranh gay gắt chất lượng ngày trở thành nhân tố định thắng bại cạnh tranh, định tồn tổ chức nói riêng thành cơng hay tụt hậu kính tế đất nước nói chung Nhận thức điều đó, cơng ty ln cố gắng hồn thiện hệ thống QLCL để thõa mãn nhu cầu khách hàng Qua thời gian tìm hiểu thực trạng chất lượng cà phê công tác QLCL công ty cho thấy công ty áp dụng hoàn chỉnh, tiêu chuẩn quản lý theo q trình, cải tiến chất lượng Chính đem đến cho cơng ty nhiều mặt tích cực như: chất lượng sản phẩm cà phê ngày tăng nhờ quản lý chất lượng theo hệ thống, tạo niềm tin khách hàng, nâng cao uy tín Cơng ty, CB – CNV làm việc có hệ thống hơn… Tuy nhiên, công ty tránh khỏi tồn tại, yếu thách thức phía trước Lãnh đạo công ty tiếp tục đạo việc kiểm tra, đánh giá nội định kỳ, thường xuyên xem xét kết thực HTQLCL phận nhằm khắc phục vấn đề không phù hợp để công tác quản lý ngày chất lượng hiệu cao 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Đối với Công ty Nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên mơn đồng thời triển khai sách chất lượng đồng cho toàn thể CB – CNV 60 Cải tiến hồn thiện máy tổ chức Cơng ty, nâng cao trách nhiệm cán quản lý, động viên toàn thể CB – CNV tham gia vào quản lý chất lượng sản phẩm Không ngừng phổ biến kiến thức, kinh nghiệm nâng cao chất lượng sản phẩm Cử cán KCS học để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ kiểm tra Đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu quy cách, chủng loại, chất lượng Thiết lập mối quan hệ tốt số nhà cung ứng có chất lượng với khách hàng Tạo điều kiện thuận lợi môi trường làm việc tốt để người lao động phát huy hết khả cơng việc cách đánh giá lại hiệu hoạt động Công ty xem xét tình hình thực tế đời sống người lao động để từ có sách lương bổng phúc lợi phù hợp với tình hình Tăng cường hợp tác với Viện, Trường, Trung tâm doanh nghiệp nước để mua quyền số sản phẩm đưa vào sản xuất kinh doanh, góp phần phục vụ nhu cầu ngày đa dạng sản phẩm 5.2.2 Đối với quan Nhà Nước: Trong bối cảnh kinh tế hội nhập nay, hoạt động doanh nghiệp có nhiều thuận lợi tồn nhiều khó khăn, giải pháp thực đồng bộ, từ phía Nhà nước, doanh nghiệp người tiêu dung Sau số kiến nghị nhà nước để tạo điều kiện cho công ty hoạt động thuận lợi hơn: - Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhập máy móc, thiết bị - Đẩy mạnh thủ tục hành lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập theo hướng thực chế dấu, cửa, đơn giản hóa thủ tục - Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt thị trường, chống bn lậu, trốn thuế - Xây dựng chương trình phát triển cà phê, ưu tiên xây dựng vùng trồng cà phê tỉnh có tiềm - Thơng tin xu hướng tình hình kinh tế tron nước, khu vực giới để giúp doanh nghiệp thuận lợi 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT Nguyễn Thị Bích Phương, Bài giảng quản trị chất lượng Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM Tham khảo tài liệu Công ty TNHH OLAM chi nhánh LÂM ĐỒNG cung cấp INTERNET http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&langpair=en|vi&u=http://en.wikip edia.org/wiki/Olam_International http://www.khcnpy.gov.vn/chicuctdc/index.php?xct=ok&id=948&matl=82 http://ctld.gov.vn/nd_dlth.aspx?muc=411&mboardname=hdcncn 62 PHỤ L ỤC CÔNG TY OLAM VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT Gia Hiệp- Di Linh- Lâm Đồng NAM ****** Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc ********** Phụ lục   BIÊN BẢN NHẬN LẠI HÀNG Hôm nay, ngày ………… tháng ………… năm 2011 nhà maý Olam xã Gia Hiệp Unit- Nhóm: No-Số FRN: Recd from- Nhận từ nhóm: Truck No- Số xe: Product – Sản phẩm: QCI/Escort – QCI/ Áp tải: LBA Details – Chi tiết LBA: Bin No – Số Bin: The following good checked and recieved in good condition Hàng hóa sau kiểm tra nhận lại tình trạng tốt: Lý trả về:   MTN No GRN No of Gross WT Tare WT Net WT MC % Số MTN No bags Trọng Trọng Trọng % Độ ẩm Số Số bao lượng bì lượng bì lượng tịnh GRN Defect Analysic- Sent- Phân tích nhược Gửi RecdNhận điểm Sàng 18 Sàng 16 Sàng 14 Sent- Gửi TL tịnh Sàng 13 Recd-Nhận Tạp chất Đá/ loại đậu Vỏ khô/ Vật khác Đen Sent-Gửi Độ ẩm Vỡ Recd-Nhận Mít Mốc BEW Sâu ăn Bạc xốp Sent- Gửi Sent- Gửi EEW Recd-Nhận Chúng thống nội dung lập biên để nhận lại số hàng vào kho Biên kết thúc lúc ……… Giờ ngày bên đồng ý ký tên BÊN VẬN CHUYỂN ĐỐC   NV TRẠM CÂN NV-KCS THỦ KHO GIÁM     Phụ lục Công ty TNHH OLAM LÂM ĐỒNG   PHIẾU THĂM DÒ KHÁCH HÀNG Công ty TNHH OLAM LÂM ĐỒNG xin chân thành cảm ơn quý khách hàng thời gian qua tín nhiệm chọn cơng ty chúng tơi làm nhà cung cấp Để phục vụ quý khách ngày tốt xin q khách vui lòng cho chúng tơi biết ý kiến vấn đề ( vui lòng gạch chéo vào bạn cho thích hợp ): Chất lượng sản phẩm: o Tốt o Khá o Trung bình o Yếu Thời hạn giao hàng: o Tốt o Khá o Trung bình o Yếu Giá đánh giá:   o Tốt o Khá o Trung bình o Yếu Đánh giá sách bán hang Cơng ty: o Tốt o Khá o Trung bình o Yếu Mức độ hài long chung sản phẩm công ty: o Tốt o Khá o Trung bình o Yếu   Phụ lục Bảng 4.5 OLAM ROBUSTA QUALITY REPORT SCREEN No CODE 14 MOIST BLACK&BROKEN GRADE FOREIGN MATTER EXCELSA MOULD REMARK NONMIN(%) (%) VG1,SCR18 WET SCR18:95 12.5 POLISHED- LAVAZZA SCR16:99 (%) COFFEE BROKEN:0.5% CHERRY 0.10% 0.50% NIL Defected beans: 0.5% (Black, partly (Half or more of the black, brown, spongy, unripe, original bean size) withered, beans with holes & more 2.insect damaged: 2% 3.polished:90-92% 4.cuptest:good body, neutral cup 14 VG1, SCR18 WET SCR18:90 12.50% POLISHED-NORMAL 29 VG1, SCR18 SILVER 19 0.10% 0.50% NIL 0.10% 0.50% NIL 1.Polished: MIN80% 0.10% 0.50% NIL Defected beans: 0.5%( Black, partly BROKEN:0.3% SCR18:90 12.50% POLISHED BLACK:0.1% BLACK:0.1% BROKEN:0.5% VG1, SCR18 SCR18:90 PREMIUM-LAVAZZA SCR17:98 12.50% BROKEN:0.2%( Half or more of the black, brown, spongy, unripe, original bean size) withered, beans with holes & more 2.insect damaged: 2% 3.cuptest:good body, neutral cup 19 VG1, SCR18 SCR18: 90 12.50% PREMIUM- NORMAL BLACK:0.1% 0.10% 0.50% NIL BROKEN: 0.3% 11 VG1, SCR18,(1%) SCR18: 90 12.50% 1% 0.50% 0.50% 0.10% 36 VG1, SCR18,(2%) SCR18:90 12.50% 2% 0.50% 0.50% 0.10% 36 VG1, SCR18,(2%) SCR18:85 12% 2% 0.50% 0.50% 0.10% NESTLE 13   VG1, SCR18,(3%) 1.Total defects:15% (ISO10470) 2.Cuptest: Nestle approve for class 7.1 SCR18:90 12.50% 3% 0.50% 0.50% 0.10% Bảng 4.6 OLAM ROBUSTA QUALITY SHEET No CODE 10 15 SCREEN MOIST BLACK&BROKEN MIN(%) (%) (%) VG1, SCR16 WET SCR16:95 12.50% POLISHED-LAVAZZA SCR14:99 GRADE FOREIGN MATTER NON-COFFEE BROKEN:1%( Half 0.10% CHERRY EXCELSA 0.50% MOULD NIL REMARK 1.Defected beans: 1%( Black, partly or more of the black, brown, spongy, unripe, original bean size) withered, beans with 3holes &more 2.insect damaged: 2% 3.polished:90-92% 4.cuptest:good body, neutral cup 11 15 VG1, SCR16 WET SCR16:90 12.50% POLISHED-NORMAL 12 28 VG1, SCR16 SILVER 16 VG1,SCR16 PREMIUM 0.10% 0.50% NIL 0.10% 0.50% NIL 0.10% 0.50% NIL BROKEN:0.3% SCR16:90 12.50% POLISHED 13 BLACK:0.1% BLACK:0.1% 1.Polished: MIN80% BROKEN:0.5% SCR16:90 12.50% BLACK:0.1% BROKEN:0.3% 14 10 VG1,SCR16,(1%) SCR16:90 12.50% 1% 0.50% 0.50% 0.10% 15 18 VG1,SCR16,(2%)- SCR16:90 12.50% BLACK, BROKEN & 0.50% 0.50% 0.10% 0.50% 0.50% 0.10% 0.50% 0.10% CHIBO DARK BROWN :2% 16 18 VG1,SCR16,(2%)-NORMAL SCR16:90 12.50% 17 13 VG1,SCR16,(3%)-FOLGER SCR16:90 12.50% SCR12:99 2% BLACK& BEAN 0.50% FRAGMENT:3% 1.Total defects:7% a.Black, Partly black, Brown beans b.FM, Bean fragment, broken(

Ngày đăng: 08/03/2018, 10:15