MỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN...i LỜI CẢM ƠN...ii MỤC LỤC...iii DANH MỤC CÁC BẢNG...vi Năng lực nhân sự chủ chốt tham gia quản lý dự án, công trình xây dựng tại Trường Cao đẳng Hàng hải I vi Các p
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cánhân tôi Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn đúng với thực tế vàchưa được ai công bố trong tất cả các công trình nào trước đây Tất cả các tríchdẫn đã được ghi rõ nguồn gốc
Hải Phòng, ngày 15 tháng 9 năm 2015.
Tác giả luận văn
Trang 2Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nênLuận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiếnđóng góp của quý thầy, cô và các độc giả.
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
Năng lực nhân sự chủ chốt tham gia quản lý dự án, công trình xây dựng tại Trường Cao đẳng Hàng hải I vi Các phương pháp chủ yếu giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình vi
Một số dự án, công trình xây dựng đã và đang thực hiện vi
tại Trường Cao đẳng Hàng hải I vi
Thống kê diện tích các khu chức năng vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
Quản lý chất lượng theo các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình vii
Các nội dung chủ yếu của giám sát thi công xây dựng công trình vii
Cơ cấu tổ chức giám sát theo bộ phận, công trình vii
Cơ cấu tổ chức giám sát theo chuyên ngành vii
Cơ cấu tổ chức giám sát kết hợp vii
Quan hệ giữa kỹ sư giám sát với các bên trong xây dựng công trình vii
Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án Trường Cao đẳng Hàng hải I vii
Quy trình chỉ định thầu và chỉ định thầu rút gọn vii
Sơ đồ tác nghiệp giám sát chất lượng giai đoạn chuẩn bị thi công vii
Quy trình giám sát chất lượng vật tư, kỹ thuật đưa vào công trình vii
Sơ đồ trình tự giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình vii
Nghiệm thu công việc vii
Nghiệm thu chuyển giai đoạn vii
Nghiệm thu hoàn thành vii
Tổng mặt bằng quy hoạch cơ sở 2, Trường Cao đẳng Hàng hải I tại phường đồng Hòa, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng vii
MỞ ĐẦU 1
Trang 4CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH 5
1.1 Tổng quan về chất lượng công trình xây dựng và quản lý chất lượng công trình 5
1.1.1 Khái niệm chất lượng và chất lượng công trình xây dựng 5
1.1.2 Quản lý chất lượng trong đầu tư xây dựng công trình 5
Hình 1.1.Quản lý chất lượng theo các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình 6
1.2 Giám sát thi công xây dựng công trình 7
1.2.1 Khái niệm về giám sát, giám sát xây dựng và giám sát thi công xây dựng công trình 7
1.2.2 Các nội dung chủ yếu giám sát thi công xây dựng công trình 8
1.3 Giám sát chất lượng trong thi công xây dựng công trình 8
1.3.1 Mục đích của giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình 9
1.3.2 Sự cần thiết của giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình 9
1.3.3 Nguyên tắc giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình 9
1.3.4 Yêu cầu đối với giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình 10
1.3.5 Cơ cấu tổ chức của đơn vị giám sát và quan hệ với các bên tham gia vào quá trình thi công xây dựng công trình 12
1.3.6 Nội dung cơ bản của công tác giám sát chất lượng trong thi công xây dựng công trình 16
1.3.7 Trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị, các nhân giám sát chất lượng trong thi công xây dựng công trình 27
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I 29
2.1 Giới thiệu về Ban quản lý dự án Trường Cao đẳng Hàng hải I 29
2.1.1 Mô hình, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và năng lực nhân sự của Ban quản lý dự án Trường Cao đẳng Hàng hải I 29
Bảng 2.1 Năng lực nhân sự chủ chốt tham gia quản lý dự án, công trình 33
xây dựng tại Trường Cao đẳng Hàng hải I 33
2.1.2 Đặc điểm các dự án xây dựng tại Trường Cao đẳng Hàng hải I 33
2.2 Công tác lựa chọn đơn vị tư vấn giám sát thi công 34
2.3 Tình hình công tác giám sát chất lượng trong thi công xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án 36 2.3.1 Giám sát chất lượng trong giai đoạn chuẩn bị thi công xây dựng công trình 36
Trang 52.3.2 Công tác giám sát, kiểm tra, nghiệm thu chất lượng trong giai đoạn thi công xây dựng công
trình 39
2.3.3 Công tác giám sát chất lượng trong giai đoạn giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác, sử dụng 44
2.4 Đánh giá công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình tại Trường Cao đẳng Hàng hải I 45
2.4.1 Những thành tựu đã đạt được 45
Bảng 2.3 Một số dự án, công trình xây dựng đã và đang thực hiện 46
tại Trường Cao đẳng Hàng hải I 46
2.4.2 Một số hạn chế và nguyên nhân 47
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I 56
3.1 Định hướng phát triển, quy hoạch xây dựng của Trường Cao đẳng Hàng hải I 56
Bảng 3.1 Thống kê diện tích các khu chức năng 58
3.2 Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình tại Trường Cao đẳng Hàng hải I 60
3.2.1 Đề xuất đối với Trường Cao đẳng Hàng hải I 60
3.2.2 Đề xuất đối với cơ quan quản lý nhà nước 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
trình xây dựng tại Trường Cao đẳng Hàng hải I
33
dựng công trình
40
Trang 7Hàng hải I tại phường đồng Hòa, quận Kiến An, thànhphố Hải Phòng.
61
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, hòa trong xu thế đổi mới và phát triển của nền kinh tế,với sự cố gắng to lớn của Đảng, Nhà nước, chính quyền các địa phương và nhândân trong cả nước, công tác xây dựng cơ bản có bước phát triển cả về số lượng,chất lượng, biện pháp, kỹ thuật thi công, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ kỹ thuật xâydựng Nhiều công trình lớn, kỹ thuật phức tạp chúng ta có khả năng thiết kế, thicông mà không phải có sự trợ giúp của nước ngoài Nhà nước đã và đang đầu tưhàng trăm ngàn tỷ đồng cho xây dựng cơ bản trên các lĩnh vực Đã làm thay đổi bộmặt của đất nước nói chung và của từng địa phương nói riêng
Bên cạnh những kết quả cơ bản và to lớn đó, một vấn đề được các bộ, ngành,địa phương và xã hội hết sức quan tâm đó là chất lượng xây dựng công trình đặcbiệt khâu giám sát chất lượng thi công xây dựng Ngành xây dựng vẫn là mộtngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và địa hình cho nên vẫn còn hìnhthức thức sản xuất thủ công, phụ thuộc rất nhiều vào sức lao động của con người.Khâu giám sát chất lượng thi công tại hiện trường vì thế càng phải được coi trọngtrong toàn bộ quá trình quản lý chất lượng của công trình Giai đoạn lập dự án vàgiai đoạn lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật ngay nay đã được ứng dụng các phần mềm vềtính toán và thiết kế rất nhiều, có chương trình tính toán và thiết kế vừa đảm bảoyêu cầu các chỉ tiêu kỹ thuật trong xây dựng vừa mang tính thẩm mỹ rất cao.Nhưng trong giai đoạn thi công hầu như máy móc chỉ giải phóng một phần nhữngcông việc nặng nhọc, còn những công việc liên quan mật thiết đến chất lượng vẫn
là yếu tố con người quyết định tất cả Công trình xây dựng không bảo đảm chấtlượng sẽ có nguy hại đến đời sống xã hội của mọi người, không ít công trình dokhông bảo đảm chất lượng đã lún nứt, thậm chí sập, đổ mất an toàn gây ra chếtngười, hàng năm trên phạm vi cả nước đều có các công trình bị sập, đổ gây tai nạnkhá lớn, chất lượng công trình không bảo đảm cũng gây mất mỹ quan, giảm độ bềnvững của công trình, gây lãng phí tốn kém, thậm chí có công trình phải phá dỡ đểlàm lại Những điều đó đã ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp, đến đời sống xã hội,
Trang 9khiến cho dư luận thêm bức xúc.
Tăng cường công tác giám sát chất lượng trong thi công xây dựng đã đượcChính phủ các bộ, ngành và các địa phương rất lưu tâm trong thời gian gần đây.Nhà nước đã ban hành Luật Xây dựng, Chính phủ đã có các Nghị định, các bộngành liên quan đã có những thông tư hướng dẫn giám sát chất lượng thi công xâydựng Các tỉnh, thành phố và các ngành cũng lập các đội thanh tra xây dựng đếntừng xã, phường để thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng thi công thực tế tạicông trường nhằm mục đích nâng cao chất lượng xây dựng công trình
Tuy nhiên, chất lượng công trình xây dựng hiện nay vẫn đang là vấn đề bứcxúc hàng đầu, giám sát chất lượng thi công trình còn mang tính hình thức, chủquan, đối phó và nhất là các hiện tượng rút ruột công trình thường xuyên xảy ra đốivới các công trình sử vốn ngân sách Nhà nước đã được các thông tin đại đưa tin vàphản ánh rất nhiều do đó không bảo đảm chất lượng và cũng là nguyên nhân làmthất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản
Trong những năm vừa qua, Trường Cao đẳng Hàng hải I đã được quan tâmđầu tư nhiều dự án xây dựng, công trình phục vụ công tác đào tạo, huấn luyện Nhàtrường đã có nhiều cố gắng và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc nângcao chất lượng công trình xây dựng, tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khiêm tốn
đã đạt được, vẫn còn những mặt tồn tại, yếu kém, đặc biệt trong khâu giám sát chấtlượng thi công công trình xây dựng
Với mục đích nghiên cứu tìm ra giải pháp nhằm nâng cao công tác giám sátchất lượng thi công công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại
Trường Cao đẳng Hàng hải I, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu một số giải
pháp hoàn thiện công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án Trường Cao đẳng Hàng hải I” để làm đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình, với mong muốn có những đóng góp thiết thực, cụ thể và hữu íchcho công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình tại Trường Caođẳng Hàng hải I
2 Mục đích nghiên cứu
Trang 10Mục đích nghiên cứu của đề tài là dựa trên cơ sở hệ thống lý luận về công tácgiám sát chất lượng thi công xây dựng công trình và phân tích một số tồn tại,vướng mắc, khó khăn trong thời gian vừa qua để đưa ra một số giải pháp hoànthiện công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình thuộc Trường Caođẳng Hàng hải I.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác giám sát chất lượng thi công côngtrình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước và những nhân tố ảnh hưởng đếnchất lượng của công tác này
Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn vào các dự án đầu tư xây dựng công trình sửdụng ngân sách Nhà nước thuộc Trường Cao đẳng Hàng hải I
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, phương pháp so sánh, các phương phápthống kê kết hợp với khảo sát thực tế
- Vận dụng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý chấtlượng công trình xây dựng theo các văn bản quy phạm ban hành
- Nghiên cứu một số tài liệu thứ cấp, các tài liệu thống kê, báo cáo của các tổchức quản lý, giám sát xây dựng hiện thời
5 Dự kiến kết quả đạt được của luận văn.
Hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về dự án đầu tư xây dựng côngtrình, giám sát chất lượng thi công dự án đầu tư xây dựng tại các dự án đầu tư xâydựng công trình trong giai đoạn thi công công trình;
Phân tích thực trạng công tác giám sát chất lượng thi công công trình xâydựng sử dụng vốn ngân sách tại Trường Cao đẳng Hàng hải I trong thời gian vừaqua, đánh giá những kết quả đạt được cần phát huy, những vấn đề bất cập, tồn tạicần khắc phục, hoàn thiện;
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi, phùhợp với thực tiễn công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng, tuân thủ theo
Trang 11những quy định của hệ thống văn bản luật định hiện hành nhằm nâng cao công tácgiám sát chất lượng thi công công trình xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự ánTrường Cao đẳng Hàng hải I.
Trang 12CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT
LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1.1 Tổng quan về chất lượng công trình xây dựng và quản lý chất lượng công trình
1.1.1 Khái niệm chất lượng và chất lượng công trình xây dựng
Theo TCVN 5814-1994: Quản lý chất lượng - Đảm bảo chất lượng - Thuậtngữ và định nghĩa thì: chất lượng là tập hợp những đặc tính của một thực thể (đốitượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu rahoặc tiềm ẩn
Quan niệm của tổ chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO: Chất lượng làtổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng của nó thể hiện được sự thỏa mãn nhu cầutrong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm
mà người tiêu dùng mong muốn
Cho đến nay quan niệm chất lượng tiếp tục được mở rộng hơn nữa: Chấtlượng là sự kết hợp giữa các đặc tính của sản phẩm thỏa mãn những nhu cầu củakhách hàng trong giới hạn chi phí nhất định
Đối với sản phẩm xây dựng, xét từ góc độ bản thân sản phẩm xây dựng vàngười thụ hưởng sản phẩm xây dựng, chất lượng công trình được đánh giá bởi cácđặc tính cơ bản như: công năng, độ tiện dụng; tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật; độbền vững, tin cậy; tính thẩm mỹ; an toàn trong khai thác, sử dụng, tính kinh tế; vàđảm bảo về tính thời gian
1.1.2 Quản lý chất lượng trong đầu tư xây dựng công trình
Quản lý chất lượng công trình là nhiệm vụ của tất cả các chủ thể tham giavào quá trình hình thành nên sản phẩm xây dựng bao gồm: Chủ đầu tư, nhà thầu,các tổ chức và cá nhân liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xâydựng, giám sát, bảo hành và bảo trì, quản lý, sử dụng sản phẩm xây dựng
Nếu tạm gác vấn đề quy hoạch sang một bên thì hoạt động quản lý chấtlượng công trình xây dựng chủ yếu là công tác giám sát của Chủ đầu tư và các chủthể khác Có thể gọi chung công tác giám sát là giám sát xây dựng, nội dung công
Trang 13tác giám sát và tự giám sát của các chủ thể có thể thay đổi tùy theo nội dung củahoạt động xây dựng mà nó phục vụ Các trình tự thực hiện giám sát xây dựng theocác giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng có thể tóm tắt theo sơ đồ hình 1.1 [3, tr 9]
Hình 1.1.Quản lý chất lượng theo các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình.
Trong giai đoạn khảo sát, ngoài sự giám sát của chủ đầu tư, nhà thầu khảosát xây dựng phải có bộ phận chuyên trách tự giám sát công tác khảo sát
Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình chịu tráchnhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng thiết kế xây dựng công trình.Chủ đầu tư nghiệm thu sản phẩm thiết kế và chịu trách nhiệm về các bản vẽ thiết
kế giao cho nhà thầu
Trong giai đoạn thi công xây dựng công trình có các hoạt động quản lý chấtlượng và tự giám sát của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựngcông trình và nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư; giám sát tác giả củanhà thầu thiết kế xây dựng công trình
Trong giai đoạn bảo hành, chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụngcông trình có trách nhiệm kiểm tra tình trạng công trình xây dựng, phát hiện hư hỏng
để yêu cầu sửa chữa, thay thế, giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục sửa chữa
đó Ngoài ra còn có giám sát của cộng đồng về chất lượng công trình xây dựng
Trang 14Có thể nói quản lý chất lượng cần được coi trọng trong tất cả các giai đoạn
từ thiết kế thi công cho đến giai đoạn bảo hành của công trình xây dựng Nhưnggiám sát chất lượng trong thi công xây dựng công trình là khâu quan trọng, thenchốt nhất trong công tác quản lý chất lượng của công trình
1.2 Giám sát thi công xây dựng công trình
1.2.1 Khái niệm về giám sát, giám sát xây dựng và giám sát thi công xây dựng
công trình
Giám sát có thể định nghĩa là một chức năng được thực hiện một cách liên
tục nhằm cung cấp cho cấp quản lý và các bên có liên quan các dấu hiệu về tácđộng thành công hoặc không thành công ban đầu của các hoạt động, dự án, chươngtrình đang triển khai Quá trình giám sát giúp các tổ chức theo dõi những thành quảthông qua việc thường xuyên thu thập thông tin để kịp thời hỗ trợ việc ra quyếtđịnh, đảm bảo việc giải trình trách nhiệm và tạo nền tảng cho việc đánh giá và bàihọc kinh nghiệm
Giám sát xây dựng là chỉ các công tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo và đánh giá
công việc những người tham gia công trình Nó lấy hoạt động của hạng mục côngtrình xây dựng làm đối tượng; lấy pháp luật, quy định, chính sách và tiêu chuẩn kỹthuật có liên quan, văn bản hợp đồng công trình làm chỗ dựa, lấy quy phạm thựchiện công việc, lấy nâng cao hiệu quả xây dựng làm mục đích
Giám sát thi công xây dựng công trình là hoạt động quản lý thường xuyên
thông qua việc: theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, kiến nghị, xử lý tại hiện trường về chấtlượng, khối lượng, tiến độ xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường theođúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành,các điều kiện kỹ thuật của công trình Giám sát thi công giúp phòng ngừa các saisót dẫn đến hư hỏng hay sự cố công trình
Qui chế 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 xác định: Giám sát quá trình thicông xây dựng là một trong các nội dung hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng(điều 15) Đồng thời khẳng định mục tiêu của quản lý giám sát chất lượng nhằmđảm bảo an toàn cho sản xuất, người sử dụng và hiệu quả đầu tư
Trang 151.2.2 Các nội dung chủ yếu giám sát thi công xây dựng công trình
Nội dung giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm: giám sát chấtlượng, giám sát khối lượng, giám sát tiến độ thi công, giám sát an toàn lao động và
vệ sinh môi trường xây dựng trong thi công xây dựng công trình (hình 1.2)
Tùy theo năng lực của mình, chủ đầu tư có thể trực tiếp hoặc thuê tư vấn đầu
tư và xây dựng thực hiện các nội dung giám sát thi công xây dựng công trình
Người giám sát phải bám vào nhiệm vụ giám sát chất lượng, giám sát khốilượng, giám sát tiến độ thi công, giám sát an toàn lao động và môi trường xây dựngtrong quá trình thi công xây dựng công trình
1.3 Giám sát chất lượng trong thi công xây dựng công trình
Giám sát chất lượng trong thi công là hoạt động quản lý thường xuyên thôngqua việc: theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, kiến nghị, xử lý tại hiện trường về chất lượngcông trình, theo đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt và các tiêu chuẩn kỹthuật hiện hành, các điều kiện kỹ thuật của công trình Giám sát chất lượng trongthi công giúp xây dựng công trình thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng, phòngngừa, loại bỏ các sai sót dẫn đến hư hỏng hay sự cố công trình
Hình 1.2 Các nội dung chủ yếu của giám sát thi công xây dựng công trình
Trang 161.3.1 Mục đích của giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình
Giám sát chất lượng thi công xây dựng nhằm loại trừ sai phạm kỹ thuật, đảmbảo công trình xây dựng đạt chất lượng thiết kế, phù hợp với các tiêu chuẩn kỹthuật được phép áp dụng, tiết kiệm, bảo đảm tiến độ và giá thành xây dựng (dokhông có khuyết tật phải sửa chữa hoặc phá đi làm lại )
1.3.2 Sự cần thiết của giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình
Công tác giám sát chất lượng trong thi công xây dựng là một công việc hếtsức quan trọng mà bất kỳ ai bỏ vốn ra đầu tư xây dựng công trình cũng mongmuốn nhà thầu và các bên liên quan, quan tâm, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả
để bảo đảm công trình xây dựng đúng thiết kế được duyệt, thoả mãn đầy đủ nhữngyêu cầu của tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật được áp dụng và xác lập được đầy đủ hồ
sơ hoàn thành công trình theo đúng quy định hiện hành
Do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan, trong khi tiến hành côngviệc, người thi công thường có những sai phạm trong thao tác, trong sử dụng vật tư
kỹ thuật, sử dụng thiết bị thi công, trong việc tuân thủ quy trình kỹ thuật, tiêuchuẩn, quy phạm hoặc những quy định của thiết kế
Để thực hiện đảm bảo chất lượng công trình xây dựng đạt hiệu quả, việc tiếnhành công tác giám sát chất lượng trong thi công xây dựng đóng một vai trò rấtquan trọng, thực hiện tốt công tác này sẽ đảm bảo cơ sở thiết yếu cho việc điềukhiển chất lượng của sản phẩm xây dựng, phục vụ mục tiêu đáp ứng yêu cầu chấtlượng đã để ra, thoả mãn yêu cầu của khách hàng, góp phần giảm giá thành, bảođảm tiến độ xây dựng
1.3.3 Nguyên tắc giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình
- Chấp hành đúng đắn quy định, quy phạm, tiêu chuẩn, pháp luật xây dựngcủa Nhà nước và chính quyền địa phương Tôn trọng pháp luật, công bằng, thànhthật, khoa học, giữ gìn lợi ích Nhà nước
- Không được có quan hệ lệ thuộc với đơn vị nhận thầu, đơn vị chế tạo thiết
bị và cung cấp vật tư, cũng không được cùng kinh doanh với những đơn vị này
- Người phụ trách đơn vị giám sát và kỹ sư giám sát đều phải làm việc giám
Trang 17sát của đơn vị mình, không được làm việc ở cơ quan quản lý Nhà nước Các đơn vịthiết kế và thi công, đơn vị chế tạo thiết bị và cung cấp vật tư của công trình đềuchịu sự giám sát.
- Đảm nhiệm công việc giám sát được uỷ thác một cách độc lập, không đượcchuyển nhượng, cũng không cho phép những đơn vị khác giả mượn danh nghĩađơn vị giám sát làm công việc giám sát Không làm việc vượt quá quyền hạn màhợp đồng giám sát quy định
- Tiếp nhận sự quản lý và giám sát của cơ quan chủ quản xây dựng, định kỳbáo cáo tình hình giám sát cho chủ công trình
- Vì giám sát thiếu sót mà tạo nên sự cố, theo quy định của hợp đồng, phảichịu một phần trách nhiệm kinh tế Đồng thời xử lý phạt tiền, cảnh cáo, kỷ luật,cho đến tước bỏ chứng chỉ kỹ sư giám sát đối với đương sự
1.3.4 Yêu cầu đối với giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình
1.3.4.1 Một số yêu cầu chung
- Việc giám sát phải được thực hiện ngay từ khi khởi công xây dựng côngtrình Mọi công tác được ghi trong danh mục phải được thực hiện, người giám sátphải theo dõi để có giải pháp kiểm tra đạt kết quả tốt nhất Tất cả các công tác xâydựng được tiến hành phải có biện pháp thi công do nhà thầu lập, kỹ sư tư vấn giámsát kiểm tra và trình cho Chủ đầu tư phê duyệt bằng văn bản
- Những biện pháp thi công công việc có yêu cầu đặc biệt hoặc phức tạp, có
sự phối hợp đồng bộ của nhiều đơn vị thầu phụ, chủ đầu tư cần thuê một đơn vịthích hợp thẩm định Khi cần thiết, tổ chức hội thảo lấy ý kiến tập thể để xác địnhbiện pháp thi công tối ưu
- Việc giám sát phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong mọi thờigian thi công Nếu cần thiết theo dõi liên tục, không kể giờ lao động hay không,người giám sát phải bố trí theo dõi
- Mọi nhận định về chất lượng phải căn cứ vào các yêu cầu kỹ thuật của Chủđầu tư nêu trong hồ sơ mời thầu, coi như điều kiện hợp đồng Nếu hồ sơ mời thầu chưanêu cụ thể, phải căn cứ vào quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật để nhận định chất lượng
Trang 18- Công tác giám sát chất lượng các công tác thi công đòi hỏi trung thực,khách quan và không vụ lợi Không được phép lợi dụng công tác giám sát để mưucầu lợi ích cá nhân ngoài quy định của Nhà nước và Pháp luật Phải công tâm nhậnđịnh về chất lượng Không để chủ quan, thành kiến hay sự thiên lệch khác làm ảnhhưởng đến nhận định về chất lượng.
1.3.4.2 Yêu cầu đối với tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng
- Tổ chức tư vấn giám sát chất lượng xây dựng phải có tư cách pháp nhân,
có giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật và chỉ được hoạt động trongphạm vi quy định tại giấy phép kinh doanh
- Chỉ được nhận thầu giám sát thi công xây dựng tại những công trình tổchức tư vấn không có mối quan hệ kinh tế với nhà thầu xây dựng hoặc cung cấpvật tư thiết bị cho công trình
- Chỉ được nhận thầu giám sát thi công xây dựng tại những công trình có yêucầu kỹ thuật và ngành nghề chuyên môn phù hợp với năng lực của mình
- Cán bộ của tổ chức tư vấn khi thực hiện công tác giám sát thi công xâydựng phải có chứng chỉ giám sát xây dựng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp, đượcphân công giám sát những công việc phù hợp với trình độ và lĩnh vực chuyên môn
đã được đào tạo
- Cán bộ giám sát chất lượng xây dựng phải là kỹ sư hoặc trung cấp kỹ thuật,
đã làm việc (thi công, thiết kế) tại lĩnh vực chuyên môn phù hợp với công việcđược giao trong thời gian ít nhất là ba năm đối với cán bộ giám sát và năm năm đốivới kỹ sư giám sát trưởng Riêng vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, nếu thiếucán bộ, có thể sử dụng những người có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học, được
cơ sở đào tạo hợp pháp bồi dưỡng nghiệp vụ và cấp chứng chỉ giám sát xây dựng
để thực hiện công tác giám sát
- Cán bộ giám sát chất lượng xây dựng phải khách quan, vô tư, trung thực vàtận tụy với công việc
1.3.4.3 Yêu cầu đối với cá nhân làm công tác giám sát chất lượng xây dựng
Cá nhân làm công tác giám sát chất lượng xây dựng phải đảm bảo các điều
Trang 19kiện sau đây:
- Đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định về hành nghề tư vấn xây dựng;
- Có chứng chỉ giám sát xây dựng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp;
- Có đủ năng lực và trình độ chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhậngiám sát;
- Không có mối quan hệ kinh tế với nhà thầu xây dựng hoặc cung cấp vật tưthiết bị cho công trình;
- Đáp ứng yêu cầu về thâm niên công tác và phẩm chất, đạo đức như quyđịnh ở trên
1.3.5 Cơ cấu tổ chức của đơn vị giám sát và quan hệ với các bên tham gia vào
quá trình thi công xây dựng công trình
1.3.5.1 Cơ cấu tổ chức của đơn vị giám sát thi công xây dựng công trình
Thành phần của bộ máy giám sát có thể bao gồm: Kỹ sư giám sát trưởng, kỹ
sư giám sát bộ phận, kỹ sư giám sát chuyên ngành và nhân viên giám sát
Cơ cấu tổ chức phụ thuộc vào quy mô và tính chất công trình xây dựng đượcgiám sát Một số cơ cấu tổ chức bộ máy giám sát xây dựng như:
* Cơ cấu theo bộ phận, khu vực: áp dụng giám sát các công trình rộng lớn vềmặt địa lý hoặc phân bố rải rác (hình 1.3)
Hình 1.3 Cơ cấu tổ chức giám sát theo bộ phận, công trình
Trang 20* Cơ cấu theo chuyên ngành: phù hợp với việc giám sát các công trình có thểkhông rộng lớn về mặt địa lý nhưng phức tạp về chuyên môn kỹ thuật (hình 1.4).
Hình 1.4 Cơ cấu tổ chức giám sát theo chuyên ngành
* Cơ cấu tổ chức kết hợp: áp dụng giám sát các công trình vừa trải rộng vềmặt địa lý vừa phức tạp về mặt kỹ thuật (hình 1.5)
Hình 1.5 Cơ cấu tổ chức giám sát kết hợp
Trang 21Trong đó:
- Kỹ sư giám sát trưởng là người phụ trách toàn quyền các hoạt động giámsát: Quyết định trình tự giám sát và các chế độ liên quan; Quyết định cơ cấu giámsát công trình và chức năng của các nhân viên; Đưa ra chủ trương đối với các vấn
đề kỹ thuật quan trọng; Xem xét và phê chuẩn các báo cáo của các kỹ sư giám sát
và các văn bản về quản lý hợp đồng
- Kỹ sư giám sát chuyên ngành bộ phận là những cấp giám sát trung gian:Nhận mệnh lệnh, yêu cầu, ủy thác từ kỹ sư giám sát trưởng và thường xuyên báocáo tính hình cho kỹ sư giám sát trưởng, hướng dẫn nhân viên giám sát thực thicông tác giám sát cụ thể
- Nhân viên giám sát (giám sát hiện trường): Trực tiếp kiểm tra, giám sát cáccông việc cụ thể trên công trường thi công xây dựng; Kịp thời phát hiện các lỗi củathiết kế hay của quá trình thi công xây dựng; Thường xuyên ghi chép chi tiết tìnhhình để báo cáo kỹ sư giám sát phụ trách mình [ 3, tr 25-27]
1.3.5.2 Quan hệ giữa đơn vị giám sát với các bên tham gia thi công xây dựng công trình
Đơn vị giám sát có vị trí quan trọng trong khi thi công xây dựng công trình,quan hệ của họ với các bên trong xây dựng công trình như hình 1.6 [1, tr.29]
a) Mối quan hệ giữa tư vấn giám sát xây dựng và chủ đầu tư
4
3 2
1
1 1
C B
D A
Trang 22Mối quan hệ giữa tư vấn giám sát chất lượng thi công xây dựng và chủ đầu
tư được xác định tại hợp đồng tư vấn, vì vậy hợp đồng tư vấn phải quy định rõphạm vi hoạt động của tư vấn, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bên và phải đượccấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành
Tư vấn giám sát chất lượng thi công xây dựng thực hiện trách nhiệm giámsát của chủ đầu tư (theo hợp đồng tư vấn) được chủ đầu tư thông báo cho các bênliên quan trên công trường về sự uỷ quyền của mình để có tư cách pháp nhân thựchiện công việc và chịu sự kiểm tra của chủ đầu tư theo quy định hiện hành
b) Mối quan hệ giữa tư vấn giám sát xây dựng và nhà thầu
Do được chủ đầu tư uỷ quyền thực hiện công tác giám sát chất lượng thicông xây dựng, mối quan hệ giữa tư vấn và nhà thầu là mối quan hệ độc lập vềchức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định hiện hành Tuy vậy, phải bảođảm có sự hợp tác, tương hỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhau để mỗi bên thựchiện nhiệm vụ của mình
Tư vấn thực hiện trách nhiệm giám sát các hoạt động xây dựng của nhà thầu
để xác định chất lượng và nghiệm thu sản phẩm theo quy định Việc kiểm tra trongquá trình xây dựng của nhà thầu để đảm bảo chất lượng sản phẩm là công tác kiểmtra nội bộ
Tư vấn cần hỗ trợ nhà thầu hiểu rõ đồ án thiết kế đồng thời có quyền yêu cầunhà thầu cung cấp những thông tin cần thiết về hoạt đông xây dựng để đánh giáchất lượng công trình Nhà thầu có trách nhiệm đáp ứng và chịu sự kiểm tra của tư
vấn theo luật định
c) Mối quan hệ giữa tư vấn giám sát xây dựng và tư vấn thiết kế
Tư vấn giám sát chất lượng thi công xây dựng và tư vấn thiết kế tuy có chứcnăng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng nhưng có sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt độngkiểm tra, giám sát và nghiệm thu công trình Cả hai đều có trách nhiệm giám sátcác hoạt động của nhà thầu để công trình bảo đảm chất lượng thiết kế quy định
Khi phát hiện những vấn đề không phù hợp cần sửa đổi, bổ sung hoặc hiệuchỉnh lại thiết kế thi công việc này thuộc trách nhiệm của tư vấn thiết kế, tư vấn
Trang 23giám sát chất lượng thi công xây dựng giám sát nhà thầu thực hiện tại hiện trường.
1.3.6 Nội dung cơ bản của công tác giám sát chất lượng trong thi công xây
dựng công trình
1.3.6.1 Giám sát chất lượng trong giai đoạn chuẩn bị thi công xây dựng công trình
a) Kiểm tra Hồ sơ, tài liệu pháp lý
* Tài liệu thiết kế: Tài liệu thiết kế chủ yếu của giai đoạn này là Bản vẽ thi
công xây dựng, tài liệu khảo sát địa chất khu vực xây dựng công trình
+ Đối với Bản vẽ thi công, khi kiểm tra cần dựa trên những yêu cầu sau đây:Thuyết minh và bản vẽ thi công phải đầy đủ theo quy định hiện hành
Bản vẽ thuộc các lĩnh vực chuyên ngành như kết cấu, kiến trúc, cấp thoátnước, điện, thông gió, cứu hoả phải hợp bộ, hoàn thiện, đầy đủ, không mâuthuẫn
Bản vẽ phải phù hợp với Tiêu chuẩn, Quy phạm thiết kế và thi công hiệnhành
Bản vẽ không được thiếu nét, không có những sai sót (thường thấy trongthiết kế như xử lý cấu tạo, xử lý nền móng )
Tính pháp lý của bản vẽ thể hiện trên các mặt: Tổ chức thiết kế hợp pháp,thủ tục trình bày ở khung tên
Công trình do nhiều đơn vị thiết kế thì các bản vẽ vẫn phải thống nhất,không có sai lệch
Các kích thước hình học, vị trí mặt bằng, tim, cốt tại bản vẽ tổng mặt bằng
và các bản vẽ khác phải thống nhất với nhau
Đơn vị thi công phải có tập bản vẽ điển hình mà thiết kế quy định để sửdụng trong thi công
Các bản vẽ đường ống công nghệ, đường điện, trang thiết bị, đường vậnchuyển tới công trường và giữa chúng với nhau phải thống nhất, được bố trí hợplý
Bản vẽ thi công phải bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường, vệ sinh
Trang 24công nghiệp.
Bản vẽ thi công phải bảo đảm phù hợp với quy định về phòng cháy, chữacháy, môi sinh, môi trường
+ Đối với tài liệu khảo sát địa chất công trình:
Thuyết minh, báo cáo địa chất công trình phải đầy đủ theo quy định hiệnhành
Tài liệu khảo sát địa chất phải được thực hiện đúng tại khu vực xây dựngcông trình
Nội dung khảo sát phải phù hợp với yêu cầu thiết kế và quy định hiện hành.Phải thoả mãn yêu cầu về thủ tục pháp lý (đơn vị khảo sát, các chữ ký vàđóng dấu )
* Tài liệu thiết kế tổ chức thi công: Thiết kế tổ chức thi công gồm các biện
pháp thi công, nhu cầu nhân lực, các phương thức huy động vật tư, vật liệu kỹthuật, kể cả bố trí mạng lưới đường vận chuyển, các phương tiện cung cấp nănglượng, nước và các loại vật chất cần thiết khác; Bảng tiến độ xây dựng, kế hoạchtriển khai công việc Những vấn đề nêu trên được thể hiện bằng các bản vẽ và tậpthuyết minh hoặc các chỉ dẫn thực hiện
Khi kiểm tra tài liệu thiết kế tổ chức thi công phải căn cứ vào những yêu cầusau đây:
Mức độ hoàn thiện, năng lực của bộ máy tổ chức, điều hành thi công xâydựng phải bảo đảm có độ tin cậy cao
Bản vẽ Tổng mặt bằng thi công phải hợp lý, phải thuận lợi cho việc kiểm tra,đánh giá chất lượng
Các đặc trưng, chỉ tiêu địa chất công trình và tình hình môi trường của khuvực xây dựng phải chính xác, có độ tin cậy cao Báo cáo địa chất phải đầy đủ
Các biện pháp kỹ thuật thi công phải khả thi, thuận tiện
Biện pháp an toàn lao động phải thiết thực, đầy đủ, rõ ràng
Khả năng huy động lực lượng lao động, xe máy, vật liệu xây dựng dễ dàng,thuận lợi và đầy đủ
Trang 25Tiến độ thi công khả thi, tin cậy.
* Tiêu chuẩn, Quy phạm kỹ thuật áp dụng
Phải trong danh sách các tiêu chuẩn, quy phạm được phép áp dụng,
Tiêu chuẩn, Quy phạm kỹ thuật phải có đủ chủng loại theo yêu cầu của côngnghệ xây dựng
Phải hiện hành (không sử dụng các tiêu chuẩn quy phạm đã hết hiệu lực)
Có quy chế quản lý, sử dụng bảo quản hợp lý, khoa học, thuận tiện cho việctra cứu, sử dụng
b) Kiểm tra vật tư kỹ thuật chuẩn bị đưa vào sử dụng công trình
Vật tư kỹ thuật (bao gồm vật liệu xây dựng, cấu kiện, bán thành phẩm, linhkiện, các sản phẩm thô khác sử dụng vào việc xây dựng để cấu thành nên côngtrình) giữ vai trò quan trọng, là điều kiện tiên quyết trong việc đảm bảo chất lượngcông trình xây dựng Sử dụng đúng vật tư kỹ thuật sẽ là tiền đề đảm bảo chấtlượng Để đảm bảo được điều này, công tác giám sát chất lượng xây dựng đối vớivật tư kỹ thuật giữ vai trò trọng yếu, là công việc không thể thiếu trong Hệ thốngquản lý và kiểm soát chất lượng
Kiểm tra chất lượng vật tư kỹ thuật cần thực hiện những công việc sau đây:Kiểm tra chứng chỉ chất lượng sản phẩm; Mỗi sản phẩm đưa tới công trườngđều phải có đầy đủ chứng chỉ xuất xưởng của nhà sản xuất theo đúng quy định củatiêu chuẩn sản phẩm hàng hoá Trường hợp sản phẩm do nhà thầu sản xuất hoặc doChủ đầu tư (Bên A) cung cấp cũng phải đảm bảo quy định này
Vật tư kỹ thuật không có chứng chỉ chất lượng sẽ không được sử dụng vàocông trình
Kiểm tra phương thức vận chuyển, bảo quản: Mỗi loại vật liệu đòi hỏi mộtphương thức vận chuyển, một cách bảo quản trong quá trình vận chuyển riêng Ximăng bao khi vận chuyển bằng ôtô phải được che đậy để chống mưa, sắt thép vậnchuyển bằng đường biển phải được cách nước, các vật dễ nổ, dễ cháy phải đượcvận chuyển bằng những phương tiện chuyên dụng Công việc giám sát, kiểm traphương thức vận chuyển vật tư kỹ thuật nhằm kiểm soát được ngay từ đầu chất
Trang 26lượng của chúng, đồng thời cũng cảnh báo cho nhà cấp hàng, đơn vị cung ứng thựchiện đúng quy định về vận chuyển đối với mỗi loại vật liệu khi đưa chúng tới côngtrường.
Kiểm tra kế hoạch thí nghiệm để xác định lại chất lượng vật liệu của đơn vịcung ứng, nhà cấp hàng đồng thời giám sát quá trình thực hiện Các vật tư kỹ thuật
đã lưu kho tại công trường, trước khi sử dụng phải biết tình trạng chất lượng củachúng Nhiều vật liệu có đặc tính bị giảm phẩm cấp chất lượng theo thời gian như
xi măng, sơn, sắt thép để lâu đã bị han gỉ Đơn vị cung ứng, nhà cấp hàng phải có
kế hoạch quy định việc lấy mẫu thí nghiệm để xác định lại chất lượng vật tư kỹthuật được lưu kho lâu ngày; Công tác thí nghiệm phải do Cơ sở thí nghiệm, phòngthí nghiệm chuyên môn phù hợp tiến hành Trong thực tế, có vật liệu được cungứng từ nhiều nguồn, do nhiều nhà sản xuất khác nhau chế tạo, để sử dụng hợp lý,đúng yêu cầu thiết kế, các vật liệu này trước khi sử dụng vào công trình cũng phảilấy mẫu thí nghiệm để xác định chất lượng
c) Kiểm tra máy móc, thiết bị thi công
Máy móc, thiết bị thi công là cơ sở vật chất quan trọng để thực hiện cơ giớihoá xây dựng, là trang thiết bị không thể thiếu trong hiện đại hoá xây dựng Máymóc, thiết bị thi công có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và chất lượng thi công cáchạng mục công trình Giám sát chất lượng xây dựng đối với máy móc, thiết bị thicông cần tập trung vào những vấn đề sau đây:
+ Trong khâu chọn máy móc, thiết bị: Chọn máy móc thiết bị thi công phảiphù hợp với yêu cầu kỹ thuật xây dựng, phù hợp với khả năng cung cấp, kinh tế,tiên tiến đồng thời có xét đến mạng lưới đường vận chuyển trong và ngoài côngtrường Tính năng của máy móc, thiết bị thi công phải có độ tin cậy cao, sử dụng
an toàn, thao tác thuận tiện, bảo dưỡng dễ dàng
Mỗi thiết bị, máy móc phải có đủ lý lịch, catalo, bảng hướng dẫn sử dụng,quy trình bảo dưỡng và nội quy an toàn khi vận hành của nhà chế tạo
+ Đối với các tham số, tính năng chủ yếu của máy móc, thiết bị: Tham số,tính năng chủ yếu của máy móc, thiết bị là chỗ dựa chủ yếu để lựa chọn chúng cho
Trang 27thi công Khi lựa chọn phải căn cứ vào yêu cầu của công việc thi công, yêu cầuđảm bảo chất lượng đồng thời phù hợp với điều kiện cung cấp, khả năng thao tác,vận hành và điều kiện đưa tới công trường.
+ Yêu cầu thao tác, sử dụng máy móc, thiết bị: Yêu cầu sử dụng phải hợp lý,thao tác chính xác Đây là khâu quan trọng đảm bảo chất lượng thi công công trình.Trong quản lý sử dụng tốt nhất là giao máy tới từng cá nhân, cố định để gắn tráchnhiệm trong quản lý, bảo quản, sử dụng
+ Trong khu vực hoạt động của máy móc, thiết bị phải có biển báo an toàn,phải rào chắn (nếu cần)
+ Phải thực hiện nghiêm ngặt việc duy tu, bảo dưỡng, quy trình kiểm tra,đăng kiểm với cơ quan chức năng nhà nước theo quy định hiện hành
d) Kiểm tra giác mốc trắc đạc
Trắc đạc là công việc đầu tiên chuyển từ bản vẽ thiết kế ra thực tế hiệntrường Độ chính xác của trắc đạc thi công cao hay thấp quyết định trực tiếp đếnchất lượng tổng thể của công trình Giám sát chất lượng xây dựng cần lưu ý đếnnhững công việc sau đây:
+ Lập lưới khống chế trắc đạc thi công: Trên bản vẽ tổng mặt bằng côngtrình, vị trí của từng công trình riêng biệt biểu thị bằng hệ thống toạ độ thi công.Toạ độ và điểm khởi đầu của lưới khống chế thi công nói chung dựa theo hướngcủa chiều dài công trình Khi lập lại lưới khống chế trác đạc thi công phải dùnglưới đo vuông góc với công trình Mạng lưới thuỷ chuẩn khống chế cao độ, vị tríphải chôn cọc mốc chuẩn, các cọc mốc phải được bảo vệ không bị mất hoặc giảmđộ chính xác
+ Trắc đạc thi công công trình dân dụng: Yêu cầu phải kiểm tra lại: Trắc đạcđịnh vị ngôi nhà, trắc đạc thi công móng, chương trình đo kiểm tra đối với khốixây, kiểm tra tuyến trục các tầng, kiểm tra truyền dẫn cao độ các tầng
+ Trắc đạc thi công công trình công nghiệp: Yêu cầu phải kiểm tra lại: Trắcđạc lưới khống chế nhà xưởng, trắc đạc thi công móng, cột, chương trình kiểm tratuyến trục dựng ván khuôn lưới cột, và cao độ
Trang 28+ Trắc đạc thi công nhà cao tầng: Yêu cầu kiểm tra lại: Trắc đạc lưới khốngchế khu vực công trình, khống chế mặt bằng và cao độ từ móng trở lên Chươngtrình kiểm tra độ thẳng đứng, độ nghiêng của công trình và của công trình tháp,quan trắc biến dạng, lún, nghiêng của các công trình trong quá trình thi công vàquá trình sử dụng
+ Trắc đạc thi công công trình đường ống: Yêu cầu phải kiểm tra lại: Trắcđạc định vị lưới ống của khu vực và các đường dây tải điện phân phối Chươngtrình kiểm tra thi công đường ống dưới đất, đường ống lắp đặt trên cao, đo caotrình điểm giao nhau của nhiều đường ống
e) Kiểm tra lực lượng lao động
Phương châm: Con người là nhân tố quyết định nhất đến chất lượng sảnphẩm do họ làm ra Trong xây dựng, ai thiết kế người đó chịu trách nhiệm chấtlượng thiết kế, ai thi công người đó chịu trách nhiệm chất lượng thi công, ai thaotác thì chịu trách nhiệm phần việc mình làm Do đó, một đơn vị có tổ chức chặtchẽ, phân công trách nhiệm rõ ràng, giao việc đúng người, có chế độ khuyến khích,động viên tốt thì khả năng bảo đảm chất lượng cao hơn, tin cậy hơn Giám sát chấtlượng xây dựng lĩnh vực này cần chú trọng đến những vấn đề sau đây:
+ Phương thức tổ chức lực lượng lao động của đơn vị thi công: Bộ máy tổchức hợp lý, có đủ quyền lực để điều khiển và kiểm soát chất lượng, có Hệ thốngđảm bảo chất lượng hoạt động có hiệu quả Đội ngũ công nhân lành nghề, tự giácthực hiện công việc, kỷ luật lao động chặt chẽ Mỗi công trình, hạng mục côngtrình có người chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, có kế hoạch đảm bảo chất lượng
+ Trình độ lành nghề của đội ngũ công nhân, được tổ chức khoa học, tổ chứcđội tổ lao động, gắn trách nhiệm vào sản phẩm họ làm, những kinh nghiệm nghềnghiệp do đã trải qua thi công nhiều công trình tương tự Đây là yếu tố rất quantrọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, công trình xây dựng
+ Kế hoạch, chương trình bồi dưỡng, đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũlao động của đơn vị thi công Đây là vấn đề hết sức quan trọng cho sự phát triển,tăng trưởng của một đơn vị Nhận thức và thực hiện tốt vấn đề đào tạo, bồi dưỡng
Trang 29nâng cao tay nghề cho công nhân, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ là điều kiệnkhông thể thiếu trong Hệ thống đảm bảo chất lượng công trình, sản phẩm xâydựng Các lớp bồi dưỡng có người lãnh đạo, đối tượng là nhân viên kỹ thuật, độitrưởng, tổ trưởng, người thao tác, nhất là thao tác những công việc đặc biệt Trọngđiểm bồi dưỡng là công nghệ mới, quy phạm, quy trình thi công mới, quy trìnhthao tác kỹ thuật thi công mới yêu cầu thực thi tại công trường.
Quy chế thực hiện thi sát hạch nghiệp vụ, tay nghề và tình hình thực hiệncủa đơn vị Việc cấp Giấy chứng nhận, chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghềsau đào tạo
+ Chính sách khuyến khích vật chất của đơn vị thi công: Kiểm tra, theo dõicông tác kiện toàn chế độ trách nhiệm, cải thiện điều kiện lao động, chế độ phânphối công bằng, hợp lý, dùng người theo tài năng, hạn chế khiếm khuyết để pháthuy hết tính tích cực của mọi người trong tổ chức, đơn vị
f) Kiểm tra công tác chuẩn bị để khởi công công trình
Giám sát chất lượng xây dựng cần chú trọng những điều kiện dưới đây:+ Chuẩn bị mặt bằng xây dựng: kiểm tra giấy phép quyền sử dụng đất docấp chính quyền cấp, chất lượng công tác giải phóng mặt bằng, trắc đạc thi công
+ Tình hình giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của các cơ quan ngoài:cấp điện, cấp nước, sử dụng đường giao thông, đền bù, di chuyển tài sản công trìnhcông cộng, an ninh trật tự, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy
+ Tình hình chuẩn bị lực lượng thi công, xe máy, thiết bị, vật liệu xây dựng.+ Tình hình tổ chức bộ máy quản lý, điều hành, chuẩn bị tài liệu thiết kế,quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật cho thi công
+ Tình hình chuẩn bị kế hoạch vốn theo Hợp đồng giao nhận thầu, kế hoạchphân bổ và thanh toán vốn
1.3.6.2 Giám sát chất lượng thi công xây dựng trong giai đoạn thực hiện thi công xây dựng
Giám sát chất lượng trong giai đoạn thi công xây dựng gồm những công việcchính sau đây:
Trang 30a) Giám sát tại hiện trường:
Tư vấn giám sát phải có kế hoạch kiểm tra, giám sát chất lượng, nêu rõ môhình tổ chức, quy trình và chỉ dẫn thực hiện, phù hợp với hợp đồng tư vấn đã kýkết với chủ đầu tư, bảo đảm mọi hoạt động xây dựng trên hiện trường đều đượckiểm tra, giám sát chất lượng chặt chẽ và có hiệu quả Nội dung giám sát chấtlượng xây dựng tại hiện trường gồm những công việc chính sau đây:
- Kiểm tra, thống nhất về biện pháp tổ chức thi công xây dựng, quy trình vàchỉ dẫn thực hiện từng khâu công tác của nhà thầu trình, bảo đảm phù hợp với hợpđồng giao nhận thầu xây dựng và hồ sơ dự thầu
- Kiểm tra chất lượng vật tư, thiết bị lắp đặt sẽ sử dụng vào công trình theođúng những quy định tại các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật được áp dụng Chỉ chophép nhà thầu sử dụng vào công trình những vật tư, thiết bị lắp đặt đảm bảo chấtlượng
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ toàn bộ hoạt động xây dựng của nhà thầu, bảođảm mọi khâu công tác đều được thi công theo đúng thiết kế được duyệt, bản vẽ thicông và tiêu chuẩn quy phạm được áp dụng
- Đảm bảo trước khi tiến hành công việc sau, công việc trước đó phải được
tư vấn giám sát thi công xây dựng kiểm tra, xác nhận, theo đúng trình tự công nghệxây dựng
- Kiểm tra lực lượng lao động, máy móc thiết bị thi công do nhà thầu bố trítại mỗi khâu công tác, đảm bảo phù hợp với biện pháp và tiến độ thi công đã đượccác bên thống nhất Thông báo và kiến nghị nhà thầu kịp thời bổ sung tại nhữngnơi không phù hợp, giám sát nhà thầu trong việc khắc phục vấn đề này
- Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thực hiện hợp chuẩn đối với các máy móc, thiết
bị đo lường đang sử dụng tại các cơ sở sản xuất, chế tạo
- Đôn đốc nhà thầu tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuậttrong thi công xây dựng, đảm bảo tránh được sai sót làm ảnh hưởng đến chất lượng
và tiến độ hoàn thành công trình Khi phát hiện có sai phạm thì thông báo và kiếnnghị ngay để nhà thầu khắc phục
Trang 31- Thống nhất với nhà thầu về các giải pháp bổ sung để hiệu chỉnh biện pháp
tổ chức thi công xây dựng (đã được các bên thống nhất) khi thực tế hiện trườngphát sinh những vấn đề không phù hợp với điều kiện đã dự kiến, tính toán
- Kiểm tra các báo cáo, các tài liệu về chất lượng do nhà thầu cung cấp theoquy định của hợp đồng
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng các công việc hoàn thành và tham gianghiệm thu theo quy định hiện hành
- Định kỳ báo cáo chủ đầu tư (đồng thời gửi nhà thầu một bản) về tình hìnhchất lượng công trình theo quy định của hợp đồng tư vấn
- Thu thập, bảo quản, lưu trữ các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến chất lượngcông trình theo quy định hiện hành
b) Giám sát thí nghiệm, thử nghiệm:
Giám sát thí nghiệm, thử nghiệm bao gồm những công việc sau đây:
- Kiểm tra các cơ sở thí nghiệm, thử nghiệm về: Phạm vi hoạt động, các điềukiện, năng lực hành nghề và sự hợp chuẩn các thiết bị theo quy định hiện hành
- Kiểm tra và thống nhất chương trình thí nghiệm, hiệu chỉnh, thử nghiệmcủa nhà thầu, bảo đảm mọi vật tư, thiết bị lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng đều cóchứng chỉ chất lượng, đuợc kiểm tra hoặc thí nghiệm, hiệu chỉnh, thử nghiệm phùhợp với quy định của nhà sản xuất, chế tạo và tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng
- Theo dõi, kiểm tra công việc thí nghiệm, hiệu chỉnh, thử nghiệm (theochương trình đã thống nhất) của nhà thầu tại hiện trường và trong phòng thínghiệm, bảo đảm công tác thí nghiệm chính xác, tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật hiệnhành
- Kiểm tra các báo cáo kết quả thí nghiệm, thử nghiệm do nhà thầu tiếnhành Khi có nghi vấn thì đề xuất biện pháp giải quyết phù hợp với những quy địnhcủa tiêu chuẩn kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành Trường hợpcần thiết có thể kiến nghị chủ đầu tư mời bên thứ ba thực hiện thí nghiệm phúc tra
1.3.6.3 Giám sát chất lượng trong giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào
Trang 32- Kiểm tra hồ sơ hoàn thành công trình.
- Đánh giá toàn diện chất lượng của công trình, báo cáo chủ đầu tư
- Tham gia nghiệm thu hoàn thành đưa công trình vào khai thác, sử dụngtheo quy định hiện hành
b) Nghiệm thu chất lượng trong thi công xây dựng công trình
Phải dựa vào TCXDVN 371-2006 - Nghiệm thu chất lượng thi công côngtrình xây dựng - để thực hiện các quy dịnh về nội dung và trình tự tiến hành côngtác nghiệm thu chất lượng thi công xây dựng công trình đã hoàn thành
Tiêu chuẩn này quy định chỉ được phép đưa bộ phận công trình (hạng mụccông trình hoặc công trình) đã xây dựng xong vào sử dụng sau khi đã tiến hànhcông tác nghiệm thu theo những quy định của tiêu chuẩn này
Chỉ được nghiệm thu những công việc xây dựng, bộ phận kết cấu, thiết bị,máy móc, bộ phận công trình, giai đoạn thi công, hạng mục công trình và hoàntoàn phù hợp với thiết kế được duyệt, tuân theo những yêu cầu của tiêu chuẩn này
và các tiêu chuẩn quy phạm thi công và nghiệm thu kỹ thuật chuyên môn liênquan
Đối với công trình hoàn thành nhưng vẫn còn có các tồn tại về chất lượng
mà những tồn tại đó không ảnh hưởng đến độ bền vững và các điều kiện sử dụngbình thường của công trình thì có thể chấp nhận nghiệm thu đồng thời phải tiếnhành những công việc sau đây:
Trang 33- Lập bảng thống kê các tồn tại về chất lượng và quy định thời hạn sửa chữa,khắc phục để nhà thầu thực hiện.
- Các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra việc sửa chữa,khắc phục các tồn tại đó
- Tiến hành nghiệm thu lại sau khi các tồn tại về chất lượng đã được sửachữa khắc phục xong
Khi nghiệm thu công trình cải tạo có thiết bị, máy móc đang hoạt động theonội quy, tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành và các quy định về an toàn, vệ sinh của đơn
vị sản xuất
Các biên bản nghiệm thu trong thời gian xây dựng và biên bản nghiệm thubàn giao đưa công trình vào sử dụng là căn cứ để thanh toán sản phẩm xây lắp vàquyết toán giá thành công trình đã xây dựng xong
Đối với các công việc xây dựng đã được nghiệm thu nhưng thi công lại hoặccác máy móc thiết bị đã lắp đặt nhưng thay đổi bằng máy móc thiết bị khác thì phảitiến hành nghiệm thu lại
Đối với công việc xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận côngtrình xây dựng sau khi nghiệm thu được chuyển sang nhà thầu khác thi công tiếpthì nhà thầu đó phải được tham gia nghiệm thu xác nhận vào biên bản
- Các công việc xây dựng, kết cấu xây dựng, bộ phận công trình xây dựngtrước khi bị che lấp kín thì phải tổ chức nghiệm thu
- Đối với các công việc xây dựng, kết cấu xây dựng, bộ phận công trình xâydựng không nghiệm thu được, phải sửa chữa hoặc xử lý gia cố thì phải tiến hànhnghiệm thu lại theo phương án xử lý kỹ thuật đã được đơn vị thiết kế và chủ đầu tưphê duyệt
- Không nghiệm thu hạng mục công trình, bộ phận công trình, công việc xâydựng sau khi sửa chữa hoặc xử lý gia cố vẫn không đáp ứng được yêu cầu bềnvững và các yêu cầu sử dụng bình thường của công trình
- Công tác quản lý chất lượng thi công trên công trường của các bên thamgia xây dựng công tình phải thực hiện theo qui định của tiêu chuẩn TCVN 5637 :
Trang 341991 và tiêu chuẩn TCXDVN 371-2006.
- Chủ đầu tư hoặc đơn vị giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư cầnthường xuyên kiểm tra công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng trên côngtrường của nhà thầu xây lắp
- Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng thi công theo các quyđịnh:
+ Phải tiến hành kiểm tra, nghiệm thu chất lượng tại hiện trường tất cả cácloại vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng vào công trình
+ Mọi công việc xây dựng đều phải kiểm tra, kiểm soát chất lượng ngaytrong khi đang thi công và phải tiến hành nghiệm thu sau khi đã hoàn thành
+ Chưa có sự kiểm tra và chấp nhận nghiệm thu của chủ đầu tư hoặc đơn vịgiám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư thì nhà thầu thi công xây dựng khôngđược tiến hành thi công công việc tiếp theo, bộ phận công trình xây dựng tiếp theo,giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo Chủ đầu tư chủ trì tổ chức nghiệm thu hoànthành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng
1.3.7 Trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị, các nhân giám sát chất lượng
trong thi công xây dựng công trình
a) Trách nhiệm
Tổ chức, cá nhân làm công tác giám sát chất lượng trong thi công xây dựngchịu trách nhiệm:
- Thực hiện đúng hợp đồng giao nhận thầu tư vấn giám sát
- Thực hiện đầy đủ những quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiệnhành
- Thiết lập hệ thống tổ chức thực hiện công tác giám sát xây dựng phù hợpvới yêu cầu, đặc điểm của từng dự án và quy định của pháp luật, thông lệ quốc tế
- Lập các chỉ dẫn và quy trình thực hiện cho từng công việc tư vấn
- Bảo đảm đủ lực lượng, năng lực hoạt động để thực hiện công việc tư vấn
- Chịu sự kiểm tra của chủ đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
và xây dựng (theo phân cấp)
Trang 35- Chấp hành các quy định về xử lý vi phạm theo pháp luật hiện hành
- Từ chối thực hiện các công việc nằm ngoài phạm vi hợp đồng hoặc khôngphù hợp với điều kiện ban đầu và những quy định tại các văn bản quy phạm phápluật hiện hành
- Thanh quyết toán hợp đồng tư vấn với chủ đầu tư theo pháp luật hiện hành
Trang 36CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I 2.1 Giới thiệu về Ban quản lý dự án Trường Cao đẳng Hàng hải I
2.1.1 Mô hình, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và năng lực nhân sự của
Ban quản lý dự án Trường Cao đẳng Hàng hải I
Địa chỉ Ban quản lý dự Trường Cao đẳng Hàng hải I tại: Số 498 đường ĐàNẵng, phường Đông Hải 1, quận Hải An, thành phố Hải Phòng
* Mô hình quản lý này có ưu điểm sau:
- Linh hoạt trong việc sử dụng cán bộ Phòng chức năng có dự án đặt vào chỉquản lý hành chính và tạm thời một số mặt đối với các chuyên viên tham gia quản
lý dự án đầu tư Họ sẽ trở về vị trí cũ của mình tại các phòng chuyên môn sau khikết thúc dự án
- Một người có thể tham gia vào nhiều dự án để sử dụng tối đa, hiệu quảvốn, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của các chuyên viên
* Mô hình này có nhược điểm:
Vì dự án được đặt dưới sự quản lý, giám sát của một phòng chức năng nênphòng này thường có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến việc hoàn thành nhiệm vụchính của nó mà không tập trung nhiều nỗ lực vào việc giải quyết thoả đáng cácvấn đề của dự án Do đó dự án không nhận được sự ưu tiên cần thiết, không đủ
Trang 37nguồn lực để hoạt động hoặc bị coi nhẹ.
b) Chức năng
Tham mưu, giúp việc Hiệu trưởng trong các công tác:
- Quy hoạch và kế hoạch phát triển các công trình, dự án đầu tư phát triểncủa Trường Quản lý các dự án đầu tư phát triển: Xây dựng dự án, xúc tiến đầu tư,
hỗ trợ các đơn vị trong Trường xây dựng các dự án đầu tư phát triển; quản lý thựchiện dự án
- Kế hoạch sửa chữa, xây dựng, nâng cấp các hạng mục công trình xây dựngcủa Trường
c) Nhiệm vụ:
* Xây dựng dự án
+ Hỗ trợ và hướng dẫn các đơn vị trong Trường xây dựng các dự án;
+ Chủ trì tổ chức xây dựng các dự án: Xin chủ trương đầu tư, lập dự án đầu
tư và lập Hồ sơ thiết kế, dự toán và tổng dự toán;
+ Hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ dự án trình Hiệu trưởng và các cấp có thẩmquyền xem xét, phê duyệt
* Thực hiện dự án
+ Quản lý, giám sát và thực hiện các công việc của dự án theo những nộidung chi tiết đã được phê duyệt;
+ Tổ chức điều chỉnh, bổ sung dự án đầu tư, tổng mức đầu tư, hồ sơ thiết kế
và tổng dự toán theo yêu cầu hoặc khi có yêu cầu thay đổi trong quá trình thực hiện
dự án, trình Hiệu trưởng và các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt
* Quản lý dự án
+ Theo dõi và quản lý các dự án;
+ Thực hiện các thủ tục tạm ứng, thanh quyết toán các hợp đồng và dự án:
- Thực hiện giao dịch với kho bạc Nhà nước, Ngân hàng đăng ký mã số dự
án và mở tài khoản;
- Xây dựng kế hoạch vốn đầu tư hàng năm cho các dự án, trình Hiệu trưởng
và các cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt;
Trang 38- Phân khai kế hoạch vốn đầu tư hàng năm cho các dự án, trình Hiệu trưởng
và các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt;
- Tiếp nhận hồ sơ hoàn chỉnh và thực hiện các thủ tục tài chính để tạm ứng
và thanh toán: Tạm ứng giá trị hợp đồng đã ký kết; thanh toán giá trị khối lượnghoàn thành; quyết toán và thanh lý hợp đồng;
- Lập dự toán chi phí quản lý dự án, trình Hiệu trưởng xem xét, phê duyệt;
- Thực hiện công tác giải ngân chi phí quản lý dự án đầu tư
+ Hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ kiểm toán và quyết toán vốn đầu tư dự ánhoàn thành trình Hiệu trưởng và các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt;
+ Lưu trữ hồ sơ dự án:
- Các văn bản, quyết định có liên quan đến dự án;
- Hồ sơ thiết kế, tổng dự toán và dự toán chi tiết;
- Hồ sơ tạm ứng;
- Hồ sơ thanh toán giai đoạn hoàn thành;
- Hồ sơ quyết toán, thanh lý hợp đồng;
- Các văn bản thanh tra, kiểm toán;
- Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành;
- Văn bản, quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành;
- Các chứng từ tài chính (bản sao);
- Các văn bản khác có liên quan
* Kế hoạch sửa chữa, xây dựng nâng cấp các hạng mục công trình xây dựng:+ Tổ chức khảo sát đánh giá hiện trạng, chất lượng sử dụng các công trìnhxây dựng của Trường;
+ Tổ chức thực hiện các công tác: Khảo sát, thiết kế, lập Báo cáo kinh tế- kỹthuật (hoặc lập dự án) các công trình sửa chữa, nâng cấp, tổ chức thẩm định, trìnhHiệu trưởng xem xét, phê duyệt;
+ Lập kế hoạch vốn đầu tư hàng năm cho các công trình sửa chữa nâng cấp,trình Hiệu trưởng và các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt
+ Tổ chức thực hiện sửa chữa, nâng cấp các công trình xây dựng: Tổ chức
Trang 39lựa chọn nhà thầu xây lắp, soạn thảo, thương thảo hợp đồng trình Hiệu trưởng phêduyệt; Giám sát thi công xây dựng, sửa chữa; Tổ chức nghiệm thu bàn giao đưacông trình vào sử dụng.
+ Hoàn thiện hồ sơ hoàn công và hồ sơ thanh quyết toán theo các quy địnhhiện hành của Nhà nước
* Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao
d) Cơ cấu tổ chức
Mô hình cơ cấu tổ chức của Ban như sau (hình 2.1):
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án Trường Cao đẳng Hàng hải I
d) Năng lực nhân sự của Trường Cao đẳng Hàng hải I tham gia các dự
tế trong chuyên ngành xây dựng
Bằng sự cố gắng và kiên trì trong công tác đổi mới, với tinh thần tráchnhiệm cao, dám nghĩ, dám làm, Ban quản lý dự án của Nhà trường đã khẳng địnhđược năng lực quản lý dự án vững mạnh có tính chuyên nghiệp cao thể hiện quahiệu quả công việc, số dự án được giao quản lý ngày càng nhiều, quy mô dự ánlớn, phức tạp
Trang 40Bảng 2.1 Năng lực nhân sự chủ chốt tham gia quản lý dự án, công trình
xây dựng tại Trường Cao đẳng Hàng hải I
A Tổng số cán bộ có trình độ trên đại hoc 2
Ngoài các nhân sự chủ chốt trên, các Ban quản lý có thể huy động
sự công tác từ các giảng viên chuyên ngành, các chuyên viên củacác phòng ban đã qua đào tạo, có các chứng chỉ theo qui định.Đồng thời, các Ban quản lý còn được phụ giúp về phương tiện, bảo
vệ, vệ sinh theo cơ chế hoạt động của Nhà trường
2.1.2 Đặc điểm các dự án xây dựng tại Trường Cao đẳng Hàng hải I
Công tác thực hiện các dự án tại Trường Cao đẳng Hàng hải I về cơ bảnthực hiện đúng theo các quy định của pháp luật, tuy nhiên cũng có những nétđặc thù như là:
Đối với các dự án do Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt, đây là các dự ánnhóm B, có giá trị tương đối lớn, thời gian thực hiện kéo dài nhiều năm Các dự
án này thực hiện xây dựng cơ sở vật chất tại cơ sở 2 của Nhà trường đóng tạiphường Đồng Hòa, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng Do trước đây các Banquản lý của Nhà trường chủ yếu thực hiện các dự án nhỏ, nên kinh nghiệm thựchiện trong các dự án lớn này là chưa nhiều Một số công tác như giải phóng mặtbằng, bảo đảm vệ sinh môi trường, an ninh công trường cần có sự công tác chặtchẽ với cơ quan chính quyền địa phương sở tại Nhưng ngoài ra cũng có nhiềuthuận lợi như: Đây là các dự án xây dựng mới, có quy hoạch, thiết kế cơ sở rõràng nên quá trình đầu tư thuận lợi, cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại