1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Nhìn trước ngó sau trong ứng xử gia đình

6 549 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 115,61 KB

Nội dung

Quan hệ ứng xử giữa những người thân trong gia đình luôn phức tạp, nhạy cảm bậc nhấ

Nhìn trước ngó sau trong ứng xử gia đình Quan hệ ứng xử giữa những người thân trong gia đình luôn phức tạp, nhạy cảm bậc nhất. Từ quan hệ muôn thủa mẹ chồng-nàng dâu, chị dâu-em chồng hay gần nhất là quan hệ vợ chồng cũng vậy."Chẳng may" vấp phải "sự cố" sẽ khó giải tỏa và hàn gắn vô cùng. Đôi khi, chỉ thiếu chút tế nhị thôi cũng đủ làm những sợi dây tình cảm trong gia đình trở nên rối như nồi canh hẹ. Mẹ và …mẹ Hôn nhân đồng nghĩa với việc có thêm một gia đình mới. Cư xử sao cho hài hòa giữa các thành viên của hai gia đình cũ-mới không phải lúc nào cũng dễ dàng. Ngoài bốn mươi tuổi, chị Hoài Anh ( quận 7 Tp. HCM) vẫn nhớ nằm lòng bài học mẹ chị dạy thủa mới lấy chồng. Khi biết chị có người yêu, chẳng biết vô tình hay hữu ý, mẹ chị kể câu chuyện bà day dứt trong lòng hơn hai chục năm. Ngoại chị vốn xa chồng từ hồi còn rất trẻ, tháng ngày chỉ bầu bạn với con gái duy nhất là mẹ chị. Lần đầu tiên đưa mẹ chồng về thăm mẹ đẻ sau ngày cưới, lúc về mẹ chị nắm tay bà nội chị nói "Mẹ con mình về đi, muộn rồi mẹ ạ". Dứt lời cũng là lúc bà thấy mắt mẹ đẻ rưng rưng. Sau đó không lâu, bà chẳng còn dịp được gặp mẹ đẻ nữa. Chị Hoài anh tâm sự, câu chuyện của mẹ cứ ám ảnh chị mãi không thôi. Khi chị về nhà chồng, mỗi khi đến chơi, mẹ chị đều tránh âu yếm chị, cũng như kiềm chế thái độ quá vồ vập của chị đối với mẹ đẻ trước mặt mẹ chồng. Bà không muốn mẹ chồng chị chạnh lòng so sánh sự khác biệt giữa hai người mẹ trong lòng chị. Sâu xa hơn, mẹ chị cam tâm nuốt nỗi nhớ thương con trong lòng để giúp chị thắt chặt sợi dây tình cảm mẹ chồng - nàng dâu. Từ những chuyện rất nhỏ như thế, mẹ chị đã dạy chị bài học đầu tiên trong cách ứng xử với đôi bên gia đình nội ngoại. Em chồng - chị dâu Mối quan hệ này nhạy cảm vô cùng. Đôi khi chỉ một vài câu nói "chưa chuẩn" thôi cũng đủ gây ra hố sâu ngăn cách. Bụng mang dạ chửa vượt mặt, sinh nở tới nơi rồi mà chị Nga vẫn chưa tìm được người giúp việc. Trước mắt, chỗ dựa duy nhất mà anh chị có thể nhờ cậy là mẹ chồng. Trong một lần liên hoan đại gia đình, vô tình chị nghe thấy cô em chồng chì chiết anh là người chỉ biết nghe vợ, tiếc tiền thuê người giúp việc để làm khổ người nhà. Thậm chí, cô yêu cầu anh trai bảo chị dâu đừng hy vọng "bắt mẹ chồng hầu hạ, bế cháu". Chị tự nhủ cô em nói vậy cũng chỉ vì thương mẹ đẻ thôi. Nhưng cảm giác mình vẫn là người dưng đối với gia đình chồng luôn ám ảnh chị. Nhất là với em chồng, tình thân vừa nhen nhóm như nhạt đi rất nhiều. Điều tệ hơn nữa là sau sự cố này, chị luôn nghi ngờ sự cảm thông của cô em chồng dành cho mình trong mọi trường hợp. "Con của con" hay "cháu của ông bà" Khác với chị Nga, chị Hạnh luôn được đồng nghiệp khen có số may mắn, "rơi' vào gia đình chồng biết điều. Chồng chị là con út nên khi lấy vợ, ngoài bố mẹ chồng, các anh chị chồng cũng giúp đỡ rất nhiều về mọi mặt. Nhưng trong thâm tâm chị chỉ thấy mọi thành viên trong gia đình chồng đối với chị cứ "xa xa" một cách khó hiểu. Anh chị thiếu tiền mua nhà, các anh chị chồng vận động nhau góp tiền cho vay chỗ còn thiếu; giỗ chạp hay liên hoan, các chị dâu chẳng bao giờ phàn nàn khi chị bận việc riêng chỉ đến ăn chứ không làm cùng. Đôi lúc chị thấy lạc lõng giữa không khí đầm ấm của đại gia đình chồng. Một lần tâm sự cùng chị dâu trưởng, chị ngỡ ngàng khi bị hỏi: Khi em nói chuyện với bố mẹ chồng về con em, em nói "con của con" hay "cháu của ông bà"? Khi con em cãi lộn với con chị ba, em có nghe tụi trẻ thuật lại câu chuyện để phân xử công bằng hay chỉ nạt con chị ba "lớn mà không chịu nhường em"? Chị bật khóc khi chị dâu nói: Mọi người thấy em chỉ biết đến chồng và con em, chưa thấy cái tâm của em rộng mở để yêu thương ba mẹ và các anh chị. Thế mới biết trong gia đình, từng lời nói, cử chỉ nhỏ có thể kéo mọi người xích lại gần nhau nhưng cũng có thể đẩy người ta xa mãi ngưỡng tình thân. Vợ - chồng: không nên so sánh Không quan hệ nào gắn bó, gần gũi như quan hệ giữa vợ với chồng. Nhưng càng gần lại càng cần tế nhị nếu không muốn người bạn đời bị tổn thương. Tình yêu hình thành và tồn tại trên cơ sở của ba yếu tố: sự tôn trọng, tình yêu thương và niềm đam mê. Do vậy, một trong những điều tối kỵ của quan hệ vợ chồng là so sánh bạn đời với ai đó. Thực tế, rất nhiều cặp vợ chồng vấp phải chuyện này. Đơn giản vì ở cự ly "cận cảnh" người ta dễ thấy khiếm khuyết của chồng hoặc vợ mình che khuất những ưu điểm. Đồng thời cũng vì ở "ngoài chăn", không thế thấy được những "con rận" trong gia đình người khác nên dễ có sự so sánh không khách quan. Vợ chồng anh chị Ân - An ly hôn trong sự ngạc nhiên của nhiều người. Kinh tế khá giả, con ngoan, vợ đảm nhưng anh Ân vẫn quyết bỏ vợ. Trước tòa, anh trần tình: Công việc đòi hỏi anh phải tiếp khách, nên chuyện đưa khách đi ăn uống không thể tránh. Vợ anh, chị An, không thông cảm mà thường xuyên đay nghiến anh "không bằng một góc" anh trai, em trai chị, chỉ chơi bời nhậu nhẹt chứ không quan tâm đến vợ con. Cứ cho rằng sự so sánh đó là đúng đi nữa thì mục đích của người nói chưa chắc đã là hạ thấp bạn đời của mình. Tuy nhiên, trong thâm tâm người bị so sánh thường thấy tự ti không dễ gì quên ngay được. Đa phần họ cho rằng họ không còn được tôn trọng trong mắt bạn đời của mình nữa . Nhìn trước ngó sau trong ứng xử gia đình Quan hệ ứng xử giữa những người thân trong gia đình luôn phức tạp, nhạy cảm bậc. những sợi dây tình cảm trong gia đình trở nên rối như nồi canh hẹ. Mẹ và …mẹ Hôn nhân đồng nghĩa với việc có thêm một gia đình mới. Cư xử sao cho hài hòa

Ngày đăng: 17/10/2012, 10:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w